Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

lích sử địa phương đông triều quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.18 KB, 31 trang )

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

QUẢNG NINH
ĐÔNG TRIỀU


Lược đồ Quảng Ninh


NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRỌNG ĐẠI CỦA DÂN
TỘC DIỄN RA TRÊN MẢNH ĐẤT QUẢNG NINH
(TKX – TKXIII)

1. Ba lần đại thắng quân xâm lược trên sông
Bạch Đằng:
- Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán (938).
- Lê Đại Hành Lê Hoàn chiến thắng quân Tống
(981).
- Trần Hưng Đao đại thắng quân MôngNguyên (1288).


NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRỌNG ĐẠI CỦA DÂN
TỘC DIỄN RA TRÊN MẢNH ĐẤT QUẢNG NINH
(TKX – TKXIII)

Đôi bờ sông Bạch Đằng hiện nay vẫn
còn lưu giữ rất nhiều truyền thuyết cùng
các dấu tích, những người địa phương
có công được tôn thờ, các triều đại sau
tôn vinh. Tại huyện Vân Đồn, có đền thờ
những người dân Vân Hải lập công xuất


sắc.


2. Dưới triều Lý, Lý Thường Kiệt tiến quân
qua vùng Đông Bắc này để đại phá quân Tống
ngay tại sào huyệt của chúng.
3. Mở thương cảng Vân Đồn. Cảng ngoại
thương Vạn Ninh - Vân Đồn thịnh vượng
nhiều thế kỷ suốt các triều đại Lý - Trần.
4. Ra đời và phát triển mạnh Thiền phái Trúc
Lâm của đạo Phật trên vùng núi Yên Tử. Yên
Tử - Quỳnh Lâm trở thành trung tâm Phật
giáo lớn của Việt Nam thời Trần.


Cây lim Giếng Rừng (Cây lim cổ


Hai cây lim này có tuổi thọ trên 700
năm cùng với các địa danh cổ còn
lưu lại đến ngày nay tại thị trấn
Quảng Yên, huyện Yên Hưng như:
Sông Rừng, Bến Rừng, Chợ Rừng,
Giếng Rừng... chứng tỏ vùng đất
ven sông Bạch Ðằng là những cánh
rừng cổ mà dấu vết còn lại đến nay
có liên quan mật thiết với các trận
địa cọc trên sông Bạch Ðằng năm
xưa



Tương truyền rằng trong khi đi
thị sát địa hình chuẩn bị chiến
trường, Trần Hưng Ðạo đi qua
bến đò gặp bà cụ bán hàng
nước và hỏi, bà đã cung cấp
cho Trần Hưng Ðạo lịch triều
con nước, địa thế dòng sông
và bà đã mách dùng chiến
thuật hoả công để đánh giặc.
Sau khi thắng trận, Trần Hưng
Ðạo đã quay lại bến đò tìm bà
cụ bán hàng nước thì không
thấy nữa, ông đã xin vua Trần
phong sắc cho bà là "Vua Bà“.
Miếu Vua Bà


Cọc Bạch Đằng


Cọc gỗ Bạch Đằng

10


Di tích bãi cọc chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, tại xã Yên Giang,
Yên Hưng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

11



Làng quê Hà Nam bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử12


Bến cảng Vân Đồn


• Thương cảng Vân Đồn, không chỉ là nơi giao
thương, buôn bán mà còn địa danh ghi lại những
chiến công oanh liệt chống ngoại xâm của vua tôi
nhà Trần. Trận Vân Đồn năm 1288 trên dòng sông
Mang (Quan Lạn) gắn liền với tên tuổi của danh
tướng Trần Khánh Dư, dưới sự chỉ huy của ông,
quân dân nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền lương
của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng vào
chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288.
• Năm 1149 vua Lý Anh Tông của nhà Lý chính thức
lập trang Vân Ðồn. Vân Đồn thành thương cảng
đầu tiên của Đại Việt giao thương với các nước
trong khu vực Đông Á và Thế giới như: Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia ...
Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt 3 triều
đại Lý - Trần - Hậu Lê (Lê sơ) rồi suy thái và bị
lãng quên vào thời nhà Mạc.


Đến thời Trần, vân Đồn phát triển tới hưng thịnh
thúc đẩy các bến thuyền cổ trung chuyển hàng
hoá: hương liệu, gốm sứ, lâm thổ sản... hình

thành dọc ven sông Bạch Đằng, Cửa Lục cho
tới các đảo Cống Đông, Quan Lạn. Tại đảo
Cống Đông (nay là xã Thắng Lợi), các nhà khảo
cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều công trình
kiến trúc Phật giáo quy mô thời Trần như chùa,
tháp, nhiều di vật bia đá, lan can, chân kê cột...
Đây là những minh chứng rõ nhất cho sự phát
triển phồn thịnh về thương mại dưới triều nhà
Trần.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Vân Đồn đã nhiều
lần thay tên và có lúc là huyện, lúc là châu...
Đến ngày 23 tháng 3 năm 1994, Vân Đồn được
chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam đổi tên là huyện Vân Đồn.


Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa
Phù Vân và đạo sỹ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây.
Nhưng Yên Tử thực sự trở thành trung tâm Phật giáo từ khi
vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành
và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt
Nam đó là phái thiền phái Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ
nhất với pháp danh: Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
(1258-1308), ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn
nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh,
giảng đạo. Sau khi ông qua đời, Pháp Loa Ðồng Kiên Cương
(1284-1330) kế tục sự nghiệp trở thành vị tổ thứ hai của phái
Trúc Lâm. Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt
Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo sửa
chữa nên khu di tích Yên Tử là kết tinh, sự hội tụ của nền

văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và
các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại.


Cụm di tích Yên Tử




Vịnh Hạ Long


Cầu Bãi Cháy





Chùa tọa lạc ở xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh. Được khởi dựng từ thời Lý, Chùa từng là nơi trụ trì
của nhiều vị Thiền sư danh tiếng như Quốc sư Nguyễn
Minh Không (đời Vua Lý Thần Tông), Thiền sư Pháp Loa
(đời Vua Trần Minh Tông), Thiền sư Chân Nguyên (thời Hậu
Lê)... và trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước từ
lúc Thiền sư Pháp Loa lập Viện Quỳnh Lâm vào năm 1317.
Sân trước chùa có nhiều tháp cổ, trong đó có tháp Tuệ
Quang là tháp mộ Thiền sư Chân Nguyên dựng năm 1726.
Đặc biệt, chùa còn giữ một tấm bia thời Lý cao 2,43m,
ngang 1,54m khắc chữ hai mặt và một số di vật bằng đá,
đất nung cổ. Chùa hiện được Đại đức Thích Đạo Quang tổ

chức trùng tu mở rộng. Năm 1995, chùa đã xây nhà bia và
nhà thờ Trúc Lâm Tam Tổ. Chùa đã được Bộ Văn hóa công
nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.


×