Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

1 khái quát văn học việt nam từ CMT8 1945 đến hết thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 13 trang )

Tuần: 1- Tiết: 1, 2 :
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CMT8- 1945 ĐẾN HẾT TK XX


I. Khái quát VHVN từ CMTT năm 1945
đến năm 1975
1. Hồn cảnh lịch sử , xã hội , văn hố:
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ kéo dài suốt 30 năm.
- Sự lãnh đạo của ĐCS cùng với đường lối văn
nghệ đúng đắn.
→ Những sự kiện và nhân tố trên tạo nên tính
chất và đặc điểm của một nền văn học hình
thành và phát triển trong điều kiện chiến tranh
lâu dài và liệt nhất.


2. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
a.1945 – 1954
+ 1945 – 1946: Tập trung phản ánh niềm vui của nhân dân
khi đất nước giành được độc lập
+ Từ cuối năm 1946: Phản ánh cuộc kháng chiến chống
Pháp. Văn học gắn bó với đời sống cách mạng và kháng
chiến; hướng đến đại chúng; thể hiện niềm tự hào dân tộc và
niềm tin tất thắng.
+ Thể loại:
* Truyện và kí: Một lần tới thủ đơ, Trận phố Ràng (Trần
Đăng), Đôi mắt, Nhật ký ở rừng (Nam Cao)..
* Thơ: Thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh, Tây Tiến


(Quang Dũng), Bên kia sơng Đuống (Hồng Cầm)…
* Kịch: Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hoà (Học Phi )


b. 1955 – 1964
* Văn xuôi: Mở rộng về đề tài: Đề tài kháng chiến
chống Pháp: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy
Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Trước
giờ nổ súng (Lê khâm); Đề tài hiện thực đen tối
trước cách mạng: Mười năm (Tơ Hồi), Vỡ bờ
(Nguyễn Đình Thi), Cửa biển (Nguyên Hồng); Đề
tài xây dựng CNXH: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Cái
sân gạch (Đào Vũ)…
* Thơ ca: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa
(Chế Lan Viên), Riêng chung ( Xuân Diệu)…
* Kịch : Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa
(Nguyễn Vũ);


c. 1965 – 1975
* Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ
nghĩa anh hùng cách mạng.
* Văn xuôi: Rừng xà nu (Nguyễn trung Thành), Người mẹ
cầm súng (Nguyễn Thi), Hòn Đất (Anh Đức), Vùng trời
(Hữu Mai), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)…
* Thơ ca: có khuynh hướng mở rộng và đào sâu hiện thực,
giàu chất suy tưởng, chính luận: Ra trận, Máu và hoa (Tố
Hữu), Hoa ngaỳ thường- Chim báo bão (Chế Lan Viên)…
* Kịch: Q hương Việt Nam (Xn Trình), Đơi Mắt (Vũ
Dũng Minh)…

* Văn học miền Nam, vùng bị tạm chiếm: xuất hiện một số
tác giả tiến bộ như: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Lý Văn
Sâm…


3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam
từ năm 1945 đến năm 1975
a.Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng
hố, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học là tư
tưởng cách mạng: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt
trận”. Đề tài phản ánh là hiện thực cách mạng. Nội dung
trong văn học là lí tưởng cách mạng. Hình thành một lớp
nhà văn- chiến sĩ.
- Văn nghệ gắn bó mật thiết với dân tộc, nhân dân, đất
nước, nhưng cũng chính hiện thực cách mạng đem lại
nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học.
- Tổ Quốc và chủ nghĩa xã hội là hai đề tài bao quát toàn
bộ nền văn học giai đoạn này.


b.Nền văn học theo hướng đại chúng
- Đại chúng chính là nhân dân lao động. Nhân
dân vừa là đối tượng phản ánh vừa là lực
lượng sáng tác bổ sung cho văn học.
- Hướng về đại chúng, văn học giai đoạn này
đã xây dựng những hình tượng quần chúng
cách mạng như: nơng dân, người lính,
người mẹ, em bé…; diễn tả vẻ đẹp tâm hồn,
khả năng cách mạng và sự đổi đời…

- Văn học giai đoạn này tiến đến một hình
thức đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn.


c. Nền văn học theo khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn
*Khuynh hướng sử thi:
- Khuynh hướng sử thi chỉ xuất hiện trong điều kiện lịch sử xã
hội nhất định, khi Tổ quốc bị quân thù đe doạ, cả dân tộc phải
đặt vào sự sống còn…
- Văn học giai đoạn 1945- 1975 tập trung phản ánh những vấn
đề có ý nghiã sống còn của đất nước. Cảm hứng sử thi là cảm
hứng vươn tới cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh
tráng lệ. Những nhân vật trong văn học thường là những
người tiêu biểu cho lí tưởng, phẩm chất cao đẹp của cộng
đồng. Lời văn thường trân trọng, ngợi ca. đồng. Người cầm
bút nhìn cuộc đời bằng “con mắt Bạch Đằng – con mắt Đống
Đa”…
* Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng tràn đầy ước mơ hướng đến tương lai
- Khẳng định lí tưởng cuộc sống mới , vẻ đẹp con người mới, ca
ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.


II. Vài nét khái quát VHVN 1975- hết thế kỷ
1. XX
Hồn cảnh lịch sử, xã hội, văn hố
- Đất nước nước bước vào thời kì độc lập, tự do, thống nhất
nhưng phải đối diện nhiều khó khăn, thử thách.
- Nghị quyết Đại hội VI (1986) nêu rõ “đổi mới là nhu cầu

cấp thiết”, với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”
- Sau năm 1986, đất nước chuyển sang cơ chế thị trường.
Nền văn hoá tiếp xúc rộng rãi với thế giới.
→ Sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật: Hiện thực không
phải là cái nhìn đơn giản, phiến diện; con người là mơt
sinh thểv phong phú, phức tạp, bí ẩn. Nhà văn phải dựa
vào kinh nghiệm, trải nghiệm. Độc giả là đối tượng giao
lưu, đối thoại bình đẳng. Giới cầm bút thức tỉnh về cá
tính.


2. Những chuyển biến và một số thành
tựu ban đầu
* Thơ:
- Sau năm 1975 ít lơi cuốn
- Trường ca nở rộ với mục đích tổng kết, khía quát về chiến
tranh. Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới
thành phố (Hữu Thỉnh), Trường ca sư đồn (Nguyễn Đức
Mậu)…
* Văn xi:
- Khởi sắc hơn thơ
- Đổi mới về cách viết chiến tranh, cách nhìn nhận con
ngưịi…Tác phẩm tiêu biểu: Đất trắng (Nguyễn Trọng
Oánh), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Chiếc
thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu
(Nguyễn Huy Thiệp), Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường)…



* Kịch: Phát triển mạnh mẽ.Tiêu biểu: Hồn Trương Ba da
hàng thịt, Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở
biển (Xn Trình)…
* Lí luận:
- Đổi mới về phương pháp tiếp cận đối tượng. Giá trị
nhân văn, nhân bản và thẩm mĩ được đề cao.
→Tiêu cực: Một số tác giả chạy theo thị hiếu tầm
thường, thiếu lành mạnh…


III. Tổng kết:
- VHVN 1945- 1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ
lịch sử
- Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ
nghĩa anh hùng và nhân dạo cao cả
- Đạt nhiều thành tựu ở các thể loại song chủ yếu
và nổi bật nhất là thơ trữ tình và truyện ngắn.
- Còn những hạn chế về nội dung tư tưởng cũng
như chất lượng nghệ thuật.
- Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986,
VHVN đã bước vào công cuộc đổi mới theo xu
hướng dân chủ, nhân bản và nhân văn.


KẾT THÚC!
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!




×