Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của dự án lưới điện truyền tải 110kv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
===o0o===

NGUYỄN NGỌC KHANG

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHI PHÍ
CỦA DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 110KV

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HồChí Minh, Năm 2016


iv

TÓM TẮT
Tốc độ tăng trưởng và tiêu thụ điện cao liên tục của khu vực phía Nam buộc
ngành Điện Việt Nam phải đầu tư phát triển mở rộng phạm vi, qui mô và năng lực
lưới điện đáp ứng nhu cầu.
Tổng công ty Điện lực miền Nam có 01 Ban Quản lý dự án thực hiện chức
năng Chủ đầu tư, được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện
110kV theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực
các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Tổng công ty Điện lực miền Nam và một số dự
án 220kV do EVN giao.
Do nguồn vốn của Tổng công ty Điện lực miền Nam chủ yếu là vốn ngân
sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn vay do Chính phủ bảo lãnh nên việc
thực hiện đầu tư xây dựng các công trình lưới điện của Ban QLDA đa phần thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư công và các quy định khác liên quan đến xây dựng cơ bản của Nhà nước ban
hành.


Việc phát sinh về tiến độ, vượt quá ngân sách sẽ có một tác động tiêu cực
mạnh cho chi phí và các bên liên quan gồm: nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn, nhà quàn
trị dự án, nhà cung ứng và nhà tài trợ. Thực tế dự án hoàn thành sẽ có chi phí khác
so với kế hoạch.
Các kết quả nghiên cứu cho phương trình hồi quy tuyến tính bội sau:
Chi phí = .645*Nhân lực + .536*Quản lý + .194* Thời gian-.251* Phát sinh .093* Quy định
Với kết quả này để đảm bảo hiệu quả về chi phí các dự án lưới điện đầu tiên
phải phát huy vai trò rất tích cực của yếu tố Nhân lực, kế tiếp cần tập trung cải tiến
quản lý để duy trì và nâng cao hiệu quả bên cạnh đó sử dụng thời gian hiệu quả, hạn
chế tối đa việc kéo dài việc thi công đồng thời phấn đấu giảm các phát sinh (tiêu
cực) và nghiên cứu đề xuất với cấp trên.


v

ABTRACT
Growth rates and continued high electricity consumption of the South of
Vietnamforce electricity industry development investment expands the scope, scale
andgrid capacity to respond to the demand.
The SP Corporation has 01 Southern Power Project Management Board
performs the function of Investor, which has a permission of building the
construction 110kV power network projects planned national electricity
development planning and development power of the provinces in the area of
management of the Corporation and the Southern power 220kV projects assigned
by EVN.
Due to the capital of the Corporation, the Southern Power mainly budget, offState budget funds and loans guaranteed by the Government ,the implementation
Of investment in the construction of the power grid majority PMU is

under


TheLaw, the BuildingLaw, the Enterprise Law, the Investment Lawandan do there
gulations related to construction of the State issued.
The arising of progress, beyond the budgets will have a significant negative
impact onthe cost and the stake holders including investors, contractors, consultants,
project managers, suppliers and home sponsor. In fact, to complete the project will
cost more thanplanned.
Researching show the results of the linearre gression equation following
multiples:
Cost = .645 * Human Resources + .536 * Management + .194 Execution
Time - .251 * Incurred problem - .093 * Regulation
With the results above, to ensure cost-effective projects of the grid, first it
must be clearly inthepositive roleof human resources, then need to focuson
improving the management to maintainandim prove efficiency beside susing time
efficiently, minimizing the construction lasts while striving to reduce the rise
(negative) and the proposed research with superior management.


vi

MỤC LỤC
Trang
Lý lịch khoa học ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................... ii
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Abstract .......................................................................................................................... v
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... ix
Danh mục hình – Biểu đồ ............................................................................................... x
Danh mục bảng ............................................................................................................. xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3

1.2.1

Mục tiêu chung .......................................................................................3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................3

1.3

. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3

1.4.1

Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................3

1.4.2


Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3

1.5

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4

1.5.1.Phương pháp định tính ................................................................................4
1.5.2.Phương pháp định lượng .............................................................................4
1.6

.Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................5

1.7.Bố cục luận văn .................................................................................................5
Kết luận chương 1 .......................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...............6
2.1. Cơ sở lý luận về chi phí đầu tư xây dựng .........................................................6
2.1.1. Khái niệm về Dự án đầu tư xây dựng ........................................................6
2.1.2. Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng .......................................................6
2.3. Khái niệm về Quản lý chi phí xây dựng ...........................................................8


vii
2.4. Vai trò của Quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng ....................................9
2.5. Mục tiêu của Quản lý chi phí xây dựng ............................................................9
2.6. Các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài .....................................................10
2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................14
Kết luận chương 2 .....................................................................................................16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI PHÍ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................17

3.1.Giới thiệu Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam .........................................17
3.2. Các sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh.............................................20
3.2.1. Các sản phẩm............................................................................................21
3.2.2. Kết quả kinh doanh (từ 2013-2015) .........................................................22
3.3. Những khó khăn, hạn chế trong xây dựng các công trình lưới điện 110kV ...27
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................29
3.4.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................29
3.4.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu ....................................................................31
3.5. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu .................................................32
3.5.1. Xây dựng thang đo ...................................................................................32
3.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................33
3.6. Mô hình nghiên cứu chi tiết ............................................................................33
3.7. Xử lý, phân tích dữ liệu và hiệu chỉnh thang đo ............................................34
Kết luận chương 3 .....................................................................................................35
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................36
4.1. Các kết quả khảo sát ...........................................................................................36
4.1.1. Thống kê kết quả khảo sát ........................................................................36
4.1.2. Đánh giá độ tin cậy...................................................................................36
4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................44
4.1.4. Xây dựng quan hệ hồi qui tuyến tính bội .................................................46
Kết luận chương 4 .....................................................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55
5.1. Hàm ý quản trị ................................................................................................55
5.1.1. Các giải pháp hạn chế phát sinh ...............................................................56


viii
5.1.2. Các giải pháp hạn chếcác quy định ..........................................................57
5.1.3. Các giải pháp hiệu quả thời gian sử dụng ................................................57
5.1.4. Các giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực .....................................58

5.1.5. Các giải pháp nâng caohiệu quảcông tác quản lý.....................................59
5.2. Kết luận ...........................................................................................................60
5.3.Kiến nghị..........................................................................................................60
5.3.1.Với Tổng Công ty điện lực miền Nam ......................................................60
5.3.2.Với Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................................................60
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................62
Tiểu kết chương 5......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-

ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á

-

CBCNV: cán bộ công nhân viên

-

CTTL: Công trình thủy lợi

-

DN:Doanh nghiệp


-

ĐTXDCB: đầu tư xây dựng cơ bản

-

EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

-

GDP: Tổng sản phẩm quốc gia

-

GPMB: Giải phóng mặt bằng

-

MTV: một thànhviên

-

ODA: Viện trợ phát triển chính thức

-

QLDA: Quản lý dự án

-


QLKT:Quản lý kỹ thuật

-

SPC: Tổng công ty Điện lực miền Nam

-

TBA: trạm biến áp

-

TNHH: trách nhiệm hữu hạn


x

DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

STT
1
2
3
4

Tên
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 3.1.Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu chi tiết

Sơ đồ 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

trang
13
28
31
48


xi

DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tên
Bảng 2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án lưới điện
Bảng 2.2 Các yếu tố của biến phụ thuộc
Bảng 4.1 Thống kê kết quả khảo sát
Bảng 4.2. Case Processing Summary_Phátsinh
Bảng 4.3. Reliability Statistics_Phátsinh
Bảng 4.4. Item-Total Statistics_Phátsinh
Bảng 4.5 Case Processing Summary_Nhânlực
Bảng 4.6 Reliability Statistics_Nhânlực
Bảng 4.7 Item-Total Statistics_Nhânlực
Bảng 4.8. Case Processing Summary_Quyđịnh
Bảng 4.9. Reliability Statistics_Quyđịnh
Bảng 4.10. Item-Total Statistics_Quyđịnh
Bảng 4.11. Item-Total Statistics_Quyđịnh (lần 2)
Bảng 4.12. Case Processing Summary_Thờigian

Bảng 4.13. Reliability Statistics_Thờigian
Bảng 4.14. Item-Total Statistics_Thờigian
Bảng 4.15. Item-Total Statistics_Thờigian (lần 2)
Bảng 4.16. Case Processing Summary_Quảnlý
Bảng 4.17. Reliability Statistics_Quảnlý
Bảng 4.18 Item-Total Statistics_Quảnlý
Bảng 4.19. Case Processing Summary_Hiệuquả
Bảng 4.20. Reliability Statistics_Hiệuquả
Bảng 4.21. Item-Total Statistics_Hiệuquả
Bảng 4.22. KMO and Bartlett's Test
Bảng 4.23. Total Variance Explained
Bảng 4.24. Rotated Component Matrixa
Bảng 4.25. Variables Entered/Removeda
Bảng 4.26Model Summaryb
Bảng 4.27 ANOVAb
Bảng4.28 Coefficientsa
Bảng4.29 Residuals Statisticsa

trang
14
14
33
33
34
34
34
34
35
35
35

35
36
36
36
37
37
37
38
38
38
38
39
39
40
41
42
42
43
43
44


1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1

Lý do chọn đề tài
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng và tiêu thụ điện của Việt Nam ngày càng


tăng cao và có xu hướng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, cần có một cái
nhìn tổng quan về đầu tư phát triển ngành Điện Việt Nam để tìm ra các giải pháp
đầu tư hiệu quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế nhằm phát triển ngành Điện
Việt Nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới.
Lưới điện khu vực phía Nam liên tục được SPC đầu tư mở rộng phạm vi, qui
mô và năng lực, đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao về nhu cầu điện. Đến nay
2.510/2.510 xã, phường và thị trấn ở 21 tỉnh thành phía Nam đã có điện (riêng trên
các xã hải đảo, ngành Điện đã quản lý trực tiếp ở 13/21 số xã đảo, các xã đảo còn
lại có điện do địa phương quản lý). Tổng số hộ dân có điện tính đến cuối năm 2014
là 7,3 triệu hộ - đạt tỷ lệ 98,49%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 4,94 triệu
hộ - đạt tỷ lệ 97,92%.
Bất cứ việc chậm trễ về tiến độ hoặc vượt quá ngân sách đã được phê duyệt sẽ
có một tác động tiêu cực mạnh cho các bên liên quan gồm: chủ đầu tư, nhà thầu, tư
vấn, nhà quản trị dự án, nhà cung ứng và nhà tài trợ. Sự biến động của các yếu tố
bên trong cũng như bên ngoài tác động đến dự án làm cho dự án hoàn thành trong
thực tế có chi phí sai khác so với kế hoạch. Đề án này sẽ xác định các yếu tố có thể
gây ra các biến đổi chi phí đối với các dự án điện. Đặc biệt đối với các dự án lưới
điện truyền tải 110 kV được thực hiện đầu tư trên 21 tỉnh thành khu vực phía Nam
do Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý.
Tổng công ty Điện lực miền Nam có 01 Ban Quản lý dự án thực hiện chức
năng Chủ đầu tư, được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện
110kV theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực
các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của SPC và một số dự án 220kV do EVN giao.
Do nguồn vốn của SPC chủ yếu là vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân
sách và vốn vay do Chính phủ bảo lãnh nên việc thực hiện đầu tư xây dựng các
công trình lưới điện của Ban QLDA đa phần thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xây
dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công và các quy định khác


2

liên quan đến xây dựng cơ bản của Nhà nước ban hành. Trong năm 2014, Tổng
công ty Điện lực miền Nam đã đầu tư xây dựng 128 công trình lưới điện 110kV với
tổng mức đầu tư khoảng 2000 tỷ đồng, trong năm 2015 và các năm tiếp theo, quy
mô đầu tư các công trình lưới điện 110kV sẽ liên tục tăng cao do yêu cầu phủ kín
lưới điện các khu vực biển đảo nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc
phòng khu vực biển đảo. Cụ thể, tháng 4/2015 đã đóng điện công trình lưới điện
110kV và 22kV với Tổng mức đầu tư 70 tỷ cấp điện cho xã đảo Hòn Tre, huyện
Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang; Tháng 9/2015 đã khởi công xây dựng công trình cấp
điện cho xã đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang với Tổng mức đầu tư 400 tỷ; Tháng
10/2015, khởi công xây dựng công trình lưới điện 110kV và lưới điện 22kV cấp
điện cho xã đảo Hòn Nghệ (tỉnh Kiên Giang) với Tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ.
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế hiện nay, việc thực hiện đầu tư xây
dựng các công trình điện đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo phát triển nền kinh tế
và đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia. Việc quản lý đầu tư xây dựng công
trình đều gặp nhiều khó khăn trong công tác thỏa thuận, hướng tuyến đường dây, vị
trí trạm biến áp, dẫn đến chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng thay đổi so với dự
toán ban đầu đã phê duyệt, đây là yếu tố làm chi phí đầu tư xây dựng công trình
thay đổi. Ngoài ra, việc chậm trễ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dẫn
đến tiến độ hoàn thành công trình không đạt theo kế hoạch cũng ảnh hưởng rất lớn
đến chi phí.
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng mà Nhà nước ban hành các quy
định mới dẫn đến thay đổi chi phí. Cụ thể là chi phí nhân công (thay đổi lương); chi
phí tư vấn, chi phí quản lý dự án (thay đổi định mức xác định chi phí tư vấn); chi
phí thiết bị nhập (thay đổi tỷ giá).Ngoài ra, chi phí đầu tư các công trình điện còn
phụ thuộc sự biến động vào giá các mặt hàng khác như xi măng, sắt, thép dẫn đến
suất đầu tư thay đổi trong từng giai đoạn xây dựng công trình.
Việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng các dự án
lưới điện 110kV nhằm đưa ra các giải pháp giảm thiểu tối đa sự thay đổi, biến động
chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo việc thực hiện các dự

án phù hợp các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng đồng thời tiết kiệm chi


3
phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi đưa công trình vào sử dụng.Đây chính là lý
do để tôi chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án lưới điện truyền
tải 110kV” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2

. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu chung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả về chi phí của các dự án lưới
điện truyền tải 110kV.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

-Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý dự án và các quy định về xây dựng cơ
bản lưới điện truyền tải tại Việt Nam và trên thế giới
-Nghiên cứu thực trạng hiệu quả về chi phí xây dựng các dự án lưới điện
110kV do Ban QLDA Điện lực miền Nam làm Chủ đầu tư.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả về chi phí xây dựng các dự án
lưới điện 110kV.
1.3

. Câu hỏi nghiên cứu
-Cơ sở lý thuyết quản lý dự án và các quy định về xây dựng cơ bản lưới điện


truyền tải tại Việt Nam và trên thế giới như thế nào ?
-Thực trạng quản lý chi phí xây dựng các dự án lưới điện 110kV do Ban
QLDA Điện lực miền Nam làm chủ đầu tư như thế nào ?
-Các giải pháp nào sẽ nâng cao hiệu quả về chi phí xây dựng các dự án lưới
điện 110kV ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các
dự án lưới điện 110kV.
Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại Ban Quản lý Dự án
Điện lực miền Nam và các chuyên gia thẩm định, phê duyệt các chi phí thực hiện
dự án, các nhà thầu thi công xây dựng, cung cấp thiết bị, tư vấn.
1.4.2

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án lưới
điện truyền tải 110kv trên địa bàn các tỉnh phía Nam.


4
Về thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập từ các dự án lưới điện truyền tải 110kV tại Tổng
công ty Điện lực miền Nam từ năm 2012 - 2014.
Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án lưới điện truyền tải 110kV trên
địa bàn các tỉnh phía Nam.

1.5.1.Phương pháp định tính
Thu thập và tổng hợp tài liệu từ các báo cáo tổng kết năm; phỏng vấn sâu các
lãnh đạo, nhân viên,chuyên gia bên trong Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam
và bên ngoàiđể đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động duy trì nguồn nhân lực
tại Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam nhằm hình thành bảng hỏi khảo sát sử
dụng cho phương pháp định lượng.
1.5.2.Phương pháp định lượng
Thu thập số liệu sơ cấp từ khảo sát cán bộ, nhân viên bằng bảng hỏi để có kết
quả về thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực Ban Quản lý Dự án Điện lực
miền Nam. Các dữ liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm SPSS.16.0 với các ứng
dụng là thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA, phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập.Sau đó kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hìnhvà
thảo luận các kết quả để tìm ra các điểm yếu và điểm mạnh. Cuối cùng kết luận vấn
đề và đề xuất với Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam, kiến nghị với cấp trên để
công tác quản lý chi phí các công trình đầu tư xây dựng của Ban Quản lý Dự án
Điện lực miền Nam đạt hiệu quả.
Trong nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng bảng khảo sát bao gồm các câu
hỏi với thang đo Likert 5 mức độ. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Các kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.


5
1.6 .Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài sẽ góp phần cung cấp thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu
tư xây dựng các dự án lưới điện 110kV và đề ra những biện pháp phù hợp nhằm tối
ưu hóa chi phí đầu tư xây dựng.
1.7.Bố cục luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Chương 3: Thực trạng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chương 1
Trong chương mở đầu trình bày lý do cần thiết của luận văn, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục luận văn.


6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lý luận về chi phí đầu tư xây dựng
2.1.1. Khái niệm về Dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây
dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng.
2.1.2. Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 chi phí xây dựng công trình thuộc các
dự án đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hay
trang bị lại kỹ thuật cho công trình. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản
xuất xây dựng mỗi công trình có giá trị xây dựng riêng được xác định bằng phương
pháp lập dự toán xây dựng do Nhà nước quy định. Chi phí xây dựng công trình
được biểu thị bằng các tên gọi khác nhau theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư đó là tổng mức đầu tư; giai đoạn thực hiện xây dựng công
trình của dự án đầu tư đó là tổng dự toán công trình, dự toán chi tiết các hạng mục

công trình và các loại công tác xây lắp riêng biệt; giai đoạn kết thúc xây dựng đưa
dự án vào hoạt động đó là quyết toán công trình. Chi phí xây dựng công trình được
xác định trên cơ sở hệ thống định mức, đơn giá, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật và các
chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với tình hình khách quan của thị trường ở
từng thời kỳ và được quản lý theo các Quy định quản lý đầu tư và xây dựng của
Nhà nước.
Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt
giá.
Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:


7
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Chi phí xây dựng;
c) Chi phí thiết bị;
d) Chi phí quản lý dự án;
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
e) Chi phí khác;
g) Chi phí dự phòng.
Căn cứ để xác định chi phí xây dựng công trình là các quy định định mức chi
phí vật tư, nhân công, giờ máy, tiêu hao nguyên nhiên liệu, … đã có sẵn trong các
quy định kinh tế kỹ thuật của ngành như.
2.2.1.1.Khối lượng công tác
Khi lập tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình: khối lượng công tác
(cho xây lắp, mua sắm thiết bị và chi phí khác) được xác định theo thiết kế cơ sở
hoặc thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình được thiết kế theo hai bước) hoặc
thiết kế bản vẽ thi công (với công trình được thiết kế theo ba bước).
Khi lập dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng

biệt thì khối lượng công tác của hạng mục công trình và loại công tác đang xét được
lấy theo thiết kế bản vẽ thi công, còn nếu thiết kế theo một bước thì khối lượng
công tác xây dựng lấy theo thiết kế bản vẽ thi công.
2.2.1.2.Các loại đơn giá
Bao gồm các loại đơn giá chi tiết, đơn giá tổng hợp, đơn giá công trình,
giá chuẩn tính cho một đơn vị diện tích xây dựng hay một đơn vị công suất.
2.2.1.3.Giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản và
bảo hiểm
Các chỉ tiêu này được xác định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại,
Ban vật giá của Chính phủ, Bộ Tài chính.
2.2.1.4.Định mức các loại chi phí tính theo tỷ lệ hay bảng giá
Định mức chi phí chung để xác định dự toán xây lắp, định mức khảo
sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác;
Các quy định về đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư, và các công
trình hiện có nằm trong mặt bằng xây dựng;


8
Các quy định về tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất;
Các quy định về lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng;
Các loại thuế, quy định vể thu nhập chịu thuế tính trước, bảo hiểm công
trình…
2.3. Khái niệm về Quản lý chi phí xây dựng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 133, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nội
dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá
gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản
lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng,
thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của
người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư
xây dựng.

Theo quy định tại Điều 3.Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Nguyên tắc quản lý
chi phí đầu tư xây dựng …
1. …. phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp
với trình tự đầu tưxây dựng theo quy định … và nguồn vốn sử dụng. … phải được
tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu
cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời
điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
2. Nhà nước ….. ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp
luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng …. trong phạm vi
tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư
được điều chỉnh theo quy định …... được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi
phí đủ điều kiện năng lực theo quy định để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán …. phải được thực hiện theo các căn cứ, nội
dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng,
dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng
của công trình …..


9
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng, Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng
của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm
chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị;
chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự
phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
2.4. Vai trò của Quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng
Các nội dung liên quan đến công tác quản lý chi phí giúp Chủ đầu tư tối ưu

hóa việc sử dụng chi phí để xây dựng công trình còn có vai trò quan trọng đối với
việc nâng cao chất lượng quản lý tiến độ và chất lượng công trình.
Các nội dung quản lý chi phí còn là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên ngành giám sát, thanh, kiểm tra hoạt động xây dựng của các Chủ đầu tư
thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Xây dựng, nhằm chấn chỉnh, ngăn ngừa các sai
phạm liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản.
2.5. Mục tiêu của Quản lý chi phí xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án
đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1
Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được
tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu
cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời
điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
Theo Điều 4. Chương 2 Nghị định 32/2005 về Nội dung sơ bộ tổng mức đầu
tư và tổng mức đầu tư xây dựng
“1. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án
được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. …..
2. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được
xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tư xây dựng. …. gồm chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư (nếu có);


10
chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
3. Đối với dựán chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng
mức đầu tư xây dựng là dự toán xây dựng công trình theo quy định …..
4. Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà,

công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi
thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái
định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong
thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu
tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
b) Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp
mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây
dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
c) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi
phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu
chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
d) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý
dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dựán và kết thúc xây dựng đưa công
trình của dự án vào khai thác sử dụng;
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế- kỹ
thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư
vấn khác liên quan;
…….
g) Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và
chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.”
2.6. Các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài
-Nguyễn Hữu Huế, Đặng Công Toàn (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ODA, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật thủy lợi và môi trường - Số 47 (12/2014) 75.


11
Bài báo nêu vai trò đầu tư xây dựng cơ bản; một số tồn tại và các nguyên nhân
trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ODA như

nguồn nhân lực, các quy định không được ban hành kịp thời; cơ sở hạ tầng yếu
kém; sau cùng đưa ra các giải pháp như sau:
- Nhận thức đúng đắn về nguồn vốn ODA= vốn vay
- Sử dụng ODA phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải.
- Ban QLDA chuyên nghiệp khai thác hiệu quả và kinh nghiệm quản lý
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dự án.
- Đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ Ban quản lý dự án tỉnh liên quan đến
thực hiện các chương trình, dự án
-Võ Thị Phương Oanh, Võ Đăng Tính (2014), Những khó khăn và giải pháp
đổi mới trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi đồng bằng sông Cửu
Long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Số 25 (6/2009), trang
21,27.
Bài báo nghiên cứu các khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý, khai thác
công trình thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long đưa ra các kết quả sau:
- Cần thống nhất mô hình tổ chức quản lý, tăng cường công tác quản lý nhà nước.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp có hiệu quả
- Bổ sung, điều chỉnh, ban hành các quy định, quy chuẩn về quản lý;
- Ứng dụng khoa học công nghệ, trang bị thiết bị hiện đại;
- Chế độ đãi ngộ, đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực;
- Chế độ, chính sách thu hút cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn;
- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thể chế;
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, hoàn chỉnh quy hoạch;
- Đầu tư công trình đồng bộ từ công trình đầu mối đến hiện trường;
-Tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý công trình;
- Đổi mới trang thiết bị vận hành công trình, áp dụng khoa học công nghệ;
- Xây dựng chế độ quản lý, quy trình vận hành khoa học theo tiêu chuẩn ISO;


12
- HồAnh Bình(2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng chi phí trong giai

đoạn thi công công trình giao thông, Luận văn thạc sỹ Quản lý Công nghiệp,
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.
Luận văn nêu một số vấn đề liên quan đến sự tăng chi phí trong giai đoạn thi
công công trình giao thông. Dựa vào các nghiên cứu trước và tổng hợp thành mô
hình nghiên cứu của luận văn bao gồm các biến độc lập: Chi phí xây dựng – Chi phí
thiết bị - Chi phí Tư vấn – Chi phí QLDA – Chi phí dự phòng – Chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng – Chi phí khác.
Biến phụ thuộc: Tổng mức đầu tư công trình.
-Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả
dự án công trình ngành điện Việt Nam, Science & Technology Development, Vol
12, No.01 – 2009, p 86-103
Nghiên cứu nêu một số nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án công trình
ngành Điện Việt Nam. Dựa vào các nghiên cứu trước và tổng hợp thành mô hình
nghiên cứu bao gồm các biến độc lập là Môi trường bên ngoài – Hỗ trợ của tổ chức
bên ngoài dự án – Hỗ trợ của tổ chức bên trong dự án – Năng lực các tổ chức tham
gia dự án – Năng lực nhà quản lý dự án – Năng lực thành viên tham gia dự án – Đặc
trưng dự án.
Biến phụ thuộc: Thành quả dự án.
-Nida Azhar và cộng sự (2008),Cost

overrun factors

industry of Pakistan. First International Conference
Developing Countries (ICCIDC–I) “Advancing and

in

construction

on Construction In


Integrating Construction

Education, Research & Practice”, August 4-5, 2008, Karachi, Pakistan, 499 –
508.
Nghiên cứu nêu một số yếu tố ảnh hưởng gây tăng chi phí trong ngành công
nghiệp xây dựng của Pakistan và đã đưa ra mô hình khảo sát 42 bao gồm yếu tố.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 10 yếu tố chính gây ra sự gia tăng chi phí
xây dựng đối với ngành xây dựng ở Pakistan gồm các yếu tố sau :
-Sự thay đổi giá nguyên liệu thô
-Thời gian từ khi thiết kế đến đấu thầu kéo dài
-Vật liệu sản xuất không ổn định


13
- Dự toán không phù hợp
- Giá ca máy thiết bị cao
- Công việc phát sinh
-Phương thức chọn thầu
- Kế hoạch không phù hợp
- Quản lý kém
-Chính sách địa phương không phù hợp
-Long Le-Hoai, Young Dai Lee và Jun Yong Lee (2008), Delay and
cost overruns in Vietnam large construction projects: a comparison with other
selected countries. KSCE Journal of Civil Engineering, 2008, vol. 12, no.6, 367 –
377.
Nghiên cứu trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí một số
dự ánxây dựng quy mô lớn ở Việt Nam. Dựa vào các nghiên cứu trước, tổng hợp
thành mô hình nghiên cứu và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng dự án xây dựng bao gồm:
Quản lý, giám sát công trường yếu kém ;

Trợ giúp quản lý dự án yếu kém ;
Khó khăn về tài chính của chủ đầu tư ;
Khó khăn về tài chính của nhà thầu và
Thiết kế bị thay đổi.


14
2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi nghiên cứu các mô hình từ các nghiên cứu trên tác giả đưa ra mô hình
sau

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu

Phát sinh
Thời gian
Quy định
Nhân lực
Quản lý
Nguồn:Tác giả tổng hợp

Chi phí dự án
lưới điện truyền
tải


15

Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí dự án lưới điện
Biến độc lập


1.Phát sinh

2.Nhân lực

3.Quy định

4.Thời gian

5.Quản lý

Biến khảo sát

Tên

STT

Chi phí giải phóng mặt bằng

PS1

1

Giá vật tư, nguyên liệu thay đổi

PS2

2

Quy định mới trong hoạt động,


PS3

3

Khác biệt quy hoạch và thực trạng

PS4

4

Trình độ chuyên môn

NL1

5

Kinh nghiệm thực tế

NL2

6

Quá tải công việc, kiêm nhiệm

NL3

7

Thiếu quyền chủ động xử lý tình huống


NL4

8

Thông qua nhiều đơn vị

QD1

9

Phối hợp với địa phương

QD2

10

Giải ngân chậm

QD3

11

Thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng

QD4

12

Chưa sửa đổi phù hợp


QD5

13

Bàn giao mặt bằng

TG1

14

Nguồn vốn

TG2

15

Đơn vị thực hiện

TG3

16

Thiết bị vật tư

TG4

17

Bất khả kháng


TG5

18

Phân công chưa khoa học

QL1

19

Quy định quan hệ phối hợp

QL2

20

Đầu tư cơ sở vật chất thực hiện

QL3

21

Giải quyết vấn đề chậm

QL4

22

Hệ thống quản lý TW


QL5

23

Nguồn: Tác giả thực hiện


16

Bảng 2.2 Các yếu tố của biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc
Chi phí dự án

Biến khảo sát

Tên

STT

Đảm bảo theo quy định

CP1

24

Giải quyết được các phát sinh

CP2

25


Dự phòng chưa phù hợp

CP3

26

Nguồn: Tác giả thực hiện
Số biến độc lập là 5, số biến quan sát là 26 (trong đó 23 từ biến độc lập, 3 từ
biến phụ thuộc).
Kết luận chương 2
Trong chương 2 trình bày các khái niệm liên quan hoạt động duy trì nguồn nhân
lực và các nghiên cứu có liên quan. Tác giả cũng tổng hợp và đưa ra mô hình
nghiên cứu. Trong chương 3 sẽ trình bày thực trạng và phương pháp nghiên cứu của
luận văn.


×