Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Chuyên đề 3 dạy học tích hợp trong môn toán ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.01 KB, 29 trang )

Chuyên đề 3
Dạy học tích hợp trong môn
Toán ở tiểu học

1

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Những nội dung chính được đề cập:
1. Quan niệm, mức độ, hình thức của dạy học
tích hợp trong môn Toán tiểu học
2. Giới thiệu một vài mô hình tích hợp được thể
hiện trong SGK Toán các nước và Đề xuất cho
Việt Nam

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Một trong những đặc điểm phổ biến của thời đại mà
chúng ta đang sống là các lĩnh vực khoa học sử dụng
các PP tiếp cận liên ngành với sự TH, thâm nhập lẫn
nhau giữa các lĩnh vực về ý tưởng, về các PP nghiên
cứu và cấu trúc nội dung.
Pierre Léna : ”Tính phức hợp ồ ạt tràn vào công
cuộc phát triển tri thức”. Edgar Morin: ’Thách thức
của TK 21 – Liên kết tri thức’ .
Phần lớn các bài toán, các tình huống thực tiễn cần
giải quyết đều đòi hỏi phải huy động, vận dụng một
cách tổng hợp các KT, KN có được từ các lĩnh vực khác
nhau.


PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Trong dạy học, diễn ra quá trình thâm nhập lẫn nhau,
liên kết trên phương diện ý tưởng, phương pháp, nội
dung giữa các môn học (lĩnh vực giáo dục) này với các
môn học (lĩnh vực giáo dục) khác. Sự kết hợp hài hòa
giữa các lĩnh vực tri thức sẽ mang đến cho HS những
trải nghiệm thực sự có ý nghĩa, giúp HS hiểu sâu hơn
vấn đề, nhận ra được sự liên hệ giữa những gì được
học, qua đó đạt hiệu quả học tập cao hơn.
Dạy học tích hợp cũng là xu hướng tự nhiên và tiên
tiến của giáo dục trong nước và thế giới.

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


• Trường tiểu học– đó là một giai đoạn có ý nghĩa rất
đặc biệt trong cuộc đời của một con người. Trong
giai đoạn giáo dục này, diễn ra sự hình thành cơ sở
nền tảng về mặt nhận thức, niềm tin, lòng tự trọng
và tính tự chủ. Việc TH trong dh ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển hoạt động nhận thức và nhân
cách của HS. Không chỉ tạo điều kiện hình thành cơ
sở nền tảng về mặt nhận thức mà còn tạo dựng nền
tảng văn hóa cho HS.

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà



• Ở trường TH mỗi GV chịu trách nhiệm giảng dạy
toàn bộ các môn học (trừ một số môn năng khiếu
chuyên biệt) nên việc thực hiện dh tích hợp thuận
lợi hơn so với các cấp học trên. Trong thực tế, với
sự nỗ lực sáng tạo của mỗi GV, có thể thấy các nhà
trường hiện nay đã sử dụng một cách khá tích cực
việc dạy học theo kiểu “tích hợp”. Điều đó góp
phần quan trọng phát triển năng lực HS, thực hiện
việc “giảm tải”, tránh sự trùng lặp, chồng chéo
trong nội dung ở các môn học, đồng thời nâng cao
nhận thức, nâng cao NL về ĐM GD nói chung và dạy
học tích hợp nói riêng cho đội ngũ GV tiểu học.
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Dự thảo Chương trình tổng thể (tháng 8/2015) nêu rõ
“Hệ thống các môn học được thiết kế theo định
hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo
dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất
giữa các lớp học trước với các lớp học sau; tích hợp
mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học
trên”.

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


I. Quan niệm, mức độ, hình thức của DH tích hợp

1.Dạy học tích hợp là tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình
thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học
tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các
yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết
có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu
khác nhau.

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


2.Dạy học tích hợp là con đường hiệu quả để hình
thành và phát triển NL của HS, đặc biệt NL GQVĐ
trong thực tiễn đời sống. Đó là lý do tại sao ngay từ
TH cần thiết phải trang bị cho mỗi HS cách nhìn nhận
một đối tượng hoặc các hiện tượng thực tế từ
những quan điểm, góc nhìn đôi khi rất khác nhau,
chẳng hạn, biết “nhìn”, biết cảm thụ một tác phẩm
nghệ thuật từ bình diện logic và tình cảm; biết “bình
giá” một bài viết thông tin khoa học không chỉ thuần
túy từ bình diện tri thức khoa học mà còn từ bình
diện yêu cầu của xã hội hay đời sống….

PGS.TS Đỗ Tiến
10 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà



3. Việc tích hợp giữa các nội dung giáo dục không
phủ nhận cấu trúc hệ thống của môn học, mà còn là
một con đường có thể đem tới sự hoàn thiện từng
môn học, khắc phục các nhược điểm và làm sâu sắc
thêm mối liên kết giữa các môn học. Nó cũng làm
giảm sự trùng lặp các nội dung giữa các môn học,
góp phần giảm tải nội dung học tập ở cả hai khía
cạnh: giảm thiểu khối lượng kiến thức môn học và
tránh tăng thêm thời lượng cho việc dạy học một
nội dung theo qui định.

PGS.TS Đỗ Tiến
11 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


4. Có thể tiến hành tích hợp theo cách: lấy bất kỳ một bài
học nào với các cấu trúc và logic đã được thiết lập sẵn để
làm cơ sở thực hiện tích hợp; sau đó sẽ thu hút, bổ sung
thêm các kiến thức, các kết quả liên quan tới bài học đó từ
các khoa học khác hoặc các môn học khác.
Ví dụ, hình thành cho HS khái niệm “Số tự nhiên”. trên cơ sở
“đếm” số lượng các đối tượng của một tập hợp. Các hoạt
động “đếm” không chỉ thuần túy liên quan đến môn toán mà
còn được thực hiện qua các môn học hoặc HĐGD khác như:
Thể dục, Âm nhạc, Thủ công, Mĩ thuật, TN-XH, Hoạt động
giáo dục tập thể. Khi đó, các khái niệm toán học được nhắc
lại nhiều lần trong các bài học và các môn học khác nhau sẽ
được củng cố và làm sâu sắc thêm.

PGS.TS Đỗ Tiến

12 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


TH nội môn-hệ thống
hóa, liên kết,"nén ép“
kiến thức theo những
cách khác nhau để tạo
thành từng khối.
TH nội môn còn được
đặc trưng bởi cấu trúc
đồng tâm xoắn ốc;

TH đa môn - “cường độ
yếu”: mỗi môn học độc
lập, chú ý phần ứng dụng
liên hệ đến các môn học
khác;

TH liên môn - “cường độ
trung bình”: mỗi môn học
độc lập, thêm phần “Chủ
đề tích hợp” chung cho các
môn học;

TH xuyên môn- “cường
độ mạnh”: phối hợp các
môn học

mức độ và hình thức của dạy học tích


PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


6. Tích hợp trong nội bộ môn Toán
Toán học là một khoa học thống nhất. Thông qua GD toán
học, cần tạo điều kiện để HS được tiếp cận đến Toán học ở
một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn.Đặc biệt, nó cho HS
thấy được ý nghĩa, sức mạnh to lớn của Toán học trong việc
giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.
Nội dung chương trình toán phổ thông phải có tính chỉnh thể
thống nhất, được thiết kế theo các nhánh nội dung (hay các
mạch kiến thức) và các nhánh năng lực, liên kết chặt chẽ với
nhau, tương tự như mô hình mô tả cấu trúc phân tử AND,
trong đó phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch
xoắn vào nhau với các liên kết ngang.
Ví dụ: Các kiến thức trong mạch “Số học và Đại số” kéo dài
suốt từ lớp 1 đến lớp 9 về cơ bản được tích hợp trong chủ đề
“Hình thành và hoàn thiện hệ thống số”.
PGS.TS Đỗ Tiến
14 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


7. Tích hợp đa môn - “cường độ yếu”
Môn Toán là môn học công cụ, phục vụ trong việc dạy học
các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh vật, Địa lí… Các
kiến thức toán học được khai thác, được sử dụng nhiều trong
các môn học khác. Những khai thác có tính đa môn, tích hợp
như vậy vừa mang lại hiệu quả với các bộ môn vừa góp phần
củng cố kiến thức môn Toán, đồng thời góp phần rèn luyện
cho học sinh năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.


PGS.TS Đỗ Tiến
15 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


8. Tích hợp liên môn.Tích hợp xuyên môn.
Thông qua các HĐTNST trong giáo dục Toán học, với
nhiều hình thức như: tiến hành các dự án về ứng
dụng Toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi,
câu lạc bộ, cuộc thi về Toán… sẽ tạo cơ hội giúp học
sinh vận dụng KT, KN đã được tích lũy vào thực tiễn
cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học
sinh NL tổ chức và quản lý hoạt động; giúp học sinh
bước đầu xác định được NL, sở trường của bản thân
nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo
dựng một số NL cơ bản cho người lao động tương lai
và người công dân có trách nhiệm.

PGS.TS Đỗ Tiến
16 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


9. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA TÍCH HỢP
TRONG MÔN TOÁN

PGS.TS Đỗ Tiến
17 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


• Nguyên tăc 9

-Không được cực đoan, tích hợp chỉ là dung môi dẫn giải để
chuyển tải tri thức toán. Không biến giờ văn thành giờ Đạo đức
Bài học Toán vẫn phải là toán
Tích hợp không làm mất đi cấu trúc hệ thốn của môn học
-Cẩn thận, bảo đảm tính chính xác của tích hợp
VD:Tây Côn Lĩnh không biết ở đâu thì đừng đưa vào
-GV cần nâng cao trình độ. Nhà trường tiểu học là trung tâm văn
hóa của địa phương, để lại dấu ấn sâu sắc trong mỗi đứa trẻ.
Người GV muốn dạy tích hợp phải là nhà văn hóa

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


THẢO LUẬN
Dựa vào kinh nghiệm dạy học ở tiểu học của
anh/chị thảo luận về các cơ hội dạy học tích
hợp trong môn Toán ở tiểu học
-Các nhóm thảo luận 15 phút
-Thống nhất ý kiến, viết trên giấy A0
- Báo cáo kết quả

PGS.TS Đỗ Tiến
19 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


THỰC HÀNH
•Dựa vào SGK Toán tiểu học hiện hành, thiết
kế một hoạt động dạy học tích hợp trong
môn Toán ở tiểu học
- Các nhóm thảo luận 20 phút

- Cử đại diện trình bày
•Thảo luận: GV cần được ĐT và BD như thế
nào để thực hiện dạy học tích hợp trong
môn Toán ở tiểu học?

PGS.TS Đỗ Tiến
20 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Chuyên đề 4
Tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học môn
Toán ở tiểu học

21

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong CT GDPT
Hoạt động TNST trong CT GDPT là hoạt động giáo dục,
trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo
dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp
vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống
gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư
cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển tình
cảm, đạo đức, các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm riêng
và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà



Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong CT GDPT
VD: Tổ chức cho HS tham quan một làng nghề (sơn mài, gốm
sứ, dệt lụa, cấy trồng…).
-HS trao đổi với người dân, tìm hiểu thông tin tư liệu để biết
về lịch sử, ý nghĩa văn hoá, cách làm, yêu cầu chất lượng, trao
đổi mua bán sản phẩm;
-HS tập làm quen với một vài khâu trong qui trình sản xuất;
tập nêu ý kiến về một số BP để nâng cao chất lượng sản phẩm,
cách quảng bá sản phẩm;
-HS viết báo cáo kết quả nghiên cứu (theo nhóm)…
Qua HĐ này HS được rèn luyện KN giao tiếp, vận dụng tổng
hợp KT của nhiều môn học, PP thu thập và xử lý thông tin,
phát triển kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình; phát triển quan
hệ, tình cảm với người dân địa phương…
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong CT GDPT
TNST là hoạt động được coi trọng trong từng môn học;
đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt
động TNST riêng, hoạt động này mang tính tổng hợp của
nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Với CT hiện hành, có thể coi hoạt động ngoài giờ lên
lớp, hoạt động tập thể, hoạt động theo chủ điểm… và cả
hoạt động Đoàn - Đội là hoạt động trải nghiệm. Trong CT
mới, Hoạt động TNST cùng với dạy học các môn làm
thành 2 loại hoạt động giáo dục chính của các nhà trường.


PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


THẢO LUẬN
Dựa vào kinh nghiệm dạy học tiểu học của
anh/chị thảo luận về các cơ hội tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học môn Toán ở tiểu học
-Các nhóm thảo luận 20 phút
-Thống nhất ý kiến
- Báo cáo kết quả

PGS.TS Đỗ Tiến
25 Đạt - TS. Trần Thúy Ngà


×