Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

thuyet minh quy hoạch hoài phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.09 KB, 74 trang )

Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

1

MỤC LỤC

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

2

Phần một
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH:
1. Tổng quan xã Hoài Phú:
Hoài Phú là xã đồng bằng, nằm ở phía Tây của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định, cách trung tâm huyện khoảng 10km, có tổng diện tích tự nhiên 4.045,57ha
Trên địa bàn huyện Hoài Nhơn xã Hoài Phú có vị trí gần với các đô thị lớn.
Cách trung tâm thị trấn Tam Quan khoảng 3km, Thị xã Bồng Sơn khoảng 10km và
các trung tâm xã lân cận khác như Hoài Hảo 2,5km, Hoài Châu 3km. Nên có điều
kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, huyện Hoài
Nhơn thì xã Hoài Phú nằm trên trục đường Tây tỉnh sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
cho việc giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ kỹ thuật
trong sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
2. Lý do sự cần thiết lập quy hoạch:
Việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng góp phần định hướng tổ chức không gian
xã phục vụ phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, nâng cao chất lượng đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tổ chức đời sống xã hội, giảm thiểu bất lợi,


phát huy các lợi thế, tiềm năng, đảm bảo sự hài hòa giữa làm kinh tế - sinh hoạt đời
sống và bảo vệ môi trường sinh thái theo mục tiêu phát triển bền vững.
Quy hoạch chung xã Hoài Phú nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng lưới dân cư, về hạ
tầng kỹ thuật, xã hội, khai thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, chủ động
quản lý xây dựng, quản lý đất đai tại địa phương đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội đề ra.
Quy hoạch nông thôn mới tại Hoài Phú là cụ thể hóa Đề án nghiên cứu mô hình
QHXD nông thôn mới gắn với đặc trưng vùng miền và các yếu tố giảm nhẹ thiên tai
là chương trình nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới do Chính
phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH:
1. Quan điểm quy hoạch:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở hiện trạng hạ
tầng nông thôn, tiến hành sắp xếp, bố trí, chỉnh trang hợp lý đảm bảo giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá của địa phương và theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp
với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

3

- Phù hợp với quy hoạch của tỉnh, quy hoạch tổng thể và các quy hoạch ngành
theo từng giai đoạn thời kỳ, kế thừa lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Coi trọng tính kinh tế - kỹ thuật, phù hợp nguồn lực, đảm bảo phù hợp với hệ
thống quy chuẩn tiêu chuẩn Quốc gia.
- Lấy nội lực làm tiền đề quan trọng, tranh thủ ngoại lực, phối hợp tốt để phát
triển. Cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể quyết định và là lực lượng chủ lực

triển khai, Nhà nước hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ thực hiện.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông
thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với
công nghiệp chế biến, đảm bảo tăng trưởng và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn phù hợp với lợi thế của địa phương.
- Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao; đồng
thời phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn.
- Phát triển phải gắn đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái;
đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa
các nhóm dân cư nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.
2. Mục tiêu quy hoạch:
2.1. Mục tiêu chung:
- Hình thành một mô hình thí điểm về QHXD nông thôn mới.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hoá nông thôn về sản
xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp - TTCN, phát triển dịch vụ.... Nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc
sống đô thị.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước,....); xây
dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.
- Giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá địa phương và bảo vệ môi trường.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, hướng dẫn xây dựng theo quy hoạch trên
địa bàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020 đạt 100% số tiêu chí nông thôn mới theo quy định tại Quyết
định 491/QĐ-TTg về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH:
1. Thời gian thực hiện quy hoạch:
+ Giai đoạn 1: 2010 - 2020. (Đạt 19/19 tiêu chí: 100%)
+ Giai đoạn 2: Định hướng phát triển sau năm 2020

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

4

2. Ranh giới diện tích quy hoạch: toàn xã, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Hoài Châu;
- Phía Nam: giáp xã Hoài Hảo;
- Phía Đông: giáp xã Hoài Hảo và thị trấn Tam Quan;
- Phía Tây: giáp huyện An Lão.
3. Quy mô dân số, đất đai:
- Diện tích đất tự nhiên: 4.045,57 ha.
- Quy mô dân số: 10.647 người (theo số liệu năm 2012).
- Số hộ: 2.376 hộ.
4. Giới hạn phạm vi lĩnh vực nghiên cứu:
Quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và quy hoạch sử
dụng đất cho toàn xã.
IV. CÁC CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH:
1. Các văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đẩy nhanh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v
phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-Ttg ngày
04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của liên bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

5

và Môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
nông thôn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và
PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 06/2009/TT-BNN ngày 10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, bố
trí dân cư đối với 61 huyện nghèo;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN01:
2008/BXD);
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 của BXD về việc Ban hành
Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng ban hành
quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng;
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn.
- Sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của Bộ Xây dựng
tháng 6/2010.
- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2010.
- Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 22/8/2011 của Tỉnh ủy Bình
Định thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng
bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến
2020”.
- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh Bình Định về
việc ban bành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của UBND tỉnh Bình Định về
việc điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới năm
2011.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định



Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

6

- Quyết định số 2293/QĐ-CTUBND ngày 10/10/2011 của CTUBND tỉnh Bình
Định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
Nông thôn mới năm 2011 của tỉnh.
- Thông báo số 98/TB-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Bình định về ý
kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
tỉnh Bình Định lần thứ 3.
- Hướng dẫn số 03/HD-SXD-SNNPTNT ngày 10/8/2011 của Sở Xây dựng, Sở
Nông nghiệp và PTNT Bình Định hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ
án quy hoạch chung xã nông thôn mới.
- Công văn số 910/SXD-QHKT ngày 9/11/2011 của Sở Xây dựng v/v ban hành
các phụ lục bổ sung kèm theo Hướng dẫn số 03/HD-SXD-SNNPTNT triển khai thực
hiện lập quy hoạch chung xã nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn số 04/HD-SXD-SNNPTNT ngày 10/11/2011 của Sở Xây dựng,
Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy
hoạch chung xã nông thôn mới.
- Hướng dẫn liên ngành số 01/HD-SXD-SNNPTNT-STN&MT ngày 27/3/2012
của Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT Bình Định hướng dẫn thực hiện
Thông tư liên lịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011
của Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên & Môi
trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới.
- Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 508/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 về điều chỉnh bổ sung quyết

định số 441/ QĐ-UBND ngày 05/09/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn
2011- 2015.
2. Các nguồn tài liệu, số liệu:
- Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Định
đến năm 2020 được phê duyệt thông qua Quyết định số 846/QĐ-CTUBND ngày
15/12/2006 của UBND tỉnh Bình Định.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoài Nhơn đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển của các ngành của huyện trên địa bàn xã Hoài Phú đến
năm 2015.
- Nghị quyết Đảng bộ xã Hoài Phú tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 23 nhiệm kỳ
2010-2015.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

7

- Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nông thôn theo bộ Tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới của UBND xã Hoài Phú
- Báo cáo thực trạng Kinh tế - Xã hội, điều kiện tự nhiên của UBND xã Hoài
Phú.
- Niên giám thống kê qua các năm của huyện Hoài Nhơn; thống kê và các báo
cáo hàng năm của xã.
- Các dự án đang triển khai trên địa bàn xã Hoài Phú.
- Các tiêu chuẩn ngành có liên quan.
3. Các nguồn bản đồ:
- Bản đồ địa chính xã Hoài Phú tỷ lệ 1/2000 do UBND xã cung cấp.

- Quy hoạch sử dụng đất xã Hoài Phú đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
tỷ lệ 1/5.000;
- Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thích nghi đất đai tỉnh Bình Định xây dựng năm 1997.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

8

Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Vị trí địa lý:
Xã Hoài Phú nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Nhơn cách thị xã Bồng Sơn
hiện nay khoảng 10km về phía Bắc và cách thị trấn Tam Quan (định hướng là thị trấn
huyện lỵ mới của huyện Hoài Nhơn) khoảng 3km về phía Tây. Tổng diện tích tự
nhiên toàn xã 4.045,57ha. Ranh giới xã Hoài Phú như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Hoài Châu;
- Phía Nam: giáp xã Hoài Hảo;
- Phía Đông: giáp xã Hoài Hảo và thị trấn Tam Quan;
- Phía Tây: giáp huyện An Lão.
Địa hình tự nhiên tương đối phức tạp, đất đai bạc màu, cơ sở hạ tầng chưa được
quy hoạch xây dựng cơ bản, dân cư xen lẫn đồng ruộng, đồi núi. Kinh tế xã hội chưa
được phát triển, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
2. Địa hình:
Địa hình của xã cơ bản chia làm 2 khu vực:
Khu vực đồng bằng thuộc nửa phía đông xã: bằng phẳng, bị chia cắt nhiều bởi
hệ thống sông suối,

Khu vực đồi núi với độ dốc trung bình hướng thấp dần từ Tây sang Đông, kết
nối với dãy núi các xã lân cận, vùng tụ thuỷ tạo nên hồ Mỹ Bình trước khi dẫn nước
về vùng đồng bằng phía Đông.
3. Khí hậu thời tiết:
Thời tiết khí hậu Hoài Phú Nằm trong khu vực khí hậu có tính chất nhiệt đới
ẩm. Một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12 dương
lịch. Mùa khô bắt đầu từ tháng 01, kết thúc vào tháng 8 năm sau.
a. Nhiệt độ:
Trung bình năm

: 25- 26oC.

Nhiệt độ thấp nhất (tháng11)

: 23,2oC.

Nhiệt độ cao nhất (tháng 6,7)

: 30,2oC.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

9

b. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí thấp nhất (tháng 8, 9)


: 75%.

Độ ẩm không khí cao nhất (tháng 10, 11, 12)

: 85%.

Độ ẩm không khí trung bình

: 80%.

c. Lượng mưa:
Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa kéo dài 4 tháng, lượng
mưa chiếm gần 75% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 10, 11,
Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất
nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với lũ quét, nước sông lên cao. -. Mùa khô
kéo dài 6 tháng từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa chiếm 17% - 20% lượng mưa cả
năm
d. Tổng số giờ nắng:
Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng 2539 giờ, số giờ
nắng cao khoảng 263 -264 giờ tháng 4 và tháng 5, số giờ nắng thấp nhất khoảng 102
giờ tháng 12.
Tổng tích ôn trong năm là: 9560ºC.
Cường độ bức xạ mặt trời 144 kCal/m2
4. Địa chất:
Khu vực đồi núi chủ yếu là sỏi đồi, đá non. Khu vực bằng phẳng hình thành do
sa bồi qua thời gian. Nền địa chất chặt, thuận lợi cho xây dựng.
5. Thủy văn:
Hệ thống sông suối của xã phân bố đều khắp trên địa bàn, đây là nguồn cung
cấp nước ngọt quan trọng nhất cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do
phần lớn các sông suối trên địa bàn chảy qua theo địa hình cao dốc nên chế độ nước

phụ thuộc vào lượng mưa theo mùa. Mùa mưa lượng nước các sông lên cao kết hợp
với khả năng tích nước của sông kém gây hiện tượng lũ lụt, vào mùa khô các sông ít
nước khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
6. Tài nguyên thiên nhiên:
6.1. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4045,57 ha. Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000.
Căn cứ kết quả nghiên cứu đất huyện Hoài Nhơn theo phương pháp của FAO
UNESCO của Hội Khoa học Đất Việt Nam năm 1996 và kết quả phúc tra bản đồ,
tổng hợp diện tích các loại đất trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Phân viện Quy hoạch và
thiết kế nông nghiệp Miền Trung - tháng 6 năm 2003 cho thấy đất ở Hoài Nhơn có 5
nhóm đất chính mang các đặc điểm và tính chất sau:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

10

* Nhóm đất cát (Arenososl - AR)
Diện tích đất có diện tích nằm dọc lưu vực sông Lại Giang. Đất có màu trắng
hoặc màu vàng trắng. Hiện diện tích này rải rác được sử dụng trồng màu, cây công
nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Mùa mưa diện tích này thường bị ngập nước nên
quá trình sản xuất diễn ra không ổn định.
* Nhóm đất phù sa - P (Fluvisols - FL)
Diện tích tích được sông Lại Giang sa bồi, diện tích đất này có độ dốc 0 - 3º,
tầng dày từ 80 – 100 cm. Nhóm đất này được hình thành từ những sản phẩm bồi đắp
từ lưu vực sông Lại Giang và các sông suối nhỏ. Phần lớn hệ thống sông suối ở đây
bắt nguồn từ các vùng núi phía Tây chảy qua các vùng đồi núi cấu tạo bởi đá cát hoặc
granit hoặc phù sa cổ. Vì vậy, đa phần diện tích đất phù sa trên địa bàn xã Hoài Phú
(phù sa chua và phù sa đốm gỉ) có thành phần cơ giới nhẹ, chua, độ phì thấp. Tuy

nhiên, đất phù sa ở đây có nhiều thuận lợi cho sản xuất bởi được phân bố trên địa
hình bằng, gần nguồn nước, dễ tưới tiêu… Những năm qua nhờ được canh tác một
cách hợp lý nên độ phì của đất ngày càng tăng. Hiện nay, diện tích này hầu như đã
được sử dụng một cách triệt để cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt l canh tác lúa 2, 3
vụ và cây hoa màu.
* Nhóm đất Gley - Gl (Gleysosl - Gl)
Diện tích nằm ở độ dốc từ 0 - 3o; tầng dày 40 - 70 cm, Đặc trưng của đất Gley
ở Hoài Phú là có hình thái phẫu diện không đồng nhất, tầng hữu cơ bán phân giải đến
phân 7 có hàm lượng mùn, đạm tổng số từ trung bình đến khá. Hiện nay, đang được
sử dụng trồng 2 - 3 vụ lúa cho năng suất cao và ổn định. Để sử dụng có hiệu quả hơn
cần chú ý đến việc thoát nước, cày ải và có chế độ bón phân thích hợp cũng như đa
dạng hố cây trồng.
* Nhóm đất xám (Acrisosl - AC)
Diện tích có độ dốc từ 3 - 15o, phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá cát,
đá Macma Axit và trên trầm tích phù sa cổ. Thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sát phân tán
thấp, phần lớn dưới 5 % trong có tầng đất. Đất xám có nhược điểm l chua, nghèo dinh
dưỡng, thường bị khô hạn nhưng rất có giá trị trong nông nghiệp, đặc biệt đối với
Hoài Phú, do phần lớn diện tích nằm ở địa hình bằng, thoải, độ dốc dưới 15o, đất
thống khí, thoát nước, dễ canh tác và thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của
nhiều cây trồng cạn (ngô, khoai, săn, lúa cạn…) và cây lâu năm như điều, cây ăn quả,
dâu tằm, bông vải… Nhóm đất xám trên địa bàn xã Hoài Phú bao gồm:
- Đất xám điển hình - Xh (Haplic Acrisols - Ach)
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

11

- Đất xám Feralit - Xf (Feralit Acrisols - Acf)

- Đất xám Gley - Xg (Gleyic Acrisols – Acg)
- Đất xám kết von - Xfe (Ferric Acrisols - Acfe)
- Đất xám loang lổ - XL (Plinthin Acrisols - Acp)
* Đất tầng mỏng - E (Leptosols - Lp)
Diện tích đất này tập trung ở những vùng bị chia cắt, độ dốc trên 25 %, tầng
dày 15 - 30 cm. Đặc điểm đất có tầng mỏng có phản ứng chua, nghèo mùn. Do độ
dốc lớn, bị rữa trôi, xói mòn mạnh hàm lượng sét ở tầng đất mặt thường ít hơn hẳn so
với các tầng đất sâu. Gần 50% diện tích nhóm đất này có tầng đất mỏng nhưng nằm
dưới tán rừng có độ che phủ trên 50%, tầng đất dưới là đá mẹ hoặc đá lẫn đang phong
hóa mạnh có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm kết hợp. Tuy vậy,
trong quá trình khai thác sử dụng cần đầu tư cải tạo nhiều mới mang lại hiệu quả kinh
tế cũng như bảo vệ môi trường.
Nhận xét:
Từ kết quả điều tra nghiên cứu về đất đai địa hình và thực trạng sử dụng đất tại
địa phương có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Đất đai xã Hoài Phú phong phú và đa dạng, với 3 nhóm đất phổ biến là đất
xám; đất tầng mỏng; đất phù sa. Đất phù sa và đất xám là quỹ đất quan trọng đã và
đang sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Một phần diện tích đất tầng mỏng có
hàm lượng mùn tầng mặt khá, tầng đất sâu có thể cải tạo đưa vào sử dụng theo hình
thức nông lâm kết hợp.
- Diện tích đất dốc khoảng trên dưới 60% diện tích tự nhiên. Vì vậy, quá trình
sử dụng cho nông lâm nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là
quy trình canh tác trên đất dốc, nông lâm kết hợp, đa dạng hóa sinh học và cây trồng,
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao vào sản xuất.
- Tình trạng rửa trôi, xói mòn, ngập úng vào mùa mưa, khô hạn vào ma khô là
những đe doạ có tính thường xuyên ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như đời sống
của nhân dân trong huyện.
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế
- Xã hội cũng như bảo vệ môi trường ở địa phương gồm:

+ Lúa 3 vụ.
+ Lúa Đông Xuân – Lúa Mùa.
+ Lúa Đông Xuân – Ngô Hè – Lúa Mùa.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

12

+ Ngô Lạc Đông Xuân – Lúa Mùa.
+ Lạc Xuân – Lạc Hè – Lúa Mùa.
+ Đậu xanh, đậu tương.
+ Lúa Đông Xuân – Lúa Hè Thu.
+ Chuyên mía, sắn.
+ Lúa Đông Xuân – Ngô Hè Thu.
+ Điều, xoài, dứa.
6.2. Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Hoài Phú có hệ thống hồ, suối phân bố tương đối đều (hồ
Mỹ Bình, hồ Cự Lễ, suối Phú Mỹ, suối Ông Mùi, suối Bèo Đĩa, suối Phú Lương, suối
Đục, suối Hố Chảo) do vậy nguồn nước tưới rất phong phú đủ cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất.
- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu là do nhân dân tự khai thác nhỏ để phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên chất lượng nước chưa đảm bảo độ an toàn
trong sinh hoạt của nhân dân.
6.3. Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng tự nhiên của xã 2795,32 ha, chiếm 69,10 % diện tích tự nhiên,
song do hiện nay nạn chặt phá rừng còn diễn ra nặng nề (tuy đã có giảm hơn trước)
thảm thực vật hiện tại nghèo nàn chủ yếu là số cây con mới tái sinh, những năm gần
đây nhân dân tích cực trồng rừng sản xuất đã góp phần che phủ bề mặt đất trống xói

mòn có hiệu quả, bảo vệ môi trường, sinh thái trên địa bàn.
Trong đó:
- Rừng sản xuất: 845,07 ha: Hộ gia đình sử dụng 317,39 ha; Rừng Việt-Nhật:
306,7 ha.
- Rừng phòng hộ: 1.950,25 ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý, đã hợp
đồng giao 267 ha rừng khoanh nuôi tái sinh cho hộ gia đình quản lý.
Rừng có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
6.4. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Hoài Phú không nhiều, chỉ có một số khoáng sản
đã được xác định có giá trị trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng như (đá xanh, đá
xây dựng...).
Tại các hồ chứa nước và lòng suối có nhiều mỏ cát thuận lợi cho việc khai thác
phục vụ xây dựng cơ bản; đồng thời tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thêm thu
nhập cho nhân dân.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

13

7. Cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái
8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
- Hoài Phú có vị trí địa lý thuận lợi, gần khu Trung tâm huyện lỵ Hoài Nhơn.
Có đường Tây Tỉnh đi qua tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hóa với các địa
phương khác để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
- Quy mô diện tích đất đai có khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp
còn khá lớn, đất đai màu mỡ rất thuận tiện cho phát triển các cây trồng ngắn ngày và
dài ngày cho năng suất cao.

- Trên địa bàn xã có nhiều sông, suối, có thể xây dựng các đập dâng, hồ chứa
nước để khai thác có hiệu quả nguồn nước vào sản xuất nông nghiệp và cho sinh
hoạt.
- Tài nguyên rừng khá đa dạng và phong phú là nguồn nguyên liệu khá lớn cho
công nghiệp chế biến lâm sản.
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người khá lớn, đây là thuận lợi lớn
để xã phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
* Khó khăn
- Đất đai lầy lội về mùa mưa, nền đường đất rất ảnh hưởng đến sản xuất và vận
chuyển sản phẩm nông nghiệp.
- Đất đai phần lớn có độ dốc cao, thường bị rửa trôi xói mòn, nên độ phì nhiêu
thấp, do đó trong quá trình sản xuất cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
đạt hiệu quả cao.
II. HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Hiện trạng sử dụng đất
- Theo Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm; Kết quả kiểm kê đất đai
năm 2010 và Kết quả điều tra, khảo sát thực địa bổ sung hiện trạng sử dụng đất, Tổng
diện tích tự nhiên toàn xã 4.045,57ha được phân bố theo các quỹ đất theo bảng thống
kê sau:
DIỆN TÍCH
(ha )

TỶ LỆ (%)

A. ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.746,07

92,6


I. Đất sản xuất nông nghiệp

948,2

23,44

1. Đất trồng cây hằng năm

753,64

18,63

LOẠI ĐẤT

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

14

- Đất trồng lúa

527,7

13,04

- Đất trồng cây hàng năm còn lại

225,94


5,58

2. Đất trồng cây lâu năm

194,56

4,81

2.795,32

69,1

1. Đất rừng sản xuất

845,07

20,89

2. Đất rừng phòng hộ

1.950,25

48,21

III. Đất nuôi trồng thuỷ sản

2,55

0,06


B. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

275,3

6,80

1. Đất ở nông thôn

50,38

0,01

2. Đất chuyên dùng

167,38

4,41

0,95

0,02

166,11

4,11

0,32

0,01


1,1

0,03

4. Đất nghĩa địa

29,28

0,72

5. Đất sông, suối, mặt nước

27,16

0,67

C. ĐẤT KHÁC

24,20

0,60

1. Đất bằng chưa sử dụng

15,55

0,38

2. Đất đồi núi chưa sử dụng


6,58

0,16

3. Đất chưa sử dụng khác

2,07

0,05

II. Đất lâm nghiệp

2.1. Đất trụ sở cơ quan
2.2. Đất có mục đích công cộng
- Đất giao thông
- Đất thuỷ lợi
- Đất các cơ sở văn hóa
- Đất cơ sở y tế
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
- Đất thể dục-thể thao
- Chợ
2.3. Đất sản xuất, kinh doanh PNN
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng

Nguồn: (Các biểu, số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất của UBND xã Hoài Phú
đến ngày 16/03/2011)

Như vậy, đối chiếu hiện trạng sử dụng đất với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của xã, hiện trạng sử dụng đất có những mặt tích cực và hạn chế như sau:

* Mặt tích cực
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

15

- Quy mô và tỷ lệ diện tích đất bố trí cho nông - lâm nghiệp cao, là sự bố trí sử
dụng đúng đắn, phù hợp trong điều kiện hiện tại. Điều đó giúp cho:
+ Khai thác tối đa quỹ đất đai.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn lao động đông đảo ở nông thôn.
+ Sử dụng đất phù hợp và đáp ứng yêu cầu về đất phát triển kinh tế theo hướng
kinh tế nông - lâm nghiệp đang giữ vị trí quan trọng. Sản xuất nông - lâm nghiệp tạo
ra nhiều loại sản phẩm, số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo nguồn
nguyên liệu thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng
hóa dồi dào.
- Trong việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, cơ cấu sử dụng đất đang có sự
thay đổi theo hướng tích cực:
+ Đất trồng cây lương thực (cây chính là lúa) tương đối ổn định về quy mô
diện tích, địa bàn và đang được đầu tư nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đang có hướng mở rộng diện tích,
hình thành các vùng tập trung lượng sản phẩm lớn dễ tạo ra sản phẩm hàng hóa,
nguồn nguyên liệu dồi dào hơn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Đất rừng sản xuất có diện tích lớn, địa bàn tập trung, từ nhiều năm gần đây
đã cho lượng sản phẩm lớn chủ yếu là nguyên liệu.
* Mặt hạn chế
Quy mô diện tích và tỷ lệ đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thấp thể
hiện mức độ phát triển còn ở mức độ. Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu:
- Quỹ đất khu dân cư nông thôn hiện nay tuy lớn nhưng phần diện tích thực sự

được đầu tư xây dựng trong các khu dân cư nông thôn (đất phi nông nghiệp) có quy
mô và tỷ lệ thấp. Việc giải quyết quỹ đất để xây dựng nhiều công trình trong các khu
dân cư hay để giải quyết chỗ ở cho số dân tái định cư còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Đất cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp còn ít.
- Đất cho hạ tầng kỹ thuật như giao thông, chuyển dẫn năng lượng... chưa đáp
ứng yêu cầu đã hạn chế rõ rệt đến mức độ giao lưu, thu hút và hiệu quả đầu tư khai
thác các lợi thế về tài nguyên đất, nguồn sản phẩm nông lâm nghiệp, tài nguyên
khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên.
2. Hiện trạng dân số, lao động, phân bố dân cư
Toàn xã có 09 thôn với tổng số hộ là 2.376 hộ; tổng số nhân khẩu là 10.647
người trong đó có 5.076 nam và 5.571 nữ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,52%; Tỷ lệ tăng dân số cơ học: 0,50%

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

16

Bảng thống kê số thôn, số hộ, nhân khẩu (2012)
STT

TÊN THÔN

XÓM

SỐ HỘ

NHÂN KHẨU


1

Cự Tài I

1, 2, 3

320

1.811

2

Cự Tài II

4, 5

205

945

3

Mỹ Bình I

6, 7

236

946


4

Mỹ Bình II

8A, 8B, 9, 10

277

1.310

5

Mỹ Bình III

11, 12

276

1.157

6

Lương Thọ I

17, 18

229

975


7

Lương Thọ II

13, 16

326

1.270

8

Lương Thọ III

14, 15

230

1.012

9

Cự Lễ

19, 20,21

281

1.221


22

2.376

10.647

Tổng cộng :

- Thành phần dân tộc: 100% dân số là người Kinh.
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm của xã có xu hướng ngày một giảm.
- Tổng số hộ nghèo năm 2012: 347 hộ, chiếm 14,6% toàn xã. Mặc dù, trong
những năm qua, các cấp, các ngành rất quyết tâm trong công tác xoá đói giảm nghèo,
nhưng do đa số hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu ý chí vươn lên, có biểu
hiện trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, nên tình hình kinh tế vẫn chưa có những chuyển
biến đáng kể. Sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ, lạc hậu, mang tính tự phát, lãng phí
lao động, đất đai, chưa phát huy tốt nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước nên việc thoát
nghèo của địa phương còn chậm.
- Nguồn lao động dồi dào, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn:
15,52%.
+ Sơ cấp (3 tháng trở lên): đạt 6,20 %, tỷ lệ trong nông nghiệp đạt 3,10%.
+ Trung cấp đạt 24,61 %, tỷ lệ trong nông nghiệp đạt 2,5%.
+ Đại học đạt 14,19 %, tỷ lệ trong nông nghiệp đạt 1,15%.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế:
3.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của xã trong 5 năm qua (2006 2010) là 10%;
Cơ cấu kinh tế nông thôn chưa có sự chuyển dịch đáng kể, chủ yếu là sản xuất
Nông-lâm nghiệp năm 2012 chiếm 90%; TTCN, TM&DV chiếm tỷ trọng thấp, năm
2012 chiếm 10%.


Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

17

Nền kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch
tiến bộ, lực lượng sản xuất phát triển khá, giá trị sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, ngành nghề dịch vụ, thương mại đều tăng
Kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần tham gia,
theo hướng sản xuất hàng hoá dưới sự giám sát quản lý của nhà nước. Những vấn đề
cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển như điện, đường giao thông, trường học, trạm y
tế...được chính quyền xã đặc biệt quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Những ngành nghề
truyền thống đang được phát huy, một số ngành nghề mới đang phát triển tạo ra nhiều
việc làm nâng cao thu nhập của nhân dân.
Đời sống nhân dân nói chung:
So với trước đây, đời sống vật chất của nhân dân đã được từng bước được cải
thiện. Hiện tại toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện phục vụ
đời sống tinh thần của nhân dân.
3.2. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất:
3.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản:
a) Nông nghiệp:
* Trồng trọt:
Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của xã. Mặc dù diện tích gieo trồng không
tăng nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh và sử dụng giống mới, thực hiện chuyển
đổi cơ cấu mùa vụ nên sản lượng lúa vẫn liên tục tăng qua các năm. Tổng diện tích
gieo sạ cả năm 2012 là 1465 ha, năng suất bình quân đạt 56,35 tạ/ha, sản lượng 8.256
tấn.

- Bên cạnh cây lúa, còn có các loại cây trồng khác như:
+ Cây bắp, diện tích 45 ha, năng suất bình quân 56tạ/ha, sản lượng 252 tấn.
+ Cây Lạc: 28 ha, năng suất bình quân 23,6 tạ/ha, sản lượng 66,2 tấn.
+ Cây mì 174 ha, năng suất bình quân 240 tạ/ha đạt sản lượng 4.176 tấn.
Trong những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cơ bản
giải quyết được những vấn đề trọng yếu do thực tiễn đặt ra, liên tục phấn đấu và đạt
được các mục tiêu quan trọng: sản xuất tăng trưởng ổn định, an ninh lương thực quốc
gia được đảm bảo, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn năm trước, không khí sản
xuất kinh doanh vươn lên làm giàu khá sôi động trên hầu khắp các vùng, đa dạng hóa
sản xuất nông nghiệp, xây dựng một số vùng chuyên canh lúa nước chất lượng cao,
vùng trồng màu tập trung, vùng chuyên canh rau củ….
Việc đầu tư thâm canh theo chiều sâu từng bước thực hiện. Những nỗ lực của
công tác khuyến nông, khuyến lâm đã dần dần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu,
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

18

từng bước tiến hành cơ giới hóa sản xuất, dưa máy móc vào sản xuất thay thế dần sức
người như máy cày, máy gặt….
Tuy nhiên việc kinh tế khó khăn dẫn tới việc thiếu vốn cho đầu tư sản xuất
cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, việc biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt
sâu bệnh… cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất sản lượng, chất lượng sản
phẩn nông nghiệp.
* Chăn nuôi:
Những năm qua chăn nuôi phát triển khá đạt được kết quả nay là do địa
phương đã áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi như (nhân giống
lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi mới, đến nay hầu hết đàn lợn đàn bò đã

được cải tạo giống mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn. Kết quả đạt được
năm 2012 là:
- Đàn trâu, bò: 2.254 con
- Đàn lợn: 13.880 con.
Nhiều hộ gia đình đã nuôi được heo F1. Hiệu quả bước đầu tuy chưa cao song
đã có sức thuyết phục với người dân trong xã. Tuy nhiên việc tiêm phòng và điều trị
bệnh cho heo vẫn ít được nhân dân quan tâm đúng mức.
- Đàn gia cầm: Dịch cúm gia cầm đã làm tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm
chững lại, song vẫn giữ được đàn giống gốc để phát triển khi dập tắt dịch bệnh. Hiện
có trên 62.500 con chủ yếu là gà, vịt bầy.
Ngành chăn nuôi có những bước tiến mạnh mẽ như số lượng đàn gia súc gia
cầm, thủy cầm tăng, chất lượng tăng như bò lai, heo lai chiếm tỷ lệ cao, công tác
phòng chống dịch bệnh, công tác bảo vệ môi trường được chú trọng.
Tuy nhiên trong những năm qua dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng,
cúm… hoành hành liên tục gây ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi. Thị trường đầu ra
thiếu ổn định thất thường, giá cả thức ăn, công lao động tăng cao dẫn đến lợi nhuận
cho người chăn nuôi thấp.
* Dịch vụ nông nghiệp:
Kết quả thực hiện các dịch vụ nông nghiệp như: tưới tiêu, làm đất, thu hoạch
lúa…
Toàn xã có 01 HTXNN, tổng số lao động 11 người, tổ chức các dịch vụ: Tín
dụng, thủy lợi, giống cây trồng có hiệu quả..
b) Lâm nghiệp:
Ngành lâm nghiệp cũng có bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngày càng hợp lý
và hiệu quả hơn, chuyển từ khai thác tài nguyên rừng tự nhiên là chính sang sản xuất
dựa trên các hoạt động lâm sinh, trồng rừng mới, chăm sóc, bảo vệ và tái sinh rừng tự
nhiên theo quyết định của Chính phủ. Tuy tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản vẫn chiếm
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định



Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

19

khoảng 80%, nhưng cơ cấu đó thay đổi quan trọng: chuyển từ khai thác rừng tự nhiên
sang khai thác rừng trồng là chủ yếu.
Phong trào trồng rừng phát triển mạnh, kết quả trồng rừng của dự án Việt Đức
đạt khá, có 661 ha rừng dự án được bàn giao đến các hộ thành viên quản lý và đang
tiếp tục thực hiện.
Dự án rừng thương mại Việt-Nhật đang thực hiện.
Hoài Phú là xã có diện tích lâm nghiệp lớn 2795,32 ha trong đó đất lâm nghiệp
do Hộ gia đình cá nhân quản lý 382,29 ha chủ yếu là rừng trồng keo, tổ chức quản lý
1885,35 ha, UBND xã quản lý 221,01 ha, tổ chức nước ngoài quản lý 306,67 ha như
vậy cùng với công tác xã hội hóa ngành lâm nghiệp trên địa bàn xã Hoài Phú cơ bản
đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trong đó xác định cây keo lai là cây trồng chủ lực
phát triển rừng sản xuất, việc được đầu tư chăm sóc tốt chu kỳ 6 – 7 năm cho thu hoạt
mang lại giá trị kinh tế cao ước đạt khoảng 70 – 80 triệu / ha.
Tuy nhiên việc thiếu vốn nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản ban đầu dẫn đến việc
trồng rừng còn chậm, giá cả nguyên liệu không ổn định tạo tâm lý không yên tâm cho
những chủ rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng chưa được chú trọng.
c) Nuôi trồng thuỷ sản:
Do đặc thù địa hình xã Hoài Phú diện tích mặt nước chủ yếu là các sông suối
nhỏ và một số ao hồ nên việc nôi trồng thủy sản chưa phát triển , người dân chưa nắm
kỹ thuật chăn nuôi nên năng suất chưa cao, sản lượng còn thấp. Trong những năm tới
cần khai thác diện tích mặt nước đặc biệt là các hồ đưa vào khoanh nuôi thủy sản.
Diện tích nuôi cá nước ngọt năm 2012 của xã là 31 ha, với sản lượng 20 tấn.
d) Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông, lâm, thuỷ sản:
Nhận xét:
Có thể khẳng định rằng, thời gian qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
đã cơ bản giải quyết được những vấn đề trọng yếu do thực tiễn đặt ra, liên tục phấn đấu

và đạt được các mục tiêu quan trọng: sản xuất tăng trưởng khá ổn định, an ninh lương
thực quốc gia được đảm bảo, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn năm trước, không khí
sản xuất kinh doanh vươn lên làm giàu khá sôi động trên hầu khắp các vùng. Công tác
xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn đạt được kết quả khá
khả quan.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu kém; trước mắt và cả những năm tới vẫn còn
phải đối mặc với nhiều khó khăn và thách thức to lớn.
- Nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn nhất là đất đai, lao
động chưa được khai thác hợp lý và có hiệu quả.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

20

- Nông nghiệp cơ bản vẫn là một nền nông nghiệp năng suất, chất lượng thấp, sức
cạnh tranh trên thị trường kém.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém: thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên
lạc, kho tàng, chợ, đều rất thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản
xuất hàng hoá.
- Một bộ phận trong cộng đồng dân cư nông thôn vẫn còn phải sống trong tình
trạng nghèo đói.
- Khả năng phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai rất hạn chế. Môi trường
nhiều vùng nông thôn bị suy thoái; tình trạng xói mòn, thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn
nước diễn ra khá nghiêm trọng.
3.2.2. Hiện trạng sản xuất CN, TTCN:
- Tiểu thủ công nghiệp có 63 cơ sở sản xuất và 02 làng nghề mua bán chế biến
xu xoa (Cự tài 1, Cự tài 2), trong đó: Sản xuất đá lạnh 02 cơ sở; Rèn 03 cơ sở; May

mặc 03 cơ sở; Xay xát gạo: 25 cơ sở; Mộc dân dụng 05 cơ sở; Cửa nhôm, sắt; Hàn
tiện 6 cơ sở; Cưa xẻ gỗ: 01 cơ sở; Sản xuất đá xanh 03 cơ sở; Sản xuất rượu gạo 12
cơ sở; Sản xuất chổi cộng 02 cơ sở, sản xuất chiếu cói 01 cơ sở.
- Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp trên địa bàn xã
tiếp tục phát triển và ngày càng đa dạng, máy gạo và nghiền thức ăn gia súc chạy
bằng động cơ điện, ...
3.2.3. Hiện trạng phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ:
Toàn xã có 01 HTXNN hoạt động tương đối hiệu quả, tổng số lao động 11
người, tổ chức các loại dịch vụ: Tín dụng, thủy lợi, giống cây trồng.
4. Hiện trạng không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội:
4.1 Nhà ở:
Hoài Phú có 9 thôn với diện tích đất ở là 51,05 ha
Hiện tại xã còn 52 nhà đơn sơ, không có nhà tạm, dột nát. Số nhà có niên hạn
sử dụng dưới 20 năm chiếm tỷ lệ 75%, chủ yếu là các nhà xây dựng đã lâu nên đã
xuống cấp, các nhà thuộc diện hộ nghèo và hộ chính sách.
Tỷ lệ nhà ở kiên cố, có niên hạn sử dụng trên 20 năm đạt 25%.
4.2. Công trình công cộng:
Bảng thống kê hiện trạng công trình công cộng toàn xã
Hạng mục

Vị trí

Diện tích Diện tích
(m²)
theo TC

Ghi chú

I. TRỤ SỞ CƠ QUAN
1. UBND xã Hoài Phú


UBND

2189

2000

Đã xuống cấp

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

21

2. NVH thôn Cự Tài 1

CT1

883

500

Đã xuống cấp

3. NVH thôn Cự Tài 2

CT2


965

500

Đã xuống cấp

4. NVH thôn Mỹ Bình 1

MB1

1.279,57

500

Mới xây

5. NVH thôn Mỹ Bình 2

MB2

550.60

500

Đã xuống cấp

6. NVH thôn Mỹ Bình 3

MB3


1.163,09

500

Đã xuống cấp

7. NVH thôn Cự Lễ

CL

787.75

500

Đã xuống cấp

8. NVH thôn Lương Thọ 1

LT1

1.102,64

500

Mới xây

9. NVH thôn Lương Thọ 2

LT2


1000

500

Mới xây

10. NVH thôn Lương Thọ 3

LT3

725.57

500

Đã xuống cấp

1. Trường Mẫu giáo xã

LT2

2742

Mới xây

2. Điểm Lương Thọ 1

LT1

1146


Mới xây

3. Điểm Mỹ Bình 2

MB2

1253

Mới xây

4. Điểm Cự Tài 1

CT1

793

Quy mô nhỏ, cơ sở vật
chất đã xuống cấp

5. Điểm Cự Lễ

CL

313

Quy mô nhỏ, cơ sở vật
chất đã xuống cấp

1. Điểm Cự Lễ


CL

1622

Cần đầu tư cơ sở vật chất

2. Điểm Cự Tài 1

CT1

2834

Cần đầu tư cơ sở vật chất

3. Điểm Mỹ Bình 1

MB1

15334

Cơ sở vật chất đảm bảo

4. Điểm Mỹ Bình 1

MB1

2543

975


Cần đầu tư cơ sở vật chất

LT3

11821.02

825

Đạt

II. CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC
* GIÁO DỤC MẦM NON

* GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Trường tiểu học Hoài Phú

* GIÁO DỤC THCS
1. Trường THCS Hoài Phú

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

22

III. CÔNG TRÌNH Y TẾ
1. Trạm y tế

LT2


1000

500

Đạt

1. Nhà văn hoá xã

LT2

-

1000

Chưa có

2. Sân TDTT

LT2

6392.95

4000

Đạt

1. Chợ

LT2


1000

1500

Cần nâng cấp & mở rộng

2. Hợp tác xã

LT2

1014.81

IV. CÔNG TRÌNH VĂN HÓA

V. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

Cần tìm vị trí mới để thực
hiện QH mở rộng đường

Hiện trạng thôn xóm: Dân cư trên địa bàn xã tập trung chủ yếu dọc theo các
tuyến đường và được phân ra thành 9 thôn.
5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
5.1. Giao thông:
a. Giao thông đối ngoại:
Năm tuyến đường liên xã dài 10,25km, kết nối thông thương Hoài Phú với các
xã: Hoài Tân, Hoài Hảo, Hoài Châu, Hoài Sơn và Hoài Châu Bắc.
+ Đường số 3 (đường Tây tỉnh) dài 3.950 km đã được nhựa hóa.
+ Đường số 2 dài 1400 km.
+ Đường cầu Bàn lên UB xã dài 1820 km.

+ Đường từ Tam Quan lên hồ Mỹ Bình dài 2240 km.
b. Giao thông đối nội
Đường liên thôn gồm 19 tuyến tổng chiều dài 25,36 km, chưa được cứng hóa:
1. Đường từ cầu Chiến Kiểm xuống quán Do, đi Hoài Châu.
2. Đường từ trụ sở Mỹ Bình 1 xuống khu công nghiệp Tam Quan.
3. Đường từ hồ Bà Ký xuống cầu Bến Dinh.
4. Đường từ Nghĩa trang Liệt Sĩ đến kênh Chính xóm 18.
5. Đường số 3 đi đập Gấm.
6. Đường từ ngõ Sự xóm 3 đi Gia Long.
7. Đường từ UBND xã đến xóm 16.
8. Đường từ trường THCS đến máy gạo ông Triền.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

23

9. Đường trụ sở thôn Lương Thọ 1 đi vô Cự Lễ, ngõ ông Sằm.
10. Đường từ xóm 13 đi xóm 19 thôn Lương Thọ 3.
11. Đường từ cầu Bàn Lương Thọ ra ngõ Phê.
12. Đường từ cầu Bàn- UB ra trạm điện xóm 6.
13. Đường từ trạm Y tế xã đi kênh Chính xóm 17.
14. Đường từ Quán Thức đến gò Mô.
15. Đường từ trạm điện xóm 2 đi Hoài Châu.
16. Đường từ đập bà Đá ra ngõ Thêm xóm 6.
17. Đường từ Ngõ Luận đến cầu hố Chảo.
18. Đường từ ngõ Thuận xóm 10 đi cầu Xéo.
19. Đường từ ngõ Dị đi ngõ Quới.
Đường ngõ, xóm: 33 km; chưa được cứng hóa, có 23 km đường còn lầy lội vào

mùa mưa, tỷ lệ 30,3%.
1. Đường từ ngõ Minh xóm 8a đường 2 lên xóm 8a
2. Đường từ ngõ Sương xóm 1 xuống ngõ Điều xóm 1.
3. Đường từ ngõ Tấn xóm 1 xuống ngõ Tư xóm 1.
4. Đường từ ngõ Ánh xóm 2 xuống ngõ Lo xóm 2.
5. Đường từ ngõ Tài xóm 2 vô ngõ Khánh ra trường mẫu giáo.
6. Đường từ ngõ Yến xóm 3 xuống ngõ Can xóm 3.
7. Đường từ ngõ Chiều xóm 3 xuống ngõ Sa xóm 3.
8. Đường từ ngõ Để xóm 4 xuống ngõ Túc xóm 3.
9. Đường từ ngõ Nghĩa xóm 4 ra nhà thờ họ Đào.
10. Đường từ ngõ Ngọc (ao Mốc) ra ngõ Đông xóm 13.
11. Đường từ ngõ Hạng xóm 16 lên ngõ Khoa xóm 16.
12. Đường từ ngõ Sao xóm 16 lên ngõ Hương xóm 16.
13. Đường từ ngõ Nga xóm 18 vô ngõ Hộ xóm 18.
14. Đường từ ngõ Muốn xóm 18 lên ngõ Sâm xóm 18.
15. Đường từ trường mẫu giáo xóm 17 vô ngõ Trung xóm 18.
16. Đường từ ngõ Trang xóm 7lên ngõ Âu xóm 7.
17. Đường từ ngõ Nê xóm 7lên ngõ ao Ba xóm 7.
18. Đường từ ngõ Hảo xóm 8a lên ngõ Quỳnh xóm 8a.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

24

19. Đường từ ngõ Nồng xóm 8b lên ngõ Thịnh xóm 8b.
20. Đường từ ngõ Nhiễu xóm 9 lên ngõ Ca xóm 9.
21. Đường từ ngõ Thân xóm 11 lên ngõ Tỵ xóm 11.
22. Đường từ ngõ Điền xóm 12 lên cầu Máng.

23. Đường từ trường xóm 12 lên ngõ Thu xóm 12.
24. Đường từ ngõ Mến xóm 10 lên trường xóm 10.
25. Đường từ ngõ Tư xóm 16 lên kênh Chính.
26. Đường từ cầu Đình xuống đường Gia Long.
27. Đường từ ngõ Trang lên cầu ông Thanh.
28. Đường từ ngõ Cương xóm 15 lên ngõ Định xóm 15.
29. Đường từ ngõ Giác đến cầu ông Dẻ.
30. Đường từ ngõ Thiều lên mương Tre Tố xuống cầu hố Chảo.
Đường trục chính nội đồng có 30,56 km, chưa được bê tông, chưa được cứng
hóa.
Hệ thống giao thông trên toàn xã nhiều năm qua thường xuyên được duy tu,
nâng cấp tạo sự liên hoàn thông suốt, nhưng nền đường và mặt đường chưa đủ rộng,
kết cấu bê tông nhỏ hẹp chưa đáp ứng với tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của từng loại
đường giao thông nông thôn theo tiêu chí quy định.
5.2. Cấp điện:
Lấy điện từ trạm Bồng Sơn.
Đường dây hạ thế 40 km đang cần nâng cấp, cải tạo lại.
Điện đã được đưa đến từng hộ trong xã, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
của người dân.
Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất 80%. Tỷ lệ hộ dùng điện 100%.
5.3. Cấp nước:
Nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong xã lấy từ nguồn
nước mặt và nước ngầm, sử dụng bình quân từ 50 lít đến 100 lít nước mỗi người/ngày
- Nước sinh hoạt: chủ yếu dùng giếng đào, giếng đóng. Hệ thống Giếng đào là
nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn toàn xã. Các giếng sâu trung bình 8 – 10
m. Hầu hết các giếng đào đều nhiễm phèn và không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, theo một
số kết quả kiểm nghiệm thì chất lượng nước tại các giếng theo tiêu chuẩn vệ sinh của
bộ y tế mới đạt 73 %. Lưu lượng khai thác của mỗi giếng đạt khoảng 1,5 - 2,5 m3/1h
và thời gian các giếng hoạt động mỗi ngày từ 1 – 3 h, bình quân phục vụ cho khoảng
10 đến 15 người. Kinh phí xây dựng các giếng chủ yếu là do người dân đầu tư.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


Quy hoạch chung xã nông thôn mới xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn

25

- Nước phục vụ sản xuất: Sử dụng cả nước mặt từ các hồ, suối và nước ngầm.
5.4. Thoát nước:
Thoát nước mưa: Hiện nay thoát nước tự nhiên theo hướng dốc địa hình từ
Tây sang Đông.
Tất cả các tuyến đường đều không có mương, cống thoát nước.
Vào mùa mưa còn nhiều vùng bị ngập úng.
Thoát nước thải: Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
5.5. Xử lý chất thải rắn:
Chưa có thu gom rác và xử lý, chưa có nơi xử lý rác thải. (chủ yếu là chôn, đốt)
5.6. Nghĩa trang:
Hoài Phú hiện có 1 Nghĩa trang liệt sĩ và 9 nghĩa trang nhân dân, tại 8 thôn.
Chưa có Quy chế quản lý cụ thể.
5.7. Thực trạng môi trường:
Xã Hoài Phú đang đối mặt với các vấn đề về môi trường:
-. Diện tích đất dùng cho trồng trọt thu hẹp dần và có xu thế bị xói mòn, mất
cân đối về dinh dưỡng.
- Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, gây ảnh hưởng đến người trực tiếp sản xuất và
người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.
- Các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống thoát nước, thu gom chất và
xử lý rác, xử lý nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn, chưa được chú ý
đúng mức. Rác thải, nước... làm mất vệ sinh môi trường, nhất là địa bàn các khu dân
cư, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Khói bụi, tình trạng ngập úng; ứa đọng rác

thải gây mất vệ sinh ở trong khu dân cư. Mặc dù, việc lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường cho các đề án quy hoạch đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường,
song khi triển khai tính thực thi chậm, chưa chứng tỏ được tầm quan trọng của bảo vệ
môi trường. Mặc khác, tại nhiều khu dân cư hạ tầng kém nên đã dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường.
- Hệ thống thoát nước trong khu dân cư chưa đảm bảo vì không qua xử lý, nên
mỗi khi mưa xuống thoát nước không tốt làm ứ đọng những vùng nước bao gồm
nước thải sinh hoạt, chất thải gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng môi trường sống trong
nước.
5.8. Thông tin, liên lạc:
Xã đã có 01 sân thể thao với diện tích là 6.362m 2. Nhưng chưa xây dựng được
cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


×