Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

diễn án hình sự vị đắng của ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.7 KB, 22 trang )

NHÓM 5:
Ngày diễn:
Chủ đề: Diễn án hình sự.
DANH SÁCH THAM GIA DIỄN

STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Lê Thị Phượng
Vàng A Pó
Trần Anh Quang
Lê Thị Quỳnh
Tòng Thị Sinh

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17


18
19
20

Nguyễn Trường Sơn
Trương Thị Thanh
Lê Nhật Thành
Tống Tiến Thành
Khúc Thị Thanh Thảo
Đào Văn Thiện
Đàm Đức Thịnh
Hoàng Thị Hồng Thơm
Ngô Thị Thơm
Lê Thị Thu
Nguyễn Ngọc Thủy
Nguyễn Thị Anh Thư
Nguyễn Minh Hà Tiên
Nguyễn Quốc Toản
Nguyễn Thị Thu Trà

Vai diễn
Kiểm sát viên
Hàng xóm ( người làm chứng)
Luật sư
Vợ bị cáo (người làm chứng)
Mẹ của người bị hại ( đại diện hợp
pháp của người bị hại)
Cảnh sát
Hội thẩm nhân dân
Người bị hại ( Đào Nhật Thành)

Hội thẩm nhân dân
Biên kịch
Bị cáo (người chủ mưu)
Thẩm phán
Hội thẩm nhân nhân
Chủ tọa phiên tòa
Thư kí
Quay phim
Cảnh sát
Biên kịch
Bị Cáo ( người trực tiếp giết)
Biên kịch


THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA
Cảnh sát tư pháp
Dẫn giải các bị cáo đến ngồi ghế xếp sẵn phía sau vành móng ngựa và trực tiếp
bảo vệ phiên tòa
Thư kí phiên tòa
- Mời mọi người tham sự phiên Tòa còn ở bên ngoài vào phòng xử án để
chuẩn bị làm việc;
- Yêu cầu những người được Tòa án triệu tập xuất trình giấy tờ tại bàn thư
kí;
- Yêu cầu mọi người trong phòng xử án giữ trật tự, sau đây tôi sẽ phổ biến
nội quy phiên tòa – yêu cầu mọi người chú ý lắng nghe:
NỘI QUY PHIÊN TÒA
1. Trong phòng xử án mọi người phải tuyệt đối tuân theo sự điều khiển của
chủ tọa phiên tòa, không hút thuốc, không nói chuyện, không đội nón,
không đi lại; khi khai mặc phiên tòa và tuyên án mọi người phải đứng
dậy.

2. Đương sự, người làm chứng, các cơ quan đoàn thể đến phiên tòa phải
xuất trình giấy tờ tại bàn thư kí và nghe theo sự hướng dẫn của người bảo
vệ trật tự hoặc thư kí phiên tòa.
3. Cách xưng hô: Đối với người phạm tội xưng là bị cáo, đối với các đương
sự xưng là tôi và gọi HĐXX là quý tòa, khi trả lời phải đứng dậy và trả
lời đúng trọng tâm câu hỏi.
4. Đương sự và tất cả mọi người trong phòng xử án phải để điện thoại di
động ở chế độ rung.
5. Cấm mang vũ khí vào phòng xử án, trừ các đồng chí làm công tác bảo vệ.
6. Trong phòng xử án – người nhà của bị cáo không được tiếp xúc hay gửi
quà cho bị cáo.
7. Mọi người cần tự giác chấp hành nội quy phiên tòa. Ai vi phạm thì có thể
mời ra khỏi phòng xử án; trường hợp gây rối trật tự thì sẽ bị xử lí theo
quy định của pháp luật.
Yêu cầu mọi người đứng lên – mời HĐXX vào phòng xử án.


*Chủ tọa phiên tòa:
(+ Trước khi vào phòng xử án: sắp xếp vị trí ngồi làm việc cho mọi
người trong HĐXX
+ Sau khi vào phòng xử án:
Chủ tọa đứng nghiêm nói: “ Hôm nay ngày 28/9/2016 , tại Tòa án
ND thành phố Hà Nội, tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình
sự về tội giết người.Thay mặt HĐXX tôi tuyên bố khai mạc phiên
tòa.Mời mọi người ngồi xuống, bị cáo đứng tại chỗ.
( chủ tọa đứng thông qua quyết định)
------------------------------------------------------------TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 99/2012/HSST-QĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ vào các điều 39,176,178, Bộ luật Tố tụng hình sự,
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm đã thu lí số
39/2009/HSST ngày 28/9/2016
QUYẾT ĐỊNH
I.
1.
2.
-

II.

Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo:
Nguyễn Quốc Toản – sinh 28/12/1978
ĐKNKTT: số 16 – An Đào – Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Nghề nghiệp: Nông dân
Bị cáo bị viện kiểm sát nhân dân tp. Hà Nội truy tố về tội giết người theo
khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự.
Đào Văn Thiện – sinh 1/1/1952
Nghề nghiệp: Giáo viên nghỉ hưu
ĐKNKTT: số 17 – An Đào – Tt. Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Bị viện kiểm sát nhân dân tp. Hà Nội truy tố về tội giết người theo quy
định tại khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự.

Những người tham gia tố tụng:
• Đại diện hợp pháp của người bị hại:
Bà Tòng Thị Sinh – sinh năm 1962


ĐKNKTT: số 17 – An Đào – t.t Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội.
• Những người làm chứng:
1. Bà Lê Thị Quỳnh ĐKNK tại số 16 – An Đào – tt. Trâu Quỳ - Gia
Lâm – Hà Nội
2. Ông Vàng A Pó ĐKNK tại số 18 – An Đào – tt. Trâu Quỳ - Gia
Lâm – Hà Nội
• Người bào chữa cho các bị cáo:
Luật sư Trần Anh Quang văn phòng luật sư Trần Anh và cộng sự đoàn
luật sư thành phố Hà Nội.
Tòa án nhân dân tp. Hà Nội Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Ngô Thị Thơm
đã kí. Cho bị cáo ngồi xuống.
Hôm nay Tòa án nhân dân tp. Hà Nội tiến hành xét xử 2 bị cáo bị Viện
kiểm sát nhân dân tp. Hà Nội truy tố. Đó là bị cáo Nguyễn Quốc Toản và
bị cáo Đào Văn Thiện.Vì lí do sức khỏe bị cáo Đào Văn Thiện không đủ
sức khỏe để tham gia phiên tòa. Theo thông báo của bệnh viện bộ công
an, bị cáo Đào Văn Thiện hiện đang phải mổ cố định lại xương đùi.
Trước đó phiên tòa đã phải hoãn lại 2 lần vì lí do sức khỏe cảu bị cáo Đào
Văn Thiện. Tuy nhiên các lời khai cảu bị cáo Đào Văn Thiện đã rõ ràng
và có đầy đủ trong hồ sơ vụ án. Không ai có ý kiến gì về phần thủ tục
phiên tòa tôi tuyên bố kết thúc phần thủ tục chuyển sang phần xét hỏi.
Đề nghị đại diện VKS công bố bản cáo trạng.Bị cáo đứng dậy.

*Viện kiểm sát (VKS):
Cáo trạng viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tp. Hà Nội, Căn cứ các điều
36, 166, 167 luật tố tụng hình sự; căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự

số 406 ngày 8/4/2016 của cơ quan cảnh sát điều tra công an tp. Hà Nội
về tội giết người theo khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự. Căn cứ các quyết
định khởi tố bị can số 530 QDKT ngày 8/4/20016 và quyết định khởi tố
bị can số 531 QDKT ngày 8/4/2016 của cơ quan cảnh sat điều 1, điều 93
bộ luật hình sự. Trên cơ sở kết quả điều tra xác định như sau: (video)
Vì các lẽ trên quyết định truy tố bị can Nguyễn Quốc Toản và Đào Văn
Thiện có lí lịch nêu trên ra trước TAND tp. Hà Nội để xét xử về tội giết
người theo khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự. Kèm theo cáo trạng là toàn
bộ hồ sơ vụ án gồm 184, bút lục được đánh số từ 01 đến 184. Trên đây là


toàn bộ nội dung bản cáo trạng của VKS nhân dân tp. Hà Nội.Đề nghị hội
đồng xét xử tiếp tục làm việc.
*Chủ tọa phiên tòa:
Bị cáo đã nghe rõ nội dung bản cáo trạng mà vị đại diện VKS vừa thông
bố hay chưa?
*Bị cáo: Bị cáo đã nghe rõ
*Chủ tọa phiên tòa:
Bị cáo có quan hệ như thế nào với người bị hại Đào Nhật Thành và bị cáo
Đào Văn Thiện.
*Bị cáo:
Thưa HĐXX bị cáo là hàng xóm ở cùng thôn với bố con ôngĐào Văn
Thiện. Ông Đào Văn Thiện có con tên Đào Nhật Thành bị nghiện nặng.
Ông ấy đã cai cho Thành nhưng ko được nên đã nhờ bị cáo giết Thành ạ.
*Chủ tọa phiên tòa:
Bị cáo hãy khai rõ việc bị cáo Đào Văn Thiện nhờ giết anh Thành như thế
nào?
*Bị cáo:
Ngày 5/4/2016 ông ấy có đến nhà bị cáo nhờ bị cáo giết Thành. Ông ấy
bảo ông ấy muốn giải thoát cho nó và giải thoát cho vợ chồng ông ấy

khỏi một gánh nặng gì đó ạ. Đại khái, ông ấy nói rất văn hoa và cứ khóc
suốt nên mãi về sau bị cáo mới hiểu ý của ông ấy ạ. Ông ấy bảo nếu mà
làm được như vậy thì ông ấy sẽ cho bị cáo 10 triệu đồng để uống rượu và
còn bày cách cho bị cáo rất kín đáo mà không bị ai phát hiện.
*Chủ tọa:
Bị cáo Đào Văn Thiện đã bày cách cho bị cáo giết Thành như thế nào?
*Bị cáo:
Ông ấy bảo cứ hẹn Thành sang nhà chơi để uống rượu, sau đó chờ khi
rượu ngấm rồi thì ra tay siết cổ Thành cho đến chết, rồi la lên là Thành bị


sốc thuốc và đến cửa nhà bị cáo thì gục. Sau đó, ông Thiện sẽ xuất hiện
và đưa Thành về nhà làm mai cho Thành là xong ạ.
*Chủ tọa:
Bị cáo hãy trình bày lại toàn bộ sự việc xảy ra vào ngày 7/4/2016
*Bị cáo:
Bị cáo đã gọi điện và hẹn Thành sang nhà từ mấy hôm trước; vì bị cáo và
Thành cũng có quan hệ với nhau nên hay ngồi với nhau. 3 giờ chiều ngày
7/4/2016, Thành có sang và ngồi uống rượu nếp cẩm. Thành không uống
được nhưng đã bị bị cáo ép bắt Thành tự đổ vào mồm khoảng 5 chén
rượu thì Thành ngã vật ra. Sau đó bị cáo lấy thắt lưng siết cổ Thành. Khi
vừa làm xong thì vợ bị cáo và bà Sinh chạy vào và la lên. Sau đó, bị cáo
bị bắt ạ.
*Chủ tọa:
Khi bị cáo giết Thành thì bị cáo Thiện lúc đó ở đâu?
*Bị cáo:
Khi đó ông ấy ở trên tầng 2 nhà bị cáo ạ.
*Chủ tọa:
Thắt lưng mà bị cáo dùng để siết cổ anh Thành là của ai? Và cái thắt lưng
đó có kích cỡ như thế nào?

*Bị cáo:
Thắt lưng đó là của con gái bị cáo, bằng giả da màu đen rộng khoảng 3cm
*Chủ tọa:
Tại sao bị cáo lại nhận lờ với bị cáo Thiện để mà sát hại anh Thành
*Bị cáo:
Vì Thành nghiện ma túy phá gia chi tử. Cái gì nó cũng trộm cắp cảu làng.
Cũng giống như bị cáo nghiện rượu làm khổ cả nhà cả họ. Hơn thế nữa bị
cáo thấy ông Thiện khẩn khoản nhờ quá nên cũng nể. Vả lại, bị cáo uống
rượu ăn quỵt nhiều quá nên cũng cần tiền trả nợ ạ.


*Chủ tọa:
Bị cáo đã thảo thuận với bị cáo Thiện nhận tiền trước hay là sau khi đã
giết anh Thành.
*Bị cáo:
Dạ, ông ấy đưa trước cho 5 triệu, còn 5 triệu trả sau, tổng cộng là 10 triệu
*Chủ tọa:
Cho bị cáo ngồi xuống. Tòa tiến hành hỏi người đại diện hợp pháp của
người bị hại. Mời bà Sinh đứng dậy.
( Người thân < bà Sinh vợ ông Thiện> đứng lên )
*Chủ tọa:
Bà biết việc chồng bà thuê bị cáo Toản giết anh Thành như thế nào?
*Bà Sinh:
Dạ, dạo này tôi thấy ông nhà tôi lạ lắm, tính nết cứ lẩn thẩn, thỉnh
thoảng lại cứ ôm cháu Thành vào lòng khóc. Tôi cũng linh cảm bởi vì từ
xưa tới nay không thấy ông ý có cái tính ấy bao giờ cả. 3h kém ngày 7/4,
cô Quỳnh là vợ của chú Toản có đi chợ qua nhà tôi. Khi gặp tôi, cô ấy
bảo: “ Cô ơi cháu thấy dạo này bố con ông Thiện cứ thì thụp với anh
Toản nhà cháu. Thái độ lạ lắm cô ạ. Hôm vừa rồi nhà cháu say rượu nhà
cháu nói: “ Thằng Thành mà chết á, ông mày phát tài, đố đứa nào còn chê

Toản này quỵt nở nữa”. Sau đấy, Quỳnh lại hỏi tôi: “ Thế thằng Thiện đi
đâu hả cô?” Tôi bảo: “ Ơ, tôi tưởng là nó sang nhà vợ chồng cháu uống
rượu thôi mà”. Quỳnh lại hỏi tôi tiếp: “ Thế ông Thiện đâu?”. Tôi bảo:
“Cô cũng chả biết ông ấy đâu, suốt chiều nay ấy”. Thế rồi tôi chột dạ: “
Thôi chết rồi Quỳnh ơi, cô với cháu về nhà cháu đi.”Nhưng về đến nhà
Quỳnh thì…
*Chủ tọa:
Bà Sinh hãy bình tĩnh. Bà có thể tiếp tục khai báo với tòa nữa hay không?
*Bà Sinh:
Dạ, được ạ.
*Chủ tọa:
Bà đã chứng kiến sự việc gì xảy ra tại nhà bị cáo Toản?
*Bà Sinh:


Khi tôi với cháu Quỳnh về đến cổng nhà thấy cửa khóa nhưng bên
trong nhà có ánh điện. Cháu Quỳnh bảo: “ cô ơi, không gõ cửa chính, cô
cháu mình vòng ra lối sau để đi vào nhà. Cháu Quỳnh lật cửa sổ phòng
khách lên thì thấy Toản đang siết cổ thằng Thành và cháu Thành thì lịm
đi. Tôi hô lên và tôi cũng ko biết thế nào mình vào được nhà nữa. Sau đấy
thì tôi thấy chồng tôi lăn từ trên tầng 2 xuống đất.
*Chủ tọa:
Bà có biết tại sao chồng bà lại có mặt tại nhà bị cáo Toản lúc đó
không, và tại sao lại bị ngã từ trên tầng 2 xuống?
*Bà Sinh:
Dạ, đúng như cháu Toản đã trình bày trước tòa, ông nhà tôi biết
được tính của cháu là nghiện rượu cho nên bất cứ ai muốn làm gì đưa tiền
cho Toản và Toản đều là hết. Cho nên, ông đã nhờ Toản làm thay cho cái
việc mà ông không thể làm được. Sau khi Toản nhận lời thì ông bày cho
cách Toản chuốc rượu cháu Thành sau đó lấy dây siết cổ cháu Thành.

Một mặt thì ông ý lên tầng 2 đứng ở đấy để nấp. Khi tòa giết Thành xong
thì ông ấy sẽ xuống và lôi xác Thành về nhà để mai táng và nói rằng
Thành chết vì sốc thuốc. Nhưng mà đến khi ông ấy nhìn thấy Toản giết
Thành thì ông ấy cũng sốc. Và khi chứng kiến cảnh vợ vật vã bên thi thể
con mình thì ông không chịu được và ông ngã lăn xuống đất.
*Chủ tọa:
Bà hãy cho biết hiện tại sức khỏe của chồng bà, tức bị cáo Thiện hôm nay
như thế nào?
*Bà Sinh:
Ông ấy đã bị gãy xương đùi, gãy 2 xương sườn, và gãy xương
chậu. Bản thân ông ấy lại bị tiểu đường. Nhưng bác sĩ bảo vẫn phải mổ
để lắp ghép lại xương mà không biết có được hay không. Ông ấy lại còn
bị tiền sử về tai biến mạch máu não bởi vì cháu Thành đã nhiều lần làm
ông tức giận và tăng xông.
*Chủ tọa:
Mời bà ngồi xuống. Mời các vị thẩm phán và các vị hội thẩm tiến hành
xét hỏi.
*Thẩm phán:
Tòa mời người làm chứng. Mời chị Lê Thị Quỳnh đứng dậy.
( Quỳnh đứng dậy)
*Thẩm phán:
Chị cho biết vì sao chị phát hiện bị cáo Toản sát hại anh Thành


*Chị Quỳnh:
Dạ thưa tòa, chồng tôi bị nghiện rượu. Cứ tiền uống rượu thì việc
gì anh ấy cũng làm. Có mấy lần, anh ấy đốt nhà rồi đánh người người
thuê, bị công an xử phạt mấy lần. Vừa rồi, tôi thấy ông Thiện là người
hiền lành tử tế mà cứ sang thậm thụt với chồng tôi, nên tôi đã sinh nghi.
Hôm trước anh ấy uống rượu về mắng chửi tôi, anh ấy lại bảo khi nào

thằng Thành chết thì anh ấy tha hồ có tiền uống rượu. Tôi mới chột dạ hỏi
tại sao thằng Thành chết nhưng anh ấy không nói. Buổi trưa hôm ấy tôi đi
chợ mà lòng như lửa đốt. Tôi với bà Sinh chạy tới nhà tôi nhưng đã quá
muộn.
*Thẩm phán:
Chị và bà Sinh đã vào nhà bằng cách nào?
*Chị Quỳnh:
Chúng tôi đến cổng thì thấy cổng chính khóa mà bên trong vẫn có
điện, bà Sinh thì gọi cửa nhưng tôi giật lại và kéo bà ấy đi bằng cửa phụ
từ vườn rau vào nhà.Nhưng mà cửa trong khóa, tôi chạy lại cửa sổ thì
thấy nhà tôi đang siết cổ anh Thành. Tôi la lên và chạy ra lối cửa chính,
giật tung cửa và chạy vào nhà.
*Thẩm phán:
Chị có ý kiến về việc ông Thiện ngã ở cầu thang nhà chị không?
*Chị Quỳnh:
Dạ, có ạ. Lúc ấy, tôi thấy có tiếng ú ớ và nhìn lên thì thấy ông Thiện lăn
mấy vòng xuống đất.
*Thẩm phán:
Mời chị ngồi xuống. Tại sao bị cáo lại thực hiện vụ giết anh Thành vào
ngày 7/8/2016
*Bị cáo:
Vì lúc đó vợ tôi đi chợ chưa về, con gái tôi đi học lúc 5 giờ mới về.
Còn hàng xóm thì người ta cũng đi làm rất vắng vẻ.Hơn nữa mọi việc làm
như thế nào, làm lúc nào, thì do ông Thiện nghĩ ra và bảo tôi làm sao thì
tôi làm vậy.Ông ấy chỉ bảo tôi hái mấy quả ổi xanh, 1 cút rượu và 1 chiêc
dây dù.Tôi bảo mấy quả ổi xanh và cút rượu thì tôi sẵn có đây còn dây dù
thì tôi phải tìm đã.Ông ấy bảo nếu không có dây dù thì lấy thắt lưng hay
cái dây gì cũng được.
*Thẩm phán:
Bị cáo siết cổ người bị hại trong tư thế như thế nào?

*Bị cáo:


Khi Thành ngã vật ra nằm ngửa trên chiếu tôi lấy thắt lưng siết lại, tôi
quỳ xuống đưa dây lưng qua cổ Thành đang nằm siết thật mạnh.
*Thẩm phán:
Khi đó người bị hại có chống cự không?
*Bị cáo:
Có. Nhưng rất yếu ớt, bởi vì Thành đã nghiện gần 10 năm nay rồi,
người cứ như cái thây ma lại không uống được rượu, nên khi bị ép uống
đã gục ra, người cứ đơ ra.
*Chủ tọa:
Bị cáo cảm thấy như thế nào sau khi thực hiện việc sát hại anh Thành?
*Bị cáo:
Bị cáo cảm thấy rất hối hận.Vì tham tiền nên đã hại cậu ấy.
*Chủ tọa:
Sau khi sự việc xảy ra, bị cáo có bồi thường gì cho gia đình người bị hại
không?
*Bị cáo:
Dạ, bà Sinh không yêu cầu gì. Nhưng vợ bị cáo đã mang một ít tiền
sang để bà ấy làm ma chay và thuốc mem cho ông Thiện ạ.
*Chủ tọa:
Cho bị cáo ngồi xuống.Tòa tiến hành hỏi người làm chứng.Mời
ông Pó đứng dậy.Ông có quan hệ như thế nào với cái bị cáo và người bị
hại?
*Ông Pó:
Ông Thiện là người hàng xóm nhà tôi.Trước khi ông đi miền núi,
ông ấy đã dạy học các con tôi.Ông là người đứng đắn, nhưng có con bị
nghiện nên ông đã chán nản mà về hưu.Còn anh Toản là người nát rượu ở
làng, suốt ngày say khướt đánh chửi vợ con. Anh ấy là hàng xóm sát vách

nhà tôi.
*Chủ tọa:
Ông có nhìn thấy bị cáo Toản siết cổ người bị hại không?
*Ông Pó:
Khi tôi chạy sang thì thấy anh Thành không động đậy gì cả mà chỉ thấy
bà Sinh kêu lên và khóc thảm thiết, và ông Thiện thì ngã lăn ra từ tầng 2
xuống đất.
*Chủ tọa:
Mời ông ngồi xuống.
*Hội thẩm nhân dân:


Tòa hỏi người đại diện hợp pháp của người bị hại.Mời bà Sinh đứng dậy.
Anh Thành bị nghiện từ bao giờ? Gia đình đã áp dụng những biện pháp gì
để cai nghiện cho anh Thành?
*Bà Sinh:
Thưa quý tòa, cháu Thành bị nghiện từ năm 2006.Gia đình chúng
tôi đã dùng rất nhiều biện pháp nhưng rồi cuối cùng cháu vẫn bị tái
nghiện lại.Bao nhiêu của cải teong gia đình cháu đều đem bán hết.Gia
đình chúng tôi cũng rất kiên quyết đối với cháu.Ngược lại, bản thân cháu
cũng đã hứa rất nhiều lần, thậm chí cháu còn chặt đứt cả ngón chân
út.Nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy.Chúng tôi đã tìm đủ mọi phương
pháp; nào là đưa cháu về quê, đưa cháu ra đảo, đưa cháu lên rừng; kể cả
là xích rồi đóng củi nhốt cháu lại.Nhưng cháu vẫn cứ bị khuất phục bởi
cái… cái… cái… sức mạnh của ma túy.Cho đến 2 năm nay thì chúng tôi
mòn mỏi và bất lực quá rồi.Chúng tôi đành buông xuôi bỏ mặc cho cháu
muốn làm gì thì làm.
*Hội thẩm nhân dân:
Quan hệ giữa bị Thiện và anh Thành như thế nào?
*Bà Sinh:

Ông Thiện nhà tôi yêu con và đau con hơn ai hết. Mỗi khi tuyệt
vọng cháu Thành đều xin bố mẹ tha thứ. Và cháu có nói với chúng tôi
rằng: “ Bố mẹ ơi, bố mẹ cứ giết chết con đi con cũng vui lòng.” Những
lúc ấy, ông Thiện nhà tôi chỉ có gạt nước mắt, và ông bỏ đi.Tôi cũng
không nghĩ rằng ông có đủ khả năng để làm cái việc ấy.Tôi cắn rơm cắn
cỏ lạy quý tòa.Một bên là chồng, một bên là con, xin quý tòa hãy thương
lấy chồng tôi.Ông ấy vạn bất đắc dĩ phải làm cái việc như vậy. Con tôi đã
chết, đó là một sự giải thoát nó. Nhưng còn chồng tôi, ai sẽ giải thoát cho
chồng tôi bây giờ.
*Hội thẩm nhân dân:
Tòa đề nghỉ người đại diện hợp pháp cho người bị hại phải bình tĩnh.
*Chủ tọa:
Bà có biết về kế hoạch giết cháu Thành của chồng bà không?
*Bà Sinh:
Tôi không biết ạ. Tôi chỉ thấy ông ấy thà thì thụp gặp cháu Toản,
có lúc lại gọi điện cho cháu Toản.Những lúc như thế, tôi hỏi ông ấy,
nhưng ông ấy không nói gì.Cho nên, tôi cũng không ngờ, sự việc lại xảy
ra nông nỗi như thế này.
*Chủ tọa:


Bà có yêu cầu bị cáo Toản thực hiện việc bồi thường gì không?
*Bà Sinh:
Dạ, không ạ. Cháu Toản đây làm là do chồng tôi nhờ cho nên cháu
Toản chỉ là công cụ thôi.Cho nên kính mong quý tòa giảm nhẹ cho cháu.
*Chủ tọa:
Mời bà ngồi xuống. Đề nghị vị đại diện viện kiểm sát tiến hành xét hỏi.
*Đại diện VKS:
Kiểm sát viên đề nghị hỏi bị cáo Toản.
*Chủ tọa:

Bị cáo đứng dậy.
*Đại diện VKS:
Bị cáo Thiện đã đưa cho bị cáo bao nhiêu tiền.
*Bị cáo:
Dạ, ông Thiện đã đưa cho tôi 5 triệu đồng và một bọc giấy màu
nâu vào trưa ngày 7/4.Ông ấy bảo sau này sẽ vay mượn tiếp để đưa tôi.
Tôi nghĩ ông ấy là người đứng đắn nên đã đồng ý. Nhưng bị cáo vừa cất
tiền vào tủ chưa kịp làm gì thì đã bị công an khám nhà và thu rồi ạ.
*Đại diện VKS:
Kiểm sát viên không hỏi gì thêm.
*Chủ tọa:
Cho bị cáo ngồi xuống.Đề nghị vị luật sư tham gia xét hỏi.
*Luật sư:
Bà cho hội đồng xét xử biết, trước sự việc ngày 7/4/2016, tình hình cai
nghiện của anh Đào Nhật Thành như thế nào?

*Bà Sinh:
Dạ, cháu không có tiến triển gì ạ. Mấy hôm trước dòng họ Đào
định xây dựng mộ cho bố mẹ chồng tôi bởi vì vợ chồng tôi không có tiền,
chồng tôi rất là cảm kích nhưng ông cũng cảm thấy xấu hổ và nhục
nhã.Nhưng gạch vừa mới mua về tập kết tại nghĩa trang dòng họ thì cháu
Thành đã lấy đi và bán lấy tiền hút chích. Ông nhà tôi tức quá bị tăng
xông phải vào viện cấp cứu ạ.
*Luật sư:
Thường thì anh Thành lấy tiền đâu để hút chích?
*Bà Sinh:


Dạ thưa, cháu thường trộm cắp vặt ở trong xóm và xin học trò của
ông Thiện.Tôi cứ giấu ông Thiện để cho cháu lấy cắp đồ đạc cảu gia đình

bán đi.
*Luật sư:
Sức khỏe của ông Thiện trong những năm gần đây như thế nào?
*Bà Sinh:
Tôi cũng không biết là ông ấy còn sống được bao lâu nữa.Ông ấy
bị tiểu đường mà không có tiền để mua thuốc.Bảo hiểm thì vẫn chưa
chuyển được từ trường về quê. Hôm cháu mất ông ngã gãy xương nhưng
bác sĩ làm ăn vô trách nhiệm cho nên cứ bó đi bó lại nhiều lần không
được, cho đến bây giờ không biết là với sức khỏe như thế thì mổ được
hay không.
*Luật sư:
Ông Thiện có nói cho bà biết lí do vì sao ông Thiện nhờ người chấm dứt
cuộc sống của anh Thành không?
*Bà Sinh:
Ông ấy nói với tôi nhiều lần rồi là ông ấy không đủ cam đảm để
làm cái việc giải thoát cuộc sống cho cháu như thế.Đã quá đau khổ rồi,
ma túy đã giết chết con tôi chứ không phải ông ấy.Mà ma túy đã hại cả
ông ấy rồi còn hại cả tôi nữa.
*Chủ tọa:
Tòa mời bà ngồi xuống.Vị đại diện VKS vị luật sư có ai cần hỏi
thêm bị cáo và những người tham gia tố tụng về vấn đề gì nữa hay
không?
*VKS:
Kiểm sát viên khoonng hỏi gì thêm.
*Luật sư:
Luật sư không hỏi gì thêm.Đề nghị hội đồng xét xử tiếp tục làm việc.
*Chủ tọa:
Những người tham gia tố tụng có ai đề nghị hội đồng xét xử hỏi
thêm về vấn gì của vụ án nữa hay không?(ngừng…) Nếu như không ai
hỏi gì thêm cũng không ai đề nghị hội đồng xét xử hỏi thêm về vấn đề gì

của vụ án, tôi tuyên bố, kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh
luận. Đề nghị vị đại diện VKS trình bày lời luận tội.Bị cáo đứng dậy.
------------------------------------------------------------


*VKS:
Thưa HĐXX, thưa toàn thể quý vị. Tại phiên tòa hôm nay bị cáo
Thiện vắng mặt nhưng đã có đủ lời khai tại cơ quan điều tra. Bị cáo Toản
thừa nhận hành vi phạm tội của mình, lời nhận tội của các bị cáo phù hợp
với các chứng cứ khác trong vụ án. Qua đó cho thấy, bị cáo Thiện vì
muốn chấm dứt cuộc sống của con trai mình là Đào Nhật Thành, nên đã
thuê bị cáo Toản 10 triệu đồng để Toản sát hại Thành. Theo kế hoạch của
bị cáo Thiện, bị cáo Toản đã rủ Thành đến nhà bị cáo Toản uống rượu.
Sau khi Thành uống say, bị cáo Toản dùng dây lưng siết cổ Thành cho
đến chết. Mặc dù bà Sinh và chị Quỳnh là vợ của 2 bị cáo sớm đã phát
hiện ra sự việc nhưng không kịp ngăn cản hành vi của Toản. Bà Sinh và
chị Quỳnh đã bắt quả tang Toản đang siết cổ Thành và chứng kiến bị cáo
Thiện ngã xuống từ tầng 2 nhà Toản. Bị cáo Thiện khai đã đứng sẵn trong
nhà Toản, để đợi khi Toản sát hại Thành xong sẽ đưa Thành về nhà và
nói là Thành bị sốc thuốc chết ở nhà Toản. Khám nhà bị cáo Toản cơ
quan điều tra đã thu được bọc tiền 5 triệu đồng gói trong túi giấy màu nâu
là số tiền 2 bị cáo khai là tiền tạm ứng bị cáo Thiện đưa trước cho bị báo
Toản để thuê giết Thành. Số tiền 5 triệu đồng còn lại bị cáo Thiện sẽ vay
mượn để đưa tiếp cho Toản sau này. Lời khai cua các bị cáo là phù hợp
với vật chứng thu được tai hiện trường là một thắt lưng giả da màu đen
khổ rộng 3cm với dấu vân tay thu được qua giám định kĩ thuật hình sự
khẳng định là của bị cáo Toản. Kết luận pháp y số 897 GDPI ngày
8/4/2016 của tổ chức giám định pháp y cũng phù hợp với các chứng cứ
trong biên bản khám nghiệm tử thi về nguyên nhân tử vong của Đào Nhật
Thành; như rãnh hằn trên cổ màu nâu xám khô cứng, chiều rộng từng

rãnh tương ứng với kích thước 3 cm chảy máu ở trước da dưới da liên kết
và cơ vùng các xương móng, sụn, thanh quản chảy máu dưới màng mô
phổi. Như vậy, có đủ căn cứ để kết luận bị cáo Toản đã nhận tiền của bị
cáo Thiện, tước đoạt tính mạng của Đào Nhật Thành. Số tiền thuê giết
người là 10 triệu đồng nhưng bị cáo Thiện mới đưa được 5 triệu đồng.
Các bị cáo đã phạm tội giết người theo điểm M, khoản 1, Điều 93 bộ luật
hình sự: giết người thuê hoặc thuê giết người. Về vai trò của từng bị cáo
trong vụ án; bị cáo Thiện,t uy không trực tiếp ra tay bị cáo Toản, nhưng
bị cáo Thiện đã lên kế hoạch trực tiếp và lựa chọn thực hiện,thời gian địa
điểm và cách thức che giấu hành vi phạm tội. Bị cáo Toản là người trực
tiếp giết bị cáo Thành nhưng chỉ vì việc làm theo kế hoạch của bị cáo
Thiện và chỉ phải chuẩn bị công cụ phạm tội là một thắt lưng giả da màu


đen. Về động cơ phạm tội; đối với bị cáo Thiện, do những mâu thuẫn
giữa cha con, bị cáo Thiện đã chủ động giết chết chính con đẻ cảu mình.
Bị cáo Toản không thù oán gì với người bị hại, thậm chĩ còn chơi với
người bị hại, nhưng chỉ vì 10 triệu đồng để có tiền trả nợ và tiếp tục uống
rượu mà bị cáo Toản đã không hề do dự trong việc nhận lời bị cáo Thiện
giết Thành. Qua đó cho thấy hành vi của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã
hội, thể hiện mức độ độc ác tàn nhẫn trong hành vi của bị cáo. Tuy nhiên,
bị cáo Thiện là người chưa có tiền án tiền sự, là một giáo viên đã cống
hiến gần 30 năm cho sự nghiệp giáo dục, bị cáo phạm tội trong hoàn cảnh
cưỡng bách về tinh thần cho người bị hại là con trai bị cáo mắc nghiện
ma túy, thực hiện những hành vi sai trái. Bị cáo là người cha đã chứng
kiến những đau đớn về tinh thần và thể xác của con trai do ma túy gây ra
nên đã có ý nghĩ tiêu cực là chấm dứt cuộc sống cho con. Bị cáo đã suy
sụp về sức khỏe sau nhiều năm chống chọi với ma túy và đặc biệt là sau
khi Thành chết. Đại diện VKS cho rằng, đây là những tình tiết cần xem
xét khi quyết định hình phạt cho các bị cáo. Cũng như bị cáo Thiện, bị

cáo Toản sau khi phạm tội đã thành thật khai báo, ăn năn, hối cải, đã tự
nguyện thực hiện việc bồi thường dù đại diện hợp pháp của người bị hại
không yêu cầu và được đại diện hợp pháp cảu người bị hại xin giảm nhẹ.
Do đó, cần áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, quy định tại: điểm B,P Khoản
1 Điều 46: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả; Khoản 2, Điều 46 Bộ luật hình sự - về vấn đề dân sự, xét
thấy đại diện hợp pháp của người bị hại không yêu cầu các bị cáo thực
hiện việc bồi thường. Đai diện VKS cho rằng việc không yêu cầu bồi
thường là tự nguyện nên không đề cập đến. Số tiền 5 triệu đồng thu được
tại nhà bị cáo Toản là tài sản do phạm tội mà có sẽ bị xung công quỹ nhà
nước. Về vật chứng trong vụ án là 1 dây lưng giả da xét không còn giá trị
sử dụng, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên tịch thu tiêu hủy. Từ những
phân tích đánh giá nêu trên, VKS đề nghị HĐXX áp dụng điểm M,
Khoản 1, Điều 93, điểm B,P khoản 1 điều 46 đối với bị cáo Đào Văn
Thiện và Nguyễn Quốc Toản đề nghị phạt tù:
+ Bị cáo Đào Văn Thiện: 12-14 năm tù.
+ Bị cáo Nguyễn Quốc Toản: 14-16 năm tù.
Trên đây là quan điểm cảu VKS về hướng xử lí đối với vụ án.


*Chủ tọa:
Bị cáo đã nghe rõ lời luận tội mà đại diện VKS vừa trình bày chưa?
*Bị cáo:
Bị cáo đã nghe rõ.
*Chủ tọa:
Bị cáo Toản trong quá trình điều tra và trước khi xét xử mặc dù cơ
quan tiến hành tố tụng đã đã chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo. Tuy
nhiên, trước khi xét xử phiên tòa này bị cáo đã từ chối luật sư bào chữa.
Chính vì vậy, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình. Bị cáo đã rõ chưa?
*Bị cáo:

Bị cáo đã rõ.
*Chủ tọa:
Cho bị cáo ngồi. Mời vị luật sư bào chữa cho bị cáo Thiện.
*Luật sư:
Thưa quý vị đại diện VKS, thưa các quý vị có mặt trong phiên tòa.
Tôi là luật sư Trần Anh Quang thuộc văn phòng luật Trần Anh, với cộng
sự đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Tôi có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay
để bào chữa, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tôi là bị cáo
Đào Văn Thiện, được xét xử vắng mặt tại phiên tòa ngày hôm nay.
Kính thưa HĐXX, những tình tiết khách quan của vụ án đã được
làm rõ ràng trong phần xét hỏi tại phiên tòa. Tôi xin phép không nhắc lại.
Tuy nhiên có những tình tiết khác của vụ án cần phải làm rõ để xác định
đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội mà thân chủ tôi đã thực hiện. Vâng,
thưa các quý vị, thân chủ tôi, ông Đào Văn Thiện, một người cha bất
hạnh rất mực thương con, một người thầy rất mẫu mực mà đã chịu đựng
một cuộc sống địa ngục gần 10 năm nay, kể từ khi đứa con duy nhất cảu
2 vợ chồng ông vướng vào con đường ma túy. Thưa HĐXX, thưa quý vị
đai diện VKS, Đào Nhật Thành lớn lên trong hoàn cảnh cha đi công tác
dậy học ở huyện xa. Là con một được chiều chuộng nên đã vướng vào ma
túy. Biết tin con hư hỏng, thân chủ tôi, ông Đào Văn Thiện đã xin nghỉ


hưu để cai nghiện cho con. Ông Thiện và bà Sinh đã đưa con đi khắp nơi
tìm mọi cách để cai nghiện. Mỗi lần con thoát cơn nghiện là mỗi lần hi
vọng nhưng rồi lại thất vọng khi Thành lại tìm đến với ma túy. Trong
nhiều năm, Thành đã trộm cắp của hàng xóm rồi đi xin từng nhà học trò
của bố để có tiền mua thuốc hút. Tất cả các tài sản có giá trị trong nhà của
thân chủ tôi đã bị Thành dỡ đi đổi lấy tiền trích hút. Ông Thiện đã phải
xích con, đóng cũi nhốt con lại. Mỗi lần nhìn Thành vật vã van xin hứa
hẹn rồi quằn quại đau khổ, thân chủ tôi cũng đau đớn không kém vì cho

rằng những năm dạy học xa chính là là nguyên nhân dẫn tới con nghiện
ngập. Người thầy giáo hằng ngày chứng kiến cảnh con lê lết trong cũi sắt
sống không bằng con vật, lại không đành lòng mở cũi cho con. Ngày
23/3/2016, không còn gì trộm cắp để lấy tiền hút, Thành đã ra nghĩa trang
lấy chồng gạch mà dòng họ Đào đang chuẩn bị xây mộ cho ông bà của
Thành, một cái việc mà đáng ra ông Thiện phải làm nhưng không có tiền
để thực hiện. Lần này, thân chủ tôi đã suy sụp hẳn vì những việc làm của
đứa con duy nhất, đứa cháu đích tôn của dòng họ. Sau khi có tiền mau
thuốc, Thành lại trở về những lời hứa hẹn quen thuộc, nhưng chỉ đến khi
hết thuốc lại kêu gào chửi cha, oán mẹ, bắt đầu kiếp sống như loài súc
vật. Thân chủ tôi đã nghĩ ý nghĩa cuộc sống của con trai mình là gì và ý
nghĩ tìm đến cái chết của đứa con để giải thoát cho chính nó và cho cả
những người sinh thành ra nó. Thân chủ tôi đã rất dằn vặt đau khổ trong
quãng thời gian 10 năm, dằn vặt đau khổ hơn khi anh Thành đã chấm dứt
được cuộc sống. Nhưng rốt cuộc, chủ nhân tôi vẫn không giải thoát. Về
thể xác, những đau đớn của một việc gãy 1 xương đùi, 2 xương sườn
chính vào ngày 7/4/2016, và về tinh thần đó là những đau đớn ám ảnh
“chó sói không ăn thịt con” như một người cha 30 năm đứng trên bục
giảng dạy luân lí ở đời lại giết con mình. Những đau đớn đó còn hành hạ
thân chủ tôi hơn cả cái chết và hiện tại việc bó bột xương đùi không đạt
yêu cầu chuyên môn có nguy cơ phải mổ lại cái vết mổ trong khi thân chủ
tôi bị tiểu đường. Việc thực hiện một ca phẫu thuật gần như không thể
thực hiện do biến chứng của tiểu đường và nguy cơ tàm phế là điều khó
tránh khỏi. Chúng tôi kính mong HĐXX xem xét hoàn cảnh phạm tội,
bệnh tật và tình trạng sức khỏe hiện tại để miễn trách nhiệm hình sự cho
thân chủ tôi, đồng thời xem xét hoàn cảnh rất mực đáng thương của bà
Sinh, 1 người mẹ, 1 người vợ, đã quá đau khổ dằn vặt. Nếu có một bản án
quá nghiêm khắc đối với thân chủ của tôi, cũng có nghĩa là sự bất hạnh và
đau khổ lại tiếp tục dằng xé và tăng thêm đối với bà. Kính mong HĐXX



lưu tâm xem xét. Tôi xin chân trọng cảm ơn HĐXX, cảm ơn các quý vị
đã lưu tâm lắng nghe.
*Chủ tọa:
Bị cáo Toản đứng dậy.
Bị cáo và gia đình đã không mời người bào chữa, đồng thời cũng
từ chối luật sư chỉ định mà cơ quan tiến hành tố tụng đã chỉ định cho bị
cáo, tại phiên tòa hôm nay, bị cáo có muốn bào chữa gì không?
*Bị cáo
Thưa quý tòa, bị cáo... bị cáo... chẳng có gì để bào chữa cả. Những
việc gì mà bị cáo làm thì tòa cũng đã biết và muốn xử thế nào thì xử.
*Chủ tọa:
Bị cáo ngồi xuống, đề nghị đại diện VKS tiến hành đối đáp tranh
luận lại với ý kiến của vị luật sư.
*VKS:
Thưa HĐXX, chúng tôi đã làm rõ hoàn cảnh phạm tội cảu bị cáo
Thiện trong quá trình luận tội. Trong hoàn cảnh người bị hại, con trai cảu
bị cáo đã mắc nghiện và thực hiện các hành vi trái pháp luật, trái đạo đức
nghiêm trọng như một tình tiết quan trọng để giảm nhẹ hình phạt cho bị
cáo. Tuy nhiên, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng con người được
pháp luật bảo vệ, không ai có thể bất chấp pháp luật tước đoạt mạng sống
người khác dù là con đẻ của mình. Vì vậy, tôi không đồng ý với quan
điểm cảu vị luật sư đề xuất cho bị cáo miễn trách nhiệm hình sự.
*Chủ tọa:
Đề nghị vị luật sư đối đáp lại với ý kiến của vị đại diện VKS
*Luật sư:
Kính thưa HĐXX, về những ý kiến của vị đại diện VKS chúng tôi
xin được tranh luận như sau: Thân chủ tôi đã thực hiện một hành vi mà
pháp luật coi là phạm tội. Tuy nhiên trong mỗi vụ cụ thể, mỗi trường hợp
phạm tội cụ thể lại có những yếu tố làm cho tính chất nguy hiểm của hành



vi phạm tội giảm đi đáng kể. Thứ nhất, quý vị đại diện VKS vừa nói 2
chữ con người, về quyền bất khả xâm phạm tính mạng con người. Tuy
nhiên, người bị hại Đào Nhật Thành liệu có còn là con người nữa hay
không khi đã trở thành một con nghiện 10 năm nay sống một cuộc sống
làm khổ gia đình, xã hội và bản thân, một cuộc sống chỉ là hút chích và
tìm mọi cách kiếm tiền hút chích. Thứ 2, chúng ta thường hình dung chủ
thể giết người của các vụ án theo điều 93 bộ luật hình sự là những kẻ mất
nhân tính, những kẻ tàn ác, côn đồ. Nhưng trong vụ án này, thân chủ tôi
là một người trái ngược hoàn toàn về những hình dung đó. Ông đã nhận
về 3 chữ “kẻ giết người” để giải thoát cho con khỏi sự nhục nhã đau đớn
do ma túy dày vò, giải thoát cho bả thân bà Sinh, người mẹ mang nặng đẻ
đau ra Thành khỏi sự hành hạ về tinh thần mà Thành đã làm với bà suốt
10 năm qua. Thứ 3, thân chủ tôi đã bị trừng phạt bởi chính tòa án lương
tâm với những đau khổ giằng xé nội tâm. Đặc biệt, thân chủ tôi đã mắc
bệnh hiểm nghèo và đang đứng trước nguy cơ tàn phế. Có thể nói thời
gian sống chỉ tính bằng một vài tháng tiếp theo. Ý nghĩa trừng trị ở đây
của hình phạt sẽ không còn có tác dụng và hoàn toàn không cần thiết. Vì
vậy, tôi hoàn toàn có cơ sở cho rằng việc tòa án áp dụng điều 25 bộ luật
hình sự miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ tôi là quyết định hoàn
toàn có căn cứ, thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật và bản chất
nhân văn cảu xã hội ta. Xin cẩm ơn.
*VKS:
Thưa HĐXX, chúng tôi cho rằng những nội dung mà vị luật sư đưa
ra trong phần đối đáp vừa qua không có gì mới. Việc luật sư cho rằng bị
cáo bị bệnh hiểm nghèo, bị tàn phế chưa có đủ căn cứ bởi chỉ có thông
báo của bệnh viện về tình trạng của bị cáo làm căn cứ để hội đồng xét xử
vắng mặt bị cáo. Hơn nữa, giả sử bị cáo Thiện có tình trạng sức khỏe như
vị luật sư đã nêu thì theo quy định của pháp luật, cơ quan tiến hành tố

tụng sẽ chưng cầu ý kiến pháp y và áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt
buộc đối với bị cáo.
*Luật sư:
Kính thưa HĐXX, trong giai đoạn truy tố xét xử, chúng tôi đã
nhiều lần đề nghị chưng cầu giám định pháp y để khẳng định những
thông tin như chúng tôi đã trình bày về tình trạng sức khỏe của ông Thiện
nhưng đều được trả lời là bệnh tiểu đường không nằm trong danh sách


bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật tố tụng. Và thân chủ của tôi
vẫn đang trong quá trình điều trị nên việc chưng cầu giám định không
đem lại kết quả chính xác. Chúng tôi cho rằng, với việc phiên tòa hôm
nay phải hoãn đi hoãn lại 3 lần, lần này lại xét xử vắng mặt, mỗi lần bệnh
viện đều phải gửi thông báo khẳng định bệnh tình rất không khả quan của
thân chủ tôi, và đến nay đã có đến 4 thông báo như thế trong 3 tháng liên
tiếp. Chúng tôi thiết nghĩ như thế đã quá đủ để nhận biết về thể trạng kết
quả điều trị của thân chủ tôi như thế nào. Kính mong HĐXX xem xét.
*VKS:
Thưa hội đồng xét xử tôi xin đối đáp ngắn gọn như thế này. Nhưng
trả lời của của cơ quan tiến hành tố tụng là hoàn toàn có căn cứ đúng quy
định của pháp luật. Chúng ta làm việc theo pháp luật, nguyên tắc đầu tiên
của pháp luật tố tụng là nguyên tắc pháp chế. Rất mong luật sư hiểu cho
điều đó.
*Chủ tọa:
Vị luật sư có còn ý kiến gì đối đáp tranh luận lại với vị đại diện
VKS nữa hay không?
*Luật sư:
Chúng tôi không có ý kiến gì thêm. Kính mời HĐXX tiếp tục làm việc.
*Chủ tọa:
Nếu như không ai còn ý kiến gì mới để tiến hành đối đấp tranh

luận thêm, tôi tuyên bố, kết thúc phần tranh luận, chuyến sang tiến hành
nghị án. Trước khi HĐXX tiến vào nghị án, cho phép bị cáo được nói lời
sau cùng. Bị cáo Toản đứng dậy.
*Bị cáo:
Kính thưa quý tòa, về phần tôi thì không có gì cả. Tôi chỉ xin quý
tòa giảm nhẹ tội cho ông Thiện bởi vì ông ấy là người tốt, chỉ có tôi là
người xấu.
*Chủ tọa:
Cho bị cáo ngồi xuống. Tòa tiến hành nghị án.


----------------------------------(Tất cả đứng dậy)
*Chủ tọa:
Nhân danh nước CHXHCN Việt Nam. Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội xét thấy Đào Văn Thiện đã thuê bị cáo Nguyễn Quốc Toản giết hại
Thành là con trai đẻ của bị cáo Thiện. Bị cáo Toản đã nhận tiền của bị
cáo Thiện để giết Thành. Hành vi phạm tội cảu các bị cáo là rất nghiêm
trọng bởi các bị cáo đã xâm quyền bất khả xâm phạm tính mạng của
người khác. Trong toàn bộ vụ án, bị cáo Thiện là người chủ động lên toàn
bộ kế hoạch chọn địa điểm thuê mướn bị cáo Toản tham gia và bị cáo
Toản đóng vai trò là người thực hành đắc lực cho bị cáo Thiện. Nhằm đổi
lại, bị cáo Thiện đưa cho bị cáo Toản 10 triệu đồng. Do đó, hội đồng xét
xử cho rằng đại diện VKS hoàn toàn có căn cứ khi truy tố các bị cáo về
tình tiết tăng nặng quy định tại điểm M khoản 1 Điều 93 bộ luật hình sự:
giết người và thuê giết người. Trong phần xét hỏi và tranh luận các ý kiến
cảu vị đại diện VKS và luật sư bào chữa cho bị cáo cũng đã làm rõ về
động cơ phạm tội của bị cáo Thiện. Bị cáo Thiện vì muốn chấm dứt cuộc
sống của con trai là Đào Nhật Thành do nghiện ma túy gần 10 năm, sức
khỏe và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi ma túy, Thành đã tước
bỏ danh dự, nhân phẩm cảu bản thân, xin tiền học trò cũ của bố, trộm cắp

vặt để có tiền mua thuốc hút chích. Đại diện VKS và luật sư cũng đã nhận
định về hành vi phạm tội của bị cáo Thiện xuất phát từ sự quẫn bách về
tinh thần là có căn cứ. Bị cáo Thiện còn đang trong tình trạng sức khỏe
kém do mắc bệnh tiểu đường và chấn thương do bị ngã tại nhà bị cáo
Toản. Các bị cáo đều đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, bị cáo Toản
đã bồi thường thiệt hại cho đại diện hợp pháp của người bị hạ. HĐXX
cho rằng đây là những tình tiết giảm nhẹ cần được xem xét trong việc
quyết định hình phạt đối với các bị cáo. Luật sư bào chữa cho bị cáo
Thiện đề nghị HĐXX áp dụng điều luật 25 bộ luật hình sự để miễn trách
nhiệm hình sự cho bị cáo Thiện với lí do chuyển biến tình hình mà người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên, HĐXX xét
thấy hành vi bị cáo Thiện thực hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên
không thể miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Vụ án này cho thấy
những hậu quả nghiêm trọng mà ma túy đã gây ra không chỉ hủy hoại đến
sức khỏe và nhân phẩm người bị nghiện, mà còn phá hoại hạnh phúc gia


đình của những người thân của người nghiện ma túy cũng như gây hậu
quả nghiêm trọng trật tự an ninh xã hội. Để ngăn chặn hiểm họa ma túy,
các ngành, các ấp chính quyền, toàn thể XH và đặc biệt là các gia đình
phải quan tâm nhiều hơn đến công tác phòng ngừa ma túy tái hoàn nhập
cộng đồng cho những người cai nghiện. Nếu không sẽ còn những kết cục
đau lòng như những người tham gia tố tụng ngày hôm nay. Về vấn đề dân
sự do đai diện hợp pháp của người bị hại không yêu cầu bồi thường nên
HĐXX không xem xét. Về vật chứng trong vụ án là một chiếc thắt lưng
giả da đã cũ xét không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy. Căn
cứ vào những nhận định nêu trên, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
quyết định, áp dụng điều 93 bộ luật hình sự tuyên bố bị cáo Nguyễn Quôc
Toản, Đào Văn Thiện phạm tội giết người. Áp dụng khoản 1, Điều 93,
Điểm P, khoản 1, Khoản 2 điều 46 bộ luật hình sự đối với bị cáo Đào

Văn Thiện, xử phạt bị cáo Đào Văn Thiện 12 năm tù. Áp dụng khoản 1,
điều 93 và điểm B,P khoản 1, khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị
cáo Nguyễn Quốc Toản, xử phạt bị cáo 15 năm tù. Thời hạn tù tính từ
ngày bị cáo bị tạm giam. Áp dụng điều 76, bộ luật tố tụng hình sự, tiêu
hủy vật chứng trong vụ án là 1 chiếc thắt lưng da không còn giá trị sử
dụng. mỗi bị cáo phải nộp 50.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm. Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, các bị cáo, đại diện hợp pháo của
người bị hại có quyền làm đơn kháng cáo đề nghị xét xử theo thủ tục
phúc thẩm. Các hội thẩm nhân dân, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã kí.
Thay mặt HĐXX tôi tuyên bố kết thúc phiên tòa. Yêu cầu các đồng chí
cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải bị cáo về trại giam.



×