Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giáo dục kỹ năng hướng nghiệp cho học sịnh THPT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
Phần Mở Đầu ....................................................................................................... 2
I. Đặt vấn đề: .................................................................................................. 2
II. Lí do chọn đề tài:......................................................................................... 2
Phần Nội Dung: ................................................................................................... 3
I. Mục Tiêu: .................................................................................................... 3
1. Mục tiêu về kiến thức:................................................................................. 3
2. Mục tiêu về kỹ năng: ................................................................................... 3
3. Mục tiêu về thái độ: .................................................................................... 3
II. Đối Tượng Giáo Dục Của Chủ Đề:............................................................. 4
III. Thông Điệp Của Chủ Đề:............................................................................ 4
IV. Phương Tiện Hỗ Trợ: .................................................................................. 4
V. Hướng Dẫn Tổ Chức Hoạt Động: ............................................................... 4
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Mê cung” .............................................................. 4
2. Hoạt động 2: “Vẽ bàn tay” .......................................................................... 5
3. Hoạt động 3: Câu hỏi “Hướng nghiệp” ...................................................... 6
4. Hoạt động 4: “Giảng đường thu nhỏ” ......................................................... 7
5. Hoạt động 5: “Tôi quan sát và lắng nghe” .................................................. 8
6. Hoạt động 6: “Trải nghiệm”........................................................................ 9
7. Hoạt động 7: “Xử lý tình huống” .............................................................. 10
8. Hoạt động 8: “Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp” ....................................... 10
VI. Tổng Kết: .................................................................................................. 11
Phần Kết Luận: ................................................................................................. 13
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 25

DANH MỤC VIẾT TẮT
 HS: Học Sinh
 GV: Giáo viên

 THPT: Trung Học Phổ Thông


1


Phần Mở Đầu
I. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, những chủ đề “hướng nghiệp”, “chọn trường – chọn
nghề”, “học nhầm ngành”, “bỏ học”, … đang được xã hội nhắc đến ngày càng
nhiều. Các sở, ban, ngành và cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp song
tình hình vẫn không có nhiều chuyển biến. Bên cạnh đó, các chương trình hướng
nghiệp hiện tại vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu những kiến thức, trải nghiệm thực
tế trong khi vấn đề “ hướng nghiệp”, “chọn trường – chọn nghề” đang là vấn đề
nóng bỏng đối với nhà trường, các bậc phụ huynh và cả HS. Ngoài ra, những định
hướng tương lai về ngành nghề của HS còn mơ hồ, chưa thật sự chủ động và
nghiêm túc trong việc tìm hiểu về ước mơ và đam mê của mình dẫn đến những
hiện trạng phổ biến như: học không đúng ngành mong muốn, xem thường việc
học, gặp khó khăn khi va chạm với thực tế công việc, ...
Việc chọn lựa ngành nghề phù hợp là một trong những vấn đề cấp bách của xã
hội. Tại các nước phát triển, việc chọn lựa ngành nghề cho trẻ em được hình thành
từ khi các em còn nhỏ. Tại Việt Nam, vấn đề đó không được chú trọng từ sớm,
đến khi các em sắp bước vào giai đoạn chọn trường Đại học, chọn ngành học mới
bắt đầu tìm hiểu và chọn lựa, như vậy là quá trễ. Nếu không được định hướng từ
sớm, tỉ lệ chọn trường học, ngành học khi chưa có đầy đủ thông tin càng ngày
càng cao và những hậu quả nêu trên sẽ ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến việc
phát triển đất nước.
II. Lí do chọn đề tài:
HS THPT ngày nay phần nhiều vẫn đang đi trên lối mòn cứng nhắc của guồng
quay học tập từ phổ thông lên đại học rồi đi làm, thiếu đi những khoảng không ý
thức về điều mình đang làm và điều mình đang theo đuổi. Những định hướng
tương lai về ngành nghề của HS còn mơ hồ, chưa thật sự chủ động và nghiêm túc
trong việc tìm hiểu về ước mơ và đam mê của mình dẫn đến những hiện trạng

phổ biến như: học không đúng ngành mong muốn, xem thường việc học đại học,
gặp khó khăn khi va chạm với thực tế công việc, …
Nhằm giúp HS có cái nhìn nhận rõ hơn về nghề nghiệp tương lai của mình nên
em đã chọn chủ đề “kỹ năng định hướng nghề nghiệp” để thiết kế hoạt động phù
hợp cho các em HS THPT. Với các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về các ngành
nghề sẽ giúp các em HS chủ động trong việc lựa chọn ngành nghề cũng như đưa
ra quyết định phù hợp cho việc lựa chọn ngành nghề của mình.

2


Phần Nội Dung:
I. Mục Tiêu:
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Nêu lên được các giá trị của bản thân mình.
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn nghề nghiệp.
- Nêu lên được tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp đối với bản
thân mình.
- Nhận thấy được những thiếu sót thông tin trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
- Hiểu được ngành nghề nào cũng có cơ hội và thách thức riêng.
- Trình bày được lý do chọn nghề, các công cụ, kỹ năng, tố chất của nghề mình
lựa chọn.
- So sánh được kiến thức Đại học cung cấp với yêu cầu thức tế của công việc.
- Vận dụng được những kiến thức trải nghiệm vào trong việc lựa chọn ngành
nghề phù hợp cho bản thân.
2. Mục tiêu về kỹ năng:
- Có kỹ năng xác định giá trị bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và đương
đầu với cảm xúc.
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực, biết phân tích so sánh, đánh giá trong quá
trình định hướng nghề nghiệp bản thân.
- Xử lý được các tình huống ảnh hưởng đến quá trình định hướng nghề nghiệp.
- Hình thành được kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Có kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp cho bản thân.
3. Mục tiêu về thái độ:
- Nâng cao ý thức của HS về sự chủ động trong chọn lựa ngành nghề và môi
trường học tập.
- Nâng cao nhận thức của HS về cơ hội và thách thức trong từng ngành nghề.
- Hình thành cái nhìn tổng quan bản thân về việc học và chọn lựa ngành nghề.
- Có thái độ trách nhiệm trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
3


II. Đối Tượng Giáo Dục Của Chủ Đề:
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng lứa tuổi HS THPT. Cụ thể là HS THPT
trường Phổ thông chất lượng cao Sky – Line.
III. Thông Điệp Của Chủ Đề:
Định hướng nghiệp là một công việc quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tương
lai của mỗi HS. Nếucác không được định hướng hoặc tự định hướng nghề trước
khi vào đời sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ đi ngang, rẽ tắt tùy tiện để tìm một chỗ dừng
chân…Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian, tiền của không chỉ đối
với cá nhân mà đối với cả xã hội. Cho nên việc định hướng nghề nghiệp phù hợp
sẽ giúp các em có nhận thức đúng về nghề và khả năng của bản thân, đáp ứng
được nhu cầu của nghề và đem lại giá trị thực chất cho nghề đó.
IV. Phương Tiện Hỗ Trợ:
- Giấy A4, giấyA0, giấy nhớ
- Bút lông, bút dạ, bút viết
- Tình huống thảo luận

- Tài liệu phát tay
- Máy chiếu
- Hội trường
- Xe di chuyển
V. Hướng Dẫn Tổ Chức Hoạt Động:
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Mê cung”
a. Mục tiêu:
- Giúp HS khởi động và giới thiệu vào chủ đề.
- Khảo sát được sự ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh đến việc chọn lựa
ngành nghề của HS.
b. Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:
+ HS sẽ tham gia trả lời câu hỏi do GV đưa ra, HS sẽ di chuyển tại khán phòng
theo từng câu trả lời A B C D E, mỗi bước đi đã được sắp xếp sẵn miễn sao
đảm bảo các câu hỏi đều được trả lời. (Câu hỏi đính kèm ở phụ lục)
+ Mỗi ô đáp án có đặt một chiếc ghế tượng trưng, trên lưng ghế có dán kí hiệu
câu trả lời A B C D E, khi HS bước đến ô đáp án nào thì có câu hỏi tiếp theo
phù hợp với câu trả lời của HS.
4


+ Các câu hỏi phát cho HS được ghi lên phiếu nhỏ, mỗi phiếu 1 câu, di chuyển
đến câu nào và chọn đáp án nào thì điền vào phiếu khảo sát.
+ Trò chơi diễn ra trong yên lặng, ai lên tiếng làm ôn ào thì bị loại, những ai
hoàn thành đầu đủ các câu hỏi là những người chiến thắng.
- HS chơi trò chơi.
- GV thảo luận lớp:
+ Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa ?
+ Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ?
+ Qua trò chơi các em nhận ra được điều gì ?

- GV nhận xét và giới thiệu vào nội dung chủ đề và phát sổ tay nhật ký hành
trình tham gia các hoạt động.
c. Kết luận:
- Qua trò chơi các em đã biết được các yếu tố xung quanh tác động lên việc
lựa chọn ngành nghề của mình. Vì vậy các em cần phải được định hướng
nghề nghiệp phù hợp cho bản thân, trách được những tác động tiêu cực của
môi trường xung quanh ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của mình.
2. Hoạt động 2: “Vẽ bàn tay”
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra được các giá trị của bản thân và biết được các bước cuả kỹ
năng xác định giá trị
b. Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy A4 và viết. HS vẽ hình bàn tay và trả lời các
câu hỏi của GV đưa ra:
+ Ngón cái ghi 3 điều em thích nhất.
+ Ngón trỏ ghi 3 điều em không thích nhất.
+ Ngón giữa ghi 3 điều em làm tốt nhất.
+ Ngón áp út ghi 3 điều em cần cố gắng hơn.
+ Ngón út ghi 1 cụm từ ngắn gọn miêu tả bản thân.
- HS tiến hành trả lời câu hỏi trong vòng 5 phút.
- GV thảo luận lớp:
+ Giáo mời 1 vài bạn lên chia sẻ “bàn tay” của mình.
+ GV ghi nhận các ý kiến và nhận xét: “Các em phải biết khắc phục điểm yếu
và phát huy điểm mạnh của mình”
+ Các em đã biết xác định các giá trị của mình chưa ?
5


c. Kết luận:
- Các em đã xác định được các giá trị của bản thân mình tuy nhiên vẫn còn

một số bạn chưa nhận ra được.
- GV giới thiệu các bước rèn luyện kỹ năng xác định giá trị:
 Bước 1: Thu thập các thông tin về bản thân.
 Bước 2: Xác định hình ảnh bản thân.
 Bước 3: Lập kế hoạch phát triển bản thân.
 Bước 4: Luyện tập và đánh giá.
3. Hoạt động 3: Câu hỏi “Hướng nghiệp”
a. Mục tiêu:
- Biết được mức độ hiểu biết và mức độ quan tâm của các em đến ngành nghề
tương lai của mình.
- HS rèn luyện kỹ năng thuyết trình, trình bày được quan điểm riêng về dự
định lựa chọn nghề nghiệp của mình.
b. Cách tiến hành:
- GV tiếp chia nhóm theo các nhóm ngành qua trò chơi kết nhóm:
+ Quản trò hô: “Kết nhóm, kết nhóm”, HS hô “nhóm mấy, nhóm mấy”
 Các bạn tóc ngắn 1 nhóm, tóc dài 1 nhóm
● Đeo kính 1 nhóm, không đeo kính 1 nhóm
● Các bạn xinh đẹp 1 nhóm, không xinh 1 nhóm
● Kinh tế 1 nhóm, kỹ thuật 1 nhóm, dịch vụ 1 nhóm, các bạn còn lại 1 nhóm.
+ GV phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ, bút lông, phát mỗi bạn 1 tờ giấy
nhớ.
+ Các nhóm lần lược các câu hỏi mà GV đưa ra trên máy chiếu (bộ câu hỏi đính
kèm ở phụ lục)

+ Các nhóm có thời gian là 20 phút để thảo luận, hết thời gian thảo luận các
nhóm lần lượt lên thuyết trình kết quả thảo luận trong thời gian 5 phút (không
hạn chế số lượng lên thuyết trình mỗi nhóm)
+ Sau khi các nhóm thuyết trình, GV cho HS biểu quyết nhóm nào thuyết trình
hay, trả lời đầy đủ các câu hỏi.
6



c. Kết luận:
- Ngành nghề rất đa dạng nên mỗi bạn lựa chọn những ngành nghề khác nhau.
Lý do chọn nghề cũng khác nhau cũng có một số bạn có những điểm tương
đồng: sở thích, đam mê, thấy phù hợp với năng lực, nhu cầu thị trường, …
- Thông qua hoạt động nhóm giúp các em tự tin, mạnh dạn nêu lên quan điểm
nghề nghiệp của riêng mình, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa nêu lên được ý
kiến của cá nhân mình.
4. Hoạt động 4: “Giảng đường thu nhỏ”
a. Mục tiêu:
- Giúp cho HS hiểu rõ rằng kiến thức đại học cung cấp là kiến thức nền tảng,
muốn thành công thì HS phải tự tìm tòi, học hỏi ở thế giới bên ngoài.
- HS hiểu rõ hơn về cơ hội cũng như thách thức trong nghề.
- Rèn luyện được kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
- HS đến tham dự buổi talk show với nội dung chủ đề hướng nghiệp.
- HS được các diễn giả đại diện của 3 nhóm ngành nổi trội hiện nay: Kinh tế,
Kỹ thuật, Dịch vụ chia sẻ về:
+ Con đường lập nghiệp của mỗi khách mời.
+ Tổng quan về kiến thức, môi trường học tập ở trường Đại học, Cao đẳng
+ Các công cụ, kỹ năng, tố chất cần thiết của các nhóm ngành.
+ Tổng quan cơ hội và thách thức của các ngành nghề hiện nay.
+ Thực trạng cũng như xu hướng của thị trường tuyển dụng hiện nay.
+ Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp cho HS hiện nay.
+ Những kiến thức học được ở trường so với thực tế đi làm → Sự chênh lệch
giữa việc học trong nhà trường và thực tế.
+ Những khó khăn thách thức trong công việc thực tế của khách mời và kiến
thức đại học đã giúp họ những gì?
+ Góc nhìn của du học HS về vấn đề hướng nghiệp của đất nước so với thế

giới.
+ Khách mời cho lời khuyên về những điều nên làm từ khi còn học đại học.
7


- Sau phần chia sẻ của khách mời HS đưa ra những câu hỏi thắc mắc của bản
thân về vấn hướng nghiệp. Khách mời giải đáp thắc mắc.
- Kết thúc buổi talk show: HS cảm ơn, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm.
c. Kết luận:
- GV kết luận: Bất kỳ ngành nào cũng đều có những cơ hội và thách thức
riêng, và kiến thức đại học cung cấp là kiến thức nền tảng và để đạt được sự
thành công trong công việc thì các HS cần phải tự hỏi và trau dồi kiến thức
bên ngoài nhà trường.
5. Hoạt động 5: “Tôi quan sát và lắng nghe”
a. Mục tiêu:
- Giúp cho HS có cái nhìn thực tế, trực quan và sinh động hơn về mảng nghề
nghiệp HS quan tâm.
- Củng cố kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
b. Cách thức tiến hành:
- HS được đi thực tế đến doanh nghiệp may Vinatex – Đà Nẵng
- HS được giới thiệu tổng quan về công ty Vinatex:
+ Giới thiệu về xưởng may: Số lượng công nhân cơ cấu tổ chức hoạt động,
chức năng của các phòng ban, quy trình sản xuất tổng quan.
+ Tìm hiểu quy trình sản xuất thực tế: Quy trình chi tiết từng công đoạn (vạch
kế hoạch, cắt, may, hoàn thiện), quy trình của công đoạn may.
- Tham quan tổng quan doanh nghiệp: Tham quan các phòng ban, phân khu.
- Tham quan xưởng may: Quan sát các khâu kỹ thuật may.
- Chia sẻ từ một nhân viên về những khó khăn và thuận lợi trong công việc.
- HS đặt câu hỏi thắc mắc của mình sau khi tham quan cũng như những thắc
mắc về tình hình thực tế của doanh nghiệp (thời gian công nhân làm việc,

vấn đề khó khăn,…)
- Đại diện bộ phận tuyển dụng chia sẻ về nhu cầu và yêu cầu của doanh
nghiệp, hỏi đáp của HS.
- Chia tay doanh nghiệp: HS cảm ơn, tặng hoa, quà và chụp ảnh lưu niệm.
8


c. Kết luận:
- Qua buổi tham quan này các em đã biết để làm ra 1 chiếc áo thì trải qua rất
nhiều công đoạn, không giống như các em. Vì vậy ngành ngề nào cũng có
sự khó khăn riêng của mình, không có nghề nào là dễ dàng.
6. Hoạt động 6: “Trải nghiệm”
a. Mục tiêu:
- HS thấy được sự khó khăn của công việc qua chính trải nghiệm của bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, thuyết phục cho HS.
b. Cách tiến hành:
- HS được trải nghiệm làm bánh và pha chế trà sữa tại trường Cao đẳng Quốc
tế Pegasus.
- HS được xem quy trình làm ra một chiếc bánh, pha 1 ly trà sữa từ đầu bếp
và bartender.
- HS được hướng dẫn làm ra 1 chiếc bánh và pha 1 ly trà sữa từ đầu bếp và
bartender.
- HS được chia làm 2 nhóm, 1 nhóm làm bánh và 1 nhóm pha chế trà sữa trong
thời gian quy định với sự hướng dẫn, hỗ trợ của anh đầu bếp và chị bartender
(công thức đính kèm phụ lục)

- Kết thúc quá trình làm bánh và pha chế trà sữa, 2 nhóm trình bày thành quả
của mình ra để hùng biện cho sản phẩm nhóm mình.
-


2 nhóm thảo luận để hùng biện về sản phẩm của mình:

+ Nội dung hùng biện của 3 nhóm lần lượt là: thuyết trình sản phẩm, nhận xét
sản phẩm đội bạn, phản hồi nhận xét của đội bạn.
+ Có 3 lần cho mỗi nhóm lên hùng biện về sản phẩm, mỗi lần hùng biện có thời
gian là 3 phút.
+ Có 3 lần thảo luận nhóm cho mỗi nhóm, thời gian thảo luận lần lượt là: 7
phút, 5 phút, 3 phút.
- Giám khảo là GV và đại diện trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus.
- Nhóm chiến thắng được giáo khảo lựa chọn là nhóm hùng biện tốt nhất về
sản phẩm của mình theo nội dung mà GV đưa ra.
- Kết thúc buổi trải nghiệm: HS cảm ơn, tặng hoa, quà và chụp ảnh lưu niệm.
9


c. Kết luận:
- GV kết luận: Thông qua hoạt động mà chính các em trải nghiệm, các em đã
thấy được sự gian khổ để làm ra 1 sản phẩm và phải bảo vệ nó để nó được
tồn tại và phát triển.
7. Hoạt động 7: “Xử lý tình huống ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp”
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng những kiến thức mà mình được học hỏi, trải nghiệm để xử lý
được những tình huống ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.
- HS thấy được quyền quyết định chọn lựa ngành nghề là do mình quyết định.
b. Cách tiến hành:
- GV phân chia thành 4 nhóm như ở hoạt động 3
- GV cho HS xem video “ Lựa chọn một con đường” (Đường link video đính kèm
ở phụ lục)

- Xem video tới phút thứ 2 thì tạm dừng và giới thiệu các tình huống ảnh

hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp.
- GV phát mỗi nhóm 1 tình huống khác nhau, các nhóm có thời gian 5 phút
thảo luận để giải quyết các tình huống yêu cầu bằng cách sắm vai. (Tình huống
đính kèm phụ lục)

- Sau khi các nhóm thảo luận xong, lần lượt từng nhóm lên sắm vai và các
nhóm khác nhận xét. Rồi GV tiếp tục cho xem phần video còn lại.
- GV nhận xét các nhóm sắm vai và thông điệp của video.
c. Kết luận:
- Trong việc lựa chọn ngành nghề luôn có nhiều yếu tố tác động đến việc lựa
chọn của các em. Vì thế thông qua việc sắm vai xử lý tình huống sẽ giúp cho
các em biết được phần nào những ảnh hưởng, tác động trong lựa chọn ngành
nghề, từ có biết thêm cách giải quyết phù hợp cho bản thân.
8. Hoạt động 8: “Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp”
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng các kiến thức mà mình tiếp thu được vào việc lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp cho bản thân mình.
10


b. Cách tiến hành:
- GV phát cho HS cẩm nang “chuyện nghề” có chứa đầy đủ các thông tin cần
thiết của các ngành nghề hiện nay.
- GV giới thiệu cho HS các căn cứ chọn nghề theo “tam giác hướng nghiệp
của K. Platonov” để lựa chọn ngành nghề phù hợp. (Nội dung đính kèm phụ lục)
- GV giới thiệu và cung cấp cho các HS tham khảo các trang web trắc nghiệm
định hướng nghề nghiệp của John Holland và trắc nghiệm tính cách MBTI
để giúp HS định hướng về nghề nghệp rõ ràng hơn. (đường link đính kèm ở phụ
lục)


- GV động viên khuyến khích HS làm các bài text trắc nghiệm nhiều lần để có
kết quả tốt nhất cho bản thân.
c. Kết luận:
- Qua việc tìm hiểu các thông tin về ngành nghề, cũng như biết được các căn
cứ chọn nghề sẽ giúp cho HS hình dung rõ hơn trong việc chọn ngành nghề
của bản thân.
- Qua việc tham khảo các trang web và làm các bài trắc nghiệm hướng nghiệp
là công cụ để HS tự nhận thức về đặc điểm của bản thân trong lựa chọn nghề.
- Việc lựa chọn ngành nghề là việc vô cùng hệ trọng đối với cả cuộc đời con
người, vì thế để lựa chọn được ngành nghề phù hợp cần rất nhiều thời gian,
công sức để tìm hiểu về bản thân, ngành nghề, … để đưa ra lựa chọn hợp lý.
VI. Tổng Kết:
- GV yêu cầu HS nêu lên:
+ Những thu hoạch, kinh nghiệm mà các em rút ra qua các học động thông qua
nhật ký hành trình.
+ Những kỹ năng sống đã được sử dụng trong chủ đề.
- GV tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề:
11


+ Tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp phù hợp.
+ So sánh giữa nghề yêu thích và ngành sẽ học ở Đại học và môi trường làm
việc trong doanh nghiệp.
+ HS cần phải ý thức chủ động, sẵn sàng trong học tập và chọn lựa ngành nghề.
+ HS cần nhận thức rõ hơn về cơ hội và thách thức trong từng ngành nghề.
+ Kiến thức đại học, cao đẳng cung cấp là kiến thức nền tảng và việc tự học là
cần thiết để đáp ứng được các yêu cầu của ngành nghề.
+ Các căn cứ để lựa chọn nghề phù hợp với bản thân.
+ Những kỹ năng sống đã thực hành và vận dụng.


12


Phần Kết Luận:
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang
tính cá nhân là gợi cho HS cách hiểu hơn về bản thân mình, vai trò của mình trong
gia đình, trong tập thể để từ đó hướng cho các em phát huy được thế mạnh của
mình, khẳng định được mình trong cuộc sống. Kỹ năng sống mang tính xã hội là
hướng cho HS hiểu được mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, lịch sử vùng miền,
phong tục, tập quán đòi hỏi mỗi cá nhân phải có được kỹ năng sống thích hợp.
Nói tóm lại, Kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức "cái
chúng ta biết và thái độ, giá trị "cái chúng ta nghĩ, tin tưởng" thành hàng động
thực tế "làm gì và làm cách nào" là tích cực nhất và mang tính xây dựng."
Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần đến một kỹ năng sống. Nó là một trong
những hoạt động thiết thực hàng đầu để con người có một cuộc sống an toàn và
khỏe mạnh. Sự hiểu biết về cuộc sống sẽ là hành trang giúp con người hòa nhập
được với cộng đồng xã hội một cách mật thiết, gần gũi. Trong nhà trường, việc
phối hợp giáo dục, rèn kỹ năng sống cho HS là vấn đề quan trọng, cấp thiết là
trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Một trong số những kỹ năng quan trọng, cần thiết đó là kỹ năng định hướng
nghề nghiệp cho HS THPT. Việc định hướng nghề nghiệp cho HS là cả một quá
trình bởi đây là nền móng của thành công, và nền móng thì cần vững chắc thực
sự. Một khi bạn trẻ đã định hướng được rằng để theo đuổi một ngành nghề yêu
thích và phù hợp thì họ sẽ phải học tốt những môn học cần thiết, phải chuẩn bị
những kỹ năng cần thiết cho mơ ước ấy. Việc khuyến khích HS trò chuyện về
công việc với những người thân đang đi làm cũng là một cách giúp định hình ý
tưởng về nghề nghiệp ban đầu. Tiếp thu thông tin từ nhiều nguồn sẽ giúp bạn trẻ
sàng lọc và củng cố định hướng phù hợp với bản thân.
Hướng nghiệp không đơn giản là việc chọn một nghề. Với tuổi trẻ, hướng
nghiệp là lẽ sống; như những giọt mưa xuân cho ước mơ đâm chồi nảy lộc để rồi

đứng vững trong phong ba bão táp trên đường đời. Hãy khuyến khích các em trả
lời những câu hỏi: "Mình có những năng lực sở trường gì?”, “Mình mong muốn
trở thành người như thế nào?” càng sớm càng tốt bởi chúng sẽ đánh thức "lý tưởng
nghề nghiệp", thôi thúc các em học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành sự thật.

13


PHỤ LỤC
 Câu hỏi trò chơi “Mê cung”:
1. Sáng nay bạn đã ăn gì chưa?
A. Rồi
B. Chưa
2. Bạn có biết hôm nay chúng ta đang học môn gì không?
A. Có
B. Không
3. Theo bạn, trong việc lựa chọn ngành nghề, ai là người đưa ra quyết định?
A. Bản thân (đến câu 4 và 5)
B. Gia đình (đến câu 6)
C. Cả A&B (đến câu 7)
4. Làm cách nào để bạn tìm hiểu thông tin để đưa ra quyết định chọn ngành
nghề của bản thân?
A. Internet
B. Báo, đài, tivi
C. Thông tin tuyển sinh các trường Đại học
D. Bạn bè
E. Thông tin từ thầy cô giáo
5. Bạn mong muốn được theo khối ngành nào? (trả lời xong thì đến câu 10)
A. Kinh tế
B. Kỹ thuật

C. Dịch vụ
D. Khác
6. Có khi nào mong muốn chọn ngành nghề của bạn và ba mẹ mâu thuẫn với
nhau không?
A. Có (đến câu 8)
B. Không (đến câu 5)
7. Theo bạn, ai là người đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đưa ra quyết
định lựa chon nghề của bạn?
A. Bản thân (đến câu 5)
B. Gia đình (đến câu 9)
8. Mâu thuẫn ấy đã được giải quyết chưa?
A. Rồi (đến câu 5)
B. Chưa (đến câu 7)
14


9. Bố mẹ của bạn hướng cho bạn theo ngành nghề gì? (trả lời xong thì đến câu
10)
A. Kinh tế
B. Kỹ thuật
C. Dịch vụ
D. Khác
10. Bây giờ, bạn đã biết hôm nay chúng ta học kỹ năng gì rồi chứ ?
A. Kỹ năng định hướng nghề nghiệp
B. Kỹ năng tìm kiếm thông tin
 Sơ đồ mê cung:
Phát câu hỏi 1
C1

A


B

C2

A

B

C3

A

B

C4

A B C D E

C6

A

C

B

C7

A


C8
C5,9
C10

A

A

B

B

C

A

B

D
B

ĐÍCH
 Phiếu khảo sát:
Họ và tên:
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10

Đáp án

15


 Câu hỏi hướng nghiệp

1. Ngành nghề bạn dự định theo học sau khi tốt nghiệp THPT là gì ? Tại sao
bạn chọn nghề đó ? (mỗi bạn tự trả lời và ghi vào giấy nhớ rồi dán phía dưới
tờ giấy A0 của nhóm mình.)
Thảo luận nhóm: Vẽ hình tượng về nghề nghiệp theo nhóm ngành và trả lời
các câu hỏi còn lại vào giấy A0 (có thể trả lời thông qua các biểu tượng, hình
ảnh, màu sắc…). Sau khi thảo luận các nhóm thuyết trình về kết quả thảo luận
của nhóm mình.
2. Ngành nghề bạn đang theo đuổi sẽ làm những công việc gì?
3. Bạn có những kỹ năng, tốt chất gì phù hợp với ngành nghề đang theo đuổi?
4. Bạn nghĩ mình thiếu kỹ năng, hay kiến thức gì để theo đuổi ngành học của
mình? Và sẽ làm gì để bổ sung ?
5. Bạn dự định sẽ học ở đâu sau khi tốt nghiệp THPT ? (Đại học, cao đẳng, tự
học,…)

 Công thức làm bánh Cupcakes:
- Nguyên liệu:
+ Cho phần bánh: (24 chiếc)
- Bơ: 300g
- Đường: 500g
- Trứng: 6 quả
- Sữa tươi: 185ml
- Bột mì: 750g
- Baking powder (bột nở): 20g
- Sữa bột: 185g
+ Cho phần kem:

- Kem topping: 1 hộp
- Màu thực phẩm
- Hạt cốm trang trí
16


+ Dụng cụ:
- Máy đánh trứng
- Phới trộn
- Khuôn cupcake silicon
- Vỏ đựng bánh cupcake
- Các bowl trộn (bát trộn)
- Túi bóp kem
- Đui bắt kem trang trí
- Cách làm:
Bước 1: Bơ để mềm ở nhiệt độ phòng, đánh bơ với đường đến khi bông trắng.
Bước 2: Sau khi bơ đã được đánh bông trắng cho lần lượt từng quả trứng và ít
một sữa tươi vào đánh đều đến hết.
Bước 3: Bột mì, bột nở, sữa bột trộn đều với nhau sau đó đổ ít một vào trộn
cùng hỗn hợp đã đánh ở trên đến hết bột.
Bước 4: Bật lò ở nhiệt độ 170 độ C.
Bước 5: Đổ hỗn hợp bột đã hoàn thành vào túi bóp kem. Chuẩn bị khuôn silicon
đã lót giấy cupcake ở trong, bơm bột vào khuôn, bơm cao 2/3 khuôn (để bánh
còn nở). Sau đó cho bánh vào lò và nướng, nướng bánh 25-30 phút tuỳ vào kích
cỡ bánh.
Bước 6: Bánh chín sẽ nở đều, vàng ươm.
Bước 7: Trong thời gian đợi bánh chín chúng ta sẽ chuẩn bị phần kem trang trí.
Đánh bông kem Topping sau đó pha với 2 giọt màu thực phẩm mà các bạn
thích. Cho vào túi bóp kem đã có đui được bỏ vào trong túi.
Bước 8: Bánh chín, để nguội, bóp kem trang trí lên phần mặt bánh. Bóp kem

trang trí bánh cupcake theo ý thích bạn nhé. Bạn có thể rắc cốm trang trí hoặc
hoa quả để trang trí.

17


 Công thức pha chế trà sữa 5 tầng:
- Nguyên liệu:
+ Siro trái cây: 20ml
+ Siro đường: 20ml
+ Sữa không đường: 50ml
+ Trà túi lọc lipton: 1 bình (đã pha)
+ Đá: 10 – 15 viên
- Dụng cụ:
+ Ly thủy tinh dài
+ Bình lắc cocktail shaker
+ Dụng cụ gắp đá
+ Ly định lượng
+ Thìa nhựa dài
+ Ống hút
- Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên cho siro đường, tiếp theo là cho siro trái cây cho khoảng 7
viên đá vào ly.
Bước 2: Tiếp đến cho 10 viên đá và cho sữa vào shaker, lắc trong vòng 1,5
phút rồi mở nắp shaker, đặt nghiêng muỗng lên viên đá, rót từ từ sữa vào ly, rồi
mở shaker ra và cho tiếp lớp bọt lên phía trên.
Bước 3: Dùng 1 thìa đặt nghiêng xuống dưới lớp bọt rồi đổ từ từ trà vào.
Bước 4: Múc bọt còn lại trong shaker bỏ lên trên tầng trên cùng của ly.
Bước 5: Trang trí cho ly trà sữa.
18



 Link video “Lựa chọn một con đường”:
/> Tình huống sắm vai:
- Tình huống 1:
Khôi là HS giỏi qua nhiều năm liền ở cấp 3, Khôi rất thích thú với ngành
công nghệ thông tin. Khôi muốn thi vào ngành này và khôi cũng được thầy cô
bạn bè ủng hộ. Nhưng ngành này học tốn rất nhiều tiền, gia đình Khôi lại khó
khăn nên bố mẹ cậu khuyên cậu chọn ngành sư phạm để đỡ tốn tiền học nhiều,
ba mẹ mới lo nổi cho Khôi. Nếu là Khôi trong tình huống này bạn sẽ xử lý như
thế nào ?
- Tình huống 2:
Hoa được bố mẹ định hướng chọn ngành y để thi vào Đại học cho kỳ thi
tuyển sinh sắp tới. Hoa cũng rất thích học y nhưng học lực của Hoa ở mức bình
thường, Hoa sợ mình không đậu vào trường Đại học. Cô đã trình bày với bố
mẹ về chuyện của mình và muốn thi vào trường cao đẳng học vì nó phù hợp
với năng lực của Hoa. Bố mẹ cô ngăn cản không cho con mình đăng ký thi vào
trường Cao đẳng, vì để được nở mày, nở mặt với mọi người nên bất cứ giá nào
Hoa cũng phải thi đỗ vào trường Đại học, ngành gì cũng được ra trường ba mẹ
lo cho việc làm. Bạn là Hoa trong trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào ?
- Tình huống 3:
Hoàng và An là đôi bạn thân, hai người học chung với nhau từ nhỏ đến lớn.
Trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới, Hoàng đã lựa chọn ngành cơ khí để thi vào vì
nó phù hợp với niềm đam mê máy móc của mình. An thì chưa sách định được
mình chọn ngành nào để thi, thấy Hoàng đăng ký ngành cơ khí An cũng đăng
ký như Hoàng vì An muốn hđược học cùng với An. Nếu là Hoàng bạn của An
bạn sẽ khuyên An như thế nào ?
- Tình huống 4:
Bố Nam là giám đốc công ty phụ tùng ô tô lớn, ông muốn Nam chọn học
ngành kinh tế để sau này kế nghiệp tiếp tục phát triển của công ty mà ông gầy

dựng. Nam thì lại thích học kiến trúc không muốn kinh doanh, cha Nam luôn
tạo áp lực trong việc chọn lựa ngành nghề của Nam. Trong tình huống này nếu
bạn là Nam bạn sẽ làm gì ?

19


 Đường link các bài text trắc nghiệm hướng nghiệp:
- Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của John:
/>- Trắc nghiệm tính cách MBTI:
/>- Lời khuyên:
+ Nên sao chép bài trắc nghiệm ra giấy và tự làm, sau đó cùng thảo luận với
những cá nhân thân thiết với bạn – những người có sự chia sẽ, thấu hiểu về bạn
nhiều - trong từng tiêu chí. Tuy nhiên quyết định và lựa chọn của bạn vẫn là
cuối cùng.
+ Sau khi làm xong lần thứ 1 và nhận kết quả, bạn nên lưu lại và quên nó đi.
Khoảng 3 đến 4 tháng sau, khi bạn hầu như quên hẳn về bài trắc nghiệm này
hãy quay lại và thực hiện lại bài trắc nghiệm để xem kết quả còn giống như lần
trước hay không. Bạn nên làm bài trắc nghiệm này không dưới 3 lần – mỗi lần
cách nhau ít nhất là 1,5 tháng và so sánh kết quả giữa các lần thực hiện với
nhau. Nếu giống nhau, các bạn hãy tự tin sử dụng kết quả như là một cơ sở cho
quá trình nhận diện bản thân và định hướng nghề nghiệp. Nếu như kết quả khác
nhau hãy tự vấn lại bản thân một cách kỹ lưỡng hơn để kết quả của bài trắc
nghiệm này hữu ích cho bạn.
 Các căn cứ chọn nghề:
Trước khi quyết định chọn nghề, bạn phải tự trả lời được 3 câu hỏi:
1. Tôi thích nghề gì? Hứng thú.
2. Tôi có thể làm nghề gì? Năng lực.
3. Tôi cần phải làm nghề gì? Yêu cầu của xã hội, thị trường lao động.
Điểm gặp nhau ở 3 câu trả lời chính là miền chọn nghề tối ưu.

● Tam giác hướng nghiệp của K. Platonov :

20


* Đặc điểm cá nhân: Ngoài sức khỏe và giới tính, cần căn cứ vào hai đặc
điểm chính của nhân cách: Tính cách và Năng lực. Để chọn nghề, rồi học nghề
và hành nghề, đừng coi nhẹ mặt tính cách. Nhiều trường hợp năng lực giỏi
nhưng tính cách không phù hợp với yêu cầu và chức năng của nghề đó, vẫn thất
bại giữa chừng. Để kiểm chứng chính xác đặc điểm cá nhân, không dễ, thường
phải qua trắc nghiệm tâm lý và qua những trải nghiệm trong đời. Kinh nghệm
cho thấy, kiểm chứng về mặt tính cách khó hơn (nghĩa là dễ bị lầm lẫn hơn) so
với kiểm chứng về mặt năng lực.
* Tính chất ngành nghề: Các nghề trong cùng một ngành không hẳn có
cùng một tính chất, nhiều khi rất trái ngược nhau. Có nghề phải vận dụng tư
duy lôgíc nhiều hơn, có nghề khai thác tư duy nhân văn là chính. Có nghề phải
đi nhiều, cần hoạt động sôi nổi ; có nghề cần lắng sâu, tĩnh tại mới làm tốt. Có
nghề cần một tầm nhìn bao quát, chiến lược; có nghề cần đi vào thủ thuật, chi
tiết... Một cách tổng quát : Đặc điểm nghề xác định người theo nghề phải có
tính cách hướng nội hay hướng ngoại. Cho nên, tính chất nghề liên quan rất
chặt chẽ đến đặc điểm cá nhân, nhất là mặt tính cách. Thuận lợi hay khó khăn
khi chọn nghề cũng từ đấy mà ra.
* Nhu cầu xã hội: Điều trớ trêu thường gặp là: khi chọn nghề ta thích thì
chưa hẳn nghề đó đang "hot" (đáp ứng nhu cầu đang nóng của xã hội), có khi
không dễ kiếm sống được với nghề ấy. Trong trường hợp đó, phải cân nhắc đến
khó khăn và thuận lợi trước mắt với lâu dài. Có thể tạm thời gác lại sở thích lâu
dài để theo đuổi một nghề đang "hot" (dù ta chưa thích) với hy vọng "lấy ngắn
nuôi dài". Đấy cũng là một phương án giải quyết - một giải pháp tình thế.
* Lưu ý: Ngoài ra, cần cân nhắc những yếu tố khác như : điều kiện kinh
tế (tối thiểu phải có đủ kinh phí để trang trải) ; khoảng cách địa lý (tối thiểu

phải thuận lợi cho việc đi lại, ăn ở... trong quá trình học nghề) ; hoàn cảnh thời
gian (nếu thời gian học nghề quá lâu cũng là một yếu tố khó khăn cho người
nghèo).

21


 Hình ảnh:

Hình 1: Học sinh thuyết trình về ngành ngề mình chọn lựa

Hình 2: Giảng đường thu nhỏ

22


Hình 3: Tham quan doanh nghiệp

Hình 4: Làm bánh

23


Hình 5: Pha chế trà sữa

Hình 6: Viết nhật ký hành trình

24



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống. NXB Đại học Sư phạm.
2. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống. Khoa Tâm
lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
3. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại học
Sư phạm.
4. Công văn 463/BGDĐT-GDTX 2015 giáo dục kỹ năng sống cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông.
5. Tài liệu của Dự án “Vút Bay” – Dự án hướng nghiệp cho HS THPT Thành
phố Đà Nẵng.
6. />7. />8. />9. />d=387:cac-bc-hng-dn-mt-bai-giao-dc-gia-tr-sng-k-nng-sng&catid=20:tailieu-giang-day&Itemid=37
10. />11. />12. />13. />14. />15. />16. />
25


×