Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ưu thế và giải pháp giải quyết thực trạng yếu kém ctrong làm việc nhóm của sv HVTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 5 trang )

ƯU THẾ VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG YẾU
KÉM TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN TÀI CHÍNH
Phạm Phương Anh – CQ52/22.04
Sđt: 0978806236
Làm việc theo nhóm là tập hợp 2 hay nhiều người để hoàn thành một mục
đích chung. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một trong những kỹ năng cần mà
nhà tuyển dụng yêu cầu ở các ứng viên.
Tầm quan trọng và lợi ích làm việc theo nhóm:
Khi xã hội ngày càng tiên tiến, các vấn đề giải quyết ngày càng phức tạp
mà các cá nhân không thể giải quyết được độc lập. Khi đó mô hình làm việc
theo nhóm là phương án giải quyết hiệu quả nhất. Làm việc theo nhóm mang
lại rất nhiều lợi ích to lớn :
-

Tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm.

Mỗi cá nhân có 1 thế mạnh riêng. Việc kết hợp các thế mạnh giúp cho hóm
giải quyết vấn đề một cách triệt để, chính xác và toàn diện.
-

Mỗi cá nhân có cơ hội hoàn thiện bản thân mình

Qua việc làm việc, thảo luận hợp tác với nhau mỗi người có thể phát huy
được khả năng tiềm tàng của mình. Đồng thời cũng học hỏi được những kiến
thức, kỹ năng, thái độ, cách ứng xử của các thành viên khác.
-

Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công

việc.


Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên
bổ trợ cho nhau.


-

Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung

gian nên linh hoạt hơn.
Nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm
của các cá nhân bổ trợ cho nhau, tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân
trong công tác chuyên môn và cả ngoài chuyên môn.
Chính vì những lợi ích trên, sinh viên chúng ta tận dụng những ưu thế của
mình trong làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả nghiên cứu và học tập cao
nhất.
Ưu thế của sinh viên Học viện tài chính trong làm việc nhóm
Thứ nhất, thể lực tốt
Sinh viên là những người trẻ có sức khỏe tốt tạo điều kiện để tham gia
các hoạt động nhóm, chịu được những áp lực công việc do nhóm tạo ra.
Thứ hai, trí lực tốt.
Sinh viên có khả năng tiếp thu tốt, nhanh nhạy với kiến thức, có tinh
thần ham học học thích khám phá những cái mới, giúp cho công việc của
nhóm được giải quyết đúng đắn hơn.
Thứ ba, sinh viên năng động sôi nổi, dễ thích nghi, hòa đồng.
Sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Tài chính nói riêng đều là
những người trẻ năng động, thích tham gia các chương trình hoạt động ngoại
khó, giúp không khí làm việc nhóm sôi nổi, hoạt động nhóm linh hoạt.
Ngoài ra sinh viên rất hòa đồng, thích kết giao bạn bè giúp mở rộng
mối quan hệ trong nhóm, gắn kết các thành viên góp phần hoàn thành tốt
mục tiêu chung của nhóm.



Thứ tư, nhà trường và thầy cô đã quan tâm đến việc dạy và học theo
hình thức làm việc nhóm.
Các thầy cô đã kết hợp các bài tập nhóm trong bài giảng giúp sinh viên
tiếp thu kiến thức một cách chủ động và sâu sắc hơn.
Thứ năm, sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ cao.
Việc này giúp cho công việc không chỉ giảm đi đáng kể mà lượng
thông tin cũng phong phú đa dạng hơn.
Tuy nhiên, làm việc theo nhóm của sinh viên chưa thực sự hiệu quả
Thực trạng yếu kém trong làm việc nhóm của sinh viên Học viện Tài
chính hiện nay:
Thứ nhất, nội bộ nhóm lục đục chia rẽ.
Sinh viên thiếu kinh nghiệm, thích khẳng định mình và cái tôi cá nhân
lớn. Điều này gây cản trở trong việc thảo luận nhóm, chia rẽ nội bộ.
Mọi người thường thích làm việc với những người mình thân quen, có
cùng quan điểm. Chính tâm lý chung này cũng khiến cho nhóm bị chia bè
chia phái,bất đồng quan điểm.
Thứ hai, một bộ phận sinh viên khó hòa nhập, thích làm việc độc lập.
Những sinh viên này tách mình khỏi nhóm, nếu gặp vấn đề không giải
quyết được sẽ tự mình làm mà không nhờ đến sự trợ giúp cả nhóm. Điều này
khiến công việc nhóm ngừng trệ thậm chí còn đi sai hướng.
Thứ ba, một số thành viên trong nhóm thiếu trách nhiệm trong công
việc của nhóm
Do chưa hiểu hết được vai trò và tầm quan trọng của làm việc theo
nhóm nên có thái độ thiếu nghiêm túc, thiếu trách nhiệm. Biểu hiện như: hay


đi họp muộn, vắng mặt, đi họp chỉ đồng ý cho qua loa không có ý kiến xây
dựng, nộp bài muộn, ỷ lại vào người khác, đùn đẩy trách nhiệm,...

Thứ tư, không dám nói lên ý kiến riêng của bản thân
Sinh viên vì kiêng nể các mối quan hệ, sợ mất lòng bạn bè mà không
dám nói ra ý kiến, suy nghĩ của mình.
Thứ năm, nhà trường và thầy cô khuyến khích sinh viên hoạt động
theo nhóm nhưng yêu cầu vẫn còn chung chung khiến nhóm khó xác định
được phương hướng, phương pháp thực hiện.
Giải pháp giải quyết thực trạng yếu kém trong làm việc nhóm:
Thứ nhất, đối với sinh viên:
-

Nhận thức rõ vai trò và lợi ích của việc học tập, nghiên cứu và làm việc
nhóm để có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trong các công việc được

-

nhóm giao.
Cởi mở, làm quen, thường xuyên liên lạc với các thành viên trong nhóm.
Nếu có việc gì khó mà bản thân tự thấy không thể làm được hãy nhờ đến

-

sự trợ giúp của nhóm.
Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến góp ý của các thành viên trong nhóm.

-

Gạt bỏ cái tôi cá nhân, đem lợi ích của nhóm lên hàng đầu.
Không nên quá e ngại khi đưa ra những ý kiến đối lập. Việc đưa ra nhiều ý
kiến trái chiều sẽ giúp làm rõ bản chất và quy luật của sự việc khiến cho


-

việc nghiên cứu và học tập của nhóm hiệu quả hơn.
Giảm thiểu xung đột nhóm. Không phải vì đưa ra những ý kiến cá nhân
mà gây ra xung đột mất đoàn kết trong nhóm. Các thành viên phải lắng

-

nghe, thảo luận để đưa ra được phương án tốt nhất.
Lựa chọn ra người trưởng nhóm có thể dẫn dắt và gắn kết các thành viên
trong nhóm.


Thứ hai, đối với nhà trường, giảng viên:
-

Tạo thêm nhiều hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi đề tài nghiên cứu để

-

rèn luyện ký năng làm việc nhóm của sinh viên.
Các giảng viên cần hướng dẫn cặn kẽ các yêu cầu, phương hướng, các chỉ
tiêu đánh giá hoạt động nhóm để sinh viên có phương hướng, muc tiêu rõ
ràng khi nghiên cứu và làm việc nhóm.

Trên thế giới không ai hoàn hảo về mọi mặt hay có thể một mình hoàn thành
mọi việc,do đó chúng ta phải tập hợp thành một nhóm. Khi chúng ta làm
việc nhóm, các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời mỗi cá nhân có cơ
hội phát huy khả năng cá nhân, giúp cho công việc đạt hiệu suất cao hơn rất
nhiều.


Tài liệu tham khảo:
1) Công trình: “ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN” dự thi Giải thưởng “SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” năm 2008- trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2) “ Để sinh viên học tập và làm việc nhóm hiệu quả nhất” của tác giả
Nguyễn Thị Diệu - CQ45/01.03- HVTC.
3) “ Làm việc nhóm” của tác giả Dương Thị Phương Anh -Khóa 52 – Lớp
Anh 26 CTTT KTĐN- Đại học Ngoại thương.



×