ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ TƯỜNG VY
NHẬN THỨC VỀ CÁC VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH CỦA SINH VIÊN
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh 1999
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ TƯỜNG VY
NHẬN THỨC VỀ CÁC VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên nghành: Tâm lý học
Mã số
: 50602
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PTS: PHAN DIỆU TRANG
Thành phố Hồ Chí Minh 1999
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PTS - Phan Diệu Trang, người đã tận tình giúp đ ỡ em trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý kiến của các Thầy Cô giáo trong khoa Tâm lý Giáo dục của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô phòng nghiên cứu khoa học Thành Phố Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô giáo và các em sinh viên Trường Cao
Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... 3
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 4
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................... 6
2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 8
3. Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................................... 9
5. Giới hạn của đề tài nghiên cứu: ...................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 9
6.1. Phương pháp đọc sách và đề tài tham khảo .............................................................. 9
6.2. Phương pháp đi u tra bằng hệ thống Anket: .......................................................... 10
6.3. Phương pháp thực nghiệm : ................................................................................... 11
6.4. Phương pháp đàm thoại và quan sát:...................................................................... 11
6.5. Phương pháp toán thống kê ................................................................................... 11
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 13
Chương 1: Cơ sở lý luận .................................................................................................. 13
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................... 13
1.2. Một số vấn đề lý luận về giới tính và nhận thức giới tính: ...................................... 16
1.2.1.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên:........................................................... 16
1.2.2. Lý luận về các vấn đề nhận thức: .................................................................... 19
1.2.3. Lý luận về các vấn đề giới tính:....................................................................... 21
Chương 2: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh viên cao
đẳng sư phạm .................................................................................................................. 36
2.1. Vài nét về khái quát về khách thể: ......................................................................... 36
2.2. Kết quả khảo sát (đợt I) nhận thức của sinh viên về các vấn đề giới tính: ............... 37
2.2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về khái niệm, nguồn gốc và những
lệch lạc về giới tính: ................................................................................................. 37
2.2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về các giá trị trong các mối quan hệ giới tính: ...... 52
2.2.3. Kết quả nhận thức về sự ảnh hưởng của giới tín h đến vai trò, xu hư ớng nghề
nghiệp trong gia đình và xã hội: ................................................................................ 68
2.3. Kết quả khảo sát đợt II (Thực nghiệm) và so sánh giữa hai đợt điều tra: ................ 77
2.3.1. Phương pháp : ................................................................................................. 77
4
2.3.2. Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên về các vấn đề giới tính giữa 2 đợt điều
tra ............................................................................................................................. 79
2.4. Nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh viên sư phạm: ..................................... 89
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về các vấn đề giới tính: ...... 89
2.5.1. Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn giải: ...................... 89
2.5.2. Kết quả khảo sát về nguồn cung cấp kiến thức giới tính cho sinh viên: ............ 92
2.5.3. Kết quả kháo sát về sự quan tâm của sinh viên đối với các vấn đề giới tính : ... 94
2.5.4. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về giới tính của sinh
viên : ........................................................................................................................ 94
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................... 98
1. Kết luận: ...................................................................................................................... 98
2. Đề xuất một số biện pháp sử dụng góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về các vấn
đề giới tính: ................................................................................................................... 100
2.1. Phương hướng chung .......................................................................................... 100
2.2. Một số biện pháp cụ thể....................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 103
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 106
5
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Vấn đề giới tính, vân đề tình yêu, vấn đề quan hệ qua lại giữa nam và nữ là đề tài muôn
thưở. Ở mỗi một thời đại lịch sử đều đề ra một kiểu quan hệ giới tính giữa nam và nữ, bởi vì
những quan hệ này mang tính xã hội, được gắn liền với hệ tư tưởng, đạo đức.thẫm mỹ, tôn
giáo.... Cũng như văn hóa về nhân cách, văn hóa giới tính được hình thành trong quá trình
sống và là cơ sở, là tiền đề của cuộc sống gia đình vững chắc. Nam nữ càng hiểu biết về chức
năng , vai trò giới tính của mình bao nhiêu, họ càng hiểu biết sâu sắc về mọi vấn đề có liên
quan đến chức năng khác nhau của gia đình bao nhiêu, thì hôn nhân càng ổn định, bền chặt
bấy nhiêu.
Thế nhưng, thực tế cho thấy do thiếu hiểu biết về chức năng, vai trò giới tính trong gia
đình nên dẫn đến những cảnh gia đình bất hòa, phân công lao động không hợp lý, ngoại tình,
ghen tuông, mất hạnh phúc...Trong xã hội ngày nay, hiện tượng ly hôn đang có xu hướng
ngày càng tăng. Theo thống kê, tỷ lệ ly hôn chiếm 17% đến 20% so với kết hôn. Cụ thể, tính
trong cả nước năm 1984-1994 có 41356 vụ ly hôn.
Điều đáng quan tâm là ngày nay phần lớn các vụ ly hôn lại xây ra ở những cặp vợ
chồng trẻ. Có những vụ ly hôn xẩy ra ng ay trong năm đ ầu tiên sau k h i cưới, thậm ch í có
những cặp vợ chồng chỉ chung sông với nhau được vỏn vẹn có vài tuần hoặc vài tháng mà
thôi. Nhiều cản h gia đìn h mất hạn h phúc, ly hôn ., g ây tan v ỡ đ au khổ cho con cái diễn ra
trước mắt. Những giá trị tốt đẹp của gia đình dần bị suy thoái...
Tất nhiên, đó là những hiện tượng không hay cả về mặt tinh thần, đạo đức, lẫn mặt vật
chất. Không phải ngẫu nhiên mà tuổi thọ của những người ở trong tình trạng ly hôn lại thấp
hơn các chỉ số trung bình, còn tỷ lệ mắc bệnh tử vong lại cao hơn. ở số họ, người bị rối loạn
tâm thần, bị nghiện rượu, thất nghiệp, sa vào ma tuy....Những đứa trẻ trong gia đình tan v ỡ
thường không được sống và giáo dục trong điều kiện bình thư ờng, chúng hay bị các chấn
thương tâm lý, k ể cả bệnh tâm thần. Nói chung quy lại, gia đình tan v ỡ gây tổn thất lớn cho
cá nhân, thân quyến và xã hội.
Một hiện trạng khác đáng quan tâm là hiện tượng sinh sản ở tuổi vị thành niên. Tính
tổng số ca phá thai trong cả nước năm 1991 Có 1294835 ca, năm 1993 có 1374787 ca. Năm
1995 có 1433693 ca. Theo giáo sư Ph
ạm Gia Đức (bệnh viện Hùng Vương) mỗi năm có
56000 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Tính đến 21 tuổi có 18,36% trường hợp phá thai
6
không hôn thú. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của trung t âm bảo vệ sức khỏe bà
mẹ trẻ em- kế hoạch hóa gia đình, năm 1996 có 142884 ca nạo phá thai trong đó có 1423 ca
dưới 18 tuổi.
Hiện nay, việc có thai ngoài ý muốn cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại.
Ngày càng nhiều các bà mẹ trẻ khoảng từ 16 - 17 tuổi, thậm chí có những bà mẹ mới chỉ 13
tuổi. Chưa hết, bên cạnh đó còn là các vấn đề như nạo, phá thai hay đẻ non Kovack. Có
những em gái mẹ dắt vào bệnh viện còn rất ngây ngô, vẫn không biết phải "chữa bệnh" như
thế nào?. Tất cả các tệ nạn trên phản ánh sâu sắc sự thiếu hiểu biết về văn hóa giới tính. Vô
hình dung các emđã tự hủy hoại đến sức khỏe, đến tương lai của chính mình. Càng làm cho
gia đình và xã hội lo ngại về những vấn đề tăng dân số quá nhanh.
Trên thế giới, sự bùng nổ dân số đang ở mức trầm trọng. Thời gian để dân số tăng lên 1
tỷ người ngày càng bị rút ngắn :
Từ 1 tỷ người lên 2 tỷ người mất 80 năm (1850-1930)
Từ 2 tỷ người lên 3 tỷ người mất 30 năm (1930-1960)
Từ 3 tỷ người lên 4 tỷ người mất 15 năm (1960-1975)
Từ 4 tỷ người lên 5 tỷ người mất 12 năm (1975-1987)
Dự đoán đến năm 1998 là 6 tỷ, năm 2005 là 8 tỷ người.
Ở Việt Nam, dân số cũng tăng rất nhanh. Theo thống kê, một ngày có khoảng 4000 trẻ
em ra đời (bằng dân số một xã), một tháng có 2 vạn trẻ ra đời (bằng dân số một huyện), một
năm có 1,5 triệu trẻ em ra đời (bằng dân số một tỉnh). Tình trạng dân số tăng nhanh kéo theo
các vấn đề nghiêm trọng khác như chiến tranh, ô nhiễm môi trường..., đặc biệt ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sông của mỗi gia đình, cá nhân...
Tất cả những tệ nạn trên do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguồn gốc sâu xa vẫn là
thiếu hiểu biết hoặc hiểu lệch lạc các kiến thức liên quan đến việc sinh sản, kế hoạch hóa gia
đình, đến vai trò, chức năng, cách hành xử trong giao tiếp giới tính....Một thời gian dài do
quan niệm và phong tục tập quán lạc hậu, cấm kỵ con người, chê bai con người trong việc tìm
hiểu, trao đổi các vấn đề sinh lý giới tính...
Trong gia đình, do quan niệm sai lầm nên phụ huynh tránh dạy cho con các vấn đề giới
tính. Mặt khác, chính hiểu biết của họ vẫn còn hạn chế nên không biết cách dạy con. Nhiều
gia đình quá chiều con, để con muốn làm gì thì làm như ăn diện, nhảy nhót...Lại có những gia
đình quá khắt khe, đưa ra nhiều cấm đoán vô lý....Đặc biệt là cha mẹ không gương mẫu,
7
không xử xự đúng với vai trò, chức năng giới tính của mình, hay có cảnh xô xát, mắng nhiếc,
ngoại tình, gây ảnh hưởng sâu sắc đến đứa con.
Về phía nhà trường cũng rất e ngại, lãng tránh vấn đề giáo dục giới tính. Học sinh rất
khao khát tìm hiểu về các vấn đề tình bạn, tình yêu, về sự dậy thì ... nhưng rất sợ hỏi thầy cô.
Thậm chí, chính bản thân giáo viên cũng thiếu hiểu biết đầy đủ, hệ thống và thường không
được đào tạo về lĩnh vực này. Do vậy khi trả lời cho học sinh thường qua quýt, chiếu lệ càng
gây tò mò, thắc mắc ở học sinh.
Cũng chính vì thế mà nhà nước ta và nhiều nhà khoa học quan tâm chú ý đến việc đưa
GDGT vào nhà trường phổ thông. Trong đó, đề án VIE 88/P09 đã được nghiến cứu một cách
khoa học với quy mô lớn. Đề án đã xây dựng chương trình sách giáo khoa GIÁO DỤC ĐỜI
SỐNG GIA ĐÌNH dạy cho các khối lớp 9,10,11,12. Ngoài ra, giáo trình GDGT dành cho học
viên cao học của PGS - PTS Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Thị Đoan đã được xuất bản năm
1996.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học thì tuyệt đại đa số người được hỏi
đã chấp nhận việc đưa GDGT vào nhà trường. Lực lượng chủ yếu sẽ đảm đương sứ mệnh này
trong những năm sau này phải kể đến các sinh viên đang học ở Cao Đẳng Sư Phạm, Đại Học
Sư Phạm.
Để việc GDGT ở các trường Cao Đẳng Sư Phạm đạt hiệu quả, cần phải nắm rõ mức độ
hiểu biết về các vấn đề giới tính của sinh viên, từ đó có các tác động phù hợp nhất, hướng dẫn
sinh viên đi vào con đường phát triển giới tính đúng đắn. Chuẩn bị cho họ thành những thầy
giáo, cô giáo có hiểu biết toàn diện để truyền cho học sinh những trí thức đúng, đầy đủ về các
vấn đề giới tính. Và quan trọng hơn là chuẩn bị cho sinh viên sau này làm vợ, làm chồng, làm
cha, làm mẹ, hưởng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
chính sách dân số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kết quả nghiên cứu của đề tài "Nhận thức về vấn đề giới tính của sinh viên Cao Đẳng
Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh " sẽ góp phần nhỏ vào việc cung cấp cơ sở thực tiễn cho
việc đưa GDGT và GDDS vào trường Cao Đẳng Sư Phạm nói chung và trường Cao Đẳng Sư
Phạm TPHCM nói riêng.
2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu :
8
Đề tài được nghiên cứu trên 304 sinh viên thuộc 2 khối lớp 1, 2 của các khoa Văn,
Toán, Anh của trường Cao Đẳng Sư Phạm TPHCM.
Đối tượng nghiên cứu :
Nhận thức của sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm TPHCM về các vấn đề giới tính.
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Chúng tôi giả định rằng :
Nhận thức về giới tính của sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm còn ở mức độ chưa caomức độ cảm tính.
Có nhiều yếu tố tâm sinh lý ảnh hưởng tới nh ận thức về các vấn đề giới tính của
sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về giới tính.
Khảo sát thực trạng nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh viên Cao Đẳng Sư
Phạm TPHCM và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đ ó củ a sin h viên Cao
Đẳng Sư Phạm TPHCM
Đề xuất một số ý kiến hổ trợ cho việc GDGT cho sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm.
5. Giới hạn của đề tài nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng nhận thức về các vấn đề giới tính chủ yếu ở 2 cấp nhận thức
đúng sai, nhận th ức biểu hiện qua thái độ, hành vi của 304 sinh viên khối 1,2 ở 3
khoa Văn, Toán, Anh trường CĐSPTPHCM
Phân tích một số đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên có ảnh hưởng đến nhận thức về
các vấn đề giới tính.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp đọc sách và đề tài tham khảo
Đọc sách tham khảo tài liệu và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực, liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
9
6.2. Phương pháp đi u tra bằng hệ thống Anket:
Yêu cầu của hệ thống bảng Anket:
- Bảng Anket được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ ban đầu và tham khảo tài
liệu, trao đổi học sinh với giáo viên.
- Nội dung cấu trúc của bảng Anket dựa vào cơ sở lý luận trình bày ở chương I phần
thứ hai.
Bảng Anket được chia thành 3 phần chính :
+ Phần I : Gồm những Item điều tra nhận thức về khái niệm giới tính, nguồn gốc giới
tính và những lệch lạc về giới tính.
+ Phần II : Gồm những Item điều tra nhận thức về các giá trị đạo đức trong những môi
quan hệ giới tính.
+ Phần III : gồm những Item điều tra nhận thức về vai trò của giới tính trong gia đình,
ngoài xã hội.
Ngoài ra còn có câu hỏi phụ nhằm hiểu rõ thêm các vấn đề có liêu quan.
- Các phần trong bảng Anket đều có liên quan với nhau.
Trong phần này có những câu có thể cung cấp thông tin hoặc kiểm tra lại những câu trả
lời kia. Trong một câu có những ý trái ngược nhau để kiểm tra kết quả trả lời cho chính xác,
đúng đắn hay không, hoặc để tìm hiểu sâu hơn trong nhận thức về giới tính của khách thể
nghiên cứu.
- Trên cơ sở lý luận nhận thức được biểu hiện qua thái độ và thể hiện ở hành vi , nên
trong Anket này có những câu hỏi nghiên về thái độ, hành vi, nhằm mục đích kiểm tra nhận
thức, hay để hiểu sâu hơn nhận thức của khách thể.
- Chúng tôi dùng nhiều dạng câu hỏi khác nhau như câu hỏi lựa chọn, cho điểm, câu hỏi
kín và câu hỏi mở
Cách tiến hành :
- Tiến hàn h điều tra trên mẫu 3 0 4 sin h v iên ở khối 1 và khối 2 các khoa Văn, An h,
Toán của trường CĐSPTPHCM.
- Được chia làm 2 đợt
+ Đợt 1 : Thăm dò thử trên mẫu nhỏ
10
+ Đợt 2 : Điều tra trên 304 sinh viên mẫu nói trên bằng hệ thống bảng Anket (vào tháng
3/1998).
6.3. Phương pháp thực nghiệm :
Tiến hành như sau
- Bước 1 : Đo nhận thức ban đầu về giới tính của sinh viên thông qua bảng Anket và xử
lý kết quả.
- Bước 2 : Tác động vào nhận thức của 30 sinh viên bằng 2 buổi nói chuyện về giới
tính, thảo luận nhóm về các kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Bước 3 : Đo lại nhận thức của sinh viên. Xử lý kết quả và so sánh với kết quả nhận
thức ban đầu.
6.4. Phương pháp đàm thoại và quan sát:
- Quan sát các ạt
ho độ ng của sinh viên để t ìm hiểu t hái
độ, sự quan t âm,
sự nhiệt t ình, mộ t số biểu hiện về giớ i t ính của sinh viên nam nữ t hô ng qua
các hoạt độ ng vu i chơi, họ c t ập, và qua cách cư xử giữa các em với nhau.
- Tiếp cận với g iáo viên, sinh viên t hông qua các buổ i t hảo luận, nó i
chu yện.
6.5. Phương pháp toán thống kê
Tìm giá trị trung bình (X)
Với
n 0 , n 1 , n 2 , n 3 là t rường hợp ở nhó m 0,1,2,3
Phương pháp Chisquare (X2) :
Giả sử H 0 là đú ng tì ht rả lời (đúng, sai) có cùng xác xuất đối với nam và
nữ.
Cô ng t ứ
hc :
Với: fb : t ần số quan sát
11
fe : ần
t
số kỳ vọ ng
t hì chấ p nhận Ho
Nếu
t hì bác ỏb Ho
Phương pháp U (so sánh 2 mẫu tương quan)
Với
b : Tần số trả lời đúng đợt 1, sai đợt 2
c : Tần số trả lời sai đợi 1, đúng đợt 2
Tính đô lệch chuẩn và đô phân tán :
Với
N
: Tổng số trường hợp ở các nhóm
fi
: Tần số biến lượng với các Xi
: Trị số trung bình cộng của các Xi
S
: Độ lệch tiêu chuẩn
V
: Độ phân tán
12
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trên thế giới, vấn đề giới tính được tiến hành nghiên cứu ở thời kỳ Phục Hưng khi bộ
môn giải phẫu và sinh lý người bắt đầu phát triển. Thời kỳ này, những vấn đề tính dục, nhất
là xét về phương diện đạo đức và giáo dục cũng được nghiên cứu tới.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học xã hội học như J.Mac - LeNan
(Anh) ; Ch.Letourneau và A.Espinas (pháp) không nh
ững gắn sự phát triển quan hệ tình dục
với các dạng hôn nhân gia đình mà còn gắn với cả những yếu tố khác của chế độ xã hội và
văn hóa.
Đặc biệt, trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước"
của F.Engels, đã đưa ra một giải pháp mới mẻ về mối quan hệ tình dục và quan hệ xã hội với
kinh tế xã hội.
Năm 1921, tại Mỹ một ủy ban liên ngành được thành lập để nghiên cứu các vấn đề giới
tính. Điển hình là nghiên cứu của A.Kingsey đã thống kê rộng rãi các hương tâm lý tính dục
và hành vi con người.
Tiếp nối các công trình nghiên cứu của nhóm A.Kingsey là công trình của Masters và
V.Johnson. Các tác giả này t ập trung và phát hiện chuẩn mực trong tính dục học. Tuy vậy,
nhìn chung giáo dụ c giới tín h ở thời kỳ n ày còn nặng về tìn h d ụ c, d o đó còn ít đ ược chấp
nhận.
Cũ ng th ời điểm này, tại Thụy Điển đ ã coi tìn h dụ c là q uyền tự d o củ a con ng ười, là
quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội.
Năm 1942, Bộ giáo dục Thụy Điển quyết định đưa thí điểm giáo dục tình dục và nhà
trường và đến 1956 thì dạy phổ cập trong tất cả các loại trường từ tiểu học đến trung học.
Năm 1963, tại Liên Xô đã bắt đầu tổ chức các phòng nghiên cứu tính dục học tại các
trung tâm tỉnh, thành phô, bệnh viện ...
Các nhà sư phạm lỗi lạc như Makarenco, A.Gugler và rất nhiều bác sĩ khác như c.
Freinet, A.Arthur ... đã tìm ra những biện pháp thật cụ thể để giáo dục g iới tính cho trẻ em.
Nguyên tắc chung của các nhà nghiên cứu này là gắn liền giáo dục sinh lý với việc giáo dục
13
toàn diện. Con người là một khối thống nhất, không thể tách rời sinh lý ra khỏi phần toàn
diện, Giáo dục giới tính (GDGT) được xem như là một nội dung của giáo dục đạo đức, chuẩn
bị cho con người bước vào đời sống gia đình.
Hầu hết các nước đều coi giáo dục tình dục là vấn đề lành mạnh đem lại tự do cho con
người. Vì thế họ quan niệm rằng : cần nói rõ cho mọi người biết những quy luật hoạt động
của tình dục. Chương trình GDGT của họ rất đa dạng, các trường có thể tự chọn vấn đề phù
hợp với đôi tượng học mà giảng dạy. Nhà nước tận dụng các phương tiện truyền thông để
tiến hành GDGT.
Ở Châu Á, GDGT là lĩnh vực câm kỵ trong nhiều quốc gia, xuất phát từ những quan
điểm phong kiến, và phụ thuộc vào phong tục tập quán. Năm 1974, hội nghị quốc tế về tình
dụ c học ở Giơnevơ đ ã thảo lu ận đ ến sự cần th iết p hải đ ưa tìn h d ụ c học vào chương trình
giảng dạy ở các ngành giáo dục y tế.
Trong những năm 1984 - 1986, hội nghị UNESCO đã làm sáng tỏ yêu cầu về
GDĐSGĐ và GDGT trong quá trình giáo dục ở các nước
Châu Á Thái Bình ương.
D
Tùy theo phongụct tập quán, các định hướng giá trị
mà mỗi nước áp dụng nội dung, phương pháp GDGT khác nhau. Nhưng tất cả đều
thấy sự cần t hiết phải GDGT cho thế hệ trẻ, giúp họ làm chủ cuộc sống gia đình, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở Philippin, GDGT đã đưa vào chương trình nội khóa của trường phổ thông.
Nội dung chương trình được thể hiện chủ yếu qua bộ môn kế hoạch hóa gia đình
(KHHGĐ) trong cácờ gichính khóa và hoạt động ngoại khóa. Việc nghiên cứu
phương pháp ạy
d nhằm thu hút học sinh, và nâng cao hiệu quả nhận thức rất được
quan tâm, chú ý. Ngoài ra
ệcviGDGT còn được mở rộng ra ngoài nhà trường, đến
các tầng lớp nhân dân qu a nhiề u hình thức giáo dục phong phú.
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng, tập quán phong kiến, có từ
lâu đời mà vấn đề giới tính với đúng nghĩa của nó thì hậu như bị "né tránh", "thả
nổi". Việc nghiên cứu vấn đề giới tính chưa được phổ biến.
Từ những năm 80, công tác GDGT ở nước ta cũng bắt đầu được quan tâm, đề
cao đến trong một số báo cáo khoa học giáo dục, trong một số chuyên đề dạy ở
trường sư phạm, trong các bài viết trên báo phụ nữ thanh niên....
Ngày 24/12/1984 Ch
ủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng
đã ký chỉ thị 176a, nội dung
chỉ thị có đoạn viết : "Bộ giáo dục, Bộ đại học - Trung học chuyên nghiệp, tổng cục
14
dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan, xây dựng chương trình chính khóa
và ngoại nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa h ọc giới tính, về
hôn nhân và gia ình,
đ về nuôi dạy con".
Năm 1985, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp phối hợp với công đoàn ngành đại
học tổ chức hội thảo về GDGT cho sinh viên các trường đại học. Tổ chức hai lớp tập huấn
cho một số cán bộ đoàn, cán bộ giáo vụ, tuyên huấn các trường đại học và trung học chuyên
nghiệp ở phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề GDGT. Mọi người dự tập huấn đều
tỏ ý mong mỏi nhanh chóng đưa công tác GDGT vào nhà trường đại học để cung cấp cho
thanh niên, sinh viên những kiến thức về tình yêu, hôn nhân chuẩn bị tốt hành trang cho hành
trang tương lai. Tuy vậy, cho đến nay sinh viên vẫn chưa chính thức được học kiến thức về
GDGT. Cũng vài năm này, TW Hội liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong trào giáo dục "3
triệu bà mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan". Chủ yếu dùng hình thức diễn giảng, nói chuyện
nên hiệu quả tuy mang tính chất phong trào, như ng lại không thể sâu sắc được.
Đặc biệt đến năm 1988, đề án quy mô lớn ký hiệu VIE/88/P09 (Đề án giáo dục đời
sống gia đình và giới tính) do Bộ giáo dục quản lý, viện khoa học giáo dục Việt Nam thực
hiện với sự ch ỉ đ ạo và tham gia trực tiếp củ a các n hà khoa học cố GS Đặng Vũ Hoạt, GS
Trần Trọng Thủy, và bà Ngô Đặng Minh Hằng cùng nhiều nhà khoa học khác đã được triển
khai.
Mục tiêu của đề án là đưa nội dung GDĐSGĐ vào nhà trường để hổ trợ cho các đề án
GDDS, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đối với gia đình và hạ thấp tỷ lệ
sinh đẻ ở nước ta.
Đề án tiến hành trong 4 năm, từ năm 1988 đến năm 1991 và đã xây dựng chương trình,
sách giáo khoa và giảng dạy thí điểm thành công ở 19 tỉnh thành trong cả nước.
Tiếp theo đề án đó, công trình về " Điều tra cơ bản nhằm đưa GDGT và GDĐSGĐ vào
nhà trường sư phạm" của trường ĐHSPHNI do PGS - PTS Nguyễn Quang Uẩn chủ nhiệm đã
trở thành tài liệu hết sức quý giá trong việc tìm hiểu nhận thức - thái độ - nguyện vọng của
sinh viên sư phạm trước tình hình đưa GDGT và GDĐSGĐ vào nhà trường sư phạm.
Năm 1992, luận án PTS của thầy Bùi Ngọc Oanh" Những yếu tố tâm lý trong sự chấp
nhận GDGT của thanh niên học sinh" đã bảo vệ thành công. Gần đây, tại Thành Phố Hồ Chí
Minh, Giáo sư Phạm Gia Đức cùng các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương - TPHCM đã thực hiện
đề tài "Tìm hiểu những kiến thức về hành vi sinh sản ở tuổi thiếu niên, học sinh TPHCM".
Các câu hỏi xoay quanh nội dung chính: Kiến thức sinh sản, ngừa thai, bệnh lây lan qua
đường tình dục, tiểu sử thai nghén. Đề tài đã tiến hành trên quy mô lớn và thu được nhiều kết
15
quả đáng quan tâm. Tình trạng thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Hiện nay TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang thực
hiện một đề án lớn "Vì sức khỏe sinh sản vị thành niên". Được UNPA tài trợ và có ký hiệu
JIE , đã được những kết quả bước đầu.Tuy vậy, dưới góc độ một điều tra dịch tế học cộng
đồng , đề tài chỉ chú ý góc cạnh sinh lý, bệnh lý chứ chưa đi sâu vào khía cạnh tâm lý.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muôn tìm hiểu thực trạng nhận thức các vấn đề giới tính
và phân tích rõ hơn các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức về giới tính
của sinh viên
CĐSPTPHCM. Nghiên cứu củ a chúng tôi sẽ g óp p hần n hỏ bé vào v iệc thực h iện công tác
GDGT và GDDS cho sinh viên sư phạm.
1.2. Một số vấn đề lý luận về giới tính và nhận thức giới tính:
1.2.1.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên:
1.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi sinh viên nói chung
Khái niệm tuổi thanh niên bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với các khái niệm lứa tuổi
quá độ, mà sự chín muồi giới tính là quá trình sinh học trung tâm của nó. Trong sinh lý học
quá trình này được chia làm ba giai đoạn :
- Thời kỳ trước dậy thì.
- Thời kỳ dậy thì, mà trong đó các quá trình cơ bản của sự chín muồi giới tính được
thực hiện.
- Thời kỳ sau dậy thì, khi cơ thể đạt tới sự trưởng thành sinh học đầy đủ.
Các sinh viên CĐSP năm 1 và năm 2 ầhu hết ở vào độ tuổi 18 đến 20, đây là giai đoạn
chuyển tiếp từ giai đoạn cuối tuổi thanh niên sang đầu giai đoạn tuổi trưởng thành. Trong quá
trình này, quá trình chín mu
ồi sinh học cơ bản đã được hoàn thiện đến mức có thể coi là
thuộc về chu trình người lớn.
1.2.1.2. Đặc điểm sinh lý của em gái lứa tuổi sinh viên :
- Đối với các sinh viên nữ, các quá trình chín muồi sinh học cơ bản đã hoàn thiện. Sự
xuất hiện kinh nguyệt không còn là hiện tượng gây bối rối, e thẹn ở các em nữa. Tuyến vú
phát triển, những dấu hiệu sinh dục thứ cấp như âm hộ phát triển rộng thêm, hệ thống xương
chậu, khung chậu phát triển rộng thêm bề ngang.
- Sự phát triển đến mức hoàn chỉnh của buồng trứng :
16
Buồng trứng được hình thành vào tuần thứ 10 hoặc 11 của đời sống phôi. Buồng trứng
có hai chức năng sản xuất trứng và tiết hoocmon sinh dục nữ. Đầu tuổi trưởng thành hệ thống
ống dẫn trứng, dạ con đã phát triển hoàn chỉn h. Đây là n hững điều kiện thuận lợi cho quá
trình mang thai và sinh đ ẻ.
- Hệ cơ phát triển mạnh. Sự phát triển của hệ cơ làm cho các em tăng thêm ứs c lực,
cùng với sự phát triển của hệ cơ là hệ xương. Chiều cao của nữ thời kỳ này cũng đã ổn định.
Các chi phát triển đ ồng đ ều , cân đ ối. Các em nữ mang rõ n hững đ ường nét mềm mại đặc
trưng cho nữ giới.
- Hệ thần kinh :
Hệ thống tim mạch, thần kinh mang tính ổn định và hoạt động theo nhịp bình thường
thuộc chu kỳ người lớn.
1.2.1.3. Đặc điểm tấm lý của em trai lứa tuổi sinh viên :
Các đặc tính sinh dục thứ cấp như kích thước tinh hoàn, bìu, lông phát triển đến mức
hoàn thiện. Giai đoạn này chiều cao của các em trai tương đối ổn định, hệ cơ phát triển mạnh.
Tầm vóc phát triển cân đối hơn so với thời kỳ dậy thì, mang rõ những nét cứng cáp, nở nang
đặc trứng cho nam giới. Trọng lượng cơ thể tăng ít hơn thời kỳ dậy thì. Thời kỳ này, sự trao
đổi chất tăng cường. Hệ thần kinh vẫn hoạt động tương đối mạnh.
1.2.1.4. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên :
Sang lứa tuổi sinh viên, hoạt động, cấu trúc và vai trò của nhân cách đã mang những
phẩm chất mới, những phẩm chất của người lớn. Khác với tuổi học sinh, ở tuổi sinh viên
trình độ học vấn chung được thay thế bằng trình độ học vấn nghề nghiệp chuyên môn : phạm
vi các vai trò xã hội - chính trị đã liên quan trực tiếp với quyền lợi, trách nhiệm của các em.
Các em có quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào đại biểu hội đồng nhân dân.
Tính chất trung gian của vị trí xã hội và vị trí của sinh viên còn quy định ở những đặc
điểm tâm lý của nó. Ở họ, nhiệm vụ tự xác định về mặt xã hội và nhân cách nổi lên, đây
chính là sự định hướng rõ rệt và sự xác định vị trí củ a mình trong thế giới người lớn. Xã hội
nhìn người thanh niên sinh viên không chỉ là đôi tượng xã hội hóa, mặc dù phải tiếp tục giáo
dục, mà còn là một chủ thể có trách nhiệm của hoạt động xã hội,sản xuất, đồng thời đánh giá
các kết quả hoạt động của họ theo tiêu chuẩn người lớn. Sinh viên tham gia rất nhiều trong
hoạt động nghiên cứu khoa học, trong các phong trào đoàn thể....
17
Sự phát triển các chức năng nhận thức và trí tuệ ở lứa tuổi sinh viên đều phát triển theo
hai mặt chất lượng và số lượng. Sự phát triển trí tuệ có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển các
năng lực sáng tạo. Các em có khả năng tập trung chú ý lâu để nghiên cứu sâu, rộng một vấn
đề nào đó. Tuy vậy, so với người trưởng thành, về mặt tâm lý sinh viên năng động hơn và có
và có khuynh hướng "say mê" nên cần phải có kỷ luật và sự tập trung trí tuệ cao. Trình độ
học vấn khá cao, xu hướng nghề nghiệp dần ổn định. Tính độc lập trong học tập nghề nghiệp
phát triển mạnh và dần ổn định. Sự phát triển của tính độc lập không phải là gì khác, mà là sự
chuyển từ hệ thông điều khiển bên ngoài thành sự tự điều khiển. Đối với sinh viên, thế giới
vật chất bên ngoài chỉ là một trong những khả năng của kinh nghiệm chủ quan mà bản thân
nó là trung tâm của kinh nghiệm này. Việc khám phá hình ảnh "cái tôi" không đơn giản chỉ
phụ thuộc vào trình độ nhận thức của sinh viên, mà còn là tâm thế xã hội, thái độ của cá nhân
đối với chính bản thân mình bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau đó là nhận thức, xúc cảm
và hành vi. Nhận thức về hình ảnh "cái tôi" chính là sự hiểu biết về bản thân, biểu tượng về
những phẩm chất và thuộc tính của mình. Xúc cảm về "cái tôi" thể hiện ở sự đánh giá những
phẩm chất và lòng tự ái có liên quan tới những đánh giá ấy, lòng tự trọng và những tình cảm
khác. Mà hành vi chính là thái độ thực tế đối với bản thân xuất phát từ hại yếu tố nói trên.
Tuổi sinh viên còn đặc trưng bởi tính phân hoa sâu sắc của những phản ứng xúc cảm và
những phương thức biểu hiện trạng thái xúc cảm, cũng như bởi sự nâng cao tính tự kiểm tra
và tự điều chỉnh. Tâm trạng sinh viên ổn định và có ý thức hơn nhiều so với lứa tuổi học sinh.
Sự phát triển những tình cảm cấp cao như những tình cảm đạo đức, tình cảm nghĩa vụ trước
xã hội và những người xung quanh, khả năng đồng cảm , nhu cầu về tình bạn, tình yêu.... Các
em đặc biệt nhạy cảm đối với sự tương phản, xúc động mãnh liệt trước việc chuyển biến từ
cái cao cả sang cái thấp hèn, từ cái bi đến cái hài. Đặc biệt nhận thấy ở các em sự phát triển
óc hài hước, châm biếm, mỉa mai có liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ . Các em rất
nhạy cảm với các vấn đề tâm lý "bên trong". Các em bắt đầu quen với vẻ bề ngoài của mình,
chấp nhận nó và do đó ổn định mức độ kỳ vọng liên quan tới nó. Bây giờ, vấn đề nổi lên liên
quan hàng đầu là những thuộc tính khác của "cái tôi", đó là năng lực trí tuệ, những phẩm chất
đạo đức và ý chí, tức là những phẩm chất quyết định thành công của hoạt động và các quan
hệ với những người xung quanh.
Nhu cầu giao tiếp ở lứa tuổi này rất lớn. Với các em, giao tiếp tự do không đơn giản là
một cách nghĩ ngơi mà còn là phương tiện tự thể hiện của nhân cách, phương tiện thiết lập
những tình cảm mới với người khác mà từ đó dần dần kết tinh lại một cái gìđó th ầm kín,
hoàn toàn là của mình. Những nhóm hỗn hợp ở đầu lứa tuổi thanh niên dần dần tan rã nhường
18
chỗ cho nhóm khác giới xuất hiện trên cơ sở liên nhân cách. Và đặc biệt, trong tình bạn khác
giới ở lứa tuổi này thường chứa đựng một tình yêu đang nãy sinh, đư ợc chất chứa bên trong.
Ngoài nhiệm vụ chuẩn bị nền tảng kiến thức để bước vào nghề nghiệp thì lứa tuổi này
còn có một nh iệm vụ q u an trọng k hác là chu ẩn b ị các điều kiện cần th iết đ ể xây d ựng gia
đình trong tương lai.
1.2.2. Lý luận về các vấn đề nhận thức:
1.2.2.1. Khái niệm nhận thức :
Hoạt động nhậnt hức của con người là quá trình tâm lý, có khởi đầu, diễn biến và kết
thúc. Hoạt động nhận thức có liên quan mật thiết với các quá trình tâm lý khác như xúc cảm,
ý chí... Hoạt động nhận thức là quá trình phản ánh bản thân những sự vật hiện tượng trong
hiện thực khách quan. Không chỉ phản ánh hiện thực chung quanh ta mà còn phản ánh hiện
thực của bản thân ta, nó không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà còn phản ánh cái bên trong,
không chỉ ph ản án h cái thực tại ma còn p hản án h cái đã qua và cái ẽs tới h iện thực khách
quan. Quá trình nhận thức gồm 2 giao đoạn :
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
* Nhận thức cảm tính : Gồm cảm giác và tri giác.
- Cảm giác : Là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự
vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
- Tri giác : Là quá trình nh
ận thức phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính
bên ngoài ủa
c sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của
ta.
* Nhân thức lý tính : Gồm tư duy và tưởng tượng
- Tư duy : Là quá trình nh
ận thức phản ánh những thu
ộc tính bản chất , những
mối quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta
chưa biế t.
- Tưởng t ượng : Là quá trình nh
ận thức phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghi
ệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ ởs những
biểu tượng đã có.
Hoạt động nhận thức là một trong những hoạt động tâm lý cơ bản liên quan đến
mọi hiện tượng tâm lý khác. Hoạt động nhận thức mang lại cho con người những
19
hình ảnh, biểu tượng, khái niệm về sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, hay
nói chung đó là ững
nh hiểu biết, chính sự hiểu biết đó chi phối thái độ, tình cảm,
nhu cầu, hành vi... của con người. Nhận thức được thể hiện qua thái độ và biểu hiện
qua hành vi. Ngư
ợc lại, những thuộc tính, những quá trình tâm lý đó lại
ảnh hưởng
đến hoạt động nhận thức, đến sự hiểu biết của cá nhân.
1.2.2.2. Nhận thức về giới tính :
Đâu là sự khác biệt nam nữ ? Thế nào là người trưởng thành ? Vấn đề đồng tính
luyến ái ? Có thể nói, giới tính là một trong những vấn đề mà con người quan tâ m
nhất từ trước đến nay. Giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tâm lý nói
chung củ a con người. Giới tính chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong,
nếp sống của con người. Do vậy, sự hiểu biết về các vấn đề giới tính của bản thân và
của người khác giới, từ đó có thể làm chủ và điều khiển được bản thân mình, đ ể có cách cư
xử phù hợp trong quan hệ với người khác giới.
Ngay vào tuổi lên ba, khi trẻ tò mò muốn biết về mọi cái xung quanh mình thì sự khác
biệt giới tính cũng nằm trong tầm mắt của trẻ em khiến chúng thắc mắc và tìm hiểm. Trẻ em
nam bắt đầu nhận ra cái gì "mình có" mà các trẻ em gái "không có" và ngược lại các em gái
nhận ra những gì "mình có" mà các trẻ em nam 'không có".... Và như vậy là trẻ đang có
những hiểu biết sơ đẳng về giới tính. Nhận thức về giới tính cơ bản hình thành khi trẻ bắt đầu
có ý thức về "cái tôi" của mình, khi trẻ bắt đầu khẳng định bản ngã của mình. Do những tác
động xung quanh trẻ thích bắt chước những hành vi của người lớn cùng giới với mình, luôn
cố gắng sửa đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với giới của mình.
Đến lứa tuổi nhi đồng, trẻ đã hiểu biết rõ thêm về những đặc điểm của giới tính. bao
gồm những đặc điểm có liên quan đến thuộc tính nhân cách như phải dũng cảm, trung thành
với bạn và các lĩnh vực hoạt động học tập, vui chơi, lao động. Con gái thường chơi thành
nhóm với nhau và ít thích chơi với em trai. Các em gái thích chơi những trò chơi đòi hỏi sự
khéo léo, dịu dàng, nữ tính ... Ngược lại các em nam thì tỏ ra mạnh mẽ hơn, các em thích bắn
bi, thích đá banh và đặc biệt thích các trò chơi lấp ráp, máy móc, robot... Mặc dù vậy, sự hiểu
biết về giới tính của trẻ em còn rất máy móc, mơ hồ và ít linh hoạt.
Bước vào tuổi thiếu niên, sự dậy thì đã làm các em quan tâm đến người khác giới, mọi
thông tin có liên quan đến tính dục trở nên hấp dẫn đối với các em. Các em bắt đầu nhận xét
về những đặc trưng giới tính, đánh giá người khác giới. Vì vậy, ở độ tuổi này, các em đã có
những biểu hiện khá phong phú về các vấn đề giới tính. Nhu cầu hiểu biết về giới tính bộc lộ
khá mạnh mẽ. Các em thắc mắc rất nhiều về các vấn đề giới tính. Mọi thông tin có liên quan
20
đến sự biến đổi của các em đến bạn khác giới đều làm cho các em đặc biệt quan tâm. Vì vậy
nhu cầu nhận thức về giời tính của các em rất lớn và độ chính xác của thông tin ảnh hưởng
trực tiếp đến bản thân các em.
Cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh niên, giai đoạn kết thúc của thời kỳ phát dục nên
trong cơ thể các em đã có một số lượng đáng kể hoocmôn sinh dục. Hiện tượng này thúc đẩy
các em có sự quan tâm đặc biệt đến bạn khác giới. Trong thời điểm này, mọi thông tin có liên
quan đến tính dục đều trở nên hấp dẫn. Các em tiếp cận những thông tin này một cách có ý
thức. Các em đã có những nhận xét về những đặc điểm của bạn khác giới, có cảm tình riêng
với bạn khác giới này và không có cảm tình với bạn khác giới kia.... Nhận thức về giới tính
chủ yếu thông qua bạn bè, anh chị, cha mẹ và một số thông qua môn sinh vật học ở trường và
các phương tiện thông tin .
Theo thời gian vốn kinh nghiệm sống càng trở nên phong phú, cùng với nó sự hiểu biết
của các em về giới tính cũng trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Nam, nữ sinh viên đầy đủ lý trí
và tính tự chủ trong những xét đoán và những hành động của mình. Có thái độ phê phán đối
với bản thân và đối với người khác nhất là trong phạm vi mối quan hệ nam - nữ. Mặc dù vậy,
nhận thức về giới tính của các em vẫn chỉ là nhận thức kinh nghiệm.
1.2.3. Lý luận về các vấn đề giới tính:
1.2.3.1. Giới tính và sự khác biệt nam nữ :
Khái niệm giới và giới tính :
Thuật ngữ giới (Gender) mà ta quen dùng là một khác niệm xã hội học hiện đại, một
phạm trù triết học chỉ vai trò, trách nhiệm, hành vi, cách sống, môi quan hệ của nam hay nữ
trong xã hội, những yếu tố do xã hội tạo nên, do xã hội quyết định chứ không phải do sự khác
biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ tạo nên. Và vì thế nội dung của khái niệm giới có thể
thay đổi theo từng thời đại, từng nền văn hoa.
Giới sinh học (Sex) đã được quyết định ngay từ khi thụ tinh và người ta thấy được khi
một con người ra đời, do có một dấu hiệu sinh dục ngoài thuộc về nam (male) hay nữ
(female). Sự sắp xếp loài người thuộc hai giới nam hay nữ thường chỉ căn cứ vào bộ phận
sinh dục ngoài và mới chỉ có ý nghĩa hành chính nhằm hình thành những thủ tục khai sinh thủ tục đăng ký một con người bắt đầu gia nhập cộng đồng xã hội và để cho các bậc cha mẹ
chuẩn bị cho sự giáo dục.
Những vấn đề về bản sắc giới (gendefidentity), ữ
n tính ( feminity), nam tính
(masculinity) gọi chung là giới tính.
21
Vậy, giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ.
Sự khác biệt giới tính :
* Sự khác biệt giới tính nam và nữ về mặt giải phẫu sinh lý :
Nam, nữ có khác nhau rõ rệt về các đặc điểm giải phẫu sinh lý :
- Tầm vóc của phụ nữ thường nhỏ, thấp hơn nam giới vì bộ xương của phụ nữ nhỏ hơn,
xương chậu rộng và thấp, xương chân tay ngắn hơn, xương sọ của phụ nữ gần với xương sọ
của trẻ em hơn. Hầu hết các kích thước của mặt ở nữ thường nhỏ hơn nam giới.
- Bề dày lớp mỡ dưới da của nữ bao giờ cũng lớn hơn của nam giới trong mọi lứa tuổi.
Da của phụ nữ thường mỏng và mịn màng hơn so với nam giới. Nhưng sự khác biệt lớn nhất
là ở quãng tuổi 15 đến 40 tuổi. Từ 15 tuổi trở đi sự chênh lệch giữa nam và nữ tăng nhanh,
đặc biệt ở vùng mông , ngực, bụng, bẹn, đùi. Còn giai đo ạn trước tuổi dậy thì và lúc tuổi già
thì chênh lệch không đáng kể.
- Sức cơ bắp của nam giới mạnh hơn nữ giới nên thể lực chung của phụ nữ yếu hơn
nam giới.
- Do thích nghi ới
v hoàn cảnh tốt hơn nên tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới.
Nghiên cứu mới đ ây củ a giáo sư Ruben Gu r thu ộc v ệi n đại h ọc Pen Xlavanea bang
Philađenphia là một nhà vật lý thần kinh và thần kinh trị liệu, trưởng phòng não bộ đã cùng
cộng sự sử dụng phương pháp "đo đạc vọng âm từ trường" (magnetia resonnande) phóng đại
thật to ra bằng ảnh màu trên video não của 35 đàn ông và 35 đàn bà khỏe mạnh, tuổi từ 18
đến 80. Kết quả cho thấy sự chết đi của não lúc về già, nhưng ở đàn ông tế bào não chết đi
với vận tốc nhanh hơn phụ nữ gấp 3 lần. Đây cũng là nguyên nhân giải thích sự khác nhau về
tuổi thọ của nam và nữ.
- Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục nam giới hoàn toàn khác biệt với cấu và chức
năng của hệ sinh dục nữ. Nguồn gốc của sự khác biệt này là do nhiễm sắc thể khác nhau
trong sự cấu thành của tế bào sinh sản. Các nhiễm sắc thể quy định tính trạng nam nữ (Y và
X) sẽ làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của nam hoặc nữ trong quá trình phát triển của
thai. Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động tính dục của mỗi giới cũng khác nhau. Đây chính là
đặc điểm khác biệt quan trọng nhất quy định sự tồn tại của hai giới về mặt sinh học.
- Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cũng khác với ở nam. Phụ nữ bị bệnh tuyến giáp nhiều hơn nam
sáu đến bảy lần, bệnh viêm ruột thừa nhiều hơn hai lần, bệnh thấp khớp nhiều h ơn ba lần.
Nhưng bệnh loét dạ dày và tá tràng lại ít hơn na.n giới ba đến sáu lần, bệnh lao và hen phế
quản ít hơn hai lần, nữ ít bị các rối loạn và chấn thương tâm lý hơn nam.
22
* Sư khác biệt giữa nam và nữ về mặt tâm lý :
Giữa nam và nữ cũng có những khác biệt rõ rệt về tâm lý :
- Cảm giác ở nữ thường rất nhạy cảm với màu sắc và âm thanh.
- Tri giác ở nữ nhạy hơn với những sự vật hiện tượng rực rỡ, gây ấn tượng mạnh.
- Hứng thú ở nam và nữ không giống nhau. thường đa số em trai thích hoạt động đòi
hỏi sự vận động mạnh như thể dục..., các em nam thường không thích các môn xã hội như sử,
địa, văn ....
Ngược lại, các em gái thì lại thường thích các môn xã hội. Hoạt động trong thời gian rỗi
của các em gái ít đa dạng hơn nhưng quan tâm đến nhau hơn, có tổ chức hơn. Trò chơi của
các em gái không ồn ào, thường gắn với thiên nhiên, với sinh hoạt thẩm mỹ. C òn các em trai
lại thích trò chơi vận động, ồn ào hơn.
- Tình cảm củ a hai giới cũng có n hững khác b iệt. Tìn h mẫu tử là đ ặc trưng cho tình
cảm nỗi bật ở phụ nữ. Ngay từ nhỏ, các em gái đã thể hiện nhu cầu về sự chăm sóc một ai đó,
ngay cả chú mèo, chú chó.búp bê hay những trẻ em xa lạ khác. Phong cách sống của phụ nữ
đượm màu sắc tình cảm thường gắn liền với chức năng làm vợ, làm mẹ. Phụ nữ đa cảm, dễ
xúc động và ít kiềm chế xúc động hơn nam. Xã hội cũng dễ chấp nhận điều đó, trong khi đó,
lại đòi hỏi nam giới phải chế ngự cảm xúc của mình.
- Tình cảm của nam và nữ cũng khác nhau phụ nữ trội hơn nam giới về tính cẩn thận và
tỷ mỹ khi thực hiện một công việc nào đó. Nữ giới thường cần cù kiên nhẫn, dễ thích ứng với
hoàn cảnh hơn nam giới. Phụ nữ chịu đựng sự cô đơn tốt hơn nam giới. Khuynh hướng vươn
lên làm người lớn ở em gái và trai cũng khác nhau : em trai thư ờng hướng tới sự tự khẳng
định như sức mạnh, sự dũng cảm còn em gái lại đi theo con đường khác như chăm sóc em
nhỏ, muốn trở hấp dẫn hơn...
- Năng lực của nam và nữ cũng khác nhau : khả năng nhận định không gian hai chiều
và vị trí trong không gian của nam tốt hơn nữ. Nhưng khả năng biểu hiện tư duy bằng ngôn
nữ của phụ nữ lại tốt hơn nam giới, vì thế học sinh gái thường thích các môn học xã hội hơn
nam. Nữ học ngoại ngữ tốt hơn vì cơ chế lưu giữ ngôn ngữ của nữ là ở cả hai bán cầu. Theo
giáo sư H. Lignoret (Pháp) thì ngay từ nhỏ, trẻ em nam đã có đủ khả năng khác hẳn so với
bạn gái do việc "lập chương trình" trong não bộ khá hơn. Độ nhanh và độ chính xác của tri
giác nữ trội hơn nam, trí nhớ máy móc và ngôn ngữ lưu loát của nữ cũng cao hơn nam.
Nhưng thể lực, độ nhanh của các phản ứng và sự phối hợp vận động của cơ thể nữ là kém
hơn nam. Phụ nữ lĩnh hội khó khăn hơn nam giới về các loại tri thức và kỹ xảo cơ giới.
23
Người ta thường nhận xét rằng : trong thời kỳ đi học các em gái thích nghi với hoàn cảnh nhà
trường tốt hơn, chăm chỉ hơn nhưng khi trưởng thành thì sự thành công của phụ nữ lại thường
kém hơn nam giới.
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính và tâm lý của giới :
Yếu tố sinh học :
Các nhà khoa học đã xác định được rằng giới tính của con người trước hết do các tế bào
sinh sản quyết định. Trong tế bào sinh sản của nam (tinh trùng) có chứa 2 loại nhiễm sắc thể
quy định giới : nhiễm sắc thể X quy định giới nữ và nhiễm sắc thể Y quy định giới nam.
Trong tế bào sinh sản nữ (trứng) chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể X. Nếu tinh trùng mang
nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng (cũng mang nhiễm sắc thể X), thì đứa trẻ sinh ra sẽ là nữ
(XX). Còn nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh với trứng (X) thì đứa bé sinh ra sẽ là
nam (XY). Các nhiễm sắc thể quy định các tính trạng nam và nữ (Y và X) sẽ làm cho thai nhi
có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữ trong quá trình phát triển của nó.
Như vậy cần chú ý rằng giới tính di truyền của con người được quyết định từ lúc thụ
tinh giữa trứng và tinh trùng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển đầu của phôi, hệ niệu sinh học vẫn còn mang câu
tạo lưỡng tính. Tuyến sinh dục ở người được hình thành ở tuần lễ thứ 8 trong dạ con, nhưng
mãi đến tuổi dậy thì mới hoạt động. Tuổi chín mùi sinh dục đánh dấu thời kỳ động vật có khả
năng sinh sản. Giao tử xuất hiện trong tuyến sinh dục và hoocmon sinh dục cũng bắt đầu phát
huy tác dụng, làm xuất hiện các tuyến sinh dục phụ đặc trưng cho mỗi giới....
Tóm lại, do cấu tạo sinh dục khác nhau nên hoạt động sinh lý của mỗi giới có những
đặc điểm khác nhau nên hoạt động sinh lý mỗi giới có những đặc điểm khác nhau. Các
hoocmon sinh dục nam và nữ sẽ quy định những đặc điểm sinh lý cơ thể riêng biệt, góp phần
tạo nên những đặc điểm tâm lý đặc trưng cho mỗi giới.
Yếu tố xã hội :
Bản thân sự phát triển bình thường về mặt sinh học chưa đủ để làm cho đứa trẻ trở
thành đàn ông hay đàn bà. T
ình cảm và ý thức về giới của mình chỉ được hình t hành thông
qua giao tiếp với những người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội,
đặc biệt là thông qua hoạt động của cả người hoạt động của cá nhân. Hoạt động của cá nhân
vừa là kết quả, vừa là tiền đề của sự phát triển tâm lý của mỗi giới. Những đặc điểm về giải
phẫu và sinh lý của cơ thể mới chỉ là tiền đề, là cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính
mà thôi. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, nếu không trong sống trong cho xã hội
24
loài người thì đ ứa trẻ không thể trở thành người đúng nghĩa. Cho nên có th ể nói : giới tính
của con người do các mối quan hệ xã hội chi phối
- Xã hội q uy địn h và đ án h giá con ng ười v ề mặt g iới tín h, đ òi hỏi mỗi giới phải có
những tác phong, phẩm chất khác nhau phù hợp với giới của mình. Nữ cần phải dịu dàng, ý
tứ, đảm đang .... Nam cần phải cương quyết, dũng cảm, bản lĩnh .... Xã hội ta cũng đòi hỏi sự
cư xử đúng mực giữa nam và nữ, phải có một khoảng cách nhất định trong các mối quan hệ,
giao tiếp....
- Xã hội quy định sự phân công lao động giữa na m và nữ khác nhau : người nam
thường làm những công việc nặng, khó khăn, nguy hiểm người nữ lại làm những công việc
cần sự khéo léo, mềm mại, hay có tính chất nhẹ nhàng hơn.
- Xã hội ảnh hưởng đến cả những yếu tố có nguồn gốc sinh học như nam phải cao lớn,
khỏe mạnh. Nữ nhỏ nhắn, xinh xắn hơn. Và ngay cả bản năng tình dục của con người cũng
được xã hội nhìn nhận, đánh giá theo tiêu chuẩn đạo đức văn hóa nhất định.
- Đặc biệt, sự giáo dục của xã hội, của người lớn ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm tâm lý,
đặc điểm về giới tính của con người. Nếu một em bé gái được nuôi dưỡng theo những điều
kiện và môi trường của em trai, em đó dễ có hành vi CƯ xử của người con trai và dễ có nhiều
"nam tính" hơn. Ngược lại, đối với một bé trai cũng vậy. Tất nhiên điều này không hoàn toàn
tuyệt đối vì giới tính còn chịu sự chế ước của yếu tố sinh học.
Yếu tố gia đình :
Mỗi con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ một gia đình. ơ đây, môi con
người từ khi ra đời được hưởng nền giáo dục gia đình. Cho nên, những phẩm chất giới tính
của con người do đời sông gia đình mà chất là sự giáo dục gia đình ảnh hưởng rất mạnh mẽ.
- Quan niệm của gia đình, cách đối xử của gia đình đối với con trai và con gái có bình
đẳng hay không, điều này có tác động trực tiếp đến việc hình thành những phẩm chất nhân
cách của các em. Các quan điểm giáo dục của gia đình khác nhau có tác động khác nhau đến
việc hình thành cho con trẻ những phẩm chất tương ứng với giới của mình . Có những cha mẹ
cho rằng "Trăng đến rằm trăng tròn", lại có những cha mẹ cho rằng "dạy con từ thưở còn
thơ"..., rõ ràng hai quanđiểm khác nhau có tác động khác nhau đến việc giáo dục giới tính
cho con.
- Gia đình giáo dục cho trẻ những phẩm chất, tác phong phù hợp với giới của mình.
Người mẹ thường dạy cho con gái cách nấu ăn, thêu thùa, may vá ... trong khi đó bố dạy cho
con trai cách sửa chữa bóng đèn, sửa máy móc, chẻ củi...
25