Tải bản đầy đủ (.ppt) (115 trang)

Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tnxh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 115 trang )

Chào mừng các thầy giáo, cô giáo về
dự hội thảo khoa học Trường tiểu học Đại
Lâm !
Chúc sức khoẻ các thầy, cô giáo!
Chúc hội thảo thành công rực rỡ!


Phòng giáo dục và đào tạo Lạng Giang
Trường tiểu học Đại Lâm

Hội thảo
CHUYÊN Đề : Đổi mới phương pháp dạy học tnxh
lớp 4

Môn: Lịch sử - Địa lí
Giáo viên: Ngô Thị Phương Duyên


Nh÷ng néi dung chÝnh
Phần A: Đặt vấn đề
 Lý do chọn đề tài
 Phạm vi đề tài
 Mục đích yêu cầu của chuyên đề
Phần B: Nội dung
 Giới thiệu môn lịch sử và địa lí
 Điểm mới trong chương trình
 Sách giáo khoa
 Phương pháp dạy học
 Một số lưu ý khi dạy học
Phần C: Kết luận



Lêi më ®Çu
Tự nhiên xã hội(TNXH) là môn học có ý nghĩa
quan trọng trong chương trình ở bậc tiểu học. Học tốt
TNXH không những giúp học sinh nắm chắc những
kiến thức, kỹ năng cơ bản về khoa học tự nhiên, về
lịch sử, địa lí mà còn tạo điều kiện cho học sinh học
tốt các môn học khác thông qua việc rèn luyện kỹ
năng. Qua thực tế giảng dạy ở trường tiểu học,
TNXH mặc dù đã được định hình khá rõ nét về nội
dung, phương pháp giảng dạy.


Lêi më ®Çu
Song chương trình SGK lớp 4, mới được triển khai
năm thứ ba nên giảng dạy TNXH không ít giáo viên còn
lúng túng, chưa phát huy tối đa được tính tích cực của học
sinh, chất lượng giảng dạy chưa cao. Vì vậy bài dạy còn
mang tính áp đặt, đơn điệu, làm cho học sinh tiếp thu một
cách thụ động.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy dạy
TNXH rất khó và phức tạp. Bởi vậy, chúng tôi chọn chuyên
đề này nhằm giúp các bạn đồng nghiệp tìm hiểu và nắm
vững hơn nội dung, phương pháp dạy học TNXH lớp 4 –
“ Môn Lịch sử và Địa lí” góp phần nâng cao chất lượng
hiệu quả của giờ dạy.


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề:

Giáo dục tiểu học đang thực hiện những đổi mới toàn
diện và đồng bộ để góp phần chuẩn bị học vấn cơ sở và
khả năng tự tìm tòi, học hỏi, chủ động sáng tạo của
người lao động mới trong thời kì công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước Việt Nam ở thế kỉ 21.


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề:
Tự nhiên xã hội với tư cách là một trong những môn
học quan trọng của chương trình tiểu học, nó góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục bậc học. TNXH có khả năng
trực tiếp hoặc gián tiếp phát triển tư duy và các thao tác
tư duy cho học sinh. Từ đó bước đầu giúp cho học sinh có
những điều kiện, phẩm chất lao động của nhà khoa học
một cách chủ động sáng tạo.Tự nhiên xã hội: môn Lịch sử
và Địa lí lớp 4 còn:


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề:
1/ Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết
thực về:
Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật Lịch sử tiêu biểu
tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử
của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu
thế kỉ XIX.
 Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ Địa lí đơn
giản ở các vùng chính trên đất nước ta.



PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề:
2/ Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kỹ
năng:
Quan sát sự vật, hiện tượng: thu thập, tìm kiếm tư liệu
lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và
chọn thông tin để giải đáp.
Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng Lịch sử,
Địa lí.
Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình
vẽ, sơ đồ.
Vận dụng các kiến thức cơ bản vào thực tiễn đời sống


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề:
3/ Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những
thái độ và thói quen.
Ham học hỏi tìm hiểu để biết về môi trường xung
quanh các em.
Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn
hoá gần gũi với học sinh


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
II. Mục đích yêu cầu của chuyên đề
Giáo viên hiểu và nắm được những điểm chính về nội

dung, phương pháp dạy TNXH lớp 4 môn Lịch sử và Địa lí.
Nâng cao chất lượng giờ dạy TNXH trên cơ sở khai thác
hoạt động của học sinh theo hướng giao tiếp và tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh.
Giúp giáo viên nâng cao năng lực sư phạm, có khả năng
thực hành giảng dạy TNXH một cách thành thục, linh hoạt
và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương
pháp dạy TNXH hiện nay


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
III. Phạm vi đề tài
Dạy TNXH lớp 4 theo chương trình SGK mới
môn Lịch sử và Địa lí


PHẦN B: NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

 Trước năm 2000, cùng với Khoa học - Lịch sử và
Địa lí là những phân môn chuyên môn TNXH.
Trong chương trình tiểu học 2000, Lịch sử và Địa lí
là hai phần của môn Lịch sử và Địa lí nhằm tăng
cường sự kết hợp nội dung gần nhau của hai phần
này.
 Khi tiến hành dạy học môn này, giáo viên cần
tăng cường kết hợp nội dung của hai phần Lịch sử
và Địa lí với nhau bằng nhiều cách:



PHẦN B: NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
 Dạy học những kiến thức dùng chung cho cả hai phần
Lịch sử và Địa lí như kiến thức về bản đồ và cách thức sử
dụng bản đồ... trước khi dạy từng phần riêng.
 Liên hệ những kiến thức gần nhau giữa hai phần Lịch
sử và Địa lí.
Ví dụ: Khi dạy học nội dung thiên nhiên và hoạt
động của con người ở vùng đồng bằng Bắc bộ, giáo viên
liên hệ với nội dung: lý do nhà Lý dời đô ra Thăng Long.


PHẦN B: NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
 Những nội dung tìm hiểu địa phương có thể thực
hiện như sau:
+ Với những bài Lịch sử và Địa lí có nội
dung phản ánh những đặc trưng của địa phương
mình, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh
tìm hiểu, liên hệ với thực tế kỹ hơn.


PHẦN B: NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
+ Tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan ít
nhất một địa điểm ở địa phương để học sinh có thể
thu được những thông tin cần thiết cho bài học Lịch
sử hoặc Địa lí( trường hợp giáo viên không thể đưa
học sinh đi tham quan, nên mời người có hiểu biết ở
lĩnh vực kiến thức liên quan đến nội dung bài học đến

nói chuyện với học sinh)


PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

1. Phần Lịch sử
Về cơ bản, nội dung phần Lịch sử vẫn giữ các chủ đề
như chương trình SGK được biên soạn từ năm 1998. Điểm
mới được thể hiện theo tinh thần sau:
Đảm bảo sự chính xác của các sự kiện Lịch sử, cập
nhật với sự phát triển của khoa học lịch sử.
Tinh giản nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu của mục
tiêu và đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh bằng cách rà soát lại toàn bộ nội dung và được
thể hiện bằng các đoạn chữ in nghiêng, đậm trong SGK


PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

1. Phần Lịch sử

Phần lịch sử lớp 4 không trình bày lịch sử theo một
hệ thống chặt chẽ, mỗi bài là một sự kiện, hiện tượng hay
nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất
định. Sự chọn lọc, cấu trúc và mức độ nội dung như vậy
nhằm đảm bảo mục tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho
môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh.
Tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học - cụ thể là:



PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

1. Phần Lịch sử
+ Tạo điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp
dạy học bằng các hình thức đặt câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt
động ở sau mỗi phần khi cần thiết: trong các câu hỏi ở cuối
bài có câu hỏi gắn liền kiến thức với các hiểu biết trong
thực tiễn của học sinh.
+ Sách giáo viên chú trọng hướng dẫn giáo viên cách
tổ chức các hoạt động dạy học.


PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

2. Phần Địa lí
 Chương trình Địa lí lớp 4 mới( CTTH – 2000) đề cập
đến đặc điểm thiên nhiên, con người với cách thức sinh
hoạt, sản xuất ở 3 miền: Miền núi và Trung du, miền
đồng bằng và miền duyên hải( phân chia theo dạng địa
hình). Cấu trúc như vậy phù hợp với tâm lí nhận thức
thiên nhiên về trực quan của học sinh tiểu học, tránh
được sự trùng lặp kiến thức giữa các vùng.
 Chương trình cũ học cả vùng, chương trình mới chỉ
chọn “ trường hợp mẫu” nhằm tập chung vào một số
biểu tượng tiêu biểu của địa lí đất nước



PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

2. Phần Địa lí
 Cụ thể:
 Ở miền núi và Trung du tập trung dạy về dãy Hoàng
Liên Sơn; Tây nguyên và trung du bắc bộ.
 Ở miền đồng bằng , dạy Đồng bằng bắc bộ và đồng
bằng Nam bộ.
 Ở miền Duyên Hải, chỉ dạy đồng bằng duyên hải
miền trung


PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

2. Phần Địa lí
* Việc chọn “ trường hợp mẫu” tránh được sự quá
tải về kiến thức địa lý và sự trùng lặp kiến thức lớp 4 và
lớp 5. Đồng thời giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để
tổ chức cho học sinh hoạt động. Qua đó học sinh biết cách
tìm hiểu về một hiện tượng, sự vật địa lí cụ thể và làm
quen với phương pháp nghiên cứu địa lý trong mỗi trường
hợp mẫu.


PHẦN B: NỘI DUNG
II. ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4


2. Phần Địa lí

Chương trình còn lưu ý đến mối quan hệ qua lại giữa
các yếu tố tự nhiên với nhau và giữa những yếu tố tự nhiên
với hoạt động của con người. Điều đó giúp cho các em
nắm vững kiến thức địa lí hơn và giúp các em dễ dàng hơn
trong việc giải thích các hiện tượng xẩy ra xung quanh.


PHẦN B: NỘI DUNG
III. SÁCH GIÁO KHOA

SGK mới có khổ sách to hơn SGK cũ, cụ thể
là khổ 17cm x 24 cm giúp trình bày trang sách
thoáng, rõ ràng hơn; tăng cỡ chữ; tăng số lượng kênh
hình và tăng kích thước của bản đồ lược đồ.


III. SÁCH GIÁO KHOA

1/ Phần Lịch sử
Sách giáo khoa cũ
* Về cấu trúc bài
viết
- Thường có 4
thành phần:
Bài viết( Phần nội
dung chính của bài)
Kênh hình
Phần tóm tắt

Câu hỏi cuối bài

Sách giáo khoa mới
* Về cấu trúc bài viết
- Ngoài 4 thành phần cơ bản còn có thêm
phần in chữ nhỏ ở đầu hoặc giữa bài nhằm
nhấn mạnh trọng tâm bài viết hoặc có ý nghĩa
giới thiệu về bối cảnh lịch sử xảy ra hiện
tượng, sự kiện lịch sử, có ý nghiã dẫn dắt sự
kiện hoặc là những dẫn chứng cụ thể để minh
hoạ cho nhận định trong bài viết
( phần này có 11/29 bài)


×