Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………..
TRẦN VIỆT DŨNG

SÁNG TẠO VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………..

TRẦN VIỆT DŨNG

SÁNG TẠO VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng &
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà. Các số liệu, tài liệu
trong luận án trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc
xuất xứ rõ rang.
Tác giả
Trần Việt Dũng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:

Phân loại vấn đề

Bảng 2.2:

Biểu hiện cái mới có giá trị khi giải quyết 3 loại vấn đề

Bảng 3.1:

Mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo và mức độ sáng tạo


Bảng 3.2:

Nhân tố thúc đẩy sáng tạo và nhân tố kìm hãm sáng tạo

Bảng 3.3:

Nhân tố thuận lợi của sáng tạo và nhân tố cản trở sáng tạo

Bảng 4.1:

Kết quả tốt nghiệp của sinh viên ĐHHHVN

Bảng 4.2:

Nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHHHVN

Bảng 4.3:

Yêu cầu đối với sinh viên mới tốt nghiệp ĐHHHVN

Bảng 4.4:

Tần suất đưa ra sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của sinh viên

Bảng 4.5:

So sánh số lượng học hàm, học vị của 3 Trường Đại học

Bảng 4.6:


Về cấu trúc công việc – kiến thức – môn học

Bảng 4.7:

Các nguồn tri thức – kỹ năng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .......... 12
1.1. Các công trình nghiên cứu về sáng tạo, năng lực sáng tạo ....................... 12
1.2. Các nghiên cứu về nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam hiện nay ..................................................................... 27
1.3. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu…………………………..33
Chƣơng 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO ............................................ 36
2.1. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” .............................................................. 36
2.1.1. Các định nghĩa tiêu biểu về sáng tạo .................................................. 36
2.1.2. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” trên lập trường duy vật biện chứng ...
38
2.2. Những bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo ................................... 46
2.2.1. Chủ thể sáng tạo và tư duy sáng tạo ................................................... 47
2.2.2. Vấn đề của sáng tạo ............................................................................. 63
2.2.3. Môi trường và sản phẩm sáng tạo ...................................................... 67
2.3. Các giai đoạn, đặc trưng và những thuộc tính của hoạt động sáng tạo ..... 70
2.3.1. Các giai đoạn của hoạt động sáng tạo ............................................... 70
2.3.2. Những thuộc tính và đặc trưng của hoạt động sáng tạo ..................... 73
Chƣơng 3. NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP CHUNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA CON NGƢỜI ......................... 78
3.1. Khái niệm “Năng lực sáng tạo” ................................................................. 78
3.1.1. Định nghĩa khái niệm “Năng lực sáng tạo” ....................................... 78
3.1.2. Mức độ sáng tạo .................................................................................. 83
3.2. Nâng cao năng lực sáng tạo của con người: những yếu tố làm cơ sở và các
phương pháp chung .......................................................................................... 86
3.2.1. Những yếu tố làm cơ sở nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con
người ............................................................................................................. 86
3.2.2. Các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người 95
Chƣơng 4. NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY ....................... 103


4.1. Năng lực sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện
nay: quan điểm, thực trạng, nguyên nhân ....................................................... 103
4.1.1. Một số quan điểm về đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân ... 103
4.1.2. Về thực trạng và nguyên nhân .......................................................... 106
4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học
Hàng hải Việt Nam hiện nay .......................................................................... 115
4.2.1. Các giải pháp góp phần hình thành tư duy sáng tạo và động cơ sáng
tạo ở sinh viên ............................................................................................. 117
4.2.2. Các giải pháp có tác dụng gián tiếp trong việc nâng cao năng lực sáng
tạo của sinh viên.......................................................................................... 122
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 137
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 145



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sáng tạo là năng lực đặc biệt mang tính đặc trưng của con người, thể hiện khả
năng vượt trội của con người so với thế giới loài vật. Bằng lao động sáng tạo,
nhân loại đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ, tạo ra những sản phẩm kì diệu mà
thiên nhiên hào phóng cũng không thể có được. Những thành quả mà con người
đạt được hiện nay trong mọi lĩnh vực từ khoa học công nghệ đến kinh tế, văn hóa,
xã hội... đều là kết quả của hoạt động tạo ra sản phẩm mới có giá trị.
Hiện nay, thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa
về kinh tế. Quá trình đó một mặt làm cho các quốc gia xích lại gần nhau, ảnh
hưởng, ràng buộc nhau ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn trên mọi phương diện
của đời sống xã hội; mặt khác, đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
các nền kinh tế, giữa các tổ chức và cá nhân. Muốn tồn tại và phát triển, mỗi quốc
gia, ngay cả mỗi tổ chức, cá nhân đều phải không ngừng năng động sáng tạo, tạo
ra những sản phẩm mới ưu trội hơn, những giải pháp tối ưu và những quyết định
mang tính đột phá. Do đó, nâng cao năng lực sáng tạo là đòi hỏi cấp thiết đối với
sự tồn tại, phát triển của mọi quốc gia.
Với tầm quan trọng của sáng tạo, nên đã từ rất sớm vào khoảng năm 300,
Pappos - nhà toán học Hy Lạp nổi tiếng đã đặt nền móng chính thức cho khoa học
sáng tạo. Trong tập 7 của tác phẩm “Tuyển tập toán học” của mình, Pappos đã
viết về một bộ môn khoa học (viết theo tiếng Anh) đặt tên là Heuristics (có gốc là
từ Eureka - tìm ra rồi). Heuristics hay Sáng tạo học có mục đích nghiên cứu tư
duy sáng tạo, nhận thức các quy luật của nó và xây dựng các phương pháp, qui
tắc tạo ra các phát minh và sáng chế. Sau Pappos, các nhà khoa học đã cố gắng
tiếp tục phát triển Heuristics để xây dựng nó thành một bộ môn khoa học hoàn
chỉnh. Trong số đó, phải kể đến các nhà triết học như Descartes, Leibnitz,
Bolzano và Poincaré… Tuy nhiên, Heuristics bị quên lãng trong một thời gian dài
bởi như theo nhận xét của G.Polya – nhà toán học người Mĩ gốc Hungary về
Heuristics: “Đó là lĩnh vực nghiên cứu không có hình dáng rõ ràng… Nó được
trình bày trên những nét chung chung, ít khi đi vào chi tiết” [trích theo 89, tr.5].

Chỉ từ sau Thế chiến thứ hai, cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ở
những nước công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu phải giải quyết nhanh
chóng và hiệu quả các vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển. Nhờ vậy,


Heuristics đã hồi sinh, chuyển sang thời kỳ phát triển mới theo cả chiều rộng lẫn
chiều sâu. Bắt đầu từ đây nhiều tổ chức, trung tâm nghiên cứu về sáng tạo,
phương pháp luận sáng tạo ra đời và phát triển ở Mỹ, Tây Âu, Liên Xô (cũ)...
Như vậy, hiện nay Sáng tạo học nói chung, Phương pháp luận sáng tạo nói riêng
đã được nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng ở nhiều nước phát triển. Ở Việt Nam,
năm 1991, được sự chấp thuận của lãnh đạo Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm Sáng tạo khoa học - kỹ thuật (TSK) ra đời và trở thành cơ sở
chính thức đầu tiên ở nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu Phương pháp luận
sáng tạo và đổi mới với quy mô nhỏ, hẹp. Nhìn chung, Sáng tạo học cả về lý
thuyết lẫn thực tiễn chưa được phát triển, phổ biến ở Việt Nam.
Từ xưa đến nay, người Việt Nam vốn có tư chất thông minh - sáng tạo nhưng
do hoàn cảnh lịch sử (luôn phải chống lại trước sự bành trướng, xâm lăng từ
phương Bắc - kể cả hiện nay) mà người Việt chưa có điều kiện, môi trường để
phát huy, phát triển năng lực sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, qua 30 năm đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thế và lực của đất nước ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam vẫn là một nền kinh tế mang tính chất gia
công, kém hiệu quả và đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới, chịu sự thách thức của “bẫy thu nhập trung
bình”. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mô hình phát triển kinh tế
chuyển từ xây dựng nền kinh tế theo chiều rộng sang kết hợp với phát triển kinh
tế theo chiều sâu. Muốn vậy, cần phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, trong đó xây dựng nền giáo dục sáng tạo và đẩy mạnh sự sáng tạo trong
khoa học - công nghệ là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng suất lao động xã
hội, tăng cường hàm lượng chất xám trong sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế ở

cấp vi mô và vĩ mô. Ngoài ra, vấn nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức, văn hóa
xuống cấp đang gây bức xúc trong toàn xã hội buộc chúng ta phải có những giải
pháp sáng tạo để giải quyết.
Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sáng tạo cho người lao
động là nhu cầu cấp thiết trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội
phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Muốn nâng cao năng lực sáng tạo, cần phải có sự
nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống trước hết về bản chất của sáng tạo,
năng lực sáng tạo, để lấy đó làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu các


phương pháp sáng tạo (công cụ quan trọng nâng cao năng lực sáng tạo) và các
chính sách, cơ chế xã hội nhằm kích thích, phát huy, phát triển năng lực sáng tạo
của con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền
giáo dục - đào tạo của đất nước nói chung và giáo dục - đào tạo đại học nói riêng
đang từng bước tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện. Và trường Đại học Hàng
hải Việt Nam - một trong những cơ sở đào tạo lớn nhất của ngành giao thông vận
tải, không phải là một ngoại lệ. Về mục tiêu đổi mới giáo dục Đại học, trong Nghị
quyết số 29-NQ/TW của BCHTW Đảng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục đại học, tập
trung đào tạo nhân lực trình đô ̣ cao , bồ i dưỡng nhân tài , phát triển phẩm chất và
năng lực tự ho ̣c, tự làm giàu tri thức , sáng tạo của ngườ i ho ̣c…” [114]. Như vậy,
nâng cao năng lực sáng tạo là một trong những mục tiêu của đổi mới giáo dục đại
học nói chung và của trường Đại học Hàng hải nói riêng. Tuy nhiên, cần phải có
biện pháp cụ thể hơn trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận về sáng tạo để từng
bước nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề Sáng tạo và việc nâng cao năng lực
sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay làm đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo, năng lực sáng tạo, xác định các

phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người cùng với việc khảo
sát thực trạng (và nguyên nhân) năng lực sáng tạo của sinh viên Hàng hải hiện
nay, từ đó nêu các giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo cho đối tượng này.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó, luận án cần giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất: làm rõ bản chất của sáng tạo thông qua việc xác định và phân tích
khái niệm sáng tạo; những bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo; các giai
đoạn, đặc trưng và những thuộc tính của hoạt động sáng tạo.
- Thứ hai: làm rõ bản chất của năng lực sáng tạo qua việc xác định và phân
tích khái niệm năng lực sáng tạo, cấu trúc của năng lực sáng tạo, các cấp độ của
năng lực sáng tạo, mức độ sáng tạo.
- Thứ ba: từ sự phân tích toàn diện các nhân tố làm cơ sở, luận án xác định
các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người.


- Thứ tư, từ cơ sở lý luận ở trên, luận án thực hiện khảo sát thực trạng,
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của sinh
viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo
của con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, lấy đó làm cơ sở
nghiên cứu về năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học Hàng hải Việt Nam
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án không nghiên cứu sáng tạo như một diễn trình
lịch sử và cũng không nghiên cứu nó ở một lĩnh vực riêng biệt, mà dưới góc độ
triết học luận án nghiên cứu sáng tạo, năng lực sáng tạo của con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội ở tầm khái quát. Đối với năng lực sáng tạo của sinh
viên Hàng hải Việt Nam, luận án chỉ khảo sát nó từ năm 2013 đến nay. Luận án
cũng không quá đi sâu vào thực trạng, nguyên nhân yếu kém ở năng lực sáng tạo
của sinh viên Hàng hải Việt Nam, mà chủ yếu đi từ lý luận để xây dựng các nhóm

giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt
Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin về tư duy, hoạt động
nhận thức và thực tiễn của con người; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về đổi mới giáo dục - đào tạo; vận dụng quan điểm định hướng trong Nghị quyết
số 29-NQ/TW của BCHTW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo; ngoài ra, luận án kế thừa có chọn lọc những quan điểm đúng đắn, hợp lý
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về sáng tạo, bản chất của sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp cụ thể như thống nhất lịch sử - lôgíc; phân tích tổng hợp; khái quát hoá và hệ thống hoá; thống kê, so sánh, điều tra xã hội học.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã nêu và luận chứng một cách hệ thống những nội dung về
bản chất của sáng tạo, năng lực sáng tạo; xác định những phương pháp chung
nâng cao năng lực sáng tạo của con người.
Thứ hai, luận án xác định thực trạng, nguyên nhân và nêu các giải pháp năng
cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án


Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo, năng lực sáng
tạo và xác định các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con
người, từ đó tạo cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng chính sách, quy chế nhằm
nâng cao năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án có thể cung cấp luận cứ để Ban giám hiệu Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam (và có thể, cho nhiều trường đại học khác) đưa ra chính sách,
biện pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên Hàng hải,
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.
Thứ ba, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên cũng
như các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến sáng tạo và đổi mới giáo dục

Đại học ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về sáng tạo, năng lực sáng tạo
Dưới góc độ triết học, tác giả của luận án tiến hành nghiên cứu một số vấn đề
liên quan đến sáng tạo một cách khái quát và toàn diện như: định nghĩa khái niệm
sáng tạo, đặc điểm của sáng tạo, vấn đề sáng tạo, sản phẩm sáng tạo, ý tưởng, ý
tưởng sáng tạo, môi trường sáng tạo, động cơ sáng tạo, tư duy sáng tạo, các giai
đoạn sáng tạo, mức độ sáng tạo, các loại hình sáng tạo, đặc trưng của sáng tạo.
Những vấn đề này sẽ góp phần làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu năng lực sáng tạo của con người và phương hướng
nâng cao năng lực sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng về phương diện lý
thuyết và ứng dụng của Sáng tạo học. Bởi nghiên cứu về sáng tạo, xét đến cùng
cũng chỉ nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của con người.
Sau đây là các công trình liên quan đến sáng tạo nói chung và năng lực sáng
tạo của con người nói riêng.
* Các công trình mang tính khái quát triết học về sáng tạo, năng lực sáng tạo
Sáng tạo với tính cách là môn khoa học đã ra đời từ rất sớm, khoảng từ thế
kỷ III nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX nhất là sau Thế chiến thứ hai lý luận về sáng
tạo và phương pháp luận sáng tạo mới thực sự chuyển mình phát triển.
Các nhà kinh điển C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin chưa trực tiếp bàn và
luận giải về sáng tạo, năng lực sáng tạo của chủ thể, tuy nhiên các ông đã nêu các
ý kiến khoa học có tính chất là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trực tiếp
cho những quan điểm về sáng tạo trên lập trường mácxít trong những công trình
tiêu biểu như: Luận cương về Phoiơbắc được C. Mác viết năm 1845; Hệ tư tưởng
Đức do C. Mác và Ph. Ăngghen viết chung năm 1845 - 1846; Tuyên ngôn của

Đảng cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo năm 1848; Bộ Tư bản của
C. Mác xuất bản tập I năm 1867, tập II và tập III do Ph. Ăngghen tập hợp, hiệu
chỉnh và lần lượt công bố vào các năm 1884 và 1894; Chống Đuyrinh của Ph.
Ăngghen năm 1878; Bản sơ thảo tác phẩm Biện chứng của tự nhiên được Ph.
Ăngghen soạn thảo từ năm 1873 đến năm 1886; Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán của V.I. Lênin xuất bản năm 1909; Những ghi chép tóm


tắt, đánh giá của V.I. Lênin trong những năm 1915 - 1916 về các công trình triết
học từ Arixtốt đến Hêghen và Látxan được tập hợp lại thành Bút ký triết học.
Những tác phẩm trên đã đặt nền móng và phát triển chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, do vậy có ý nghĩa là cơ sở triết học cho
những quan điểm lý luận về sáng tạo, năng lực sáng tạo của chủ thể trên lập
trường mácxít. Chúng đã trả lời thuyết phục nhất cho vấn đề triết học cơ bản nhất
của sáng tạo: Sản phẩm sáng tạo được hình thành từ năng lực (phản ánh sáng tạo ý thức) của kết cấu vật chất ở trình độ cao (não bộ con người) hay là do năng lực
của thực thể tinh thần độc lập với (hoặc chi phối) não bộ, do sự ban phát của lực
lượng siêu nhiên? Với quan niệm “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn
là sự tồn tại được ý thức” [66, tr.37] và nhất là định nghĩa phạm trù “vật chất”:
“vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [58, tr.151] đã toát yếu quan điểm
duy vật biện chứng: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết
định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. Nói
cách khác đã đưa đến việc khẳng định: Sản phẩm sáng tạo hình thành xuất phát từ
năng lực (phản ánh sáng tạo - ý thức) của kết cấu vật chất ở trình độ cao (não bộ
con người).
Kế đến phải kể tới cuốn Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự
sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay của Lê Huy Hoàng xuất bản năm 2002
là tác phẩm mácxít nghiên cứu trực tiếp về sáng tạo. Ở nội dung chính, tác giả
nhấn mạnh đến lý thuyết phản ánh duy vật biện chứng với tính cách là cơ sở triết

học của sáng tạo. Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu tương đối công phu những
quan niệm trước Mác và ngoài mácxít về sáng tạo trên bình diện triết học. Chẳng
hạn, tác giả cho rằng các nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại đã “... gắn bản chất của
sự sáng tạo với các quá trình diễn biến, chuyển hóa đó và cuối cùng dẫn đến một
trạng thái tồn tại nhất định như là kết quả của sáng tạo... Đặc biệt, người Cổ đại
Hy Lạp đã thần thánh hóa hoạt động sáng tạo trong nghệ thuật” [44, tr.14]. Thời
Trung cổ, hoạt động sáng tạo hoàn toàn mang tính tôn giáo. Thời kỳ Phục hưng,
bản chất của sáng tạo đã được trả lại cho con người. Tuy nhiên, sự sáng tạo được
đề cập chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật “ở thời kỳ này, sự sáng tạo luôn được
thể hiện như một nghệ thuật, mà bản chất đặc trưng của nó là ở tính trực quan”


[44, tr.16]. Thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII - XVIII) cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học - kỹ thuật, triết học Khai sáng đã lý giải sự sáng tạo như là kết
quả khác thường của sự kết hợp những yếu tố thực tại “sáng tạo không chỉ là sự
phát minh ra cái mới qua một quá trình suy tư, mà còn là quá trình gắn bó lý trí
với khả năng thao tác kỹ thuật, tạo ra sản phẩm cụ thể” [44, tr.17]. Trong Triết
học Cổ điển Đức (giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX), bản chất của sáng tạo
được các nhà triết học Cổ điển Đức xác định là “sự tự hoạt động thực tiễn - tinh
thần, sự tự hoạt động mang các đặc trưng cơ bản là tính hợp lý, tự do, tính phổ
biến, tính toàn vẹn, mối liên hệ hữu cơ với sự phát triển của con người... còn tính
mâu thuẫn của hoạt động này là nguồn gốc nội tại của sự tự phát triển của sáng
tạo” [44, tr.22]. Tư tưởng triết học phương Tây hiện đại (cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX) xem sáng tạo như một khả năng ưu việt trong lĩnh vực hoạt động khoa
học và kỹ thuật. Ở phương Đông, quan niệm về sáng tạo còn mờ nhạt, nói chung
chưa có các học thuyết về sáng tạo…
Tóm lại, trong công trình trên, tác giả Lê Huy Hoàng đã nghiên cứu khá hệ
thống sự phát triển quan niệm về sáng tạo trong lịch sử dưới góc độ triết học, đặc
biệt tác giả đã hệ thống hóa những quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác - Lênin về sáng tạo để cuối cùng đưa ra quan niệm mácxít về sáng tạo và bản

chất của sáng tạo. Mặc dù, những quan niệm về sáng tạo chưa được đi sâu, chi tiết
và một số ý kiến chưa thật thuyết phục, song công trình là cơ sở để chúng tôi tiếp
tục phát triển quan niệm mácxít về sáng tạo nói chung và năng lực sáng tạo của
con người nói riêng.


* Các công trình nghiên cứu trực tiếp về sáng tạo, năng lực sáng tạo
Hiện nay những công trình tập trung nghiên cứu tương đối chi tiết, chuyên
sâu về sáng tạo nói chung, năng lực sáng tạo nói riêng đều thuộc tâm lý học sáng
tạo.
Tâm lý học sáng tạo của Đức Uy xuất bản năm 1999 là cuốn sách đầu tiên ở
nước ta bước đầu trình bày một số vấn đề tâm lý của sáng tạo, tác giả coi tâm lý
học sáng tạo chính là tâm lý học phát triển. Một số vấn đề của tác phẩm liên quan
đến sáng tạo như: định nghĩa khái niệm sáng tạo, ý tưởng sáng tạo, tư duy sáng
tạo, động lực sáng tạo… được tác giả trình bày chủ yếu ở những nét phác họa ban
đầu mang tính tìm tòi, đặt vấn đề. Bên cạnh đó, năng lực sáng tạo của con người
được tác giả nghiên cứu ở khía cạnh những phẩm chất nhân cách tiêu biểu của các
cá nhân có năng lực sáng tạo ở mức cao, đặc biệt là thiên tài. Về vấn đề này, tác
giả nhận định “hình như một trong những điều kiện để phát triển tài năng là tự do,
không vâng lời” [102, tr.171]. Đây là quan điểm đúng đắn mà tác giả của luận án
có thể tiếp thu.
Kế đến là cuốn Giáo trình Tâm lý học sáng tạo của Huỳnh Văn Sơn xuất bản
năm 2009. Ở cuốn sách này, những nội dung cơ bản về sáng tạo như khái niệm
sáng tạo, tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo, các giai đoạn sáng tạo, trình độ sáng
tạo được tác giả trình bày (với sự tổng hợp của nhiều tài liệu tham khảo) một cách
mạch lạc, khúc triết có sự hợp lý nhất định mà tác giả của luận án có thể kế thừa.
Chẳng hạn, tác giả quan niệm “tư duy sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề hiệu
quả dựa trên sự phân tích lựa chọn các giải pháp tốt nhất có thể có. Cách giải
quyết vấn đề này thường là mới, mang tính sáng tạo và hướng đến xu thế tối ưu”
[89, tr.28]. Tuy vậy, ở công trình nghiên cứu này nếu xâu chuỗi các quan điểm lý

luận về sáng tạo thì vẫn còn thiếu tính chỉnh thể của một lý thuyết hoàn chỉnh. Về
năng lực sáng tạo của con người, tác giả đề cập ở khía cạnh đo lường năng lực
sáng tạo. Việc đo lường có thể bằng nhiều cách, trong cuốn sách tác giả trình bày
sự đo lường năng lực sáng tạo thông qua các trắc nghiệm. Về thực chất của sự đo
lường, tác giả nhận định “Thực chất của việc đo lường năng lực sáng tạo là việc
đánh giá năng lực sáng tạo theo chuẩn đo lường được xác định và thiết lập trước
một cách khoa học” [89, tr.97] , đây là ý kiến xác đáng mà luận án có thể tiếp thu
và phát triển. Có thể nói, cuốn sách là một trong những tài liệu tham khảo quan


trọng cho luận án, cung cấp nhiều tư liệu cần thiết để có thể tổng hợp và kế thừa
những yếu tố hợp lý.
Ngoài ra, còn có cuốn Giáo trình Tâm lý học sáng tạo của Phạm Thành
Nghị, xuất bản năm 2012. Với cách làm bài bản tập trung khảo cứu chủ yếu các
tác phẩm bằng tiếng Anh, tác giả không chỉ trình bày những vấn đề của sáng tạo
trên diện rộng dưới góc độ của Tâm lý học mà còn trình bày cơ sở sinh học và cơ
sở xã hội của sáng tạo. Điều quan trọng hơn công trình đã đề cập đến gần như tất
cả những nội dung về sáng tạo mà luận án quan tâm nghiên cứu như định nghĩa
sáng tạo, đặc điểm sáng tạo, các giai đoạn sáng tạo, ý tưởng sáng tạo, động cơ
sáng tạo... Tuy nhiên, ở công trình nghiên cứu này các quan điểm lý luận về sáng
tạo chưa được định hình một cách hệ thống, chỉnh thể. Về năng lực sáng tạo của
con người, tuy chưa đưa ra định nghĩa khái niệm “năng lực sáng tạo” nhưng tác
giả có sự tổng kết, nghiên cứu sâu về vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của con
người. Năng lực sáng tạo của mỗi người đều có thể nâng cao, phát triển được
thông qua đào tạo, tạo dựng môi trường và nâng cao động lực. Tác giả nhận định
“phát triển năng lực sáng tạo thông qua việc tăng cường ba thành tố trong cấu trúc
hoạt động giải quyết vấn đề mới: động cơ, hành động lôgíc và hành động trực
giác” [74, tr.294]. Nhìn chung, đây là công trình quan trọng đối với luận án vì đã
cung cấp nhiều tư liệu về những vấn đề của sáng tạo, năng lực sáng tạo với không
ít những yếu tố tích cực mà luận án có thể kế thừa và phát huy, hơn nữa tác giả đã

đưa ra bức tranh tương đối đầy đủ về sáng tạo dưới góc độ Tâm lý học trên cơ sở
tổng kết những công trình tiêu biểu trên thế giới.
Cuốn sách Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của
con người Việt Nam hiện nay đã nêu của tác giả Lê Huy Hoàng không chỉ đề cập
đến khái niệm sáng tạo dưới góc độ triết học mácxít mà còn đưa ra quan niệm về
một số vấn đề khác của sáng tạo. Tác giả đã nêu các cấp độ của sáng tạo, một số
loại hình sáng tạo cơ bản trong hoạt động sống của con người. Quan trọng hơn, về
năng lực sáng tạo, tác giả đã giành nhiều trang viết về những yếu tố chủ quan và
khách quan quy định năng lực sáng tạo của con người. Rồi từ đó tác giả khẳng
định sự kết hợp hài hòa giữa cá nhân và xã hội hay giữa yếu tố chủ quan và khách
quan chính là điều kiện cần thiết để phát huy năng lực sáng tạo của con người.
Quan niệm này là một trong những cơ sở để tác giả luận án đưa ra quan điểm
riêng về việc nâng cao năng lực sáng tạo trên cơ sở kế thừa yếu tố hợp lý trên.


Nhìn chung, cuốn sách này là một trong những tư liệu quan trọng mà luận án có
thể chọn lọc tiếp thu, bổ sung thêm những quan niệm mới về một số vấn đề của
sáng tạo nhất là phương hướng nâng cao năng lực sáng tạo của con người.
Hiện nay, trên thế giới lý thuyết về sáng tạo và (chủ yếu) phương pháp luận
sáng tạo lớn, chuyên sâu và có hệ thống là “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế”
(TRIZ) của nhà bác học G.S. Altshuller (1926 - 1998) (Liên Xô cũ) - được thế
giới tôn vinh là cha đẻ của khoa học sáng tạo hiện đại. Ông xây dựng TRIZ từ
năm 1946. TRIZ là lý thuyết lớn với hệ thống công cụ hoàn chỉnh nhất trong khoa
học sáng tạo. Có thể nhấn mạnh đến lý thuyết này với 9 quy luật phát triển hệ
thống, 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản để khắc phục các mâu thuẫn kỹ thuật, 11
biến đổi mẫu dùng để khắc phục các mâu thuẫn vật lý, hệ thống 76 chuẩn dùng để
giải các bài toán sáng chế và đặc biệt ARIZ - chương trình giải các bài toán kỹ
thuật.
Với tư cách là người học trò trực tiếp của G.S. Altshuller, Phan Dũng - giám
đốc Trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật (TSK) đã du nhập, truyền bá, phát

triển và mở rộng TRIZ ở Việt Nam. Ông đã viết bộ sách Sáng tạo và đổi mới gồm
10 tập xuất bản trọn bộ năm 2012. NCS thấy rằng, bộ sách này lấy TRIZ làm trục
trung tâm và mở rộng theo các hướng: 1/ Về phía các nguồn kiến thức của TRIZ;
2/ Về phía các lĩnh vực không phải là kỹ thuật để thấy được phạm vi áp dụng
rộng lớn của TRIZ; 3/ Về phía các phương pháp, các phương pháp luận sáng tạo
khác đang có hiện nay để người học có thể cảm nhận khả năng của TRIZ, nếu
được phát triển tiếp, sẽ trở thành lý thuyết rộng lớn, có thể bao quát những cái
hiện có.
Trong 10 tập đó, có 3 tập đầu tiên trực tiếp bàn về những vấn đề của sáng
tạo, là những tập sau.
Tập 1: Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. Đây là tập có
nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến sáng tạo, trong đó tác giả đã trình bày một
số khái niệm và nội dung cơ bản về sáng tạo như: định nghĩa khái niệm sáng tạo,
vấn đề, các giai đoạn của sáng tạo, mức độ sáng tạo, tư duy sáng tạo. Bên cạnh
một số hạn chế nhất định (chủ yếu do lĩnh vực nghiên cứu chính của TRIZ là lĩnh
vực khoa học kỹ thuật) nhìn chung quan niệm của tác giả về những khái niệm này
là một trong những cơ sở để luận án đưa ra quan niệm đầy đủ và khái quát hơn.


Tập 2: Thế giới bên trong con người sáng tạo trình bày các hiện tượng thuộc
thế giới bên trong con người và ảnh hưởng của chúng lên các hành động của cá
nhân. Hơn nữa, tập sách đã xem xét tư duy con người trong ngữ cảnh mô hình
nhu cầu - hành động và bàn về việc điều khiển các hiện tượng thuộc thế giới bên
trong con người nhằm khai thác tối ưu năng lực của tư duy. Đây là tài liệu tham
khảo cần thiết cho NCS nghiên cứu về chủ thể sáng tạo.
Tập 3: Tư duy lôgíc, biện chứng và hệ thống. Ở tập này, bên cạnh việc trình
bày các quy tắc của lôgíc hình thức và phép biện chứng, thì điều đáng quan tâm
hơn là tác giả đã trình bày mối quan hệ giữa phát triển và sáng tạo, các loại mâu
thuẫn nảy sinh trong giải quyết vấn đề và ra quyết định. Đây là tài liệu tham khảo
cho NCS khi nghiên cứu về biện chứng của hoạt động sáng tạo.

Bên cạnh những công trình có tính chất chuyên sâu về sáng tạo nêu trên, còn
có một vài công trình bước đầu bàn về một số vấn đề của sáng tạo nói chung,
năng lực sáng tạo nói riêng và đã đạt được những thành tựu nhất định như:
- Cơ sở khoa học của sự sáng tạo của tác giả Nguyễn Văn Lê xuất bản năm
1998 đã trình bày một số cơ sở khoa học của việc giáo dục tính sáng tạo cho
thanh thiếu niên. Tác giả khái quát một số vấn đề liên quan đến sáng tạo như:
năng lực, tài năng, tính sáng tạo, nguyên nhân của sự sáng tạo, mối quan hệ giữa
thông minh và sáng tạo… trong đó nổi bật là định nghĩa của tác giả về “thông
minh”: “Người thông minh là người có khả năng (năng lực) ở mức cao trong việc
tiếp thu vấn đề và phản xạ nhanh, có năng lực tư duy cao (óc suy diễn quy nạp,
khái quát hóa, trừu tượng hóa…)” [57, tr.22]. Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập
đến cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động sáng tạo, cơ sở tâm lý học của sự sáng
tạo và khía cạnh xã hội của hoạt động sáng tạo. Đây là cách tiếp cận về sáng tạo
trên nhiều phương diện, tuy nhiên lại chưa được tác giả phân tích chi tiết. Về
nâng cao năng lực sáng tạo của con người, tác giả tập trung bàn về việc chăm sóc
não bộ để nó phát huy năng lực sáng tạo ở mức cao nhất. Nhìn chung, cuốn sách
là tư liệu giúp chúng tôi tìm hiểu về sáng tạo từ nhiều góc độ và tầm quan trọng
của não bộ đối với năng lực sáng tạo.
- Cuốn Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nhóm tác giả Nguyễn Cảnh Toàn,
Nguyễn Văn Lê và Châu An xuất bản năm 2004 đã trình bày sơ lược một số vấn
đề của sáng tạo như: định nghĩa khái niệm “sáng tạo”, động cơ sáng tạo, tư duy
sáng tạo, môi trường sáng tạo, cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động sáng tạo. Về


năng lực sáng tạo của con người, nhóm tác giả trình bày một số phẩm chất cần có
của năng lực sáng tạo bao gồm năng lực tư duy sáng tạo, năng lực quan sát và
sáng tạo, năng lực tưởng tượng và liên tưởng, năng lực phát triển vấn đề, năng lực
đọc. Ngoài ra, nhóm tác giả coi việc quan tâm, bồi dưỡng não bộ cũng là cách
thức để nâng cao hiệu quả của tư duy sáng tạo.
- Cuốn sách Nhập môn tư duy sáng tạo và phương pháp nghiên cứu khoa

học của nhiều tác giả (Ngô Kiều Nhi, Dương Nguyên Vũ, Nguyễn Nam Hải…)
xuất bản năm 2012 có 2 nội dung chính là về tư duy sáng tạo và phương pháp
nghiên cứu khoa học. Về tư duy sáng tạo, nhóm tác giả tập trung đề cập đến vấn
đề tạo ra ý tưởng mới trong khoa học và công nghệ. Để tạo ra ý tưởng mới, theo
nhóm tác giả chúng ta cần phải: phá vỡ tư duy khuôn mẫu; kết nối sự không kết
nối; thay đổi nhận thức và dùng sự cộng hưởng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã
đưa ra cách thức rèn luyện để trở thành một người sáng tạo. Nhìn chung, ở công
trình này NCS có thể kế thừa một số yếu tố hợp lý trong quan niệm về tư duy
sáng tạo, về cách thức nâng cao năng lực sáng tạo của con người.
Có một số công trình tuy chưa trực tiếp bàn về năng lực sáng tạo nhưng đã
đề cập đến một số cách thức nâng cao năng lực sáng tạo của con người, đó là:
- Cuốn Đánh thức tiềm năng sáng tạo của Nguyễn Minh Triết xuất bản năm
2001. Bên cạnh việc giới thiệu về tính ì tâm lý và tư duy sáng tạo, cuốn sách chủ
yếu giới thiệu khả năng ứng dụng các thủ thuật sáng tạo (trong 40 thủ thuật) của
TRIZ (chẳng hạn nguyên tắc Kết hợp, nguyên tắc Bất đối xứng, nguyên tắc Phân
nhỏ…) gắn với những câu đố và tình huống minh họa góp phần đánh thức tiềm
năng sáng tạo của người đọc. Có thể nói, tác phẩm này cho thấy để nâng cao năng
lực sáng tạo thì không chỉ phải nâng cao nãng lực tý duy sáng tạo mà còn phải
loại bỏ tính ỳ tâm lý.
- Cuốn Hãy trở thành người thông minh sáng tạo của Lê Nguyên Long xuất
bản năm 2006 đã chủ yếu tiếp cận các vấn đề lý luận sáng tạo thông qua tìm hiểu
bản thân hoạt động sáng tạo của các nhà phát minh nổi tiếng trong những lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật khác nhau với mục đích cung cấp cho
người đọc những bài học sinh động, gợi ý độc giả đi theo con đường đầy lôi cuốn
như những người xưa. Bên cạnh đó, tác giả đã giới thiệu một số phương pháp
sáng tạo như phương pháp tương tự, phương pháp “quay trở lại” các thành tựu cũ,
phương pháp lật ngược và nhóm phương pháp tìm tòi ơrixtic. Nhìn chung, cuốn


sách là tư liệu để NCS hiểu hơn về một số phẩm chất của các cá nhân có năng lực

sáng tạo ở mức cao.
- Cuốn Con đường dẫn tới phát minh, phát hiện khoa học nổi tiếng của Vũ
Bội Tuyền xuất bản năm 2006 đã trình bày khoảng 50 câu chuyện nhằm minh họa
con đường dẫn tới phát minh, phát hiện khoa học nổi tiếng của các nhà khoa học
trước đây thuộc nhiều lĩnh vực. Điều này giúp NCS hiểu rõ hơn một số phẩm chất
cần thiết của những cá nhân có năng lực sáng tạo ở mức cao.
- Cuốn 365 lời khẳng định hàng ngày về sáng tạo của Janet Luongo xuất bản
bằng tiếng Việt năm 2010 do Nguyễn Minh Quang dịch. Dưới hình thức là 365
những câu và đoạn văn ngắn diễn tả ở thì hiện tại, tác giả trình bày những suy
nghĩ về những khía cạnh, tình huống, giai đoạn khác nhau liên quan đến hoạt
động sáng tạo từ những xúc cảm, tình cảm, động cơ sáng tạo đến những trạng
huống của tư duy giải quyết vấn đề. Nó bao hàm cả những quan niệm và nguyên
tắc mang tính thực hành của sáng tạo, những lời động viên, khích lệ sáng tạo,
chẳng hạn “Cuộc sống nội tâm của một người sáng tạo càng phong phú và sâu sắc
chừng nào thì những sáng tạo của họ càng độc đáo chừng ấy” [64, tr.49]. Cuốn
sách có tác dụng định hướng nâng cao năng lực sáng tạo của con người không chỉ
ở khía cạnh tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề mà còn ở khía cạnh động cơ và
những yếu tố liên quan đến điều kiện vật chất của hoạt động sáng tạo. Nhìn
chung, nội dung của cuốn sách góp thêm tư liệu để NCS nghiên cứu về cách thức
nâng cao năng lực sáng tạo ở mức khái quát, toàn diện hơn.
Bên cạnh những cuốn sách chuyên khảo, có một số luận án tiến sĩ ít nhiều có
bàn đến một số vấn đề liên quan đến sáng tạo nhất là khái niệm tư duy sáng tạo,
năng lực sáng tạo như:
- Luận án tiến sĩ Phát triển tư duy sáng tạo kiến trúc ở sinh viên trong quá
trình đào tạo kiến trúc sư năm 2001 của Trần Đức Khuê. Trong luận án, tác giả
đã xác định bản chất, cấu trúc và cơ chế vận hành tư duy sáng tạo trong thiết kế
kiến trúc qua đó xây dựng những nguyên tắc có tính định hướng về mô hình đào
tạo kiến trúc sư, đồng thời đề xuất phương thức cơ bản thúc đẩy sự hình thành và
phát triển tư duy sáng tạo kiến trúc ở sinh viên. Quan trọng hơn, tác giả đã xác
định bản chất của tư duy sáng tạo là dựa trên hoạt động đặc thù của tinh thần (tư

duy), từ đó tư duy sáng tạo kiến trúc được hiểu là năng lực hoạt động tinh thần để
khám phá và sáng tạo ra nét mới, nét độc đáo trong thiết kế kiến trúc.


- Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp
phân đội nhân dân Việt Nam hiện nay năm 2004 của Đào Văn Tiến đã ít nhiều đề
cập đến khái niệm, cấu trúc năng lực tư duy sáng tạo và biểu hiện của nó ở đội
ngũ sĩ quan cấp phân đội. Theo tác giả năng lực tư duy sáng tạo là tổng hợp
những khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng, trừu tượng hóa, khái quát hóa, xử lý
thông tin trong quá trình phản ánh tạo ra tri thức mới về đối tượng để chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người.
- Luận án tiến sĩ Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con
người năm 2005 của Nguyễn Ngọc Thu. Tác giả làm rõ vai trò của văn hoá thẩm
mỹ đối với sự phát triển năng lực sáng tạo của con người, phân tích những
phương diện tác động căn bản của văn hoá thẩm mĩ đến sự phát triển năng lực
sáng tạo của con người.
Ngoài các công trình đã được in thành sách, những vấn đề về sáng tạo và liên
quan đến sáng tạo thẩm mỹ (nghệ thuật) cũng đã được nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Huyên quan tâm viết thành một số bài đăng trên tạp chí Triết học như:
- Nguyễn Văn Huyên (1988), “Văn hoá thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo của
con người”, Tạp chí Triết học (2), tr.39 - 45. Khi xác định vai trò của văn hóa
thẩm mỹ đối với sáng tạo, tác giả cho rằng cái cốt lõi nhất khi nghệ thuật tác động
đến con người là làm cho trong năng lực cá nhân phát triển tất cả các tiềm năng:
tiềm năng nhận thức, tiềm năng tạo dựng, tiềm năng định hướng - đánh giá và
tiềm năng giao lưu. Trình độ phát triển của các tiềm năng đó quy định sức mạnh
của tính tích cực ở cá nhân trong toàn bộ các loại hoạt động sáng tạo.
- Nguyễn Văn Huyên (1995), “Quá trình sáng tạo và sự phát triển nhân cách”,
Tạp chí Triết học (3), tr.9 - 12. Tác giả cho rằng, sáng tạo là một trong những
hình thức cao nhất trong việc khẳng định sự tồn tại và sự phát triển của chủ thể
sáng tạo về mặt nhân cách. Đặc trưng chủ yếu của quá trình sáng tạo là khi đạt

được một mục tiêu nào đó thì mục tiêu đó lập tức phải trở thành tiền đề cho sự
tìm tòi trên một trình độ mới; một kết quả phải vừa là nó, vừa là sự chuẩn bị cho
sự vượt qua chính nó. Đây là biện chứng của sự phát triển sáng tạo.
- Nguyễn Văn Huyên (1997), “Sự hình thành con người với tư cách chủ thể
sáng tạo”, Tạp chí Triết học (4), tr.12 - 15. Trên lập trường duy vật lịch sử, tác giả
khẳng định sự hình thành chủ thể sáng tạo diễn ra trong những điều kiện xã hội
mà ở đó cá nhân say mê với công việc mình lựa chọn, đã tích lũy được vốn tri


thức nhất định, ở đó con người vượt lên trên giới hạn tự nhiên của chính mình để
tạo ra những giá trị mới. Sự kết hợp hài hòa giữa hứng thú cá nhân với nghĩa vụ
xã hội, đáp ứng cả lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội (theo tác giả) là con đường
phát triển của chủ thể sáng tạo.
Như vậy, ở các bài báo trên tác giả đã nghiên cứu tính biện chứng của sáng
tạo, của mối quan hệ giữa nghệ thuật và sáng tạo. Đây cũng là những gợi ý rất
quan trọng để tác giả luận án tham khảo xem xét vấn đề của mình rộng hơn dưới
góc nhìn triết học.
Là một chuyên gia nghiên cứu về tâm lý học sáng tạo, Phạm Thành Nghị
không chỉ viết những giáo trình có quy mô lớn mà còn viết những bài báo trên các
Tạp chí về nhân cách sáng tạo, sự sáng tạo của cá nhân và tổ chức trong các
doanh nghiệp của Việt Nam, các bài báo như: Phạm Thành Nghị (2008), “Đặc
điểm nhân cách sáng tạo”, Tạp chí Nghiên cứu con người (3), tr.25-36; Phạm
Thành Nghị, Nguyễn Thành Đoàn (2013), “Quá trình sáng tạo của tổ chức trong
các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học (3), tr.1-11; Phạm Thành Nghị
(2013), “Tính sáng tạo của cá nhân và tổ chức trong doanh nghiệp Việt Nam”,
Tạp chí Tâm lý học (2), tr.1-12. Nội dung những bài báo trên cũng góp thêm tư
liệu để luận án này có thể tổng hợp, khái quát ở mức cao hơn.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về sáng tạo ở nước ta và những cuốn sách
của tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt đã có những luận bàn tương đối
đầy đủ, chi tiết về những vấn đề của sáng tạo, năng lực sáng tạo của con người.

Đó là những tư liệu rất cần thiết để NCS kế thừa những hạt nhân hợp lí và tiếp tục
hoàn thiện hơn quan điểm về sáng tạo nói chung và năng lực sáng tạo nói riêng.
* Các công trình nghiên cứu về tư duy dưới góc độ Sáng tạo học
Trong sáng tạo, tư duy có vai trò quan trọng bậc nhất, không thể có sáng tạo
mà không có tư duy, không cần đến tư duy. Có nhiều công trình về tư duy ở góc
tiếp cận triết học và ở các góc độ tiếp cận hẹp hơn khác nhau. Một số công trình
tiêu biểu về tư duy có thể kể ra như sau:
- Những tác phẩm làm rõ, sâu sắc hơn quan điểm duy vật biện chứng của các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tư duy, nhận thức luận và lôgic học
như: Nguyên lý lôgíc biện chứng của M.M. Rôdentan dịch sang Tiếng Việt năm
1962; Phương pháp nhận thức biện chứng của A.P. Septulin dịch sang tiếng Việt
năm 1987 bởi Nguyễn Đình Lâm và Nguyễn Thanh Thủy; Một số vấn đề về nhận


thức quy luật và mâu thuẫn của Nguyễn Ngọc Hà xuất bản năm 1998; Các dạng
khái quát hóa trong dạy học của V.V. Đavưđôv dịch sang Tiếng Việt năm 2000;
Lôgíc học biện chứng của E.V. ILencôv do Nguyễn Anh Tuấn dịch xuất bản bằng
tiếng Việt năm 2003; Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện
nay: một số vấn đề lý luận (Nguyễn Ngọc Hà chủ biên) xuất bản năm 2011.
Những tác phẩm trên giúp NCS hiểu rõ ràng hơn quan niệm mác xít về tư
duy và một số vấn đề liên quan.
Trong lịch sử triết học quan niệm duy tâm tiêu biểu nhất về tư duy có thể kể
đến là quan niệm của nhà triết học duy tâm biện chứng lỗi lạc G.W.F. Hegel được
thể hiện trong các tác phẩm như Hiện tượng học tinh thần được Bùi Văn Nam
Sơn dịch sang tiếng Việt và chú giải năm 2005, cuốn Bách khoa thư các khoa học
triết học I : Khoa học Lôgíc cũng do dịch giả nêu trên thực hiện năm 2008. Với
Hegel tư duy là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trong hoạt động của con người và
xã hội.
Một số công trình nghiên cứu về tư duy được thực hiện theo các hướng tiếp
cận khác nhau. Điều này xuất hiện yêu cầu cần phải tổng hợp, thống nhất các

cách tiếp cận đó để đem lại cách hiểu về tư duy toàn diện hơn, sâu sắc hơn:
- Cuốn Phương pháp 3. Tri thức về tri thức của Edgar Morin xuất bản tiếng
Việt năm 2006 do Lê Diên dịch. Với thuyết tư duy phức hợp, tác giả phân tích và
luận chứng về tri thức luận phức hợp. Tri thức không phải là những mảnh vụn, bị
cắt xén mà cần phải là những tri thức phức hợp - như tấm thảm được đan kết bởi
những tri thức riêng lẻ thành một khối. Trong cuốn sách, tác giả đưa ra định nghĩa
về tư duy.
- Cuốn Một tư duy hoàn toàn mới của Daniel H. Pink xuất bản bằng tiếng
Việt năm 2008, Lotus dịch. Với quan niệm “bán cầu não phải sẽ thống trị tương
lai” tác giả không chỉ phân tích, lập luận cho ưu thế não phải đối với hoạt động
sáng tạo, hoạt động trực giác mà còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để phát huy tối
đa khả năng to lớn của bán cầu não phải - khả năng đồng cảm. Cuốn sách làm rõ
hơn cơ sở sinh lý thần kinh cao cấp của tư duy, tư duy sáng tạo.
- Cuốn Tư duy như một hệ thống của David Bohm xuất bản bằng Tiếng Việt
năm 2011, Tiết Hùng Thái dịch. Bên cạnh việc tiếp cận tư duy ở trạng thái phân
mảnh, tách rời với các bộ phận khác, ông đã xem xét tư duy trong mối liên hệ
chặt chẽ có tính hệ thống với cảm giác, cảm xúc, tình cảm và sinh lý cơ thể.


- Cuốn Trí tuệ xúc cảm của Daniel Goleman xuất bản bằng tiếng Việt năm
2011, Nguyễn Kiến Giang dịch. Với quan niệm “trí tuệ xúc cảm” là nghệ thuật
kiểm soát cảm xúc và định hướng nó một cách đúng đắn, tác giả cuốn sách cho
thấy tầm quan trọng của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống của con
người. Chủ đề này có mối quan hệ chặt chẽ với động cơ sáng tạo và do vậy góp
phần làm sáng tỏ hơn vai trò của động cơ đối với hoạt động sáng tạo.
- Cuốn 7 loại hình thông minh của Thomas Armstrong xuất bản bằng tiếng
Việt năm 2012, Mạnh Hải và Thu Hiền dịch. Tiếp nối lý thuyết Đa trí thông minh
của Howard Gardner, tác giả trình bày 7 loại hình trí thông minh: trí thông minh
ngôn ngữ, trí thông minh không gian, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vận
động cơ thể, trí thông minh logic, trí thông minh tương tác cá nhân và trí thông

minh nội tâm và định nghĩa trí thông minh “là khả năng ứng phó thành công với
hoàn cảnh, điều kiện mới và năng lực học hỏi được từ kinh nghiệm đã trải qua
của cá nhân khác” [2, tr.17]. Vậy có mối liên hệ gì giữa sáng tạo và trí thông
minh, đây là vấn đề quan trọng mà luận án cũng cần giải quyết.
- Cuốn Khinh - Trọng quyển II (Cơ sở lý thuyết) của Tô Duy Hợp xuất bản
năm 2012. Từ việc nghiên cứu và hóa giải song đề giữa lôgíc hình thức và lôgíc
biện chứng, tác giả xây dựng, phân tích cặp phạm trù khinh - trọng, nguyên tắc
khinh - trọng và các khung mẫu khinh - trọng nhằm góp phần thấu hiểu và hóa
giải các song đề (chính đề hoặc/và phản đề) nói chung, song đề lôgíc hình thức và
lôgíc biện chứng nói riêng.
Như vậy, những công trình nghiên cứu trên cho thấy cần phải có cách hiểu về
tư duy một cách toàn diện và khái quát hơn trong đó cần phải tổng hợp được
những yếu tố tích cực của các quan điểm khác nhau về tư duy.
Bên cạnh đó, có những công trình nghiên cứu về cách thức hiệu quả của tư
duy đưa ra ý tưởng, lời giải của vấn đề. Đây là vấn đề quan trọng của tư duy, của
hoạt động sáng tạo. Có nhiều cuốn sách về vấn đề này như:
- Cuốn Luyện trí sáng tạo của Samm.S. Baker xuất bản bằng tiếng Việt năm
2001, Dương Hội và Tạ Văn Doanh biên dịch, đã giới thiệu phương pháp sáng tạo
sáu bước. Trong đó, đáng chú ý ở bước 5: việc để cho các sự kiện và các ý tưởng
“âm ỉ” sôi trong tâm trí đã đề cao vai trò của tiềm thức và cả vô thức đối với hoạt
động của tư duy hình thành ý tưởng.


- Cuốn 6 chiếc mũ tư duy của Edward De Bono xuất bản bằng tiếng Việt năm
2003, người dịch Thanh Châu, đã đưa ra phương pháp tư duy giải quyết vấn đề
chủ yếu được áp dụng trong việc giải quyết vấn đề chung của tập thể ở các công
ty, tổ chức… Tác giả đề xuất phương pháp tư duy song song cùng với trình tự tư
duy theo biểu tượng của 6 chiếc mũ (mũ trắng, mũ đỏ, mũ đen, mũ vàng, mũ lục,
mũ lam) được coi là phương pháp tương đối hiệu quả.
- Cuốn Suy nghĩ - hành động sáng tạo trong kinh doanh của Mỹ Ly và Lan

Khanh xuất bản năm 2004. Từ định nghĩa tính sáng tạo, các tác giả đã trình bày
cách thức làm giàu bằng các phương pháp suy nghĩ mới để giải phóng các ý
tưởng đột phá. Bên cạnh đó, các tác giả còn trình bày phương pháp giải quyết vấn
đề sáng tạo theo mô hình CPS.
- Cuốn Bí quyết sáng tạo của Jack Foster, Nguyễn Minh Hoàng biên dịch
xuất bản năm 2005, đã trình bày các cách tạo ra những điều kiện cần thiết cho trí
não hoạt động phát sinh ý tưởng, từ sự tạo ra tâm lí thoải mái, đặt mục tiêu cho trí
não đến việc học cách tư duy, phối hợp, thu thập thông tin, đi tìm ý tưởng, quên
phứt nó đi và biến ý tưởng thành hành động.
- Cuốn Sáng tạo sản phẩm mới (tập 1) của Phúc Kỳ xuất bản năm 2006, đã
đưa ra cách thức để sáng tạo ra sản phẩm mới trên con đường làm giàu đáp ứng
nhu cầu của thị trường, bên cạnh đó còn có những lời khuyên, khích lệ hoạt động
sáng tạo ra sản phẩm mới.
- Cuốn Đột phá sức sáng tạo của Michael Michalko xuất bản bằng tiếng Việt
năm 2007, Mai Hạnh và Quỳnh Chi dịch. Từ sự nghiên cứu cách thức tư duy của
các thiên tài trong lịch sử, tác giả phát hiện những chiến lược tư duy như nhận ra
những điều người khác không thấy (biết cách nhìn nhận, trình bày suy nghĩ bằng
những hình ảnh trực quan), nghĩ những điều không ai nghĩ tới. Và từ đó hướng
dẫn cách áp dụng chúng để trở nên sáng tạo hơn trong công việc. Nhìn chung,
cuốn sách nghiên cứu về tư duy sáng tạo của những thiên tài khoa học trong lịch
sử đã cho thấy rõ nét hơn tầm quan trọng của tư duy sáng tạo đối với năng lực
sáng tạo của chủ thể.
- Cuốn Rèn luyện IQ phát triển tư duy sáng tạo của Kal. Russell dịch sang
tiếng Việt năm 2008, Minh Đức biên dịch. Cuốn sách là những bài tập thực hành
(khoảng trên 120 bài tập) rèn luyện tư duy sáng tạo cùng với những đáp án gợi
mở. Cuốn sách là một sự tập hợp các tình huống, vấn đề đòi hỏi cần có tư duy


×