Tải bản đầy đủ (.ppt) (72 trang)

Chuyên Đề Vận Dụng Các Phương Pháp Và Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 72 trang )

CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

THÁNG 10 NĂM 2014


Mục đích:
Nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết
kế kế hoạch dạy học theo hướng tích cực .Giúp
giáo viên có khả năng vận dụng những kiến
thức ,kĩ năng trong thiết kế kế hoạch bài học theo
đặc thù bộ môn.
Hiểu bản chất và vận dụng được một số kĩ
thuật dạy học và phương pháp ,sử dụng thiết bị
dạy học có hiệu quả trong thiết kế kế hoạch bài
học theo đặc thù bộ môn .


MỘT SỐ KHÁI NIỆM
VÀ NHỮNG LƯU Ý


* Quan điểm dạy học: Là những định hướng mang
tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của
phương pháp dạy học.

* Phương pháp dạy học: Là những cách thức, con
đường dẫn đến mục tiêu của bài học.

* Kỹ thuật dạy học: là những biện pháp, cách thức


hành động của GV và HS trong các tình huống hoạt
động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ, nội dung
cụ thể.


Quan điểm

PP vĩ mô

DH
PHDH

Kĩ thuật DH

PP cụ thể

PP vi mô


1. Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS ( PPDH tích cực ).
- Tính tích cực: là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực
trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận
thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
- Chủ động: Thể hiện ở chỗ HS tự giác sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập
dưới sự điều khiển của GV, HS hứng thú, hào hứng hơn trong
quá trình học tập, HS chủ động trao đổi với nhau và với GV
nhiều hơn.
- Sáng tạo: là tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới (kiến

thức, phương pháp, công cụ …) có giá trị, ý nghĩa cho xã hội.
Trong học tập, yêu cầu sáng tạo đối với HS là tạo ra cái mới đối
với bản thân nhưng là đã biết đối với nhân loại, với GV.


2. Dạy học tích cực coi trọng việc rèn kỹ năng tự
học cho học sinh
• Dạy cách tự học, tự làm, tự làm một cách sáng
tạo.
• Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng
kỹ năng ( kỹ năng thu thập, xử lý, truyền đạt thông
tin…).
• Truyền thụ các phương pháp đặc thù của bộ môn
như: PP thực nghiệm, PP thí nghiệm…




3.YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
* Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương
pháp truyền thống mà phải vận dụng các phương pháp
hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với
các phương pháp hiện đại.

4.SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
* Sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tích cực: Các
thiết bị dạy học được sử dụng không chỉ minh họa kiến
thức, lời giảng giải của GV mà chủ yếu là nguồn tri
thức, là phương tiện để HS khai thác tìm tòi, phát hiện
và chiếm lĩnh kiến thức.



5.Sử dụng SGK:
- Nghiên cứu, sử dụng SGK như là hình thức mô tả chương
trình, trong giảng dạy không nên quá phụ thuộc vào SGK mà
phụ thuộc vào chương trình nhiều hơn.
- GV đọc kỹ nội dung từng bài SGK, xác định phần nào cần
trình bày trên lớp, phần nào HS tự học. Không nhất thiết tất
cả các phần đều phải trình bày trên lớp.
- Dạy học bám sát chuẩn KTKN góp phần giảm tải kiến thức,
vận dụng nội dung SGK linh họat hơn mà mục tiêu giáo dục
vẫn đạt được.


6. Kỹ thuật đặt câu hỏi:
- Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời
duy nhất ( đúng/ sai; có/ không…) VD: Khi treo qủa nặng
vào lò xo, em có thấy lò xo dãn ra không?
- Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả
lời. Khi đặt câu hỏi mở, GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ ý
kiến của cá nhân. VD: Khi treo quả nặng vào lò xo, em
thấy hiện tượng gì xảy ra?
- Câu hỏi theo cấp độ nhận thức: Khi trả lời câu hỏi,
HS phải động não, suy nghĩ qua đó nâng cao nhận thức
và phát triển tư duy. Các cấp độ nhận thức: Biết, hiểu,
vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.


* VD (câu hỏi phân tích): Từ kết quả thí nghiệm, hãy
nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ

nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

* VD (câu hỏi đánh giá): Theo em trong hai phương
pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình
chia độ và bằng bình tràn, phương pháp nào cho kết
quả chính xác hơn? Tại sao?

* VD (câu hỏi sáng tạo): Hãy đề ra những biện pháp
chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên
cạnh những đường giao thông lớn có nhiều xe cộ qua
lại.


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC


1. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Là dạy học trong hành động, trong đó HS chủ động
tìm hiểu và giành lấy kiến thức thông qua việc thực
hiện các dự án. Các chủ đề trong dạy học dự án chủ
yếu liên quan đến đời sống hằng ngày của HS, có thể
nằm trong 1 môn học hoặc liên môn học. Dạy học theo
dự án mở ra cơ hội cho HS kết nối thông tin, phối hợp
nhiều kỹ năng,… nhằm xây dựng kiến thức, phát triển
kỹ năng, thái độ học tập suốt đời





2. HỌC THEO HỢP ĐỒNG
* Học theo hợp đồng là một hoạt động học tập trong đó
mỗi HS được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các
nhiệm vụ/ bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định. Học sinh chủ động và độc
lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và
thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/ bài tập đó theo khả năng
của mình.


* Qui trình thực hiện theo hợp đồng:
- Chọn bài có nội dung phù hợp. ( nên chọn những bài
ôn tập, luyện tập, tổng kết chương...)
- Nhiệm vụ bắt buộc được xây dựng theo chuẩn KTKN.
- Nhiệm vụ tự chọn là những nhiệm vụ mang tính chất
củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế.
- Thời gian tùy thuộc nội dung hợp đồng. HS có thể
hoàn thành nội dung bắt buộc trong giờ học, các nhiệm
vụ tự chọn có thể làm ở nhà.


3. DẠY HỌC ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Đặt vấn đề:
- Tạo tình huống có vấn đề.
- Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề:
- Đề xuất các giả thuyết.
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Thực hiện kế hoạch.

* Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
- Phát biểu kết luận



4. HỌC THEO GÓC
* Thế nào là học theo góc?
- Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học
sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể
trong không gian lớp học
- Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ
thể.
- Kích thích HS tích cực học thông qua các hoạt động.
- Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động.
- Mục đích là để HS được thực hành, khám phá và trải
nghiệm qua mỗi hoạt động.


Tổ chức dạy học theo góc:
* Bước 1: Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
* Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.
* Bước 3 : Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm
vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu ( tư liệu
nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bảng
hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bảng hướng dẫn tự
đánh giá,…).
* Bước 4: Tổ chức học tập theo góc.
- HS được lựa chọn góc theo sở thích.

- HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy
định.
* Bước 5: Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (thực hiện linh
hoạt).


* LƯU Ý:
- Nội dung bài học phù hợp với phương pháp học theo
góc.
- Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV
có thể tổ chức 2,3 hoặc 4 góc.
- Lần đầu tiên, học sinh chọn góc theo sở thích, khi
luân chuyển sang góc khác theo điều động của GV.
- Thời gian để các góc hoạt động cần phù hợp với
nhiệm vụ các nhóm và 45 phút của tiết học.



×