Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 1824 THÁNG LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
III. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINNGHIỆM...................................................2
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................... ................2
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...... ....................3
1. Thuận lợi........................................................................................................... 3
2. Khó khăn.................................. ........................................................................4
3.Kết quả của thực trạng........................................................................................4
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............................. .................5
*Giải pháp 1:Sưu tầm làm thêm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt
động kể chuyện..................................................................................................... 5
*Giải pháp 2:Gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện.................6
*Giải pháp 3:Tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động kể chuyện thông qua
hoạt động chơi tập có chủ định..............................................................................9
*Giải pháp 4:Sắp xếp môi trường................................................................12
*Giải pháp 5:Trò chuyện để có giờ kể chuyện hay.....................................13
*Giải pháp 6:Tổ chức ôn luyện cho trẻ làm quen với hoạt động kể chuyện ở
mọi lúc, mọi nơi...................................................................................................14
*Giải pháp 7:Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ làm quen
hoạt động kể chuyện ở gia đình...........................................................................16
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................17
C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................19
I.Kết luận.............................................................................................................19
II.Kiến nghị..........................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...............................................................................................21



1


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Vì vậy các cơ sở giáo dục Mầm non có nhiệm vụ vô cùng cao cả. Đó là trẻ đến
trường, trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ, được vui chơi, được tham gia
vào các hoạt động và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hòa cả về thể
chất lẫn tinh thần. Phối kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường, Gia đình - Xã hội .
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành
cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Tạo
điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội, lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiến thức
đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ về cả Đạo đức – Trí tuệ – Thể lực–
Thẩm mĩ và Lao động. Ngoài ra còn đáp ứng được các mục tiêu mà giáo dục
đưa ra như: Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát
triển tình cảm xã hội.
Kể chuyện cho trẻ nghe ở độ tuổi từ 18-24 tháng tuổi là một hoạt động vô
cùng quan trọng và cần thiết góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ.
Thông qua các câu chuyện các nhân vật, sự vật hiện tượng gần gũi giúp trẻ
dễ dàng tiếp cận và nhận biết về vạn vật xung quanh. Kể chuyện cho trẻ nghe
còn giúp trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó
nảy sinh trong trẻ những nhận thức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức yêu
quý Ông- Bà, Bố -Mẹ, Thầy- Cô, Bạn- Bè. Yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ
cây, hoa lá, làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện.
Kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ ngữ
phong phú và đa dạng. Giúp trẻ nói rõ, nói chuẩn tiếng Việt, diễn đạt ngôn ngữ
được mạch lạc rõ ràng hơn. Khi nghe cô kể chuyện trẻ đều hứng thú, tích cực,

say sưa nghe cô kể chuyện. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp
hướng dẫn trẻ 18 - 24 tháng làm quen với hoạt động kể chuyện ở Trường
Mầm Non Nga Thạch”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Là Giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt
được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp phù hợp với
trình độ nhận thức của trẻ. Để đưa ra các biện pháp hướng dẫn trẻ 18-24 tháng
làm quen với hoạt động kể chuyện.
2


III. Đối tượng nghiên cứu.
Nhóm 18-24 tháng tuổi ở Trường Mầm non Nga Thạch - Nga Sơn –Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc các giáo trình, tài liệu có liên quan đến hướng dẫn trẻ
làm quen với hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ.
+Đọc sách báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông
tin đại chúng về các hình thức hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt
động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ.
-Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp hướng
dẫn trẻ 18 - 24 tháng làm quen với hoạt động kể chuyện.
-Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Được thực hiện trao đổi
thông qua phụ huynh, các đồng nghiệp và thông qua trẻ để thu
thập thêm thông tin cũng như có những biện pháp đề xuất khả
thi hơn.
- Phương pháp tổng hợp so sánh số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Cho trẻ làm quen với hoạt động kể chuyện là làm quen với tác phẩm nghệ

thuật, cùng với các hoạt động chơi - tập khác như hoạt động với đồ vật, hoạt
động âm nhạc, hoạt động nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt...hoạt động cho
trẻ làm quen kể chuyện với lời kể góp phần quan trọng vào quá trình phát triển
nhân cách toàn diện cho trẻ.
Thông qua các hoạt động kể chuyện thuộc đủ mọi thể loại: cổ tích, đóng
kịch, kể chuyện sáng tạo, hay các câu chuyện được sáng tác mới phù hợp với
nhận thức của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ biết gọi tên các đồ vật con vật hành động
gần gũi và trẻ trả lời và đặt câu hỏi như: “Con gì? Cái gì? Làm gì?” thể hiện
nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản. Trẻ biết đọc theo,đọc tiếp
cùng cô tiếng cuối của câu. Trẻ biết mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật,
sự vật trong tranh.
Vì vậy khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm chuyện, giáo viên phải sử
dụng được các thủ pháp nghệ thuật nhằm giúp trẻ cảm thụ đúng chính xác giá trị
của tác phẩm góp phần định hướng nhận thức, thái độ, tình cảm của trẻ.

3


Từ những yêu cầu trên tôi là một Giáo viên Mầm non tôi luôn nắm vững
kiến thức, biết khai thác, tận dụng mọi điều kiện, bối cảnh, đồ dùng đồ chơi, tích
hợp khéo léo vào các hoạt động hàng ngày để tạo điều kiện cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học đặc biệt là môn kể chuyện.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
1.Thuận lợi:
*Về cơ sở vật chất:
Trường Mầm non Nga Thạch là một trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia
mức độ I, theo Thông tư 02 và đón bằng chuẩn vào năm học 2015-2016.
Trường nhiều năm đạt tập thể lao động tiên tiến cấp Huyện,
chất lượng giảng dạy ngày một cao. Trường có khuôn viên Xanh Xạch - Đẹp, có vườn cây ăn quả, vườn rau sạch, có vườn cổ tích, có sân khấu, có

nhà ăn cho trẻ, có đầy đủ phòng chức năng, phòng hội trường, phòng học, có
trang thiết bị, có nhiều đồ dùng-đồ chơi ngoài trời rất phong phú và đa dạng để
giúp trẻ hoạt động một cách tốt nhất.
Trong năm học 2015-2016, trường có 8 nhóm lớp. Trong đó có 2 lớp Nhà
trẻ và 6 lớp Mẫu giáo. Các lớp đều có đồ dùng trang thiết bị đầy đủ để tổ chức
cho trẻ hoạt động, có phòng học rộng rãi, thoáng mát sạch sẽ. Trong lớp có tủ
góc, tủ đựng đồ cá nhân cho trẻ, có tivi, đầu đĩa, bàn ghế đầy đủ để tạo môi
trường cho trẻ tham gia vào các hoạt động.
*Đối với giáo viên:
Bản thân có trình độ Đại Học. Tôi luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, biết tương trợ giúp đỡ
đồng nghiệp lẫn nhau trong chuyên môn.
Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công làm Tổ trưởng chuyên
môn, là Giáo viên chủ nhiệm nhóm 18-24 tháng. Tôi luôn luôn học hỏi, phấn
đấu, rút kinh nghiệm, những hình thức thủ thuật hay để kể chuyện cho trẻ nghe.
Tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm các loại sách, báo, trên mạng
Internet nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, phương pháp để cung cấp và đáp
ứng nhu cầu về một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt
động kể chuyện.
* Đối với học sinh:

4


Ở lớp tôi phụ trách có 15 trẻ. Trẻ đến lớp đều đặn ngoan ngoãn, biết vâng
lời cô giáo, phần đông các cháu đều khỏe mạnh, khi cô tổ chức hoạt động kể
chuyện trẻ rất mạnh dạn, tự tin, hứng thú say sưa tham gia vào hoạt động kể
chuyện.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh nhiệt tình quan tâm chăm sóc đến các cháu, luôn phối kết hợp

cùng cô để đưa ra các biệt pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Trong những giờ đón và trả trẻ, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình
học tập, sức khỏe của trẻ trong ngày để phụ huynh nắm bắt được rõ hơn về trẻ.
2.Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì nhà trường còn có một số khó khăn như:
chưa có phòng vi tính, trang thiết bị hiện đại còn thiếu như: máy chiếu, trang
phục của các nhân vật để khi cô kể chuyện mặc những trang phục đó, để cô dễ
hóa thân vào tính cách của các nhân vật trong chuyện một cách chính xác để
giúp trẻ dễ nhớ câu chuyện, nhớ các nhân vật trong chuyện và hứng thú hơn khi
tham gia hoạt động kể chuyện.
* Đối với giáo viên:
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vẫn chưa thành thạo, chưa thu hút
được sự chú ý của trẻ.
* Đối với trẻ:
Ở lứa tuổi này trẻ mới đến trường tạm xa gia đình đến với cô giáo và các
bạn cùng lứa tuổi đang còn khóc nhè, bở ngỡ, chưa mạnh dạn tự tin vì trẻ đang
còn sống theo nề nếp trong gia đình. Chính vì vậy khi tôi tổ chức kể chuyện cho
trẻ nghe thì khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều cũng ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động của trẻ.
* Đối với phụ huynh:
Đa số phụ huynh lớp tôi làm nông nghiệp và một số phụ huynh đi làm
Công ty nên không có thời gian để kể chuyện cho con nghe. Phụ huynh chỉ biết
sáng cho trẻ đến trường rồi tối đón trẻ về, nên việc chăm sóc giáo dục và dạy
con còn hạn chế, nhất là chưa nhận thức đầy đủ về kiến thức dạy trẻ theo khoa
học. Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và giáo
dục trẻ.
3.Kết quả của thực trạng:
5



Để biết được nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo
sát ban đầu cho trẻ và thu được kết quả như sau: Số lớp tôi phụ trách là: 15 cháu
Bảng 1: Khảo sát đầu năm
Đạt
Tổng
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Nội
dung
số
trẻ
T
khảo
được
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
T
sát
khảo
cháu % cháu % cháu % cháu %
sát
Khả năng nghe
1
15
2
13
4
27

5
33
4
27
hiểu lời nói
Khả năng
nghe, nhắc lại
2
15
2
13
3
20
4
27
6
40
các âm,các
tiếng, các câu
Khả năng sử
3 dụng ngôn ngữ
15
2
13
2
13
4
27
7
47

để giao tiếp
Kết quả: Tỷ lệ trẻ tốt, khá đạt: 34%; Tỷ lệ trẻ TB: 29%; Tỷ lệ trẻ chưa đạt
chiếm: 36%.
Qua bảng khảo sát cho thấy thực trạng cho trẻ làm quen với hoạt đông kể
chuyện kết quả đạt không cao. Khả năng cảm thụ qua hoạt động kể các nhân vật
ở trẻ tốt khá còn thấp trong khi đó tỷ lệ trung bình và yếu còn cao. Chính vì vậy
mà tôi đưa ra các giải pháp sau để thực hiện
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Giải pháp 1: Sưu tầm, làm thêm một số đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho hoạt động kể chuyện.
Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có thể nói là muôn hình muôn vẻ, bởi chúng được
tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm, có màu sắc rất đẹp, mới lạ, phong
phú, hấp dẫn và đa dạng. Nên ngay từ đầu năm học, Tôi đã sưu tầm các nguyên
vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để sáng tạo làm nhiều
loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần kể, để giới
thiệu cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ tên câu chuyện và nhớ các nhân vật trong chuyện.
*Ví dụ 1: Tôi sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như:
Bìa cứng, mút, xốp, giấy màu, thanh tre, gỗ, đất các nguyên vật liệu thiên nhiên,
cắt tỉa tạo thành những con vật ngộ nghĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. Tôi
đã làm sân khấu câu chuyện “Con Cáo”. như: Mèo hoa, Chó cún, Gà con, Gà
mẹ và con Cáo để làm những con rối rời, khi diễn cho trẻ xem. Trẻ rất hứng thú
6


lắng nghe cô kể, trẻ nhớ được tên câu chuyện và nhớ được các nhân vật trong
chuyện.

(Mô hình câu chuyện “Con Cáo”)
*Ví dụ 2 : Trong câu chuyện “Quả Trứng”. Tôi dùng các nguyên vật liệu
thiên nhiên như: lon bia, lọ C, vỏ trứng vịt, dùng xốp, bìa cứng vẽ, cắt tạo thành

những nhân vật trong chuyện như: Gà trống, Vịt con và Lợn. Để trẻ hứng thú và
nhớ các nhân vật trong chuyện hơn.

(Mô hình câu chuyện “Quả Trứng”)
Kết quả: - 14/15=93% trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện
Giải pháp 2: Gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện.
*Gây hứng thú qua áp dụng công nghệ thông tin:
Hoà nhập cùng cả nước đưa công nghệ thông tin vào trường học nói chung,
bậc học Mầm non nói riêng rất quan trọng và cần thiết. Trẻ học các môn kết hợp
với công nghệ thông tin sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động.
Khi tôi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ thì trong suốt quá trình dạy, tôi
đã tiến hành kể chuyện bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua công nghệ
thông tin.
7


Ví dụ: Khi kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”.

(Hình ảnh truyện Thỏ con không vâng lời)
-HĐ1: Ổn định tổ chức - gây hứng thú.
Tôi đã cho trẻ xem hình ảnh về Thỏ con, và trò chuyện cùng trẻ.
-HĐ2: Giới thiệu bài.
+Lần 1: Qua máy chiếu.
+Lần 2: Qua đài catxecs
Khi tôi kể xong lần 1, lần 2, tôi cho trẻ đứng lên chơi trò chơi: “Trời
nắng-Trời mưa”.

+Lần 3: Ghi âm giọng kể của cô và trẻ.
+Lần 4: Xem Video.
-HĐ3: Kết thúc.

Trẻ hát bài hát: “Chú thỏ con”.
*Gây hứng thú qua sử dụng đồ dùng trực quan - minh họa.
Biện pháp sử dụng đồ dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh
ảnh, phim ảnh), hành động mẫu (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, lời nói) cho
8


trẻ quan sát rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan, thỏa mãn nhu cầu các tiếp
nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài.
Ở lứa tuổi nhà trẻ,trẻ rất hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch,
nói tự do không tập trung. Trẻ rất dễ nhớ và dễ quên nên khi tổ chức 1 hoạt động
kể chuyện cho trẻ tôi sử dụng nhiều hình thức tổ chức đồ dùng trực quan khác
nhau vào hoạt động.
Ví dụ: Trong câu chuyên: “Quả Trứng”.
Lần 1: Cô sử dụng tranh ảnh.

Lần 2: Cô sử dụng máy chiếu.

Lần 3: Cô sử dụng sa bàn.

9


Khi trẻ hoạt động xong tôi thấy trẻ rất hứng thú, chăm chú theo dõi từng
nhân vật, thấy trẻ rất hiểu bài và tích cực trả lời các câu hỏi đàm thoại của cô
đưa ra.
* Gây hứng thú thông qua các trò chơi.
Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi nghe cô kể chuyện tôi
luôn tổ chức đan xen những trò chơi đầu tiết học, giữa tiết học và sau tiết học.
Nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh, tĩnh và động cho trẻ. Từ nội dung

của các mẩu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông
qua “Chơi mà học - Học bằng chơi”.
Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Quả Trứng” cho trẻ nghe.
- Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - gây hứng thú.
Tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Bắt chước tiếng kêu của các con vật”.
- Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Khi tôi kể lần 1, lần 2 xong thì tôi cho trẻ đứng dậy chơi trò chơi: “Tạo
dáng các con vật” (Gà trống, Vịt con và lợn).
- Hoạt động 3: kết thúc.
Trẻ chơi : Trò chơi “Chuyền trứng vào rổ”.
Kết quả: 14/15=93% Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động kể chuyện thông
qua hoạt động chơi tập có chủ định.
Đối với trẻ nhà trẻ hoạt động chơi tập có chủ định là một hoạt động chính
trong ngày. Trong hoạt động này nhằm để cung cấp kỹ năng, kiến thức, hình ảnh
nội dung của các nhân vật trong chuyện.
Ví dụ: Giờ làm quen với tác phẩm văn học:
Đề tài: Kể chuyện “ Cây Táo”
Thời gian : 12-15 phút.
Tôi đã tổ chức hoạt động kể chuyện như sau:
ND ho¹t
Ho¹t ®éng cña c«
Ho¹t ®éng cña trÎ
®éng
*HĐ1:Ổn
- Cô và trẻ hát bài: “Lý cây xanh”.
- Trẻ hát cùng cô
định tổ chức -Các con vừa hát xong bài hát gì?
-Bài lý cây xanh
- Gây hứng

-Trong bài hát nói về cây gì?
thú.
-Trẻ trả lời
-Trồng cây để làm gì các con?
Các con rất giỏi trồng cây xanh cho
chúng ta bóng mát để làm cảnh, trồng
10


*H2:Gii
thiu bi.

cõy cũn cho chỳng ta n qu na y.
Hụm nay cụ cú mt cõu chuyn cng
núi v mt loi cõy khụng nhng cõy
lm cnh, cho búng mỏt m cõy
cũn cho ta rt nhiu qu n rt ngt v
ngon y cỏc con .
bit c ú l loi cõy gỡ thỡ cụ
mi cỏc con lng nghe cụ k cõu
chuyờnCây táonhé.
+Cụ k ln 1: Din cm + Tranh minh
ha.
Cụ va k xong cõu chuyn gỡ ?
Bây giờ cô mời tất cả các con hớng
lên màn hình xem câu chuyện này
nhé.
+Cụ k ln 2: Cụ s dng mỏy chiu.
Cô hỏi trẻ :
Cỏc con va nghe cụ k cõu chuyn

gỡ?
* Ging ni dung:
Câu chuyệnCây táonói về một Ông
lão trồng cây táo. Hàng ngày Em bé
đã tới nớc cho cây, ông mặt trời sởi
nắng ấm cho cây nhờ vậy mà cây đã
lớn mau ra hoa kết quả thành những
quả chín đỏ thơm ngon đấy các con ạ.
*Cụ m thoi cựng tr:
-Trong cõu chuyn cú nhng nhõn vt
no?
-ễng trng cõy gỡ xung t?
-Em bộ ó lm gỡ?
-G trng ó núi gỡ vi cõy?
-Khi G trng gi thỡ cõy tỏo nh th
no?
-Bm bm ó núi gỡ vi cõy?
-Khi Bm bm gi thỡ cõy tỏo nh
th no?

-Tr chỳ ý lng
nghe.

-Võng
-Tr chỳ ý lng
nghe.
-Cõu chuyn cõy tỏo

- Tr lng nghe
-Cõu chuyn cõy tỏo


- Tr lng nghe

- ễng, Em bộ, Bơm
bớm, Gà trống.
-Cõy tỏo
-Tới nớc cho cây
-Cây ơi cây lớn mau
-Cõy tỏo ra y lỏ
-Cây ơi cây lớn mau
11


*HĐ3: Kết
thúc

-Ông, Bé, Gà trống, Bươm bướm
cùng gọi cây táo như thế nào?
-Lúc đó cây táo đã ra những gì?
- Nh÷ng qu¶ t¸o chÝn có màu gì ?
-Khi chín thì quả táo có mùi gì ?
*Giáo dục trẻ :
Các con ạ cây lớn nhanh, ra hoa kết
quả là nhờ đất, nước, gió cùng có sự
chăm sóc bàn tay của con người nữa.
Nên cây mới lớn nhanh để cho chúng
ta ăn quả đấy các con ạ.
Muốn cây có nhiều quả các con phải
làm gì ?
Khi ăn quả thì các con nhớ rửa sạch

và bỏ vỏ các con nhớ chưa.
Bây giờ cô mời tất cả các con đứng
lên chơi trò chơi: “Gửi táo’’cùng cô
nào.
+Cô kể lần 3: Mô hình câu chuyện:
“Cây táo”.
Cô vừa kể cho các con nghe câu
chuyện gì ?
Bây giờ cô mời tất cả các con cùng
hướng lên màn hình để nghe câu
chuyện này lần nữa nhé.
+Lần 4 qua video
- Cô vừa kể xong câu chuyện gì ?
Hôm nay các con học rất giỏi vì vậy
cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi
đó là trò chơi : “Gieo hạt, nẩy mầm”.
Chuyển hoạt động khác.

-Cây táo ra đầy hoa
-Cïng nãi to c©y ¬i
c©y lín mau
-Ra quả
-Màu đỏ
-Mùi thơm

-Trẻ chú ý lắng
nghe.

-Trẻ trả lời
-Vâng ạ


-Trẻ chơi
Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời

-Câu chuyện cây táo

- Trẻ chơi trò chơi

Kết quả: 14/15=93% Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, nhớ được tên các
nhân vật trong chuyện, hiểu nội dung chuyện và trả lời được câu hỏi của cô.
Giải pháp 4: Sắp xếp môi trường.
12


Việc sắp xếp môi trường lớp học hợp lý sẽ làm tăng thêm
hiệu quả của hoạt động kể chuyện. Nhờ việc sắp xếp đồ dùng,
đồ chơi hợp lý để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ
hoạt động tích cực. Vì vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về tác
phẩm mà trẻ sẽ được học.
Khi thực hiện các hoạt động làm quen với hoạt động kể
chuyện mà trọng tâm kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn trưng bày
các đồ dùng kể chuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và
các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích
cực hơn.
Ví dụ: Giờ kể truyện “Đôi bạn nhỏ” tôi sắp xếp các đồ
dùng trong lớp như:
-Treo tranh gà, vịt ở các góc.
-Sắp xếp mô hình gà, vịt sao cho trẻ dễ nhìn, dễ thấy.
-Tôi đã sử dụng môi trường hoạt đông một cách linh hoạt và

khoa học.
-Trước giờ hoạt động kể chuyện: Tôi cho trẻ xem đồ vật thật.
Ví dụ: Trước khi tôi kể câu chuyện: “Cây táo” tôi cho trẻ
quan sát quả táo thật và giới thiệu với trẻ về quả táo nhờ vậy
trẻ sẽ khắc sâu hơn, lâu hơn hình ảnh quả táo.
-Trong giờ hoạt động kể chuyện: Tôi cho trẻ quan sát mô
hình câu chuyện tôi đang kể.
Ví dụ: Tôi cho trẻ quan sát mô hình câu chuyện “Cháu
chào ông ạ”
Từ mô hình này sẽ giúp trẻ nhận ra các nhân vật trong
chuyện các tình tiết diễn ra trong câu chuyện. Trẻ sẽ nhớ tên
chuyện, tên các nhân vật trong chuyện. Cũng từ mô hình này sẽ
giúp trẻ hiểu hơn nội dung câu chuyện.
Sau hoạt đông kể chuyện: Tôi treo tranh, hình ảnh các nhân
vật có trong câu chuyện trẻ vừa học ở xung quanh lớp.
Ví dụ: Trẻ vừa được nghe cô kể câu truyện “ Con cáo”.
Khi treo tranh, ảnh các con vật Cáo, Gà, Cún con, Mèo con.
Trẻ dễ dàng nhận ra tên các các con vật mà trẻ vừa học. Trẻ biết

13


gọi tên các con con vật có trong câu chuyện đó nhờ vậy mà trẻ
sẽ nhớ lâu hơn khắc sâu hơn câu chuyện trẻ vừa học.
Kết quả: 13/15=87% Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Giải pháp 5: Trò chuyện để có giờ kể chuyện hay.
Để có giờ kể chuyện hay tôi luôn giành thời gian tìm hiểu
nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện để tìm ra giọng kể phù hợp
và đặt ra được hệ thống câu hỏi kích thích sự hứng thú hoạt
động của trẻ.

- Nghiên cứu kỹ nội dung , tính cách nhân vật.
- Tìm ngữ diệu phù hợp để kể chuyện diễn cảm .
- Tập luyện và kể thử.
*Nghiên cứu kỹ nội dung , tính cách nhân vật.
Trước khi kể cho trẻ nghe câu chuyện gì thì tôi phải nghiên
cứu kỹ nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật
trong câu chuyện mà cô sẽ kể cho trẻ nghe. Khi tôi đã hiểu
được tính cách của từng nhân vật trong từng câu chuyện thì khi
tôi kể chuyện sẽ làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”, tính
cách của thỏ con: Ham chơi không vâng lời mẹ.
*Tìm ngữ điệu phù hợp để kể chuyện diễn cảm .
Khi đã tìm hiểu kỹ nội dung, tính cách của từng nhân vật
trong câu chuyện thì tôi đã tìm ngữ điệu cho từng nhân vật
trong câu chuyện đó phù hợp để khi kể câu chuyện đó được
diễn cảm hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện “ Chú vịt xám”
- Giọng người dẫn chuyện: Đầm ấm, nhẹ nhàng
- Giọng của vịt mẹ: Nhẹ nhàng, dịu dàng
- Giọng của vịt con: Sợ hãi
- Giọng con cáo: Gian ác
*Tập luyện và kể thử.
Khi đã tìm hiểu kỹ nội dung, tính cách, ngữ điệu của các
nhân vật trong câu chuyện mà cô sẽ kể thì cô cần tập luyện và
kể thử nhiều lần trước khi kể chuyện cho trẻ nghe. Thông qua

14


việc kể thử, kể lại nhiều lần cô sẽ diễn đạt và thể hiện tính cách

của các nhân vật một cách rõ nét hơn.
Khi cô kể chuyện cho trẻ nghe.
Khi kể, kể lưu loát bằng giọng cao thấp quấn hút trẻ vào
bài.
Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Dê con thích húc” giọng
người dẫn chuyện thấp hơn so với giọng các nhân vật trong
truyện.
- Giọng của dê con : Thách thức
- Giọng của bác gà trống tây: Nghiêm túc, trịnh trọng
- Giọng của lợn con: Khó chịu
- Giọng của bác cừu: Mệt mỏi
- Giọng của chó con: Tinh nghịch, lém lỉnh
Cô kể kết hợp giảng giải nội dung câu chuyện: Khi cô kể
xong câu chuyện lần 1 để trẻ khắc sâu nội dung câu chuyện cô
đặt câu hỏi đàm thoại kết hợp giảng giải nội dung câu chuyện.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Em bé dũng cảm” cô cần có
hệ thống câu hỏi như sau:
- Ai đến trường tiêm phòng dịch cho các bé?
- Bạn Huy đã nấp vào đâu?
- Các bạn nhỏ hỏi cô giáo như thế nào?
- Cô giáo nói gì với các bạn?
- Ai là người xung phong vào tiêm đầu tiên?
- Bạn Minh đã nói gì?
- Bạn nào vào tiêm thứ hai?
- Bạn An thấy thế nào?
- Bạn Chi tiêm có thấy sợ không?
- Lúc này bạn Huy đã làm gì?
Khi trẻ đã hiểu được nội dung câu chuyện, cô khuyến khích
trẻ làm động tác minh họa theo cô.
Ví dụ: Trong câu chuyện “ Dê con thích húc”.

- Bắt chước động tác của dê: Trẻ đưa hai ngón tay trỏ lên
đầu, người hơi cúi (Động tác húc)

15


- Bắt chước giọng điệu: Khi kể đến bác gà trống tây. Cô nói
giọng trịnh trọng để trẻ bắt chước theo.
Kết quả: 14/15=93% Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và trả lời,
làm theo yêu cầu của cô đưa ra.
Giải pháp 6: Tổ chức ôn luyện cho trẻ làm quen với hoạt
động kể chuyện ở mọi lúc, mọi nơi.
Tổ chức ôn luyện cho trẻ làm quen với hoạt động kể chuyện
ở mọi lúc, mọi nơi sẽ góp phần củng cố các kiến thức đã học,
đồng thời để trẻ khắc sâu hơn những hình ảnh, nội dung của các
câu chuyện mà trẻ đã học.
*Thông qua giờ đón trẻ:
Cô cho trẻ quan sát tranh, ảnh một số câu chuyện trong
chủ đề.
Ví dụ: Trong chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp” Cô
cho trẻ quan sát hình ảnh quả táo, quả thị để cho trẻ làm quen
trước khi tìm hiểu câu chuyện.
*Thông qua giờ ngủ trưa: Cô kể cho trẻ nghe những câu
chuyện hay, nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Ví dụ: Như câu chuyện “Thỏ ngoan; Khỉ con biết vâng
lời; Chú gấu con ngoan”

*Thông qua giờ chơi ở các góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể nhớ hết câu chuyện một cách
toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động

chơi ỏ các góc.
Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng
rất lớn trong việc phát triển tư duy cho trẻ.
16


- Góc sách – truyện: Cô cho trẻ xem tranh chuyện trong
chủ đề.

- Góc phân vai: Cô cho trẻ tập đóng vai trong câu chuyện.
Ví dụ: Đóng vai mẹ con trong câu chuyện “ Chú gấu con
ngoan”.
- Góc hoạt động với đồ vật: Cô cho trẻ xếp nhà, xếp đường
đi cho thỏ.
* Thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.
Khi trẻ hoạt động dạo chơi ngoài trời, những hình ảnh trẻ quan sát được là
những hình ảnh sống động trực quan tôi tận dụng luôn và gợi mở hướng trẻ tới
các câu chuyện có liên quan tới vật cần quan sát.
Ví dụ:Cho trẻ quan sát cây thị, cây táo để trẻ nhận biết tên
gọi đặc điểm của cây, quả.
*Thông qua giờ trả trẻ: Cô cho trẻ xem ti vi, tranh, ảnh về
các câu chuyện có trong chủ đề.
Giải pháp 7: Giáo viên Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ làm quen với
hoạt động kể chuyện ở gia đình.
Trong việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh dạy trẻ kể chuyện ở gia
đình là vô cùng quan trọng. Vì gia đình là trường học đầu tiên của trẻ không
những trẻ được tiếp thu kiến thức ở trường mà phụ huynh cũng phải phối kết
hợp với giáo viên để tiếp thu kiến thức nâng cao cho trẻ ở nhà.
Trong những lần họp phụ huynh định kỳ tôi tuyên truyền với các bậc phụ
huynh về những câu chuyện trẻ được học trong chương trình. Tôi đã đánh máy,

in những hình ảnh, những câu chuyện trẻ vừa học ở lớp dán vào góc tuyên
truyền cho phụ huynh biết.
17


Ví dụ: Câu chuyện “Quả thị”.

Hình ảnh góc tuyên truyền phụ huynh
Ngoài ra tôi còn đánh máy, in những hình ảnh, những câu chuyện phát cho
các phụ huynh đem về nhà để phụ huynh nắm bắt được nội dung của các câu
chuyện về kể cho trẻ nghe, và tôi căn dặn phụ huynh là kể theo đúng ngữ điệu,
giọng điệu và đúng theo tính cách của các nhân vật trong chuyện.
Được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bậc phụ huynh, đặc biệt là ban chấp
hành phụ huynh. Đã cùng với Ban Giám Hiệu tham mưu với chính quyền địa
phương xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm 1 số trang thiết bị để phục vụ cho
việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cứ như vậy kích thích khả năng hứng thú cho
trẻvnghe kể chuyện, khả năng phát triển ngôn ngữ cũng được tăng lên rõ rệt.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG.
Qua 1 năm nghiên cứu “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 18 - 24 tháng
làm quen với hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non Nga Thạch”. Với
những kinh nghiệm đúc rút của mình tôi thấy lớp tôi đã chuyển biến rõ rệt. Cụ
thể kết quả như sau:
1.Kết quả trên trẻ:
Bảng 2: Kết quả cuối năm
TT
Nội dung
Tổng
Đạt

Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
khảo
số trẻ
Số
Tỷ
Số Tỷ Số Tỷ Số
Tỷ
sát
được
cháu lệ cháu lệ cháu lệ cháu lệ
khảo
%
%
%
%
sát
18


Khả năng nghe
15
7
47 6
40
2
13 0
0

hiểu lời nói.
Khả năng
nghe, nhắc lại
2
15
6
40 6
40 3
20 0
0
các âm, các
tiếng, các câu.
Khả năng sử
3
dụng ngôn ngữ 15
5
33 6
40 3
20 1
7
để giao tiếp.
Kết quả lần 2:Tỷ lệ trẻ tốt, khá đạt: 80%; Tỷ lệ trẻ TB: 18%; Tỷ lệ trẻ
chưa đạt chiếm: 2%.
*So sánh kết quả đầu năm
Khi tôi chưa sử dụng các biện pháp hướng dẫn trẻ 18 - 24 tháng
làm quen với hoạt động kể chuyện thì kết quả lần 1 trên trẻ như sau:
1

T
T


Nội dung
khảo
sát

Bảng 1: Khảo sát đầu năm
Tổng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
số trẻ
được Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
khảo cháu % cháu % cháu % cháu %
sát

Khả năng nghe
15
hiểu lời nói.
Khả năng
nghe, nhắc lại
2
15
các âm,các
tiếng, các câu.
Khả năng sử
3 dụng ngôn ngữ
15
để giao tiếp.

Kết quả lần 1:Tỷ lệ trẻ
chưa đạt chiếm: 36%.
1

2

13

4

27

5

33

4

27

2

13

3

20

4


27

6

40

2

13

2

13

4

27

7

47

tốt, khá đạt: 34%; Tỷ lệ trẻ TB: 29%; Tỷ lệ trẻ

19


Như vậy khi ứng dụng các phương pháp, hình thức mới vào bài học cụ thể
kết quả chung cho thấy kết quả của trẻ lần 2 tăng lên rất cao. Đặc biệt chỉ có 1
trẻ chưa đạt.

Trẻ đạt loại tốt là những trẻ đã biết nghe hiểu lời nói, nghe
nhắc lại các âm và các tiếng trong câu sử dụng ngôn ngữ để
giao tiếp thành thạo. Trẻ nói được câu đơn câu có 5 – 6 từ. Sử
dụng lời nói với các mục đích khác nhau. Nói to, đủ nghe, lễ
phép.
Trẻ xếp loại khá là những trẻ biết nghe hiểu lời nói, nghe
nhắc lại các âm và các tiếng trong câu sử dụng ngôn ngữ để
giao tiếp thành thạo. Trẻ nói được câu có 4-5 từ.
Trẻ xếp loại trung bình là những trẻ biết nghe hiểu lời nói.
Nghe nhắc lại các âm các tiếng và các câu. Trẻ phát âm còn
ngọng . Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Trẻ chỉ nói được câu
đơn câu có 2-3 từ.
Trẻ xếp loại chưa đạt là những trẻ nghe hiểu lời nói, nghe
nhắc lại các âm các tiếng và các câu. Trẻ phát âm còn ngọng,
chưa nói rõ câu. Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trẻ chỉ nói
được câu đơn câu có 1-2 từ.
2.Đối với Giáo viên:
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 18 24 tháng làm quen với hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non Nga Thạch”.
Bản thân tôi đã nâng cao được kiến thức, kỹ năng và có biện pháp mới để giúp
trẻ làm quen tốt hoạt động kể chuyện. Trong các hoạt động học, hoạt động vui
chơi mọi lúc, mọi nơi được tốt hơn.
Áp dụng những biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm để ứng dụng
hoạt động giáo dục vào lớp mình và có được kết quả rõ rệt.
3. Đối với đồng nghiệp:
Qua sáng kiến của tôi đã được đồng nghiệp tìm hiểu và nhìn nhận đúng
đắn về tầm quan trọng của môm học này.Từ đó các đồng nghiệp có thể áp
dụng vào nhóm lớp mình đã đạt hiệu quả cao.
4. Đối với nhà trường:
Sáng kiến của tôi được áp dụng vào chuyên đề dạy mẫu của nhà trường.


20


Được đưa vào làm tài liệu chuyên đề các buổi họp chuyên môn của nhà
trường.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đặc biệt là lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Kết luận:
Qua một thời gian dài nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, học hỏi và qua việc thực
hiện các phương pháp nói trên tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như
sau:
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện
pháp giáo dục phù hợp. Vận dụng các biện pháp giáo dục mọi
lúc, mọi nơi. Chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo ra niềm tin, sự hứng
thú cho trẻ.
Phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho
trẻ bằng các thủ thuật như: Bài thơ, bài hát, câu đố, ca dao…
Đầu tư thời gian để nghiên cứu kĩ đề tài để có các phương pháp
dạy học cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ
dùng trực quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ. Thông qua
các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho
trẻ.
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu
thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để
tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao
tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó môi
trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi
văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người

Việt Nam.
II. Kiến nghị:
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi là người làm công tác giáo dục trực tiếp
giảng dạy nhóm: 18-24 tháng tuổi gặp rất nhiều khó khăn nên tôi có một số
kiến nghị sau:
- Đối với nhà trường: Tham mưu với các cấp các ban ngành lãnh đạo địa
phương mua sắm trang thiết bị đồ dung, đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Để giáo viên
21


thực hiện tốt hơn trong việc tuyên truyền các nội dung về chăm sóc, nuôi dưỡng
giáo dục trẻ tốt hơn.
- Đối với Phòng Giáo Dục: Thường xuyên mở các lớp chuyên đề về hoạt
động kể chuyện, tổ chức các tiết dạy mẫu đưa một số biện pháp hướng đẫn trẻ
làm quen với hoạt động kể chuyện. Để cho giáo viên có điều kiện học hỏi rút
kinh nghiệm. Nhằm nâng cao hiểu biết để áp dụng trong công việc giảng dạy trẻ.
-Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của bạn đọc, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục để đề
tài này của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho
những lần sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này.
XÁC NHẬN CỦA
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
TÁC GIẢ

Mã Thị Thủy


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cuốn chương trình giáo dục mầm non mới khối nhà trẻ 18-24 tháng.
2.Cuốn những bài hát dành cho trẻ nhà trẻ
3.Hướng dẫn và gợi ý thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ 3-36 tháng.
4.Tạp chí giáo dục mầm non(số 4-năm 2011).
5. Sách tâm lý trẻ tuổi mầm non
6. Một số chuyên đề về giáo dục mầm non

22


23



×