Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nội dung ôn tập môn kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.15 KB, 3 trang )

ÔN TẬP MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Giảng Viên: ThS. HOÀNG Bảo Trâm

I.

Chương I + II
1. So sánh cách phân loại các nước theo WB và theo UNDP.
2. Các quốc gia đang phát triển:
-

Tại sao các nước thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế phát triển lại hay được
gọi là "Các nước đang phát triển"?

-

Đặc điểm của các nước đang phát triển ? (Lưu ý : các đặc điểm này phản ánh
những gì ? )

-

Khi nghiên cứu các quốc gia này cần lưu ý những gì ?

3. Tăng trưởng kinh tế - Phát triển kinh tế:
-

Phát triển kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế là gì?

-

So sánh tăng trưởng và phát triển? Có phải mọi cách hiểu về phát triển đều bao
gồm tăng trưởng hay không?



-

Bản chất và đặc điểm của phát triển bền vững là gì?

4. Để so sánh GNI/người giữa các quốc gia chính xác hơn, chúng ta thường áp dụng tỷ
giá hối đoái chính thức hay quy đổi theo PPP?
5. Thay đổi cơ cấu theo nghĩa mà Malcom Gillis đưa ra là gì?
II.

Chương III (theo nội dung sách KTPT, đại học KTQD).
6. Theo mô hình Tăng trưởng kinh tế Cổ điển (Tân Cổ điển), nền kinh tế đạt cân bằng tại
đâu?
7. So sánh đường đồng sản lượng theo quan điểm của các trường phái Cổ điển và Tân cổ
điển.
8. Hiệu quả/Tác động của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế theo trường phái tân cổ
điển có thể được thể hiện qua yếu tố nào?
9. Theo A.Smith, nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước là gì?
10. D. Ricardo :
-

Có nhận định gì về tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố vốn, lao động và đất đai trong sản
xuất?

-

Vai trò của yếu tố đất đai

-


Tình trạng trị trệ hay bế tắc của nền kinh tế xảy ra khi nào ? theo Ricardo, có thể
giải quyết bằng cách nào ?
1


11. Theo quan điểm của Mark :
-

Giá trị thặng dư là gì?

-

Để tăng giá trị thặng dư, nhà tư bản chủ yếu dựa vào biện pháp nào?

12. Sự phát triển kinh tế “theo chiều sâu” theo quan điểm của các nhà kinh tế Tân cổ điển
có nghĩa là gì?
13. Mô hình Harrod-Domar cho thấy mối quan hệ giữa các biến số kinh tế nào?
III.

Chương IV

14. Nội dung quy luật tiêu dùng của Engel ?
Các loại hàng hóa khác nhau (hàng thiết yếu, hàng hóa lâu bền, dịch vụ) có độ co giãn
của cầu theo thu nhập với đặc điểm gì?
15. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển có thể
được giải thích từ những góc độ nào? Nội dung cụ thể?
16. Do đặc điểm của việc thay thế lao động bằng khoa học kỹ thuật trong các ngành, cùng
với quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cụ thể trong mỗi ngành có
thể biểu hiện như thế nào?
17. Theo mô hình của Rostow, cơ cấu ngành kinh tế qua các giai đoạn là gì?

18. Mô hình hai khu vực của A. Lewis:
-

Mô hình được xây dựng dựa trên các giả thiết nào?

-

Mô hình nghiên cứu quá trình nào?

-

Mức tiền công trong khu vực nông nghiệp được trả theo mức sản phẩm biên hay
mức sản phẩm trung bình của lao động? Giải thích câu trả lời

-

Đường tổng sản lượng nông nghiệp có dạng như thế nào? Thể hiện điều gì ?

19. Sự khác biệt giữa mô hình hai khu vực Cổ điển và Tân cổ điển ?
20. Các giai đoạn phát triển (và đặc điểm của từng giai đoạn) theo H.Oshima ?
IV.

Chương V
21. Chỉ số HDI :
-

là chỉ số tổng hợp của những yếu tố nào?

-


phản ánh gì ?

-

Thứ hạng các quốc gia theo HDI vs thứ hạng theo thu nhập bq đầu người
VD : Theo xếp hạng các nước trên thế giới, quốc gia A và B cùng có thứ hạng GDP là
25, quốc gia A có thứ hạng HDI là 35 và quốc gia B có thứ hạng HDI là 45.
→ Quốc gia nào thành công hơn trong việc chuyển thành quả tăng trưởng kinh tế
thành phúc lợi và phát triển con người ?

22. Phân biệt khái niệm bình đẳng và công bằng
2


23. Đường Lorenz của một nước thể hiện điều gì ? Sử dụng đường Lorenz để nhận định
mức độ BBĐ như thế nào ?
24. Giá trị của hệ số Gini phản ánh mức độ bất bình đẳng như thế nào?
25. Nghèo khổ tuyệt đối là gì ? nghèo khổ tương đối là gì ?
26. Để đánh giá nghèo khổ của một nước, người ta dùng các chỉ số nào?
27. Khoảng cách nghèo là gì? hay cho biết điều gì?
28. Khi có tăng trưởng kinh tế và mức độ bất bình đẳng không đổi thì tình trạng nghèo
khổ tương đối thay đổi như thế nào? Nghèo khổ tuyệt đối thay đổi ra sao?
29. Nêu nhận định và giải thích của A. Lewis về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và mức
độ bất bình đẳng.
30. Mô hình của H. Oshima có nhận định và giải thích như thế nào về mối quan hệ giữa
bất bình đẳng và tăng trưởng?
31. Theo Ngân hàng Thế giới, để đảm bảo tăng trưởng đi đôi với bình đẳng, cần thực hiện
chính sách gì?
32. Bình đẳng giới là mục tiêu hay phương tiện của phát triển? Các thước đo bình đẳng
giới thường được sử dụng ?




Bài tập
33. Sử dụng mô hình Harrod-Domar :
-

Ước tính s (hoặc tỷ lệ vốn vay, nếu có vốn từ nước ngoài), biết k và g (và tỷ lệ tiết
kiệm).

-

Ước lượng ICOR và so sánh hiệu quả sử dụng vốn ở hai quốc gia

-

Ước tính g biết s và k

34. Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas :
-

Ước tính ảnh hưởng của KHCN đối với tăng trưởng, biết tỷ trọng của các yếu tố
vốn, lao động và tài nguyên trong GDP và tốc độ tăng trưởng của GDP cũng như
các yếu tố vốn, lao động và tài nguyên (ví dụ cụ thể có trong sách KTPT, đại học
KTQD).

35. Hai quốc gia A và B đều có tốc độ tăng trưởng là 4%/năm. Với tốc độ tăng trưởng đó,
tỷ lệ nghèo ở quốc gia A giảm 7% và tỷ lệ nghèo ở quốc gia B giảm 5%. Hãy so sánh
hệ số Gini giữa hai quốc gia này?


3



×