Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Tìm hiểu về công nghệ truyền thông tầm ngắn NFC (near field communication) và ứng dụng công nghệ này ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.27 KB, 15 trang )

Chào mừng thầy giáo
và các bạn
đến với bài thảo luận
Bộ môn Thương mại điện tử
Nhóm thực hiện Nhóm 2


Đề tài:

tìm hiểu về công nghệ truyền thông tầm ngắn NFC
(near field communication) và ứng dụng công nghệ
này ở việt nam


I. Tìm hiểu về công nghệ truyền thông tầm ngắn NFC
1.1 Khái niệm công nghệ NFC
1.2 Nguyên tắc hoạt động của công nghệ NFC
1.3 So sánh công nghệ NFC với công nghệ khác
1.4 Vấn đề an toàn
1.5 Ứng dụng

II. Ứng dụng công nghệ truyền thông tầm ngắn NFC ở Việt Nam
2.1 Ứng dụng cụ thể của công nghệ NFC ở Việt Nam
2.2 Triển vọng trong tương lai

III. Kết luận


I. Tìm hiểu về công nghệ truyền thông tầm ngắn
NFC



1.1 Khái niệm công nghệ NFC
NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong
khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp
xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu
tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và
tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.


1.2 Nguyên tắc hoạt động của công nghệ NFC
NFC hoạt động ở tần số 13,56 MHz và tốc độ truyền tải khoảng từ 106 kbit/s đến 848 kbit/s.
Để NFC hoạt động, chúng ta buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị thứ
2 là mục tiêu (target). Initiator sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ
điện từ) đủ để giao tiếp, cung cấp năng lượng cho target vốn hoạt động ở chế độ bị động. Target
của NFC sẽ không cần điện năng, năng lượng để nó hoạt động lấy từ thiết bị initiator.
Công nghệ NFC có 2 chế độ truyền dữ liệu: chủ động (active) và thụ động (passive). Trong chế độ
thụ động: thiết bị nguồn phát sẽ phát ra từ trường đến nguồn đích. Trong chế độ này, nguồn đích ở
trạng thái bị động và chỉ trả lời khi nhận tín hiệu từ nguồn phát. Trong chế độ chủ động: cả thiết bị
nguồn phát và thiết bị đích truyền dữ liệu bằng cách tạo ra từ trường riêng. Hầu hết các ứng dụng
hiện nay đều kết hợp cả 2 chế độ chủ động và thụ động, vì sẽ hữu ích cho các thiết bị trong việc
truyền dữ liệu giữa các thiết bị không có nguồn điện.
Một giao dịch diễn ra trên NFC tuần tự theo các bước: phát hiện (Discovery), xác thực
(Authentication), trao đổi (Negotiation), truyền dữ liệu (Transfer) và xác nhận từ phía nhận dữ liệu
(Acknowledgment).


1.3 So sánh công nghệ NFC với công nghệ khác
RFID

- Truyền BLUETOOTH

tải với khoảng
- Truyền tải dữ liệu với
cách là 10m.
khoảng cách tính Km
- Kém an toàn hơn.
- Kém an toàn hơn
- Tần số của Bluetooth là
- Tấn số sóng radio.
2,4GHz.
- Kết nối đầu đọc và
- Kết nói chậm hơn.
thẻ RFID
- Không tạo ra dòng điện.
- Không tạo ra dòng
- Mức điện năng tiêu thụ
điện.
nhiều.
- Mức tiêu thụ điện
- Tốc độ truyền tối đa
năng nhiều
2,1Mbit/s.
- Tốc độ truyền chậm.
- 2 thiết bị Bluetooth có
- 2 thiết bị kết nối với
quá trình kết nối phức tạp,
nhau có quá trình đọc
chậm
mã.
- Giá thành rẻ.
- Giá thành đắt


- Truyền tải dữ
liệu với
NFC
khoảng cách ngắn chỉ từ 410 cm.
- An toàn hơn.
- Tần số của NFC là 13,56
MHz
- Kết nối với các thiết bị khác
nhanh
- Có thể tạo ra dòng điện
- Mức điện năng tiêu thụ ít
hơn.
- Tốc độ truyền dữ liệu chậm
hơn tốc độ tối đa 424 kbit/s.
- 2 thiết bị NFC tự động hiểu
và kết nối trong 1/10s.
- Thẻ NFC là thẻ chủ động.
- Giá thành rẻ


1.4 Vấn đề an toàn
* Nguy cơ bị đánh cắp thông tin
Tín hiệu RF dành cho
quy trình truyền tải dữ
liệu không dây có thể
bắt được bởi ăng-ten

* Nguy cơ bị chỉnh sửa dữ liệu
Dữ liệu NFC có thể bị

phá hủy dễ dàng bởi các
thiết bị gây nhiễu sóng
RIFD

* Nguy cơ thất lạc
Nếu người dùng làm mất
thẻ NFC hoặc điện thoại
hỗ trợ NFC thì họ đã "mở
đường" cho người nhặt
được khai thác chức năng
của nó


1.5 Ứng dụng của công nghệ NFC
Mạng xã hội
Kết nối bluetooth ,wifi
Thương mại điện tử
Dùng NFC trong in ấn
Trao đổi danh thiếp không dây
Tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại
Dùng NFC để theo dõi giờ làm việc
Mở khóa văn phòng
Đưa vào các chiến dịch quảng cáo


II. Ứng dụng công nghệ truyền thông tầm ngắn NFC
ở Việt Nam


2.1 Ứng dụng cụ thể của công nghệ NFC ở Việt Nam

* Cổng thanh toán VTC Pay nghiên cứu và thử nghiệm NFC tại Việt Nam
Ví điện tử VTC Pay là dịch vụ do Công ty VTC Intecom phát triển và vận hành, hiện là một trong
những Cổng thanh toán đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và sẽ đưa công nghệ thông minh NFC
vào thực tế, mang lại những trải nghiệm thanh toán mới, cập nhật xu thế của thế giới.
Ví VTC Pay hiểu một cách đơn giản là một tài khoản điện tử, đóng vai trò như một chiếc ví có tiền
mặt sử dụng để chi trả, thanh toán cho các giao dịch trực tuyến như mua thẻ điện thoại, thẻ game
online, hoặc nạp tiền điện thoại, nạp tiền cho tài khoản game theo hình thức online,... Người dùng
có thể bỏ tiền vào và rút ra khi khi mua sắm hoặc chuyển tiền...


Không chỉ dừng lại ở việc mang lại những
tiện ích vượt trội cho khách hàng thanh toán
online mà VTC Pay còn đầu tư phát triển các
giải pháp thanh toán offline không dùng tiền
mặt. VTC Pay bước đầu đã kết hợp với các
hãng xe taxi Long Biên, Venus và các quán
café tại Hà Nội để thay thế cho phương thức
thanh toán truyền thông.

Với ví điện tử VTC Pay, người dùng có
thể thực hiện nhiều giao dịch mua sắm
hàng hóa trực tuyến trên các website
thương mại điện tử.


2.2 Triển vọng trong tương lai
· Thanh toán cá nhân

· Chìa khóa an toàn


· Nhận đạng quốc gia, hộ chiếu
và doanh nghiệp

· Giải trí

· Giám sát sức khỏe

· Mạng xã hội

Hệ thống vận tải công cộng


III. Kết luận


Chân thành cảm ơn thầy giáo và các bạn
đã chú ý lắng nghe!!!!!



×