Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.82 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


VÕ THU PHỤNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Chuyên ngành Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Võ Thu Phụng (2013), Nhóm lợi ích gây tác động xấu đến nền
kinh tế và giải pháp điều chỉnh, Tạp chí Kinh tế-Kỹ thuật, Đại
học Bình Dương, số 04, trang 110-119, tháng 12/2013.
2. Võ Thu Phụng (2014), Ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến
tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động tại Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế-Kỹ thuật, Đại học Bình Dương, số
06, trang 77-95, tháng 06/2014.
3. Nguyễn Tiến Đạt, Võ Thu Phụng (2016), Các nhân tố của kiểm
soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Bình
Dương;
4. Võ Văn Nhị, Võ Thu Phụng (2016), Hệ thống kiểm soát nội bộ


tại Tổng công ty Điện lực miền Nam_ Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện, Kỷ yếu Hội Nghị Quốc tế về Khoa học và Công Nghệ
của Trường Đại học Điện lực.


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, khá nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã
không hoàn thành hiệm vụ chính trị quan trọng nhất là kinh doanh
hiệu quả, cũng như chưa thể hiện đúng vai trò là công cụ của nhà
nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Khá nhiều nghiên cứu trên
thế giới đã chứng minh kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến tính hiệu
quả hoạt động. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đề
cập đến nguyên nhân DNNN hoạt động kém hiệu quả là do yếu kém
từ hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB). Do vậy, nghiên cứu này tập
trung nghiên cứu các nhân tố thuộc thống KSNB tác động đến hiệu
quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Khám phá các nhân tố thuộc hệ thống (KSNB) và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hiệu quả hoạt động của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mục tiêu cụ thể:
 Xác định các nhân tố thuộc hệ thống KSNB tác động đến
hiệu quả hoạt động của EVN;
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ
thống KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động của EVN.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng về hiệu quả hoạt động EVN như thế nào?


2
Câu hỏi 2: Nhân tố nào thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động tại EVN?
Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến tính hiệu quả
của hoạt động tại EVN?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng
tính hiệu quả của hoạt động tại EVN.
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố thuộc hệ
thống KSNB ảnh hưởng tính hiệu quả của hoạt động tại EVN, không
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu khác như tuân
thủ, báo cáo tài chính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp giữa
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, với mô hình khám
phá nhân tố (Exploring Factor Analysis – EFA). Các nhân tố được
xác định trong bước nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong
bước nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình.
Phương pháp khảo sát được thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp và gởi
khảo sát qua mail, phương pháp chọn mẫu phi xác suất được lựa
chọn. Quá trình khảo sát được tiến hành thông qua hai bước:
Bước khảo sát sơ bộ: nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo
(Cronbach‟s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA), sau bước
này tác giả điều chỉnh lại thang đo, và tiến hành bước khảo sát chính
thức.
Phương pháp kiểm định với mục tiêu khám phá nhân tố nên phương
pháp bình phương nhỏ nhất với mô hình từng bước (STEPWISE)

được sử dụng qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 16.0 để lựa chọn


3
mô hình xác định và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hệ
thống KSNB đến tính hiệu quả hoạt động của EVN là phù hợp nhất.
Tác giả kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số R2.
6. Đóng góp mới của luận án:


Về mặt lý thuyết

Hệ thống hóa các lý thuyết, những nghiên cứu trên thế giới và trong
nước về lĩnh vực kiểm soát nội bộ.
Góp phần vào việc xây dựng khung kiểm soát nội bộ, gồm 5 thành
phần, 10 nhân tố với 49 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt
động của EVN.
Giúp cho các nhà nghiên cứu tiếp tục bổ sung vào hệ thống thang đo
sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo trong các giai đoạn hoặc hoàn
cảnh khác nhau.


Về mặt thực tiễn

Khám phá 20 biến quan sát mới ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của EVN. Đây cũng chính là các bất cập thuộc các nhân tố kiểm soát
nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm cho hoạt động của EVN
kém hiệu quả. Tổng hợp hai mươi biến quan sát này kết hợp với 29
biến quan sát đã đề cập trong Báo cáo COSO có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của EVN.

Qua kiểm định đã phát hiện được 49 biến đo lường thuộc 10 nhân tố
tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Từ đó, luận án xây dựng mô hình về các nhân tố đặc thù thuộc hệ
thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam.


4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
VỀ CÁC NHÂN TỐ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ.
1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố của KSNB ảnh hƣởng đến
tính hiệu quả hoạt động của đơn vị
1.1.1

Các nghiên cứu trên thế giới

Các dòng nghiên cứu tiêu biểu có thể kể ra bao gồm:


Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả của hoạt động doanh

nghiệp:
Các nghiên cứu đều cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa
KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp được tính bằng lợi nhuận, doanh thu, tính
thanh khoản, ROI, ROA [Beeler cùng các cộng sự (1999), Jensen
(2003), Ittner (2003), Fadzil cùng các cộng sự. (2005), Kenyon và
Tilton (2006), Brown cùng các cộng sự (2008), Mawanda (2008),
Nyakundi cùng các cộng sự (2014) Zipporah (2015)]. Sự yếu kém

hay thiếu sót của hệ thống KSNB đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu kém chung về KSNB như
đơn vị không thiết kế biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động, không
phân tích rủi ro, thiếu thông tin thích hợp, và có vấn đề ủy nhiệm
trong tổ chức [Kakucha (2009), França cùng các cộng sự (2010),
Muraleetharan (2011), Dechow cùng các cộng sự (2011)].


Tác động của từng nhân tố đến tính hiệu quả của hoạt động như

nghiên cứu của Hooks (1994), Ezzamel (1997), Lannoye (1999),
Cohen (2002), Springer (2004), Rittenberg (2005), Hevesi (2005),
Steihoff (2001) và Hevesi (2005). Các nghiên cứu cho thấy rằng môi


5
trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất tác động đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB, trong đó nhân tố đạo đức và phong cách
điều hành đóng vai trò động lực tác động đến hành vi của nhân viên,
văn hoá của tổ chức. Các thành phần còn lại bổ trợ có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau, mỗi bộ phận đều cần thiết cho việc đạt được cả ba
nhóm mục tiêu: Hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ của doanh
nghiệp.


Đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu

kém: Nghiên cứu của Liu Xinmin (2005), Ge và McVay (2005),
Ashbaugh-Skaife (2006), Lin và Wu (2006), Shenkir và Walker
(2006), Doyle (2007b) cho thấy đặc điểm chung của các doanh

nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém thường là có quy mô lớn nhưng ở
trong giai đoạn tái cấu trúc hay mới thành lập, hoặc mức độ tập trung
quyền sở hữu cao. Và các công ty này thiếu các chính sách nhận dạng
doanh thu, thiếu sự tách bạch trong phân công nhiệm vụ, có nhiều sự
thay đổi trong cơ cấu tổ chức, thiếu hụt nhân sự đầu tư cho KSNB.


Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến giá trị doanh nghiệp:

nghiên cứu của Ohlson (2001), Doyle (2005), De Franco (2005),
Beneish (2006), Cheh (2006), Doyle (2007) Ogneva (2007),
Hammersley (2007) cho thấy các doanh nghiệp có khiếm khuyết về
KSNB sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu, tác
động xấu đến khả năng sinh lời, tình hình tài chính, chất lượng báo
cáo tài chính, tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng và tác động
tiêu cực đến đầu tư đối với doanh nghiệp.


Cách thức đánh giá KSNB.

Emby (1994): phương pháp tiếp cận kiểm toán là dựa vào các yếu
kém KSNB thông qua đánh giá các chu trình cụ thể, như chu trình
hàng tồn kho, bán hàng.


6
Louwers (2002): phương pháp đánh giá phù hợp nhất là phương pháp
dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO, quan điểm này đã được
đưa vào chuẩn mực kiểm toán.
O‟Leary, Conor (2004): xây dựng mô hình ICE dựa vào 7 nhân tố

thuộc 3 thành phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ
tục kiểm soát
1.1.2


Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến KSNB

Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) với đề tài cấp bộ “ Xây dựng

hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công
ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam”.


Phạm Bính Ngọ (2011), luận án Tiến Sĩ với đề tài “Tổ chức

KSNB trong các đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng”.


Nguyễn Thu Hoài, luận án Tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ

thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam”;


Bùi Thị Minh Hải, luận án Tiến Sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ

thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”.


Ngoài ra, còn có khá nhiều luận văn Thạc sĩ với các đề tài về


hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp cụ thể.


Nhìn chung, các luận án, luận văn nêu trên dựa vào các yếu tố

của báo cáo COSO, khảo sát đơn vị để đề xuất các kiến nghị hoàn
thiện hệ thống KSNB.
1.2 Các báo cáo về KSNB của các quốc gia trên thế giới
1.2.1

Báo cáo COSO và báo cáo COSO trong lĩnh vực công

COSO là một Ủy ban thành lập để hỗ trợ cho Hội đồng quốc gia Hoa
kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính. Năm 1992 Ủy ban ban
hành báo cáo COSO đầu tiên. Đây là tài liệu đầu tiên trên thế giới


7
đưa ra định nghĩa và các nhân tố tạo thành kiểm soát nội bộ một cách
đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo này đã thiết lập khuôn mẫu chung
giúp đơn vị đạt được mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao tính hữu
hiệu và hiệu quả của hoạt động. Hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Môi trường kiểm soát; Đánh
giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông và Giám
sát. Năm 2013, COSO đã ban hành báo cáo mới thay thế báo cáo
COSO 1992.
Báo cáo COSO vận dụng trong lĩnh vực công
Để duy trì hệ thống KSNB hiệu quả trong khu vực công, INTOSAI1
(International Organization of Supreme Audit Institutions) ban hành

báo cáo kiểm soát nội bộ trong khu vực công vào năm 2001. Báo cáo
này là sự tích hợp khuôn mẫu Báo cáo COSO 1992 vào tiêu chuẩn
của INTOSAI với một số bổ sung, thay đổi trong đó đạo đức được
đưa vào các mục tiêu KSNB, được xem là điều kiện tiên quyết để
củng cố niềm tin công chúng và quyết định việc quản trị hiệu quả.
1.2.2

Báo cáo Turnbull 1999

Ban hành năm 1999 tại Vương quốc Anh do ủy ban Cadbury và
tương tự như Báo cáo COSO, báo cáo này cũng đưa ra định nghĩa,
mục tiêu và các yếu tố của KSNB. Hệ thống KSNB bao gồm hoạt
động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát liên tục sự hữu
hiệu của KSNB.

1

INTOSAI được thành lập vào năm 1953, là tổ chức quốc tế về cơ quan
kiểm toán tối cao, mà thành viên là các quốc gia thuộc Liên hợp quốc.


8
1.2.3

Báo cáo CoCo (Criteria of Control committee) của
Canada

Ban hành năm 1995, tại Canada bởi Viện kế toán viên công chứng
Canada (CICA – Canadian Institute of Chartered Accountants). Báo
cáo CoCo được xây dựng dựa trên các tiêu chí vừa tương tự báo cáo

COSO, vừa kết hợp với tiêu chuẩn MBNQA.
1.2.4

Tiêu chuẩn MBNQA (The Malcoln Baldrige National
Quality Award)

Ban hành năm 1987 tại Hoa Kỳ do Viện tiêu chuẩn và công nghệ
quốc gia NIST (The National Institute of Standards and Technology).
Tiêu chí của MBNQA được cụ thể qua 7 tiêu chí. Các tiêu chí này
giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý, giúp
đo lường các chỉ số, hiệu quả công việc, năng suất làm việc và sự
quan tâm của khách hàng. Các tiêu chí này cũng là cơ sở để xây dựng
hệ thống KSNB trong doanh nghiệp.
1.3 Kết quả đạt đƣợc và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
1.3.1

Kết quả đạt đƣợc từ việc hệ thống hóa các nghiên cứu
trƣớc đây của cá nhân và tổ chức



Nghiên cứu tính hữu hiệu KSNB thông qua các yếu tố của

KSNB.


Chỉ nghiên cứu ảnh hưởng KSNB đến việc đạt được 3 mục tiêu

chung của tổ chức: hoạt động, tuân thủ và báo cáo tài chính



Các nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động

chỉ thực nghiệm tại một số các đơn vị như: trường học, bệnh viện và
một vài loại hình doanh nghiệp.
1.3.2

Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại xây dựng khuôn mẫu, nghiên
cứu về đặc điểm của sự yếu kém của hệ thống KSNB đến giá trị


9
doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu, ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả
hoạt động của một vài loại hình doanh nghiệp.


Chưa có nghiên cứu tác động của các nhân tố thuộc hệ thống

KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có
tác động lớn đến toàn xã hội (Điện, Nước, Dầu khí, Hàng Không....)


Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước Việt Nam có nguồn tài

chính rất lớn, việc quản trị rủi ro phức tạp: những vấn đề thiên nhiên
nhiên và môi trường, môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, không
hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Do vậy, việc xác định và đo lường các nhân tố thuộc hệ thống KSNB

tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Việt
Nam rất quan trọng, có ý nghĩa về khoa học lẫn thực tiễn trong bối
cảnh Việt Nam.
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về KSNB
2.1.1


Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB

Các sự cố về tài chính và chính trị ở Hoa Kỳ vào những năm 70

(vụ Watergate 1973) dẫn đến sự ra đời của Luật chống hối lộ ở nước
ngoài (1977).


AICPA thành lập một Ủy ban đặc biệt về kiểm soát nội bộ

(1979). Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đưa ra quy định bắt buộc
các giám đốc phải đưa ra báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ đối
với công tác kế toán ở doanh nghiệp2 (1979) bên cạnh các báo cáo tài
chính.

2

Statement of Management on Internal Accounting Control (SEC
Release No. 34-15772)


10



Từ yêu cầu này, đã đưa đến việc thành lập Ủy ban nghiên cứu về

KSNB đó chính là lý do Ủy ban COSO3 ra đời vào năm 1985 và đến
năm 1992, Báo cáo COSO được ban hành. Đây là tài liệu đầu tiên
trên thế giới đã đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy
đủ và có hệ thống.
2.1.2
2.1.2.1

Các khái niệm
Kiểm soát nội bộ

Có khá nhiều định nghĩa về kiểm soát nội bộ, đứng trên nhiều góc
nhìn khác nhau. Có hai dòng quan điểm chính về định nghĩa KSNB.
Quan điểm thứ nhất cho rằng KSNB là cấu trúc (lý thuyết Chaos),
quan điểm thứ hai cho rằng KSNB là quá trình (Báo cáo COSO).


Lý thuyết Chaos: Theo lý thuyết này, kiểm soát nội bộ là sự

ghép nối của hai từ „kiểm soát‟ và „nội bộ‟ và 2 thuật ngữ này có mối
quan hệ chặt chẽ. Kiểm soát nội bộ có thể được xem như một động từ
hoặc một danh từ. Khi được xem là động từ, thuật ngữ này có thể
được xem là những hành động được thực hiện, xem là danh từ nhằm
chỉ kết quả đạt được.


Báo cáo COSO: “ Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối


bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các
mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ”
2.1.2.2


Hiệu quả hoạt động

Prasser (1985); Yamamoto & Watanabe, (1989); Jones &

Pendlebury, (1992); Glynn (1985, 1997); O'Leary (1996); McCrae &
Vada, (1997); Grendon, Cooper & Townley (2001), Nath (2011, 67),

3

The National Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn gọi
là Treadway Commission


11
cho rằng tính hiệu quả là việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào và đầu
ra, mục đích chính là quản lý các nguồn lực sao cho tối đa hóa kết
quả đầu ra với nguồn lực không đổi.


Yamamoto & Watanabe (1989) cho rằng tính hiệu quả được biết

đến như là trách nhiệm của người quản lý về sử dụng các nguồn lực
một cách hiệu quả khi họ được giao để kiểm soát chúng.



Whittington và Kurt (2001) cho rằng, hiệu quả hoạt động thường

xác định thông qua các chỉ số: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tăng
trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.


Các nghiên cứu trước của nước ngoài đều cho thấy rằng có mối

liên hệ chặt chẽ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được xem xét bằng lợi
nhuận, doanh thu, tính thanh khoản, ROI, ROA [Beeler cùng các
cộng sự (1999), Jensen (2003), Ittner (2003), Fadzil cùng các cộng
sự. (2005), Kenyon và Tilton (2006), Brown cùng các cộng sự
(2008), Mawanda (2008), Nyakundi cùng các cộng sự (2014)
Zipporah (2015)].


Theo thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài

Chính về việc giám sát tài chính đối với DNNN (điều 5, mục 1), hiệu
quả sử dụng vốn được đo bằng: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ
sở hữu (ROE) hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)4…
2.2 Lý thuyết nền tảng về KSNB và hệ thống KSNB
2.2.1 Lý thuyết Chaos : các nhân tố trong mô hình KSNB luôn có tác
động tương tác lẫn nhau, một sai phạm ở một khâu, một bộ phận đều
có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

4


Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài Chính


12
2.2.2 Lý thuyết ủy nhiệm vận dụng vào luận án để nhằm giải thích
việc xây dựng KSNB là nhằm giảm thiểu hành vi tư lợi của người
quản lý, giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, thiết lập và duy
trì một cơ chế nhằm bảo đảm người được ủy nhiệm đại diện cho
quyền lợi của người ủy nhiệm (trong trường hợp đặc thù của doanh
nghiệp nhà nước Việt Nam).
2.2.3 Lý thuyết quyền biến: KSNB không thể giống hệt nhau, kiểm
soát của mỗi tổ chức phụ thuộc vào các yếu tố như: Công nghệ, văn
hoá và môi trường bên ngoài.
2.2.4 Lý thuyết doanh nghiệp: một công ty đang hoạt động là nhằm
đáp ứng các điều kiện của các bên liên quan đối với đầu vào, đầu ra
nhằm tối đa hoá lợi nhuận (dòng tiền trong hiện tại) trong điều kiện
nguồn lực sẳn có của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xây dựng hệ
thống KSNB để đáp ứng yêu cầu này.
2.2.5 Lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan giúp cho
doanh nghiệp xác định bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phù
hợp, giúp cho doanh nghiệp xác định được giới hạn, phạm vi nằm
trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu rủi ro,
giảm tác động xấu đến tổ chức, đảm bảo KSNB hiệu quả.
2.3 Tổng quan về doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN)
2.3.1 Đặc điểm DNNN Việt Nam


Là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc


chỉ góp vốn ở mức độ lớn (chi phối) dưới hình thức pháp lý là công
ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.


13
2.3.2 Đặc điểm doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công ích
của Hoa Kỳ


Các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền,

không nhất thiết là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà có thể là
doanh nghiệp tư nhân (tập đoàn kinh doanh).


Chính phủ liên bang Hoa Kỳ kiểm soát các tập đoàn này thông

qua các quy định của luật pháp (quan trọng nhất là luật chống độc
quyền) và hệ thống ngân hàng thông qua Fed.


Các tập đoàn này sử dụng tiêu chuẩn MBNQA để kiểm soát tính

hữu hiệu trong hoạt động của mình.
2.3.3 Đặc điểm DNNN Trung Quốc và hiệu quả của hoạt động
tại các DNNN Trung Quốc


Tương tự như Việt Nam: tất cả các lĩnh vực kinh doanh độc


quyền đều do nhà nước quản lý. Nhà nước hình thành các tập đoàn
nhà nước bằng hệ thống pháp luật. Lãnh đạo của DNNN được bổ
nhiệm bởi chính phủ.
2.3.4


Thực trạng về hiệu quả hoạt động của DNNN Việt Nam

Khá nhiều DNNN Việt Nam kinh doanh không có hiệu quả,

thậm chí một số tập đoàn nhà nước đã bị phá sản.


Khá nhiều DNNN đã không hoàn thành hiệm vụ chính trị quan

trọng nhất là kinh doanh hiệu quả, cũng như chưa thể hiện đúng vai
trò là công cụ của nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân.


Nguyên nhân: do yếu kém trong quản trị quản trị doanh nghiệp

và kiểm soát nội bộ, do lợi ích nhóm, do chậm trễ công bố kết quả
hoạt động kiểm toán nhà nước, do chưa minh bạch thông tin.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong mười tập đoàn kinh tế

nhà nước hàng đầu của Việt Nam. Tương tự như một số tập đoàn nhà



14
nước, trong những năm vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
nhiều bất cập trong quản lý, chưa hoàn thành nhiệm vụ phân phối
điện năng, hiệu quả hoạt động không tương xứng với nguồn lực đầu
tư.
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng mô hình thiết kế hỗn hợp khám phá, trong đó định
tính là phương pháp để khám phá các nhân tố mới phù hợp với đặc
điểm của Việt Nam. Tiếp theo, dùng định lượng để khẳng định kết
quả định tính.
Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn liên quan đến nghiên cứu:
(1) Dữ liệu thứ cấp gồm các văn bản, tài liệu trong ngành điện lực
(các văn bản quy định, các báo, tạp chí trong ngành, các ý kiến phát
biểu của lãnh đạo EVN, các tài liệu liên quan đến việc thanh kiểm tra
EVN được công bố); Báo cáo thường niên của EVN.
(2) Dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát để thu thập dữ liệu, kết hợp với
phỏng vấn sâu các chuyên gia.
3.2 Quy trình phân tích dữ liệu
3.2.1 Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Quy trình phân tích dữ liệu định tính bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu, ghi chép các phân tích
trong tình huống hoạt động của EVN, các cuộc phỏng vấn.
Bước 2: Đọc lại toàn bộ tài liệu nhiều lần giúp nhận thức chuẩn
xác, sâu sắc vấn đề nghiên cứu.


15
Bước 3: Bắt đầu phân tích bằng cách mã hoá tài liệu. Dữ liệu
tình huống và dữ liệu phỏng vấn được mã hoá riêng.

Bước 4: Sử dụng dữ liệu để tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hiệu quả của hoạt động EVN và mô tả mối quan hệ giữa các
nhân tố được khám phá theo mô hình.
Bước 5: Giải thích và trình bày ý nghĩa của dữ liệu dựa trên mô
hình phân tích đã được lập. Nêu ý nghĩa từ việc phân tích dữ
liệu, so sánh các phát hiện với thông tin dữ liệu thu được.
Bước 6: Xác nhận tính hợp lý của các phát hiện trong nghiên
cứu.
3.2.2 Quy trình phân tích dữ liệu định lƣợng
Sau bước nghiên cứu định tính, các nhân tố được khám phá trong
bước phỏng vấn sâu chuyên gia, kết hợp với các nhân tố của Báo cáo
COSO 2013, sẽ tổng kết thành các nhân tố thuộc KSNB ảnh hưởng
hiệu quả hoạt động của EVN. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng câu hỏi khảo sát từ các nhân tố đã được khám
phá;
Bước 2:Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo;
Bước 3:Đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến tính hiệu quả
hoạt động của EVN và sử dụng hồi quy bội để xác định mô hình
phù hợp:
Bước 4: Đo lường mức độ ảnh hưởng của năm thành phần thuộc
hệ thống KSNB và mức độ của từng nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của EVN.
Đối tượng khảo sát là các chuyên gia thuộc EVN. Để có thể ước
lượng được mô hình hồi quy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp
chọn mẫu phi xác suất (mẫu thuận tiện).


16
Với phương pháp hỗn hợp khám phá: xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động của EVN, giúp đo lường mức độ ảnh hưởng

của năm thành phần thuộc hệ thống KSNB và đo lường mức độ tác
động của từng nhân tố thuộc hệ thống này ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của EVN.
3.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết
 Luận án sẽ sử dụng năm thành phần của KSNB và công cụ đánh
giá theo báo cáo COSO làm tiêu chí để đánh giá ảnh hưởng các nhân
tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động. Lý do để sử dụng
mô hình này: báo cáo COSO áp dụng rộng rãi tại phần lớn các quốc
gia trên thế giới, trong các tài liệu học thuật, trong các chuẩn mực của
các nghề nghiệp liên quan như kiểm toán.


Hệ thống 17 nguyên tắc của khuôn khổ Báo cáo COSO 2013

chính là bộ xương của một hệ thống KSNB, không chỉ dành cho các
nhà quản lý mà còn cho các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp.
Mô hình này gắn kết chặt chẽ giữa KSNB, quản trị rủi ro doanh
nghiệp (ERM) và quản trị doanh nghiệp (Governance).


17

1.Cam kết trung thực và tuân
thủ các giá trị đạo đức
2.Vai trò và quyền hạn của
H ĐTV

Môi trường kiểm
soát


3.Thiết lập cơ cấu quyền hạn
và trách nhiệm
4.Có chính sách phát triển
nguồn nhân lực
5.Yêu cầu cá nhân báo cáo
6.Xác định mục tiêu

Đánh giá rủi ro

7.Xác định và phân tích rủi
ro

8.Đánh giá nguy cơ gian lận

Hiệu
quả
hoạt
động
của
EVN

9.Xác định và phân tích
những thay đổi đáng kể
10.Chọn lọc các hoạt động
kiểm soát

Hoạt động kiểm soát

11.Các biện pháp kiểm soát
chung

12.Tuân thủ các chính sách,
thủ tục
13. Thông tin thích hợp

Thông tin truyền
thông

14.Truyền thông nội bộ
15. Truyền thông bên ngoài

Giám sát

16.Đánh giá thường xuyên
liên tục hoặc riêng biệt
17. Đánh giá khiếm khuyết
trong hệ thống truyền thông

Mô hình 3.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết


18
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng về hiệu quả hoạt động của EVN.
Phân tích tình hình tài chính của EVN:


Trong sáu năm gần đây, EVN bị lỗ trong 2 năm (2010, 2011),

bốn năm còn lại hoạt động kinh doanh có lãi.



Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản khá thấp (năm 2014 là 0.0074).



Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cũng khá thấp (năm 2014

chỉ là 0.0263).


Chi phí tài chính của EVN cao gấp từ 3 đến 4 lần doanh thu tài

chính.


Dù trong những năm gần đây EVN có lãi nhưng mức lãi không

tương xứng với mức tài sản cũng như vốn chủ sở hữu đã đầu tư.
Thông qua phân tích tài liệu cho thấy, bức tranh chung về KSNB của
EVN không khả quan, phần lớn các nhân tố thuộc KSNB đã không
hiện diện tại EVN. Tuy nhiên, sự hiện hữu của các nhân tố chưa đủ
đảm bảo hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả vì khá nhiều trường
hợp, KSNB có thiết kế nhưng chưa được thực hiện.
Hiệu quả xã hội từ hoạt động của EVN


EVN là một doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc kinh doanh còn

thực hiện các chính sách của nhà nước vì mục tiêu kinh tế xã hội như:

ổn định giá điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất đời sống, mục tiêu
kinh doanh phi lợi nhuận_các công trình phúc lợi xã hội. Hiệu quả
này được xem xét thông qua 2 nhiệm vụ: điện khí hóa nông thôn và
đảm bảo an ninh quốc phòng.


19
4.2 Khám phá các nhân tố thuộc KSNB ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động của EVN
-

Qua nghiên cứu định tính cho thấy, có 15 nhân tố được định danh là
những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB với 49 biến quan sát.
Trong đó, nghiên cứu đã khám phá 20 yếu tố mới ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của EVN. Đây cũng chính là các bất cập thuộc
các nhân tố kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm
cho hoạt động của EVN kém hiệu quả. Hai mươi yếu tố này kết hợp
với 29 yếu tố thuộc Báo cáo COSO được xác định có ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của EVN, hình thành nên bộ thang đo các nhân tố
thuộc kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của EVN (biến phụ thuộc), luận án
đo lường mức độ ảnh hưởng này qua các nghiên cứu trước, Báo cáo
COSO, TT200/2015/BTC và kết quả phỏng vấn sâu. Các biến đó là:
1. EVN đã sử dụng tài sản đưa vào hoạt động một cách tối ưu;
2. EVN đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu;
3. EVN luôn thực hiện việc nâng cao lợi nhuận;
4. EVN có chính sách sử dụng và tối ưu hóa nguồn lực.

-


Qua nghiên cứu định lượng
+ Nghiên cứu sơ bộ:
Dựa trên kết quả khảo sát 95 mẫu tại EVN, luận án sử dụng phương
pháp hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha. Tất cả các thang đo đều thỏa
điều kiện với hệ số Cronbach‟s Alpha dao động từ 0.700 đến 0.932.
Như vậy các thang đo cho các nhân tố đều thỏa mãn.


20
Kết quả phân tích EFA cho thấy 15 nhân tố ban đầu chỉ còn 10 nhân
tố bao gồm 49 biến đo lường và được phân nhóm lại. Kết quả này
được sử dụng để thiết kế lại bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên
cứu định lượng chính thức.
+ Nghiên cứu chính thức:
Thông tin được thu thập thông qua việc gởi 265 phiếu khảo sát đến
các nhà quản lý, các chuyên viên thuộc EVN. Phiếu khảo sát thu
được sử dụng cho nghiên cứu chính thức là 265 phiếu.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, ta đặt giả
thuyết:
H0 : hệ số R2tổng thể = 0;
H1 : hệ số R2tổngthể ≠ 0.
Với mức ý nghĩa α = 5%
Với các dữ liệu điều tra, ta kiểm định các giả thuyết sau:
(1) Giả thuyết H1: Có sự tác động cùng chiều của môi trường kiểm
soát (MTKS) đến tính hiệu quả hoạt động của EVN.
(2) Giả thuyết H2: Có sự tác động tích cực của việc đánh giá rủi ro
(DGRR) đến tính hiệu quả hoạt động của EVN.
(3) Giả thuyết H3: Có tác động cùng chiều của hoạt động kiểm

soát (HDKS) đến tính hiệu quả hoạt động của EVN.
(4) Giả thuyết H4: Thông tin truyền thông (TTTT) tác động tích
cực đến tính hiệu quả hoạt động của EVN.
(5) Giả thuyết H5: Có mối tương quan cùng chiều giữa hoạt động
giám sát (GS) đến hiệu quả hoạt động của EVN.


21
(6) Giả thuyết H6: Hiệu quả hoạt động của EVN sẽ gia tăng khi có
sự hiện hữu của hệ thống KSNB (AHKSNB).
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy mô hình luận án xây dựng giải
thích được 64.9% dữ liệu khảo sát mà ta thu thập.
Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình.
Khi R2 ≠ 0 mới chỉ xét độ phù hợp của mô hình với tệp dữ liệu. Để
kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, đặt giả thuyết:
H0 : hệ số R2tổng thể = 0;
H1 : hệ số R2tổngthể ≠ 0.
Với mức ý nghĩa α = 5%
Kiểm định giả thuyết trên, trong bảng phân tích phương sai ANOVA
cho thấy giá trị F ở cột áp chót tương ứng với sig = 0.00<0.05. Vì
vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và khẳng định rằng mô hình hồi quy tuyến
tính xây dựng phù hợp với tổng thể (F=96.542 với Sig=0).
Hồi quy đa biến lần 1
Kết quả khảo sát đưa ra xu hướng tính hiệu quả hoạt động của EVN
như sau: kết quả hồi qui với các hệ số được chuẩn hóa (hệ số Beta tự
do = 0)
Xu hướng tính hiệu quả = 0.276HĐKS + 0.281ĐGRR + 0.27MTKS
+ 0.023TTTT + 0.029GS
Có thế thấy xu hướng tính hiệu quả hoạt động của EVN phụ thuộc
khá lớn vào HĐKS, ĐGRR và MTKS.



22
Hồi quy đa biến lần 2
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của EVN, ta thực hiện lại hồi qui tuyến tính bội lần
thứ 2 với giả thuyết: Xu hướng tính hiệu quả là một hàm hồi qui
tuyến tính với 10 nhân tố dưới đây:
(1) MTKS1: Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức của
HĐTV và nhà quản lý ở tất cả các cấp
(2) MTKS2: Vai trò và quyền hạn của HĐTV
(3) MTKS3: Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm
(4) DGRR1: Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích
rủi ro
(5) DGRR2: Người quản lý xác định và phân tích những thay đổi
đáng kể
(6) HDKS1: Người quản lý triển khai tuân thủ nghiêm ngặt các
chính sách , thủ tục đã được thiết lập
(7) HDKS2: EVN thiết lập biện pháp kiểm soát chung và sử dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát
(8) HDKS3: Hoạt động kiểm soát được EVN thiết lập trên cơ sở
chọn lọc phù hợp
(9) TTTT: Truyền thông bên ngoài của EVN
(10) GS: Tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục, riêng biệt và
khắc phục khiếm khuyết
Bảng phân tích ANOVA trên cho phép ta kết luận mô hình mới với
10 nhân tố phù hợp với tổng thể (F=58.725 với Sig=0).
Sử dụng phương trình hồi qui có chuẩn hóa ta có:



23
Xu hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động
của EVN = 0.111MTKS1 + 0.450MTKS2 - 0.160MTKS3 +
0.393DGRR1 – 0.056DGRR2 + 0.075HDKS1 – 0.071HDKS2 +
0.186HDKS3 + 0.185TTTT + 0.029GS
Có thế thấy xu hướng tính hiệu quả hoạt động của EVN phụ thuộc
khá lớn vào MTKS2, DGRR1, HĐKS3 và TTTT. Đặc biệt các nhân
tố MTKS3, DGRR2 và HDKS2 lại có xu hướng làm giảm độ lớn của
biến phụ thuộc.
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN
 Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu liên
quan đến kiểm soát nội bộ, các quan điểm khác nhau về kiểm
soát nội bộ, về hiệu quả hoạt động, cũng như các báo cáo
KSNB của các quốc gia trên thế giới.
 Luận án đã rút ra được 5 thành phần thuộc hệ thống KSNB
với 17 nguyên tắc của Báo cáo COSO 2013 có tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp làm mô hình nghiên
cứu lý thuyết.
 Thông qua các giả thuyết nghiên cứu, tác giả thiết lập mô
hình với 5 biến độc lập là các thành phần thuộc hệ thống
KSNB. Kết quả cho thấy cả 5 thành phần: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền
thông và giám sát đều có tác động cùng chiều với hiệu quả
hoạt động của EVN.
 Qua kết quả hồi quy lần 2 cho thấy mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả


×