Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo thực hành tuyến điểm du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH TUYẾN
ĐIỂM DU LỊCH 1
ĐỀ TÀI: TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HIẾU TÍN

SINH VIÊN: NGUYỄN VĂN SỰ
MSSV: 31403238
LỚP: 14030303

Tp. Hồ Chí Minh,tháng 08 năm 2016


VƯƠNG QUỐC CÁC LOÀI RẮN




LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô và công ty du lịch Toàn
Cầu đã tạo cơ hội cho chúng em có được nhiều kiến thức bổ ích và những giờ giải trí đầy
thú vị. Em cũn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Hữu Tín đã hướng dẫn
chúng em hoàn thành bài báo cáo thực hành tuyến điểm du lịch 1
Đúng vậy! Hồ Chủ Tịch đã từng nói:”Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô
ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Với những kiến thức lí thuyết vô cùng
bổ ích của môn tuyến điểm du lịch 1, nhà trường đã phối hợp với đơn vị công ty du lịch
Toàn Cầu đã tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận kiến thức về các tỉnh miền tây một cách sâu


sắc và đầy đủ nhất. Qua đó, sinh viên đã có cái nhìn thực tế và toàn diện hơn về tính cách,
lối sống, sinh hoạt, con người miền tây tại nơi tham quan, giúp sinh viên biết thêm nhiều
điều thú vị về các tên gọi miền tây. Và để kiểm tra quá trình tiếp thu kiến thức trong suốt
quá trình thực hành, nhà trường và khoa KHXHNV đã tạo điều kiện cho chúng em lựa chọn
một trong những chủ đề miền Tây mà chúng em yêu thích. Trong quá trình làm bài báo cáo
vẫn có sai sót nhỏ mong quý thầy cô đóng góp ý kiến cho em để bào báo cáo của em thêm
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

T r a n g 5 | 28
T r a n g 5 | 28


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

T r a n g 6 | 28
T r a n g 6 | 28


MỤC LỤC
Phần 1: Sơ đồ tuyến điểm thực tập
Ngày 1

6

6

Ngày 2 7
Ngày 38
Ngày 4 9
Ngày 5 10

Ngày 6

11

Phần 2: Trại rắn Đồng Tâm- VƯơng quốc của các loài rắn

12

1. Lí do chọn đề tài 13
2. Giới thiệu về trại rắn Đồng Tâm

14

3. Cấu trúc trại rắn
15
4. Một sô loài rắn tiêu biểu
16
4.1 rắn hổ mang chúa16
4.2 rắn lục đuôi đỏ 17
4.3 rắn hổ mèo
17
4.4 rắn cạp nong
17
5. cách phòng tránh và chữa trị khi rắn căn 19
5.1 biện pháp phòng tránh
5.2 Sơ cứu khi bị rắn cắn
19
6. nhiệm vụ của trại rắn Đồng Tâm
20
7. vai trò của trại rắn đối với ngành du lịch miền tây Nam Bộ

Phần 3: Phụ lục hình ảnh
21

20

T r a n g 7 | 28
T r a n g 7 | 28


PHẦN 1: SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM THỰC TẬP
NGÀY 1:
Tiền Giang

L.A

Đh tdt

Đại lộ Nguyễn Văn Linh

QL1

Khu di
tích
mộ
TL
8 phó
cụ
6
Nguyễn
Sinh Sắc


QL
1A

S.
V
à
m

CT01

Đồng

Thị xã Cây
TL87
5

QL1A

Q
L1

Q
L3

Mekong rest stop

TP.Cao Lãnh

Phạm Hữu Lầu


TL
65

TP. Long Xuyên

An Giang
H
L

Phạm Hữu Lầu

TL942

TL
9
4

PH
À
AN


TL
8
4

QL91

Q

L

TL87

TL
94

Ki
nh
4


n
Lộ
Ki
ều

ơ

TL943

Nhà hàng Long Xuyên

TP. Châu Đốc

Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa cổ Tây An, khu di tích
Lăng Thoại Ngọc
T rHầu,
a n khách
g 8 |sạn28Hạ Long


T r a n g 8 | 28


NGÀY 2:

Tân Lộ Kiều Lương

QL80

Tu
yế
n
trá
nh
Ch
âu
Đố
c-

Tỉnh Kiên Giang

K
ê
n
h

QL91

Thạch động Thôn Vân


QL80

Q
L9

Hữu Nghị

Đường N1
Kênh Vĩnh Tế

Cửa khẩu quốc tế Xà Xía

Lăng mộ
Mạc Cửu,
chùa Phù
Dung,
khách sạn
Pháo Đài.

Võ Văn Ý
Q
L

QL80
Ba


S



Mũi Nai

T r a n g 9 | 28
T r a n g 9 | 28


NGÀY 3:

TP. Rạch Giá
QL80

TL1

TL11

Hòn

Khu du lịch Hòn Phụ Tử

QL80

Mạc Cửu

Nhà hàng Hoa Biển

Tỉnh Cà Mau

QL80


Đền thờ Nguyễn
Trung Trực

QL
61
Q
L6

S.

i
Lớ

QL63

Đường Xuyên Á

Ng
ô
Q
uy

TL961

Q
L6

TP. Cà Mau

T r a n g 1 0 | 28

T r a n g 1 0 | 28

Khách
sạn
Best
CM


NGÀY 4:

Phan
QL63
Ngọc Hiền

K
ê
n
h
L

QL1A

u
Tấ
n

S.
Bả
y



Năm Căn

TP. Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu

QL1A

TL31

Cao Văn Lầu

Nhà Thờ cha Diệp

Ninh Bình

Ninh Bình
Đ
ư

ng

Đườ
ng

Thị
Sáu

Khu Lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu


Cao Văn Lầu

TL
31

Chùa Xiêm Cán

Nhà Công tử Bạc Liêu,
khách sạn Bạc Liêu

T r a n g 1 1 | 28
T r a n g 1 1 | 28


NGÀY 5:
Tỉnh Sóc Trăng
Cao Ninh
Văn Lầu
QL1A
Bình
TL
38

Quan Âm Phật Đài

TrầnNinh
Phú Bình

Cao Văn Lầu


TP. Sóc trăng

Trần Hưng Đạo
D
ư
ơn
g
Mi
nh


n
Ng
ọc
Ch

Chùa Dơi

Lê Hồng
Phòng

Hai bà Trưng

Chùa Đất Sét

Tỉnh Hậu Giang
Cần Thơ
Thị Xã Ngã bảy
QL1A Tôn Đức Thắng


QL6

Hùng Vương

Quang Trung

30/4
Na
m

Kh
ởi
Ng
hĩa

T r a n g 1 2 | 28
T r a n g 1 2 | 28

Khách
sạn Hậu
GIang


NGÀY 6:

TP. Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long
B
ếQL1A

QL1A
n
p
h
à

S.
Tr
à

Cầu Cần Thơ

Rạch Gầm

Trư
ơn
g
Địn

TP. Mỹ Tho

Tỉnh Tiền Giang

Ngã ba trung lương

Cầu Mỹ

QL6

TL

87

TL864
30
/4

Đư
ờn
g
87

Đại

thu
ốc
Hồ
ng
Phú
c

Trại rắn Đồng Tâm

Tỉnh Long An
TP. Tân An
TP. Tân An
Đường 870
ĐH Tôn
Đức Thắng

CT

01

TL878

CT01

Rẻ phải:
Lộ trình đi:

TÊN ĐƯỜNG

Rẻ trái:


N
Đ
Ư


Nguyễn Văn Linh

T
Ê
N
Đ
Ư

T r a n g 1 3 | 28
T r a n g 1 3 | 28


Ấp Bắc


PHẦN 2: TRẠI RẮN ĐỒNG TÂMVƯƠNG QUỐC CỦA CÁC LOÀI RẮN

1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tiền giang là một trong những tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được xem là
trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam. Với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung
tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại
giống cây trồng và vật nuôi. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của vùng. Đến
với Tiền Giang các bạn khộng thể không đến với những địa danh mang đậm dấu ấn sông
nước Miền Tây như: chùa Vĩnh Tràng, chợ nỗi Cái Bè, cù lao Thới Sơn, Vườn cây trái Vĩnh
T r a n g 1 4 | 28
T r a n g 1 4 | 28


Kim… và đặc biệt hơn nữa, là tại vùng đất này có một nơi mà bạn nhất định phải đến một
lần đó là trại rắn Đồng Tâm, đây được xem là trại rắn lớn nhất Việt Nam với hơn 400 loài
rắn các loại, đây được xem là vương quốc của các loài rắn. Dù bạn là người yêu rắn hay
ghét rắn thì hãy thử đến đây một lần. Bởi khi bạn bước chân vào đây bạn sẽ lạc vào thế giới
toàn rắn với rắn.
Đến với trại rắn Đồng Tâm, các bạn sẽ được tìm hiểu những tập tính sống của loài rắn từ
cách săn mồi, sinh sản, quá trình bài tiết đến những triệu chứng của nạn nhân khi bị rắn cắn.
Chính những điều thú vị đó mà trại rắn Đồng Tâm luôn là điểm đến thu hút của các bạn học
sinh sinh viên muốn nghiên cứu và tìm hiểu về các loài rắn này.

2. GIỚI THIỆU VỀ TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM:

Trại rắn Đồng Tâm nằm trên khu đât rộng 30 ha, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 9km về
phía tây. Trước đây vùng đất này chính là căn cứ của quân đội Mỹ trước năm 1975, nay
thuộc xã Bình Đức Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Nơi đây được xem là trung tâm
nuôi trồng và chế biến dược liệu quân khu 9 với hơn 400 loài rắn ,mà người dân quen gọi là
trại rắn Đồng Tâm
Được thành lập vào năm 1977 theo sáng kiến của trung tá Trần Văn Được- một người có
kiến thức uyên bác về rắn và say mê với công việc nguy hiểm này. Trung tá Được muốn xây
dựng một trại rắn đa dạng để lấy huyết thanh kháng nọc rắn và góp phần vào việc xuất khẩu
nọc rắn.
T r a n g 1 5 | 28
T r a n g 1 5 | 28


Trong không gian rộng khoảng 30ha xanh mát của những cây cổ thụ cao vút là một khu du
lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn. Đến đây bạn như lạc vào “mê cung rùng rợn” nhưng đầy
hấp dẫn, một thế giới chỉ có rắn và rắn.
Đến với trại rắn Đồng Tâm là đến với bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, bảo tàng này
được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là Bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, nơi
lưu giữ nhiều loài rắn nhất Việt Nam với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở đồng bằng Sông Cửu
Long. Trong đó, đáng kể nhất là rắn hổ chúa 17 tuổi, dài 4,2m, nặng 18kg.
Đến với trại rắn du khách có thể thưởng thức những món ăn được chế biến từ rắn như: rắn
hầm sả, rắn sả ớt… trại rắn Đồng Tâm còn là nơi cung cấp thịt rắn cho các nhà hàng khách
sạn ở Tiền Giang và các vùng lân cận, ngoài ra còn bán các sản phẩm từ rắn như cao rắn,
rắn ngâm rượu…
Trại rắn Đồng Tâm được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động năm 1989.
Ngoài việc tham quan rắn và các loại thú quí hiếm còn là dịp để du khách tìm hiểu thêm về
những cây thuốc nam là nguồn dược liệu vô cùng quí giá đang được lưu trữ và nhân giống
để phục vụ chữa bệnh cho quân và dân. Với những lợi thế này , hàng năm Trung Tâm đã
đón nhận hàng ngàn học sinh, sinh viên các trường ở Tiền Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh
…, đến tham quan học tập, nghiên cứu. Vé vào cổng là 25.000 đồng/người đối với người

lớn và 15.000 đồng/người đối với trẻ em.

3. CẤU TRÚC VỀ TRẠI RẮN:
Trại rắn Đồng Tâm được chia làm 3 khu: khu nuôi trăn, khu nuôi rắn độc và khu nuôi rắn
theo kiểu hồ nước.
Khu đầu tiên là khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước, bốn bề đều được xây tường có trán
gạch men, bên trong người ta đào một hố sâu, xăm xắp nước , ở giữa trồng thêm những bụi
cây um tùm đây là nơi trú ẩn của các loài rắn. Ở đây có một điều thú vị là tại sao người ta
lại bố trí thêm một ít nước trong hồ? Sở dĩ có một chút nước như vậy nhằm không cho rắn
bò lên khỏi thành hồ. Để cho du khách thấy rõ hơn thì hướng dẫn viên dùng một cây sắt dài,
một đầu có móc, sau đó người hướng dẫn sẽ nhẹ nhàng móc những con rắn đưa về phía du
khách để giới thiệu đặc tính sinh trưởng, sinh sản, cùng những hoạt động tương thích của
nó…
T r a n g 1 6 | 28
T r a n g 1 6 | 28


Ở khu rắn kiểu đảo hồ nước này ngươi ta thường nuôi những loài rắn ít độc hoặc không có
độc như: rắn lục, rắn gáo, rắn ri voi, rắn ri ca… thức ăn của chúng là ếch, nhái, ểnh ương…
Rời khỏi khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước, ta theo chân hướng dẫn viên vào khu nuôi
trăn. Điều đầu tiên bạn thấy ở khu nuôi trăn này là, mỗi con trăn được nuôi vào một cái lồng
tách biệt nhau. Thức ăn của chúng là vịt, gà… tần suất ăn thông thường là một tuần một
con. Mục đích của việc nuôi trăn là để lấy mỡ trị bệnh, hay để thịt.
Cuối cùng là khu nuôi rắn độc, có thể nói đây là trung tâm của trại rắn này, tại đây đang
nuôi dưỡng hàng trăm con rắn độc như rắn hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, rắn hổ mái gầm…
Đặc biệt là rắn hổ mang chúa, một loại rắn cực độc, được xếp bậc “E” trong Sách Đỏ Việt
Nam. Chúng được nuôi trong những chiếc chuồng riêng biệt. Để nuôi được những con rắn
này là cả một kì công, người nuôi rắn độc phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong
việc nuôi rắn. Khi mở cửa chuồng để chăm sóc rắn thì phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng và
chậm rãi để con rắn đang đói không phóng ra ngoài, hoặc cắn người, theo như người hướng

dẫn viên cho chúng tôi biết thì trung tâm có đến vài trăm con rắn hổ chúa, một con rắn hổ
chúa ăn 1,5kg rắn tạp/lần. Ngoài ra, ở đây còn nuôi cá sấu, ba ba, cáo, gấu, công, đà điểu,
nhím, kỳ đà, vượn má vàng…

T r a n g 1 7 | 28
T r a n g 1 7 | 28


4. MỘT SỐ LOÀI RẮN TIÊU BIỂU:
Dưới đây là một số loài rắn độc tiêu biểu trong trại rắn Đồng Tâm
4.1 Rắn hổ mang chúa(tên latin: Ophiophagus hannah)
Là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt
đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài
tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m. Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những
loài rắn khác, loài rắn này còn ăn thịt đồng loại thậm chí là con của chúng. Vì vậy tại trại
rắn Đồng Tâm, khi rắn bắt đầu đẻ thì người ta sẽ tách những quả trứng riêng để ấp chư
không cho rắn mẹ ấp như thông thường. Điều đặc biệt của loài rắn này là quá trình lột xác
của chùng. Tùy theo môi trường sinh sống mà da rắn hổ mang chúa có màu sắc khác nhau,
thông thường rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu, còn rắn
sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có màu xẫm tối. Chu kỳ lột da của
rắn hổ mang chúa trưởng thành khoảng 4 - 6 lần trong năm, còn rắn con lột da mỗi tháng.
Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu rắn chuẩn bị bước vào thời kỳ lột da là đôi mắt. Đôi mắt không
còn trong suốt mà biến thành màu sữa đục. Đến khi đôi mắt trong trở lại là rắn bắt đầu lột
xác.
Tại trại rắn Đồng Tâm, họ nuôi rắn hổ mang chúa nhằm lấy nộc độc của chúng để tạo ra
huyết thanh kháng độc, mỗi lần lấy nọc rắn chỉ từ 1 đến 2 giọt nọc/con. Mỗi năm, một con
rắn chỉ cho khoảng mười mấy giọt nọc. 10 gram nọc rắn có thể điều chế một lượng huyết
thanh đủ phục vụ nhu cầu cả nước trong 1 năm. Tuy nhiên, chỉ với 1gram nọc rắn là có thể
giết chết 165 người với trọng lượng trung bình 60kg/người. Nọc độc của rắn hổ mang chúa
chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), được biết như haditoxin và một vài hợp

chất khác. Khi bị rắn cắn nạn nhân sẽ có các triệu chứng như đau nhức, mờ mắt, chóng
mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến đến hệ tuần
hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp, Vết cắn
của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút.
Do quá trình công nghiệp hóa và nạn phá rừng, số lượng rắn hổ mang chúa ngày càng bị sụt
giảm đáng kể. Vì vậy nó được thế giới liệt kê tại phụ lục II trong Công ước CITES và được
xếp bậc”E” trong sách đỏ Việt Nam
T r a n g 1 8 | 28
T r a n g 1 8 | 28


*Tại trại rắn Đồng Tâm còn lưu giữ một tiêu bản của rắn hổ mang chúa với tuổi thọ sinh
sống là 18 năm, dài 4,3m và nặng hơn 20kg, trong suốt 18 năm được nuôi, rắn hổ mang
chúa này cho kỷ lục với 72 lần với 72 ml nọc độc. Ngoài con rắn hổ mang chúa đã chết
được làm tiêu bản trưng bày ở bảo tàng, trại rắn Đồng Tâm còn có 4 con hổ mang “khủng”,
tuổi từ 13-16 và nặng hơn 10kg và dài gần 4m.

4.2 Rắn lục đuôi đỏ(tên khoa học:Trimeresurus albolabris)
Là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa
khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Điều thú vị của loài rắn này là chúng đẻ con,
khi mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất. Khi bị rắn cắn nạn
nhân sẽ có các triệu chứng sau: sưng nề tại chỗ cắn, máu chảy liên tục không tự cầm đươc,
đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ
mơ, thiểu niệu, vô niệu… người nhà nạn nhân phải kịp thời đưa nạn nhân đến trụ sở y tế gần
nhất để sơ cứu và chuyển lên bệnh viên chuyên về chống độc. Năm 2014, rắn lục đuôi đỏ
xuất hiện ở nhiều khu dân cư và tấn công đồng loạt trên diện rộng ở Việt Nam, nguyên nhân
là do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu.

4.3 Rắn hổ Mèo( (tên khoa học Naja siamensis):
Là loài rắn hổ mang cỡ trung bình với cơ thể khá dày. Màu sắc cơ thể của loài này có thể

thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các đốm trắng có thể
phủ hầu hết của con rắn. Con trưởng thành trung bình dài 0,9 đến 1,2 mét. Loài rắn này nổi
tiếng với khả năng phung nọc độc xa đến 2m. vết cắn của loài rắn này có khả năng gây tử
vong cho người trưởng thành do bị tê liệt dẫn đến ngạt khí

4.4 Rắn cạp nong( tên khoa học: Bungarus fasciatus)

T r a n g 1 9 | 28
T r a n g 1 9 | 28


Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều loài môi trường sống, từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven
khe suối, nương rẫy. Chúng sinh sống trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong
hốc cây, hẻm đá. Rắn cặp nong sống đơn lẻ, ban ngày chúng cuộn mình trong các hang,
đám cỏ, và chúng thường chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Ban đêm rắn
hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Cạp nong không
săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi giỏi và thường bò
theo ánh lửa. Thức ăn chủ yếu của rắn cạp nong là con rắn khác, nhưng chúng cũng ăn cá,
ếch, trứng rắn. Rắn cạp nong được xếp vào danh lục bổ sung Nghị định 32/HĐBT, nhóm
IB nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.

T r a n g 2 0 | 28
T r a n g 2 0 | 28


5. CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ CHỮA TRỊ KHI BỊ RẮN CẮN:
5.1 Biện pháp phòng ngừa:
Ở các vùng nông thôn, vào mùa mưa thì ta nên hạn chế ra đồng ruộng vào ban đêm vì thời
điểm này là thời gian rắn thường xuyên hoạt động. Trong trường hợp bất khả kháng phải ra
đồng vào ban đêm thì nên đem theo đèn, đi ủng, giày cao cổ và quần dài.

Đối với các công trình đang xây dựng thì Không đến gần nơi đống gạch vụn, hoặc đống
rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.
Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn
tiếp xúc với cơ thể.
Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Tránh xây kiểu nhà tạo điều kiện cho rắn ở
(như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…)

5.2 Sơ cứu khi bị rắn cắn:
Đầu tiên ta cần xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách
thức tấn công. Sau đó đặt nạn nhân nằm yên và trấn an họ, cử động sẽ khiến máu chảy và
truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết
chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.Nới lỏng quần áo của nạn nhân và
nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
Theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu,
hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.
Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại,
rồi chuyển đi bệnh viện.Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn
tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết
thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ
mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn
bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.

T r a n g 2 1 | 28
T r a n g 2 1 | 28


6. NHIỆM

VỤ CỦA TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM:


Trại rắn Đông Tâm là nơi nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen các nguồn dược liệu quí hiếm
trên cạn, sản xuất thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân
Đồng Bằng Sông Cửu long. Ngoài chức năng nhiệm vụ trên, trại rắn Đồng Tâm còn là nơi
cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân Đồng bằng sông Cửu long.
7. VAI

TRÒ CỦA TRẠI RẮN ĐỐI VỚI NGÀNH DU
LỊCH MIỀN TÂY NAM BỘ:

Mỗi năm, có khoảng 30 đến 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây
đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung. Có thể nói tỉnh
Tiền Giang lá nơi tiên phong thành lập một bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam và được đưa
vào sách kỉ lục Việt Nam năm 2005.
Có thể nói trại rắn Đồng Tâm đang dần góp phần xây dựng Tỉnh Tiền Giang trở thành trung
tâm du lịch phía Nam trong tương lai không xa.

PHẨN 3: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

T r a n g 2 2 | 28
T r a n g 2 2 | 28


T r a n g 2 3 | 28
T r a n g 2 3 | 28


T r a n g 2 4 | 28
T r a n g 2 4 | 28



T r a n g 2 5 | 28
T r a n g 2 5 | 28


×