Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Núi Ngọc Linh - Sâm Ngọc Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.49 KB, 5 trang )

Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 (Sưu tầm) 1 / 5
/>Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khối núi Ngọc Linh
Dãy Ngọc Linh hay khối núi Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Nam Việt Nam, nằm trên dải Trường
Sơn, là một phần của Trường Sơn Nam. Khối núi này nằm trên phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên,
Việt Nam, tại địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai. Dãy Ngọc Linh có độ cao
khoảng 800 - 2.600 m.
Dãy Ngọc Linh, chạy viền theo ranh giới phía Đông của huyện Đăk Glêi, Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum
với các huyện Phước Sơn và Bắc Trà My, Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam, tiếp đến là trên ranh giới giữa
huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi, các huyện
KBang, Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai. Dãy núi này chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu với ngọn
núi Ngọk Lum Heo, núi Mường Hoong, Ngọc Linh, Ngọc Krinh, Ngọk Tem, Ngọk Roo. Dãy Ngọc Linh là
đường phân thủy của hai hệ thống sông: một chảy sang phía Tây có sông Sê San, góp nước cho sông Mê
Kông; một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra biển Đông là các con sông Cái (đầu nguồn sông
Vu Gia), sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.
Các đỉnh núi cao.
Ngok Lum Heo, cao 2116 m;
Mường Hoong, cao 2400 m;
Ngok Linh (núi Ngọc Linh), cao nhất dải Trường Sơn và cao thứ nhì Việt Nam với độ cao tuyệt đối là
2.598m;
Ngọc Phan 2.251 m;
Ngọc Krinh nằm ở trên ranh giới hai huyện Đắk Hà và Kon Plông, cao 2.066 m;
Ngọk Tem, thuộc xã Ngọk Tem huyện Kon Plông, cao 1362 m;
Ngọc Bôn Sơn 1.939 m;
Kon Bo Ria 1.500 m;
Ngọk Roo, nằm trên ranh giới hai huyện Kon Plông và Kbang, đầu nguồn sông Ba, cao 1509 m;
Kon Krông 1.330 m.
Đặc sản.
Trong dãy Ngọc Linh có loài nhân sâm nổi tiếng Việt Nam mang tên sâm Ngọc Linh, hay sâm Việt Nam,
sâm trúc, sâm Khu Năm (Panax vietnamensis thuộc họ Cam tùng Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các
huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500 đến 2.100m. Theo TS Nguyễn


Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu Việt Nam, về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập
được 52 saponin, trong đó, 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng
đã phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là
saponin, trong sâm Ngọc Linh còn xác định 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu
là 0,1%.
Giao thông.
Gần đầu phía Bắc của dãy núi (dưới chân ngọn Ngọc Lum Heo) có đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng
Bắc - Nam, tới thị trấn Đắk Glei. Phía Nam dãy có đường quốc lộ 24 chạy theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc, từ thị xã Kon Tum qua thị trấn Kon Plông sang tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có đường nhỏ (đường
672), chạy vào núi theo hướng Đắk Tô - Tu Mơ Rông…
Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 (Sưu tầm) 2 / 5
Ngọc Linh, từ cây sâm quý đến thương hiệu quý

VietNamNet 19:42' 27/12/2003 (GMT+7)
Sâm Việt Nam (tên khoa học là Panax Vietnamensis Ha. et Grushv. Araliaceace), trước đây còn có nhiều
tên gọi như sâm Ngọc Linh, sâm trúc, hay sâm... K5 (do được phát hiện trong thời kỳ chống Mỹ ở xã vùng
cao Trà Linh - huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam thuộc Khu V cũ). Sâm được xem là nguồn gen quý của
nước ta, cần được bảo vệ và phát triển thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp dược liệu. Và tín hiệu vui
vừa xuất hiện từ Trà Linh, qua “Dự án Sâm K5”.
Tìm sâm Ngọc Linh? Hãy đến Trà Linh...

Cây sâm thường xuất hiện ở độ cao từ 1.500m trở lên, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới
tán rừng già. Ở Việt Nam, cây sâm có mặt chủ yếu với số lượng khoảng 400.000 cá thể tại vùng Trà Linh
(ngoài ra, một số ít còn được trồng ở Kontum).
Xã vùng cao Trà Linh ở phía Tây Nam huyện miền núi Trà My, tỉnh Quảng Nam, có núi cao từ 800m trở
lên, trong đó có đỉnh Ngọc Linh cao nhất miền Nam Việt Nam (2.598m). Lớp đất vàng đỏ trên đá granitnai
dày trên 50cm, đặc biệt đất ở vùng thôn 2 có độ mùn cao, tơi xốp, rừng nguyên sinh còn rộng, rất thích
hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông. Thân khí sinh lớn dần lên thành cây
sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Tới tháng 4 - tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín

và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần và bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết
tháng 12. Và thời gian này cũng là thời gian thu hoạch tốt nhất phần thân rễ.
Quả tập trung ở trung tâm của tán. Sau 2 tháng, quả bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục,
rồi đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa những 2 hạt.
Số quả trên cây bình quân khoảng 10-30 quả.
Dược sĩ Đặng Ngọc Phái – Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết: Cây sâm có rất nhiều tác dụng
trong dược liệu, thậm chí... kẹo sâm bán cũng rất chạy. Hiện giá 1kg sâm khô lên tới 10 triệu đồng.
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế, phần thân rễ của cây sâm Việt Nam chứa 26 hợp chất
saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong
những sâm trên thế giới có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã được nghiên
cứu sử dụng từ lâu.
Từ Trại Trà Linh đến Dự án “Sâm K5”.
Từ năm 1979, tỉnh Quảng Nam đã thành lập Trại Dược liệu Trà Linh để tái sinh cây sâm. Tuy vậy, do chưa
tập trung đầu tư và khai thác không hợp lý nên trại vẫn chưa phát triển thực sự.
Năm 1995, Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Khoa học-Công nghệ - KHCN) tỉnh Quảng
Nam đã đầu tư để nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ và phát triển cây sâm Ngọc Linh với kết
quả bước đầu khả quan.
Nhằm hình thành vùng nguyên liệu sâm tại đây và đưa cây sâm trở thành loại cây trồng mang lại nguồn thu
nhập ổn định cho người dân trong vùng dự án, Sở đã chủ trì thực hiện dự án “Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ
xây dựng mô hình phát triển vùng nguyên liệu sâm K5 tại xã Trà Linh”. Gọi tắt là “Dự án Sâm K5”, tổng
kinh phí đầu tư đến 563 triệu đồng . Dự án được xem như một biện pháp rất cần thiết nhằm nâng cao đời
sống và trình độ dân trí của bà con dân tộc Xê Đăng trong xã, gắn với việc xây dựng mô hình ứng dụng
KHCN phát triển nông nghiệp bền vững tại xã, đồng thời góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn của hệ thống
sông Thu Bồn.
Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 (Sưu tầm) 3 / 5
Dĩ nhiên, việc triển khai dự án ở địa bàn đặc biệt khó khăn này của tỉnh Quảng Nam thật không dễ chút
nào. Giao thông hầu như tắt nghẽn vào mùa mưa. Thiên tai cũng “góp phần” gây khó, như gió lốc của các
năm 2001-2003 làm gãy toàn bộ những cây sâm đang độ cho quả, dẫn đến thiếu hụt hạt giống để gieo ươm
trong các năm cho đúng số lượng; rồi đợt lụt lớn năm 2001 cuốn trôi số lượng lớn hạt sâm đang chờ nẩy
mầm... Chưa hết, vì có cả yếu tố sinh thái - như chim chóc, côn trùng, các loại gặm nhấm - cũng tác động

xấu đến kết quả nẩy mầm sau khi gieo hạt. Vì vậy, mô hình ươm giống và mô hình vườn sâm trong dân
bước đầu không đạt chỉ tiêu số lượng đề ra.
Sẽ phát triển thương hiệu sâm Việt Nam?
Qua rút kinh nghiệm để khắc phục các yếu tố bất lợi, hai năm qua, dự án đã đạt những thành công đáng ghi
nhận. Đối với vườn sâm nhân dân, đã thuyết phục người dân trồng theo nhóm, hộ để dễ quản lý, theo dõi
và hướng dẫn kỹ thuật; phối hợp các ngành địa phương quy hoạch lại đất rừng nguyên sinh giao cho dân để
trồng sâm. Nhờ hoàn chỉnh quy trình sản xuất sâm giống với sự hỗ trợ của Viện Dược liệu cùng Trung tâm
Sâm và Dược liệu TP.HCM, Trà Linh đã trồng được 342.700 cây. Trong đó, vườn sâm giống của Trại dược
liệu trồng 267.700 cây; vườn sâm nhân dân - với 75 hộ tham gia trồng trên diện tích quy hoạch 8ha - đạt
75.000 cây.
PGS-TS Phạm Dương Thanh Liêm, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu dự án, nhận định: “Dự án chủ yếu phát
triển cây sâm quý hiếm, mô hình trồng khó khăn chứng tỏ có sự nỗ lực rất lớn”. Tuy vậy, ông lưu ý phải
tính đến “vấn đề kinh tế”: Nếu trồng xong thì bao giờ khai thác, phát triển thương hiệu sâm như thế nào...?
Tương tự, TS Mai Thành Phụng, Ủy viên Hội đồng, nêu hàng loạt câu hỏi: Việc đa dạng hóa sản phẩm cây
sâm sẽ thực hiện như thế nào? Làm sao giải quyết được đầu ra, hướng đi của sâm, đa dạng hóa sản phẩm
theo Dự án Sâm K5...?
Theo TS Phụng, cần nâng cao chất lượng và tiềm năng của cây sâm, tìm nơi kết hợp để bảo đảm và nâng
cao năng suất cây sâm. Nếu thực sự muốn chiếm lĩnh thị trường, cần quan tâm đến vấn đề giá thành. Hơn
nữa, cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn người dân và đầu tư các điều kiện khác phúc lợi cho dân như y
tế, giáo dục… Ông đề nghị tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm đến người dân và có chương trình thực sự
đầu tư cho dân ở vùng này, tạo điều kiện thích nghi cho người dân và cây sâm trong điều kiện kinh tế-xã
hội và du lịch sinh thái.
Cam Lu - Trương Hiệu
Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 (Sưu tầm) 4 / 5
Nhân sâm Việt Nam.

Sâm Việt Nam có nhiều loại, song quý nhất là sâm Ngọc Linh mọc tại vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh
Kon Tum và Quảng Nam trên độ cao 1.500 - 2.200 m. Ngoài tác dụng tăng lực, chống lão hóa, tăng sức đề
kháng như các loài sâm khác, sâm Việt Nam còn có tính kháng khuẩn, chống stress tâm lý. Hiện hai tỉnh
Kon Tum và Quảng Nam đang có kế hoạch trồng và khai thác nguồn sâm Ngọc Linh.

Nhân sâm của Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc là ba trong năm loài sâm quý được thế giới công nhận
(hai loài còn lại là sâm Mỹ (Panax quinquefolius và Panax trifolius mọc ở vùng Bắc Mỹ) vì có hợp chất đặc
trưng saponin dammaran.
Có nhiều loại sâm mọc ở Việt Nam, nhưng được thế giới biết đến và đề cập ở đây là sâm Ngọc Linh, còn
gọi sâm K5 (Panax vietnamensis Ha et Grushv) - loài sâm chỉ có ở Việt Nam và đã được phát hiện tại vùng
núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500 - 2.200m.
Sâm Việt Nam có cùng chi Panax và cùng họ nhân sâm (Araliaceae) với sâm Triều Tiên và sâm Trung
Quốc. Sâm Triều Tiên còn gọi là nhân sâm, sâm, ginseng (Panax ginseng C.A. Meyer) và sâm Trung Quốc
còn gọi là tam thất Trung Quốc, sâm tam thất, kim bất hoán, sanchi ginseng (Panax notoginseng (Burk)
F.H. Chen.).
Về mặt hình thái học, cả ba đều là thảo mộc sống nhiều năm, cao khoảng 0,6m với lá kép mọc vòng, có
cuống dài, gồm năm lá chét mọc thành hình chân vịt. Riêng sâm Trung Quốc có thể có bảy lá chét. Thường
cây ba năm tuổi mới trổ hoa. Cụm hoa mọc giữa vòng lá kép mang rất nhiều hoa nhỏ có năm cánh, hoa
mầu trắng hay lục nhạt. Quả mọng, khi chín mầu đỏ tươi, thường chứa 1-2 hạt. Tuy nhiên quả của sâm Việt
Nam đa số có chấm đen ở đỉnh và chủ yếu có một hạt. Quả của sâm Trung Quốc thường chứa 2-3 hạt và có
một số ít quả có chấm đen.
Về bộ phận sử dụng của các loại sâm chủ yếu là rễ củ. Sâm Việt Nam có xu hướng phát triển thân rễ là
chính và tốt nhất là sử dụng sau năm năm. Sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc mọc ở vùng ôn đới và hàn
đới từ 230 vĩ độ bắc trở lên. Chỉ riêng sâm Việt Nam mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới ở 14055 - 15007 vĩ độ
bắc.
Về thành phần hóa học, các loài sâm đều có hoạt chất chính là saponin. Theo phân loại hóa học của Osamu
Tanaka (1989) thì sâm Việt Nam được xếp cùng nhóm với sâm Triều Tiên là nhóm hầu hết saponin thuộc
khung dammaran với số lượng và hàm lượng ginsenosid cao, chỉ có 1-2 saponin olean có hàm lượng không
đáng kể. Riêng sâm Trung Quốc chỉ có nhóm saponin dammaran, không có saponin olean. Tuy nhiên chỉ
có sâm Việt Nam mới có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol với Majonosid R2 chiếm hơn 50% hàm
lượng saponin. Thành phần này quyết định những khác biệt của sâm Việt Nam so với sâm Triều Tiên và
sâm Trung Quốc trong trị liệu.
Về tác dụng phòng chữa bệnh, các loài sâm thuộc chi Panax thường có những tác dụng dược lý và lâm sàng
tương tự nhau, có thể dùng thay thế nhau trong phòng chữa bệnh với những tác dụng chủ yếu được thừa
nhận như sau: tác dụng bổ chung, tăng lực và sinh thích nghi (antistress), phục hồi sự suy giảm chức năng

giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường mà khái niệm của y học cổ truyền gọi là "hồi dương".
Tác dụng chống lão hóa, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào, tăng tạo các tế
bào mới. Tác dụng kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng và chống lại
một số bệnh ung thư. Ngoài những tác dụng chung nêu trên, mỗi loài sâm còn có những tác dụng ưu thế
riêng, như sâm Việt Nam có tính kháng khuẩn, tác dụng chống stress tâm lý mà sâm Triều Tiên và sâm
Trung Quốc không thể hiện. Sâm Trung Quốc có tác dụng cầm máu do rút ngắn thời gian đông máu, trị
chứng thiếu máu cục bộ ở não, tim...
Người Việt Nam dùng từ sâm rất chung chung, vừa chỉ sâm Triều Tiên vừa mở rộng ra với một số loài
cùng chi Panax, họ nhân sâm (Araliacede) có tác dụng tương tự như sâm Triều Tiên: sâm Mỹ, sâm Việt
Nam, sâm Trung Quốc... Nhân dân ta còn gọi là sâm, những rễ củ nào có dạng giống hình người như nhân
sâm, mặc dù những cây này hoàn toàn khác về thực vật học, hóa học và tác dụng sinh học.
Hiện nay chỉ có vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có thể trồng được sâm Việt
Nam vì đó là vùng sâm Việt Nam nguyên thủy. Hai tỉnh này đã có kế hoạch tổ chức lại vùng trồng theo
hướng trồng sâm bán hoang dại dưới tán rừng tự nhiên trong điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho
việc trồng và khai thác hợp lý nguồn dược liệu quý này. Việc di thực ra khỏi tán rừng tự nhiên và trồng ở
những độ cao thấp hơn vẫn còn đang được nghiên cứu. Hy vọng sau này các vùng cao nguyên có khí hậu
Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 (Sưu tầm) 5 / 5
mát mẻ đều trồng được sâm. Tuy nhiên, để đạt chất lượng làm thuốc đối với những cây sâm mọc ở vùng
trồng mới cần phải có thời gian nghiên cứu khảo sát thêm.
Phó Tiến sĩ Trần Công Luận, Trung tâm Sâm và dược liệu TP Hồ Chí Minh (Báo Tuổi trẻ).

×