MỤC LỤC
Tran
g
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
4
I. LÍ DO CHỌ N ĐỀ TÀ I
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT
4
4
5
5
5
5
6
6
8
9
SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
1. Một số dạng bài tập về di truyền học người và phương pháp giải
1.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen của từng cá thể trong một sơ đồ phả hệ
9
9
hoặc trong một gia đình
1.2. Dạng 2: Xác định xác suất biểu hiện của tính trạng (hoặc bệnh di
12
truyền) ở đời con của một gia đình
2. Bài tập vận dụng
2.1. Bài tập có hướng dẫn
2.2. Bài tập tự luyện
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
PHẦN III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
16
26
29
30
31
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự di truyền các tính trạng của người không nằm ngoài các quy luật di
truyền như ở các sinh vật khác, tuy nhiên con người là đối tượng được ưu tiên hàng
1
đầu trong nghiên cứu của di truyền học, do đó ngành khoa học chuyên nghiên cứu
về di truyền ở người ra đời, gọi tắt là Di truyền học người.
Di truyền học người - một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại, đã
được đưa vào giảng dạy trong chương trình sinh học THPT, cụ thể là chương trình
lớp 12. Trong các đề thi đại học, cao đẳng, đề thi học sinh giỏi quốc gia và Quốc tế
đều có nội dung liên quan tới phần di truyền học người. Trong chương trình của
sách giáo khoa, đặc biệt là sách giáo khoa cơ bản, kiến thức của chương Di truyền
học người rất ít và chủ yếu là lí thuyết, sách giáo khoa nâng cao có đề cập đến bài
tập nhưng không nhiều và phân phối chương trình không có tiết để hướng dẫn học
sinh làm quen với các bài tập về nội dung này. Tuy nhiên, trong các đề thi đại học,
cao đẳng, thi học sinh giỏi thì câu hỏi về nội dung này chủ yếu là bài tập, do đó
học sinh thường lúng túng khi giải bài tập, nhất là đối với những học sinh học
chương trình cơ bản.
Mặc dù tính trạng ở người cũng di truyền theo các quy luật di truyền như các
sinh vật khác, tuy nhiên các bài toán về sự di truyền các tính trạng ở người cũng có
những đặc trưng riêng. Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn tham khảo các tài liệu để
khái quát các dạng bài tập cơ bản của phần di truyền học người, thường đề cập đến
trong các đề thi đại học và cao đẳng trong những năm gần đây nhằm giúp học sinh
có thêm kĩ năng giải các bài tập về di truyền học người.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, phân loại và hướng dẫn giải một số dạng bài tập di truyền học
người thường gặp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những kiến thức cơ bản về di truyền học người trong chương
trình sinh học 12 THPT.
Nghiên cứu và phân loại bài tập về di truyền học người.
Nghiên cứu các kiến thức toán học phụ trợ.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kiến thức về di truyền học người và phương pháp giải bài tập di truyền học
người trong chương trình sinh học THPT.
2
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các phương pháp giải bài tập di truyền học người trong chương trình sinh
học THPT.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập, lựa chọn và xử lý tài liệu nhằm giải
quyết mục tiêu đề ra của đề tài.
Phương pháp điều tra cơ bản: điều tra thực trạng dạy và học bài tập di truyền
học người. Tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy môn sinh học về nội dung
nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: giảng dạy nội dung của sáng kiến để
đánh giá hiệu quả của sáng kiến.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
3
Các bài tập di truyền học người đều dựa trên các phương pháp nghiên cứu
(chủ yếu là phương pháp phả hệ) và kết quả nghiên cứu về sự di truyền của các
tính trạng, bệnh, tật ở người. Do đó, để làm được bài tập giáo viên cần lưu ý học
sinh những kiến thức cơ bản về nội dung này:
1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người
1.1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
Mục đích: nhằm xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên
nhiễm sắc thể (NST) thường hay NST giới tính, di truyền theo những quy luật di
truyền nào.
Nội dung: Nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những
người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc
một bệnh di truyền...)
Kết quả: Bằng phương pháp phả hệ, ngày nay người ta đã xác định được các
gen quy định tính trạng như mắt đen là trội so với mắt nâu, bệnh máu khó đông do
gen lặn nằm trên NST X quy định...
Các kí hiệu thường dùng trong nghiên cứu hoặc lập phả hệ:
: Nữ bình thường
: Nữ bị bệnh
: Nam bình thường
: Nam bị bệnh
: Vợ chồng
: Anh chị em ruột
I, II, III…: Số thế hệ
1, 2, 3,… : Các cá thể
1.2. Phương pháp nghiên cứu đồng sinh
Mục đích: nhằm xác định được tính trạng chủ yếu do kiểu gen quyết định
hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
Nội dung: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính
trạng ở các trường hợp đồng sinh, sống trong cùng một môi trường hoặc khác môi
trường. Kết quả này nhằm xác định vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi
trường đối với sự hình thành các tính trạng ở người.
4
Kết quả: Nghiên cứu đồng sinh cho thấy những tính trạng nhóm máu, bệnh
máu khó đông... hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen. Khối lượng cơ thể, độ thông
minh phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường.
1.3. Phương pháp nghiên cứu tế bào học
Mục đích: tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán
và điều trị kịp thời.
Nội dung: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST trong
tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những
người bình thường.
Kết quả: Phát hiện được nguyên nhân của một số bệnh di truyền như: Người
có 3 NST số 21 - Thể ba: hội chứng Đao. Người có 3 NST giới tính XXX: hội
chứng 3 X...
1.4. Các phương pháp nghiên cứu khác
Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể: phương pháp này dựa vào công
thức Hacđi - Vanbec xác định tần số các kiểu hình để tính tần số các kiểu gen trong
quần thể liên quan đến các bệnh di truyền, hậu quả của kết hôn gần cũng như
nghiên cứu nguồn gốc của các nhóm tộc người. Ví dụ: Từ tần số của người bị bạch
tạng (do gen lặn đột biến ở trạng thái đồng hợp tử gây nên), có thể tính được tần số
người mang gen lặn gây bệnh này ở trạng thái dị hợp tử trong quần thể.
Phương pháp di truyền học phân tử: Bằng phương pháp này người ta đã biết
chính xác vị trí của từng nuclêôtit trên phân tử ADN, xác định được cấu trúc từng
gen tương ứng với mỗi tính trạng nhất định.
2. Một số tính trạng, bệnh, tật di truyền đã được nghiên cứu ở người
- Một số tính trạng đã được nghiên cứu:
+ Các tính trạng trội như mắt đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài và
cong,...
+ Các tính trạng lặn như mắt nâu, tóc thẳng, môi mỏng, lông mi ngắn
và thẳng,...
+ Các nhóm máu chủ yếu ở người là AB, A, B và O do 3 alen I A, IB, IO
quy định, trong đó nhóm máu A có 2 kiểu gen là I AIA và IAIO, nhóm máu B có 2
5
kiểu gen là IBIB và IBIO, nhóm máu AB có kiểu gen I AIB, nhóm máu O có kiểu gen
IOIO.
- Một số bệnh, tật di truyền ở người:
+ Bệnh, tật do đột biến gen trội nằm trên NST thường: bệnh thiếu máu
hồng cầu hình liềm, bệnh xương chi ngắn, tật 6 ngón,...
+ Bệnh, tật do đột biến gen lặn nằm trên NST thường: bệnh bạch tạng,
bệnh câm điếc bẩm sinh, bệnh phêninkêtô niệu,...
+ Bệnh, tật do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính: bệnh máu khó
đông, bệnh mù màu đỏ - lục, bệnh teo cơ,...(gen nằm trên NST X), tật có túm lông
ở vành tai, tật dính ngón 2 và 3,...(gen nằm trên NST Y).
+ Bệnh, tật do đột biến cấu trúc NST: Hội chứng mèo kêu (mất đoạn
NST số 5), ung thư máu (mất đoạn NST số 21),...
+ Bệnh, tật do đột biến số lượng NST: Hội chứng Đao (3 NST số 21),
Hội chứng Patau (3 NST số 13), hội chứng Etuốt (3 NST số 18), hội chứng Tơcnơ
(XO), hội chứng Claiphentơ (XXY), hội chứng siêu nữ (XXX),...
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Qua những năm giảng dạy tôi nhận thấy chủ yếu ở lớp chuyên Sinh, học
sinh được rèn luyện kĩ năng giải bài tập di truyền trong đó có bài tập về di truyền
học người mới có thể giải được các dạng bài tập di truyền học người trong các đề
thi, mặc dù vậy nhiều em vẫn còn lúng túng khi giải bài tập, đặc biệt đối với bài
tập có liên quan đến phả hệ thì các em thường gặp khó khăn trong việc phân tích
phả hệ. Còn đối với những học sinh học chương trình cơ bản thì bài tập di truyền
học người còn rất xa lạ đối với các em.
Thực tế có rất nhiều sách tham khảo viết về phương pháp giải bài tập di
truyền, nhưng chưa có sách tham khảo nào viết chi tiết về các dạng bài tập cũng
như phương pháp giải bài tập về di truyền học người. Điều này gây khó khăn cho
học sinh khi muốn ôn luyện về nội dung này.
Từ thực tiễn đó, qua nghiên cứu và giảng dạy tôi đã hệ thống được những
dạng bài tập cơ bản thường gặp trong các đề thi nhằm giúp các em có thêm tài liệu
để tham khảo để ôn thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học có hiệu quả.
6
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ
DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
1. Một số dạng bài tập về di truyền học người và phương pháp giải
1.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen của từng cá thể trong một sơ đồ phả hệ hoặc
trong một gia đình
1.1.1. Phương pháp chung
Bước 1: Xác định gen quy định tính trạng (hoặc gen gây bệnh) là gen trội hay gen
lặn, gen nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường hay NST giới tính (nằm trên NST X
hay NST Y):
- Nếu tỷ lệ mắc bệnh (hoặc tính trạng biểu hiện) đồng đều ở cả 2 giới hoặc
mẹ mắc bệnh nhưng con trai không bị bệnh (không có sự di truyền chéo) thì gen
quy định tính trạng (hoặc gen gây bệnh) nằm trên NST thường.
- Nếu gen quy định tính trạng (hoặc gen gây bệnh) chỉ biểu hiện ở giới nam,
có hiện tượng di truyền thẳng thì gen quy định tính trạng nằm trên NST Y; nếu
thường biểu hiện ở giới nam, có hiện tượng di truyền chéo thì gen quy định tính
trạng nằm trên NST X.
- Nếu bố mẹ có kiểu hình giống nhau sinh con ra có kiểu hình tương phản
(ví dụ bố mẹ bình thường nhưng con bị bệnh) thì gen quy định tính trạng (hay
bệnh) là gen lặn; các trường hợp còn lại là do gen trội quy định.
Lưu ý: đối với những tính trạng (bệnh) đã biết tuân theo quy luật di truyền
nào như bệnh mù màu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông v.v… thì bỏ qua bước
này.
Bước 2: Căn cứ vào dữ kiện của đề bài để xác định kiểu gen của những người
trong phả hệ (hoặc gia đình)
- Nếu gen quy định tính trạng (bệnh) nằm trên NST thường: xác định kiểu
gen của những người đồng hợp lặn trước, sau đó suy ra kiểu gen của những người
còn lại.
- Nếu gen quy định tính trạng (bệnh) nằm trên một loại NST giới tính, không
có alen tương ứng trên NST kia: xác định kiểu gen của những người nam giới
7
trong gia đình trước, sau đó suy ra kiểu gen của những người nữ giới trong gia
đình.
Lưu ý: đối với những bài tập xác định nhóm máu thì thường dựa vào người
có nhóm máu O (mang kiểu gen đồng hợp IOIO) để suy ra kiểu gen của những
nhóm máu khác của những người trong phả hệ (hoặc gia đình).
1.1.2. Ví dụ
Ví dụ 1 (bài tập trong SGK 12 nâng cao, trang 108): Cho một phả hệ về
bệnh di truyền liên kết với giới tính (với NST X)
I
1
Nam bị bệnh
2
Nam bình thường
II
5
4
3
Nữ bình thường
III
Nữ bị bệnh
7
6
8
9
12
13
10
0
IV
11
14
a. Xác định gen gây bệnh nằm trên NST X là gen trội hay gen lặn.
b. Phân tích để viết kiểu gen của các cá thể 4 và 8.
Hướng dẫn giải
a. Xác định gen gây bệnh nằm trên NST X là gen trội hay gen lặn.
Đối với những phả hệ có nhiều thế hệ và nhiều thành viên trong phả hệ, việc
xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn thường gây khó khăn cho học sinh
vì học sinh không biết căn cứ vào thế hệ nào, gia đình nào trong phả hệ để biện
luận. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chọn những người bị bệnh trong phả hệ
sau đó căn cứ vào kiểu hình của bố mẹ những người đó để xác định gen quy định
bệnh là gen trội hay lặn.
Trong trường hợp bài tập trên, cá thể số 10 và 14 bị bệnh nhưng bố mẹ của
họ đều bình thường do đó gen gây bệnh là gen lặn.
b. Xác định kiểu gen của cá thể 4 và 8.
Gọi alen lặn của gen gây bệnh là a, gen trội của nó là A.
8
Cá thể số 4 là nữ có bố bị bệnh do đó kiểu gen sẽ chứa alen a, có kiểu hình
bình thường nên kiểu gen sẽ là XAXa.
Cá thể số 8 có bố (cá thể số 5) và mẹ (cá thể số 4) đều bình thường. Giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen của cá thể số 8:
(4) XAXa × (5) XAY → (8) XAXa hoặc XAXA
Ví dụ 2 (bài tập 5, SGK 12 nâng cao, trang 111): Một gia đình có 2 anh em
sinh đôi cùng trứng. Vợ của người anh có nhóm máu A; 2 con của họ một người có
nhóm máu B và một người có nhóm máu AB. Vợ của người em có nhóm máu B; 2
con của họ một người có nhóm máu A và một người có nhóm máu AB. Hãy xác
định kiểu gen và kiểu hình của những người trong gia đình 2 anh em sinh đôi này,
viết sơ đồ lai minh họa.
Hướng dẫn giải
Xét gia đình người anh: Người vợ có nhóm máu A không tạo được giao tử I B
nên người con có nhóm máu AB (có kiểu gen là I AIB) sẽ nhận IB từ bố ⇒ kiểu gen
của người anh có mang alen IB.
Xét gia đình người em: Người vợ có nhóm máu B không tạo được giao tử I A
nên người con có nhóm máu AB (có kiểu gen là I AIB) sẽ nhận IA từ bố ⇒ kiểu gen
của người em có mang alen IA.
Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên sẽ có cùng kiểu gen quy định nhóm
máu. Vậy kiểu gen của 2 anh em là IAIB, nhóm máu AB.
Người con mang nhóm máu B của gia đình người anh có kiểu gen I BI-, vì mẹ
mang nhóm máu A không tạo được alen IB nên sẽ nhận alen này từ bố, alen còn lại
phải là IO và nhận từ người mẹ. Vậy kiểu gen của người con này sẽ là I BIO (nhóm
máu B) và vợ của người anh có kiểu gen IAIO (nhóm máu A).
Người con mang nhóm máu A của gia đình người em có kiểu gen I AI-, vì mẹ
mang nhóm máu B không tạo được alen I A nên sẽ nhận alen này từ bố, alen còn lại
phải là IO và nhận từ người mẹ. Vậy kiểu gen của người con này sẽ là I AIO (nhóm
máu A) và vợ của người anh có kiểu gen IBIO (nhóm máu B).
Sơ đồ lai:
Gia đình người anh:
Gia đình người em:
9
P: ♂ IAIB (máu AB) × ♀ IAIO (máu A)
P: ♂ IAIB (máu AB) × ♀ IBIO (máu B)
GP: IA , IB
GP: IA , IB
IA, IO
F1: IBIO (máu B); IAIB (máu AB);
IB, IO
F1: IAIO (máu A); IAIB (máu AB);
IAIA và IAIO (máu A)
IBIB và IBIO (máu B)
(Giáo viên có thể hướng dẫn HS lập phả hệ để xác định kiểu gen theo yêu
cầu của đề bài, cách giải này nhanh hơn và áp dụng khi làm bài tập trắc nghiệm).
1.2. Dạng 2: Xác định xác suất biểu hiện của tính trạng (hoặc bệnh di truyền)
ở đời con của một gia đình
1.2.1. Phương pháp chung
Trong thực tế chúng ta thường gặp các hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên (biến
cố) với các khả năng nhiều, ít khác nhau. Toán học đã định lượng hóa khả năng
này bằng cách gắn cho mỗi biến cố một số dương nhỏ hơn hoặc bằng 1 được gọi là
xác suất của biến cố đó.
Các bài tập di truyền nói chung và bài tập về di truyền học người nói riêng
vận dụng toán tổ hợp - xác suất rất đa dạng, trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ đề cập
đến 3 dạng thường gặp là áp dụng quy tắc nhân xác suất, quy tắc cộng xác suất và
tổ hợp.
a. Áp dụng quy tắc nhân xác suất
Khi hai sự kiện độc lập nhau, nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này không
phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia và 2 sự kiện được thực hiện đồng thời
thì qui tắc nhân sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện:
P (A và B) = P (A) . P (B)
Chẳng hạn, khi gieo hai xúc sắc đồng thời và độc lập với nhau. Xác suất
xuất hiện mặt 6 ở xúc sắc thứ nhất là 1/6 . Xác suất xuất hiện mặt 6 ở xúc sắc 2
cũng là 1/6. Vì vậy xác suất xuất hiện đồng thời cả hai mặt 6 là 1/6 ×1/6 = 1/36.
b. Áp dụng quy tắc cộng xác suất
Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc), nghĩa là
sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc cộng
sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: P (A hoặc B) = P (A) + P (B)
10
Chẳng hạn, khi gieo xúc sắc, mặt xuất hiện có thể là 3 hoặc là 4, không bao
giờ xuất hiện cả hai mặt cùng lúc. Vậy xác suất xuất hiện hoặc mặt 3 hoặc mặt 4 là
1/6+1/6 = 1/3
c. Áp dụng tổ hợp (tổ hợp không lặp)
Tổ hợp chập k từ n phần tử (1 ≤ k ≤ n) là một nhóm gồm k phần tử khác
nhau không phân biệt thứ tự, mỗi phần tử có mặt đúng một lần. Mỗi tổ hợp như thế
cũng coi là một tập con gồm k phần tử của tập n phần tử đã cho. Số tổ hợp chập k
từ n phần tử được kí hiệu là Cnk và:
Cnk =
n!
k !(n − k )!
Tổ hợp không lặp được sử dụng khi vấn đề đang xét có hơn 1 (từ 2 trở lên)
biến cố khác nhau và các biến cố xảy ra có thể có sự thay đổi về trật tự. Chẳng hạn,
nếu hỏi xác suất để sinh đứa đầu là trai, đứa thứ hai là gái thì không dùng tổ hợp
không lặp; nếu hỏi xác suất để sinh 1 đứa con trai và 1 đứa con gái thì dùng tổ hợp
không lặp vì trật tự trai gái có thể thay đổi.
1.2.2. Ví dụ
Ví dụ 1 (bài tập áp dụng nhân xác suất): Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh
lục do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên
NST Y. Một cặp vợ chồng bình thường (vợ có kiểu gen X AXa), xác suất để cặp vợ
chồng này sinh con trai bị bệnh là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
“Sự kiện” sinh con trai và “sự kiện” sinh con bị bệnh là độc lập nhau và
cùng xảy ra đồng thời. Do đó, ta áp dụng phép nhân xác suất để giải bài toán trên.
Ta có xác suất để sinh con trai là
1
1
và xác suất để sinh con trai bị bệnh là
2
2
(vì con trai nhận alen gây bệnh X a từ mẹ, và xác suất xuất hiện alen này từ mẹ là
). Do đó : xác suất sinh con trai bị bệnh =
1 1 1
. = = 25%
2 2 4
11
1
2
Ví dụ 2 (bài tập áp dụng cộng xác suất): Một cặp vợ chồng sinh được 3
người con: 1 nhóm máu AB, 1 nhóm máu B, 1 nhóm máu O. Tính xác suất để cặp
vợ chồng trên sinh ra:
a. Con gái có nhóm máu A.
b. Con trai có nhóm máu B.
c. Con trai nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
Hướng dẫn giải
- Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, IO.
- Cặp vợ chồng này phải có kiểu gen : IAIO (máu A), IBIO (máu B)
Sơ đồ: P : Bố (mẹ)
×
IAIO
Mẹ (bố)
IBIO
GP :
1 A 1 O
I , I
2
2
1 B 1 O
I, I
2
2
F:
1 AB 1 AO 1 BO 1 OO
I I : I I : II : I I
4
4
4
4
a. Xác suất để sinh con gái là
1
.
2
Xác suất để con có nhóm máu A là
1
.
4
Vậy xác xuất để sinh con gái có nhóm máu A là
1 1 1
. = = 12,5%
2 4 8
b. (Tương tự ý a) xác suất để sinh con trai có nhóm máu B là
1 1
. = 12,5%
2 4
c. Con trai nhóm máu A hoặc nhóm máu B: “Sự kiện” sinh con trai có nhóm
máu A sẽ loại trừ “sự kiện” sinh con trai có nhóm máu B và ngược lại. Do đó, ta áp
dụng quy tắc cộng xác suất để giải bài tập này.
1 1 1 1
Xác suất sinh con trai nhóm máu A hoặc B = . ÷+ . ÷ = 25%
2 4 2 4
Ví dụ 3 (áp dụng tổ hợp không lặp): Phêninkêtô niệu và bạch tạng ở người
là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một cặp vợ chồng
đều dị hợp về cả 2 cặp gen quy định 2 bệnh trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1
trong 2 bệnh trên là bao nhiêu?
12
Hướng dẫn giải
Vấn đề đang xét có hơn 2 biến cố khác nhau (bệnh phêninkêtô niệu và bệnh
bạch tạng), 2 biến cố xảy ra có thể có sự thay đổi về trật tự (đứa con đầu lòng có
thể mắc bệnh phêninkêtô niệu hoặc bệnh bạch tạng với xác suất như nhau). Do đó,
ta có thể dùng tổ hợp để giải bài toán.
- Xác suất để mắc 1 bệnh là
1
4
- Xác suất để không mắc 1 bệnh là
3
4
Vậy xác suất để người con mắc 1 trong 2 bệnh là:
1 3 1 1 . 3 . 1.2
3
. .C2 =
=
4 4 1(2 −1) 8
4 4
Khi giải các bài tập di truyền học người, giáo viên cần lưu ý với học sinh:
- Đối với bài tập xác suất, tùy trường hợp để vận dụng đúng các qui tắc cộng
và nhân xác suất: khi các biến cố xung khắc hoặc đối nhau thì sử dụng quy tắc
“cộng”; khi các biến cố giao và có sự phân li độc lập thì sử dụng qui tắc “nhân”;
công thức tính số tổ hợp chỉ áp dụng khi các phần tử khác nhau của một biến cố
nào đó có thể có sự thay đổi về trật tự.
- Đối với bài tập xác suất có liên quan đến phả hệ, học sinh cần chú ý xét
đến các thế hệ trước chứ không xét riêng thế hệ mà bài tập đặt câu hỏi.
- Đối với các đề thi cao đẳng và đại học thường không tách riêng từng dạng
mà chủ yếu kết hợp các dạng bài tập với nhau. Chẳng hạn, một bài tập liên quan
đến phả hệ hỏi về xác suất nhưng để giải quyết được bài toán thì học sinh cần phân
tích được tính trạng nghiên cứu trong phả hệ di truyền theo quy luật nào. Do đó, để
linh hoạt trong cách giải các bài tập khác nhau, học sinh cần nắm chắc các dạng bài
tập trên.
2. Bài tập vận dụng
2.1. Bài tập có hướng dẫn
Bài 1 (Câu 52, đề thi ĐH 2009 - M297): Cho sơ đồ phả hệ sau:
13
Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q
được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương
ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở
thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai
bệnh P, Q là
A. 6,25%.
B. 25%.
C. 12,5%.
D. 50%.
Hướng dẫn giải
Quy ước: Bệnh P: P là alen gây bệnh P; p là alen không gây bệnh.
Bệnh Q: Q là alen không gây bệnh; q là alen gây bệnh.
Phân tích phả hệ ở 2 bên gia đình của cặp vợ chồng thể hệ thứ III:
- Người chồng mắc bệnh P có kiểu gen là Pp XQY (Đã nhận gen bệnh P từ
mẹ và p từ bố)
- Người vợ bình thường, theo phả hệ thì kiểu gen có thể là ppX QXQ hoặc
ppXQXq. Tuy nhiên để sinh con bị cả 2 bệnh thì người vợ phải có gen bệnh Xq
→ Xác suất để người vợ có kiểu gen ppXQXq là
PpXQY
Sơ đồ lai: F2:
GF2:
×
1 Q 1
PX , PY,
4
4
1
2
1
ppXQXq (cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III)
2
1 1
1
( pXQ, pXq)
2 2
2
1 Q 1
pX , pY
4
4
F3:
1
1
1
1
PpXQXQ :
PpXQY :
PpXQXq :
PpXqY
16
16
16
16
1
1
1
1
ppXQXQ :
ppXQY :
ppXQXq :
ppXqY
16
16
16
16
14
Theo sơ đồ lai: Xác suất sinh con trai bị cả 2 bệnh (PpXqY) =
1 1
1
. =
=
4 4 16
6,25% (Đáp án A)
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập luận sau khi xác định được kiểu
gen của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 3 trong trường hợp không viết sơ đồ lai:
- Xác suất để sinh con bị bệnh P là
1 1
1
. .1 = (vì người con nhận 1 alen P
2 2
4
1
của bố và xác suất tạo ra alen này là ; nhận 1 alen p từ mẹ và xác suất sinh ra alen
2
này là 100% nhân với
1
là xác suất kiểu gen của người mẹ).
2
- Xác suất sinh con bị bệnh Q là
sẽ sinh ra bình thường,
1 1 1
. = (theo sơ đồ lai trên, 100% con gái
2 2 4
1
1
số con trai không bị bệnh và số con trai bị bệnh; như
2
2
vậy con bị bệnh chắc chắn là con trai;
1
còn lại là xác suất kiểu gen của người mẹ)
2
→ Xác suất sinh con trai bị cả 2 bệnh (PpXqY) =
1 1
1
. =
= 6,25%
4 4 16
Bài 2 (Câu 4, đề thi ĐH 2010 - M724): Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai
alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể
trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa
con gái bị mắc bệnh trên là
A.
1
.
3
B.
1
.
8
C.
15
1
.
4
D.
1
6
Hướng dẫn giải
Theo bài ra ta thấy ở thế hệ thứ II có cả con trai và con gái bị bệnh được sinh
ra từ cặp bố mẹ ban đầu bình thường chứng tỏ gen có alen qui định bệnh là gen
nằm trên NST thường. Bố mẹ bình thường nhưng con bị bệnh chứng tỏ alen gây
bệnh là alen lặn.
Quy ước: A: Bình thường (không bệnh); a: bệnh
Phân tích phả hệ bên chồng. Ở bố mẹ chồng (thế hệ II) đều bình thường
nhưng sinh con gái bị bệnh → họ có kiểu gen dị hợp (Aa). Để sinh con bị bệnh
người chồng bình thường phải có kiểu gen dị hợp Aa, xác suất để người chồng có
kiểu gen đó là
2
(Tỷ lệ kiểu gen dị hợp trên tổng số kiểu gen bình thường: 1AA +
3
2Aa)
2
Aa
3
Sơ đồ lai: F2 :
GF2 :
F3 :
× aa (cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III)
2 1
1
( A, a)
3 2
2
1a
1
1
Aa : aa
3
3
Vậy xác suất sinh con gái bị bệnh (kiểu gen aa) của cặp vợ chồng ở thế hệ
thứ III là:
1 1 1
. =
3 2 6
1
1
( là xác suất sinh con có kiểu gen aa, là xác suất sinh ra
3
2
con gái) → Đáp án D.
Bài 3: Bệnh N do một gen gồm 2 alen A, a quy định. Khi nghiên cứu bệnh này,
người ta lập được phả hệ như sau:
I
1
2
II
2
1
III
3
2
Nam bình thường1
a. Xác định tính chất di truyền
của bệnh N.
Nam bị bệnh
Nữ bình thường
Nữ bị bệnh
16
b. Tính xác suất để cặp bố mẹ II1 và II2 sinh đứa con gái đầu lòng không mắc
bệnh.
c. Tính xác suất để cặp bố mẹ II 1 và II2 sinh đứa con gái đầu lòng bình
thường và đứa con trai sau mắc bệnh?
Hướng dẫn giải
a. Xác định tính chất di truyền của bệnh N:
- Cá thể II1 và II2 đều bình thường, sinh con III 1 bị bệnh. Suy ra gen gây
bệnh là gen lặn.
Quy ước:
A: bình thường; a: bị bệnh N
- Bệnh không do gen trên NST Y vì bệnh xuất hiện ở cả 2 giới
- Bệnh cũng không do gen trên NST X, vì nếu vậy I1 có kiểu gen XaXa, con
trai II1 phải bị bệnh và có kiểu gen XaY (mâu thuẫn với đề bài)
Vậy, bệnh N do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
b. II1 x II2 : Aa x Aa → Đời con có tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
( Tỉ lệ kiểu hình:
3
1
bình thường : bị bệnh)
4
4
Vậy xác suất để cặp bố mẹ II 1 và II2 sinh con gái đầu lòng không mắc bệnh là:
3 1 3
3
1
. = = 37,5% ( là xác suất sinh con bình thường,
là xác suất sinh ra con
4 2 8
4
2
gái).
c. Xác suất để cặp bố mẹ II1 và II2 sinh con gái đầu bình thường là
3 1 3
. =
4 2 8
1 1 1
Xác suất để cặp bố mẹ II1 và II2 sinh đứa con trai sau mắc bệnh là: . =
4 2 8
Vậy xác suất để cặp bố mẹ II 1 và II2 sinh đứa con gái đầu lòng bình thường và đứa
1 3 1 1 3
con trai sau mắc bệnh là: . ÷. . ÷ = = 4,6875%
2 4 2 4 64
Nhiều học sinh khi làm bài này sẽ thường dùng tổ hợp để tính. Giáo viên cần
lưu ý học sinh, trường hợp này không thể đổi thứ tự biến cố, đây là 2 biến cố độc
lập nhưng xảy ra đồng thời nên ta dùng phép nhân xác suất.
Bài 4: Khảo sát một bệnh di truyền ở người qua 3 thế hệ được phả hệ như sau:
17
a. Phân tích phả hệ để xác định qui luật di truyền chi phối bệnh trên.
b. Xác suất để cá thể 10 mang gen bệnh là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a. Qui luật di truyền chi phối bệnh trên:
Bệnh trên do gen lặn qui định (vì cá thể 6 và 7 không bị bệnh nhưng con bị
bệnh). Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường (không thể nằm trên X hay Y), vì
cá thể 6 bình thường mà cá thể 9 bị bệnh → bệnh di truyền theo qui luật phân li.
b. Xác suất để cá thể 10 mang gen bệnh:
Vì cá thể 9 bị bệnh → cá thể 6 và 7 dị hợp tử → Xác suất cá thể 10 mang
gen bệnh là
2
≈ 66,7% (vì kiểu gen của người bình thường có tỉ lệ 1AA : 2Aa).
3
Bài 5 (Câu 16, đề thi ĐH 2012 - M297): Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây
bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một
người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của
cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong
cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.
A.
1
.
2
B.
8
.
9
C.
5
.
9
D.
3
4
Hướng dẫn giải
Người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh → bố mẹ của người
phụ nữ đều có kiểu gen dị hợp (Aa) → người phụ nữ có kiểu gen Aa với xác suất
là
2
.
3
Tương tự với người chồng mang kiểu gen Aa với xác suất là
18
2
.
3
Phép lai
2
2
2 2 1 1
Aa × Aa cho tỉ lệ kiểu gen aa (bị bệnh) = . . =
3
3
3 3 4 9
Vậy xác suất sinh con không bị bệnh là: 1 -
1 8
= (đáp án C).
9 9
Bài 6 (Câu 33, đề thi ĐH 2012 - M297): Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một
bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn
toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III
không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế
hệ thứ III bị bệnh là:
A.
1
.
18
B.
1
.
32
C.
1
.
4
D.
1
9
Hướng dẫn giải
Người con gái bị bệnh ở thế hệ III có bố mẹ không bị bệnh → bệnh do gen
lặn quy định. Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ I bình thường nhưng sinh con trai bị bệnh
trong khi cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II cũng bình thường nhưng lại sinh con gái bị
bệnh → di truyền của bệnh không liên quan đến giới tính → bệnh do gen nằm trên
NST thường quy định.
Quy ước: A: không bệnh; a: bệnh.
Để con đầu lòng bị bệnh thì cặp vợ chồng ở thế hệ III (không bị bệnh) đều
phải mang kiểu gen dị hợp (Aa).
Xét gia đình người chồng: bố chồng bình thường và không mang alen bệnh
nên có kiểu gen AA, để con (người chồng ở thế hệ III) mang kiểu gen Aa thì mẹ
chồng phải có kiểu gen Aa. Mẹ chồng bình thường nhưng có người em bị bệnh nên
19
ông bà ngoại của chồng đều mang kiểu gen dị hợp Aa → mẹ chồng có kiểu gen Aa
với xác suất là
Phép lai
là
2
.
3
2
Aa × AA thì xác suất để người chồng ở thế hệ III có kiểu gen Aa
3
2 1 1
. =
3 2 3
Xét gia đình người vợ: bố mẹ vợ bình thường nhưng sinh ra người con bị
bệnh → bố mẹ vợ đều có kiểu gen dị hợp Aa → xác suất để con (người vợ ở thế hệ
III) có kiểu gen Aa là
2
.
3
Vậy xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh ra con đầu lòng bị bệnh là:
1 2 1
1
. . =
(đáp án A).
3 3 4 18
Bài 7 (Câu 1, đề thi ĐH 2013 - M196): Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên
nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với
alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt
nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Cặp vợ chồng III10 - III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng
không mang alen lặn về hai gen trên là
4
A.
9
?
B.
1
8
C.
1
3
Hướng dẫn giải
20
D.
1
6
Học sinh có thể giải theo cách khác, ở đây tôi hướng dẫn học sinh giải nhanh
bằng cách tính tần số của alen:
Người con đầu lòng không mang alen lặn về cả 2 gen trên sẽ có kiểu gen là
AAXBXB hoặc AAXBY.
- Xét riêng từng cặp gen:
+ Cặp A, a: cá thể số 9 tóc thẳng (aa) => cá thể 5 và 6 mang kiểu gen dị hợp
(Aa) => cá thể 10 sẽ có 1 trong 2 kiểu gen với xác suất là
=> tần số của alen A =
1
2
AA: Aa)
3
3
1 2 1 2
+ . =
3 3 2 3
Tính tương tự cho cá thể 11 ta có tần số của alen A =
1 2 1 2
+ . =
3 3 2 3
Xác suất để con của cặp vợ chồng III10 - III11 không mang gen a là:
2
2
4
A . A = AA
3
3
9
+ Cặp XB, Xb: Cá thể số 10 không bị mù màu nên có kiểu gen X BY (không
mang gen bệnh).
Cá thể số 11 có thể có 1 trong 2 kiểu gen với xác suất
→ Tần số XB =
1 B b
1
X X hoặc XBXB.
2
2
1 1 1 3
. + =
2 2 2 4
Xác suất để con của cặp vợ chồng III10 - III11 không mang gen Xb là
3
.1=
4
3
4
=> Vậy xác xuất để con của cặp vợ chồng III10 - III11 không mang cả 2 alen lặn là:
4 3 1
. = (đáp án C).
9 4 3
Bài 8: Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh (ký hiệu a) là lặn so với alen bình
thường (A) và không có đột biến xảy ra trong phả hệ này. Màu đen biểu thị bệnh,
màu trắng biểu thị không bị bệnh.
21
1
II
1
2
3
5
4
III
1
2
3
4
a. Viết các kiểu gen có thể có của các cá thể thuộc thế hệ I và III.
b. Khi cá thể II1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II 2 thì xác suất sinh
con đầu lòng là con trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Cá thể II4 và II5 bình thường nhưng người con III2 bị bệnh, và cả con trai con
gái đều bị bệnh với tỉ lệ như nhau, do đó gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST
thường.
a. Kiểu gen của những người ở thế hệ I: cá thể I 1 là aa; cá thể I2 bình thường
nhưng con trai bị bệnh nên sẽ có kiểu gen là Aa.
Thế hệ III: Cá thể III1 có kiểu gen AA hoặc Aa; cá thể III 2 có kiểu gen aa; cá
thể III3 có kiểu gen AA hoặc Aa; cá thể III4 có kiểu gen aa.
b. Cá thể II1 và II2 có bố mẹ mang kiểu gen ♂aa × ♀Aa → có kiểu gen đều
là Aa. Vậy xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nguy cơ bị bệnh của II 1 với cá
thể có kiểu gen giống II2 là
1 1 1
. =
2 4 8
Bài 9: Tay-sach là 1 bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên, người có
kiểu gen đồng hợp về alen gây bệnh thường chết trước tuổi trưởng thành. Một
người phụ nữ có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh, đồng thời có chị gái của chồng
cũng mắc bệnh này - biết rằng chồng của người phụ nữ này không mắc bệnh và bố
đẻ của cô ta đến từ 1 quần thể không có alen bệnh, không có đột biến mới phát sinh
trong những gia đình này. Từ các thông tin nêu trên, hãy:
a. Vẽ sơ đồ phả hệ và viết bên cạnh kiểu gen của mỗi cá thể, nếu kiểu gen
của người đó có thể xác định được (quy ước alen kiểu dại là T, alen đột biến là t).
22
b. Tính xác suất mỗi người con do cặp vợ chồng người phụ nữ nêu trên sinh
ra mắc bệnh Tay-sach là bao nhiêu? Giải thích hoặc viết cách tính.
Hướng dẫn giải
a. Dựa vào các thông tin đã cho để lập phả hệ:
Tt
Tt
1
2
I
tt
II
1
2
TT
Tt
Tt
3
4
5
tt
III
1
2
3
b. Để sinh con bị bệnh thì cặp vợ chồng đó phải có kiểu gen dị hợp Tt
- Bên vợ: Mẹ vợ (cá thể II 2) phải có kiểu gen Tt với xác suất kiểu gen này là
2
(vì ông bà của vợ I1 và I2 đều có kiểu gen Tt).
3
Xác suất để người vợ có kiểu gen Tt =
2
1 1
. 1. =
3
2 3
- Bên chồng: Xác suất để người chồng có kiểu gen Tt =
2
3
→ Xác suất mỗi người con sinh ra của cặp vợ chồng này bị bệnh:
1
Tt
3
×
2
Tt
3
1
1 1 2 1
tt = . ÷. . ÷ =
18
3 2 3 2
Bài 10: . Ở người, sự thiếu răng hàm là do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định. Nếu bố mẹ dị hợp tử sinh 5 đứa trẻ, hãy tính tần số để:
a. Tất cả 5 đứa trẻ đều không mắc bệnh.
b. Sinh 3 đứa bình thường và 2 đứa bị bệnh.
Hướng dẫn giải:
Hai bố mẹ dị hợp nên con có kiểu hình thiếu răng hàm là
23
3
1
, có răng hàm là
4
4
a. Vì tất cả những đứa con có cùng không mắc bệnh tức là cùng khả năng có kiểu
hình có răng hàm. Vì vậy xác suất cả 5 đứa trẻ đều không mắc bệnh là
5
1
1
.
÷=
1024
4
b. Xác suất để sinh 3 đứa bình thường và 2 đứa bị bệnh:
2
3
C52 . 3 ÷ . 1 ÷ = 45
512
4 4
2.2. Bài tập tự luyện
Bài 1: Xơ nang là một bệnh di truyền bởi gen lặn nằm trên NST thường. Nếu hai
người bình thường mang kiểu gen dị hợp tử lấy nhau, tính tần số để:
a. Một trong ba đứa trẻ sẽ bị bệnh.
b. Trong bốn đứa trẻ, thứ tự sẽ là: con trai bình thường, con gái bị bệnh, con
trai bị bệnh, con gái bình thường.
Đáp số: a.
27
;
64
b.
9
4096
Bài 2: Một người đàn ông bình thường (1) nhưng có ông nội bị bạch tạng lấy một
người phụ nữ bình thường (2) nhưng có mẹ bị bạch tạng. Tính tần số để đứa trẻ thứ
hai bình thường.
Đáp số:
3
8
Bài 3: Ở người, khả năng chuyển hóa phenylthiocarbamide (PTC) được xác định
bởi gen trội nằm trên NST thường. Giả sử một người có kiểu gen dị hợp tử kết hôn
với một người không có khả năng chuyển hóa.
a. Tính tần số để trong 4 đứa con của họ có hai đứa có khả năng chuyển hóa
PTC?
b. Tính tần số để trong 6 đứa con của họ có 3 đứa con có khả năng chuyển
hóa PTC.
Đáp số: a.
3
;
8
b.
5
16
Bài 4: Ở người, thiếu răng hàm là do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường, bệnh
bạch tạng và bệnh Tay-sach là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu một
24
người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về bệnh bạch tạng và bệnh Tay-sach lấy
một người phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen trên, tính tần số để đứa con đầu tiên của
họ:
a. Có răng hàm, bị bệnh Tay-sach và bệnh bạch tạng.
b. Thiếu răng hàm hoặc có bệnh Tay- sach.
Đáp số: a.
1
;
32
b.
3
4
Bài 5: Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST X không có alen
tương ứng trên Y. Cặp bố mẹ có mắt nhìn màu bình thường sinh được một người con
trai mù màu. Nếu cặp vợ chồng này tiếp tục sinh con, xác suất để cặp vợ chồng này
sinh được hai đứa con một gái, một trai nhìn màu bình thường là:
A . 6,25%
B. 50%
C. 25%
D. 12,5%
Đáp án: D
Bài 6: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh
máu khó đông do gen m nằm trên NST X, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng
có kiểu hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ có em trai bị máu
khó đông và mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Xác suất để
cặp vợ chồng này sinh con mang hai bệnh trên là
A. 1/16
B. 1/8
C. 1/32
D. 1/64
Đáp án: C
Bài 7: Cho biết kiểu hình của một gia đình về bệnh mù màu (do gen nằm trên NST
X, không có alen trên Y quy định) và tính trạng nhóm máu ABO (do gen nằm trên
NST thường quy định). Cặp vợ chồng trên dự định sinh đứa con thứ 4, xác suất để
đứa con thứ 4 là con gái có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu, biết rằng không có
đột biến xảy ra?
Nam bình thường
A
B
B
A
O
1
2
Nữ bình thường
3
Nam bị bệnh
?
4
Nữ bị bệnh
25