Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.89 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ ĐẦU

Không một quốc gia nào ra đời mà không có sự hiện diện của nhà nước kèm
theo nó. Bởi lẽ nhà nước chính là một tổ chức quyền lực đặc biệt, được sinh ra
với mục đích trên hết là duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển. Trong quá trình
thực hiện công việc quản lý hành chính của mình, đặc biệt là trong sự phát triển
mạnh mẽ của xã hội hiện đại nhà nước đã phải vận dụng một cách mềm dẻo,
linh hoạt và có hiệu quả những phương pháp quản lý hành chính nhà nước để
đạt được kết quả quản lý tốt nhất. Nhà nước dung pháp luật để quản lý đất nước
và kết quả của viêc quản lý hành chính nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động ban hành và tính chính xác của việc ban hành quyết định hành chính. Các
quyết định được cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành giúp cho bộ
máy hành chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền và nghĩa vụ của công
dân được hiện thực hóa và bảo vệ bởi nhà nước. Quyết định hành chính chính là
một loại quyết định pháp luật mang trong mình nó quyền lực của nhà nước.
Chính vì lý do đó mà từng loại quyết định hành chính có từng vai trò cụ thể
trong việc quản lý hành chính nhà nước. Vậy như thế nào là quyết định hành
chính, quyết dịnh hành chính gồm có những loại nào và vai trò của nó như thế
nào trong việc quản lý hành chính nhà nước? Đó chính là vấn đề cần làm rõ ở
đây.

2


B. NỘI DUNG
I.



Khái niệm quyết định hành chính

Trong thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng đang tồn tại rất nhiều quan điểm
về khái niệm quyết định hành chính. Theo sự giải thích của Từ điển tiếng Việt
thì “quyết định” là định một cách chắc chắn, với ý nghĩa nhất định phải thực
hiện. Vậy thế nào là quyết định hành chính? Có một số quan điểm về nó như
sau:
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “quyết định hành chính được
hiểu là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước
trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình
thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành
chính nhà nước trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Tại khoản 1 điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996
quy định: “quyết định hành chính quy định trong pháp lệnh này là quyết định
bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chính phủ, văng phòng chủ tịch
nước, văn phòng quốc hội, cơ quan nhà nước địa phương, các tòa án nhân dân,
viện kiểm sát nhân dân các cấp được áp dụng một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể”
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì “Quyết
định hành chính là văn ban do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết
định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”
Theo quy định tại khoản 8 điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì: “Quyết định
hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối
với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.

3


Và theo khái niệm trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Trường Đại
học luật Hà Nội thì: “Quyết định hành chính là một dạng quyết định của pháp
luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua
những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình
thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện
pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đưa ra những chủ
trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải
quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước”.
Và theo quan điểm của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì: “quyết định
hành chính là quyết định pháp luật do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
ban hành theo trình tự do pháp luật quy định, nhằm đưa ra những chủ trương,
biện pháp quản lý hoặc đặt ra các quy tắc xử sự, các mệnh lệnh pháp luật cụ thể
để giải quyết công việc phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.”
II.

Đặc điểm của quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật nên mang đặc

điểm chung của một quyết định pháp luật và những đặc điểm riêng của quyết
định hành chính.



Đặc điểm chung
Quyết định hành chính mang tính chất pháp lý.

Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước.
Những đặc điểm riêng

- Quyết định hành chính mang tính dưới luật.
- Quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành.
- Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú.
- Quyết định hành chính có nhiều tên gọi khác nhau theo quy định của pháp
luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…
III.

Các loại quyết định hành chính
4


Việc phân loại quyết định hành chính thường được căn cứ vào tính chất
quyết định hành chính làm tiêu chí để phân loại. Mục đích của sự phân loại
quyết định hành chính là để nghiên cứu sâu hơn về nó và đồng thời để tổ chức
ban hành thực hiện quyết định hành chính một cách có hiệu quả.
-

Dựa vào tính chất pháp lý và nội dung quyết định

Đây chính là cách phân loại cơ bản nhất và có tính thực tiễn nhất. Theo tiêu
chí này thì quyết định hành chính được chia thành các loại sau: Quyết định hành
chính chủ đạo; quyết định hành chính quy phạm và quyết định hành chính cá
biệt.
-

Dựa theo thẩm quyển ban hành


Theo tiêu chí này quyết định hành chính sẽ bao gồm các loại sau: quyết định
hành chính của Chính phủ; quyết định hành chính của Thủ tướng chính phủ;
quyết định hành chính của các Bộ và cơ quan ngang bộ; quyết định hành chính
của UBND các cấp; quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND; quyết định hành chính liên tịch.
-

Dựa vào tính chất của mệnh lệnh trong quyết định

Theo đó quyết định hành chính bao gồm: quyết định cấm đoán; quyết định cho
phép; quyết định điều chỉnh sửa đổi.
-

Dựa vào cấp hành chính, quyết định hành chính bao gồm: quyết định hành chính
của cấp hành chính trung ương; quyết định hành chính của cấp hành chính địa

phương.
- Dựa vào lĩnh vực thì quyết định hành chính bao gồm: quyết định hành chính nhà
nước về kinh tế; quyết định hành chính nhà nước về giáo dục; quyết định hành
chính nhà nước về y tế; quyết định hành chính nhà nước về văn hóa.
- Dựa vào thời hạn có hiệu lực thì quyết định hành chính chia thành: quyết định
có hiệu lực lâu dài; quyết định có hiệu lực trong thời gian nhất đinh; quyết định
có hiệu lực một lần.
- Dựa theo thể thức, hình thức thực hiện thì sẽ bao gồm: quyết định hành chính
thể hiện dưới dạng văn bản; quyết định hành chính nhà nước hoặc để giải quyết
5


những việc khẩn cấp, gấp rút; quyết định hành chính thể hiện dưới dạng ký hiệu,
biển báo, tín hiệu.

 Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định khác
Để tránh sự nhầm lẫn quyết định hành chính với các loại quyết định khác thì
chúng ta cần phải phân biệt nó với các loại quyết định khác.
 Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp

Việc phân biệt hai loại quyết định này trước tiên là căn cứ vào thủ tục, trình
tự ban hành. Vì đây là hai loại quyết định do các chủ thể thuộc hai hệ thống cơ
quan nhà nước khác nhau ban hành để thực hiện quyền lực của nhà nước.
 Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp

Cũng tương tự đây cũng là hai loại quyết định do hai hệ thống cơ quan khác
nhau ban hành. Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết
định cá biệt dưới hình thức là những bản án hoặc quyết định của Tòa án, quyết
định của Viện kiểm sát. Tuy nhiên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song
rất hạn chế về chủ thể. Ngoài các quyết định nêu trên, các cơ quan tư pháp còn
ra các quyết định hành chính để giải quyết công việc nội bộ hoặc thực hiện một
số quyền quản lý hành chính được pháp luật quy định.
Về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành của hai loại quyết định này cũng
khác nhau. Quyết định của cơ quan tư pháp phải tiến hành các thủ tục theo quy
định của Luật tố tụng.
 Phân biệt quyết định hành chính với các loại giấy tờ, văn bản và các phương tiện

có liên quan khác trong hoạt động hành chính
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa quyết định hành chính với các loại giấy
tờ trên là tất cả các loại giấy tờ nói ở đây đều không có chức năng pháp lý là làm
thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật dù dưới bất cứ hình thức nào.
 Và khác với các loại hợp đồng, các quyết định hành chính do các chủ thể hoạt

động hành chính có thẩm quyền ban hành một cách đơn phương; còn hợp đồng,

như tên gọi của nó, là sự thỏa thuận của các bên, mang tính bình đẳng.
6


IV.
1.

Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước
Quyết định hành chính đề ra những chủ trương chính sách lớn trong quản lý
hành chính
Các quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính
nhà nước, thông qua quyết định hành chính mà cơ quan quản lý hành chính nhà
nước đề ra các chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lý hành
chính nhà nước. Nhiều quyết định hành chính quan trọng của chính phủ đã được
đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực. Điển hình như nghị quyết số
11/2011/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội.

2.

Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa luật,
thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Trong thực tiễn hiện nay, chúng ta có thể thấy được rằng nhiều khi cũng có
những quy định lập pháp chỉ điều chỉnh mức độ chung chung, trong khi đó hành
pháp cần sự cụ thể và linh hoạt để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó hoạt động lập pháp bao giờ cũng tồn tại kèm
theo đó là hoạt động lập quy để bảo đảm sự ổn định, mềm dẻo, linh hoạt trong
các quan hệ xã hội.
Quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí của nhà
nước, nó là phương tiện không thể thiếu của cơ quan quản lí của nhà nước để

thực hiện chức năng quản lí của mình.
Quyết định có vài trò quan trọng trong việc truyền tải chủ trương, chính sách
lãnh đạo của Đảng vào quản lí hành chính nhà nước. Có thể nói, ở một mức độ
nào đó, pháp luật chính là sự thể chế hóa các quan điểm, chính sách của nhà
nước. Những chủ trương, đường lối chính trị định hướng cho hoạt động xây
dựng pháp luật, định hướng nội dung pháp luật. Nếu pháp luật không kịp thời
thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước thành các quy phạm pháp luật
thì có thể làm chậm trễ quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mục đích của nhà nước
đặt ra trong việc quản lí và nghiêm trọng hơn là có thể làm sai lệch đi định
7


hướng chính trị trong quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Với tư cách là công cụ
điều chỉnh trực tiếp tác động vào các quá trình xã hội, quyết định hành chính
phải thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước, các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, một mặt phải bảo đảm sự phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, mặt khác phải tích cực mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện các quyền của công dân.
Luật là loại văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ
bản, quan trọng. Chúng chỉ thực sự đi vào đời sống, phát huy toàn bộ hiệu lực
của mình khi được cụ thể hóa, chi tiết hóa. Nếu không được hiện thực hóa thì
chỉ làm chậm quá trình đưa luật vào đời sống mà còn có thể gây ra những hậu
quả khác do các quan hệ xã hội cơ bản quan trọng không được điều chỉnh kịp
thời. Vì vậy, quyết định hành chính có vai trò rất quan trọng đó chính là cụ thể
hóa, chi tiết hóa luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội.
3.

Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan
hệ phát sinh trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì sự biến đổi các quan hệ xã hội ngày càng

phức tạp. Để đảm bảo điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách kịp thời đòi hỏi
các quy phạm pháp luật cũng phải thay đổi theo. Kéo theo đó các quyết định
hành chính cũng thay đổi theo để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội sao cho phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh của xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng các quyết
định hành chính ngày càng xuất hiện nhiều và chiếm số lượng lớn trong các
quyết định pháp luật. Các quyết định hành chính này đã bao quát điều chỉnh hầu
hết các mối quan hệ phát sinh trong xã hội. Quyết định hành chính ngày càng
được nâng cao về chất lượng để điều chỉnh một cách kịp thời, có hiệu quả các
quan hệ xã hội và góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định, phát
triển xã hội.

4.

Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong
dời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
8


Để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lí thì số lượng
và nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền
ngày càng tăng. Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật nên
mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, vì thế mà họ phải làm theo để
tạo ra trật tự và sự ổn định cho xã hội theo đúng như mục đích ban hành của chủ
thể có thẩm quyền ban hành trong việc quản lý xã hội. Các biện pháp chế tài của
luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị người vi phạm đó đồng thời
ngăn chặn những hành vi mới xảy ra. Chính nhờ đó mà trật tự an toàn xã hội
mới được đảm bảo và xã hội có thể phát triển một cách ổn định và bền vững.
V.

Thực trạng

Hiện nay có nhiều quy định về trình tự ,thủ tục ban hành quyết định hành

chính nhưng vẫn còn có một số quyết định hành chính chưa được quy định rõ
trình tự, thủ tục. Quy định thủ tục hành chính trong một số đạo luật chuyên
ngành vẫn chưa được chặt chẽ; hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hỏng và còn
thiếu các nguyên tắc chung về trình tự , thủ tục ban hành quyết định hành chính
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Việc ban hành các văn bản xử lý các vụ việc hành chính trong các lĩnh
vực đều có những hướng dẫn nhất định. Tuy nhiên các văn bản luật quy định về
văn bản dưới luật này mới chỉ quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh theo
ngành, lĩnh vực. Trong đó có lĩnh vực được quy định, có lĩnh vực lại không
được quy định, có lĩnh vực được quy định chặt chẽ, có lĩnh vực quy định chưa
chặt chẽ có quy định cũng như không. Và cũng có nhiều trường hợp ban hành
sai thẩm quyền sai mục đích. Chính những lý do trên đã tạo nên cơ chế về ban
hành và thực thi quyết định hành chính không thống nhất. Vì thế để quyết định
hành chính phát huy được hết vai trò của mình trong quá trình quản lý xã hội thì
việc ban hành các quyết định đòi hỏi phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý.

9


C. KẾT LUẬN

Thông qua những phân tích trên về quyết định hành chính, chúng ta có thể
thấy được rằng quyết định hành chính đóng vai trò to lớn trong quản lý hành
chính nhà nước. Để phát huy hết vai trò của quyết định hành chính, thì trong quá
trình ban hành các chủ thể có thẩm quyền cần đặc biệt quan tâm đến tính hợp
pháp và hợp lý của nó. Bởi lẽ quyền hành pháp luôn luôn đặt dưới sự kiểm soát
của quyền lập pháp và tư pháp. Và cùng với đó thì hoạt động quản lý hành chính
nhà nước chỉ đem lại hiệu quả cao và phát huy tốt vai trò của nó khi những

quyết định hành chính được ban hành một cách kịp thời để cụ thể hóa pháp luật
và bắt kịp với sự thay đổi của điều kiện thực tế. Chính vì thế mà các quyết định
hành chính cũng đòi hỏi phải có sự chính xác và nâng cao chất lượng của việc
ban hành để không chỉ dừng lại ở mục đích giải thích luật, cụ thể hóa luật mà
còn có thể trở thành phương thức bổ sung, hoàn thiện luật, để đưa các quy định
của pháp luật đi sâu vào thực tiễn đời sống xã hội. Để đảm bảo được những mục
đích trên chúng ta cần nâng cao kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,
công chức bởi họ chính là những người trực tiếp áp dụng quy phạm pháp luật,
những người trực tiếp thay mặt nhà nước thi hành pháp luật và đưa pháp luật
vào đời sống. Chỉ khi đảm bảo được những diều trên thì quyết định hành chính
mới có thể phát huy hết vai trò của mình đem lại những tác động tích cực và
hiệu quả trong việc quản lý hành chính nhà nước và toàn xã hội.

10


TÀI KIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội.
3. Bài viết về quyết định hành chính trên website luatduonggia.vn
4. Bài viết về quyết định hành chính trên website luatminhkhue.vn

11



×