Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC GÕ PHÍM 10 NGÓN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.42 KB, 17 trang )

Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................2
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH....................................................................3
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN...............................................................................3
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP:.................3
B. NỘI DUNG........................................................................................................................3
I. MỤC TIÊU......................................................................................................................3
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................3
1. Thuyết minh tính mới......................................................................................................3
1.1.Phân biệt bàn tay trái và bàn tay phải.......................................................................4
1.2. Gọi tên các ngón tay................................................................................................4
1.3. Thuộc tên từng hàng phím.......................................................................................5
1.4.Thuộc tên các phím đặc biệt.....................................................................................6
1.5. Thuộc tên các kí tự chữ cái trên bàn phím (Bảng chữ cái trong tiếng anh).............6
1.6. Cách đặt tay lên bàn phím........................................................................................7
1.7.Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay......................................8
1.8.Cách gõ các phím ở hàng dưới.................................................................................9
1.9.Tư thế ngồi chuẩn.....................................................................................................9
1.10.Thường xuyên luyện tập gõ các bài văn, thơ có trong chương trình để rèn luyện
gõ 10 ngón
10
1.11.Kết hợp gõ phím bằng 10 ngón với việc học từ vựng môn tiếng Anh..................10
1.12.Quan sát và nhắc nhở............................................................................................12
1.13.Dùng phần mềm tập gõ 10 ngón để hỗ trợ............................................................12
2. Khả năng áp dụng 14
3. Lợi ích kinh tế- xã hội...............................................................................................16
C. KẾT LUẬN..................................................................................................................16
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, KINH NGHIỆM ÁP DỤNG. SỬ DỤNG GIẢI PHÁP...........16


II. NHỮNG TRIỂN VỌNG TRONG VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN GIẢI
PHÁP................................................................................................................................17

III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:.....................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Để gõ được bàn phím bằng 10 ngón không phải dễ đối với mỗi người nhất
là với học sinh tiểu học. Học sinh cần sự kiên nhẫn và thường xuyên luyện tập
thì mới gõ được bàn phím bằng 10 ngón. Theo chương trình tiểu học, học sinh

Trang 2


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

chỉ cần nắm được cách gõ phím bằng 10 ngón và gõ một cách chính xác thì đạt
yêu cầu.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Để nắm vững cách gõ bàn phím thì trước hết học sinh phải nắm rõ các
khái niệm cơ bản. Đối với học sinh tiểu học nếu chỉ hướng dẫn một lần thì học
sinh sẽ quên nên cần thực hành thường xuyên, tự phát hiện lỗi và tự tìm cách trả
lời. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng
10 ngón”.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên rút kết kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy 4
năm. Tuy đề tài còn đơn giản và nhiều thiếu sót nhưng vẫn giúp đỡ được nhiều
cho giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN
+ Đề tài chỉ nghiên cứu các phương pháp để hỗ trợ cho học sinh gõ bằng 10
ngón một cách chính xác. Để gõ nhanh mà không nhìn bàn phím thì cần đến sự
kiên nhẫn thường xuyên luyện tập. Nhưng với điều kiện mỗi máy tính từ một
đến hai học sinh và chương trình luyện gõ 10 ngón lớp 3 có 10 tiết, lớp 4 có 8
tiết, lớp 5 có 8 tiết thì không đủ thời gian để các em luyện tập tại lớp học.
+ Mỗi lớp học có khoảng từ 22 học sinh đến 35 học sinh. Giáo viên không thể
quan sát hết tất cả học sinh để có thể biết được học sinh đã nắm rõ kĩ năng gõ
phím bằng 10 chính xác hay chưa. Đa số học sinh tại trường đều không có máy
tính ở nhà để luyện tập, học sinh không đủ kiên nhẫn để thường xuyên luyện tập,
sự tiếp thu kiến thức không đồng đều, học sinh còn chưa ý thức được sự tự giác
học tập nên cần nhắc nhở nhiều, học sinh chưa thấy được sự cần thiết của việc
học gõ 10 ngón.......
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP:
- Tôi đã điều tra học sinh
- Lập kế hoạch thực hiện
- Thực hiện
- Rút kịnh nghiệm để viết đề tài
* Thời gian tạo ra giải pháp
- Đề tài được bắt đầu thực hiện từ năm học 2015-2016 cho các khối lớp 3,4 ,5
đến nay
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Mục tiêu nghiên cứu đề tài :“Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng
10 ngón” là giúp học sinh rèn luyện gõ 10 ngón nhanh, chính xác và luyện tập
tính kiên nhẫn cho học sinh. Ngoài ra còn có thể tiết kiệm được thời gian khi
soạn thảo văn bản.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1. Thuyết minh tính mới

Trang 3


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Để học gõ bàn phím bằng 10 ngón nhanh và chính xác thì học sinh phải
nắm được các khái niệm cơ bản và phương pháp rèn luyện kĩ năng gõ bàn phím.
Những khái niệm cơ bản không được nhắc đến trong sách giáo khoa cùng học
tin học quyển 1, 2, 3. Nên giáo viên cần nhắc lại các khái niệm trước khi vào rèn
luyện kĩ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón. Kết hợp với các môn học khác để tạo
hứng thú hơn trong môn học.
1.1.

Phân biệt bàn tay trái và bàn tay phải

Tay trái

Tay phải

Hình 1: Bàn tay trái và bàn tay phải
Học sinh tiểu học đã có thể phân biệt được giữa bàn tay trái và bàn tay
phải nhưng khi giáo viên yêu cầu giơ tay trái lên các em vần còn giơ sai.
- GV: Bàn tay nào dùng để viết chữ?
- HS: Bàn tay phải.
- GV: Bàn tay còn lại sẽ gọi là gì?
- HS: Bàn tay trái
1.2. Gọi tên các ngón tay.


Trang 4


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 2 : Tên gọi các ngón tay
Để gõ được bàn phím bằng 10 ngón, đầu tiên các em phải gọi tên được
các ngón tay. Mỗi bàn tay sẽ có 5 ngón tay với các tên gọi như sau: (như hình 2)
- Ngón út
- Ngón áp út
- Ngón giữa
- Ngón trỏ
- Ngón cái
1.3. Thuộc tên từng hàng phím
- Trên bàn phím được chia làm nhiều khu vực. Khu vực để gõ phím gọi là khu
vực chính. Trên khu vực chính sẽ có 5 hàng phím. Mỗi hàng phím sẽ có các tên
gọi tương ứng:
- Hàng phím số
- Hàng phím trên
- Hàng phím cơ sở.
- Hàng phím dưới
- Phím cách

Trang 5


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 3 : Tên gọi các hàng phím
1.4. Thuộc tên các phím đặc biệt

- Esc (Escape): Hủy bỏ (cancel) một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi
một ứng dụng nào đó đang hoạt động.
- Tab: Di chuyển dấu nháy, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng, chuyển sang
một cột hoặc Tab khác.
- Caps Lock : Bật/tắt chế độ gõ chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt
tương ứng theo chế độ)
- Enter: Phím dùng để ra lệnh thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình
đang được chọn.
- Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp
phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách
cũng được xem là một ký tự, gọi là ký tự trắng hay trống.
- Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và xóa ký tự tại vị trí đó nếu
có.
- Các phím Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là phím tổ hợp chỉ có tác dụng
khi nhấn kèm với các phím khác, mỗi chương trình sẽ có qui định riêng cho các
phím này.
- Đối với phím Shift khi nhấn và giữ phím này sau đó nhấn thêm phím ký tự để
gõ chữ IN HOA mà không cần bật Caps lock, hoặc dùng để gõ các ký tự bên
trên đối với phím có 2 ký tự.
1.5. Thuộc tên các kí tự chữ cái trên bàn phím (Bảng chữ cái trong tiếng
anh)
Chương trình tập gõ bàn phím bằng 10 ngón được bắt đầu học lớp 3. Học
sinh cũng bắt đầu học các chữ cái trong tiếng anh nên một số học sinh chưa biết
gọi tên các phím có kí tự chữ cái trong tiếng anh. Vì vậy, để gõ được bàn phím
bằng 10 ngón thì học sinh phải thuộc tên các kí tự chữ cái trong tiếng anh (như
hình 5).

Trang 6



Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 5 : Bảng phiên âm chữ cái tiếng anh
1.6. Cách đặt tay lên bàn phím.
- Bàn tay luôn luôn đặt trên hàng phím cơ sở, hai ngón trỏ luôn đặt lên hai phím
gai F và J. Hai ngón cái luôn đặt trên phím cách (Space Bar) (như hình 6).

Hình 6 : Cách đặt các ngón tay

Trang 7


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 7: cách đặt bàn tay
1.7. Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay
* Với bàn tay trái:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di
chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số
3, xuống phím C.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón
giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
- Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng
khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space Bar(phím dài nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh
là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và

phím số 8 và phím “<” cũng là phím dấu “,”.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử
dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
- Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng
khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space Bar.

Trang 8


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 8: cách gõ
1.8. Cách gõ các phím ở hàng dưới
Thông thường học sinh đều nắm được cách gõ, nhưng dễ gõ sai nhiều
nhất là các phím ở hàng dưới. Vì khi ta luôn đặt tay trên hàng cơ sở nên sẽ che
khuất đi hàng phím dưới. Để gõ được các phím ở hàng dưới thì khi gõ chỉ nên
giữ lại trên hàng phím cơ sở một ngón tay để có thể đưa về hàng phím cơ sở khi
gõ xong và các ngón còn lại sẽ không đặt trên bàn phím.
1.9. Tư thế ngồi chuẩn
Khi gõ 10 ngón thì cần có tư thế ngồi chuẩn. Nếu ngồi không chuẩn thì
không những không gõ 10 ngón nhanh được mà còn gây hại cho cột sống và gây
các bệnh khác,… Các em phải ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng hơi chếch xuống
màn hình máy tính một chút, khoảng cách mắt tới màn hình tầm 50 – 60 cm. Hai
bàn tay phải để thật thoải mái trên hai vùng phím asdf và jkl; Nhớ ngồi thẳng
lưng, chân để thẳng, không gác lung tung, uể oải, ưỡn ẹo, ngồi lâu thì đứng dậy
đi lại rồi ngồi tiếp….

Trang 9



Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 9 : Tư thế ngồi
1.10. Thường xuyên luyện tập gõ các bài văn, thơ có trong chương trình để
rèn luyện gõ 10 ngón
- GV thường xuyên cho học sinh tập gõ văn bản bằng 10 ngón tay trong phần
mềm soạn thảo word . Đối với học sinh lớp 3 có thể gõ không dấu và gõ các
đoạn văn, thơ đã học trong chương trình tiếng việt lớp 3. Đối với học sinh 4, 5
thì gõ có dấu các đoạn văn, thơ đã học trong chương trình tiếng việt lớp 4, 5. Để
có thể vừa kết hợp luyện gõ 10 ngón vừa ôn lại kiến thức đã học trong môn tiếng
việt. Nếu học sinh nào có máy tính ở nhà thì khuyến khích học sinh có thể tự gõ
ở nhà.
- Để gõ được 10 ngón thì học sinh phải thường xuyên luyện tập, gõ từ chậm đến
nhanh, từ ít đến nhiều, gõ từ nhìn bàn phím đến không nhìn bàn phím.
1.11. Kết hợp gõ phím bằng 10 ngón với việc học từ vựng môn tiếng Anh
Một số học sinh có năng khiếu môn tiếng Anh, học sinh có thể kết hợp
việc rèn luyện gõ phím 10 ngón với việc học từ vựng tiếng Anh. Giáo viên lồng
ghép nội dung vào phần thực hành ở tiết 2 để thay thế phần mềm Mario khi
luyện gõ.
Giáo án kết hợp gõ kết hợp gõ phím bằng 10 ngón với việc học môn tiếng
Anh
Trang 10


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Tuần : 11
Tiết : 22
Bài 5: ÔN TẬP GÕ PHÍM (tiết 2)

I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím.
- Quy tắc gõ các phím trên các hàng phím.
2. Kỹ năng:
Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Đặt ngón tay đúng vị trí tại các hàng phím.
- Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng phím, chỉ yêu
cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ phím đúng
theo ngón tay quy định, ngồi và nhìn đúng tư thế.
II- CHUẨN BỊ :
Máy tính, phần mềm word đã được cài sẵn trên máy và đưa ra ngoài màn
hình nền.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’ 1- Ổn định lớp :
- HS trật tự và yên lặng.
5’ 2- Kiểm tra bài cũ:
-H: Hãy nêu cách đặt tay lên bàn Trả lời và nhận xét
phím?
GV nhận xét .
25’ 3- Bài mới :
a. Giới thiệu bài mới
Lắng nghe
Để nắm vững quy tắc gõ bàn
phím. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn

các em thực hành gõ phím 10
ngón kết hợp với nội dung môn
tiếng anh
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Thực hành
1/ Thực hành
Cho Hs khởi động phần mềm - Khởi động phần mêm word
Word.
- Lắng nghe
Giáo viên hướng dẫn học sinh - HS thực hành trên máy.
thực hành gõ các câu giao tiếp Open your notebook. Mở vở ra
tiêng anh bằng 10 ngón tay.
Close your notebook. Gấp vở lại
May I go out.
Xin phép ra ngoài
May I come in.
Xin phép vào lớp
Read after me.
Đọc theo cô
Read again.
Đọc lại
Trang 11


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Write down.
Listen to me

Hãy viết vào vở

Hãy lắng nghe

GV quan sát, nhận xét và tuyên
dương cho các bài thực hành tốt.
4’ 4. Củng cố - Dặn dò
GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt Lắng nghe
tay và cách gõ bàn phím bằng 10
ngón
1.12. Quan sát và nhắc nhở
Đề gõ phím được 10 ngón cần có sự kết hợp giữa giáo viên và học sịnh.
- Đối với giáo viên: thường xuyên kiểm tra học sinh về cách đặt tay, cách gõ,
cách gọi tên các hàng phím, cách gọi tên các ngón tay. Kiểm tra một lần đối với
các em đã đạt yêu cầu, thường xuyên kiểm tra các học sinh có kỹ năng thực
hành chậm. Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh tự tìm câu trả lời thông qua quá trình
thực hành, giáo viên sẽ nhận xét và hướng dẫn cho học sinh tự tìm cách gõ
đúng.
- Đối với học sinh: những học sinh được giáo viên kiểm tra đã đạt được yêu cầu
gõ 10 ngón chính xác, sẽ hỗ trợ, giúp đỡ cho các học sinh thực hành chậm bằng
cách quan sát và nhắc nhở để tất cả học sinh có thể thường xuyên luyện tập.
1.13. Dùng phần mềm tập gõ 10 ngón để hỗ trợ
Trong chương trình tin học tiểu học có sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ 10
ngón Mario nhưng phần mềm không tương thích với một số máy tính và một số
chức năng không thực hiện được. Ngoài ra học sinh chỉ muốn thắng trò chơi mà
không chú tâm vào việc gõ bàn phím bằng 10 ngón. Hiện nay có rất nhiều phần
mềm có thể hỗ trợ để gõ 10 ngón nhưng để chọn một phần mềm thích hợp cho
mỗi máy tính thì cần ứng dụng để tìm được ưu khuyết điểm.
Để có thể luyện gõ với sự hỗ trợ phần mềm, HS có thể sử dụng phần mềm
gõ 10 ngón RapidTyping cho học sinh mới bắt đầu tập gõ với các ưu điểm sau:
- Dung lượng phần mềm nhỏ và không cần cài đặt.
- Giao diện dễ sử dụng và quan sát.

- Học sinh có thể quan sát được cách gõ bàn phím bằng hình ảnh, có thể kiểm
tra lỗi bằng cách quan sát màu chữ, chữ đỏ thì học sinh gõ sai và chữ xanh học
sinh gõ đúng.

Trang 12


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 10 : Giao diện phần mềm Rapid Tying
Giáo viên có thể soạn thảo nội dung bài gõ liên quan đến các môn học.

Hình 11: Giao diện soạn thảo nội dung
- Phần mềm có thể đánh giá quá trình luyện gõ của học sinh

Trang 13


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 12: Giao điện đánh giá kết quả luyện gõ
2. Khả năng áp dụng
Trong thời gian áp dụng, học sinh đã biết gõ bàn phím bằng 10 ngón, có học
sinh đã gõ nhanh và chính xác, học sinh có hứng thú đối với máy tính và môn tin
học hơn. Học sinh đã có tính tự giác học tập khi luyện gõ 10 ngón, thời gian
hoàn thành bài tập nhanh hơn. Học sinh đã biết giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến
bộ, hoạt động nhóm cũng hiệu quả hơn. Có thể kết hợp các môn học với nhau :
tin học và tiếng anh, tin học và tiếng việt.
Khảo sát đợt 1 trước khi áp dụng các phương pháp
Lớp 3

Nắm được quy tắc gõ
Gõ nhanh và chính xác
3A1
70%
20%
3A2
60%
10%
Khảo sát đợt 2 sau khi áp dụng các phương pháp
Lớp 3
Nắm được quy tắc gõ
Gõ nhanh và chính xác
3A1
100%
30%
3A2
90%
20%

Trang 14


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 13: Biểu đồ về khảo sát nắm được quy tắc gõ 10 ngón

Hình 14: Biểu đồ khảo sát gõ 10 ngón nhanh và chính xác
- Có khả năng thay thế giải pháp hiện có để việc soạn thảo văn bản được
tiết kiệm thời gian hơn và làm được số lượng công việc nhiều hơn.
- Đề tài này có khả năng áp dụng với cả học sinh,giáo viên và cán bộ nhân

viên nhà trường. Nếu được triển khai có thể áp dụng cho các trường trên
toàn huyện.

Trang 15


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

Hình 15: Học sinh gõ phím bằng 10 ngón
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
- Kĩ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón là kĩ năng cần thiết để soạn thảo văn bản
nhanh, tiết kiệm được thời gian và công sức của học sinh. Mang lại hiệu quả cao
trong học tập và tương lai sau này trong công việc.
- Là nền tảng cơ bản để có thể sử dụng công nghệ thông tin vào học tập. Khó bị
sai chính tả, vì khi gõ bạn không nhìn vào phím, mà nhìn trực tiếp từng chữ hiện
ra trên màn hình, nên nếu sai thì thấy và sửa được ngay. Đỡ mỏi cổ do không
nhìn lên nhìn xuống. An toàn hơn khi gõ password. Ưu tiên khi xin việc làm.
Đỡ mỏi tay hơn gõ hai ba ngón.
C. KẾT LUẬN
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, KINH NGHIỆM ÁP DỤNG. SỬ DỤNG GIẢI
PHÁP
Để viết đươc đề tài, nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể điều
tra, khảo sát và thực hiện đề tài.
Đây không phải là sáng kiến hay nhưng nó mang tính thực tiễn được rút ra
từ kinh nghiệm áp dụng để có thể giúp đỡ giáo viên trong việc giảng dạy môn
tin học. Việc sử dụng giải pháp vào giảng dạy,học sinh nắm gõ được cách gõ
10 ngón tay sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các bài thực hành soạn thảo một cách
nhanh chóng, đảm bảo được thời gian giảng dạy, giáo viên có thể bớt nhọc
nhằn hơn, học sinh sẽ tiến bộ hơn trong môn tin học


Trang 16


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

II. NHỮNG TRIỂN VỌNG TRONG VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
GIẢI PHÁP
Qua kết quả hoàn thành môn học và sự theo quan sát, theo dõi và rút kinh
nghiệm trong việc áp dụng các phương pháp vào quá trình giảng dạy gõ bàn
phím bằng 10 ngón trong chương trình lớp 3, 4, 5 ở tiểu học. Sau khi hoàn thành
chương trình tiểu học, học sinh đều nắm được kỹ năng gõ bàn phím bằng 10
ngón và có thói quen gõ bàn phím băng 10 ngón. Để phát triển giải pháp tôi đưa
vào giảng dạy cho học sinh các khái niệm cơ bản của phương pháp gõ bàn phím
bằng 10 ngón bằng cách lồng ghép vào nội dung các bài học.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này để có thể giúp học
sinh tiếp thu một cách dễ dàng hơn và giáo viên dạy sẽ giảng dạy hoàn thiện
hơn. Đề tài này mong được quý đồng nghiệp góp ý.
Kiến nghị: thay thế màn hình máy tính CRT thành màn hình LCD. Bởi vì
màn hình CRT có một số nhược điểm là nặng, màu sắc mờ không tốt cho mắt
của học sinh, không thể sửa chữa khi màn hình bị hư.

Trang 17


Một số phương pháp để học gõ bàn phím bằng 10 ngón

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cùng học tin học quyển 1, 2, 3, NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên tin học quyển 1, 2, 3 NXB Giáo dục.

3. Thông tin từ Internet.

Trang 18



×