SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Q. NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG TH & THCS OLYMPIA
*****************
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ: “TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT TUỒNG”
TÍCH HỢP KIẾN THỨC-KĨ NĂNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
LỊCH SỬ - MĨ THUẬT - ÂM NHẠC TRONG GIỜ HỌC
LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM (LỚP 7) & VĂN KỂ CHUYỆN (LỚP 8)
Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn
Các môn được tích hợp: Lịch sử, Mĩ thuật, Âm nhạc
Năm học 2014 - 2015
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
1
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO: HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO: Q. NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG: TH & THCS OLYMPIA
Địa chỉ: Khu ĐTM Trung Văn – Đường Tố Hữu – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại: 04 62677 999
Email:
GIÁÓ VIÊN: NGUYỄN HỒNG DUYÊN
Ngày sinh: 30/07/1985
Môn: Ngữ văn
Điện thoại: 0902 259 946
Email: hoặc
PHIẾU MÔ TẢ
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
2
1. Tên hồ sơ dạy học: CHỦ ĐỀ: “TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT TUỒNG”
TÍCH HỢP KIẾN THỨC-KĨ NĂNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM LỊCH SỬ - MĨ THUẬT –
ÂM NHẠC TRONG GIỜ HỌC LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM (LỚP 7) &VĂN KỂ CHUYỆN
(LỚP 8)
2. Mục tiêu dạy học
Dự án là hoạt động góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập;
tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt khuyến khích giáo viên
sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến
nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn tại trường Olympia. Ở dự án này, các
đơn vị kiến thức, kĩ năng được tích hợp trong các bài học sau:
Giờ dạy học Ngữ văn không còn bó hẹp trong không gian trường – lớp, trong
kiến thức của một bộ môn và chỉ hướng đến những đối tượng học sinh – giáo
Lớp
Môn
Bài
Tên bài
Lớp 7 Âm nhạc
Bài đọc
Cây đàn bầu (tr.9)
Lịch sử
thêm
Tiếng sáo Việt Nam (tr.47)
Bài 14
Đàn tranh (tr.67)
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Nguyên thế kỉ XIII
Ngữ văn
Lớp 8
Âm nhạc
Mĩ thuật
Bài 10
(Trần Quốc Toản – tr 58)
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con
Tiết 13
Bài 13
người
Một số nhạc cụ dân tộc (tr. 31)
Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người
Bài tham khảo: Tập vẽ các trạng thái tình
Ngữ văn
Bài 15
Bài 10
cảm thể hiện trên nét mặt
Tạo dáng và trang trí mặt nạ
Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kết hợp
với miêu tả và biểu cảm
viên cố định, quen thuộc. Ở đây giáo viên và học sinh cùng với một đơn vị ngoài
3
trường học đã đồng tổ chức một Dự án học tập để từ đó học sinh được nâng cao
năng lực một cách toàn diện.
Giáo viên đổi mới cách dạy học và kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn lớp
7, 8 bằng hình thức dạy học tích hợp - trải nghiệm và cho học sinh sáng tạo các
sản phẩm học tập bằng cách huy động kiến thức nhiều môn học nhằm tìm hiểu
về nghệ thuật Tuồng. Giáo viên Ngữ văn sẽ huy động sự tham gia của giáo viên
Lịch sử, Mĩ thuật, Âm nhạc vào tiết dạy học của mình một cách tự nhiên, bằng
những kiến thức chuyên sâu, giúp hỗ trợ học sinh có thể làm văn một cách
phong phú và chuẩn xác hơn.
Bằng việc dạy học theo chủ đề về Tuồng, giáo viên có cơ hội giao lưu học
hỏi, đẩy mạnh sự sáng tạo trong việc thiết kế các kế hoạch dạy học và kiểm tra
đánh giá với những nội dung mới mẻ, có xu hướng mở và có tính giáo dục cao.
Các em học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng làm văn biểu cảm, văn tự
sự để làm được các bài phóng sự, nhật kí, cảm thụ, làm phim và thuyết trình về
chuyến đi đến nhà hát Tuồng trung ương. Từ đó góp phần hình thành năng lực
chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh một cách rất toàn diện. Học sinh có
năng lực tự học, tự nghiên cứu, biết giao tiếp và tổ chức, biết sử dụng công nghệ
thông tin và kĩ năng truyền thông, huy động khả năng ngôn ngữ và cảm thụ
thẩm mĩ một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn để tổ chức được chuyến đi thăm
quan đến nhà hát Tuồng và làm các sản phẩm thu hoạch một cách tốt nhất. Đó
thực sự là những điều ưu việt mà nhà trường Olympia luôn cố gắng trao cơ hội
cho các em để thực hiện sứ mạng: Chuẩn bị hành trang vào cuộc sống.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Trong dự án “Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng” có 233 HS (lớp 5, 6, 7, 8, 11) và
20 Giáo viên tham gia. Tuy nhiên dự án dạy học tích hợp chỉ tập trung hướng
đến 97 Học sinh khối 7, 8 của trường THCS Olympia cùng với 10 giáo viên
nhân viên phụ trách các môn Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật của 2 khối.
Các đối tượng sẽ tham gia vào các hoạt động:
- Chuẩn bị cho dự án.
4
- Tổ chức chuyến tham quan nhà hát Tuồng.
- Tổ chức tiết Luyện nói văn biểu cảm, văn tự sự bằng hình thức báo cáo sản
phẩm.
Do được đặt chung trong hoạt động của trường nên các em khối 7, 8 sẽ có
những tương tác nhất định với các em khối 5, 6 (lấy thông tin, quay chụp hoạt
động, sản phẩm của lớp 5, 6); và phối hợp với khối 11 để lên kế hoạch và tổ
chức chuyến đi.
4. Ý nghĩa của bài học
4.1 Đối với yêu cầu của chương trình, Nhà trường và Giáo viên trường
Olympia:
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền
giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng
lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học, trường Olympia chủ trương đẩy
mạnh dạy học liên môn và tích hợp trong năm học 2014 – 2015.
Với ưu thế là trường học theo mô hình mới, là Trường học Công nghệ đầu
tiên và duy nhất được Microsoft công nhận ở Việt Nam, Olympia đã đẩy mạnh
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Dựa trên học thuyết Trí thông
minh đa dạng của H. Gardner, Nhà trường đã sớm đổi mới cách dạy học và đánh
giá theo hướng phát huy năng lực học sinh. Học sinh có thể sử dụng nhiều kiến
thức liên môn để làm ra các sản phẩm sáng tạo theo các dự án học tập.
Trong năm học 2014 – 2015, Nhà trường tổ chức 3 ngày học tập “Trải
nghiệm và sáng tạo cho học sinh toàn trường (8-10/10) sau mỗi kì học với các
chủ đề đa dạng, trong đó các bộ môn có sự liên kết, hợp tác với nhau để xây
dựng các dự án liên môn, tích hợp, liên khối. Dự án “Tìm hiểu nghệ thuật
Tuồng” chính là một trong các dự án với sự tham gia của 5 khối lớp (5, 6, 7, 8,
11) và toàn bộ giáo viên tổ Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sử.
5
Qua khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật Tuồng có thể dễ
dàng tích hợp được với hoạt động dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử, Mĩ thuật, Âm
nhạc. Các tích truyện trong tuồng, phần nhiều lấy từ các nhân vật, sự kiện Lịch
sử. Có thể học Lịch sử bằng cách xem Tuồng. Mĩ thuật của Tuồng cũng rất đặc
biệt với tính ước lệ cao và nghệ thuật hoá trang, vẽ mặt nạ rất hấp dẫn với trẻ
nhỏ. Âm nhạc của tuồng là sự kết tinh của nghệ thuật âm nhạc từ dàn nhạc
truyền thống Việt Nam mà trong đó các nghệ sĩ chơi nhạc cụ trong dàn nhạc
Tuồng được đánh giá là những nghệ sĩ đỉnh cao… Hơn thế, các bài dạy học Lịch
sử, Mĩ thuật, Âm nhạc trong chương trình lớp 7, 8 đều có những nội dung phù
hợp để tích hợp vào chủ đề này: câu chuyện về Trần Quốc Toản và lá cờ thêu
sáu chữ vàng, nghệ thuật vẽ mặt nạ, các nhạc cụ truyền thống dễ dàng trở thành
đối tượng để các học sinh bộc lộ cảm xúc, để các em viết thành những câu
chuyện, nhật kí, phóng sự, làm thành các bộ phim giới thiệu.... Do đó trong các
khối lớp tham gia, khối lớp 7, 8 được lựa chọn dạy học tích hợp các bộ môn này
vào hoạt động của môn Ngữ văn: văn tự sự và biểu cảm. Các em sẽ biến giờ
Luyện nói về văn biểu cảm, văn tự sự thành giờ báo cáo sản phẩm làm văn biểu
cảm, văn tự sự như một sự thu hoạch sau chuyến đi.
4.2 Đối với đặc điểm, nhu cầu của học sinh Olympia:
Là những HS rất năng động và sáng tạo, HS Olympia luôn muốn học các bộ
môn trong sự tích hợp và dưới hình thức trải nghiệm, được đổi mới cách thức
học tập và kiểm tra đánh giá bằng các dự án có tính chất thực tiễn cao. Cụ thể:
- HS muốn được học tập văn hoá nghệ thuật truyền thống để trang bị cho
mình một phông văn hoá tốt. Đặc biệt chuẩn bị cho việc đi du học, muốn có
những thước phim, hình ảnh để mang đến cho bạn bè, muốn được viết tập san,
làm phóng sự, sử dụng công nghệ thông tin để làm ra các sản phẩm học tập,
được đăng bài trên website cũng như các trang báo như một hình thức để học tập
Ngữ văn.
- HS muốn tìm hiểu một bộ môn nghệ thuật khó và ít được tiếp xúc nhiều
nhất. Các loại hình Chèo, Cải lương, Ca trù, Đờn ca tài tử… ít nhiều đã được
6
tiếp xúc trong sách giáo khoa Ngữ văn hoặc xem các cuộc thi trên truyền hình,
nhưng nói đến Tuồng thì mọi người đều có phần không thực sự hiểu biết và e
ngại. Các em đã tự đề xuất chủ đề là nghệ thuật Tuồng một phần vì đây là một
bộ môn nghệ thuật khó, ít được tiếp xúc và chưa có cơ hội trải nghiệm.
5. Thiết bị dạy học – học liệu
5.1 Phương tiện, thiết bị:
- Máy tính: ứng dụng các phần mềm để làm sản phẩm
• Power Point: HS làm slide thuyết trình giới thiệu về nghệ thuật Tuồng.
• Words: GV thiết kế kế hoạch dạy học, làm phiếu thu hoạch, làm các
hướng dẫn học tập phát cho học sinh. HS làm các bài văn biểu cảm, kể chuyện
gửi cho GV qua email. HS làm kịch bản quay phim, clip.
• Excel: Trưởng dự án lập kế hoạch chi tiết cho dự án. HS phối hợp lập
danh sách HS và phân chia xe.
• Skype: Ngoài điện thoại, nhắn tin, HS dùng skype trao đổi với Trưởng dự
án để báo cáo tiến độ làm việc.
• Evernote: HS và GV trao đổi kế hoạch và sản phẩm trên phần mềm
Evernote.
• Window Live Movie Maker: HS sử dụng phần mềm làm phim để làm clip
quay lại chuyến đi.
- Máy quay, máy ảnh, micro thu âm: quay phim phỏng vấn HS, GV về nghệ
thuật Tuồng, quay và chụp ảnh lại quá trình làm dự án, đi thăm quan, HS làm
sản phẩm.
- Giấy A4, màu, bút vẽ cho học sinh vẽ mặt nạ tuồng.
- Phòng máy tính cho 100% học sinh làm sản phẩm: bài văn biểu cảm, tự sự,
bài thuyết trình, lập kế hoạch, làm phim. HS vào phòng máy trong các giờ tự
học, nếu không sẽ tự làm ở nhà.
Ngoài ra cần chuẩn bị xe bus đưa đón, đồ ăn nhẹ, kinh phí chi trả thuê nhà
hát Tuồng để phục vụ chuyến đi thăm quan.
5.2 Học liệu:
- Sách GK Lịch sử:
Lớp 7: tìm hiểu Trần Quốc Toản (tr.58, 59).
- Sách GK Mĩ thuật:
Lớp 8: Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người, Bài tham khảo: Tập vẽ các trạng thái
tình cảm thể hiện trên nét mặt (tr. 113 – 115). Tạo dáng và trang trí mặt nạ
(tr.122).
7
- Sách GK Âm nhạc:
Lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tốc phổ biến (tr.31)
Lớp 7: Cây đàn bầu (tr.9), Tiếng sáo Việt Nam (tr.47), Đàn tranh (tr.67)
Lớp 8: Một số nhạc cụ dân tộc (tr. 31)
- Sách GK Ngữ văn tập 1 lớp 7: Văn biểu cảm (tr. 71, 84, 87, 99, 117, 129).
- Sách GK Ngữ văn tập 1 lớp 8: Văn tự sự (tr. 72, 83, 92, 109).
- Các trang web có liên quan về nghệ thuật Tuồng, Trần Quốc Toản (HS tự
tra cứu).
- Đại Việt Sử kí toàn thư.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Ở đây chúng tôi xin đưa vào Kế hoạch dạy học của hai bài được tích hợp:
Tiết 40: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người – Ngữ văn 7
Tiết 42: Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm –
Ngữ văn 8.
6.1 Mục tiêu
6.1.1 Kiến thức:
- Ngữ văn: HS nhớ được các đặc điểm văn biểu cảm, văn tự sự, các bước
thực hiện làm văn biểu cảm, tự sự; cách làm bài.
Các kiến thức tích hợp:
- Lịch sử: HS ghi nhớ được câu chuyện về Trần Quốc Toản thông qua xem
trích đoạn Tuồng và nghe giáo viên Lịch sử kể chuyện. Qua đó HS được học trải
nghiệm kiến thức về Trần Quốc Toản và sự kiện nhà Trần đánh thắng quân xâm
lược Mông Nguyên lần 2 (lớp 7), lớp 8 lắng nghe và ôn tập lại.
- Mĩ thuật: Học sinh nêu lại được sơ bộ về nghệ thuật trang phục, hoá trang
sau khi được nghe, xem và trải nghiệm mặc đồ trang phục, vẽ mặt tại nhà hát và
được giáo viên Mĩ thuật ôn tập lại qua bài học (lớp 8).
- Âm nhạc: Học sinh nhắc lại được kiến thức cơ bản về nhạc cụ truyền thống:
đàn tranh, trống, kèn xôna... sau khi nghe, xem và tập sử dụng các nhạc cụ này
và được giáo viên Âm nhạc cung cấp thêm các bài học về các nhạc cụ truyền
thống của dân tộc, nghe hoà tấu nhạc cụ dân tộc (lớp 7, 8).
6.1.2 Kĩ năng:
8
- HS biết vận dụng kiến thức môn Ngữ văn cũng như kiến thức Âm nhạc, Mĩ
thuật, Lịch sử, luyện kĩ năng viết và nói văn văn biểu cảm về sự vật, con người
(lớp 7), văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm (lớp 8).
- HS biết lắng nghe, chủ động thu thập và xử lí các thông tin từ chuyến đi để
làm bài tập thu hoạch.
- HS có kĩ năng sáng tạo, vận dụng ICT để làm video, slide, báo cáo thuyết
trình về sản phẩm học tập.
- HS rèn kĩ năng thuyết trình và báo cáo một vấn đề văn hoá nghệ thuật.
- HS rèn kĩ năng lãnh đạo, giao tiếp và hợp tác khi hỗ trợ tổ chức thành công
chuyến đi.
6.1.3 Cảm xúc, thái độ:
- HS thực sự cảm thấy gần gũi, yêu mến những nét đẹp văn hoá truyền
thống của dân tộc, đặc biệt sẽ xoá bỏ những e ngại, xa cách với bộ môn nghệ
thuật Tuồng.
- HS có niềm tự hào với nền nghệ thuật dân tộc, tự hào về truyền thống để
có cảm hứng tự trang bị cho mình phông văn hoá sâu rộng, chắc chắn cho bản
thân, biết tự tin và tự hào khi truyền bá vẻ đẹp đó đến bạn bè thế giới.
6.2 Các nội dung tích hợp:
GV yêu cầu HS tự tìm các nội dung có liên quan đến nghệ thuật Tuồng trong
sách giáo khoa Âm nhạc 6, 7, 8; Lịch sử 7, Mĩ thuật 8 sau khi được nghe giới
thiệu sơ lược về dự án.
HS sử dụng SGK và các nguồn tài liệu tự tìm kiếm cùng với các kiến thức
được lắng nghe, trải nghiệm trong chuyến đi nhà hát Tuồng để làm ngữ liệu viết
văn biểu cảm, văn tự sự hoặc làm các sản phẩm sáng tạo.
Cụ thể:
Văn biểu cảm: HS làm văn biểu cảm về mặt nạ Tuồng và cách thức tạo dáng,
cách vẽ các trạng thái tình cảm thể hiện trên nét mặt phù hợp với tỉ lệ khuôn mặt
người; làm văn biểu cảm về người nghệ sĩ tuồng; về nhân vật Trần Quốc Toản
qua đoạn trích hoặc về các nhạc cụ truyền thống: đàn bầu, sáo, đàn tranh. Các
bài viết được đánh máy nộp cho GV nhưng trong tiết luyện nói, HS phải thoát li
giấy. Học sinh có thể làm slide thuyết trình nhưng phải bày tỏ được cảm xúc
trong quá trình diễn thuyết.
9
Văn tự sự: HS làm văn kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm ghi lại hành
trình chuyến đi, kể lại các hoạt động của dự án trong đó có kết hợp miêu tả lại
nghệ thuật vẽ mặt, cách thức hoá trang, biểu diễn của nghệ sĩ, các nhạc cụ truyền
thống và câu chuyện Trần Quốc Toản. Các bài viết được đánh máy nộp cho GV
nhưng trong tiết luyện nói, HS phải thoát li giấy. HS có thể kể như một nhật kí
hoặc làm phim ghi lại hành trình chuyến đi, làm phóng sự và viết báo. HS có thể
kết hợp vẽ trên A4 mặt nạ Tuồng để làm minh hoạ cho bài nói của mình.
6.3 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học:
• Dạy học trải nghiệm, dạy học dự án: Học sinh đi thăm quan nhà hát
Tuồng trung ương, lắng nghe giới thiệu của nghệ sĩ Tuồng, được chơi thử nhạc
cụ, mặc đồ hoá trang, vẽ mặt, tập diễn và xem trực tiếp 3 tiết mục biểu diễn:
múa cờ, độc tấu kèn Xôna, Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng, Ông già
cõng vợ đi xem hội. Học sinh phối hợp với chủ dự án tự làm kế hoạch tổ chức,
phân chia nhóm hỗ trợ quản lý, làm phiếu thu hoạch sau chuyến đi.
• Dạy học tích hợp, phương pháp chuyên gia, dạy học theo trí thông
minh đa dạng: Tiết luyện nói về văn tự sự, văn biểu cảm được biến thành tiết
báo cáo sản phẩm học tập dự án. Trong đó học sinh biến thành các chuyên gia,
sử dụng kiến thức liên môn để thay cho giáo viên Lịch sử, Mĩ thuật, Âm nhạc
trình bày các hiểu biết về Nghệ thuật Tuồng dưới hình thức văn biểu cảm, văn tự
sự rất phong phú: làm phim nhật kí chuyến đi, làm phóng sự ghi lại các khoảnh
khắc, lên thuyết trình về nghệ thuật Tuồng bằng cảm nhận của mình, viết báo.
- Vai trò, hoạt động của giáo viên:
Trưởng dự án: Nguyễn Hồng Duyên – lên ý tưởng, kế hoạch, triển khai và
giám sát.
Giáo viên Ngữ văn – Âm nhạc – Mĩ thuật – Lịch sử: cung cấp kiến thức, gửi
câu hỏi làm Phiếu thu hoạch, tham gia chuyến đi, cố vấn cho HS làm sản phẩm,
nhận xét đánh giá sản phẩm.
Trong đó giáo viên Ngữ văn lớp 7, 8: tổ chức tiết dạy học Tích hợp, tiết
Luyện nói như một tiết Báo cáo sản phẩm của toàn dự án.
- Vai trò, hoạt động của học sinh:
Nhóm lãnh đạo: tham gia lên kế hoạch, phân chia xe bus, làm slide giới thiệu
về nghệ thuật Tuồng.
Nhóm công nghệ: làm clip về chuyến đi, quay phim chụp ảnh, phỏng vấn.
10
Toàn bộ học sinh: tham gia chuyến đi và làm sản phẩm.
- Phương pháp đánh giá:
Phương pháp đánh giá thông qua dự án để đánh giá khả năng liên kết, hệ
thống hoá các kiến thức, kĩ năng và chuyển hoá các kĩ năng được học và áp
dụng vào giải quyết các nhiệm vụ.
Sau đây là chi tiết Kế hoạch dạy học và các phiếu hướng dẫn học tập:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
NGỮ VĂN 7: Tuần 10
Tiết 40
Tập làm
Bài 10
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT , CON
văn:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Ôn tập
NGƯỜI
Mục tiêu cần đạt
Nội dung tích hợp
HS nhớ lại đặc điểm văn
? Em hãy nhắc lại những yêu biểu cảm về sự vật và con
cầu cơ bản của một bài văn người.
biểu cảm về sự vật và con
người.
HS nhắc lại một số yêu cầu về
văn biểu cảm về sự vật và con
người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn
HS lắng nghe, phối hợp với Lịch sử: Ba lần
tổ chức báo cáo sản phẩm
GV và các HS trong lớp, kháng chiến chống
GV yêu cầu HS chuẩn bị: thực hành kĩ năng điều quân
mở các tài liệu học tập (các bài phối, tổ chức hoạt động.
xâm
lược
Mông Nguyên thế
học trong SGK Lịch sử, Âm 100% HS đã đọc các tài kỉ XIII (Trần Quốc
nhạc đã được yêu cầu tự đọc liệu GV phát trước ở nhà, Toản – tr 58)
trước ở nhà và các tài liệu tự có sản phẩm để trình bày.
Âm nhạc: Một số
chuẩn bị), sản phẩm chuẩn bị
nhạc cụ dân tộc.
trình bày, yêu cầu HS di
chuyển chỗ ngồi theo nhóm
hoặc cá nhân tuỳ vào hình
11
thức trình bày.
-> HS mở tài liệu, các sản
phẩm đã hoàn thiện, ngồi theo
nhóm hoặc cá nhân.
GV yêu cầu HS nêu lại yêu HS thể hiện năng lực tự
cầu khi trình bày bài nói trước quản lý, chịu trách nhiệm
lớp.
và tự đánh giá bằng cách
-> HS thảo luận, trình bày
đề ra các tiêu chí chấm
điểm.
Hình thức: 3 điểm (Sáng
tạo, hấp dẫn, phù hợp)
Nội dung: 5 điểm (Đúng,
đủ, hay)
GV tổng kết nhanh quá Ý thức: 2 điểm (chu đáo,
trình thực hiện dự án, khích lệ tôn trọng, tích cực)
động viên HS.
-> HS trình bày sản phẩm.
100 % HS được trình bày:
- Phim, slide – sản phẩm
làm nhóm.
GV theo dõi chung, cho HS - Bài nói văn biểu cảm –
nhận xét, đánh giá, mời giáo sản phẩm cá nhân.
viên Lịch sử, Âm nhạc đánh Qua đó hình thành năng
giá, sau đó kết luận chung và lực sử dụng công nghệ
ghi điểm.
thông tin và truyền thông,
thuyết trình và phản biện
để trình bày sản phẩm và
nhận xét, đánh giá lại sản
Hoạt động 3: Đánh giá,
phẩm cá nhân cũng như
tổng kết giờ học.
của bạn.
HS tự nhận xét, nêu những
12
ưu điểm và hạn chế chung qua
tiết luyện nói.
GV tổng kết toàn bộ dự án.
NGỮ VĂN 8:
Tuần 10
Tiết 42
Bài 10
Tập làm
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT
văn:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Ôn tập
HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Mục tiêu cần đạt
Nội dung tích hợp
HS nhớ lại đặc điểm văn tự
? Em hãy nhắc lại những yêu sự, ngôi kể, cách kết hợp
cầu cơ bản về ngôi kể, yêu cầu yếu tố miêu tả, biểu cảm
của một bài văn tự sự có kết trong văn tự sự.
hợp yếu tố miêu tả và biểu
cảm.
HS nhắc lại một số yêu cầu về
văn biểu cảm về sự vật và con
người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn
HS lắng nghe, phối hợp với Mĩ
thuật:
Giới
tổ chức báo cáo sản phẩm
GV và các HS trong lớp, thiệu tỉ lệ khuôn
GV yêu cầu HS chuẩn bị: thực hành kĩ năng điều mặt người, tập vẽ
mở các tài liệu học tập (các bài phối, tổ chức hoạt động.
các trạng thái tình
học trong SGK Mĩ thuật, Âm 100% HS đã đọc các tài cảm thể hiện trên
nhạc đã được yêu cầu tự đọc liệu GV phát trước ở nhà, nét mặt, tạo dáng
trước ở nhà và các tài liệu tự có sản phẩm để trình bày.
và trang trí mặt nạ.
chuẩn bị), sản phẩm chuẩn bị
Âm
trình bày, yêu cầu HS di
thiệu về nhạc cụ
chuyển chỗ ngồi theo nhóm
dân tộc.
hoặc cá nhân tuỳ vào hình
thức trình bày.
-> HS mở tài liệu, các sản
13
nhạc:
Giới
phẩm đã hoàn thiện, ngồi theo
nhóm hoặc cá nhân.
GV yêu cầu HS nêu lại yêu HS thể hiện năng lực tự
cầu khi trình bày bài nói trước quản lý, chịu trách nhiệm
lớp.
và tự đánh giá bằng cách
-> HS thảo luận, trình bày
đề ra các tiêu chí chấm
điểm.
Hình thức: 3 điểm (Sáng
tạo, hấp dẫn, phù hợp)
Nội dung: 5 điểm (Đúng,
đủ, hay)
Ý thức: 2 điểm (chu đáo,
tôn trọng, tích cực)
GV tổng kết nhanh quá 100 % HS được trình bày:
trình thực hiện dự án, khích lệ - Phim, slide – sản phẩm
động viên HS.
làm nhóm.
-> HS trình bày sản phẩm.
- Bài nói văn biểu cảm –
sản phẩm cá nhân.
GV theo dõi chung, cho HS Qua đó hình thành năng
nhận xét, đánh giá, mời giáo lực sử dụng công nghệ
viên Mĩ thuật, Âm nhạc đánh thông tin và truyền thông,
giá, sau đó kết luận chung và thuyết trình và phản biện
ghi điểm.
để trình bày sản phẩm và
Hoạt động 3: Đánh giá,
nhận xét, đánh giá lại sản
tổng kết giờ học.
phẩm cá nhân cũng như
HS tự nhận xét, nêu những của bạn.
ưu điểm và hạn chế chung qua
tiết luyện nói.
GV tổng kết toàn bộ dự án.
14
PHIẾU THU HOẠCH
DỰ ÁN: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TUỒNG
Họ và tên:……………………………………………………………Lớp:………
I. Môn Âm nhạc:
1. Hãy kể tên các nhạc cụ được sử dụng trong tuồng?
………………………………………………………………………………………………………………
2. Âm nhạc tuồng sử dụng những thang âm nào?
………………………………………………………………………………………………………………
II. Môn Mĩ thuật:
1. Vì sao có thể coi nghệ sĩ tuồng cũng là một họa sĩ?
………………………………………………………………………………………………………………
2. Màu sắc gương mặt trong hóa trang thể hiện tính cách nhân vật tuồng như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………
II. Môn Lịch sử:
1. Nhân vật và sự kiện lịch sử nào xuất hiện trong các trích đoạn tuồng mà con đã được xem?
………………………………………………………………………………………………………………
2. Sự kiện đó đã diễn ra vào thời kì nào? Nêu ý nghĩa của các sự kiện đó.
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
III. Môn Ngữ văn:
Trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật tuồng hoặc những tố chất để trở thành một nghệ sĩ
tuồng.
………………………………………………………………………………………………………………
15
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGỮ VĂN 7
VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Chủ đề: Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng
1. Nhiệm vụ:
- Thăm quan nhà hát, xem tuồng, tập diễn xuất, chơi thử nhạc cụ
- Bài thu hoạch cá nhân: Viết một bài văn biểu cảm (10-30 câu) nêu suy nghĩ, ấn
tượng của con về người nghệ sĩ tuồng, âm nhạc, đạo cụ tuồng… Hình thức thể hiện:
-
đánh máy trên Word Office
Sản phẩm nhóm: có thể viết một phóng sự, bài báo, làm clip về chuyến đi tới nhà
-
hát.
Gửi email cho giáo viên trước ngày 12/10/2014
Ngày báo cáo sản phẩm: Tiết 2 thứ ngày 13 tháng 10 năm 2014.
2. Các tiêu chí đánh giá:
Các mục
Điểm
Nội dung
5
Các yêu cầu
- Có hiểu biết về nghệ thuật tuồng, nghệ thuật truyền thống dân
tộc. Đưa đúng thông tin về Trần Quốc Toản, nghệ thuật âm
nhạc truyền thống.
- Tình cảm, cảm xúc chân thực, sâu sắc, sáng tạo.
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, đa dạng không gian, thời
gian.
- Diễn đạt hay.
- Bài viết: đánh trên Word Office, Font Times New Roman, size
Hình thức
3
Ý thức
2
14, không có lỗi chính tả, lỗi đánh máy.
- Hình thức sáng tạo, cách trình bày hấp dẫn.
- Đi theo đoàn, không tự ý rời bỏ vị trí khi chưa được cho
phép, trật tự, cư xử văn minh, không xả rác, không làm hỏng
hiện vật, tự quản lí đồ đạc cá nhân.
- Nộp sản phẩm đúng hạn, phối hợp nhịp nhàng với các bạn
khác (nếu làm nhóm), nghiêm túc khi trình bày.
- Lắng nghe, tôn trọng bài trình bày của người khác, có phản
biện tích cực.
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGỮ VĂN 8
16
VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Chủ đề: Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng
1. Nhiệm vụ:
- Thăm quan nhà hát, xem tuồng, tập diễn xuất, chơi thử nhạc cụ, tập hoá trang, vẽ mặt.
- Bài thu hoạch cá nhân: Viết một bài văn tự sự kể lại chuyến đi thăm quan có sử dụng
kết hợp miêu tả, biểu cảm.… Hình thức thể hiện: đánh máy trên Word Office.
- Sản phẩm nhóm: có thể viết một phóng sự, bài báo, làm clip về chuyến đi tới nhà hát,
vẽ minh hoạ mặt nạ tuồng, làm Power point giới thiệu.
- Gửi email cho giáo viên trước ngày 12/10/2014
- Ngày báo cáo sản phẩm: Tiết 4 thứ ngày 13 tháng 10 năm 2014.
2. Các tiêu chí đánh giá:
Các mục
Điểm
Nội dung
5
Các yêu cầu
- Có hiểu biết về nghệ thuật tuồng, nghệ thuật truyền thống dân
tộc. Đưa đúng thông tin về nghệ thuật hoá trang, vẽ mặt, nghệ
thuật âm nhạc truyền thống.
- Các sự việc được kể, sắp xếp theo ngôi kể, trình tự hợp lí.
- Miêu tả sống động
- Tình cảm, cảm xúc chân thực, sâu sắc, sáng tạo.
- Diễn đạt hay.
- Bài viết: đánh trên Word Office, Font Times New Roman, size
Hình thức
3
Ý thức
2
14, không có lỗi chính tả, lỗi đánh máy.
- Hình thức sáng tạo, cách trình bày hấp dẫn.
- Đi theo đoàn, không tự ý rời bỏ vị trí khi chưa được cho phép,
trật tự, cư xử văn minh, không xả rác, không làm hỏng hiện vật, tự
quản lí đồ đạc cá nhân.
- Nộp sản phẩm đúng hạn, phối hợp nhịp nhàng với các bạn khác
(nếu làm nhóm), nghiêm túc khi trình bày.
- Lắng nghe, tôn trọng bài trình bày của người khác, có phản biện
tích cực.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
17
HS tự thảo luận tiêu chí đánh giá: Đánh giá quá trình chuẩn bị, tham gia và
làm sản phẩm. HS được tự nhận xét, phản biện kết quả học tập của nhau. GV và
HS thống nhất kết quả dựa vào các tiêu chí.
- Hình thức: 3 điểm (Sáng tạo, hấp dẫn, phù hợp)
Cộng điểm cho những bài làm có minh hoạ hấp dẫn, ứng dụng công nghệ tốt
nhưng vẫn tôn trọng bản chất kiểu văn biểu cảm, tự sự.
- Nội dung: 5 điểm (Đúng, đủ, hay)
HS có tích hợp, huy động được đầy đủ và đúng các kiến thức liên môn, các
thông tin đưa ra đúng, diễn đạt tốt, có mở rộng liên hệ tốt.
- Ý thức: 2 điểm (Chu đáo, tôn trọng, tích cực)
HS có ý thức chuẩn bị chu đáo. Cộng điểm cho nhóm tham gia lập kế hoạch
cùng giáo viên.
HS biết ứng xử văn minh khi đi nhà hát Tuồng, trình bày sản phẩm trong tiết
luyện nói một cách nghiêm túc.
HS làm sản phẩm nộp đúng hạn, biết lăng nghe khi HS khác trình bày, có
phản biện, nhận xét tích cực.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Clip về quá trình tổ chức sự kiện của học sinh khối 8. Clip này do nhóm HS
có khả năng sử dụng công nghệ cao. Các em đã tiến hành phỏng vấn GV, HS
các khối khác và ghi lại toàn bộ diễn biến của chuyến đi như một hình thức nhật
kí – kể chuyện độc đáo: />Clip được trình bày trong buổi báo cáo sản phẩm của khối 8 và để trình chiếu
trước toàn trường sau chuyến đi.
- Khối 7 và 8 làm clip cho toàn trường về hoạt động ngoại khoá trong ngày
9/10 – để trình chiếu trước toàn trường sau chuyến đi. Đây là sản phẩm được
cộng điểm thưởng. />- Các phiếu thu hoạch dự án của 100% học sinh về nghệ thuật Tuồng (Phiếu
này không chấm điểm mà cho HS mang về để lấy thông tin phục vụ cho sản
phẩm của mình nên không thu lại). Bên lề: phóng sự do GV ghi lại về chuyến
đi: />- Các đoạn/ bài văn kể chuyện, biểu cảm về nghệ thuật Tuồng
SẢN PHẨM VĂN BIỂU CẢM KHỐI 7
18
Ngọc Minh_7B1
Sau khi xem xong trích đoạn về thăm mẹ có nhân vật chính là Trần Quốc
Toản, tôi đã hâm mộ con người này. Trong vở kịch, mặc dù chỉ là một cậu nhóc
về xin mẹ cho đi chiến đấu nhưng sâu xa, điều này còn nói lên sự dũng cảm,
dám nghĩ dám làm của Trần Quốc Toản. Thật đáng để ngưỡng mộ! Không chỉ
bộc lộ được tính cách dũng mãnh của mình, qua hành động của Trần Quốc Toản
còn nói lên con người Việt Nam uôn luôn hết mình về nước.
Trần Quốc Toản là người yêu nước nồng thắm. Khó có thể thấy được một
con người khi còn bé đã có tấm lòng yêu nước nhiều đến vậy. Mặc dù bị mẹ cấm
ở nhà, không được đi đánh giặc những sự khơi dậy lòng yêu nước của mình, anh
đã tự mình đứng dậy và gia nhập đánh nhau. Sự dũng cảm của anh khiên ai cũng
ngưỡng mỗ. Anh dám nghĩ, dám làm, không sợ điều gì cản trở ý nghĩ của mình.
Dám liều mạng sống của mình để thể hiện lòng yêu nước rộng lớn. Dù chỉ cần
một lần, tôi cũng mong được gặp anh – con người khiến người khác phải tôn
trọng. Chỉ cần một lần để nghe anh chia sẻ về lòng yêu nước, những chiến lược
mà anh đã nghĩ ra khi đánh giặc, … Trần Quốc Toản đã mang về cho đất nước
sự vinh danh, sự nể trọng và sự ngưỡng mộ về tình cảm mà nhân dân ta dành
cho đất nước cho dù chỉ là một đứa trẻ đang còn chưa thể hiểu được chiến tranh
là gì, chỉ luôn nghĩ về hòa bình, sự êm ấm cùng gia đình,…
Mai Hạnh – 7b1
Hôm nay tôi đã có một ngày thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Tôi đã được đến
nhà hát tuồng Hồng Hà và chứng kiến lại một sự kiện lẫy lừng lịch sử ngày xưa.
Vị anh hùng tay không bóp nát quả cam, người đó chính là ‘Trần Quốc Toản’.
Một người ngay từ nhỏ đã có chí lớn, muốn được ra trận cùng chú để đánh giặc.
Nhưng Trần Quốc Toản không được mẹ đồng vì trong mắt người mẹ đáng quý
của anh, ông vẫn còn bé . Nhưng không vì thế mà Trần Quốc Toản bỏ cuộc,
được sự động viên của một người làm trong nhà ông đã huy động mọi người
cùng nhau phất cờ khởi nghĩa.Khi đó ông mới mười sáu tuổi.
19
Qua vở tuồng Trần Quốc Toản về thăm mẹ trước khi ra trận. Tôi cảm nhận
được những bài học đầy ý nghĩa và sự dũng cảm của vị anh hùng Trần Quốc
Toản một người dám hi sinh mạng sống của mình cho dân tộc. Trong lá cờ của
ông được thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch, Báo hoàng ân
Hai câu trên thể hiện sự yêu nước, muốn báo ơn công lao to lớn của cha mẹ
đã dành cho ông. Tôi cảm thấy rất vui mừng vì trong lịch sử nước nhà của mình
đã có một vị anh hùng luôn luôn hướng về quê hương,tổ quốc. Nhưng lại thấy
buồn vì nước Việt đã bị mất đi một người anh hùng đáng quý.
Diễm Quỳnh 7b1
Một trải nghiệm mới, thật sự thú vị và hào hứng. Nhà hát tuồng Việt Nam là
nơi thuật lại các cuộc chiến, các câu truyện hay, những anh hùng của lịch sử
Việt Nam. Hôm đó, chúng tôi đã được trải nghiệm một trích đoạn trong đó có vị
anh hùng Trần Quốc Toản.
Các nghệ sĩ chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi diễn, từ ánh đèn sân khấu, cách trang
điểm hoặc là trang phục, mọi thứ đã hoàn tất. Khi Trần Quốc Toản bước ra sân
khấu, ai ai cũng trầm trồ. Trần Quốc Toản khoác trên mình một bộ đồ trắng có
hình rồng bay lượn trên bầu trời cao đầy mây. Nhìn ông thật oai nghiêm, lẫy
lừng, xứng danh một vị anh hùng trẻ tuổi. Khuôn mặt nghiêm nghị, bình tĩnh mà
trang nghiêm của ông khiến ai nấy đều bái phục. Ông thật hùng dũng, mười lăm
tuổi xin mẹ đi đánh giặc báo thù cho cha, cho đất nước tất cả đã được thể hiện
trên lá cờ có sáu chữ vàng nổi tiếng. “Phá cường địch – Báo hoàng ân” sáu chữ
vàng này như khắc sâu một tấm lòng yêu nước trong tâm trí tôi. Một người yêu
tổ quốc, yêu cha mẹ, thật đáng tôn trọng và đáng được vinh danh.
Nhân dân Việt Nam thật sự thương tiếc cho một người anh hùng có công lao
vô cùng lớn cho nước nhà. Sự hi sinh cao cả của ông mãi mãi vẫn in đậm trong
tim từng nhân dân Việt Nam. Cảm ơn những cống hiến của ông– Trần Quốc
Toản!
Lê Đắc Thoáng
20
Nhật ký
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2014
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Hôm nay không biết bao niềm vui,sự thú vị và cảm xúc bao quanh tôi không
thể tả xiết. Niềm vui đó bắt đầu từ con đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
Mới bước vào bác dẫn chương trình dẫn chúng tôi vào những câu chuyện của
người diễn tuồng.Với giọng nói truyền cảm bác đã làm tôi cảm thấy thú vị.Có
vài bạn được mặc những trang phục cầu kì,lạ mắt.Còn được vẽ mặt thế nào cho
giống với người đóng vai.Trước khi diễn,ai nấy đều háo hức,nóng long chờ đợi
màn trình diễn bắt đầu. Trong nhà hát Tuồng Việt Nam không khí trầm lặng
theo dõi chăm chú những tiết mục đặc sắc,tiếng nhạc sôi động hòa hợp vào màn
trình diễn ấn tượng.Nào là đàn bầu,sáo,trống,đàn nhị,… vang lên một giai điệu
ròn rã mang đúng âm hưởng của thời phong kiến ngày xưa.Các diễn viên có tài
diễn xuất kì tài,có tài bắt chước tuyệt vời.Nhạc tắt,diễn xong xung quanh khán
đài tràn ngập những tiếng vỗ tay ròn rã
Gia Bảo – 7B1
Ngày Đáng Nhớ Ở Nhà Hát Tuồng
Thứ tư tuần trước, ở nhà hát tuồng, tôi đã biết thêm được lịch sử Việt
Nam từ trích đoạn “Trần Quốc Toản về thăm mẹ”. Và nhân vật mà gây lại ấn
tượng lớn nhất đối với tôi là Trần Quốc Toản – vị anh hùng trẻ tuổi.
Tuy còn nhỏ nhưng anh rất muốn đi đánh giặc cùng chú. Vì anh còn nhỏ
nên mẹ anh chưa muốn giao chiếc kiếm gia truyền của dòng họ mà bố anh từng
sử dụng để đánh giặc cho anh đi đánh giặc. Anh vào phòng với thái độ bực bội
vì không được đi đánh giặc với chú. Vài phút sau, lão Bá đi vào và nói Toản đã
có thể đi đánh giặc. Cậu lấy cờ và viết lên đó sáu chữ lịch sử đó là: “phá cường
địch, báo hoàng ân”. Sau đó mẹ cậu vào và hỏi cậu đang cầm gì thì cậu bảo cậu
đã có cờ rồi và mẹ cậu đồng ý cho cậu đi đánh giặc.
21
Người tuổi nhỏ chí lớn như thế quả là rất hiếm, đó là lý do tôi thích Trần
Quốc Toản. Hôm đó đã ghi lại trong đầu tôi một bài học cho môn lịch sử.
Việt Khuê
Nhật kí thân mến!
Vậy là một tuần trải nghiệm của học sinh Olympia đã kết thúc. Chắc chắn
chúng tớ sẽ nhớ điểm những giây phút được chơi và học.
Cậu biết không điểm tham quan khiến ai cũng cảm thấy thích thú và khó
quên đấy chính là nhà hát Tuồng Việt Nam. Nhà hát nằm ở Hàng Da. Nhìn bề
ngoài khá nhỏ nhưng thực chất bên trong khá lớn. Nhất là phần sân khấu. Công
việc của chúng tớ khi đến đấy là tìm hiểu về một số nhạc cụ được sử dụng trong
tuồng. Được nghe các nhạc công giới thiệu về từng loại nhạc cụ mình ấn tượng
với đàn Nguyệt. Vậy, vì sao người ta lại gọi nó là đàn Nguyệt vì thân đàn tròn
như trăng. Đàn nguyên thủy có 4 dây nhưng sau này rút lại còn 2 dây. Khi tiếng
đàn cất lên, tiếng đàn có âm sắc trong sang, ở âm thấp nghe khá đục. Nó có thể
thể hiện các âm sắc khác nhau. Âm sắc trong sáng là khi đàn đang vui. Tự hỏi
đàn có gì mà vui vậy. Âm sắc mà đục chắc là đàn có chuyện buồn. Được thưởng
thức tiếng đàn quả là tuyệt.
Thành Đạt
Nhật kí thân mến!!
Hôm nay, mình được đi đến nhà hát tuồng đấy. Ở đó, mình được xem đến tận
ba trích đoạn cơ, hay cực .
Một là: “Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội”, hai là: “Độc tấu kèn”, và cuối cùng
là “Bóp nát quả cam”. Trước khi đó, thì bọn mình được hướng dẫn cách hóa
trang và hiểu thêm về nhạc cụ. Nhưng khi về thì thứ mà mình ấn tượng nhất ở
đó là chiếc kèn. Chiếc kèn đó tỏa ra một màu vàng sáng rực, khi có chiếc kèn
trên tay thì người nghệ trở nên hoàn thiện hơn. Khi có chiếc kèn thì đó là một sự
thành công của người nghệ sĩ.
Một ngày nào đó em sẽ quay lại nơi này.
22
Quỳnh Mai
Tuần trước, tôi cùng các bạn đi nhà hát tuồng Hồng Hà ở Hàng Da. Tôi rất
ấn tượng và cảm thấy thích thú với tiết mục Trần Quốc Toản về thăm mẹ.
Tôi cảm thấy rất thích thú với tiết mục đó. Trần Quốc Toản rất yêu nước.
Anh rất quyết tâm để được đi được đánh giặc cùng chú, nhưng mẹ anh không
cho vì mẹ nghĩ anh còn quá nhỏ. Nhưng vì lòng yêu nước, nên anh vẫn quyết
định tìm cớ chứng minh là anh đã lớn, đã đủ tuổi để đánh giặc. Anh tìm một
chiếc cờ, viết những dòng chữ lên nó để chứng tỏ cho mẹ. Nhưng mẹ anh vẫn
không cho và anh quyết định dù mẹ có ngăn chặn anh như thế nào, thì anh vẫn
muốn đi đánh giặc.
Qua đó, thể hiện được lòng yêu nước của Trần Quốc Toản. Em rất tự hào và
khâm phục Trần Quốc Toản.
Đức Minh
Nhật kí
Hà Nội, thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2014, hôm nay trường tôi tổ chức đi
đến nhà hát Tuồng để chiêm ngưỡng những nhạc cụ và để xem hát tuồng.
Ngoài đi xem hát tuồng, chúng tôi còn được tìm hiểu thêm về những nhạc cụ
của dân tộc trong những vở hát tuồng. Những thứ mà tôi thích nhất là những
chiếc nhạc cụ. Đúng là “Đi học một đàng học một sàng khôn”, khi đi đến nhà
hát Tuồng, tôi đã hiểu thêm về một nhạc cụ mà tôi rất thích: Cây sáo Việt Nam.
Những cây sáo Việt Nam có thể làm từ cây trúc, cây nứa, ... Những cây sáo đó
có 6 lỗ, theo hệ thống “thất cung”(Do, Re, Mi, Fa, Son, La, Si). Từ trước, tôi đã
mong muốn có thể thổi được chiếc sáo của ông tôi, sau khi đi đến nhà hát tuồng,
tôi đã biết được cách thổi một cây sáo.
Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ quên được lần đi xem nhà hát tuồng này.
23
Nam Khánh
Một ngày đáng nhớ ở nhà hát tuồng
Nhật kí ơi !
Thứ năm tuần trước là một ngày có lẽ tôi không thể nào quên được. Khi lần
tiên được trực tiếp xem một vở tuồng. Nếu bình thường tôi chỉ cảm thấy ức chế
vì cái ý nghĩa khó hiểu và nhàm chán nhưng tôi đã lầm nhật ký ạ!
Trước khi lên xe đi, tôi đã hớn hở bao nhiêu thì lúc xuống xe tôi cảm thấy
buồn chán bấy nhiêu. Tôi cứ tưởng tới nhà hát thì vui thế nào ai ngờ … Vừa tới
nơi, đang định gục đầu vào ngủ thì đã bị đưa ngay cho một tờ giấy có dòng chữ
“Phiếu thu hoạch ý kiến”. Trời ! cứ tưởng tới đâylà được chơi thế nên chẳng
mang một cí gì theo. Thế là tôi vội vội vàng vàng đi mượn bút rồi còn làm bài.
Ôi! may quá cuối cùng cũng xong. Có vẻ là cũng được thư giãn và xem một vở
tuồng. Hạnh phúc là đây. Cuối cùng cũng được thưởng thức nghệ thuật và tôi đã
phải há mồm ra thán phục nhât kí ạ, nhất là trích đoạn Cụ già cõng vợ trẻ đi xem
hội. Người diễn viên thạt là điêu luyện, chỉ một người mà có thể đóng được đến
hai nhân vật. Đó là về nhân vật nếu nói về phần kịch bản và dàn dựng thì phải
nói là rất tuyệt vời nếu như cụ già và người vợ đã tạo lên thành công lớn thì ông
quan trong vai người xấu lại mang tới cho tôi và mọi người sự phấn khích vì khả
năng và kĩ thuật như một diễn viên xiếc khi đã ngồi thăng bằng trên chiếc kiệu
đơn chỉ bằng một cây tre, nhật kí à! Tớ cảm thấy rất phấn khích vào mong sẽ
được xem lại vở tuồng ấy một lần nữa. Tớ rất ấn tượng với vở kịch này.
Trương Thành Đạt
Nhật ký yêu thương, hôm nay tôi đã có một ngày chứa đầy cảm xúc hạnh
phúc khi được đi xem những tiếng nhạc du dương ở nhà hát Tuồng Hà Nội.
Không khí ở đó sôi nổi với những tiếng nhạc cổ xưa của các cụ. Khi mới vào
đó, em đã cảm nhận được sự vui vẻ ở trong đó. Đến lúc vào bên trong, sau một
lúc được các bác đã giới thiệu cho em những hình ảnh, những trang phục của
các anh các bác diễn Tuồng, và tôi cũng được nghe thử các bác chơi nhạc.
Những âm thanh nghe vui tai làm tôi cảm thấy vui vẻ, háo hức được nghe các
24
bác diễn. Và cuối cùng thì tôi cũng đã được thưởng thức thứ mà em luôn muốn
nghe và nhìn được kể từ khi tôi vào đây, và những giai điệu của: trống, đàn bầu,
đàn nhị,… hòa quyện với nhau tạo nên một giai điệu khiến người nghe phải say
mê trong âm nhạc cổ đại. Sau khi được thưởng thức âm nhạc của các cụ hồi xưa,
tôi đã được chiêm ngưỡng màn kịch”Cụ già cõng vợ trả đi xem hội”. Nối thật
thì, màn kịch này phỉa nói là rất xuất sắc với những diễn viên có tài bẩm sinh.
Sauk hi màn kịch đó kết thúc, tôi đã được nghe tiếng sáo nhộn nhịp vui tai làm
em cảm thấy vui vui.
Vũ Thanh Hải – 7B1
NHẬT KÍ
Nhật kí ơi! Tuần trước-tuần sự kiện của trường tôi được lần đầu tiên đi tới
nhà hát Tuồng và thưởng thưởng thức những giai điệu của tuồng.Mọi người rất
háo hức và mong chờ được xem vở tuồng đầu tiên trong đời.
Khi đến đó chúng tôi được giới thiệu về các nhạc cụ, cách trang trí mặt và
dụng cụ biểu diễn. Có các nhạc cụ như đàn nhị, trống chiến, trống chầu, …..
Nhưng trong đó tôi thích nhất một loại nhạc cụ. Nhật kí có biết đó là nhạc cụ gì
không? Đó chính là cây đàn nhị. Đàn nhị giống đàn violin nhưng chỉ có 2 dây.
Dùng để dạo nhạc đưa hơi và đàn các bài bản cho diễn viên hát. Khi vở tuồng
bắt đầu, tiếng đàn nhị cất lên âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại gần với
giọng hát cao. Khi nghe, tôi cảm giác như âm thanh xa vẳng, mơ hồ, tối tăm và
lạnh lẽo diễn tả tâm trạng thầm kín, buồn phiền của diễn viên. Tôi nghĩ nếu
trong vở kịch không có cây đàn nhị thì sẽ không thể thể hiện được cảm xúc của
nhân vật, vở kịch.
Xuân Mai – 7B1
Hôm ấy, vào thứ năm, tôi được đi thăm nhà hát Tuồng cùng các bạn. Trước
khi đi, tôi cảm thấy chán nản vì tôi cho rằng hát Tuồng chỉ dành cho người lớn
tuổi. Nhưng khi đến nơi, tôi được chứng kiến trực tiếp kịch Trần Quốc Toản xin
mẹ đi đánh giặc. Tôi rất ngưỡng mộ vị anh hùng này, ngay từ nhỏ người đã có
25