Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

thuyet minh quy hoạch vinh quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 55 trang )

QUY HOẠCH CHUNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
XÃ VĨNH QUANG, HUYỆN VĨNH THẠNH
Phần một
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH:
Vĩnh Quang là xã miền núi của huyện Vĩnh Thạnh, là cửa ngõ duy nhất đi vào
nội bộ huyện lỵ Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, có tổng diện tích đất tự nhiên theo ranh
giới hành chính là 2.511,62 ha, chiếm diện tich tự nhiên toàn huyện 3,48%. Dân số
năm 2011 : 4.347 người, Mật độ dân số 173 người/ km2.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước bằng các
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống của nhân
dân, xây dựng nông thôn Vĩnh Quang ngày càng văn minh, hiện đại. Với mục tiêu
đó, cùng với nhân dân trong xã, Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Quang đã tập
trung chỉ đạo phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài, tăng
cường đầu tư phát triển. Nhờ đó, trên các lĩnh vực bước đầu đã đạt được một số kết
quả nhất định; năng suất và sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng khá, ngành
nghề nông thôn và dịch vụ đã được phát triển đáng kể; kết cấu hạ tầng đã được củng
cố, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện; bộ mặt nông thôn của xã đã được
đổi thay đáng kể so với trước đây.
Nhằm phát huy những thành quả đã đạt được và đáp ứng yêu cầu về đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên theo Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và nhằm
hoàn thiện chủ trương, cũng như chính sách xây dựng phát triển nông thôn mới với
nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân Huyện Vĩnh Thạnh đã chọn xã Vĩnh Quang là
một trong hai xã điểm của huyện để triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới,
từ đó rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới cho các xã
còn lại trong huyện.
Để đáp ứng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trong thời gian đến, với
những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện có, Vĩnh Quang có đủ tiềm năng và
lợi thế để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng nông
thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc nghiên


cứu lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyệnVĩnh
Thanh, tỉnh Bình Định đến năm 2020 là yêu cầu cần thiết đối với địa phương.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm quy hoạch
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

2

gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo tăng trưởng và từng bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với lợi thế của địa phương.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở hiện
trạng hạ tầng nông thôn tiến hành sắp xếp, bố trí, chỉnh trang hợp lý đảm bảo
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương và theo hướng văn minh,
hiện đại, phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trước hết là lao động, đất đai; khai
thác tốt các lợi thế, phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà
nước và xã hội nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao;
đồng thời phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn.
- Phát triển phải gắn đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
sinh thái; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; từng bước thu hẹp
khoảng cách giữa các nhóm dân cư nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước

hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg về
việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức quản lý, sản xuất và xây dựng theo
quy hoạch trên địa bàn xã.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
1. Ranh giới, diện tích tự nhiên, dân số:
- Diện tích đất tự nhiên toàn xã: 2.511,62ha. Giới cận:
+ Phía Bắc: giáp thị trấn Vĩnh Thạnh.
+ Phía Nam: giáp xã Tây Thuận - huyện Tây Sơn.
+ Phía Đông: giáp xã Vĩnh Thịnh và xã Vĩnh Hòa.
+ Phía Tây: giáp xã Vĩnh Thuận và thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai.
- Quy mô dân số: 4.347người với 1281 hộ (theo số liệu năm 2011).
+ Dự báo năm đến năm 2015: 4.589 người.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

3

+ Dự báo năm đến năm 2020: 4.882 người.
2. Thời gian thực hiện quy hoạch:
+ Giai đoạn 1: 2011 – 2015 (đạt 100% tiêu chí nông thôn mới)

+ Giai đoạn 2: 2016 – 2020 (định hướng phát triển)
IV. CÁC CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
1. Các văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đẩy
nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
v/v ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-Ttg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của liên bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn

mới;
- Thông tư số 06/2009/TT-BNN ngày 10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

4

nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN01:
2008/BXD);
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 của BXD về việc Ban
hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
nông thôn;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng về việc quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng ban
hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn.
- Sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của Bộ Xây

dựng tháng 6/2010.
- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2010.
- Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 22/8/2011 của Tỉnh ủy
Bình Định thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội
XVIII Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015,
tầm nhìn đến 2020”.
- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh Bình
Định về việc ban bành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của UBND tỉnh Bình
Định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Nông
thôn mới năm 2011.
- Quyết định số 2293/QĐ-CTUBND ngày 10/10/2011 của CTUBND tỉnh
Bình Định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng Nông thôn mới năm 2011 của tỉnh.
- Thông báo số 98/TB-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Bình định
về ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc tại cuộc họp Ban chỉ
đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Định lần thứ 3.
- Hướng dẫn số 03/HD-SXD-SNNPTNT ngày 10/8/2011 của Sở Xây
dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt
nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xã nông thôn mới.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

5


- Công văn số 910/SXD-QHKT ngày 9/11/2011 của Sở Xây dựng v/v ban
hành các phụ lục bổ sung kèm theo Hướng dẫn số 03/HD-SXD-SNNPTNT triển
khai thực hiện lập quy hoạch chung xã nông thôn mới đối với các xã trên địa
bàn tỉnh.
- Hướng dẫn số 04/HD-SXD-SNNPTNT ngày 10/11/2011 của Sở Xây
dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định hướng dẫn xác định và quản lý chi
phí quy hoạch chung xã nông thôn mới.
- Hướng dẫn liên ngành số 01/HD-SXD-SNNPTNT-STN&MT ngày
27/3/2012 của Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT Bình Định hướng dẫn
thực hiện Thông tư liên lịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT
ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định;
- Kết luận số 08-KL/HU Hội nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ lần thứ tư
ngày 06/10/2010 của huyện uỷ Vĩnh Thạnh về thống nhất chủ trương chọn xã
Vĩnh Thuận và Vĩnh Quang để xây dựng dự án nông thôn mới theo tinh thần
Quyết định số 1852/QĐ-CTUBND ngày 18/8/2010 của CTUBND tỉnh.
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Nghị quyết Đảng uỷ xã Vĩnh Quang lần thứ hai, nhiệm kỳ 2010-2015 về
thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015.
- Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Ban
quản lý xã.
- Niên giám thống kê, các báo cáo về thực trạng của xã và các tài liệu có
liên quan khác…
- Các dự án đang triển khai của xã
3. Các nguồn bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Vĩnh Quang.
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Vĩnh Quang.

- Bản đồ diễn biến đất lâm nghiệp xã Vĩnh Quang.
- Bản đồ Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai xã Vĩnh Quang đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
-Bản đồ địa chính 1/2000 xã Vĩnh Quang.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

6

Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý:
Vĩnh Quang là xã miền núi nằm phía Tây Nam của huyện Vĩnh Thạnh,
cách trung tâm huyện lỵ 0,7km và cách thành Phố Quy Nhơn khoảng 80km, có
tổng diện tích tự nhiên là 2.511,62ha, phân bố ở địa bàn 5 thôn, có tọa độ địa lý
như sau:
Từ 1080 45’ 08” đến 1080 48’ 48” độ kinh Đông.
Từ 140 01’ 22” đến 140 05’ 41” độ vĩ Bắc.
- Ranh giới theo địa giới hành chính của xã:
+ Phía Bắc: giáp thị trấn Vĩnh Thạnh.
+ Phía Nam: giáp xã Tây Thuận - huyện Tây Sơn.
+ Phía Đông: giáp xã Vĩnh Thịnh và xã Vĩnh Hòa.
+ Phía Tây: giáp xã Vĩnh Thuận và thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai.
Nhìn chung vị trí địa lý rất thuận lợi, có đường Tỉnh lộ ĐT637 chạy qua là
trục giao thông nối liền với các xã lân cận, là điều kiện thuận lợi để lưu thông
hàng hoá và giao lưu kinh tế với các vùng lân cận.

2. Địa hình
Địa hình miền núi, khá đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều con
suối. Độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Đồi núi tương đối dốc nên đất đai
thường hay bị rửa trôi và bạc màu.
3. Khí hậu
Nằm trong khu vực có gió mùa kết hợp với điều kiện địa hình, đặc biệt
chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, khí hậu nhiệt đới
ẩm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12 dương
lịch; mùa khô bắt đầu từ tháng 01 kết thúc vào tháng 8.
- Nhiệt độ: Có nền nhiệt cao ít biến động, nhiệt độ không khí trung bình
hàng năm 27,2oC, cao nhất là tháng 8 (35oC) thấp nhất vào tháng 2 (23,4oC).
Tổng tích ôn trung bình năm là 9.900oC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 81%. Độ ẩm trung bình cao
nhất đạt 92% (vào các tháng 10,11,12). Độ ẩm thấp nhất khoảng 30% (từ tháng
2 đến tháng 9).
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

7

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.750mm, phân bổ
không đều theo mùa. Lượng mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80%
lượng mưa cả năm. Mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 20%, thời kỳ khô hạn nhất là
vào tháng 5,6 và 7.
4. Địa chất:
Nền địa chất nhìn chung tốt thuận lợi cho việc xây dựng.
5. Thủy văn
Hệ thống sông suối của xã phân bố tương đối đều trên địa bàn, đây là

nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng nhất cho sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân. Đa phần suối bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông, Tây và Bắc chảy ra sông
Kôn.
Kênh Văn Phong cùng hệ thống kênh mương tưới tiêu lớn, nhỏ của xã
Vĩnh Quang đã được xây dựng về cơ bản và đã được bê tông hoá. Nhìn chung,
đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
6. Các nguồn tài nguyên
6.1. Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của xã
Vĩnh Quang là 2.511,620 ha. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 1.666,28 ha
chiếm 66,34% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 252,33 ha
chiếm 10,04% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng là 593,01 ha
chiếm 23,62% diện tích đất tự nhiên.
* Thổ nhưỡng
Căn cứ Kết quả nghiên cứu đất theo phương pháp FAO - UNESCO của
Hội Khoa học Đất Việt Nam năm 1997 và Kết quả phúc tra bản đồ, tổng hợp
diện tích các loại đất trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp Miền Trung tháng 12/2005 cho thấy: đất ở Vĩnh Quang có
2 nhóm đất chính sau:
+ Đất phù sa (P): phân bố chủ yếu dọc theo các sông, suối. Đất phù sa
nhìn chung có độ phì thấp và thoái hóa nhanh do bị rửa trôi, xói mòi và chưa chú
ý đến thâm canh, cải tạo đất. Đến nay quỹ đất này hầu như đã được sử dụng triệt
để trong sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất xám (X): phân bố chủ yếu trên địa hình đồi thoải đến dốc, đất có
màu xám hơi vàng, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì
kém, kết câú rời rạc, nghèo dinh dưỡng. Thích hợp trồng cây lâm nghiệp. Khi sử
dụng trồng cây hằng năm cần nhiều phân hữu cơ, lân, ka li, để cải tạo lý, hóa
tính đất.
6.2. Tài nguyên nước:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định



QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

8

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Vĩnh Quang có Sông Kôn, kênh
Văn Phong và các suối lớn, nhỏ cung cấp, đây là nguồn nước chính dùng cho
sản xuất và sinh hoạt ở địa phương.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, hầu hết được
khai thác bằng giếng đào và giếng khoan để phục vụ trong sinh hoạt của nhân
dân.
Về chất lượng nước ở Vĩnh Quang nhìn chung khá tốt, rất thích hợp với
sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt.
6.3. Tài nguyên rừng:
Theo kết quả điều tra theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, tổng diện
tích đất lâm nghiệp của xã có 610,40 ha (trong đó rừng sản xuất 424,40 ha, rừng
phòng hộ 186 ha) chiếm 24,3% diện tích đất tự nhiên của xã.
Đất lâm nghiệp của Vĩnh Quang được bố trí trồng các cây như keo lai,
bạch đàn, … nhằm thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc kết hợp
trồng rừng nguyên liệu.
6.4. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản của xã Vĩnh Quang không nhiều, một số khoáng sản đã được
xác định có giá trị trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét ở khu vực
thôn Định Xuân phục vụ sản xuất gạch nung; cát ở các lòng sông, suối cạn với
số lượng tương đối nhiều không chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng trong xã mà còn
đáp ứng sang các xã khác.
6.5. Tiềm năng phát triển du lịch:
Xã Vĩnh Quang nằm dọc theo tuyến ĐT637 phía Đông giáp sông Kôn,
phía Tây giáp núi. Cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng với các hệ sinh thái

nông nghiệp vùng đồi, hệ sinh thái rừng, tương đối thuận lợi để phát triển du
lịch. Tuy nhiên người dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông (với hơn 90%
dân số) chưa quen việc phục vụ du lịch.
7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường:
7.1. Những lợi thế:
- Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ ĐT637 đi qua địa bàn
xã là điều kiện để lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn
hoá với các vùng lân cận.
- Tiềm năng đất đai tương đối phong phú dồi dào, hệ thống thủy lợi nội
đồng tương đối hoàn thiện, thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp
(cây trồng và vật nuôi) và hình thành các vùng chuyên canh, luân canh, xen canh
để phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương, đồng thời phát triển du lịch trên
địa bàn xã.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

9

7.2 Những khó khăn và hạn chế:
- Vĩnh Quang có sông Kôn chảy qua, nên chịu sự tác động của thiên nhiên
nhất là lũ lụt hàng năm thường gây sạt lở, sa bồi, thuỷ phá ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất nông nghiệp.
- Đất sản xuất nông nghiệp có dạng địa hình bậc thang, bình quân diện
tích/trên thửa đất thấp, nên gặp nhiều khó khăn trong việc cơ giới hoá sản xuât
nông nghiệp. Lượng mưa vào mùa mưa lớn, gây ra lũ lụt và xói mòn một phần
diện tích đất nông nghiệp.
- Khí hậu thay đổi lớn giữa các mùa trong năm, thường ảnh hưởng bởi

hạn hán, lũ lụt, xảy ra dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi, đã tác động đến
phát triển sản xuất nông nghiệp.
II. HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo báo cáo thống kê đất đai hàng năm; kết quả kiểm kê đất đai năm
2010. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.511,62 ha. Cụ thể hiện trạng sử dụng
và biến động đất đai của xã qua các năm như sau:
Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Quang qua các năm

TT

Hạng mục



Tổng diện tích tự nhiên
1
Đất nông nghiệp
NNP
1.1 Đất lúa nước
DLN
1.2 Đất trồng lúa nương
LUN
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNK
1.4 Đất trồng cây lâu năm
CLN
1.5 Đất rừng phòng hộ
RPH
1.6 Đất rừng đặc dụng

RDD
1.7 Đất rừng sản xuất
RSX
1.8 Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1.9 Đất làm muối
LMU
1.10 Đất nông nghiệp khác
NKH
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS
2.2 Đất quốc phòng
CQP
2.3 Đất an ninh
CAN
2.4 Đất khu công nghiệp
SKK
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
2.6 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ
SKX

Năm 2007
Năm 2011
Diện
Diện
tích
Tỷ lệ

tích
Tỷ lệ
(ha)
(%)
(ha)
(%)
2511,62
100 2.511,62
100
1512,07 60,20 1.666,28 66,34
159,56 6,35 158,55 6,31
0
0
419,33 16,7 402,76 16,04
496,48 19,77 494,57 19,69
125 4,98
186 7,41
0
0
311,7 12,41
424,4 16,9
0
0
0
0
0
0
215,88 8,60 252,33 10,05
0,75 0,03
0,52 0,02

0
0
0
0
0
0
19,63 0,78
0,18 0,01
0,18 0,01
0,6 0,02
0,6 0,02

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định

Tăng,
giảm
Diện
tích
(ha)
0,00
154,21
-1,01
0,00
-16,57
-1,91
61,00
0,00
112,70
0,00
0,00

0,00
64,60
-0,23
0,00
0,00
19,63
0,00
0,00


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

10

2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
3
4
5

0,00
0,00
1,00

0,00
-0,35
86,34
-86,85
14,40
0,00
-190,66
0,00
5,51
2,51

Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích, thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông suối
Đất phát triển hạ tầng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất khu du lịch
Đất khu dân cư nông thôn
Trong đó: Đất ở tại nông thôn

SKS
DDT
DRA
TTN
NTD

MNC
SON
DHT
PNK
CSD
DDL
DNT
ONT

0
0
0
0
0
0
0
0
35,54 1,42
0
0
104,32 4,15
46,34 1,85
0
0
783,67 31,20
0
0
81,7 3,37
28,15 1,12


1

0,04

35,19
86,34
17,47
60,74

1,4
3,44
0,7
2,42

593,01 23,61
87,21
30,66

3,47
1,22

(Nguồn: Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm xã Vĩnh Quang)

- Diện tích đất nông nghiệp 1.666,28ha năm 2011, so với năm 2007 tăng
154,21ha. Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm giảm 17,58ha, (trong đó, diện tích đất trồng lúa
giảm 1,01ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 16,57ha); Đất trồng cây lâu
năm giảm 1,91ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp;
+ Diện tích đất lâm nghiệp tăng, năm 2011 là 610,40ha so với năm 2007
là 436,70ha (tăng 173,70). Trong đó, đất rừng sản xuất tăng 112,70ha và đất

rừng phòng hộ tăng 61,ha. Nguyên nhân tăng do đất đồi núi chưa sử dụng
chuyển sang mục đích đất lâm nghiệp.
- Diện tích đất phi nông nghiệp tăng, năm 2011 là 252,33ha so với năm
2007 là 187,73ha (tăng 64,6ha). Trong đó, đất khu công nghiệp tăng 19,63 ha,
đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 0,23 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa
giảm 0,35ha, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng giảm 0,51ha và đất phát triển
hạ tầng tăng 14,4 ha. Nguyên nhân tăng do đất trồng cây hàng năm và đất bằng
chưa sử dụng chuyển sang mục đích đất phi nông nghiệp.
- Diện tích đất chưa sử dụng giảm, năm 2011 là 593,01ha so với năm
2007 là 783,67ha (giảm 190,66ha). Trong đó, đất bằng chưa sử dụng giảm
16,57ha, đất đồi núi chưa sử dụng giảm 174,09ha. Nguyên nhân giảm do chuyển
sang đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
- Diện tích đất ở nông thôn tăng, năm 2011 là 30,66ha so với năm 2007 là
28,15ha (tăng 2,51ha).
2. Hiện trạng dân số, lao động, thu nhập:
- Dân số trung bình năm 2011 của xã là 4.347 người, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên hàng năm 0,86 %, toàn xã có 1.281 hộ được chia thành 5 thôn; trong đó:
+ Thôn Định Trường
95 hộ
363 người.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

11

+ Thôn Định Thái
270 hộ
874 người.

+ Thôn Định Quang
301 hộ
1.050 người.
+ Thôn Định Trung
266 hộ
872 người.
+ Thôn Định Xuân
349 hộ
1.188 người.
Thành phần dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không
Số người trong độ tuổi lao động là 2.726 người, chiếm 62,7. Trong đó
nam giới là 1.360 người, chiếm 49%, nữ giới là 1.366 người, chiếm 51%. Xã có
2.453 nhân khẩu nông nghiệp (chiếm 90%) và 270 nhân khẩu phi nông nghiệp
(chiếm 10%). Nguồn nhân lực khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa
thật cao, lao động qua phổ thông có tay nghề chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao
động qua đào tạo chiếm tỉ lệ nhỏ (Lao động phân theo kiến thức phổ thông: tiểu
học: 10%; THCS: 50%; THPT: 35%; Đại học: 5%.) Tình trạng thiếu việc làm,
nhất là lực lượng lao động nông nhàn là vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời
gian tới. Hàng năm còn có một số lượng lớn lao động vào các tỉnh phía Nam
làm công nhân.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm: 10 triệu, tương đương bình quân
thu nhập nông thôn toàn tỉnh.
- Tỷ lệ hộ nghèo: 304 hộ (theo chuẩn nghèo năm 2005), chiếm 26,7%.
Bố trí dân cư:
Các khu dân cư trên địa bàn xã được hình thành với mật độ tập trung
thành từng xóm, cụm dân cư ở ven các trục đường giao thông chính, các trung
tâm kinh tế, văn hoá của xã.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế
3.1. Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2011 là 15,9% (Nghị quyết
HĐND xã là 15%; thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 10 triệu/người/
năm; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 13,1%; giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp tăng 7,5%; giá trị sản xuất ngành ngư nghiệp tăng 22%; giá trị sản xuất
ngành tiểu thủ công nghiệp tăng 25,1%; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch
vụ tăng 17,7% so với năm 2010.
Đời sống vật chất nói chung của nhân dân đang từng bước cải thiện. Tỷ lệ
số hộ dân có ô tô, xe máy, máy thu hình, điện thoại,.. ngày càng cao.
3.2. Cơ cấu kinh tế
Vĩnh Quang là xã thuần nông.
Cơ cấu kinh tế nông thôn của xã năm 2010: Nông nghiệp (nông, lâm, thuỷ
sản) chiếm 69,5%, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 2,8% và Thương
mại - dịch vụ chiếm 27,7%. Trong ngành nông nghiệp thì nông nghiệp chiếm
96,3%, lâm nghiệp chiếm 2,2%, ngư nghiệp chiếm 1,7%. (Nguồn: báo cáo tổng
kết năm 2011 của xã Vĩnh Quang)

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


12

QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng
nông nghiệp, tăng tỷ trong phi nông nghiệp.
3.3. Hiện trạng phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản
3.3.1. Hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
Biểu 5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
ĐVT: Diện tích (ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn)

TT

A
I
1

2

3

II
1

III
1

2

IV
1

2

Hạng mục
Tổng diện tích gieo trồng
Cây hàng năm
Cây lương thực
Lúa cả năm: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng

Ngô: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Sắn: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Cây thực phẩm
Rau các loại: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Màu và Cây CN hàng năm
Lạc (đậu phụng): - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Mía: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Cây CN lâu năm
Điều: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Dừa: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng

2007

Phân ra các năm
2008
2009

2010

2011
716,5
716,5
492,0
331,0
54,5
1804,0
6,0
40,0

722,6
722,6
379,5

732,2
732,2
418,7

712,2
712,2
509,2

727,0
727,0
512,0

288,5


322,7

324,0

339,0

48,0
1384,4

49,5
1597,2

50,3
1630,7

51,9
1758,8

11,0

16,0

18,2

18,0

41,1
45,2

42,3

67,7

35,0
63,7

40,2
72,4

80,0

80,0

167,0

155,0

325,0
2600,0
38,5

300,5
2404,0
15,5

300,0
5010,0
16,0

200,0
3100,0

16,0

3875,0
16,0

38,5

15,5

16,0

16,0

16,0

181,7
699,5
304,6

348,0
539,4
298,0

350,0
560,0
187,0

350,0
560,0
199,0


217,9

17,2

17,0

17,0

17,0

17,5
30,1

23,7
40,3

25,8
43,9

18,0
30,6

276,4

269,0

158,0

170,0


585,0
603,0
16169,4 16220,7
146,7
212,0

612,0
9669,6
212,0

620,5
10548,5
212,0

135,7

200,0

200,0

200,0

4,0
54,3

3,0
60,0

4,0

80,0

3,0
60,0

11,0

12,0

12,0

12,0

85,0
604,0

86,1
611,0

86,1
611,0

86,5
614,0

24,0

155,0
250,0


348,6
208,5
17,0
18,0
30,6

170,0
550,0
9350,0
132,0
120,0
3,0
36,0
12,0
86,5
614,0

2011/
2007
-6,1
-6,1
112,5
42,5
6,5
419,6
-5,0
-1,1
-21,2
75,0
-75,0

1275,0
-22,5
-22,5
36,2
-350,9
-96,1
-0,2
0,5
0,5
-106,4
-35,0
-6819,4
174,
-15,7
-1,0
-18,3
1,0
1,5
10,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh và báo cáo hàng năm của xã Vĩnh Quang)

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng biến động qua các năm không đồng đều từ
năm 2007 là 288,5ha đến năm 2011 là 331,0ha (tăng 42,5ha). Năng suất và sản
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


13

QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh


lượng qua các năm đều tăng, năng suất năm 2011 đạt 54,5 tạ/ha (bình quân của
huyện 50,9 tạ/ha) tăng 6,5 tạ/ha so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ bà con nông
dân đã tăng cường các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng một số giống mới
có năng suất cao.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng từ 11,0ha năm 2007 giảm xuống còn
6,0ha năm 2011 (giảm 5,0ha), do chuyển sang các loại cây trồng khác đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy diện tích và sản lượng giảm, nhưng năng suất
tăng, năm 2011 năng suất đạt 40,03 tạ/ha (bình quân của huyện 40,2 tạ/ha).
Năng suất tăng, chính là nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, phần lớn nông
dân đã gieo trồng các giống ngô lai cho năng suất cao.
- Cây sắn (mỳ): Diện tích gieo trồng tăng từ 80,0ha năm 2007 tăng lên
155,0ha năm 2011 (tăng 75,0ha). Năm 2011 năng suất đạt 250,0 tạ/ha so với
năm 2007 giảm 75 tạ/ha. Năng suất giảm là do nông dân chưa chú trọng và áp
dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh và trồng các loại giống sắn cao sản (KM94).
- Cây lạc: Diện tích gieo trồng giảm từ 17,2ha năm 2007 giảm xuống còn
17,0ha năm 2011 (giảm 0,2ha). Năm 2011 năng suất đạt 18,0 tạ/ha so với năm
2007 tăng 0,5 tạ/ha, năng suất tăng là do nông dân quan tâm chú trọng đầu tư, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp thâm canh, đưa các giống lạc
cao sản vào sản xuất.
- Cây mía: Diện tích gieo trồng giảm, từ 276,4ha năm 2007 giảm xuống
còn 170,0ha năm 2011 (giảm 106,4ha). Năng suất năm 2011 đạt 550 tạ/ha so với
năm 2007 giảm 35 tạ/ha. Vĩnh Quang là vùng trọng điểm mía của huyện Vĩnh
Thạnh để phục vụ cho nhà máy đường đứng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Rau, đậu các loại: Diện tích giảm từ 38,5ha năm 2007 giảm xuống còn
16,0ha năm 2011 (giảm 22,5ha). Năng suất năm 2011 đạt 217,9 tạ/ha so với năm
2007 tăng 36,2 tạ/ha. Năng suất tăng là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, các biện pháp thâm canh và xây dựng mô hình rau ở thôn Định Trường.
- Điều: Diện tích giảm từ 135,7ha giảm xuống còn 120,0ha năm 2011
(giảm 15,7ha). Năng suất năm 2011 đạt 3 tạ/ha so với năm 2007 giảm 1 tạ/ha.

- Dừa: Diện tích cây dừa vẫn giữ ổn định qua các năm, năm 2011 là
12,0ha. Năng suất năm 2011 đạt 86,5 tạ/ha so với năm 2006 tăng 1,4 tạ/ha.
b. Chăn nuôi:
Biểu 6: Hiện trạng ngành chăn nuôi chính của xã
STT Vật nuôi
1

ĐVT 2007

Đàn bò
Con
Trong tỷ lệ bò lai sind %

2159,0
74,0

2008

2009

2437,0 2614,0
76,0
78,0

2010

2011

2653,0
80,0


2464,0
85,0

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định

2011/
2007
305,0
11,0


14

QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh
2
3

Đàn lợn
Đàn dê

Con
Con

4

Đàn gia cầm

Con


2615,0
399,0

2295,0 2366,0
49,0
42,0

3550,0
23,0
13438,
11275,0 7792,0 12154,0 0

2280,0
0,0
13173,
0

-335,0
-399,0
1898,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh và báo cáo hàng năm của xã Vĩnh
Quang)
Đàn bò năm 2011 là 2.464 con, tăng 305 con so với năm 2007 là 2.159 con.
Chất lượng đàn bò tăng lên, đàn bò giống bản địa đã được lai tạo và thay thế dần
bằng giống bò lai sind. Số lượng đàn bò tăng dần qua các năm không đáng kể do
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường không ổn định nên tác
động đến tâm lý của các hộ chăn nuôi.
Đàn heo năm 2011 là 2.280 con so với năm 2007 là 2.615 con (giảm 335
con). Nguyên nhân giảm do tình hình dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng

và giá cả thị trường không ổn định, đặc biệt là giá các loại vật tư, nguyên liệu và
thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, chi phí con giống cao làm cho các hộ chăn
nuôi không yên tâm đầu tư phát triển.
Đàn dê năm 2011 là không còn so với năm 2007 là 399 con (giảm 399
con).
Đàn gia cầm năm 2011 là 13.173 con so với năm 2007 là 11.275 con (tăng
31.898 con). Bà con nông dân chú trọng quan tâm đầu tư đến đàn, thường xuyên
kiểm soát được dịch bệnh.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được chú trọng
quan tâm thường xuyên, tỷ lệ tiêm phòng đàn gia súc đạt 87%, đàn gia cầm đạt
90%. Nhìn chung tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, các vật nuôi khác
tương đối ổn định, không có ổ dịch nào xảy ra trên địa bàn xã, đàn vật nuôi phát
trển tốt.
c. Dịch vụ nông nghiệp
Trên địa bàn xã có một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng
hợp (HTX) hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đều do HTX
đảm nhận như: thuỷ lợi, khuyến nông, sản xuất lúa giống, làm đất, thu hoạch sản
phẩm ...
Đánh giá: Nhìn chung, dịch vụ nông nghiệp đáp ứng đáng kể cho nhu cầu
sản xuất tại chỗ của nhân dân. Tuy nhiên, một số dịch vụ cung ứng giống nhất là
giống vật nuôi, giống thuỷ sản trên địa bàn xã chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất
của nhân dân.
3.3.2. Thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp
Biểu 7: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng và chủ quản lý
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


15

QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh


TT

Hạng mục

Tổng

DT chia theo mục
đích sử dụng (ha)
P. Hộ

S. Xuất

DT chia theo chủ Q.lý (ha)
Tổ
UBND
Nhân
chức

dân
kinh tế

Tổng diện tích

610,40

186,00

424,40


389,90

112,59

107,91

1

Rừng tự nhiên

389,90

186,00

203,90

389,90

2

Rừng trồng

130,50

0,00

130,50

22,59


107,91

3

Rừng mới trồng

90,00

0,00

90,00

90,00

(Nguồn: Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp năm 2010 xã Vĩnh Quang)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 610,40ha. Trong đó, đất rừng
sản xuất là 424,40ha (đất có rừng tự nhiên 203,9ha, đất có rừng trồng 130,5ha chủ
yếu là trồng bạch đàn, keo lai và đất rừng mới trồng 90,0ha) ; đất rừng phòng hộ
186,0ha do UBND xã quản lý.
Nhìn chung, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã không nhiều nhưng có
vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn,
giữ được nguồn nước ngầm, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
3.3.3 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản
Toàn xã có diện tích mặt nước ao, hồ nuôi cá là 3,48ha, chủ yếu nuôi thả
nhiều loại cá khác nhau; trong đó có một số hộ nuôi quảng canh, theo hình thức
tự nhiên để cung cấp một phần cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong xã.
Nhìn chung, quy mô diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã chưa nhiều,
giá trị sản xuất đóng góp vào cơ cấu kinh tế nông, lâm, thuỷ sản không đáng kể.
Tuy nhiên, việc phát triển đa dạng hoá các loại vật nuôi trên địa bàn xã, nhất là

những vật nuôi có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện
tích canh tác, là vấn đề cần thiết đặt ra đối với địa phương trong thời gian đến.
3.3.4 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại, gia trại
Hiện nay trên địa bàn xã không có trang trại mà chỉ có 5 gia trại, đang
hoạt động có hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cho địa phương.
Đánh giá: Nhìn chung, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại trên địa
bàn xã bước đầu đã hình thành mô hình sản xuất hàng hoá theo hướng tiên tiến,
mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
3.3.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông, lâm, thuỷ sản
* Những kết quả đạt được

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

16

Trong điều kiện thị trường luôn biến động về giá cả, nhưng địa phương đã
có nhiều cố gắng để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trên lĩnh vực
sản xuất nông, lâm, thuỷ sản nói riêng đã đạt được một số kết quả như sau:
- Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu triển khai có hiệu quả; các hình
thức tổ chức sản xuất như: Kinh tế hợp tác, kinh tế gia trại, kinh tế vườn được
phát huy hiệu quả tích cực.
- Bước đầu nhân dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; nên
năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng khá đã đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu từ sản xuất cây mía, sắn đã được
các công ty ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng năm ổn định.

* Những hạn chế
- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tạo ra những sản phẩm hàng hóa chủ
lực, có sức cạnh tranh cao và mang tính đột phá của địa phương.
- Diện tích các thửa đất nhỏ lẻ, manh mún và phân tán khó áp dụng cơ
giới trong đồng ruộng.
3.4. Thực trạng về phát triển TTCN - ngành nghề và dịch vụ nông thôn
3.4.1. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn
3.4.2. Dịch vụ nông thôn
Các hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng nhất là
ở khu trung tâm xã, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt và đời sống của
nhân dân tạo điều kiện sản xuất của người nông dân trong và ngoài xã. Giá trị
thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 17,7%.
Hoạt động kinh doanh của HTX nông nghiệp dịch vụ có nhiều chuyển
biến tích cực, đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cho địa phương. Đáp ứng tốt các
khâu dịch vụ về thủy lợi, làm đất, cung cấp giống, quản lý hiệu quả lưới điện
nông thôn, tạo điều kiện tốt cho các hộ xã viên phát triển sản xuất.
4. Hiện trạng hạ tầng xã hội
4.1. Nhà ở
Dân cư trên địa bàn xã tập trung bám theo trục đường liên xã ĐT637 và
được phân ra thành 5 thôn.
- Kiến trúc nhà ở đặc trưng ở đây: các nhà xây tương đối giống nhau chỉ
khác nhau về kích cỡ nhà, tất cả đều xây dựng theo kiểu nhà vườn có hiên rộng
ở phía trước, các nhà xây đa phần là 1 tầng, có mái dốc hoặc mái bằng, nhà
thường quay về phía Đông Nam để tránh gió.
- Xã Vĩnh Quang hiện có 1.072 nhà, trong đó:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


17


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

+ Nhà bán kiên cố: 982 nhà, chiếm 91,6%.
+ Nhà kiên cố: khoảng 90 nhà, chiếm 8,4%.
- Số nhà tạm dột nát: 695 nhà, chiếm 64,8%
4.2. Công trình công cộng
Bảng thống kê hiện trạng công trình công cộng toàn xã
Hạng mục

Vị trí

DT theo
TC

Diện
tích (m²)

Đánh giá

I. TRỤ SỞ CƠ QUAN
1. UBND xã Vĩnh Quang

Định Thái

3.191

2000 Đạt. Cần tu bổ

II. CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC
* GIÁO DỤC MẦM NON


12m2/trẻ

1. Trường mầm non xã

Định Trung

3282

2. Mẫu giáo thôn Định Trường

Định Trường

456

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng

3. Mẫu giáo thôn Định Quang

Định Quang

232

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng

4. Mẫu giáo thôn Định Trung

Định Trung


1.479

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng

5. Mẫu giáo thôn Định Xuân

Định Xuân

829

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng

* GIÁO DỤC TIỂU HỌC

10m2/hs

6. Trường Tiểu học

Định Xuân

3.315

7. Trường Tiểu học

Định Trung

13.642


8. Trường Tiểu học

Định Thái

2.422

* GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CƠ SỞ
9. Trường THCS Vĩnh Quang

Đang xây dựng

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng
Đạt chuẩn QG
Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng
10m2/hs

Định Trung

6.861

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng

Định Trung

1.200


Đạt DT. Cần nâng cấp

III. CÔNG TRÌNH Y TẾ
1. Trạm y tế
IV. CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


18

QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh
1. Bưu điện văn hóa xã

Định Trung

300

2. NVH thôn Định Trường

Định Trường

890

3. NVH thôn Định Thái

Đạt chuẩn QG
500 Cần sửa chữa

Định Thái


1.340

500 Đạt

4. NVH thôn Định Quang

Định Quang

1.000

500 Đạt DT. Cần XD lại

5. NVH thôn Định Trung

Định Trung

1.510

500 Đạt

6. NVH thôn Định Xuân

Định Xuân

500

Đang sử dụng đất giáo
dục. Cần QH điểm mới


V. CÔNG TRÌNH THỂ THAO
1. Sân vận động xã

Định Quang

7.600

Đạt chuẩn QG

1. Chợ

Định Trung

2.260

Đạt DT. Cần sửa chữa

2. HTX & Trạm thu mua

Định Trung

3563

Đạt chuẩn QG

VI. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường
5.1. Giao thông
Mạng lưới giao thông đối ngoại tương đối thuận lợi. Mạng lưới đường

liên xã phân bố tương đối đều theo chiều dài xã. Chất lượng đường tương đối
tốt.
+ Đường tỉnh lộ ĐT637: chạy dọc theo xã là tuyến đường liên xã, đoạn
qua xã dài khoảng 6,5km, lộ giới 30m, mặt đường rộng 6m đã được thảm nhựa.
- Giao thông nông thôn: Mạng lưới đường giao thông trong các thôn chủ
yếu là đường đất và đường cấp phối.
+ Trục thôn: Dài 2,220km, nền đường rộng 5m (mặt đường 3m) đã được
bê tông.
+ Đường ngõ xóm: dài 21,587km, mặt đường từ 2m - 3,5m đã được bê
tông hóa 2,477km.
5.2. Cấp điện
Toàn xã có 04 trạm biến áp, đặt tại thôn : Định Trường, Định Thái, Định
Quang, Định Xuân, công suất từ 75KVA - 100KVA.
- Đường dây hạ thế 10kv/0.4kv: dài 7 km. Các tuyến 0,4KV khu vực các
thôn: Định Trường, Định Thái + Định Quang, Định Trung, Định Xuân cần cải
tạo nâng cấp.
Xã đã bảo đảm 100% số hộ trên địa bàn dùng điện được đáp ứng kịp thời.
5.3. Cấp nước
Phần lớn người dân sử dụng nước giếng khơi mạch nông và giếng khoan
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

19

chưa qua xử lý hoặc qua xử lý đơn giản. Tỉ lệ hộ dân dùng nước giếng sinh hoạt
đạt 100%.
Cụm CN Tà Súc đã được cấp nước từ nhà máy.
5.4. Thoát nước:

- Thoát nước mưa: hiện nay thoát nước tự nhiên theo hướng dốc địa hình
từ bắc đến nam và từ tây sang đông, đổ ra sông Kôn. xây dựng rải rác một số
đoạn mương rãnh dọc tuyến giao thông ĐT637.
- Thoát nước thải: chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số lượng
nhà dân xây hầm tự hoại còn ít.
5.5. Xử lý chất thải rắn
- Bãi rác: Hiện tại đã có bãi xử lý rác thải nhưng chưa tổ chức thu gom rác
thải.
5.6. Nghĩa trang, nghĩa địa:
- Nghĩa trang liệt sĩ: ổn định tại thôn Định Thái,
- Các nghĩa trang nhân dân: đã quy hoạch theo quy hoạch sử dụng đất, các
điểm gần khu dân cư đã được khống chế, một số điểm đã di dời. Chưa có quy
chế quản lý.
5.7. Thực trạng môi trường:
- Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã:
Vệ sinh môi trường được quan tâm, nhưng chưa tổ chức thu gom rác thải; Các
hoạt động phát triển môi trường như trồng cây xanh các nơi công cộng được duy
trì thường xuyên.
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí , bể nước) đạt chuẩn: 30%.
- Tỷ lệ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 30%.
Vẫn còn ở một số khu vực dân cư ít nhiều bị ô nhiễm bởi hoạt động của
con người: Việc xử lý rác, chất thải trong các khu dân cư chưa được đồng bộ,
kịp thời; Thói quen sử dụng phân bón hoá học, phun thuốc trừ sâu không theo
quy định; Các phương tiện tham gia giao thông, các máy móc trong sản xuất;
Việc khai thác chặt phá rừng bừa bãi, ... Ngoài ra, tác động của thiên nhiên bão,
lũ cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan môi trường. Sự phân hoá của khí hậu
theo mùa (mùa mưa thường gây lũ lụt, xói lở đất; mùa khô khan hiếm nước ...)
đã có ảnh hưởng đến môi trường sống.
5.8. Thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc phát triển khá, hiện có 35% máy điện thoại cố

định và 1.520 máy điện thoại di động, cáp mạng internet đã nối đến 15 hộ của
các thôn, xóm. Mạng không dây đã phủ toàn xã.
6. Hiện trạng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất
6.1. Giao thông nội đồng
- Đường trục chính nội đồng: dài 49,60km, mặt đường rộng từ 2-3m, xe
cơ giới công nông đi lại thuận tiện để phục vụ sản xuất, chưa được cứng hóa
100%.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

20

6.2. Thủy lợi
- Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thuỷ lợi:
Tổng diện tích tưới trên địa bàn xã là 175,0 ha, trong đó: diện tích lúa
115,0ha; diện tích các loại hoa màu 60,0ha. Phần lớn diện tích tưới do một trạm
bơm điện Định Quang của HTXNN Định Quang cung cấp lấy nước từ hệ thống
sông Kôn.
- Số đập dâng có khả năng cung cấp nước: Trên địa bàn xã có 10 hồ, ao
bàu có khả năng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp: bàu Thủy,
bàu Lớn, bàu Thục Danh, bàu Tài, đập Đội 5, đập Hang Cua, bàu Lê, bàu Cà Te,
bàu Hà Ba, bàu Lê Phùng Vinh.
- Số trạm bơm điện: 01 trạm, hiện đáp ứng yêu cầu tưới tiêu.
- Về đê, kè: Sông Kôn chảy qua địa bàn xã dài 7 km;
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng 20% yêu cầu sản xuất và
dân sinh theo tiêu chí 3 Bộ tiêu chí.
- Về kênh mương: Trên địa bàn xã có tổng cộng 35,2km kênh mương
chính nội đồng. Trong đó đã bê tông hóa được 8km kênh chính (chiếm 22,7%)

còn lại 27,2km kênh đất chưa được kiên cố hóa.
6.3. Điện phục vụ sản xuất
Toàn xã có 01 trạm bơm sử dụng điện trực tiếp từ trạm biến áp thôn
Định Quang, hiện nay đáp ứng yêu cầu tưới tiêu. Ngoài ra, nhân dân sử dụng
điện sinh hoạt để phục vụ bơm tưới cục bộ ở một số vùng, nên đã ảnh hưởng
đến điện áp phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THEO 19 TIÊU CHÍ
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; qua kết quả điều
tra đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí do Ban quản lý xã thực hiện,
đến năm 2010 xã Vĩnh Quang đạt được 8/19 tiêu chí; còn lại 11/19 tiêu chí
chưa đạt:
* Tiêu chí đạt được: 8/19 tiêu chí: Tiêu chí 4 - Điện; Tiêu chí 7 - Chợ ;
Tiêu chí 8 - Bưu điện; Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14 - Giáo
dục; Tiêu chí 15 - Y tế; Tiêu chí 16 - Văn hóa; và Tiêu chí 19 – An ninh, trật tự xã
hội.
* Tiêu chí chưa đạt - 11/19 tiêu chí: Tiêu chí 1 - Quy hoạch; Tiêu chí 2 Giao thông; Tiêu chí 3 - Thuỷ lợi; Tiêu chí 5 - Trường học; Tiêu chí 6 - Cơ sở vật
chất văn hoá; Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư; Tiêu chí 10 - Thu nhập; Tiêu chí 11 - Hộ
nghèo; Tiêu chí 12 - Cơ cấu lao động; Tiêu chí 17 - Môi trường; Tiêu chí 18 - Hệ
thống chính trị đạt. (Chi tiết xem phụ lục 1)
Trong đó các tiêu chí khó đạt là: Thu nhập, Cơ cấu lao động

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

21

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN LIÊN QUAN

- Chương trình ‘3 giảm, 3 tăng’ triển khai hơn 5 ha ở địa bàn thôn Định
Trung với hơn 20 hộ tham gia.
- Chương trình khí sinh học thuộc dự án Đa dạng hoá nông nghiệp, đến
nay toàn xã đã xây dựng được 25 hầm biogas.
- Chương trình kiên cố hoá trường học tính đến nay đã kiên cố hoá bậc
tiểu học, với 10 phòng được xây dựng 2 tầng .
- Chương trình kiên cố hoá kênh mương, đến nay đã kiên cố hoá bằng bê
tông với chiều dài 8.000m.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, cho vay
sinh viên, Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng Chính sách
xã hội cho hơn 700 hộ, tổng dư nợ cho vay 10.517 triệu đồng.
- Chương trình đào tạo nghề cho nông dân: khoa học cây trồng, chăn nuôi,
thú y cho hơn 50 hộ (cấp chứng chỉ nghề).
- Ngoài ra còn lồng ghép các chương trình khuyến nông của Trạm khuyến
nông, Hội nông dân huyện về sản xuất giống các loại cây trồng mới: đậu phộng
TB 25, khảo nghiệm giống lúa mới, nuôi gà giống mới gắn với an toàn sinh
học...
- Các hội đoàn thể phối hợp thực hiện triển khai thực hiện các dự án Nâng
cao chất lượng dân số (Dự án Vie) CLB gia đình trẻ, CLB gia đình không sinh
con thứ 3.
Nhìn chung các chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, kết cấu
hạ tầng nông thôn từng bước được củng cố và hoàn thiện.
V. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lý kinh tế của xã nằm trên trục đường tỉnh lộ ĐT637 chạy qua
địa bàn xã và cách thị trấn Vĩnh Thạnh khoảng 0,7km, tạo điều kiện thuận lợi để
địa phương giao lưu phát triển kinh tế.
Hệ thống thuỷ lợi nội đồng tương đối hoàn thiện là những điều kiện cơ
bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Vĩnh Quang có nguồn tài nguyên đất đai phong phú, một số vùng ven

sông Kôn đất đai màu mỡ thích nghi với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc
bố trí sản xuất thâm canh, luân canh, xen canh đa dạng đối với các loại cây trồng
và vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cho địa phương.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đã được địa phương quan tâm đầu tư
những năm trước đây và hiện nay, về cơ bản là điều kiện thuận lợi để phát triển
xây dựng nông thôn mới.
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nhân dân địa phương quan tâm
ứng dụng vào sản xuất, tạo tiền đề trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sau này.
* Khó khăn và thách thức:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

22

- Vĩnh Quang có dòng sông Kôn chạy qua, nên chịu sự tác động của thiên
nhiên nhất là lũ lụt hàng năm thường gây sạt lở, sa bồi, thuỷ phá ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
- Quy mô diện tích của từng thửa đất sản xuất nông nghiệp manh mún,
một số vùng có địa hình bậc thang, khó áp dụng cơ giới hóa đồng ruộng để nâng
cao năng suất lao động.
- Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tuy
đã có nhiều cố gắng, song chưa có nhiều những sản phẩm chủ lực, quy mô sản
xuất còn nhỏ lẻ, việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
- Vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết
triệt để, trong khi tập quán sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phải có thời gian
để vận động chuyển biến nhận thức (như xả rác thải, nước thải, chăn nuôi hộ gia
đình trong khu dân cư), Nguy cơ ô nhiễm môi trường vẫn còn tiềm ẩn nếu không

có những giải pháp hữu hiệu.
Những vấn đề cơ bản cần giải quyết.
- Phát huy các tiềm năng lợi thế như vị trí, tài nguyên đất, nước, hệ sinh
thái rừng,.. để phát triển kinh tế.
- Quy hoạch phát triển không gian toàn xã với việc quy hoạch khu trung
tâm, các điểm dân cư và phân vùng sản xuất hợp lý.
- Đưa ra kế hoạch xây dựng HTXH, HTKT đảm bảo tiêu chí nông thôn
mới và phát triển kinh tế xã hội toàn diện.
- Rà soát nhu cầu sử dụng và phát triển đất để diều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất đã phê duyệt hợp lý với định hướng quy hoạch mới.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

23

Phần thứ ba
NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020
I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến xã
- Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế là 15%, trong đó khu vực
công nghiệp - xây dựng tăng 22,2%, nông – lâm - ngư nghiệp tăng 5,2% và khu
vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 13,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 24,4%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5%/năm.
- Thời kỳ 2016-2020 tăng 16,5%, trong đó: công nghiệp - xây dựng giữ
mức tăng 21,9%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,9% và khu vực dịch vụ tăng bình
quân khoảng 13,3%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24%, nông-lâm-ngư

nghiệp tăng 3,7%/năm.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010 tỷ trọng ngành công
nghiệp-xây dựng tăng lên 37,4%, nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 27,6% và khu
vực dịch vụ 35%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 40%, 22% và 38%. Năm
2020 công nghiệp-xây dựng chiếm 43%, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm chỉ
còn 16% và dịch vụ chiếm 41%.
Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong công nghiệp
và dịch vụ cũng tăng dần. Năm 2015 lao động ngành công nghiệp-xây dựng tăng
lên chiếm tỷ lệ 25,0%, lao động nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 52,0% và lao
động khối dịch vụ chiếm 23,0%. Đến năm 2020 tỷ lệ này tương ứng là 31%,
40% và 29%. Như vậy đến năm 2020 nông-lâm-ngư nghiệp trong nền kinh tế
chỉ còn 40% lao động và 16% trong GDP.
- GDP/người của tỉnh Bình Định năm 2015 khoảng 2.200 USD và năm
2020 khoảng 4.000 USD.
- Đến năm 2015 cơ bản không còn hộ nghèo (chuẩn nghèo của 2005).
- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2015
còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.
- Theo quy hoạch của tỉnh xã Vĩnh Quang là vùng nguyên liệu mía trọng
điểm của tỉnh để phục vụ cho nhà máy đường Bình Định đến năm 2020.
2. Dự báo quy mô dân số, lao động của xã
- Dân số hiện trạng toàn xã năm 2011 : 4347 người
Áp dụng công thức dự báo tăng tự nhiên:

N = N0 (1 + α)n

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


24


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

Áp dụng công thức dự báo dân số tăng cơ học: Nt’ = Nt (1 + α2)n - Nt
Bảng tổng hợp dự báo dân số
Dự báo dân số

Hiện trạng
(2011)

Đến năm 2015

Đến năm
2020

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

0,86

0,8

0,8

Tỷ lệ tăng dân số cơ học (%)

0,1

0,3

0,4


Tổng dân số (người)

4347

4515

4766

3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của xã
* Tốc độ tăng trưởng
- Tốc độ tăng kinh tế trên địa bàn xã: định hướng tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân giai đoạn 2011-2015 là trên 14,8%/năm và sẽ tăng lên 18,8%/năm
giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn khi cụm công
nghiệp và khu chăn nuôi tập trung của xã nằm ở thôn Định Trường đi vào hoạt
động.
- Tốc độ tăng trưởng các khu vực giai đoạn 2011-2015: Nông nghiệp tăng
9,5%/năm; Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 31.98%; Thương mại - dịch vụ
23,13%. Giai đoạn 2016-2020: Nông nghiệp tăng 10,7%/năm; Tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng 35,0%; Thương mại - dịch vụ 26,24%.
* Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Nông nghiệp 58,2%; TTCN-XD là 5,9%;
Thương mại - dịch vụ 35,9%/năm. Đến năm 2020: Nông nghiệp 40,0%; TTCNXD là 19,1%; Thương mại – dịch vụ 40,9%.
4. Dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng và thị trường tiêu thụ
một số sản phẩm chủ yếu:
- Lúa: Trên địa bàn xã hiện nay cho nông sản chính là lúa (gạo), với qui
mô sản lượng không lớn nên ngoài việc cung cấp lương thực cho nhân dân và
phục vụ chăn nuôi, phần còn là bán ra thị trường. Theo dự báo nhu cầu lương
thực quốc gia và thế giới trong tương lai không xa nhu cầu lương thực ngày
càng cao.

- Ngô (Bắp): Hiện nay, Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi khá lớn, vì vậy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khá cao, vấn đề khó
khăn hiện nay là cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất
và hạ giá thành sản phẩm. Bắp với qui mô sản lượng nhỏ, kết hợp với nhu cầu
phát triển chăn nuôi của xã nói riêng, huyện và tỉnh nói chung nên khả năng tiêu
thụ khá thuận lợi.
- Sắn (Mỳ): Với nhu cầu nguyên liệu sắn để chiếc xuất xăng sinh học và
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QH xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh

25

nhà máy sắn (mỳ) trên địa bàn tỉnh, vì vậy thị trường tiêu thụ sắn khá lớn.
- Rau đậu các loại: nhu cầu của người dân khá lớn nhất là thị trấn Vĩnh
Thạnh và khu đô thị Phú Phong phát triển, kết hợp với các khu, cụm công
nghiệp của tỉnh và huyện đi vào hoạt động.
- Sản phẩm thịt gia súc, gia cầm: Theo Chiến lược phát triển ngành chăn
nuôi đến năm 2020, dự báo đến năm 2015, mức tiêu thụ thịt/người/năm ở Việt
Nam sẽ là 65 kg thịt hơi/người/năm, tương đương 46 kg thịt xẻ và đến năm
2020 mức tiêu thụ thịt sẽ là 78 kg thịt hơi/người/năm, tương đương 56 kg thịt
xẻ. Như vậy, tổng sản lượng thịt hơi tại các thời điểm năm 2015, địa phương
cần khoảng 540 tấn thịt hơi (tương đương với 380 tấn thịt xẻ); năm 2020 cần
khoảng 650 tấn thịt hơi (tương đương với 470 tấn thịt xẻ). Trong tương quan
giữa sản xuất và nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ở địa phương, ngoài nhu cầu tiêu
dùng tại địa phương còn tiêu thị cho các ở các vùng, miền khác.
5. Dự báo về đô thị hóa nông thôn
Vì là xã cửa ngõ đi vào huyện Vĩnh Thạnh nên đô thị hoá cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến Vĩnh Quang, đồng thời khả năng mở rộng ranh giới của thị trấn

Vĩnh Thạnh về Vĩnh Quang cũng cần xem xét khi định hướng quy hoạch.
6. Dự báo về biến đổi khí hậu
Theo kịch bản trung bình của “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2011:
- Nhiệt độ trung bình năm: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
Bình Định có thể tăng lên 2,1oC (năm 2020 tăng 0,40C, năm 2050 tăng 1,20C) so
với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.
- Lượng mưa trung bình năm: Tổng lượng mưa năm theo dự báo vào cuối
thế kỷ 21 lượng mưa/năm ở Bình Định có thể tăng lên 7% (năm 2020 tăng 1,4%,
năm 2050 tăng 3,6%) so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999; đồng thời lượng
mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm.
Như vậy, thời tiết thay đổi thất thường theo dự báo sẽ dẫn đến hạn hán,
ngập lụt, tăng nguy cơ xuất hiện các loài dịch bệnh, làm giảm năng suất cây
trồng. Do vậy, trong thời gian đến cần quan tâm đến việc chọn tạo những giống
cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện thời tiết; đồng thời có biện pháp canh
tác phù hợp, mới thích ứng biến đổi khí hậu trong tương lai. Trong hoạt động
xây dựng kết cấu hạ tầng, cần có giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu
cực do biến đổi khí hậu gây ra. Vấn đề quan tâm trong thời gian tới là mức độ
ngập lụt của khu vực sản xuất nông nghiệp, bờ sông Kôn cần gia cố, để tránh
ảnh hưởng không nhỏ vấn đề sạt lở đất
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN
MỚI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
1. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã:
Cơ bản giữ nguyên định hướng phát triển không gian xã đã thực hiện:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


×