Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 115 trang )

ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Duyên

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016

i

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Duyên



NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ
DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải

Hà Nội – 2016

ii

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu (sơ cấp và thứ cấp), kết quả nêu trong luận văn là trung thực đáng
tin cậy và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giá luận văn

Nguyễn Thị Duyên


iii

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Phạm Hoàng Hải, người đã
hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Trong thời gian qua, tôi cũng luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh
chị Viện Địa lý, chú Viện trưởng và đồng nghiệp tại Viện Tài nguyên Môi trƣờng và
Phát triển bền vững đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách
tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, các cô khoa Địa lý trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã dìu dắt, trau dồi những kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian học tập, rèn luyện tại trường cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp và động viên
tôi rất nhiều để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Mặc dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu, và bản thân tôi cũng rất cố
gắng thực hiện tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự chỉ dẫn, đóng góp từ các thầy, các cô để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn.

Hà Nội, 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Duyên

iv

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan .............................. 6
1.1.1. Thế giới ............................................................................................................. 6
1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 9
1.1.3. Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ..................................................................... 11
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan học ............................................................... 12
1.2.1. Các quan niệm cảnh quan ............................................................................... 12
1.2.2. Nghiên cứu về biến đổi cảnh quan (biến động cảnh quan) ............................ 14
1.2.3. Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường ..................................................................................................................... 16
1.2.4. Phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan ....................................................... 18
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 23
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................... 23
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI – NHÂN TỐ
THÀNH TẠO CẢNH QUAN HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH ................ 30

2.1. Đặc điểm tự nhiên – nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
....................................................................................................................................... 30
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 30
2.1.2. Địa hình........................................................................................................... 32
2.1.3. Địa chất, địa mạo ............................................................................................ 32
2.1.4. Khí hậu ............................................................................................................ 33
2.1.5. Thủy văn ......................................................................................................... 34
2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 36

v

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội – nhân tố liên quan đến việc hình thành và phát triển
cảnh quan....................................................................................................................... 46
2.2.1. Dân số và lao động.......................................................................................... 46
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................... 48
2.2.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 49
2.2.4. Phát triển kinh tế ............................................................................................. 50
2.3. Đánh giá tổng hợp vai trò thành tạo cảnh quan của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã
hội huyện Tiền Hải ........................................................................................................ 56
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH
HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI
BÌNH ............................................................................................................................ 60
3.1. Nghiên cứu biến động cảnh quan huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình ..................... 60

3.1.1. Đặc điểm cảnh quan huyện Tiền Hải qua giai đoạn 2000 – 2014 .................. 60
3.1.2. Biến động cảnh quan huyện Tiền Hải qua giai đoạn 2000 - 2014.................. 65
3.1.3. Phân tích nguyên nhân biến động cảnh quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
....................................................................................................................................... 64
3.2. Dự báo xu thế biến động cảnh quan huyện Tiền Hải đến năm 2020 ..................... 77
3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH huyện Tiền Hải đến năm 2020 ........ 77
3.2.2. Dự báo xu thế biến động cảnh quan huyện Tiền Hải đến năm 2020 .............. 79
3.3. Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình .................. 86
3.3.1. Định hướng quy hoạch vùng ............................................................................... 87
3.3.2. Giải pháp ............................................................................................................. 96
Kết luận và kiến nghị ................................................................................................ 101
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 103

vi

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu ..........................22
Bảng 2.1. Phân bố dân cư huyện Tiền Hải năm 2012 ................................................... 43
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính ............................................ 47
Bảng 2.3. Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2005-2010 .......................................... 48
Bảng 3.1. Bảng thống kê các loại cảnh quan huyện Tiền Hải giai đoạn 2000-2014 .... 63
Bảng 3.2: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 .................................... 77
Bảng 3.3. Quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 ......................... 80

Bảng 3.4. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp khác đến năm 2020 ............................ 81
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc đứng của cảnh quan ở dạng cấu trúc đơn
....................................................................................................................................... 19
Hình 2.1: Địa giới hành chính huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ................................... 21
Hình 2.2: Bản đồ nền địa hình huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tỉ lệ 1:50.000 .................
Hình 2.3: Bản đồ đất huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình tỷ lệ 1:50.000 ............................ 38
Hình 2.4: Tài nguyên động vật huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Ảnh: Nguyễn Thị
Duyên) ........................................................................................................................... 40
Hình 2.5: Rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Ảnh:
Nguyễn Thị Duyên)....................................................................................................... 41
Hình 2.6: Biển Đồng Châu (Ảnh: Nguyễn Thị Duyên) ................................................ 44
Hình 2.7: Biển Cồn Vành (Ảnh: Nguyễn Thị Duyên) .................................................. 44
Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ......
Hình 2.9: Đầm nuôi tôm ở xã Nam Phú – huyện Tiền Hải (Ảnh: baothaibinh.com.vn)
....................................................................................................................................... 54
Hình 3.1: Bản đồ cảnh quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2000............... Error!
Bookmark not defined.

vii

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Hình 3.2: Bản đồ cảnh quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2014..........................
Hình 3.3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở ven biển huyện Tiền Hải ....................... 71

Hình 3.4: Tại các con kênh nội đồng xã Đông Lâm và Đông Cơ huyện Tiền Hải, dòng
nước thải của KCN Tiền Hải xả ra đến đâu cỏ cây chết tới đó ..................................... 76

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐCQ

: Biến động cảnh quan

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CQ

: Cảnh quan

CQH

: Cảnh quan học

ĐGCQ

: Đánh giá cảnh quan

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

ĐLTN


: Điạ lý tự nhiên

IALE

: Hiệp hội sinh thái cảnh quan quốc tê

NCCQ

: Nghiên cứu cảnh quan

PTBV

: Phát triển bền vững

TN

: Tài nguyên

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

STCQ

: Sinh thái cảnh quan

viii

GVHD: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải



ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng ngày
càng đa dạng với quy mô phong phú, con người đã và đang có những tác động tiêu
cực tới các hệ sinh thái tự nhiên dẫn đến nguy cơ không thể phục hồi, và bị suy
thoái nghiêm trọng… đe dọa đời sống con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã
hội.
Tiền Hải là một trong hai huyện ven biển của tình Thái Bình, là vùng đất có
truyền thống văn hiến mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng
đồng bằng Bắc Bộ của người Việt cổ. Với 23 km đường biển cùng nhiều điều kiện
tự nhiên thuận lợi - là vùng hải lưu rộng lớn đem lại nguồn lợi thủy sản phong phú,
nguồn khí mỏ quý giá và nguồn nước khoáng thiên nhiên có thương hiệu lâu đời;
nơi có những bãi biển trải dài, những khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước…
những điều kiện đó đã giúp Tiền Hải có những bước chuyển dịch mạnh mẽ góp
phần ổn định an ninh, phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội cũng đã nảy sinh và tồn tại
không ít những hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân, làm suy
giảm tính đa dạng của hệ sinh thái nơi đây. Nguyên nhân chính là do tác động của
nhiều yếu tố tự nhiên và nhân sinh, sự phân hóa của lãnh thổ được biểu hiện bởi
tính đa dạng cao về cảnh quan và nhiều hệ sinh thái ngập nước ven biển đặc thù. Sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng và
tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại thì tính đa dạng
của lãnh thổ cũng tạo nên nhiều yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội ở huyện Tiền Hải. Tình trạng ngập úng, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, giông

bão, nước biển dâng… là những tai biến thiên nhiên điển hình diễn ra với tần suất
lớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt trên lãnh thổ đã từng xảy ra nhiều xung đột liên quan đến phát triển công

1

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

nghiệp trên những khu vực canh tác nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản trên
các khu vực rừng ngập mặn phòng hộ và đặc dụng, đất trống ven biển chưa được
định hướng sử dụng hợp lý.
Trong giai đoạn 2000 - 2014 cảnh quan của huyện Tiền Hải đã có những
biến động mạnh mẽ, thay đổi cả về diện tích và bản chất, nhiều cảnh quan mới đã
được hình thành thay thế cho những cảnh quan cũ. Để tìm hiểu rõ hơn và làm sáng
tỏ bức tranh biến động trên khía cạnh khoa học đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá
biến động cảnh quan theo hướng tiếp cận phù hợp để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề
xuất định hướng sử dụng hợp lý nhằm khai thác tốt và có hiệu quả những tiềm năng
tài nguyên sẵn có ở Tiền Hải. Và hướng nghiên cứu biến động cảnh quan địa lý là
hướng nghiên cứu quan trọng, đóng góp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững nơi
đây.
Vì vậy, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ
định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” được Học
viên lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu
- Tổng hợp được đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình
- Đánh giá được sự biến động cảnh quan huyện Tiền Hải qua 2 giai đoạn:
năm 2000 và 2014, xác định được nguyên nhân biến động cảnh quan tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ, khai thác tài nguyên
hiệu quả, bảo vệ môi trường huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu, các hướng nghiên cứu cảnh quan,
nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

- Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu hiện có về các hợp
phần tự nhiên của khu vực nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ hiện trạng cảnh quan phục vụ cho công tác nghiên cứu
- Phân tích các nguyên nhân gây biến động cảnh quan huyện Tiền Hải tỉnh
Thái Bình
- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ, khai thác hiệu quả tài
nguyên, bảo vệ môi trường cảnh quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3. Kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa khoa học, thực tiễn
Kết quả đạt được
Thứ nhất: Thành lập được bản đồ cảnh quan qua giai đoạn 2000 - 2014
Thứ hai: Phân tích được nguyên nhân biến động cảnh quan huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình từ đó dự báo được xu thế biến động cảnh quan vùng nghiên cứu đến
năm 2020
Thứ ba: Đề xuất được định hướng giải pháp tối ưu cho việc sử dụng hợp lý
lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Ý nghĩa khoa học
Đây là một hướng nghiên cứu về mặt cảnh quan học. Kết quả nghiên cứu của
luận văn góp phần làm phong phú hệ thống tri thức của cảnh quan học và sinh thái
cảnh quan góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu hiện
trạng cũng như sự biến động cảnh quan, sử dụng hợp lý tài nguyên theo hướng bền
vững.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn tạo cơ sở dữ liệu về hiện trạng và sự biến
động cảnh quan. Trên cơ sở đó đề xuất được định hướng sử dụng cảnh quan hợp lý
là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý định hướng chiến lược, quy hoạch lãnh thổ
theo hướng phát triển bền vững, quy hoạch và tổ chức lánh thổ không gian sản xuất,
phương hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

3

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường


4. Cơ sở dữ liệu của luận văn (tính khả thi)
Luận văn có đầy đủ điều kiện cho việc hoàn thành như:
- Tên đề tài hoàn toàn phù hợp với mã số.
- Học viên có đủ thời gian và kiến thức để hoàn thành luận văn. Trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà
Nội, Học viên đã được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức cũng như tài liệu liên
quan đến đề tài luận văn, được nghiên cứu và học hỏi qua các môn học như: Các
phương pháp nghiên cứu khoa học, Tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững,
Quản lý tài nguyên và quy hoạch môi trường, Phân tích chính sách tài nguyên môi
trường,…
- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số nguồn tài
liệu từ các công trình khoa học đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước
(tài liệu tham khảo); sử dụng các dữ liệu ảnh viễn thám và dữ liệu bản đồ của huyện
Tiền Hải (bản đồ hành chính, địa hình, thổ nhưỡng, địa mạo…)
- Luận văn được hoàn thành bởi sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của
GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải - Viện Địa Lý - Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam.
5. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội – nhân tố thành tạo cảnh
quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Chương 3: Nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng
hợp lý lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Kết luận và kiến nghị

4

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên


Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

Nhu cầu
thực tiễn

Mục tiêu
nhiệm vụ

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

1
2

Phƣơng pháp nghiên
cứu

3

Cơ sở lý luận nghiên cứu
biến động cảnh quan

Cơ sở dữ liệu
Tài liệu tham khảo

4
Đặc điểm các nhân tố
thành tạo cảnh quan


Bản đồ
cảnh
quan

Phân tích, phân loại cảnh quan

5
Biến
động
cảnh
quan

Nguyên nhân biến động cảnh
quan

Thực trạng biến động cảnh
quan

6
7

Đề xuất định hướng, giải pháp
sử dụng hợp lý cảnh quan
kiến nghị

Hình 1: Sơ đồ các bước thực hiện luận văn

5


GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nƣớc về vấn đề có liên quan
1.1.1. Thế giới
Các giai đoạn ra đời và phát triển của cảnh quan trên thế giới như sau:
a. Giai đoạn từ năm 1939 đến 1980
Năm 1939 nhà địa lý sinh vật người Đức Carl Troll là người đầu tiên đề xuất
thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” (landscape ecology). Trên quan điểm hệ sinh thái
(ecosystem) của Tansley (1935), những công trình nghiên cứu địa lý vùng và địa
thực vật bằng ảnh hàng không, Troll nhìn nhận STCQ là một hướng tiếp cận tổng
hợp và liên ngành khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên phức tạp. Năm 1963, định
nghĩa STCQ được Troll đưa ra trong một báo cáo tại hội thảo “Quần xã thực vật và
STCQ” tại Stolzenau-Weser (Đức). Năm 1968, ông đã thay thế thuật ngữ sinh thái
cảnh quan bằng thuật ngữ địa sinh thái (eco-geography).
Trong giai đoạn này sinh thái cảnh quan ứng dụng được phát triển mạnh
trong cộng đồng các nước nói tiếng Đức và Hà Lan, phục vụ quy hoạch cảnh quan
tại Tây Đức (năm 1968), Hà Lan (1972), Áo và Ba Lan (1974). Đến năm 1975,
Woebse công bố sổ tay hướng dẫn về STCQ dành cho kiến trúc sư với các tiêu
chuẩn đánh giá khả năng duy trì chức năng, cấu trúc tự nhiên và cân bằng sinh thái
của cảnh quan ở bản đồ tỷ lệ nhỏ (1:200.000) cho quy mô cấp vùng và tỷ lệ lớn
(1:25.000) cho quy mô cấp địa phương
b. Giai đoạn từ 1980 đến 1990
Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế (IALE) ra đời và sự hình thành trường

phái nghiên cứu STCQ Bắc Mỹ.
Tháng 10/1982, Hiệp hội STCQ Quốc tế (IALE -The International
Association of Landscape Ecology) được thành lập tại Hội thảo quốc tế lần thứ VI ở
Piestany (Tiệp Khắc cũ), là điểm mốc quan trọng minh chứng STCQ phát triển với
tư cách là một khoa học liên ngành và có tầm ảnh hưởng quốc tế.

6

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Trong giai đoạn này những công trình công bố đặt nền móng cho STCQ lý
thuyết ở Bắc Mỹ và Tây Âu:
- Năm 1981 Forman và Godron đề xuất các khái niệm hình thái cảnh quan về
mảnh (patch), hành lang (corridor), nền (matrix) .
- Năm 1982 Naveh công bố những luận điểm về lý thuyết STCQ, cách tiếp
cận hệ thống và lần đầu tiên làm rõ vai trò của con người trong cảnh quan.
- Năm 1983 Forman cho rằng STCQ thích hợp trong các ứng dụng tiên
phong của thời đại.
- Về sau những tư tưởng này tiếp tục được phát triển thành những ấn phẩm
tiêu biểu về STCQ lý thuyết và ứng dụng (Naveh và Lieberman, 1984, 1986, 1994;
Forman và Godron, 1986; Turner, Gardner và O'Neill, 2002; Bastian và Steinhardt,
2002).
c. Giai đoạn từ 1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI
- Là giai đoạn mà STCQ phát triển mạnh mẽ trên thế giới, được đánh dấu
bằng sự kiện tái thành lập các chi hội IALE có truyền thống lâu đời của Châu Âu là

Đức, Cộng hòa Séc và Slovakia; sự phát triển nổi bật của các trung tâm STCQ
Đông Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Năm 1992 Chi hội IALE của Việt Nam
được thành lập. Trung tâm STCQ lâu đời nhất trên thế giới chính là Tây Âu.
+ Tại Đức - đầu năm 1998, chi hội IALE của Đức mới chính thức được tái
thiết lập.
+ Tại Pháp, nghiên cứu STCQ có định hướng sinh thái nhân văn, trong đó
cảnh quan được coi là hệ thống sinh thái hình thành do tương tác tự nhiên - xã hội
(Bertrand, 1975), là tổng hợp thể tự nhiên - kỹ thuật (Burel và Baudry, 1999).
+ Tại Anh, chương trình đào tạo STCQ đầu tiên do Trường Wye (Đại học
London) soạn thảo được công nhận trong các nước nói tiếng Anh.
+ Tại Nga và Đông Âu, Tiệp Khắc (cũ) là trung tâm nghiên cứu STCQ
truyền thống và có nhiều đóng góp tích cực nhất về hướng Tích hợp Quy hoạch
STCQ (LANDEP) phục vụ ra quyết định sử dụng đất đai quy mô quốc gia (Ruzicka
và Miklos, 1988).

7

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

+ Hiện nay, dựa trên cơ sở thừa kế nền khoa học Tiệp Khắc, STCQ của Cộng
hòa Séc phát triển hướng nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội, kỹ thuật và môi
trường của cảnh quan. Trong khi đó, STCQ của Cộng hòa Slovakia quan tâm đến
các ứng dụng đánh giá tác động môi trường (Ruzicka, 1996; Miklos, 1997; Kozovo,
2001), tiếp tục phát triển phương pháp LANDEP trong quản lý tài nguyên và quy
hoạch lãnh thổ (Ruzicka, 2000, trong Chương trình nghị sự Agenda 21).

+ Ở Nga, STCQ nghiên cứu theo định hướng địa lý: nghiên cứu cấu trúc và
chức năng của cảnh quan, quan hệ định lượng giữa các yếu tố trong cảnh quan
(A.V. Khoroshev), sự phát triển của cảnh quan (Ixatrenko, Nikolaiev, Zhuchkova).
- Giai đoạn này cũng được đánh dấu bởi sự kiện STCQ phát triển từ Tây Âu
về phía bắc tới Bắc Âu và về phía nam tới Đồng bằng Địa Trung Hải. Nghiên cứu
STCQ ở Đan Mạch định hướng quy hoạch lãnh thổ ở quy mô lớn, đánh giá tác
động môi trường, viễn thám ứng dụng. Hướng nghiên cứu kết hợp STCQ với khảo
cổ học trong quản lý cảnh quan di sản khảo cổ rất phát triển ở Na Uy và Phần Lan,
với việc xây dựng bản đồ lịch sử cho đánh giá cảnh quan di sản văn hóa bảo tồn
(Domaas, Norderhaug, Timberlid, 2003). Trong khi đó, nghiên cứu xu thế phát triển
và đánh giá sinh thái các cảnh quan Địa Trung Hải là hướng nghiên cứu STCQ chủ
đạo ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia (Farina, 1993, 2005).
- Bắc Mỹ cùng với Tây Âu là hai trung tâm nghiên cứu STCQ lớn nhất trên
thế giới với bốn hướng nghiên cứu chính:
(i) ảnh hưởng của cấu trúc không gian tới quá trình sinh thái;
(ii) động lực học cảnh quan;
(iii) ngưỡng và yếu tố phi tuyến;
(iv) quy hoạch, quản lý và phục hồi cảnh quan.
Nghiên cứu STCQ ở Canada có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà quy hoạch
và quản lý đất đai với các nhà sinh thái học và các nhà địa lý.
Tại Hoa Kỳ, phát triển theo hướng định lượng hóa không gian, nghiên cứu
cảnh quan văn hóa, mở rộng các khái niệm và phương pháp luận của sinh học - sinh
thái học. Turner (2005) sử dụng mô hình thống kê các công trình công bố ở Bắc Mỹ

8

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên


Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

từ 1982-2003, đã định lượng xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn của STCQ
so với sinh thái học và cảnh quan học thuần túy.
- Ở Nam Mỹ STCQ phát triển tương đối muộn và tập trung vào lĩnh vực bảo
tồn các hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp và đô thị; ứng dụng STCQ trong quy
hoạch, bảo tồn cấp loài và hệ sinh thái, nghiên cứu cấu trúc cảnh quan. Hội nghị
STCQ Quốc tế ở Nam Mỹ được tổ chức lần đầu tiên tại Buenos Aires (Argentina,
tháng 11/2005) với sự hợp tác của Brazil, Colombia, Venezuela, Chile, Bolivia.
Hoạt động của Hội STCQ Châu Phi (Africa-IALE) góp phần tạo nên một
trung tâm STCQ Châu Phi thống nhất và cộng tác giữa nhà nghiên cứu với nhà quản
lý quan tâm nhiều nhất đến việc giảm thiểu suy thoái tài nguyên hiện đang xảy ra
phổ biến ở lục địa này. Các hướng nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, chức năng sinh
thái và động lực cảnh quan ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích
những cảnh quan nhiệt đới phức tạp, những hệ quả sinh thái xuất hiện do các hoạt
động khai thác tài nguyên. Hầu hết các nghiên cứu STCQ đều nằm trong dự án hợp
tác giữa các nhà quản lý Châu Phi với đối tác nghiên cứu ở các nước phát triển.
Tại Đông Á có những hoạt động tích cực của Hội STCQ Trung Quốc
(CALE) và Hội Sinh thái Nhật Bản ngay từ giai đoạn thành lập IALE (1982).
1.1.2. Tại Việt Nam
- Trước năm 1992, lý luận CQH nước ta về cơ bản theo trường phái Nga (Xô
Viết cũ). Các nhà CQH Việt Nam đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt
Nam. Mỗi giai đoạn phát triển, các công trình có tên gọi khác nhau: phân vùng
ĐLTN, phân vùng CQ, CQ địa lý, đặc điểm CQ, CQ sinh thái, nghiên cứu đa dạng
CQ, ĐGCQ, phân tích CQ, phân vùng CQ, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN,
TNTN….
+ Năm 1976 Vũ Tự Lập nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam
theo quan điểm cá thể.
+ Quan điểm kiểu loại cũng được các nhà địa lý thuộc Viện Địa lý và Đại

học Quốc gia Hà Nội áp dụng xây dựng bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ (Nguyễn

9

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Thành Long, 1993; Nguyễn Cao Huần, 1991, 2002, 2003; Phạm Quang Anh, 1985,
1996, 2001; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, 1993, 1997, 2002).
+ Đến năm 1992 những nghiên cứu cảnh quan đã tạo cho các nhà cảnh quan
học Việt Nam kinh nghiệm nghiên cứu tổng hợp và liên ngành tại nhiều vùng lãnh
thổ. Nhu cầu thực tiễn về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm nảy
sinh xu thế tất yếu là cảnh quan học phải tiếp cận với một số bộ môn khoa học,
trong đó, quan trọng nhất là hướng tiếp cận sinh thái và kinh tế trong nghiên cứu
cảnh quan.
- Năm 1992, sự kiện đáng chú ý nhất là Phân hội STCQ thế giới tại Việt Nam
(VN-IALE) thuộc Hội Địa lý Việt Nam ra đời, góp phần phát triển hướng nghiên
cứu STCQ ở Việt Nam và trao đổi thông tin khoa học với IALE. Các báo cáo trong
hội thảo lần thứ nhất (và là duy nhất cho đến nay) có ý nghĩa định hướng sự phát
triển STCQ ở Việt Nam: phương pháp luận nghiên cứu STCQ; vai trò của các hợp
phần trong cấu trúc STCQ: thảm thực vật, thủy văn, khí hậu; STCQ ứng dụng: ảnh
hưởng của cấu trúc STCQ đối với phân bố động vật, khía cạnh địa lý y học trong
đánh giá STCQ.
+ Năm 1996 Phạm Quang Anh công bố sơ đồ cấu trúc STCQ, trong đó mô
hình hệ kinh tế sinh thái với ba phân hệ tự nhiên-xã hội-sản xuất lấy đơn vị cảnh
quan làm cơ sở. Quan điểm này được ứng dụng nghiên cứu tổ chức du lịch xanh

(1996), hoạch định các vùng chuyên canh cây cà phê ở Việt Nam (1996).
+ Năm 1993-2004 Nguyễn Thế Thôn đưa ra hàng loạt những quan điểm cá
nhân về lý thuyết cảnh quan sinh thái, mô hình cấu trúc cảnh quan sinh thái, những
ứng dụng trong nghiên cứu quản lý tài nguyên và quy hoạch môi trường
Một số công trình của Nguyễn Văn Vinh đề cập đến sự phát triển của cảnh
quan học, sinh thái học dẫn đến sự hội tụ của cảnh quan sinh thái (1984); các quan
điểm về STCQ (1995) ; cấu trúc cảnh quan sinh thái quy định hướng sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên (1996).
- Đầu thế kỷ XXI, hàng loạt các công bố về STCQ ứng dụng tập trung vào
hướng đánh giá STCQ và phân tích cấu trúc hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển

10

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

kinh tế và bảo vệ môi trường ở các vùng địa lý của Việt Nam: phát triển nông lâm
ngư nghiệp trên cảnh quan duyên hải (Phạm Thế Vĩnh, 2002; Nguyễn Cao Huần,
Phạm Hoàng Hải, 2006); phát triển cây ăn quả trên cảnh quan trung du (Phạm
Quang Tuấn, 2006); phát triển cây công nghiệp dài ngày trên cảnh quan Tây
Nguyên (Phạm Quang Anh, 1985; Nguyễn Xuân Độ, 2005); phát triển du lịch sinh
thái, nông, lâm nghiệp và bảo tồn trên cảnh quan miền núi (Nguyễn An Thịnh,
Nguyễn Thị Hải, Trương Quang Hải, 2005-2006).
- Những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu STCQ ở Việt Nam đã
hướng đến những lĩnh vực ứng dụng trong quy hoạch bảo vệ môi trường (Phạm
Hoàng Hải, 2003; Nguyễn Thế Thôn, 2004; Nguyễn Cao Huần, 2003, 2005), STCQ

đô thị và nông thôn (Nguyễn Cao Huần và Nguyễn An Thịnh, 2005-2006). Trong
thực tiễn triển khai nghiên cứu, hướng STCQ rất được các nhà địa lý Việt Nam chú
trọng, thể hiện ở các khía cạnh:
(i) Chuyên đề các vấn đề về STCQ và địa lý tổng hợp luôn chiếm vị trí quan
trọng nhất trong các báo cáo khoa học của các hội nghị khoa học địa lý;
(ii) Các trung tâm nghiên cứu địa lý lớn nhất ở Việt Nam đều có các tổ
nghiên cứu STCQ chuyên ngành;
(iii) Trong nhiều dự án khoa học, các nhà STCQ đã và đang đóng những vai
trò quan trọng trong nhóm nghiên cứu.
1.1.3. Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
“Nghiên cứu tính đặc thù của cảnh quan ven biển Thái Bình phục vụ định
hướng sử dụng và quản lý bền vững”- Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm
Quang Tuấn, Phạm Hoàng Hải, Hoàng Thị Minh Phương (2005). Tạp chí khoa học,
số 5AP. ĐHQGHN, Hà Nội
“Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven
biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững.
Nguyễn Thùy Dương – Luận án Tiến sĩ, 2009”.

11

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

“ Sự tiến triển của đường bờ biển Thái Bình trong Holoxen muộn- hiện đại
và vấn đề quai đê lấn biển, Nguyễn Đức Khả. Tạp chí khoa học Trường ĐH Tổng
hợp Hà Nội.

Trần Duy Tứ (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất huyện Tiền
Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Hà Nội.
Vũ Trung Tạng (1981-1985)“Điều tra tổng hợp vùng của sông ven biển tỉnh
Thái Bình”. Đề tài cấp Quốc gia phối hợp với tỉnh Thái Bình, mã số 520202, giai
đoạn 1981-1985 trong chương trình “Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Dự án “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải (2012), Xây dựng kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015.
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về nghiên cứu cảnh quan (cấu trúc) và biến đổi
cảnh quan (động lực)
1.2.1. Các quan niệm cảnh quan
Từ “cảnh quan” là tên gọi khá cổ của một ngành khoa học Địa lý hoàn chỉnh,
được sử dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của các
hiện tượng khác nhau trên bề mặt Trái đất [5].
Nền móng cảnh quan học được hình thành từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở
nước Nga, ở Đức, ở một số nước khác, nhưng bộ môn khoa học này chỉ được chú ý
phát triển sau chiến tranh thế giới lần II. Từ khi phát triển đến nay, cảnh quan học
luôn tiếp cận đến cơ chế trao đổi vật chất và năng lượng cũng như trao đổi thông tin
giữa các hợp phần trong cảnh quan. Sự trao đổi đó thể hiện ở các đơn vị cảnh quan
cùng bậc, từ đơn vị bậc cao xuống các đơn vị bậc thấp và ngược lại.
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay việc nghiên cứu cảnh quan là rất
cần thiết. Trên Thế giới tồn tại nhiều trường phái nghiên cứu cảnh quan, tất yếu hình
thành nhiều quan niệm cảnh quan khác nhau. Hàng loạt định nghĩa CQ được các nhà

12

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải



ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

CQH đưa ra sau chiến tranh thế giới thứ II, như: N.A.Xoltsev (1948), A.G.Ixatrenko
(1953, 1965), X.V.Kalexnik (1959), D.L.Armand (1975), Vũ Tự Lập (1976)…
Các định nghĩa cho thấy trong KHCQ nói riêng và khoa học địa lí nói chung
tồn tại ba quan niệm khác nhau về cảnh quan như sau:
*Quan niệm chung: Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ
của một cấp bất kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên – lãnh thổ, địa tổng thể tự
nhiên hay địa hệ tự nhiên
Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hóa chung như một hệ địa tự nhiên
bất kỳ nào đó được sử dụng nhiều không phải trong lĩnh vực cảnh quan học thuần
túy, mà ở các lĩnh vực khác, các ngành khác khi có động đến sự phân dị lãnh thổ. Vì
vậy nhiều người cho cảnh quan đồng nghĩa với các quan niệm phân vùng khác.
Theo ý kiến của nhiều tác giả, cảnh quan theo quan niệm này không có một
giới hạn rõ rệt về lãnh thổ, không theo sự phân cấp vì sử dụng như một danh từ
chung, do vậy thường được dùng cho các công trình chung nghiên cứu môi trường
tự nhiên hoăc nghiên cứu cho một dạng sử dụng rất cụ thể như cho các vườn bảo vệ
tự nhiên, cho phát triển một số giống, loài nào đó.
*Quan niệm kiểu loại: Cảnh quan là đơn vị phân loại trong hệ phân vị
tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những
biến đổi do tác động của con người
Trong quan niệm này, cảnh quan là đơn vị cơ sở, là cấp phân vị - đơn vị phân
loại thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới đồng thời là
địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng.
Theo quan niệm này thì cảnh quan được phân loại theo các cấp phân vị sau:
Hệ cảnh quan -> phụ hệ cảnh quan -> kiểu cảnh quan -> phụ kiểu cảnh quan
-> loại cảnh quan -> hạng cảnh quan...

Các tác giả tiêu biểu cho cách phân loại này là A.G.Ixatrenkô, Vũ Tự Lập…
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều không bỏ sót “tính kiểu loại” của cảnh quan,
đặc biệt khi nghiên cứu cảnh quan nhân sinh. Bởi vì, cảnh quan được xem là đơn vị
phân loại trong hệ thống phân chia các đơn vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan
là đơn vị cơ sở mà khi nghiên cứu nó có tính đến cả tác động của con người.

13

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

*Quan niệm cá thể: cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt
của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất
Cảnh quan trong quan niệm cá thể là các đơn vị phân hóa trên những lãnh
thổ cụ thể.
Tiêu biểu cho quan niệm này là A.G.Ixatrencô; N.A.Xolsev; X.B.Kalexnic;
N. A. Xontxev. Các tác giả cho rằng đơn vị cá thể cảnh quan sẽ được xác định theo
các nguyên tắc, phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên theo hệ thống phân vị từ trên
xuống dưới.
G.S.Vũ Tự Lập khi nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam đã phân
chia được 577 cá thể cảnh , nêu đặc trưng của 577 cá thể cảnh đó, và ông đưa ra
định nghĩa của riêng ông như sau: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể, được phân
hoá ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng, và một đai cao ở miền núi, có một
cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu
thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và một đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập
hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một

cấu trúc ngang đồng nhất”.
1.2.2. Nghiên cứu về biến đổi cảnh quan (biến động cảnh quan)
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm cũng như định nghĩa về biến đổi
cảnh quan (hay biến động cảnh quan), ở các khía cạnh khác nhau và phụ thuộc vào
nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên có hai cách hiểu thông dụng nhất
về biến đổi cảnh quan được sử dụng trong khoa học là Landscape change và
Landscape evolution (sự phát triển của cảnh quan).
a. Theo cách hiểu Landscape change thì:
- Biến đổi cảnh quan (landscape change) là sự thay đổi cấu trúc và chức năng
sinh thái theo thời gian. Các công trình nghiên cứu này không chỉ xác định cảnh
quan trong quá khứ, hiện tại mà còn sự đoán cho tương lai nhằm mục đích nghiên
cứu và quản lý cảnh quan.
- Biến đổi cảnh quan xuất hiện do các quyết định của con người, điều này đã
tác động trở lại chính sách và quá trình tự phát triển của cảnh quan.
- Biến đổi cảnh quan là sự xuất hiện các thuộc tính mới hoặc mất đi các
thuộc tính cũ dưới tác động bên ngoài hoặc bởi quá trình tự phát triển của cảnh quan

14

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Khái niệm biến đổi cảnh quan quan tâm đến sự biến đổi của đầy đủ các hợp
phần trong cấu trúc đứng (bao gồm mẫu chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy
văn, lớp phủ thực vật hoặc lớp phủ sử dụng đất), hoặc những hợp phần dễ bị biến
đổi (ví dụ như các hợp phần địa hình, thổ nhưỡng và thực vật đối với cảnh quan ven

biển, các hợp phần thổ nhưỡng và thảm thực vật đối với cảnh quan miền núi). Cảnh
quan bị biến đổi đạt được cấu trúc mới hoặc mất đi cấu trúc cũ dưới ảnh hưởng của
các yếu tố ngoại sinh và sự phát triển nội tại.
b. Theo cách hiểu Landscape evolution thì:
Có thể hiểu, biến động cảnh quan đó là sự phát triển của cảnh quan. Những
đại biểu cảnh quan học Nga đầu tiên đã xem cảnh quan là một hệ thống vật chất
phức tạp ở trạng thái phát triển không ngừng. Tại Liên Xô cũ, L.S.Becgơ là một
trong những người đầu tiên đặt vấn đề về các dạng phát triển của các cảnh quan.
Ông phân biệt hai kiểu biến động trong cảnh quan là thuận nghịch và không thuận
nghịch. Trong các nhận xét của mình, Ông đã cho rằng nguyên nhân biến động cảnh
quan có thể do những nhân tố bên ngoài cũng như bên trong cảnh quan. Hiện nay,
các nghiên cứu về biến đổi cảnh quan cũng đã dùng thuật ngữ sự phát triển của cảnh
quan để mô tả quá trình cảnh quan bị biến đổi. Theo Paul Hancock và Brian
J.Skinner (2000) thì thuật ngữ “sự phát triển cảnh quan” được dùng để mô tả cách
thức cảnh quan phát triển và thay đổi theo thời gian.
Hiện nay, các nghiên cứu về biến đổi cảnh quan cũng đã dùng thuật ngữ sự
phát triển của cảnh quan để mô tả quá trình cảnh quan bị biến đổi. Theo Paul
Hancock và Brian J.Skinner (2000) thì thuật ngữ “sự phát triển cảnh quan” được
dùng để mô tả cách thức cảnh quan phát triển và thay đổi theo thời gian.
Với mục đích tập trung nghiên cứu ở khu vực ven biển huyện Tiền Hải, trong
luận văn học viên nghiên cứu sự biến đổi cảnh quan được quan niệm là sự thay đổi
cấu trúc cảnh quan (diện tích, sự phân bố các dạng cảnh quan) và chức năng của
cảnh quan bởi các nhân tố tự nhiên và xã hội tác động đến sự hình thành và phát
triển cảnh quan trong quá khứ và hiện tại. Nghiên cứu biến đổi cảnh quan không chỉ
xác định cảnh quan trong quá khứ, hiện tại mà còn dự đoán cho tương lai nhằm mục
đích nghiên cứu và sử dụng hợp lý cảnh quan khu vực nghiên cứu.

15

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải



ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Biến động của hệ sinh thái ven biển huyện Tiền Hải kéo theo là sự biến đổi
của các thành phần cấu trúc, sau là các mối quan hệ giữa các loài, giữa quần xã sinh
vật với môi trường. Trong điều kiện thực hiện luận văn, học viên không có đủ dữ
liệu qua các mốc thời gian để phân tích sự biến động của các thành phần các loài
trong hệ sinh thái mà trên cơ sở nghiên cứu biến động cảnh quan để chỉ ra sự biến
động các hệ sinh thái được hình thành trên các cảnh quan đặc thù, song cũng mới
dừng ở mức biến động về không gian phân bố và diện tích của chúng.
1.2.3. Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường
Cơ sở khoa học quan trọng của việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của
tự nhiên, các điều kiện môi trường – sinh thái lãnh thổ. Sử dụng các kết quả nghiên
cứu cảnh quan và nhất là bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau sẽ cho một
phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự
nhiên mỗi vùng
Nội dung nghiên cứu cảnh quan ngày càng đa dạng và chuyên sâu, kết quả
nghiên cứu ngày càng phục vụ nhiều mục đích khác nhau của cuộc sống. Cảnh quan
học đã vận dụng những tri thức địa lý chung để nghiên cứu lãnh thổ cụ thể.
Trong quá trình phân tích cảnh quan, miêu tả đặc điểm của từng đơn vị trong
hệ thống phân loại các tổng hợp thể tự nhiên, đã làm sáng tỏ không chỉ các đặc
điểm chung, các đặc điểm riêng của các cảnh quan đó, mà còn một cách định tính
làm rõ những đặc điểm chức năng của chúng. Trên cơ sở nắm bắt hiểu biết một
cách hệ thống, có quy luật các đặc điểm đặc trưng tự nhiên, qua nghiên cứu các đơn
vị cảnh quan, các quy luật phân hóa chúng theo không gian mỗi vùng và đặc biệt

động lực phát triển của chúng theo thời gian,, trong đó có tính đến những tác động
cả chủ quan và khách quan của các quá trình tự nhiên, cũng như của con người, sẽ
có thể hoạch định đươc một chiển lược lâu dài, tương đối phù hợp và với hiệu quả
cao nhất của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời bố
trí hợp lý nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất theo lãnh
thổ [5].

16

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


ThS. Nguyễn Thị Duyên

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Những năm gần đây, vấn đề “môi trường sống dựa trên các nguyên tắc sinh
thái và CQ địa lý” góp phần tạo nên hướng NCCQ mới - hướng sinh thái CQ,
nhưng nó ít có tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực lý thuyết. Việc sinh thái hoá CQ là sử
dụng phương pháp nghiên cứu HST trong NCCQ, coi mỗi đơn vị CQ là một HST.
Nghiên cứu thể tổng hợp ĐLTN hay hệ địa - sinh thái, nhằm nhấn mạnh vai trò của
giới hữu sinh trong tổng thể. Tiếp cận hệ thống đối với hệ địa - sinh thái (hệ thống
động lực hở tự điều chỉnh) đồng nghĩa với việc nghiên cứu các thành phần, các mối
quan hệ tương hỗ giữa chúng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật và sản xuất đã tác động
đến nhu cầu càng cao của con người về khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội từ đó có những tác động đến tài nguyên môi trường ngày càng mạnh.
Con người khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức, vượt quá khả năng tự
điều chỉnh và phục hồi của nó. Hậu quả là đã và đang làm cạn kiệt nhiều loại tài
nguyên, suy thoái môi trường tự nhiên, đe doạ cuộc sống con người, hệ sinh thái

suy giảm...
Trước thực tế đó, yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên là vấn đề
có ý nghĩa rất lớn. Sử dụng hợp lí tài nguyên là sử dụng đúng mục đích, không lãng
phí, đem lại hiệu quả cao, gắn với bảo tồn và quản lí hiệu quả tài nguyên, hạn chế
tình trạng cạn kiệt nhanh chóng các dạng tài nguyên không phục hồi. Như vậy, sử
dụng hợp lí tài nguyên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài
nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các
thế hệ mai sau.
Sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT theo các đơn vị CQ được hiểu là việc bố
trí hợp lí các ngành sản xuất sao cho tận dụng mọi lợi thế của TN, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, không gây tổn thất tài nguyên, ô nhiễm môi trường, bảo vệ, và cải tạo
cảnh quan. Vì thế vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường là mục tiêu cuối cùng trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, thể hiện ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc của vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu cảnh quan học chính là cơ sở
chính xác và tin cậy để lựa chọn các phương án tổ chức không gian phát triển hiệu

17

GVHD: GS.TSKH Phạm Hoàng Hải


×