Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bai thu hoach bdtx thcs modul 14,18,19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NỘI DUNG 3
MODULE 14 :
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP
CÂU HỎI: Thế nào là dạy học tích hợp, vì sao cần thiết sử dụng dạy
học tích hợp. Hãy nêu các mục tiêu, yêu cầu và nội dung cơ bản của
kế hoạch dạy học tích hợp?.
TRẢ LỜI:
A. Dạy học tích hợp:
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận
dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã
có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng sư phạm tích
hợp vào quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục HS (như
các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn... đưa các nội dung giáo dục vào
môn học...).
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng
lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức.
Thực hiện một năng lực là biết sử dựng các nội dung và các kĩ năng
trong một tình huống có ý nghĩa. Thay vì việc dạy một sổ lớn kiến
thức cho HS, ngưởi GV trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể
vận dựng các kiến thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng
hạn như: thay vì nhắc lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học
đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựa chọn một mẫu lời nói
lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu đó một cách
đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thức liên quan đến môi
trường (trong môn Sinh học, Địa lí...), học sinh có khả năng hành
động đề bảo vệ môi trường xung quanh mình...
DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ
các hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ
ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các
quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống


lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao
1


chất lượng giáo dục HS phối hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện
của nhà trưởng.
Cần thiết phải đưa vào pp dạy học tích cực
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá
sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì
thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trưởng phản ánh sự
phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học
như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức
khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà
trưởng lại có giới hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ
sang dạy các môn học tích hợp.
Nếu trong nhà trưởng phổ thông, học sinh quen tiếp cận các
khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy
luận theo kiểu khép kín. Những chương trình nghiên cứu quốc tế đã
cho thấy hiện tưởng “mù chữ chức năng", đó là trường hợp những
ngưởi đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học nhưng không có khả
năng sử dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày; Họ có thể
đọc được một văn bản, nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó; có thể
biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn đề của cuộc sống hằng ngày
đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ... Điều
này đặt ra một đòi hỏi: cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo
những con ngưởi đáp ứng được yêu cầu luôn luôn biến động của thực
tiễn.
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ
thuật, nguồn thông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức
được học trong nhà trưởng có thể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại

có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau ngoài
nhà trưởng (đài, báo, đặc biệt là internet). Đề việc học ở nhà trưởng
vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi
mới, không chỉ là dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không
chỉ là học kiến thức khoa học của một môn mà cần dạy trong sự tích
hợp với nhiều môn học khác nhau... Hiện nay, nhiều môn học đã
được đưa vào nhà trưởng phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng
phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dục
toàn diện học sinh . Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn,
không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trưởng cho dù những
tri thức này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp (DHTH) các
2


môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trưởng là giải pháp quan
trọng.
B. Mục tiêu cơ bản của KHDHTH
Những mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Kế hoạch dạy học tích hợp nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, có
thể xác định bốn mục tiêu lớn sau:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt các quá
trình học tập và nhận thức trong hoàn cánh có ý nghĩa đổi với HS.
Chính vì vậy, việc học tập không tách rời cuộc sống hằng ngày mà
thường xuyên được liên hệ và kết nối trong mối quan hệ với các tình
huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong thực tiễn, những tình huống có ý
nghĩa với HS. Nói một cách khác việc học ở nhà trường hòa nhập vào
đời sống thường ngày của học sinh.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu. Không thể dạy học một cách
dàn trải, đồng đều, các quá trình học tập ngang bằng với nhau. Bên
cạnh những điều hữu ích, những kiến thức và năng lực cơ bản có

những thứ được dạy chỉ là “lí thuyết", không thật hữu ích. Trong khi
đó, giờ học trên lớp là có hạn, nhiều kiến thức và năng lực cơ bản
không đủ thời gian cần thiết.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống. DHTH chủ trọng tới việc
thực hành, sử dựng kiến thức mà HS đã lĩnh hội đuợc, thay vì chỉ học
tập lí thuyết mọi loại kiến thức. Mục tiêu của DHTH là hướng tới việc
giáo dục HS thành con ngưởi chủ động, sáng tạo, có năng lực làm
việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của bản thân sau này.
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Một trong bốn mục tiêu
của DHTH là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác
nhau của từng một môn học cũng như của những môn học khác nhau.
Điều này sẽ giúp cho HS có năng lực giải quyết các thách thức bất
ngờ gặp trong cuộc sống, đòi hỏi người đối mặt phải biết huy động
những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vực
khác nhau đề giải quyết..
C. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học tích hợp:
Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy
học đa dạng và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những
3


phuơng pháp dạy học, mềm dẻo về mức độ chi tiết đề có thể thích
ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn những
giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm. Đồng thời
làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu.
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần
phải xác định chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên
cơ sở đó có phương pháp dạy phối hợp. Thông qua phương pháp dạy,
cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn luyện bồi dưỡng phát

triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh. Mục đích yêu cầu
sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội
dung bài dạy quy định mục đích yêu cầu. chính vì vậy việc xác định
mục đích yêu cầu là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi sự dày công, ý
thức trách nhiệm cao khi sọan bài.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn
phải làm nổi bật các vấn đề sau: Sự phát triển logic từ giai đoạn này
đến giai đoạn khác, từ phần kiến thức này đến phần kiến thức khác.
Giảng dạy phỏi hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải, suy luận từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống. Làm rõ sự
phát triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác. Cụ thể là đảm
bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn
vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân hệ gắn bó chãt chẽ tạo nên
một hệ toàn vẹn.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của
thầy và trò trong cả tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với
một tiết học. Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận
dụng thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ cho được kiến thức đó
đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở ngưởi thầy
sự động não, sự dày công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa
chọn được phuơng pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong
bài soạn phải nêu được một cách cụ thể công việc của thầy và trò
trong tiết học cụ thể. Xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử
dụng chúng.
D. Nội dung cơ bản của DHTH.
Các quan điểm trong nội dung trình bày trong dạy học tích hợp
Có bốn quan điểm khác nhau trong việc liên kết, tích hợp các môn
học:
4



- Quan điểm trong “Nội bộ môn học". Theo quan điểm này chỉ tập
trung chủ yếu vào nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy
trì các môn học liêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn". Quan điểm này theo định hướng những tình
huống, những “đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét,
nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những
môn học khác nhau. Quan điểm này, những môn học tiếp tục tiếp cận
một cách liêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình
nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học chưa thực sự được tích
hợp.
- Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống
chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều
môn học. Ở đây chứng ta nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các môn
học, làm cho chứng tích hợp với nhau đề giải quyết một tình huống
cho trước. Các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời
rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải
quyết.
- Quan điểm “xuyên môn", trong đó chúng ta chủ yếu phát triển
những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học,
trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thiết, đọc thông
tin, thông báo thông tin, giải một bài toán... Những kĩ năng này chúng
ta gọi là những kĩ năng xuyên môn, có thể lĩnh hội được những kĩ
năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động
chung cho nhiều môn học.
MODULE 18 : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
CÂU HỎI: So sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học ?

5



TRẢ LỜI:
So sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như
sau:
Dạy học cổ truyền

Quan niệm

Bản chất

Mục tiêu

Nội dung

Phương pháp

Học là qúa trình tiếp
thu và lĩnh hội, qua đó
hình thành kiến thức,
kĩ năng, tư tưởng, tình
cảm.

Các mô hình dạy học mới
Học là qúa trình kiến tạo; học
sinh tìm tòi, khám phá, phát
hiện, luyện tập, khai thác và
xử lý thông tin,… tự hình
thành hiểu biết, năng lực và
phẩm chất.


Truyền thụ tri thức,
Tổ chức hoạt động nhận thức
truyền thụ và chứng
cho học sinh. Dạy học sinh
minh chân lí của giáo
cách tìm ra chân lí.
viên.
Chú trọng hình thành các
năng lực (sáng tạo, hợp tác,
Chú trọng cung cấp tri
…) dạy phương pháp và kĩ
thức, kĩ năng, kĩ xảo.
thuật lao động khoa học, dạy
Học để đối phó với thi
cách học. Học để đáp ứng
cử. Sau khi thi xong
những yêu cầu của cuộc sống
những điều đã học
hiện tại và tương lai. Những
thường bị bỏ quên
điều đã học cần thiết, bổ ích
hoặc ít dùng đến.
cho bản thân học sinh và cho
sự phát triển xã hội.
Từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ sách giáo khoa + giáo SGK, GV, các tài liệu khoa
viên
học phù hợp, thí nghiệm, bảng
tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm

và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh
và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan
tâm.
Các phương pháp diễn Các phương pháp tìm tòi, điều
6


Hình
chức

thức

giảng, truyền thụ kiến tra, giải quyết vấn đề; dạy học
thức một chiều.
tương tác.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp,
Cố định: Giới hạn trong ở phòng thí nghiệm, ở hiện
tổ 4 bức tường của lớp trường, trong thực tế…, học
học, giáo viên đối diện cá nhân, học đôi bạn, học theo
với cả lớp.
cả nhóm, cả lớp đối diện với
giáo viên.

MODULE 19 : DẠY HỌC VỚI CNTT
CÂU HỎI: Nêu khái quát ưu và nhược điểm khi soạn giáo án bằng
Powerpoint ? Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng
PPt đạt chất lượng? Để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng
PowerPoint cần chú ý những vấn đề gì?

TRẢ LỜI:
a. Khái quát các ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng bằng
PPt
* Phần mềm PPt có những ưu điểm cơ bản sau:


Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ..rất tiện lợi cho một xử lí một
bài giảng linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm.



Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy
học nhanh chóng và chất lượng.



Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp



Thuận lợi cho việc sử dụng các PPDH tích cực.

* Những nhược điểm khi sử dụng phần mềm :


Tốn khá nhiều kinh phí để đào tạo GV sử dụng máy tính, cán bộ
kĩ thuật đảm bảo cho việc thực hiện của GV thông suốt, máy
móc không bị hư hỏng một cách vô lí và mua sắm máy móc
trang bị cho các đơn vị giáo dục.




Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó
khăn chưa thể vượt qua ở nhiều GV.
7




Nếu không có ý thức sử dụng PPt tốt thì các ưu thế của phần
mềm này có thể sẽ trở thành nhược điểm lớn và cơ bản: HS
thích học vì mới lạ nhưng tâm lí bị phân tán, không theo dõi
được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của bài….

c. Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng PPt đạt chất
lượng:
* Về nội dung trang trình chiếu
Cần:


Đủ nội dung cơ bản của bài học



Phải được mở rộng, cập nhật



Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.




Trên các trang trình chiếu phải thể hiện được cả tính phương
pháp.

Tránh:


Nội dung nghèo nàn, chỉ nhằm thay thế chiếc bảng đen



Quá nhiều thông tin làm HS bị “nhiễu”



Sai sót các loại lỗi chính tả, lỗi văn bản

* Về hình thức trang trình chiếu:
Cần:


Bố cục các trang trình chiếu sao cho HS dễ theo dõi, ghi được
bài



Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự
hứng thú học tập,vừa giáo dục được HS




Cỡ chữ phù hợp với số lượng người học, quá lớn thì loãng thông
tin, quá nhỏ thì người cuối lớp không nhìn thấy. Thông thường
dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa.



Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm (nhưng không cần
thiết cầu kì) để thể hiện tính sư phạm của bài giảng

Tránh:


Lạm dụng các hiệu ứng (effect) tới mức không cần thiết
8




Lạm dụng màu và dùng các màu chõi nhau trên cùng một trang
(xem mục 3.1).

d. Để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng PowerPoint:
* Thông thường, trong một giờ giảng, người nghe sẽ khá tập trung
chú ý ở thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, sự tập trung ấy sẽ giảm dần rất
nhanh. Vào cuối bài bài giảng, nếu chúng ta cho HS biết rằng bài học
sắp kết thúc, họ sẽ chú ý trở lại, trong khi nội dung chính của bài
giảng lại nằm ở khoảng “giữa”. Vậy làm thế nào để thu hút sự chú ý
của người nghe trong suốt quá trình bài giảng? Bản thân các trang

trình chiếu bằng PPt (nếu soạn hợp lí) đã có một sức hút lớn đối với
học sinh. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng tính ưu việt đó thì đôi khi bài
giảng sẽ có tác dụng ngược. Đó là tư tưởng chính của chúng tôi trong
bài này. Nghệ thuật sư phạm của người thiết kế bài giảng PPt sẽ có
một sức hút riêng đối với HS trong giờ học. Có một số thủ thuật cần
thiết cho việc thiết kế bài giảng bằng PPt như sau:
* Nội dung
- Thay vì mở đầu bằng lời (kể chuyện dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ..) ta
kèm theo đó là một trang hình phù hợp với nội dung nói, thậm chí có
thể là một đoạn trích, một câu hỏi thảo luận đầu giờ, một hình ảnh có
ý nghĩa, một đoạn phim…
- Hãy dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục
(dàn bài) và cũng nên giới thiệu sơ qua các phần đó đề cập đến vấn đề
gì, HS sẽ dễ dàng có một tổng quan về bài giảng, gây tâm lí chờ đợi
những thông tin thú vị phía sau.
- Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn: một câu
chuyện để chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một
nhiệm vụ học tập cho hS làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, có
thể pha một ít tính hài hước …để lôi kéo người nghe trở về bài giảng,
đôi khi có ai đó bị mất tập trung.

9


- Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ
trang này sang trang khác như một chiếc “bảng kéo”. Muốn làm điều
này, cần chú ý:


Hãy sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng

loại đề mục của bài học. Cỡ chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn
các đề mục. Sự thống nhất này phải giữ từ đầu đến cuối bài
giảng, cho dù nội dung bài học phải chuyển sang trang tiếp.



Cố gắng sắp xếp nội dung một hoặc một số mục nằm gọn trong
trang, trừ trường hợp bất khả kháng.



Mọi nội dung khác không nhằm cho HS ghi hoặc vẽ theo, chỉ
dùng tạm thời để mở rộng hoặc làm “điểm nhấn” cho bài giảng
(chuyển tiếp giữa các mục, minh họa hình ảnh, câu hỏi thảo
luận, nhiệm vụ khám phá..) đều phải dùng kĩ thuật “chèn”các ô
cửa sổ có hình hoặc chữ, sử dụng xong thoát ra, không lưu lại
(dùng các hiệu ứng xuất hiện rồi biến mất), hoặc dùng
thuật Hyperlink (trong Insert)…, sao cho tồn tại từ trang đầu
đến trang cuối vẫn là nội dung chính của bài giảng.

Những công việc trên còn phải được kết hợp linh hoạt với nghệ thuật
trình bày của GV.
MODULE 23 : KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH
Câu hỏi: yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới công tác
kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học?
Trả lời:
- Giáo viên đánh giá đúng trình độ học sinh với thái độ khách
quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực
của mình;

- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lí hình thức
tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì
thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10


Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành
- Điểm kiểm tra thực hành điểm hệ số 1, giáo viên căn cứ vào
quy trình thí nghiệm một bài thực hành (được thống nhất trước trong
toàn tỉnh) theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành.
- Các bài kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết kiểm tra học kì và kiểm
tra cuổi năm học) cần được biên soạn trên cơ sở thiết kế ma trận cho
mỗi đề.
- Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc
nghiệm khách quan và tự luận. Bài kiểm tra cuổi học kì nên tiến
hành dưới hình thức 100% tự luận. Trong quá trình dạy học, giáo
viên cần phải luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi và
hình thức thi tốt nghiệp phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức hằng năm.
* Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lí giáo
dục
- Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng bộ môn
* Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá:
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan

và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học
* Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra, đánh giá đổi với
đổi mới phương pháp dạy học
- Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với
các phong trào khác trong nhà trường:
Định hướng và yêu cầu chung về đổi mới đánh giá trong
chương trình giáo dục phổ thông
- Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt
động giáo dục trong mọi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ
đạt đuợc mục tiêu giáo dục phổ thông, làm căn cứ để điều chỉnh quá
trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.
- Đổi mới đánh giá phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và
-

11


gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực".
- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh; đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng.
- Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ,
hiểu, vận dụng), rèn luyện kĩ năng và yêu cầu về thái độ với học sinh
và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
năng lực tự học và tư duy dộc lập.

12




×