Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ trong tư pháp La Mã và cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.86 KB, 9 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trải qua hàng nghìn năm, bộ luật của người La Mã vần luôn được biết đến là
một trong những thành tựu về mặt pháp lý nổi bật của nhân loại với nhiều
điều luật có thể áp dụng đến tận bây giờ. Pháp luật thời kì này được tồn tại
dưới các chế định riêng biệt về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
Người La Mã đã có thể lường trước được cái tình huống đối với việc thực
hiện nghĩa vụ và các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ đang xảy ra hoặc có thể xảy ra
trong thực tiễn từ đó đưa ra các biện pháp xử lý đúng đắn phù hợp với thực
tế được cả xã hội công nhận. Những quy định về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
trong tư pháp La Mã vẫn được các nhà làm luật Việt Nam học hỏi và áp dụng
để xây dựng lên các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam. Để
tìm hiểu rõ hơn về các quy định này e xin được chọn đề tài: “Phân tích các
căn cứ chấm dứt nghĩa vụ trong tư pháp La Mã và cho ví dụ minh họa”.
Bài viết của em còn nhiều thiếu sót mong các thầy(cô) và các bạn bổ sung để
bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

B. NỘI DUNG
I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NGHĨA VỤ
1. Khái niệm nghĩa vụ
Nghĩa vụ được phát sinh sau khi các chủ thể đã có những thỏa thuận về
chuyển giao tài sản đó. Theo các tài liệu cổ của La Mã thì nghĩa vụ được định
nghĩa như sau:
Nghĩa vụ là sự ràng buộc cuả các chủ thể, trong đó người ta phải thực
hiện một số hành vi theo pháp luật quy định.
Bản chất của nghĩa vụ không phải là phải làm một việc nào đó, làm ra
một tài sản hay thực hiện địa dịch mà là mối quan hệ giữa chúng ta và theo
đó họ phải cho ta một vật, phải thực hiện hoặc kiềm chê không được làm một
việc.
1



Trong quan hệ nghĩa vụ một bên có quyền yêu cầu được gọi là trái chủ,
một bên có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu được gọi là thụ trái. Bên có quyền có
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được làm một công việc hay không được làm
một công việc vì lợi ích và theo yêu cầu của bên có quyền.
Nghĩa vụ được thiết lập trước tiên dựa vào sự tin tưởng giữa chủ nợ và
con nợ (Credo – tôi tin). Chủ nợ tin tưởng vào con nợ sẽ thực hiện tốt nghĩa
vụ của họ và nghĩa vụ được chấm dứt thông qua việc thực hiện nghĩa vụ.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, nghĩa vụ còn được thiết
lập vào nhiều cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, tính trung thực vẫn là một trong
các nguyên tắc để áp dụng khi thiết lập nghĩa vụ cũng như thực hiện nghĩa
vụ.
2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ.
Nghĩa vụ được phát sinh trên những sự kiện được pháp luật thừa nhận.
Theo căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ thì nghĩa vụ chủ yếu được phát sinh từ
hợp đồng (ex contractu) và nghĩa vụ từ hành vi vu phạm pháp luật (ex
delictu). Đây là hai căn cứ quan trọng, phổ biến trong pháp luật La Mã.
Việc phân biệt nghĩa vụ phat inh từ hợp đồng với nghĩa vụ phát sinh từ
cac hành vi vi phạm co ý nghĩa rất lớn về việc thực hiện nghĩa vụ. Theo quan
niệm của Luật La Mã, nghĩa vụ được phát sinh từ các hợp đồng là do các bên
tự nguyện thỏa thuận và những nghĩa vụ trong chừng mực có thể chuyển
dịch được và được chuyển dịch cho những người thừa kế. Nghĩa vụ từ các
hành vi vi phạm bản chất không thể chuyển dịch cho người thừa kế (trừ
trường hợp người thừa kế được hưởng lợi từ hành vi vi phạm).
Ngoài hai căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ nêu trên được coi là chủ yếu
và quan trọng nhất làm phát sinh nghĩa vụ. Ngoài ra do sự phát triển của xã
hội, Luật La Mã còn quy định chúng là những căn cứ khác:

2



+ Quasi ex contractu (chuẩn khế ước, chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ phát
sinh như từ hợp đồng) : đây là những loại nghĩa vụ không phát sinh từ hợp
đồng nhưng về bản chất và nội dung gần giống như nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng, các loại nghĩa vụ này bao gồm : thưc hiện công việc của người khác
không có sự ủy nhiệm, được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật.
+ Quasi ex delicto (chuẩn vi phạm, nghĩa vụ phát sinh như từ gây ra thiệt hại)
: Nếu một người có hành vi hoặc tài sản đe dọa gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác thì người bị đe dọa gây thiệt hại có quyền
yêu cầu quan tòa phạt người có hành vi hoặc tài sản đe dọa đó một số tiền
nhất định. Số tiền phạt tối đa có thẻ lên đến 50000 as.
3. Thực hiện nghĩa vụ dân sự :
- Thông thường, nghĩa vụ chấm dứt bằng việc thực hiện nghĩa vụ trọng tâm
của việc thực hiện nghĩa vụ là đúng đối tượng, đúng thời hạn, đúng thời điểm.
Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc phải làm hoặc không
được làm. Khi đối tượng là một vật đặc định thì phải đúng vật đó. Khi đối
tượng là vật cùng loại mà không có sự thỏa thuận về chất lượng thì phải giao
vật với chất lượng trung bình.
- Thời hạn của nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận
về thời hạn thì thời hạn được xác định từ thời điểm người có quyền yêu cầu
người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận , trong trường hợp các
bên không thỏa thuận về địa điểm thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư
trú của người có quyền.
4. Thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn.

3


Thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn có thể từ phía con nợ (người có
nghĩa vụ) hoặc có thể từ phía chủ nợ (người có quyền).

- Việc con nợ chậm trễ việc thực hiện nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm
nặng hơn nếu chủ nợ không đốc thúc con nợ trong một số trường hợp không
cần đến sự đốc thúc con nợ.
+ Nếu đã thỏa thuận một ngày chính xác thì bản thân nó đã là sự đốc thúc đối
với con nợ.
+ Kẻ trộm luôn luôn bị coi là chậm trễ.
- Việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ từ phía con nợ có thể gây ra một số hậu
quả pháp lý như sau:
+ Phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do việc chậm trễ gây ra.
+ Nếu giá của đối tượng nghĩa vụ tăng thì con nợ phải trả cho chủ nợ phần
tăng thêm đó.
+ Nếu con nợ mang toàn bộ lợi nhuận thu được trả cho chủ nợ thì sẽ được
giải phóng khỏi trách nhiệm do chậm trễ thực hiện nghĩa vụ.
+ Đối với ăn trộm phải trả giá gấp đôi.
- Ở thời kì đầu luật pháp La Mã thậm chí còn cho phép con nợ vứt bỏ đồ vật
vay nợ nếu chủ nợ không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, địa
điểm như đã thỏa thuận, về sau này trong trường hợp có sự chậm trễ từ phía
chủ nợ luật pháp cho phép con nợ có thể giao đồ vật vay nợ cho nhà thờ hoặc
cho quan tòa.
II. CÁC CĂN CỨ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG TƯ PHÁP LA MÃ.
1. Hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ.

4


Nghĩa vụ dân sự được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện
toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn
cho việc thực hiện tiếp. Việc hoàn thành nghĩa vụ theo đúng địa điểm, thời
gian và phương thức các bên đã thỏa thuận mà pháp luật đã quy định, tức là
mục đích của nghĩa vụ đã đạt được.

Nghĩa vụ đang tồn tại và khi thực hiện xong nghĩa vụ thì nghĩa vụ
không còn tồn tại về thực tế lẫn pháp lý. Hành vi của con nợ thực hiện nghĩa
vụ đối với chủ nợ đã được thực hiện trên thực tế đã thỏa mãn yêu cầu của chủ
nợ. Về mặt hình thức pháp lí: Nghĩa vụ được tạo lập dưới hình thức nào thì
việc thực hiện xong nghĩa vụ cũng phải được thực hiện dưới hình thức đó –
Nếu nghĩa vụ được xác lập dưới hình thức thề - khi thực hiện xong phải giải
lời thề đó; nếu thiết lập dưới hình thức văn bản – phải hủy văn bản tạo lập
nghĩa vụ đó...
Ví dụ: Trong nghĩa vụ trả tiền thì bên có quyền đã nhận được tiền. bên
A đề nghị bên B cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
cho bên A. Trong đề nghị giao kết hợp đồng quy định thời hạn sau là 15 ngày,
kể từ ngày bên B nhận được đề nghị giao kết thì bên B phải có nghĩa vụ giao
đủ số nguyên vật liệu cho bên A. Và bên B đã hoàn thành việc thực hiện nghĩa
vụ khi bên A nhận đủ số nguyên vật liệu được bên B giao đến trong thời hạn
15 ngày.
Ví dụ: A bán cho B một con trâu với giá 50 cens, B sau khi kiểm tra xem
tình trạng của con trâu (có bị bệnh tật, có sức lao động hay không...) nếu thấy
đáp ứng được yêu cầu của mình sẽ đưa tiền cho A và A sẽ nhận được tiền.
Ví dụ: A cho B vay 1000 cens trong thời hạn là 30 ngày, sau 30 ngày B
mang tiền để trả A gồm cả gốc lẫn lãi. Như vậy B đã hoàn thành nghĩa vụ đối
với A.

5


Như vậy, Trong các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự thì đây là
căn cứ tích cực nhất vì nghĩa vụ dân sự đã được thực hiện đầy đủ.
2. Đổi mới nghĩa vụ .
Đổi mới nghĩa vụ là hợp đồng theo đó nghĩa vụ ban đầu được chấm dứt
thay thế vào đó là một nghĩa vụ mới. Theo luật La Mã hình thức đổi mới

nghĩa vụ được thực hiện thông qua hợp đồng miệng. Để thực hiện việc đổi
mới nghĩa vụ cần phải bảo đảm rằng nghĩa vụ mới được tạo lập với mục đích
thay thế nghĩa vụ ban đầu. Bởi vậy, nghĩa vụ mới được thiết lập phải có yếu tố
mới so với nghĩa vụ đầu tiên với cơ sở mới, việc trả tiền của người mua đối
với người bán được thay thế bằng một hợp đồng vay; hoặc nội dung mới:
chuyển vật được thay thế bằng việc chuyển tiền; phải thay đổi chủ thể nghĩa
vụ; chuyển quyền yêu cầu, chuyển nghĩa vụ cho người thứ ba. Tuy nhiên các
bên có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt nghĩa vụ dân sự ban đầu họ đã
thỏa thuận để thiết lập một nghĩa vụ dân sự mới được cả hai bên đồng ý thỏa
thuận với nhau. Đối tượng của nghĩa vụ ban đầu được các bên thỏa thuận để
thay thế sẽ được xác định bằng một đuối tượng khác.
Ví dụ: A nợ B hai bao thóc, tuy nhiên B lúc này cần tiền để mua trâu thì
A và B đã thỏa thuận và thống nhất với nhau là A sẽ trả số tiền tương đương
với hai bao thóc cho B.
3. Bù trừ nghĩa vụ.
Nghĩa vụ có thể chấm dứt thông qua việc bù trừ nghĩa vụ
(compensatio). Trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng
loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối
với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt. Trong trường hợp giá trị của tài
sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho
nhau phần giá trị chênh lệch.

6


Bù trừ nghĩa vụ được thực hiện nêu các bên trong nghĩa vụ có những
yêu cầu đối nhau. Các bên đều có quyền và nghĩa vu, các nghĩa vụ này cùng
loại và cùng phải đến hạn thực hiện.
+ Nếu đối tượng của nghĩa vụ cùng loại và bằng nhau thì cả hai nghĩa vụ
chấm dứt.

+ Trong trường hợp giá trị một nghĩa vụ lớn hơn thì một nghĩa vụ được chấm
dứt còn nghĩa vụ kia vẫn tồn tại.
Vi dụ: A nợ B số tiền là 500, B lại nợ A 1000. Sau khi bù trừ kết quả còn
lại sẽ là B chỉ còn nợ A 500 và A hết nợ đối với B.
Theo quan điểm của Luật La Mã, bù trừ nghĩa vụ không mặc nhiên
được coi là biện pháp chấm dứt nghĩa vụ mà là phương pháp để đơn giản
hoa việc thực hiện nghĩa vụ - cả hai bên đều phải trả nợ cho nhau và nếu
không thực hiện nghĩa vụ thì các bên đều kiện để yêu cầu bên kia thực hiện. Vì
vậy, việc giải quyết sẽ phức tạp và việc bù trừ nghĩa vụ đã đơn giản hóa nghĩa
vụ cách thức thanh toán và phương thức bảo vệ trong trường hợp các bên
không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Điều kiện để áp dụng việc bù trừ nghĩa vụ bao gồm:
+ Các nghĩa vụ phải đối nhau về chủ thể (Chủ nợ của quan hệ này là con nợ
của bên kia và ngược lại).
+ Các nghĩa vụ đều phải có hiệu lực pháp luật (nghĩa vụ phải là hợp pháp;
căn cứ phát sinh hợp pháp, nội dung hợp pháp);
+ Phải là nghĩa vụ cùng loại (tiền – tiền; lúa mì – lúa mì);
+ Nghĩa vụ phải cùng đến thời hạn thực hiện
+ Các nghĩa vụ đều phải rõ ràng (chính xác về nội dung).

7


Ví dụ: A là thợ xây, vì hoàn cảnh khó khăn vay của B 100 cens k tính lãi.
Năm sau đó A đã trả 300 cens, còn lại 700 cens. Trong năm tiếp theo B xây
công trình phụ và thuê A làm với số tiền công 100 cens. Đồng ý nhận lời thuê
của B và A đc thanh toán 100cens. Trừ vào số nợ là 700 cens thì A còn nợ B
600 cens.
Ví dụ: Anh A là nông dân có vay anh B 500 cens để mua trâu và thóc,
nhưng sau đó anh B cần thuê người cày ruộng nên quyết định thuê anh A với

giá 500 cens. Như vậy, cả hai bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa vụ đó
cùng loại và bằng nhau (200 cens) thì nghĩa vụ giữa A với B chấm dứt.

C. KẾT THÚC
Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tư pháp La Mã được đề ra hết
sức sáng tạo, dễ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để xử lý các tình huống thực
tiễn. Đến ngày nay khi xây dựng pháp luật dân sự Việt Nam, ta đã học hỏi và
áp dụng các quy định về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo luật La Mã.
Điều đó đã chứng tỏ rằng người La Mã từ xưa đã có thể lường trước được cái
tình huống đang xảy ra hoặc có thể xảy ra trong thực tiễn từ đó đưa ra các
biện pháp xử lý đúng đắn phù hợp với thực tế được cả xã hội công nhận vì nó
không chỉ phù hợp với xã hội xưa mà có nhiều đạo luật vẫn có thể áp dụng
đến ngày nay.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật La Mã – NXB Công An nhân dân Hà Nội.
/>google.com.vn

9



×