Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vai trò của nhà nước trong nền Kinh tế thị trường_Lịch sử các Học thuyết Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.2 KB, 16 trang )

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay đã trải qua nhiều hình
thái kinh tế xã hội khác nhau, đó là các hình thái: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Mỗi hình thái kinh tế xã
hội ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có tính hợp lý riêng của nó, vì vậy nó
đem lại được nhiều thành công vượt trội, song nó cũng chưa thật được hoàn thiện
cũng như chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ chế quản lý, điều hành kinh
tế một cách phù hợp nhất.
Chúng ta hiện đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nền kinh tế thị
trường. Vì thế không có nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà
không có sự quản lý của Nhà nước, chỉ là mức độ và phạm vi ảnh hưởng có sự khác
nhau giữa các quốc gia. Bởi bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường
đem lại như: năng suất lao động tăng nhanh, công nghệ sản xuất không ngừng được
cải tiến, hàng hoá sản xuất ra có chất lượng cao hơn trước, thu nhập quốc dân
tăng.... thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như:
lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn xã hội,... Thực tế đã cho thấy, khi để nền
kinh tế vận động theo cơ chế thị trường không có sự quản lý của Nhà nước thì nền
kinh tế đó không những không đạt được những mục tiêu kinh tế đã đề ra mà còn
khiến nó bị đẩy lùi, điển hình là cuộc khủng hoảng 1929-1933. Song nếu có sự can
thiệp của Nhà nước và có chiến lược đúng đắn thì nó lại là động cơ thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế.
Do đó cần có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để đảm bảo nền kinh
tế có sự phát triển hiệu quả, công bằng và ổn định. Để hiểu rõ hơn về cơ chế tổ
chức, quản lý kinh tế của nhà nước qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, em
1


quyết định chọn đề tài: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường để
nghiên cứu. Mặc dù có sự hướng dẫn tận tình của thầy cùng với sự cố gắng của cá
nhân nhưng do lượng kiến thức còn hạn chế nên khó tránh sai sót, mong thầy có thể
góp ý để em hoàn thiện bài luận cá nhân của mình được tốt hơn..


2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Nhà nước
Nhà nước là gì? Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một
bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và
bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Đặc trưng của Nhà nước:
-

Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có bộ máy

-

chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội.
Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với công dân.
Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc.
Vai trò kinh tế của nhà nước:

-

Thiết lập khuôn khổ pháp luật.
Sửa chữa những khuyết tật của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả.
Đảm bảo sự công bằng xã hội (thuế, phúc lợi,…).
Ổn định kinh tế vĩ mô (ổn định tổng cung, tổng cầu, việc làm, tiền tệ,…).
2.2 Kinh tế thị trường (KTTT)
KTTT là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, là một hình thức tổ

chức sản xuất xã hội hiệu quả nhất, phù hợp nhất với trình độ phát triển của xã hội.
Đặc điểm chính của KTTT:


2


- Các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao. Mỗi chủ thể kinh tế là một thành phần của
nền kinh tế có quan hệ độc lập với nhau, mỗi chủ thể tự quyết định lấy hoạt động
của mình.
- Tính phong phú của hàng hóa. Do các chủ thể kinh tế đều tự quyết định lấy hoạt
động của mình nên bất cứ hàng hoá nào có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất. Mà
nhu cầu của con người thì vô cùng phong phú, điều này tạo nên sự phong phú của
hàng hoá trong nền KTTT .
- Cạnh tranh là tất yếu trong KTTT. Hàng hoá nào có nhu cầu lớn thì sẽ có nhiều
người sản xuất. Khi có quá nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng thì sự cạnh
tranh là tất yếu.
- KTTT là một hệ thống kinh tế mở, trong đó có sự giao lưu rộng rãi không chỉ
trong thị trường một nước mà giữa các thị trường với nhau.
- Giá cả hình thành ngay trên thị trường. Không một chủ thể kinh tế nào quyết định
được giá cả. Giá của một mặt hàng được quyết định bởi cung và cầu của thị trường.
Nền KTTT có thể tự hoạt động được là nhờ vào sự điều tiết của cơ chế thị
trường. Đó là các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung
cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh…tác động, phối hợp hoạt động của toàn bộ thị
trường thành một hệ thống thống nhất.
2.3 Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường
2.3.1 Ưu điểm
KTTT thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa
các nhà sản xuất. Người tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu cũng như đáp ứng được
đầy đủ mọi chủng loại hàng hoá và dịch vụ.

3



Phân công lao động ngày càng cao. Mở rộng quan hệ nhiều loại thị trường từ
thị trường địa phương, thị trường dân tộc và khu vực, thi trường quốc tế.
Tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát
triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản
lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở
nước mình.
2.3.2 Nhược điểm
KTTT phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển,
lúc đó vai trò của kinh tế nhà nước bị giảm sút và chịu sức ép mạnh mẽ tư các thành
phần kinh tế khác.
Trong nền KTTT có sự cạnh trạnh gay gắt giữa các nhà sản xuất, các nhà
phân phối dẫn đến thất nghiệp tăng cao, phúc lợi xã hội bị giảm sút.
Nền KTTT do các nhà sản xuất hàng hoá dịch vụ chạy theo lợi nhuận gây ra
hậu quả về môi trường sinh thái làm giảm tốc độ tăng trưởng bền vững của quốc
gia. Song song đó là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội.
3 PHÂN TÍCH
3.1 Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu, khách quan
Trong sự phát triển của xã hội loài người đã từng có giai đoạn không có sự tồn
tại của nhà nước. Đó là giai đoạn xã hội nguyên thủy, con người sống và lao động
cùng nhau để cùng thụ hưởng thành quả lao động. Sống trong tập thể, họ ứng xử với
nhau theo nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy là cộng đồng, công bằng và bình
đẳng. Họ phải làm chung, ăn chung và ở chung với nhau, bởi ở thời kỳ này trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, thức ăn họ kiếm được không nhiều

4


cũng không đều đặn, bắt buộc họ phải cùng hợp tác để kiếm sống. Xã hội không có
của cải dư thừa, mọi thứ phải được chia đều và không có sự riêng biệt. Mọi người

đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không có sự phân biệt người
giàu, người nghèo, không có sự phân chia giai cấp hay đấu tranh giai cấp. Nền kinh
tế bấy giờ hoàn toàn là nền kinh tế tự nhiên và mang tính chất tự cấp, tự túc.
Sản xuất phát triển, của cải dư thừa là căn cơ dẫn đến sự phân hóa xã hội. Một
số người đã lợi dụng địa vị trong cộng đồng của mình để chiếm đoạt tài sản chung
của xã hội và biến chúng thành tài sản cá nhân. Chính vì lý do đó mà chế độ tư hữu
xuất hiện, nó làm phá vỡ các mối quan hệ cộng đồng và nguyên tắc vàng của xã hội
cũng không còn tồn tại. Chế độ tư hữu càng phát triển thì sự phân hóa xã hội ngày
càng sâu sắc, từ đó hình thành nên hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp
mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống trong thị tộc, chế độ thị tộc cũng không còn
trụ vững được nữa và diệt vong là đều tất yếu.
Khi một tổ chức diệt vong thì đòi hỏi phải có một tổ chức mới hình thành, có
đủ khả năng giải quyết được các mâu thuẫn xã hội đã tồn tại và duy trì xã hội tồn tại
trong một trật tự nhất định sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Tổ
chức đó chính là nhà nước. Vì vậy, nhà nước xuất hiện như là một tất yếu, khách
quan của xã hội. Đồng thời, nhà nước cũng chính là công cụ để bảo vệ lợi ích cho
giai cấp thống trị.
3.2 Vai trò của nhà nước qua các thời kì phát triển của xã hội
Chúng ta có thể thấy rằng: nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp.
Trong lịch sử phát triển của xã hội, các nhà nước đã sử dụng nhiều phương thức
khác nhau để nắm giữ nền kinh tế nhằm phục vụ chức năng quản lý của mình. Tuy
nhiên không phải nhà nước nào cũng nắm giữ nền kinh tế vì lợi ích cá nhân, mà
5


trong một số trường hợp nó còn phục vụ lợi ích chung cho nhiều tầng lớp khác
trong xã hội.
Ở chế độ Chiếm hữu nô lệ, Nhà nước chủ nô (kiểu nhà nước đầu tiên của lịch
sử) đã dùng quyền lực chính trị của mình để đàn áp và thống trị nô lệ. Họ can thiệp
vào quá trình phân phối của cải vật chất xã hội và lợi dụng cái mác phân phối ấy để

chiếm đoạt số của cải đó cho riêng mình bằng bạo lực.
Đến chế độ Phong kiến, nhà nước Phong kiến không chỉ can thiệp vào quá
trình phân phối của cải mà còn đứng ta tập hợp lực lượng lao động xây dựng kết cấu
hạ tầng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích lưu thông buôn bán. Đồng
thời đề ra nhiều chính sách ruộng đất phù hợp vớii từng giai đoạn; song không phải
chích sách nào cũng là phù hợp, có chính sách mang lại lợi ích cho toàn xã hội, có
chính sách lại mang đậm tính cá nhân của một cá nhân hay tầng lớp.
Bước sang những năm đầu của chế độ Tư bản chủ nghĩa (TBCN), chúng ta
thấy được sự phát triển vũ bão của chủ nghĩa trọng thương ở châu Âu, họ đề cao vai
trò của nhà nước. Bởi quá trình tích lũy tư bản ở đây được thực hiện trong một nền
kinh tế phát triển, đòi hỏi giai cấp tư sản cần có sự giúp đỡ của nhà nước để quá
trình tích lũy tư bản được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối
với chính sách tiền tệ, nhà nước không cho tiền trong nước đi ra ngoài, đồng thời
bắt buộc các thương nhân không được phép mang tiền ra khỏi quốc gia. Đối với
chính sách ngoại thương, họ dùng hàng rào thuế quan để kìm hãm sự phát triển của
thương mại tự do, đánh thuế cao hàng nhập khẩu và đánh thuế thấp vào hàng xuất
khẩu. Nhờ các chính sách đó mà các nước tư bản đã tích lũy được một lượng tiền tệ
và của cải đáng kể cho quốc gia.

6


Đến đầu thế kỷ VIII, các nhà tư sản bắt đầu tập trung vào phát triển sản xuất,
họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; nhờ vậy mà
nền kinh tế ở đây phát triển nhanh như diều gặp gió. Chính vì sự phát triển nhanh
chóng đó mà tự do cạnh tranh trở thành đòi hỏi cấp thiết lúc bấy giờ. Hàng loạt các
nhà kinh tế học cổ điển đã lên tiếng ủng hộ quan điểm này. Tiêu biểu là A.Smith
(cha đẻ của kinh tế học TBCN) đã đưa ra các lập luận ủng hộ tự do thương mại như
thuyết “bàn tay vô hình”,... Ông tán thành việc loại bỏ hầu hết các loại thế quan,
thậm chí có đoạn ông viết với sự thông cảm dành cho buôn lậu. A Smith chỉ trích

mạnh mẽ các chính sách của châu Âu thế kỷ VIII khi người lao động phải có được
sự cho phép của chính phủ để di chuyển từ thị trấn này đến thị trấn nọ, thậm chí
trong một địa hạt. Ông cũng phản đối gay gắt các nổ lực của nhà nước trong việc
điều chỉnh và tăng mức lương nhân tạo. Ông viết “bất kỳ khi nào luật pháp cố gắng
điều chỉnh lương của người lao động thì nó thường được điều chỉnh giảm xuống
hơn là điều chỉnh tăng lên”. Như mọi công dân khác, ông mong muốn có được mức
lương cao, nhưng ông muốn nó phải đến thông qua sự vận động tự nhiên của thị
trường lao động, chứ không phải từ các sắc lệnh của chính phủ. Ông cho rằng, nhà
nước chỉ nên thực hiện chức năng nguyên thủy của mình là lập pháp, hành pháp,
bảo vệ an ninh quốc gia và không nên can thiệp vào nền kinh tế. Theo ông, việc tổ
chức nền kinh tế hàng hóa cần phải thực hiện theo nguyên tắc tự do. Quá trình phát
triển của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan của tự nhiên chi phối, thị
trường vận động theo quan hệ cung cầu và sự biến đổi của giá cả. Có nghĩa là, bàn
tay vô hình sẽ tự điều chỉnh một cách linh hoạt theo quy luật khách quan của thị
trường mà không cần sự can thiệp của nhà nước. Việc đề cao “bàn tay vô hình” và
xem nhẹ “bàn tay nhà nước” đã được thực hiện ở các nước TBCN trong giai đoạn tự
7


do cạnh tranh cũng đã đem lại sự tăng trưởng nhất định cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
thị trường tự do không có sự can thiệp của nhà nước này ngày càng lộ rõ những
khuyết điểm như: cạnh tranh độc quyền, ô nhiễm môi trường, hoạt động kinh tế
chồng chéo và đặc biệt hơn hết là cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu (19291933). Điều này đã chứng minh “bàn tay vô hình” không thể đảm bảo cho những
nền kinh tế thị trường phát triển một cách ổn định. Mặt khác, khi trình độ phát triển
của xã hội ngày càng cao thì đòi hỏi bức bách lúc bấy giờ là sự can thiệp của nhà
nước vào nền kinh tế.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi tình trạng khủng hoảng kinh tế cứ xảy
ra liên tục thì quan điểm “bàn tay nhà nước” của Keyness ra đời. Lý thuyết của
Kyness là lý thuyết trọng cầu, ông đề cao vai trò của tiêu dùng trong việc trao đổi
và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu mà các nhà kinh tế học cần giải quyết. Ông cho

rằng đẩy mạnh sản xuất sẽ làm cho thu nhập tăng lên, đồng thời làm tăng tiêu dùng.
Song, xu hướng tiêu dùng luôn có giới hạn, do đó mức độ tăng trưởng của nó chậm
hơn thu nhập dẫn đến cầu giảm xuống. Cầu tiêu dùng giảm khiến cho giá cả hàng
hóa giảm theo, các doanh nghiệp không kiếm được lợi khi tiếp tục đầu tư, do đó các
doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho nền kinh
tế bị trì trệ, khủng hoảng và suy thoái. Đồng thời kéo theo đó là những khuyết tật xã
hội vô cùng nguy hiểm như lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội,....Theo ông, để hạn
chế và ngăn chặn điều này thì cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Bằng những chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô phù hợp, nhà nước có thể điều tiết
được nền kinh tế, hạn chế hết mức có thể những biến động của thị trường, đồng thời
trực tiếp phát triển được các doanh nghiệp nhà nước. Kyness đã đánh giá cao vai trò
của nhà nước mà bỏ qua vai trò của bàn tay vô hình và cân bằng tổng quát trong nền
8


kinh tế. Mặc khác, khi áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn thì nền kinh tế vẫn lâm
vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái. Điều này đã làm cho làn sóng phản đối lý
thuyết của Kyness tăng lên mạnh mẽ và quan điểm “kinh tế hỗn hợp” của Sanuelson
ra đời.
Sanuelson chủ trương: Để phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô
hình” của A. Smith và “bàn tay nhà nước” của Keyness, nghĩa là kết hợp cơ chế thị
trường với cơ chế điều tiết của nhà nước. Thiếu một trong hai điều này thì nền kinh
tế vận hành y như thể vỗ tay bằng một bàn tay. Samuelson đã mô tả bức tranh về giá
cả thị trường để khẳng định hệ thống thị trường dựa vào cung và cầu trong việc giải
quyết ba vấn đề của kinh tế. Từ những phân tích trên, Samuelson cho rằng cơ chế
thị trường là một trật tự kinh tế chứ không phải là sự hỗn độn. Đó là hệ thống hoạt
động “kỳ diệu” không cần sự cưỡng chế hay sự hướng dẫn của bất kỳ ai. Ông đánh
giá cao học thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith là đã phát hiện ra vai trò của nền
kinh tế thị trường cạnh tranh, làm nổi bật sự hoà hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
cộng đồng. Song, ông cũng chỉ ra những hạn chế thực tế của học thuyết này. Đó là

những khuyết tật do thị trường sinh ra và tự nó không thể giải quyết đc. Mặc dù cơ
chế thị trường có vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối hàng hoá, nhưng
những khuyết tật của nó nhiều khi lại dẫn đến kết cục kinh tế kém hiệu quả. Vì vậy
nhà nước có thể tham gia sửa chữa các khuyết tật đó. Tuy nhiên cũng như thị
trường, việc điều tiết của chính phủ cũng tồn tại nhiều khuyết tật. Hoạt động phân
phối lại thu nhập của chính phủ có thể thiếu tính công bằng và phi hiệu quả. Trên
thực tế cho thấy, nếu chỉ sử dụng “bàn tay vô hình” hay “bàn tay nhà nước” thì đều
không thể đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển lâu dài. Do đó cần phải

9


biết vận dụng phối hợp cả hai bàn tay một cách hài hòa và hợp lý để đảm bảo thực
hiện được các mục tiêu kinh tế một cách hiệu quả.
Qua các giai đoạn phân tích, đánh giá các quan điểm của các trường phái kinh
tế, chúng ta có thể thấy được tính chất thiết yếu của vai trò quản lý kinh tế vĩ mô
của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là cần thiết và không thể
chối bỏ được trong việc ngăn ngừa và khắc phục những khuyết tật của thị trường,
đồng thời giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả.
3.3 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là cần thiết và không thể
thiếu. Nó giúp thị trường phát triển theo hướng tích cực, đồng thời ngăn chặn, khắc
phục những khuyết tật mà cơ chế thị trường gây ra. Khi lực lượng sản xuất càng
phát triển, trình độ xã hội hóa ngày càng cao thì vai trò kinh tế của nhà nước ngày
càng được coi trọng và đòi hỏi mức độ đổi mới phải cao hơn.
Vai trò của nhà nước được thực hiện thông qua các chức năng cơ bản sau đây:
-

Nhà nước đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế
Định hướng chiến lược kinh tế đúng đắn có vai trò tiên quyết đối với sự phát


triển kinh tê của mỗi quốc gia; cũng có thể nói vận mệnh của nền kinh tế phụ thuộc
rất lớn vào sự định hướng của Nhà nước. Nếu Nhà nước đi chệch hướng thì dù
chúng ta có làm tốt đến đâu thì kết quả cũng chỉ là con số không, thậm chí còn tệ
hơn nữa. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải nắm bắt tốt các quy luật vận động và phát
triển của nền kinh tế. Đồng thời dự báo được các biến động có thể xảy ra, từ đó đưa
ra những ưu sách nhằm tác động, khống chế, điều tiết các sự việc không mong
muốn. Qua đó Nhà nước có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về con đường mà
chúng ta sẽ đi sao cho nó phù hợp với quy luật nhưng lại hạn chế những sự việc xấu
10


ở mức tối thiểu nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế. Măc khác. việc
định hướng các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế, nhà nước cũng thống nhất
các lợi ích khác nhau về cùng một lợi ích để cho ai khi thực hiện các lợi ích cá nhân
của minh cũng đều góp phần vào việc tạo ra các lợi ích của cộng đồng.
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật:

Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Ở đây Nhà
nước đề ra các quy tắc, trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả
bản thân Chính phủ đều phải tuân thủ. Nó bao gồm quy định về tài sản, các quy tắc
về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn
lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Về nhiều mặt,
các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra
ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Các luật lệ được đưa ra nhằm đáp ứng những giá
trị và quan điểm nhận được sự đồng tình rộng rãi của nhân dân về sự công bằng hơn
là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc.
Những khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới các ứng xử kinh tế của con
người. Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước điều chỉnh những mối quan hệ cơ
bản trong lĩnh vực kinh tê, tạo ra những hành lang pháp lý lành mạnh để các chủ thể

kinh tế vận hành và phát triển.
-

Điều phối, điều tiết:
Nhà nước cần sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt

động có hiệu quả bằng hình thức điều phối, điều tiết mọi hoạt động cũng như vật
chất một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện địa lý và môi trường sống để hạn chế
những sự lãng phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

11


Nhà nước tạo ra các điều kiện kinh tế cần thiết để thị trường tư nhân có thể
phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.
Tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có khả năng
loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và đồng thời có khả năng duy
trì giá trị tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát.
Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của
Nhà nước giúp điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và
tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính
sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua,
giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào
luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược
lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái
gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách
tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm
điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền.
Chính sách tiền tề để ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định
kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu

trách về tiền tệ sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu
này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp
vụ thị trường mở.
Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã
tăng cung ứng tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng
mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên. Điều đó có
nghĩa là kích cầu vì tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của
12


tổng cầu. Lãi suất thấp, đồng thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể
mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân. Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp
thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội" nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm
cung ứng tiền. Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có
xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại
sản lượng và việc làm.
-

Đảm bảo sự công bằng:
Mục đích của chức năng này là để vừa đảm bảo ổn định xã hội, vừa không làm

triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội. Để thực
hiện chức năng này, một mặt Nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi
người có cơ hội như nhau và đều được hưởng phần tương xứng với kết quả lao
động và phần đóng góp của mình. Mặt khác trong điều kiện hoạt động hoàn hảo
nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn phải thấy rằng sự phân hoá, bất bình
đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu. Một hệ thống thị trường có hiệu quả
vẫn có thể xảy ra sự bất bình đẳng lớn. Vì vậy Chính phủ cần thiết phải thông qua
những chính sách để phân phối lại thu nhập lớn hơn người nghèo mà điển hình là
giá điện loại hai. Bên cạnh đó còn phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp đỡ cho

người già, người tàn tật, người không nơi nương tựa….
-

Kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô:
Từ khi ra đời CNTB từng gặp những thăng trầm chu kỳ lạm phát (giá cả tăng)

và suy thoái (nạn thất nghiệp rất cao). Đôi khi những hiện tượng này rất dữ dội, như
thời kỳ siêu lạm phát ở Đức. Nhờ học thuyết của Keyness và những người theo học
thuyết ông mà chúng ta hiểu được làm thế nào để kiểm soát những thăng trầm của
chu kỳ kinh doanh. Nhà nước cần phải sử dụng quyền lực của mình một cách thận
13


trọng, gián tiếp thông qua luật pháp để kiểm soát nền kinh tế một cách có hiệu quả
nhằm ổn định nền kinh tế. Vì một nền kinh tế phát triển thì trước hết mức độ dao
động của nó phải thấp, đều và hiện có xu hướng phát triển.
4 KẾT LUẬN
Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ
mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp
của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của
thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng
chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của
kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ
mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường,
đồng thời kính thích sản xuât thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương
mại.
Đối với nước ta nền kinh tế còn kém phát triển, lạc hậu bị phân tán cùng với
đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém về kinh nghiệm thì vai trò quản lý của Nhà
nước lại càng quan trọng. Nhà nước đóng vai trò là kim chỉ nam cho thị trường phát
triển đúng hướng, phát triển theo đúng quỹ dạo đã định. Nhà nước với vai trò của

mình là thiết lập khuôn khổ pháp luật, điều phối, điều tiết, đảm bảo sự công bằng và
kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo quyền tự do tự chủ, công bằng xã
hội trong phân phối kinh tế và mở rộng phúc lợi xã hội hạn chế khủng hoảng dẫn
đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Việc quan trọng nhất của Nhà nước là ngay từ đầu
Nhà nước cần phải xác định đúng mục tiêu quản lý của mình, để từ đó đưa ra những
chính sách, chiến lược hợp lý thì mới thành công trong công cuộc đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế. Kinh tế thị trường mà cụ thể là cơ chế thị trường phải được thực
14


hiện từng bước không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn nếu không sẽ gây ra những
hậu quả khó lường.
Thị trường ở nước ta tuy đã được mở rộng song vẫn còn nhỏ bé và đang còn
mang tính lạc hậu so với thế giới. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có những ưu
sách nhằm mở rộng và cải tiến để có một thị trường lành mạnh hơn tốt đẹp hơn. Để
tránh hiện tượng các công ty nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước. Nhà
nước cần phải nhìn thấy được những lợi thế của mình để từ đó nâng cao dần vị trí
của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Với sự điều
tiết vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, chúng ta hy vọng rằng nó sẽ
khắc phục được những khuyết tật của cơ chế thị trường trên cơ sở đó phát huy
những thế mạnh của nó. Đồng thời tạo tiền đề đưa nền kinh tế phát triển nhanh
chóng, xã hội cũng trở nên công bằng, văn minh và hiện đại hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Mark skousen, 2015. Ba người khổng lồ trong kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản
2.
3.
4.
5.

chính trị quốc gia – Sự thật

/> /> /> />
15


Mục lục

16



×