Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG TRONG tác PHẨM HAI SÁCH lược của ĐẢNG dân CHỦ xã hội TRONG CÁCH MẠNG dân CHỦ và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.64 KB, 17 trang )

TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG TRONG TÁC PHẨM
“HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ - XÃ HỘI
TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ” CỦA V.I.LÊNIN
VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TA
Tác phẩm “Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng
dân chủ” được V.I.Lênin viết vào tháng Sáu - tháng Bảy năm 1905, được in
thành sách riêng vào tháng Bảy ở Giơnevơ, Thuỵ Sỹ, do Ban chấp hành
Trung ương Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga xuất bản, trong một hoàn
cảnh kinh tế, chính trị - xã hội ở châu Âu và nước Nga có nhiều biến động.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển mạnh sang giai
đoạn đế quốc, bản chất phản động, hiếu chiến và xâm lược của nó đã bộc lộ
rõ. Điều này càng làm cho những mâu thuẫn nội tại trong lòng của nó ngày
càng gay gắt, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
chống lại giai cấp tư sản tiếp tục phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, báo hiệu
một thời kỳ “bão táp cách mạng” sắp bắt đầu.
Nước Nga đầu thế kỷ XX có những biến đổi sâu sắc về chính trị xã hội,
những biến đổi đó đã làm thay đổi căn bản bộ mặt quan hệ giai cấp trong xã
hội. Lúc này nước Nga, về kinh tế là một nước tư bản trung bình, nhưng về
chính trị vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. Theo như V.I.Lênin, ở nước
Nga, “giai cấp công nhân khổ vì chủ nghĩa tư bản ít hơn là khổ vì chủ nghĩa
tư bản không được phát triển đầy đủ”1. Giai cấp tư sản Nga bạc nhược không
dám làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản để lật đổ ách thống trị của Nga
hoàng, trái lại chúng bắt tay với giai cấp địa chủ phong kiến để tăng cường áp
bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do ngày càng nhận
thức được bộ mặt thật của giai cấp tư sản, giai cấp nông dân xích lại gần hơn
với giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống
1

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1979, tr. 45.



2

lại giai cấp cấp tư sản và chế độ Nga hoàng đã thúc đẩy phong trào cách mạng
phát triển đến đỉnh cao.
Thêm vào đó, để đẩy mâu thuẫn trong nước ra bên ngoài, Nga hoàng đã
tiến hành cuộc chiến với Nhật (1905). Cuộc chiến này không những không làm
dịu được những xung đột, trái lại thất bại của nó càng làm trầm trọng thêm
những mâu thuẫn trong nước, nước Nga trở thành nơi tập trung nhiều mâu
thuẫn lớn của thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng cách
mạng, chuẩn bị mọi điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Trước tình hình đó, những người Bônsêvích do V.I.Lênin đứng đầu
đã chủ động triệu tập Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. Đại
hội được tiến hành vào ngày 12 đến 27 tháng 4 năm 1905 tại Luân Đôn
(Anh). Đại hội đã vạch ra sách lược trong cách mạng dân chủ tư sản do giai
cấp công nhân lãnh đạo, phải thực hiện liên minh với giai cấp nông dân và
phải thực hiện chuyển biến cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ
tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa… Cùng thời gian đó, phái
Mensêvích tổ chức một hội nghị ở Giơnevơ và đưa ra một sách lược hoàn
toàn trái ngược với sách lược của những người Bônsêvích. Vấn đề đặt ra
lúc này là phải vạch trần những luận điểm cơ hội, hữu khuynh, sai lầm,
phản động của phái Mensêvích nhằm “thống nhất hoàn toàn sau này của
Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga” 1 và hành động của giai cấp vô sản,
bảo đảm được sự ủng hộ của những người lao động đối với sách lược của
phái Bônsêvích. Trong điều kiện ấy, V.I.Lênin viết tác phẩm “Hai sách
lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ ” để giải thích
và khẳng định sự đúng đắn trong sách lược của những người Bônsêvích tại
Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga.

1


Sđd, tr. 8.


3

Kết cấu của tác phẩm bao gồm: lời tựa, phần nội dung (gồm 13 phần)
và lời bạt.
1. Một vấn đề chính trị cấp bách
2. Nghị quyết của Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga về
chính phủ cách mạng lâm thời đưa lại cho chúng ta những gì?
3. Thế nào là “Thắng lợi quyết định của cách mạng đối với chế độ Nga hoàng”?
4. Thủ tiêu chế độ quân chủ và xây dựng chế độ cộng hoà
5. Phải “Thúc đẩy cách mạng tiến lên” như thế nào?
6. Nguy cơ làm cho giai cấp vô sản phải chịu bó tay trong cuộc đấu
tranh chống giai cấp tư sản không triệt để là từ phía nào đến?
7. Sách lược “Tẩy trừ bọn bảo thủ ra khỏi chính phủ”
8. Phái “Giải phóng” và phái “Tia lửa” mới
9. Thế nào là một đảng đối lập cực đoan trong thời kỳ cách mạng?
10. Các “Công xã cách mạng” và chuyên chính dân chủ - cách mạng
của giai cấp vô sản và nông dân
11. So sánh sơ qua một số nghị quyết của Đại hội III Đảng công nhân
dân chủ - xã hội Nga và của “Hội nghị”
12. Nếu giai cấp tư sản rời bỏ cách mạng dân chủ thì quy mô của cách
mạng dân chủ có giảm đi không?
13. Kết luận. Chúng ta có dám thắng không?
Thông qua tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong
cách mạng dân chủ”, V.I.Lênin không những giải thích tính đúng đắn, cách
mạng của sách lược trong nghị quyết Đại hội III của Đảng công nhân dân chủ
- xã hội Nga, đấu tranh với những quan điểm sai trái của phái Mensêvích
trong hội nghị của họ ở Giơnevơ và những khuynh hướng cải lương trong

Quốc tế II ủng hộ những người Mensêvích, mà còn bổ sung, phát triển nhiều
vấn đề lý luận chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn cách mạng Nga trong
thời đại chủ nghĩa đế quốc.


4

Tư tưởng cơ bản của tác phẩm là làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng
công nhân dân chủ - xã hội Nga trong cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới trên
cơ sở liên minh công nông, đảm bảo tính triệt để của cuộc cách mạng dân chủ
tư sản. Tác phẩm cũng chỉ rõ cơ sở khách quan, điều kiện của quá trình
chuyển biến cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước đây C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng cách mạng dân chủ tư sản
do giai cấp tư sản lãnh đạo và giai cấp công nhân, với tư cách lực lượng chính
trị độc lập, phải chủ động tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ tư sản để
đánh đổ chế độ phong kiến, thúc đẩy nhanh tiến trình lịch sử. Sau khi cách
mạng dân chủ tư sản thắng lợi phải ngay lập tức chuyển sang đấu tranh chống
giai cấp tư sản làm nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
phân tích tình hình nước Nga, V.I.Lênin cho rằng nước Nga phải tiến hành
cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu
mới do giai cấp công nhân và chính đảng của nó lãnh đạo.
V.I.Lênin đã luận giải tính tất yếu của cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở
Nga và khẳng định đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới nhằm thủ
tiêu kiến trúc thượng tầng phong kiến và cơ sở hạ tầng ô hợp giữa phong kiến
và tư bản chủ nghĩa ở nước Nga, tạo ra điều kiện để tiến hành cuộc cách mạng
vô sản thiết lập nền chuyên chính cách mạnh của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
Giải thích vì sao nước Nga phải tiến hành cuộc cách dân chủ tư sản
kiểu mới, V.I.Lênin đưa ra một số lý do như: do sự xung đột toàn diện, công

khai và quyết liệt giữa tuyệt đại đa số nhân dân và chính phủ Nga hoàng,
“những cải cách dân chủ trong chế độ chính trị và những cải cách xã hội kinh tế cần thiết đối với nước Nga,… những cải cách đó lần đầu tiên sẽ dọn
đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước Nga phát triển rộng lớn và nhanh chóng”


5

và “cách mạng tư sản chính là một cuộc cách mạng quét được một cách kiên
quyết hơn hết những những vết tích của quá khứ,… và bảo đảm một cách đầy
đủ hơn hết cho chủ nghĩa tư bản được phát triển rộng lớn nhất, tự do nhất và
nhanh chóng nhất”1. V.I.Lênin nhấn mạnh rằng: “Cải cách chế độ kinh tế và
chính trị nước Nga theo hướng dân chủ là điều chắc chắn, không thể tránh
khỏi. Không một lực lượng nào trên thế giới có thể ngăn cản được sự cải cách
ấy”2. Như vậy là, cách mạng tư sản hết sức có lợi cho giai cấp vô sản. Đối với
sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản thì cách mạng tư sản là “tuyệt đối cần
thiết”. V.I.Lênin khẳng định: “Cuộc cách mạng tư sản càng triệt để, thì nó
càng bảo đảo được nhiều hơn những cái có lợi cho giai cấp vô sản và cho
nông dân trong cách mạng dân chủ”3.
Khẳng định sự cần thiết phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản
ở nước Nga, nhưng V.I.Lênin cho rằng đây là cuộc cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo và mang tính nhân dân sâu sắc. Bởi
lẽ, giai cấp tư sản đã từ chối nhiệm vụ của mình, nó bộc lộ rõ sự bạc nhược
và phản động khi tìm cách đạt được sự “thoả hiệp hết sức hoà bình giữa Nga
hoàng và nhân dân cách mạng” 4, và sự thoả hiệp này đem lại nhiều quyền lợi
nhất cho giai cấp tư sản và ít quyền bính nhất cho công nhân và nông dân.
Trong khi đó, trình độ kinh tế - xã hội của nước Nga, trình độ giác ngộ và
trình độ tổ chức của quảng đại quần chúng vô sản khiến không thể thực hiện
ngay tức khắc việc giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân được, do vậy
giai cấp công nhân phải đi theo con đường duy nhất đúng đắn là “con đường
chế độ cộng hoà dân chủ”, tức là giai cấp công nhân phải tiến hành cuộc

cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp mình lãnh đạo với sự tham gia của
nông dân. V.I.Lênin chỉ ra rằng giai cấp vô sản lãnh đạo là điều kiện quyết
Sđd, tr. 11, 43,45.
Sđd, tr. 52.
3 Sđd, tr. 48.
4 Sđd, tr. 10.
1
2


6

định sự thành bại của cách mạng dân chủ tư sản vì điều đó quy định tính
chất, nội dung của cách mạng và nó quy định phương pháp tiến hành cuộc
cách mạng đó là phương pháp cách mạng của quần chúng, phương pháp
nhanh và đỡ đau khổ nhất.
Một nội dung hết sức quan trọng trong tác phẩm là lý luận về sự
chuyển biến cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là sự phát triển sáng tạo lý luận
cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc
và cách mạng vô sản của V.I.Lênin, phù hợp với thực tiễn của cách mạng
nước Nga lúc bấy giờ.
Trong giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen sống, chủ nghĩa tư bản đang
lên, giai cấp tư sản vẫn còn giữ vai trò là giai cấp trung tâm của thời đại,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra tư tưởng cách mạng không ngừng để luận
giải quá trình chuyển biến từ cách mạng dân chủ sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tư tưởng cách mạng không
ngừng là sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân
lãnh đạo vừa mang tính liên tục vừa mang tính giai đoạn và diễn ra không
ngừng. Tổng kết cuộc đấu tranh 1848 -1849 ở Pháp và Đức, C.Mác khẳng

định: “Chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là
chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu
để đi đến xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những
tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả
những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó” 1 và “lợi ích và nhiệm
vụ của những người cộng sản là làm cho cách mạng trở thành cách mạng
không ngừng cho đến khi tất cả các giai cấp hữu sản lớn hay nhỏ bị gạt ra
khỏi địa vị thống trị, cho đến khi giai cấp vô sản giành được chính quyền nhà
1

C.M¸c và Ph.¡ngghen, Toµn tËp, tËp 7, Nxb CTQG, H.1995, tr.126.


7

nước, cho đến khi liên hợp của những người cộng sản không chỉ ở trong một
nước mà ở trong tất cả các nước chiếm địa vị thống trị trên thế giới đều phát
triển đến mức khiến cho sự cạnh tranh giữa những người vô sản trong những
nước sẽ ấy chấm dứt và chí ít thì những lực lượng sản xuất có tính chất quyết
định cũng sẽ được tập trung vào trong tay những người vô sản”1.
Phân tích sâu sắc tình hình nước Nga, khẳng định tính triệt để cách
mạng của giai cấp vô sản và tính phản cách mạng, không kiên định của giai
cấp tư sản, V.I.Lênin cho rằng dân chủ phải gắn với chủ nghĩa xã hội, chỉ có
chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm một nền dân chủ thực sự cho giai cấp công
nhân và nông dân. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân
và chính đảng của nó lãnh đạo, là một cuộc cách mạng dân chủ triệt để, nhưng
“chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân chỉ là
một nhiệm vụ tạm thời, chốc lát của những người xã hội chủ nghĩa” 2.
V.I.Lênin nhấn mạnh rằng: “Thắng lợi ấy vẫn chưa hề biến cách mạng tư sản
của chúng ta thành một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được; cách mạng

dân chủ sẽ chưa phải là đã trực tiếp ra khỏi khuôn khổ của những quan hệ
kinh tế - xã hội tư sản”3. Do vậy, ngay sau khi cách mạng dân chủ thành công,
giai cấp vô sản phải chuyển lên làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng: giai cấp vô sản làm cuộc cách mạng dân
chủ tư sản triệt để không phải là để dọn đường cho “một kết cục bi thảm”
trong đó những người lao động bị bóc lột “một cách hoà bình” còn giai cấp tư
sản “thì được quyền làm giàu “một cách chính đáng” như bọn cơ hội chủ
nghĩa đã nêu ra, trái lại cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới phải tạo ra
những tiền đề để chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách nhanh nhất
và chắc chắn nhất. Theo V.I.Lênin, tương lai của cách mạng dân chủ tư sản ở
C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập7, Nxb CTQG, H.1995, tr. 346.
Sđd, tr. 95.
3 Sđd, tr. 54.
1
2


8

Nga tất yếu sẽ là cuộc đấu tranh của giai cấp những người lao động làm thuê
chống giai cấp tư sản, một cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin còn
khẳng định: “một ngày kia, cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga
hoàng sẽ kết thúc và thời kỳ cách mạng dân chủ sẽ đi qua đối với nước Nga;
lúc bấy giờ mà nói đến “thống nhất ý chí” giữa giai cấp vô sản và nông dân,
đến chuyên chính vô sản thì thật là buồn cười. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ nghĩ
ngay đến chuyên chính xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản”1.
Nhắc nhở giai cấp vô sản Nga cũng như đấu tranh chống lại các luận
điểm sai trái của phái Mensêvích, V.I.Lênin nói rằng: “Chủ nghĩa Mác không
dạy người vô sản xa lánh cách mạng tư sản, lãnh đạm với nó, bỏ việc lãnh đạo
ấy cho giai cấp tư sản, mà trái lại dạy phải tham gia cách mạng ấy một cách

hết sức kiên quyết, phải hết sức quyết tâm đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa
dân chủ vô sản triệt để, để đưa cách mạng đến cùng. Chúng ta không thể vượt
ra ngoài khuôn khổ dân chủ tư sản của cuộc cách mạng Nga được, nhưng
chúng ta có thể mở rộng khuôn khổ đó ra đến những quy mô hết sức to lớn;
chúng ta có thể và phải chiến đấu trong khuôn khổ ấy cho những lợi ích của
giai cấp vô sản, cho những nhu cầu trước mắt của giai cấp đó và để tạo điều
kiện chuẩn bị lực lượng cho nó đi tới thắng lợi hoàn toàn sau này”. 2 Như vậy,
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng giai cấp công nhân không được thờ ơ đối với
cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Với tư cách là một lực lượng chính trị độc
lập, giai cấp vô sản cùng với giai cấp tư sản đánh đổ phong kiến, sau đó giành
lấy quyền lãnh đạo cách mạng và thực hiện chuyển biến cách mạng không
ngừng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phát triển tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin chỉ ra giai cấp vô sản phải giành lấy quyền lãnh đạo
cách mạng dân chủ, thủ tiêu chế độ phong kiến, thiết lập chuyên chính cách
mạng của công nông, làm cho cuộc cách mạng này thật triệt để và ngay lập
1
2

Sđd, tr. 96.
Sđd, tr. 48.


9

tức phải chuyển biến không ngừng lên cách mạng vô sản. V.I.Lênin cho rằng:
“vì hoàn toàn không thừa nhận tính chất tư sản của của cuộc cách mạng vốn
không thể trực tiếp vượt ra khỏi khuôn khổ một cuộc cách mạng đơn thuần
dân chủ, nên khẩu hiệu của chúng ta đẩy cuộc cách mạng đó tiến lên; nó ra
sức đem lại cho cuộc cách mạng ấy những hình thức có lợi nhất cho giai cấp
vô sản; do đó, nó ra sức lợi dụng đến mức tối đa cuộc cách mạng dân chủ

nhằm đảm bảo thắng lợi lớn nhất của cuộc đấu tranh sau này của giai cấp vô
sản cho chủ nghĩa xã hội”1.
Một lý do quan trọng để giai cấp vô sản phải thực hiện sự chuyển biến
cách mạng từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa được
V.I.Lênin đề cập là sau khi cách mạng dân chủ do giai cấp giai cấp vô sản
lãnh đạo thắng lợi thì đại bộ phận giai cấp tư sản sẽ đứng về phía phản cách
mạng để chống lại cách mạng sau khi lợi ích “ti tiện và ích kỷ” của nó được
thoả mãn. Chỉ có giai cấp vô sản là triệt để cách mạng, kiên quyết đi tới cùng,
và sẽ “đi xa hơn cách mạng dân chủ rất nhiều”. Do đó, giai cấp vô sản phải
thực hiện sự chuyển biến cách mạng không ngừng để đập tan mọi sự phản
kháng và chống phá điên cuồng của của kẻ thù, đưa sự nghiệp cách mạng đi
đến mục tiêu cuối cùng là giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, xoá bỏ sự khác biệt giai cấp trong xã hội. Nhận định của
V.I.Lênin về tính không kiên định và phản động của giai cấp tư sản trong tác
phẩm đã được thực tiễn cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga kiểm nghiệm
là hoàn toàn đúng đắn. Sau khi cùng giai cấp công nhân lật đổ ách thống trị
Nga hoàng, giai cấp tư sản đã quay lưng phản bội, cướp thành quả cách mạng
mà giai cấp công nhân và nông dân đã giành được từ tay giai cấp phong kiến.
Không chỉ nhấn mạnh giai cấp vô sản phải thực hiện sự chuyển biến
cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng
1

Sđd, tr. 97.


10

xã hội chủ nghĩa sau khi cách mạng dân chủ giành được thắng lợi, V.I.Lênin
còn phân tích làm rõ mối quan hệ của hai cuộc cách mạng này. Người chỉ ra,
giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa có

mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng tác động lẫn nhau. Cách mạng dân chủ tư
sản càng triệt để bao nhiêu càng tạo điều kiện cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
phát triển và giành thắng lợi bấy nhiêu. Cách mạng dân chủ tư sản và cách
mạng xã hội chủ nghĩa là hai giai đoạn trong một quá trình thống nhất nhưng
khác nhau về tính chất, nhiệm vụ, không được lẫn lộn giữa hai cuộc cách
mạng đó. V.I.Lênin nhấn mạnh: “…, tất cả chúng ta đều tuyệt đối nhấn mạnh
vào sự cần thiết phải phân biệt nghiêm ngặt giữa hai thứ cách mạng đó, nhưng
phải chăng có thể phủ nhận được sự thật là trong lịch sử những thành phần
riêng biệt, cục bộ của hai thứ cách mạng đó đã quyện chặt vào với nhau hay
sao?... Và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tương lại của châu Âu, xét về mặt
chủ nghĩa dân chủ mà nói, há lại sẽ không còn phải làm rất nhiều, rất nhiều
việc nữa sao?”1. Người cho rằng “cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi chỉ có
dọn đường cho một cuộc đấu tranh thật sự và kiên quyết cho chủ nghĩa xã hội,
trên cơ sở chế độ cộng hoà dân chủ”2.
Cách mạng dân chủ tư sản là màn giáo đầu, tạo tiền đề cho cách mạng
xã hội chủ nghĩa, thắng lợi của nó tạo ra điều kiện “rút ngắn được thật nhiều
con đường của giai cấp vô sản đi đến thắng lợi hoàn toàn” và rằng “cuộc
cách mạng tư sản càng đầy đủ và kiên quyết bao nhiêu, càng triệt để bao
nhiêu, thì cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cho chủ nghĩa xã hội, chống lại
giai cấp tư sản càng được bảo đảm bấy nhiêu” 3. Ngược lại, cách mạng xã hội
chủ nghĩa là hệ quả tất yếu của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chỉ có
cách mạng xã hội chủ nghĩa mới thực hiện một cách triệt để thành quả dân
Sđd, tr. 94.
Sđd, tr. 163.
3 Sđd, tr. 45.
1
2


11


chủ mà cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới giành được, “khi nào chẳng
những cách mạng mà cả thắng lợi hoàn toàn của cách mạng sẽ trở thành một
sự thật, thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ đem “thay thế” (có lẽ những Mác-tư-nốp
mới sau này sẽ la ó ghê ghớm) khẩu hiệu chuyên chính dân chủ bằng khẩu
hiệu chuyên chính xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản, nghĩa là khẩu hiệu
cách mạng vô sản hoàn toàn”1.
V.I.Lênin chỉ ra ngay sau khi cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới thắng
lợi, giai cấp vô sản không được nghỉ ngơi, dừng lại mà phải thực hiện ngay
quá trình chuyển biến cách mạng không ngừng lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Nói về điều này, V.I.Lênin viết: “Thắng lợi hoàn toàn của cách mạng
hiện tại sẽ đánh dấu bước kết thúc của cách mạng dân chủ và mở đầu một
cuộc đấu tranh kiên quyết cho cách mạng xã hội chủ nghĩa… Cách mạng dân
chủ càng được thực hiện đầy đủ bao nhiêu thì cuộc đấu tranh mới ấy càng
diễn ra sớm, rộng lớn, rõ rệt và kiên quyết bấy nhiêu”. Phát triển tư tưởng
này, trong tác phẩm “Thái độ của Đảng dân chủ - xã hội đối với phong trào
nông dân”, V.I.Lênin lại nhấn mạnh: “vì rằng từ cách mạng dân chủ, chúng ta
sẽ bắt đầu chuyển ngay lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chủ trương
làm cách mạng không ngừng. Chúng ta quyết không dừng lại nửa chừng”2.
Trong tác phẩm, V.I.Lênin còn chỉ ra những điều kiện cần thiết để giai
cấp vô sản có thể thực hiện sự chuyển biến cách mạng không ngừng từ cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, để
thực hiện được quá trình chuyển biến cách mạng không ngừng, giai cấp vô
sản phải đạt được 3 điều kiện cơ bản sau:
Một là, giai cấp vô sản phái nắm được vai trò lãnh đạo cách mạng
thông qua chính đảng của mình.

1
2


Sđd, tr. 155.
Sđd, tr. 281.


12

Đây là điều kiện đầu tiên và cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến tính
chất, thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, sự thành bại của quá
trình chuyển biến cách mạng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, và chi phối các điều
kiện khác. V.I.Lênin đã nhắc lại Nghị quyết Đại hội III của Đảng công nhân dân
chủ - xã hội Nga rằng: “… phải tuyên truyền trong những tầng lớp vô sản rộng rãi
nhất, làm cho họ hiểu rằng giai cấp vô sản vũ trang và được Đảng dân chủ - xã hội
lãnh đạo, cần phải luôn luôn có áp lực đối với chính phủ lâm thời; nhằm mục đích
bảo vệ, củng cố và mở rộng những thành quả của cách mạng”1 và Người nhấn
mạnh: “đảng của giai cấp vô sản tất phải bảo vệ tính chất độc lập giai cấp hoàn
toàn của mình trong phong trào “dân chủ chung” ngày nay”2.
Hai là, giai cấp vô sản phải thực hiện liên minh chặt chẽ với giai
cấp nông dân.
Đây là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng do giai cấp vô sản lãnh
đạo. Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp vô sản, do vậy để
tăng cường lực lượng, đảm bảo cho cách mạng thắng lợi giai cấp vô sản phải thực
hiện liên minh với nông dân, mặc dù sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản là sự
nghiệp của chính nó, sau khi cách mạng thắng lợi phải thiết lập nền chuyên chính
của công nông, dù rằng nó mang tính chất tạm thời, chốc lát. V.I.Lênin viết: “ Chỉ
có giai cấp vô sản mới có thể là người chiến đấu triệt để cho dân chủ. Nhưng nó
chỉ có thể là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu ấy, nếu quần chúng nông dân
gia nhập cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản”3.
Ba là, giai cấp vô sản phải thiết lập được nền chuyên chính dân chủ
cách mạng chuẩn bị làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản. Đây là một điều kiện
hết sức quan trọng, chỉ có chuyên chính dân chủ cách mạng của công nhân và

nông dân mới bảo đảm cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới triệt để,
và làm tiền đề để thực hiện chuyên chính vô sản, đập tan sự phản kháng của
giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản phản động, bảo vệ thành quả cách
Sđd, tr. 13.
Sđd, tr. 43.
3 Sđd, tr. 59.
1
2


13

mạng dân chủ và làm tiền đề để thiết lập nền chuyên chính “tương lai” của nó
- chuyên chính vô sản.
Như vậy, với tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội
trong cách mạng dân chủ”, V.I.Lênin không chỉ bút chiến vạch trần tính chất
sai trái, cơ hội, hữu khuynh trong sách lược của phái Mensêvích, khẳng định
tính đúng đắn trong sách lược của Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã
hội Nga, mà còn bổ sung nhiều vấn đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Đặc
biệt, đã phát triển xuất sắc tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
Tác phẩm là một cống hiến lớn lao vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác.
Trong đó phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen cho phù hợp với điều
kiện mới của thời đại đế quốc, V.I.Lênin đã vũ trang cho giai cấp công nhân Nga
nói riêng và giai cấp công nhân quốc tế nói chung vũ khí tư tưởng sắc bén trong
cuộc đấu tranh cho thắng lợi của cách mạng. Vạch trần bộ mặt thật của bọn cơ
hội, hữu khuynh, tạo cơ sở cho thống nhất nhận thức và hành động của giai cấp
vô sản Nga; là cơ sở để giáo dục và tổ chức giai cấp vô sản và nông dân, tập hợp
lực lượng cách mạng to lớn xung quanh Đảng dân chủ - xã hội trong quá trình
đấu tranh cách mạng. Sức mạnh và sức sống vĩ đại của những tư tưởng, chiến

lược và sách lược của đảng Bônsêvích, do V.I.Lênin phát triển trong tác phẩm,
đã được kiểm nghiệm bởi ba cuộc cách mạng ở Nga, bởi thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917 vĩ đại.
Lấy học thuyết của V.I.Lênin về quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản, về
liên minh công nông trong cách mạng cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và
chuyển biến cách mạng không ngừng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa khi
cách mạng dân chủ thắng lợi là kim chỉ nam cho hành động, phát triển sáng
tạo và vận dụng học thuyết theo điều kiện cụ thể của nước mình, các đảng
cộng sản và công nhân một loạt nước đã đưa giai cấp công nhân và quần
chúng lao động đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nữa đầu
thế kỷ XX. Những tư tưởng được đề cập trong tác phẩm có ý nghĩa thời sự


14

sâu sắc đối với cách mạng Nga và các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu
tranh cho dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và sự chuyển biến
cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng
xã hội chủ nghĩa trong tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với các nước chưa phát
triển qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Nó vạch ra con đường đúng đắn cho giai
cấp vô sản các nước này chủ động tiến hành cuộc cách mạng tư sản kiểu mới
để thực hiện sự chuyển biến không ngừng lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang
tạm thời thoái trào, nhưng những tư tưởng được đề cập trong tác phẩm vẫn còn
nguyên giá trị và tính thời sự của nó. Đây vẫn là cơ sở khoa học để các đảng
cộng sản và đảng công nhân quốc tế vạch ra chiến lược và sách lược đúng đắn
để đưa phong trào cách mạng đi lên. Sau kịch biến năm 1991, các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại vẫn luôn quán triệt tư tưởng cách mạng không ngừng trong
công cuộc đổi mới, cải cách, cải tổ để vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và sự chuyển biến
cách mạng không ngừng từ cách mạng cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên
cách mạng xã hội chủ nghĩa được trình bày trong tác phẩm có ý nghĩa to lớn
đối với cách mang Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà
Nguyễn, vấn đề độc lập dân tộc và dân chủ luôn là nguyện vọng cháy bỏng của
nhân dân ta. Để đáp ứng nguyện vọng đó, nhiều phong trào yêu nước theo hệ tư
tưởng phong kiến và tư sản đã nổ ra nhưng đều thất bại. Thất bại này cho thấy cả
hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đều đã lỗi thời lạc hậu, cách mạng Việt Nam vẫn
thiếu một đường lối đúng đắn và một lý luận tiên phong soi đường.
Trước yêu cầu lịch sử của đất nước, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường
cứu nước và Người đã tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn. Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn giành độc lập dân tộc,
giải phóng đất nước phải đặt cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng


15

khít của cách mạng thế giới và cách mạng vô sản và sau khi giành thắng lợi phải
phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới thành công.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt và
vận dụng sáng tạo tư tưởng về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và sự chuyển
biến cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Điều này được thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên (Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt), Đảng ta xác định phương
hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tiếp đó đến Luận cương tháng
10 năm 1930, Đảng ta lại khẳng định: cách mạng Đông Dương là cách mạng tư
sản dân quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nhiệm vụ đầu tiên của cách

mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền thực hiện mục giải phóng dân tộc và người cày có ruộng, sau đó sẽ phát
triển lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Tiếp tục quá trình cách mạng không ngừng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân thực hiện các các cao trào cách mạng 1930 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945, với ý nghĩa như các đợt tổng diễn tập của
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giành độc lập dân tộc. Và cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã
giành được thắng lợi vẻ vang bằng tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, chuyên chính cách mạng của công
nông được thiết lập ở nước ta.
Sau khi cách mạng tháng Tám thắng lợi, thực dân Pháp không từ bỏ dã
tâm và quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo tài tình
của Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm bảo vệ thành quả cách
mạng tháng Tám đã đạt được là chính quyền của nhà nước dân chủ nhân dân.
Với phương châm vừa “kháng chiến, vừa kiến quốc”, tiến hành cuộc chiến
tranh “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” nhân dân ta đã giành


16

được thắng lợi sau chín năm trường kỳ kháng chiến bằng chiến thắng Điện
Biên Phủ năm 1954. Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, nhưng miền Nam vẫn chưa được giải phóng. Kiên định với mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục sự nghiệp cách mạng không ngừng,
Đảng ta xác định chúng ta thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam để đánh cho “Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn
toàn miền Nam đưa cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được giải phòng hoàn
toàn, đất nước được thống nhất, quán triệt tư tư tưởng cách mạng không

ngừng, Đảng ta đưa ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước,
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong lúc chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào,
khủng hoảng, dưới ánh sáng tư tưởng cách mạng không ngừng, Đảng Cộng
sản Việt Nam vẫn giữ vững sự lãnh đạo, tăng cường chuyên chính vô sản,
kiên trì đổi mới, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua muôn vàn khó khăn
thách thức, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động sâu sắc,
xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá đời sống quốc tế đang tác động ảnh hưởng
đến mọi quốc gia dân tộc, cùng với những tác động của nền kinh tế thị trường
đang tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta xác định: “Nước ta đang đứng
trước những thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến
phức tạp, không thể coi nhẹ bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình
trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng.


17

Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục.
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", gây
bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay
đổi chế độ chính trị ở nước ta”.1 Do đó, Đảng xác định chúng ta phải tranh thủ
mọi thời cơ do điều kiện quốc tế và trong nước đưa lại, ngăn chặn, khắc phục
nguy cơ, thực hiện đi tắc đón đầu trong một số lĩnh vực để phát triển đất
nước. Đây là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng không
ngừng của Đảng ta trong điều kiện mới.

Xuyên suốt quá trình cách mạng, một trong những bài học được Đảng ta
rút ra là: “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” 2. Độc lập
dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã
hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Mặc dù cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ trên thế giới gặp nhiều khó khăn, con đường cách mạng quanh
co phức tạp, thậm chí có bước thụt lùi, song “theo quy luật tiến hoá của lịch sử,
loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” và “Đi lên chủ nghĩa xã hội là
khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”3.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2006, tr.75.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội 2011, tr. 65.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội 2011, tr. 69, 70.
1



×