MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lấy nhỏ thắng 1ớn, "lấy ít địch nhiều” là bài học kinh nghiệm và truyền thống quý báu
của dân tộc ta trong chống giặc giữ nước. Vấn đề đó đang có ý nghĩa đối với chúng ta
trong củng cố quốc phòng toàn dân để chống lại có hiệu quả với mọi âm mưu thủ đoạn
của CNĐQ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam là một trong
những nội dung cơ bản, sáng tạo, là kết quả phátt triển, kết tinh của nhiều nhân tố tạo nên
sức mạnh tổng hợp, thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa lượng và chất để tạo nên súc
mạnh ưu thế và giành thắng lợi trong đấu tranh vũ trang và chiến tranh của một đất nước
không rộng, người không đông, kinh tế chưa phát triển chống lại kẻ thù xâm 1ược có số
quân đông, vũ khí, kỹ thuật hiện đại và tiềm lực chiến tranh lớn hơn gấp nhiều lần.
Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn của các cuộc chiến tranh yêu nước qua các
thời kỳ, đặc biệt là thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay đã xác nhận
tính chân lý và hiệu quả hiển nhiên của NTQS "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều”
Một nền NTQS dù có ưu việt đến đâu cũng không vượt ra khỏi những quy luật chung
của khoa học quân sự và cũng chỉ có ý nghĩa khi nó có khả năng tồn tại và phát triển qua
mọi thời kỳ lịch sử, đối chọi được với từng đối tượng có những đặc điểm khác nhau,
trong những điều kiện và bối cảnh không giống nhau.
Cuộc chiến đấu của nhân dân Irắc, của nhân dân Nam Tư và một số khu vực khác trên
thế giới chống chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc ở châu Âu và Bắc Mỹ cho
thấy chính sách can thiệp, xâm lược, lật đổ của các thế lực đế quốc phản động đã trở
thành chính sách phản cách mạng toàn cầu phổ biến. Bất cứ quốc gia dân tộc nào, chế độ
xã hội nào không phù hợp với lợi ích cường quyền của đế quốc Mỹ và các tập đoàn tư
bản phản động xuyên quốc gia là có thể bị đặt vào mục tiêu của các cuộc tiến công xâm
lược bằng vũ khí công nghệ cao. Đặc biệt, Việt Nam là một trọng điểm mà kẻ địch đang
tìm mọi cách chống phá.
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra, trên cơ sở kế thừa NTQS truyền
thống của dân tộc nhưng lại phải sáng tạo “lấy nhỏ thắng lớn", “lấy ít địch nhiều” trong
điều kiện chiến tranh chống vũ khí công nghệ cao. Vì vậy nghiên cứu mối quan hệ giữa
lượng và chất trong nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn", “lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt
Nam sẽ góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, con đường, biện pháp để tạo nên sức mạnh
ưu thế, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược cho dù chúng từ đâu đến, có số quân đông, vũ
khí trang bị, phương tiện hiện đại và tiềm lực chiến tranh lớn hơn ta nhiều lần
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của
NTQS Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là từ khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam đã được đề cập qua một số công trình khoa học
cấp Nhà nước, cấp Bộ và qua một số tác phẩm các bài viết và nói của một số đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, của các nhà nghiên cứu về quân sự. Các tác phẩm
“Binh thư yếu lược" (Nxb KHXH.H.1975); "Nguyễn Trãi toàn tập", "Nguyễn Trãi đánh
giặc cứu nước" (Nxb QĐND, H. 1973); "Tổng kết nghệ thuật quân sự trong thời kỳ
chống Pháp" ; tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học" (Nxb
CTQG, H. 1995); "Tổng kết chiến thuật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ 1954 - 1975"; giáo trình lịch sử quan sự gồm 05 tập (Nxb QĐND. H.1997, 1999);
"Nghệ thuật quân sự Việt Nam" gồm 04 tập... ; đề tài KX-02-01 "Tư tưởng Hồ Chí Minh
và con đường cách mạng Việt Nam (Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên. Nxb CTQG,
H.1997); đề tài KX 10-05 “Giáo trình quốc gia về tư tưởng Hồ Chí Minh"; "Tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh" và "Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam" của
Trung tướng, giáo sư Phạm Hồng Sơn (Nxb QĐND. H.1997, 1998); "Nghệ thuật quân sự
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước" của Thượng tướng, giáo sư Hoàng
Minh Thảo (Nxb QĐND,H 1995); "Nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch
nhiều” của Thiếu tướng, phó giáo sư Bùi Phan Kỳ; "Nghệ thuật thắng từng bước" của
giáo sư Trần Nhâm (Nxb KHXH, H.1978); "Hình thức tác chiến và nghệ thuật quân sự"
(Nxb QĐND, H. 1984); "Mấy vấn đề cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và
hảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện mới" (Tạp chí QPTD, Số 5, 1999) của Tiến sĩ Lê
Bằng; Đề tài KXB-98 “Chiến tranh trong thời đại hiện nay và việc chuẩn bị tinh thần cho
QĐ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN", tìm hiểu tư tưởng triết học
trong truyền thống đánh giặc giữ trước của dân tộc ta" do Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn
Quang chủ biên; tìm hiểu thêm về quan điểm chiến lược “lấy nhỏ thắng lớn” và tư tưởng
chỉ đạo tác chiến “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu đánh mạnh" của Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Trình
(Tạp chí QPTD. số 1-1999); “Vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm của
chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay"
của Thượng tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (Tạp chí QPTD, số 5 1999); "Quốc phòng, an ninh trong công cuộc đổi mới đất nước" của đồng chí Lê Khả
Phiêu (Nxb QĐND, H.1997, 280tr.); những vấn đề quân sự trong chiến tranh hiện đại ,
(Học viện Chính trị quân sự - 1999); “Bàn về nghệ thuật tác chiến chiến lược trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc” (Tạp chí QPTD, số 4-1999); "Sự phát triển của học thuyết quân sự
Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước" (Tạp chí QPTD số 3 - 1999); "Nghệ thuật
sức dùng một nửa mà công thành gấp đôi"; phép hiện chứng của nghệ thuật quân sự lấy
nhỏ thắng lớn lấy ít địch nhiều của Thiếu tướng, PGS Đinh Tích Quân và Đại tá Hồng Lữ
Quang … và rất nhiều công trình nghiên cứu của các tập thể và cá nhân có nội dung hết
sức phong phú về NTQS Việt Nam và cùng đã bàn luận trên nhiều bình diện cả về mặt
triết học NTQS "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều”. Nhưng chưa có một công trình
nào, một tác phẩm nào, một tài liệu nào đi sâu vận dụng quy luật "lượng chất" để nghiên
cứu nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam. Nghiên cứu
mối quan hệ giữa lượng và chất trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều” của NTQS Việt Nam không chỉ góp phần bổ sung, hệ thống, hoàn thiện tư tưởng
quân sự của dân tộc ta mà còn là cơ sở để vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mục đích: Bước đầu phân tích có hệ thống mối quan hệ giữa lượng và chất trong nghệ
thuật "lấy nhỏ thắng lớn"., “lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam để thấy được quá
trình chuyển biến tương quan so sánh lực lượng địch - ta, nhằm tạo nên sức mạnh ưu thế
đánh thắng kẻ thù xâm lược có số quân đông, vũ khí kỹ thuật hiện đại và tiềm lực chiến
tranh lớn hơn gấp nhiều lần. Trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lượng và chất trong nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn",
“lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam giai đoạn cách mạng hiện nay
- Nhiệm vụ:
1. Bằng phương pháp tiếp cận triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bước đầu
hình thành khái niệm chất và lượng trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch
nhiều” của NTQS Việt Nam, đồng thời đề cập đến nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa
chất và lượng đó trên cơ sở quy luật “lượng - chất" của phép biện chứng duy vật.
2. Khái quát quá trình giải quyết và những vấn đề có tính quy luật về mối quan hệ giữa
lượng và chất trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt
Nam.
3. Vận dụng lý luận vào giải quyết mối quan hệ giữa lượng và chất trong nghệ thuật
"lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều" của NTQS Việt Nam giai đoạn cách mạng hiện
nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu một trong những mối quan hệ cơ bản - mối quan hệ giữa
lượng và chất trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn”, "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt
Nam để thấy được sự sáng tạo của cha ông ta, Đảng ta, quân và dân ta trong quá trình
nhận thức và vận dụng quy luật chiến tranh nhân dân Việt Nam gắn với những điều kiện
cụ thể vào chỉ đạo đấu tranh vũ trang và chiến tranh nhằm tạo nên sức mạnh ưu thế đánh
thắng kẻ thù xâm lược có số quân đông, vũ khí trang bị kỹ thuật và tiềm lực chiến tranh
lớn hơn nhiều lần.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống những tư tưởng cơ bản của truyền thống quân sự
Việt Nam, các quan điểm cơ bản về quy 1uận “lượng - chất" của triết học Mác - Lênin,
các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị,
đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và quân đội, về khoa học
quân sự và NTQS. Luận án còn dựa vào các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ
quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng,
các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội; đồng thời
tham khảo kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài quân
đội có liên quan đến các vấn đề được đề cập.
Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình thực tế đời sống xã hội Việt Nam, thực tiễn lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tình hình thực tế của khu vực và thế giới. Luận
án còn dựa vào các báo cáo tổng kết của các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội. Các
số liệu về thực trạng xây dựng các tiềm lực của đất nước, về thực trạng xây dựng, phát
triển SMCĐ của các LLVT nhân dân của Quân đội nhân dân.
- Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, 1uận án vận
dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát hoá, trừu tượng hoá, lôgíc và lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp
chuyên gia.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luân án bước đầu nêu lên khái niệm chất, lượng và mối quan hệ giữa chất và lượng
trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam
Bước đầu tổng kết được những vấn đề có tính quy luật về mối quan hệ giữa lượng và
chất trong nghệ thuật "ấy nhỏ thắng lớn", “lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam.
Đề xuất một số nội dung cơ bản có tính chất phương pháp luận để giải quyết mối quan
hệ giữa lượng và chất trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS
Việt Nam giai đoạn cách mạng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần nâng cao nhận thức, khẳng định tính chân lý và hiệu quả của NTQS Việt
Nam; khẳng định tính đúng đắn của quan điểm triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng ta về chiến tranh và quân đội, về khoa học quân sự và
NTQS.
Luận án góp phần đáp ứng yêu cầu vừa nghiên cứu cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng
đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết "Không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc".
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học và trong giảng
dạy các nội dung có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận. các công trình của tác giả đã
công bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG I
CHẤT LƯỢNG TRONG NGHỆ THUẬT “LẤY NHỎ THẮNG LỚN“, “LẤY
“T ĐỊCH NHIỀU“ CỦA NGHỆ THUẬT QU“N SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm chất và lượng trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch
nhiều” của nghệ thuật quân sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm chất trong nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều”
của nghệ thuật quân sự Việt Nam
NTQS Việt Nam là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh nhân dân
Việt Nam chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến
dịch và chiến thuật.
“Lấy nhỏ thắng lớn", "1ấy ít địch nhiều” là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, một trong
những đặc trưng cơ bản của NTQS Việt. Nam - một di sản quân sự vô giá của các thế
hệ NGƯỜI VIỆT NAM - Một tinh hoa quân sự truyền thống của dân tộc để cứu nước
và giữ nước - "Một trong hai nét đặc sắc lớn nhất của truyền thống quân sự Việt Nam
: Toàn dân đánh giặc và “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” [17, tr.207].
Ít - nhiều, nhỏ - lớn 1à tương quan so sánh về số dân, số quân, về tiềm lực chiến
tranh, về tiềm lực quân sự trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh...; "lấy nhỏ
thắng lớn", “lấy ít địch nhiều” là nói về quan điểm và nghệ thuật chỉ đạo và tiến hành
đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh nói đến quy mô sử dụng lực lượng trong mọi
hoạt động tác chiến, nói đến dung lượng chiến trường, đến căn cứ hậu phương. . .
Thực chất của NTQS “lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” là xây dựng phát triển
trên nền tảng chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, dám và biết sử dụng một lực
lượng quân đội không lớn, nhưng có chất lượng cao, kết hợp với toàn dân đánh giặc
theo một đường lối đúng đắn một NTQS ưu việt nên có đủ khả năng và sức mạnh
đánh bại kẻ xâm 1uợc có số quân đông, vũ khí, kỹ thuật và tiềm lực chiến tranh lớn
hơn gấp nhiều lần.
Như vậy, nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam
đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều mối quan hệ. Trong đó giải quyếl mối quan hệ giữa
1ượng và chất là một trong những vấn đề cơ bản, sáng tạo để “HOÁ” nhỏ thành lớn,
"HOÁ" yếu thành mạnh, giành thắng lợi trong đấu tranh vũ trang và chiến tranh
Chất trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều: của NTQS Việt
Nam là chất của một lượng nhất định và phản ánh xu hướng vận động của lượng,
là sự thống nhất hữu cơ quá trình nhận thức, vận dụng quy luật khách quan của
đấu tranh vũ trang, của chiến tranh nhân dân Việt Nam, gắn với những điều kiện
và hoản cảnh cụ thể vào xác định những nguyên tắc, phương thức và nghệ thuật
chỉ đạo đấu tranh vũ trang nhằm tạo ra sức mạnh ưu thế, đánh thắng kẻ thù xâm
lược có số quân đông, vũ khí kỹ thuật và tiềm lực chiến tranh lớn hơn ta gấp
nhiều lần.
Các cuộc chiến tranh giải phóng cũng như chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta
vẫn tuân theo những quy luật chung, phổ biến của mọi cuộc chiến tranh thông thường,
đồng thời nó cũng mang những đặc điểm riêng khác với các nước khác, mà biểu hiện
tập trung ở một số quy luật giành thắng lợi của đấu tranh vũ trang và của chiến tranh
nhân dân Việl Nam là:
Để đánh thắng những đội quân xâm lược lớn, ông cha ta trước đây và Đảng
Cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn phải tạo nên sức mạnh hơn địch. Sức mạnh đó
không chỉ là SMCĐ của LLVT mà là sức mạnh của toàn dân đánh giặc, sức mạnh của
chiến tranh toàn dân và toàn di ện. "Khác với những cuộc chiến tranh chiến lược thông
thường của các quân đội cuộc chiến tranh toàn dân của chúng ta bao gồm những cuộc
khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, trong đó toàn dân đứng lên, sát cánh
cùng các LLVT nhân dân trực tiếp chiến đấu chống lại sự thống trị và xâm lược của
CNĐQ và bè lũ tay sai để giành và giữ chính quyền cách mạng [15, tr.259-260]. Đặc
biệt nước ta là một nước nhỏ mà thường phải chống lại những nước lớn xâm lược
có quân đội đông, trang bị vũ khí hiện đại hơn, thì tiến hành chiến tranh toàn dân
càng là một tất yếu để tạo nên tiềm lực hùng hậu và sức mạnh giữ vững độc lập dân
tộc. Ông cha ta đã từng chỉ ra "Trăm họ đều là binh nên mới phá vỡ được giặc dữ và
làm mạnh thế nước" (Phan Huy Chú); "Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ
họp" (Nguyễn Trãi). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã so sánh, kẻ địch đông là mấy vạn, mình
mấy triệu đồng bào .. Sức mạnh của ta là sức mạnh của chính nghĩa, của toàn dân,
sức mạnh của cả vũ khí, phương tiện thô sơ tương đối hiện đại và hiện đại. Bất kỳ
đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,
hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng
súng, ai có gươm dùng gươm. không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc, ai cũng
ra sức chống thực dân cứu nước... [60, tr.480]. Những vấn đề này hoàn toàn phù hợp
với tư tưởng của Ph.Ăng ghen: "Toàn bộ tổ chức và phương thức chiến đấu của quân
đội và do đó, thắng lợi và thất bại, đều rõ ràng là phụ thuộc vào những điều kiện vật
chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là
vào chất lượng và số lượng của dân cư và của cả kỹ thuật nữa" [2, tr.241]. và
V.I.Lênin cũng nhấn mạnh rằng: "Ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, có nhiều nguồn
lực lượng hơn, ai đứng vững trong quần chúng nhân dân hơn thì người ấy sẽ giành
được thắng lợi trong chiến tranh" [31.tr271].
Một quy luật cơ bản nữa của chiến tranh nhân dân Việt Nam là sự phát triển từ
lực lượng chính trị vững chắc, sâu rộng, tiến lên xây dựng và phát triển lực lượng
quân đội chính quy, kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị và lực lượng quân sự,
từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính
trị và đấu tranh vũ trang. Mặt khác, khéo kết hợp khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
cách mạng để giữ nước và cứu nước. Đó thực chất là sự phát triển của chiến tranh
toàn dân, toàn diện lên một bước rất cao. Sự kết hợp khởi nghĩa vụ trang và chiến
tranh cách mạng là quy luật bạo lực cách mạng ở nước ta, mà điển hình của sự kết
hợp và vận dụng của quy luật đó là thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ta trong
cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược.
Quy luật giành thắng lợi của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh nhân dân ở nước
ta còn là chiến tranh du kích phải tiến lên chiến tranh chính quy và chiến tranh du
kích kết hợp chặt chẽ với nhau. Để bám đất, giữ dân, bảo vệ cơ sở và phát triển lực
lượng ta; để tiêu hao tiêu diệt lực lượng địch. buộc chúng phải phân tán lực lượng, bị
động đối phó.... cần phải có chiến tranh du kích mạnh mẽ rộng khắp để vũ trang quần
chúng đánh địch tại chỗ. Mặt khác, muốn tiêu diệt những lực lượng quan trọng của
địch, thực hiện những mục tiêu chiến dịch, những trận đánh then chốt, giáng những
đòn quyết định, tạo ra những bước nhảy vọt về chất trong cục diện chiến tranh trên cơ
sở phát triển chiến tranh du kích, cách đánh du kích rộng khắp về mọi mặt phải xây
dựng và phát triển bộ đội chủ lực ngày càng lớn mạnh và phải đưa chiến tranh du
kích từng bước phát triển lên chiến tranh chính quy, hình thành chiến tranh nhân dân
địa phương và chiến tranh của các binh đoàn chủ lực. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh du
kích với chiến tranh chính quy cùng các mặt đấu tranh khác của quần chúng thì sức
mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam nói chung, và vai trò ngày càng quyết định
của đấu tranh vũ trang nói riêng sẽ được phát huy mạnh mẽ, luôn luôn tạo nên những
bước nhảy vọt về chất để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Một nội dung đặc sắc và cũng là quy luật giành thắng lợi trong điều kiện "lấy nhỏ
thắng lớn", "ấy ít địch nhiều” của chiến tranh nhân dân Việt Nam và đấu tranh vũ
trang là "'nghệ thuật giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn" (nói
tắt là nghệ thuật thắng từng bước). Thực tiễn 1ịch sử chiến tranh giải phóng và chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trước đây cũng như thực tiễn thắng lợi của chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã chứng minh vấn đề này.
Trong chiến tranh và đấu tranh vũ trang quy luật phổ biến là "mạnh được yếu thua".
Vì vậy, thực chất của nghệ thuật thắng từng bước là nghệ thuật tạo sức mạnh và làm
chuyển biến so sánh lực lượng, thực hiện sự biến đổi về chất từ cục bộ đến toàn bộ
để giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến tranh. Khẩu hiệu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho
nguỵ nhào" không chỉ là lời động viên cổ vũ toàn quân, toàn dân ta mà còn là m ột
phương châm chỉ đạo chiến lược rất tài tình đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính
chân lý của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, chia một cuộc chiến tranh đang xảy ra
thành những giai đoạn thì có phần hơi khó. Nhưng trên cơ sở phân tích toàn diện các
mặt, đánh giá so sánh lực lượng địch, ta về mặt chiến lược, phải gắn nó với bối cảnh
quốc tế và trong nước.... về mặt chỉ đạo, phải dự đoán các giai đoạn chiến lược phân
tích những đặc điểm của nó để xác định tư tưởng chỉ đạo chiến lược phù hợp, đảm
bảo giành thắng lợi trong từng giai đoạn đó, tạo tiền đề cho giai đoạn sau. Người viết:
"Giai đoạn này có dính líu với giai đoạn khác, nó kế tiếp giai đoạn trước và nó gây
những mầm mống cho giai đoạn sau. Có nhiều sự biến đổi mới sinh ra từ một giai
đoạn này đến một giai đoạn khác. Trong một giai đoạn cũng có nhiều sự biến đổi của
nó" [52, tr.165]
Trong điều kiện “lấy nhỏ đánh lớn", “lấy ít địch nhiều” quy luật để giành thắng lợi
trong chiến tranh nhân dân Việt Nam còn là: tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là
chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, quy luật càng đánh
càng mạnh, càng đánh càng thắng, quy luật phát huy vai trò nhân tố con người; kết
hợp chiến đấu và xây dụng, kháng chiến và kiến quốc, kháng chiến và xây dựng
chế độ mới.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc để tồn tại
và phát triển, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với việc vận dụng những quy luật
chung của chiến tranh, phát triển và vận dụng sáng tạo những quy luật của chiến tranh
nhân dân Việt Nam, ông cha ta, Đảng ta đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử cụ thể
để xác định nguyên tắc, phương thức và chỉ đạo đấu tranh vũ trang nhằm làm chuyển
biến tương quan so sánh lực lượng, tạo sức mạnh của ta, đánh thắng từng bước, tiến
đến đánh bại hoàn toàn kẻ thù xâm lược có số quân đông, tiềm lực chiến tranh lớn
hơn gấp nhiều lần.
Có thế thấy tính quy định vốn có nét độc đáo để phân biệt nghệ thuật "lấy nhỏ
thắng lớn". "lấy ít địch nhiều" của NTQS Việt Nam với NTQS và NTQS vô sản nói
chung ở những vấn đề như sau:
- Để “lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” trước hết phải có tư tưởng tiến công,
chiến lược tiến công, giành thế chủ động. Có tư tưởng tiến công mới có hành động
tiến công. "Kiên quyết không ngừng thế tiến công" [58, tr 287]. Luôn giữ quyền chủ
động là biểu hiện cao nhất của tư tưởng tiến công. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Giữ
quyền chủ động là khôn khéo xử khiến quân thù muốn đánh nó chỗ nào thì đưa nó
đến mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình có thể đưa được... Giữ được chủ động
thì thế nào cũng thắng không thắng to thì thắng nhỏ" [64, tr.473]. Tư tưởng chiến
lược tiến công của NTQS Việt Nam không loại trừ cách đánh phòng ngự. Khi cần
thiết, có thể phòng ngự, nhưng là “phòng ngự thế công", không phòng ngự bị động,
"tiến công, phòng ngự không sơ hở", "tiến công thoái thủ nhanh như chớp". Tấn công
phải nắm vững nguyên tắc chắc thắng không phiêu lưu mạo hiểm, không chủ quan
khinh địch, tích cực tiêu diệt địch nhưng phải bảo toàn và phát triển lực lượng ta. Về
vấn đề này trong LSQS của dân tộc ta đã từng thấy Lý Thường Kiệt dùng lực lượng
đánh phá thế chuẩn bị của địch khi biết chúng sẽ xâm lược nước ta, và sau đó phòng
ngự chiến lược trên sông Như Nguyệt để đánh thắng kẻ thù xâm lược (cuộc kháng
chiến chống Tống 1ần thứ hai 1075 -1077).
Chiến tranh nhân dân trên cả hai miền nước ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã
phát triển lên một trình độ cao với những hình thức và nội dung đấu tranh cực kỳ
phong phú. Sự hình thành và phát triển của phương thức tiến hành chiến tranh nhân
dân và NTQS chống Mỹ cũng đi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh.
Đó là nghệ thuật động viên tổ chức toàn dân, cả nước tiến hành chiến tranh với hai
lực lượng quân sự và chính trị, hai hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính
trị, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, tiến công và nổi dậy làm chủ
để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ. Đó chủ yếu là nghệ thuật tiến công kiên
quyết tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ ba mặt trận đấu tranh
quân sự chính trị và ngoại giao với hình thức phong phú, đa dạng và hiệu lực chiến
lược ngày càng cao. Nét độc đáo trong nghệ thuật tiến công tài tình sáng tạo của ta là
giải quyết thành công một loạt vấn đề về kết hợp các toại hình tác chiến, kết hợp thế,
lực và thời cơ để đánh địch trên thế mạnh, thế bất ngờ. Đó là phương thức tác chiến
kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, vừa để nâng cao mức đánh tiêu diệt làm
chuyển hoá nhanh chóng lực lượng so sánh địch - ta, vừa để củng cố và mở rộng
không ngừng quyền làm chủ của nhân dân trên cả ba vùng chiến lược. Cánh đánh của
ta phát huy ưu thế về chính trị - tinh thần, lấy chất lượng cao của LLVT cách mạng để
thắng số lượng đông của địch, luôn tạo thế mạnh để lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng
lớn, đồng thời biết tập trung lực lượng hợp lý để đánh thắng địch trong chiến dịch và
chiến đấu. Lối đánh tiến công kiên quyết và chủ động do ta lựa chọn không cho địch
đánh theo cách đánh sở trường của chúng, làm cho chiến thuật của chúng thường bị
tréo giò và buộc phải đánh trong thế trận của ta. Trong quốc hội Mỹ các nghị sĩ Đảng
cộng hoà đã chê trách tổng thống Giôn xơn và các tướng Mỹ là đã đánh theo cách
đánh mà kẻ thù lựa chọn, chứ không phải theo cách đánh của ta (Mỹ)" [89, tr. 167].
Như vậy, nét độc đáo của nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của
chiến tranh nhân dân Việt Nam được thể hiện cả ở tư tưởng chiến lược nói chung,
chiến lược quân sự - chiến lược tiến công, chiến dịch và chiến thuật. Những phương
thức tác chiến và những hình thức chiến thuật đó dựa vào tính năng động chủ quan,
trí thông minh, lòng dũng cảm của LLVT và đồng bào cả nước, của con người Việt
Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời, yêu nước, cố kết cộng đồng và trong thời
kỳ hiện đại đó là những con người Việt Nam mới - sản phẩm của cuộc cách mạng giải
phóng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, có giác ngộ sâu sắc về dân tộc và
giai cấp, yêu nước và yêu chế độ mới, chẳng những dám đánh và quyết đánh mà còn
biết đánh và biết thắng một cách có lợi nhất.
Nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "1ấy ít địch nhiều” là nghệ thuật đánh địch bằng
mưu , thắng địch bằng thế, luôn luôn đánh địch trên thế mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát vấn đề này trong bài thơ "Học đánh cờ":
"Lạc nước, hai xe dành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công" [58. tr.287]
Người lấy ví dụ: "Quả cân chỉ một kilôgam. Ở vào thế có lợi thì lực của nó tăng
lên nhiều, có sức mạnh nhấc bổng được một vật nặng hàng trăm kilôgam. Đó là thế
thắng lực" [66, tr.455].
Muốn vận dụng lực, thế, thời cho có kết quả, phải dùng mưu: phải quyết đoán, dũng
cảm, khi tiến đánh phải nhanh, không để lỡ thời cơ. Nhưng đánh nhanh không phải là
hấp tấp vội vàng mà quên cả cơ mưu, phải vừa nhanh vừa có mưu kế cao, nhất là
mưu lừa địch thì mới thắng được. Người cầm quân bao giờ cũng phải lo lắng đến lợi
hại lo đến lợi thì mới có tin tưởng làm tròn được việc lo đến hại mới thấy mưu kế
để giải trừ nguy nan .. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Hai hòn đá cùng chọi nhau thì
hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng,
một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nếu hai bên cùng dùng mưu trí. Pháp
có xe tăng đại bác, thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm, Pháp muốn
đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng" [48. tr.55-56]. Yêu cầu chung của
chiến tranh, đặc biệt là trong điều kiện địch mạnh ta yếu, địch có nhiều vũ khí trang bị
và nhìn chung hiện đại hơn ta gấp nhiều lần ông cha ta, Đảng ta, đặc biệt nhấn mạnh
nghệ thuật lừa địch, đánh địch bất ngờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Muốn thắng quân
địch phải bày mưu kế làm sao lừa được quân địch vào cạm bẫy, nên không thể không
dùng chiến thuật giả dối được... Muốn giả trá, thì dù mình có tài năng cũng làm như
mình không có tài năng gì... Thời kỳ tiến đánh quân địch đã đến nơi nhưng làm thế
nào để cho quân địch tưởng là chưa đánh vội" [53, tr.251-252]. Nghệ thuật "lấy nhỏ
thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” kết hợp chặt chẽ các yếu tố mưu kế, lực, thế và thời
cơ. Trong đó, dùng lực phải tạo thế tạo thời để phát huy lực tạo thế tạo lực để tranh
thời, dùng mưu kế để tạo lực, tạo thế, tranh thời, hạn chế cái mạnh "lúc ban mai" của
địch, phát huy cái mạnh của ta, tạo khả năng đột biến về chất ở thời điểm quyết định
tranh thủ thời cơ giành thắng lợi.
Trong chiến tranh nhân dân Việt Nam, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch
nhiều” của NTQS Việt Nam vấn đề giải quyết quan hệ giữa lực, thế, thời và mưu kế
hoàn toàn mang tính độc đáo. Lực trong NTQS Việt Nam là sức mạnh tinh thần và
vật chất của từng con người; của từng đơn vị, từng địa phương và cả nước, là sức
mạnh của toàn dân đánh giặc, toàn diện đánh giặc, lấy LLVT ba thứ quân (bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ) làm nòng cốt. Quan điểm về tạo lực trong
nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít thắng nhiều” của NTQS Việt Nam là tạo ra lực
lượng cả về vật chất và tinh thần làm cho từ không có lực lượng trở thành có lực
lượng, từ lực lượng yếu trở thành lực lượng mạnh và lực lượng đó bao gồm những
con người được tổ chức kết hợp chặt chẽ với nhau và với các phương tiện kỹ thuật để
tạo nên sức mạnh trong hoạt động của mình. Sức mạnh đó được biểu hiện và là sự
kết hợp chặt chẽ ở các sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, bao gồm cả lực
lượng chính trị, lực lượng kinh tế, lực lượng quân sự, lực lượng văn hóa, lực lượng
khoa học và công nghệ, lực lượng đối ngoại ngày càng lớn mạnh và trưởng thành để
có đủ sức mạnh làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch giành thắng lợi
trong đấu tranh vũ trang và chiến tranh. Quan điểm đó được khẳng định bằng những
tư tưởng: "bách tính giai binh", "quốc gia tinh lực" (Trần Quốc Tuấn); "Dựng gậy làm
cờ, dân chúng bốn phương tụ họp" (Nguyễn Trãi); "Khoan thứ sức dân… là thượng
sách giữ nước" (Thời nhà Trần): thực hiện chiến lược "đoàn kết bên trong, hoà hiếu
bên ngoài vì trong thời kỳ hiện đại, khi nói về vấn đề tạo lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản" [56, tr.314]. Muốn giải phóng dân tộc phải làm cách mạng
bạo lực. Tạo lực để "đem sức ta giải phóng cho ta". "Độc lập tự do không thể cầu xin
mà có được. Để giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào
lực lượng của bản thân mình [75. tr 162]. Tạo lực phải dựa vào dân, phải "lấy dân
làm gốc", "Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho
tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu
nước, công việc kháng chiến"; "nước lấy dân làm gốc" "có dân là có tất cả"; "lực
lượng bao nhiêu là ở dân hết". Nhưng dân ở đây phải "lấy công nông làm cốt". Muốn
tập hợp được lực lượng phải khéo đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. "Lúc nào dân
đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do, trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm 1ấn"; "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công
thành công, đại thành công"; "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ không gây oán
thù với ai". Trong tạo lực, phải xây dựng LLVT có số lượng hợp lý, chất lượng cao
làm nòng cốt trong xây dựng LLVT. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quan niệm
“người trước súng sau”, "vũ khí là quan trọng nhưng quan trọng hơn là con người vác
súng", "quân sự phải phục tùng chính trị", "cán bộ là cái gốc của mọi công việc"... Lực
lượng vũ trang phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Tất cả những nội dung
về tư tưởng tạo lực nêu trên là những giải pháp để "HOÁ" nhỏ thành lớn, "HOÁ" ít
thành nhiều, “HOÁ” yếu thành mạnh để thô sơ kém hiện đại có thể chống lại hiện đại.
Đó là những giải pháp nằm trong một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ tác động chi
phối nhau nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc chống giặc ngoại xâm.
Nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam đặc biệt
quan tâm đến vấn đề thế trong chiến tranh và đấu tranh vũ trang. Thế là nói đến
hướng vận động của lực, là nói về không gian, là địa bàn hoạt động, thế bố trí lực
lượng, hướng tiến công. Đó là thế trận của toàn dân, của quân đội. của từng đơn vị,
từng chiến sĩ, thế trận của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đó cũng là thế của từng
trận chiến đấu, từng chiến dịch, từng chiến trường và trên cả nước, luôn tạo thế căng
địch ra mà đánh, thế chủ động, đánh vào chỗ sơ hở của địch, thực hiện luôn đánh địch
trên thế có lợi thế mạnh.
Vấn đề độc đáo của nghệ thuật lập thế của ta trong chiến tranh và đấu tranh vũ trang
của ta là lập nên, xây dựng lên các quan hệ về vị trí để tạo thành điều kiện chung có
lợi cho ta và bất lợi cho đối phương ở tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế quân sự..
trên các địa bàn chiến lược và các hướng chiến lược quan trọng của đất nước và
quốc tế. Riêng trong đấu tranh vũ trang phải bố trí lực lượng để bảo đảm thế ta phá
được thế địch. Những tư tưởng cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam về lập thế
được thể hiện như: phá thế tiến công của địch, đồng thời tạo thời cơ để lập thế
phòng thủ cho đất nước (thời nhà Lý); "chúng chí thành thành" (thời nhà Trần); "thế
trận hình người" (Trần Quốc Tuần). Nguyễn Trãi từng nhấn mạnh: "Thời có khi thịnh
khi suy, thế có kẻ mạnh kẻ yếu cũng là lẽ trời lòng người thuận hay nghịch hướng
theo hay trái ngược... Thời có thịnh, có suy quan hệ với vận trời, việc có thành có bại
bởi người làm" [95, tr.173]. Đặc biệt, Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã vừa chủ động lập thế
đánh địch trên mặt trận quân sự, vừa tạo thế tiến công địch trên một trận ngoại giao...
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lập thế là tạo ra được, hoặc chiếm được, lợi dụng được
những điều kiện hoàn cảnh môi trường tự nhiên, không gian, vị trí có lợi cho lực
lượng mình; xây dựng được trạng thái tinh thần cao hơn đối phương; tận dụng được
và hoà nhập được với xu thế phát triển của thời đại. Song, hầu như Người chú ý
nhiều đến thế bố trí của lực.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải đặc biệt chú ý lập các thế: xây dựng thế trận
lòng dân, "dễ một lần không dân cũng chịu, khó muôn lần dân liệu cũng xong", xây
dựng thế trận chiến tranh nhân dân, "toàn dân kháng chi ến", "toàn diện kháng chiến",
"Việc của nước là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một
phần trách nhiệm: Người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp
sức, người có tài năng góp tài năng" [74, tr333]. "Mỗi công dân là một chiến sĩ, mỗi
làng xã là một chiến hào"...; giáng thế chủ động, buộc địch phải đánh theo cách đánh
của ta "Nó chủ trương đánh chớp nhoáng, ta chống lại bằng cách đánh lâu dài ta kiên
quyết chống chọi qua giai đoạn "Chớp nhoáng" đó thì địch sẽ sụp, ta sẽ thắng [75,
tr.162]; luôn kiên quyết duy trì thế chủ động tiến công, phát huy cao độ thế chính
nghĩa , xây dựng thế trận QPTD và không ngừng củng cố vị thế của đất nước.
Ngoài những nội dung đã nêu, nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều”
của NTQS Việt Nam còn thực hiện việc lợi dụng thế hiểm của sông núi mà bầy trận
nhử địch, điều địch đến mà đánh (như chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch
Hoà Bình năm 1951, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954…), thực hiện lấy cái sung
sức của lực lượng tại chỗ mà đánh quân địch mệt mỏi từ xa tới, thế lấy nhu xử
cương", "... thế địch như lửa, thế ta như nước, nước nhất định thắng 1ửa"...
Nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam có những
vấn đề rất độc đáo trong việc giải quyết vấn đề thời cơ trong chiến tranh và đấu tranh
vũ trang. Thời là thời gian, thời cơ tấn công vào lúc địch không chuẩn bị, bất ngờ, nguy
khốn. Nghệ thuật tranh thời của ta là tìm cách giành lấy, làm thành của mình, tìm
cách làm việc gì đó trước đối phương không thể đối phương kịp làm trong khoảng thời
gian thích hợp; thực chất là giành lấy hoàn cảnh thuận lợi "thiên thời, địa lợi, nhân
hoà" của dân tộc và thời đại đưa đến trong một thời gian ngắn; bảo đảm cho lực thêm
mạnh, thế thêm vững để tiến hành có kết quả các hoạt động trong dựng nước, trong
chiến tranh và đấu tranh vũ trang. Nội dung của vấn đề tranh thời trong NTQS Việt
Nam được thể hiện trước hết ở việc phải nắm chắc xu thế phát triển của thời đại, xu
thế phát triển của cách mạng, gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế
giới; phải chuẩn bị đầy đủ mọi lực lượng và điều kiện để chớp thời cơ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói : tích cực thì nắm được thời cơ, không tích cực thì thời cơ không chờ
mình" [73, tr.99], đồng thời phải biết tạo ra thời cơ phải giành cho được "thiên thời,
địa lợi, nhân hoà" trong đó thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không
quan trọng bằng nhân hoà. Phải tranh thủ thời gian không có chiến tranh để xây dựng
các tiềm lực xây dựng lực lượng.
Rõ ràng, cả ba vấn đề lực, thế, thời trong nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn”, "lấy ít
địch nhiều” đều mang những nét độc đáo của NTQS Việt Nam. Tạo lực, lập thế, tranh
thời là nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam, của chiến tranh nhân
dân Việt Nam và đấu tranh vũ trang, trong đó vấn đề quan trọng nhất, quyết định nhất
là bồi dưỡng sử dụng; phát động sức mạnh của con người, của nhân dân Việt Nam.
Những vấn đề đó luôn quan hệ biện chứng với nhau, chúng hoà quyện vào nhau, tác
động lẫn nhau cái này lấy cái kia làm điều kiện cái nọ hỗ trợ cái kia, chúng luôn
chuyển hoá, thậm chí cái này lại vừa là cái khác. Do vậy, đó cũng là những tiêu chí
để phân biệt về chất trong nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” của
NTQS Việt Nam.
- Nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam là nghệ
thuật đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh, mọi thứ vũ khí
trang bị, kể cả lấy vũ khí của địch để đánh địch, lợi dụng nơi sơ hở, hiểm yếu của
địch để đánh địch. Kết hợp tác chiến du kích với tác chiến chính quy, đánh tiêu hao
với đánh tiêu diệt. Tác chiến du kích không chỉ có vị trí chiến lược, được sử dụng
ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước mà còn có vai trò quan trọng trong đấu
tranh và chiến tranh cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "... Làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích thì nó
thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la địa võng" mà địch không tài nào thoát ra
được" [63, tr.335].
Mục đích du kích chiến là đánh cho quân địch ăn không ngon ngủ không yên bị hao
mòn về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt chứ không phải là ăn to, đánh
lộn. Tác chiến tập trung có mục đích trừ diệt từng bộ phận lực lượng quan trọng quân
địch Từ tác chiến du kích phải tiếp lên tác chiến tập trung và kết hợp chặt chẽ giữa
hai hình thức đó để tiêu diệt địch. Kết hợp tiêu diệt sinh lực địch với phá huỷ phương
tiện chiến tranh của chúng. Đánh địch bằng mọi cách "tập kích", "phục kích", đánh
đồn bốt" . Đánh bằng mọi quy mô: “Từng người đánh, từng đơn vị đánh", "đánh to
đánh nhỏ, khi tập trung khi phát tán", "xuất quỷ nhập thần, thiên biến vạn hoá". Chủ
động tiến công đánh bằng lực lượng tinh nhuệ "đặc công", "biệt động" là những sáng
tạo độc đáo của tư tưởng “lấy nhỏ thắng lớn", lấy ít địch nhiều” của dân tộc ta. Nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam rất coi trọng
đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với địch vận.Nhà sử học Lê Quý Đôn đã
nhận xét các bài văn địch vận của Nguyễn Trãi đã có “sức mạnh như một đạo hùng
binh mười vạn". Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Sách quân sự có câu: Đánh mà thắng địch
là giỏi không đánh mà thắng lại càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng địch là nhờ địch
vận" [68, tr.668]. NTQS Việt Nam là nghệ thuật xuất phát từ chính nghĩa, "lấy đại
nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo", dùng khả năng cảm hoá quân
địch, làm cho họ biết rõ cuộc chiến tranh do họ tiến hành là phi nghĩa. Do vậy, đánh
bại ý chí xâm lược của địch là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với NTQS
Việt Nam.
Nghệ thuật "lấy nhỏ thắng lớn", "1ấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam là
nghệ thuật biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh. Dân tộc ta chỉ tiến hành chiến tranh
khi không còn con đường nào khác và do sự ngoan cố của kẻ thù xâm lược. Nhưng
quy luật phổ biến và cũng là thể hiện tính chủ động, kiên quyết không ngừng thế tiến
công của ta là luôn luôn dựng nước đi đôi với giữ nước, luôn luôn chuẩn bị mọi lực
lượng sẵn sàng và khi hạ quyết tâm kháng chiến là chiến thắng. Trong điều kiện so
sánh lực lượng địch - ta quá chênh lệch, quan điểm của ông cha ta là tiến công từ nhỏ
đến lớn từ cục bộ đến toàn bộ giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi
hoàn toàn. Vấn đề này được phát triển lên một chất mới khi có Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh mà đỉnh cao
là thắng lợi Điện Biên Phủ (7.5.1954) "đánh cho Mỹ cút đành cho Nguỵ nhào" trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta giải phóng miền Nam thống
nhất Tổ quốc.
Tóm lại, một đặc điểm cơ bản của chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc của dân tộc ta là luôn 1uôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn, phải
lấy ít đánh nhiều về LLVT tập trung, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh về kinh
tế và vật chất kỹ thuật lấy trang bị kỹ thuật ít hơn và kém hiện đại đánh thắng quân
địch có trang bị kỹ thuật dồi dào và hiện đại hơn. Cho nên, dân tộc Việt Nam đã sáng
tạo và phát triển nên một nền NTQS mà tư tưởng cốt lõi là “lấy nhỏ thắng lớn", "lấy
ít địch nhiều” của NTQS ấy được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn
trong suốt mấy ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. NTQS ấy là sự kết hợp
hữu cơ giữa các đặc trưng, đặc điểm và thuộc tính của nghệ thuật toàn dân đánh giặc
trong chiến tranh nhân dân Việt Nam, lấy LLVT có bộ đội chủ 1ực bộ đội địa phương,
dân quân tự vệ làm nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của LLVT kết hợp chiến
tranh du kích với chiến tranh chính quy kết hợp khởi nghĩa của quần chúng và chiến
tranh cách mạng gắn bó với lực lượng chính trị, đấu tranh toàn diện trên các mặt quân
sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá tư tưởng, binh vận địch vận. Đó là nghệ
thuật phát huy tinh thần yêu nước của toàn dân tộc ưu thế chính trị - tinh thần của các
LLVT, trình độ kỹ thuật, chiến thuật tài nghệ chỉ huy theo quan điểm "quý hồ tinh bất
quý hồ đa”, "lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, giải quyết tốt mối quan hệ
"người trước súng sau”, coi con người là nhân tố quyết định. Đó là nghệ thuật "dĩ
đoản chế trường", đánh địch bằng mưu kế, linh hoạt, sáng tạo, bí mật, bất ngờ, luôn
nghi binh lừa địch, điều địch vào thế bất lợi, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của
ta. Tư tưởng tiến công là tư tưởng chỉ đạo trong mọi hình thức tác chiến, tiêu diệt
địch là mục tiêu trong tác chiến, đánh bại ý đồ xâm lược của địch mới là vấn đề quan
trọng nhất, đánh địch bằng nhiều hình thức phong phú; nghệ thuật bạo lực, lập thế,
tranh thời độc đáo nhằm làm chuyển hoá so sánh lực lượng, tạo sức thạnh đánh thắng
từng bước: tiến đến giành thắng lợi hoàn toàn kẻ thù xâm lược ... Tất cả những vấn
đề đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau để tạo nên chất trong nghệ thuật
“lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam. Chất đó suy cho cùng là
CON NGƯỜI VIỆT NAM - sản phẩm của cuộc cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, con người Việt Nam mới yêu
nước, yêu chế độ mới mang bản sắc văn hóa lâu đời, trí tuệ, thông minh, dũng cảm…
trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo quy luật đấu tranh vũ trang của chiến
tranh nhân dân Việt Nam đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, chất trong nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”,
“lấy ít địch nhiều” của NTQS Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, vì điều đó chịu
sự chi phối của những điều kiện chính trị, kinh tế xã hội nhất định. Tuy nhiên cái
chung nhất của NTQS này là biết phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của ta,
không cho địch phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của chúng, lấy cái mạnh của
ta đánh thẳng vào chỗ yếu của địch, liên tiếp phá tan âm mưu chiến lược của chúng,
giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tạo lực, lập thế, tranh thời để tạo
nên sức mạnh tổng hợp hơn địch, giành thắng lợi trong đấu tranh vũ trang và chiến
tranh.
1.1.2. Khái niệm lượng trong nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”
của NTQS Việt Nam