Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN mầm non: Một số biện pháp giáo dục về môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non Nga Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
Câu thơ trên của Bác Hồ luôn gắn bó với tuổi thơ của các em. Bác đã nói
lên tâm lý của tuổi mầm non biết ăn, ngủ, học hành đó cũng là bước đầu tiên
hình thành nên nhân cách của trẻ thơ. Trẻ thơ như một tờ giấy trắng, đang còn
tinh khiết mà người lớn chúng ta vẽ lên đó những gì tốt đẹp nhất.
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là phôi thai
đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức
mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn
giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục
tiêu của giáo dục là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn
diện. Tất cả các hoạt động ở trường mầm non đều góp phần hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và lao động.
Trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn đề thời
sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất
phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền,
tham vọng của mình ở khu vực này. Vì vậy, đưa nội dung giáo dục môi trường
biển, đảo vào chương trình học là rất cần lúc này, không những cấp học phổ thông,
sinh viên đại học, cao đẳng mà cần đưa vào ngay từ bậc học mầm non.
Biển, hải đảo của Tổ quốc Việt Nam là những vấn đề lớn được cả xã hội
quan tâm. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo có vai trò, vị
trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan
trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.Việc đưa
giáo dục về môi trường biển, hải đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ
được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành cho
trẻ thói quen, hành vi bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Những thói quen đó cần
phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, được sống dưới mái trường Nga thạch thân


yêu, tôi luôn tự hào và hết mình với sự nghiệp trồng người, nhìn những mầm
non đang nhú lên tôi lại rưng rưng trào lên niềm cảm động hãy chăm sóc, giáo
dục cho những mầm non tương lai của đất nước “ Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Từ đó tôi đã tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và
mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục về môi trường biển, hải
đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Thạch”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Có thể nói việc giáo dục về môi trường biển, đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là
vô cùng cần thiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tích hợp giáo dục “ Bảo vệ
môi trường, biển và hải đảo” vào Chương trình giáo dục mầm non. Với mục đích
giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tình yêu biển, đảo; biết
1


công lao to lớn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất, trời, biển, đảo xa, giữ
hòa bình cho quê hương, đất nước để các cháu được vui chơi, học tập; bước đầu
hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam.
Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế với diện tích trên 1 triệu
km2, bờ biển dài 3.260km . Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc biển
có vai trò, vị trí quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề này một cách toàn diện và khoa học
để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo
cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những
đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Đối với lứa tuổi mầm non, giáo viên cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết
ban đầu về môi trường biển, hải đảo. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, kỹ
năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường biển, hải đảo. Qua đó
giúp cho trẻ hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp
với môi trường góp phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. “Trẻ em

hôm nay, thế giới ngày mai”. Tôi tin tưởng rằng tương lai mai sau môi trường
biển, hải đảo của Việt Nam sẽ ngày càng tươi đẹp, mãi như câu nói nổi tiếng của
Bác “Rừng vàng biển bạc”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường và lớp học có tương đối đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
- Nhà trường cũng như bản thân tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề
mới của chương trình giáo dục mầm non mới.
* Đối với bản thân:
- Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn và đặc biệt là
luôn yêu nghề, mến trẻ.
- Tôi luôn tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về đề tài nghiên
cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm để cung cấp
và đáp ứng nhu cầu về môi trường biển, hải đảo cho trẻ.
- Bản thân nắm vững nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi.
Đây là điều kiện cơ bản để tôi hướng dẫn trẻ qua các đề tài, các chủ đề đạt hiệu
quả cao.
* Đối với trẻ:
- Được phụ trách lớp Hoa Sen ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi(Mẫu giáo lớn) với tổng
số cháu là 31, trong đó có 20 trẻ gái và 11 trẻ trai. Phần đông các cháu đều khỏe
mạnh, chiếm 97% kênh bình thường.
- Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng, chuẩn tiếng phổ thông.
2. Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
- Đồ dùng, đồ chơi tuy có nhưng còn thiếu nhiều đồ dùng hiện đại như:
Máy vi tính và đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo yêu cầu.
2



- Khuôn viên nhà trường rộng nhưng ít cây xanh ảnh hưởng đến việc trải
nghiệm của trẻ.
* Đối với bản thân:
Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp
dẫn nên chưa gây được hứng thú ở trẻ.
* Đối với trẻ:
- Một số còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong giờ học.
Trong lớp học có 20 trẻ nữ và 11 trẻ nam nhận thức của các trẻ chưa đồng đều.
- Số trẻ đến lớp chưa đồng đều, có trẻ đến lớp ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, có trẻ
năm nay mới bắt đầu đi học nên việc rèn luyện để đưa vào nề nếp đang còn khó khăn.
* Đối với phụ huynh:
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục biển, hải
đảo cho con em mình nên thường " khoán trắng" cho giáo viên và nhà trường.
- Trường Mầm non Nga Thạch là một trường học nằm trên địa bàn nông
thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học của trẻ còn nhiều
hạn chế điều này gây khó khăn cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục môi trường
biển, hải đảo cho trẻ.
3. Kết quả của thực trạng
Do nhận thức của các cháu không đồng đều nên tôi đã tiến hành khảo sát
ban đầu trên trẻ và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát đầu năm
Tổng
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả trên trẻ
số trẻ

1

2
3
4
5

Biết tên 1 số vùng
biển và hải đảo nổi
tiếng của Việt Nam.
Phân biệt được những
hành động đúng - sai
đối với môi trường
biển và hải đảo.
Biết ích lợi của biển
và hải đảo mang lại.
Biết 1 số nguyên
nhân gây ô nhiễm/
làm ảnh hưởng đến
biển, hải đảo.
Biết tham gia bảo vệ môi
trường biển, hải đảo.

Đạt
Khá
Số Tỉ lệ
trẻ
%

Trung bình
Số
Tỉ lệ

trẻ
%

Số
trẻ

Chưa đạt

Số
trẻ

Tốt
Tỉ lệ
%

31

4

12.9

5

22.6

12

38.7

10


25.8

31

5

16.1

6

22.6

9

35.5

11

25.8

31

6

22.6

5

29


7

32.3

13

16.1

31

6

29

6

22.6

7

32.3

12

19.4

31

5


25.8

5

25.8 10 32.3

Tỉ lệ
%

11 16.1

Kết quả: Tỷ lệ trẻ tốt, khá đạt: 34.2%; Tỷ lệ trẻ TB: 29%; Tỷ lệ trẻ chưa đạt
chiếm: 36.8%.

3


Kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ tốt, khá rất thấp; Trong đó trung bình và chưa
đạt chiếm tỷ lệ cao. Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm
gì? Làm như thế nào để giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ đạt hiệu quả
cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giáo dục trẻ cụ
thể như sau:
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục môi trường biển, hải đảo vào
các chủ đề phù hợp.
Tôi luôn xác định rằng việc xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường biển, hải đảo vào từng chủ đề cụ thể là rất cần thiết, vì nó giúp tôi khi nhìn
vào đó sẽ biết chủ đề đó tôi cần cung cấp cho trẻ những nội dung gì và lựa chọn được
các thời điểm phù hợp để tích hợp nội dung đó.

Cụ thể là:
Chủ đề
Hoạt động
tích
Mục Tiêu
Nội dung
giáo dục
hợp
- Biết tên gọi,
công cụ, sản
phẩm và ý
nghĩa 1 số
nghề: nuôi hải
sản, đánh bắt
hải sản, nghề
làm muối.
- Biết về nghề
bộ đội hải
quân

- Tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý
nghĩa của một số nghề: Nghề làm
muối, đánh bắt hải sản, nuôi cá,
nuôi tôm.
- Trò chơi: Xếp tranh quy trình làm
muối.
- Xem hình ảnh đánh bắt cá trên
biển, các ao nuôi trồng thủy sản.
- Đọc thơ, hát các bài hát, trò
chuyện về chú bộ đội hải quân.

- Xem các hình ảnh về chú bộ
đội hải quân.
- Vẽ tranh về chú bộ đội hải
quân.

- Biết một số
nguyên nhân
gây ô nhiễm
MT biển, hải
đảo

- Do con người khai thác cạn
kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá
tuỳ tiện, khai thác quá mức…
- Do rác thải từ hoạt động của
các nghề đánh, bắt cá, nuôi tôm,
cá, chế biến hải sản thành nước
mắm, tôm, cá đông lạnh không
được xử lý đổ thẳng ra biển.
Nhận xét và tỏ thái độ với hành
vi “đúng”, “sai”, “tốt”, “xấu”
đối với môi trường biển, đảo

Nghề
nghiệp

- Quan tâm
đến bảo vệ
môi trường


- Hoạt động học: Khám
phá khoa học
+ Đề tài: Trò chuyện về
nghề làm muối.
- Trò chơi: Xếp tranh quy
trình làm muối.
- Hoạt động trong thời
gian đón, trả trẻ.
- Hoạt động học:
+ LQVVH: Thơ “ Chú
hải quân”.
- Hoạt động mọi lúc,
mọi nơi: Hát “Cháu yêu
chú bộ đội”, trò chuyện
về chú bộ đội hải quân.
- Hoạt động góc: Tạo hình
“ Vẽ tranh về chú bộ đội
hải quân”.
- Cho trẻ xem hình ảnh
về cách đánh bắt cá bằng
mìn, các dãy san hô bị
chết …
- Trò chuyện về cách xử
lý rác, nước thải của 1
số nghề, liên hệ thực tế
nơi trẻ sống.
- Trò chơi: Chọn hình ảnh
đúng - sai về hành động
bảo vệ môi trường biển.


4


Thế
giới
động
vật

Thế
giới
thực
vật

Nước
và Các
hiện
tượng
tự
nhiên

- Biết một số - Một số động vật sống ở biển: - Hoạt động học: Khám
động vật sống Các loài tôm, cua, cá, chim phá khoa học “Trò
ở biển.
biển, san hô.
chuyện về các loài cá
nước mặn,“Du lịch dưới
lòng đại dương”
- Biết ích lợi - Cung cấp thức ăn giàu chất - Hoạt động đón và trả
của động vật ở dinh dưỡng: cá thu, tôm, cua, trẻ: Xem phim về động
biển.

sò, tổ yến.
vật sống dưới biển, trò
- Cung cấp nguyên liệu để làm chyện về ích lợi về động
thuốc chữa bệnh: cá ngựa.
vật ở biển.
- Ý thức bảo - Xem hình ảnh động vật biển bị - Trò chuyện với trẻ:
vệ môi trường chết do môi trường bị ô nhiễm: Động vật biển chết vì
biển, đảo.
tràn dầu, đánh bắt cá bằng mìn. sao?, Ý thức của con
- Chọn hình ảnh đúng - sai với người phải làm gì ?
môi trường biển.
- Cho trẻ chơi trò chơi:
Chọn hình ảnh đúng sai với môi trường biển.
- Biết một số - Một số thực vật sống ở biển, - Xem hình ảnh, trò chuyện
thực vật sống ở ven biển, trên đảo: rong, tảo, dừa, về các loài cây: rong, tảo,
dừa, phi lao…
biển, ven biển, đước.
- Trò chơi: Ai chọn nhanh nhất
trên đảo: rong,
những thực vật có từ biển.
tảo, dừa, đước.
- Biết ích lợi + Cung cấp nguyên liệu để làm - Xem hình ảnh trồng cây
thực vật ở biển. thuốc chữa bệnh: rong, tảo
gây rừng ở ven biển.
+ Rừng ngập mặn là nơi chắn - Trò chuyện với trẻ về
sóng, sinh sống của rất nhiều lợi ích của thực vật ở
loài động vật biển.
biển: Cung cấp thức ăn,
+ Rừng phi lao chắn cát, chắn nguyên vật liệu để làm
sóng, chắn gió.

thuốc chữa bệnh…
+ Cung cấp thức ăn.
- Biết một số - Nước biển, gió, cát, sóng biển, - Hoạt động học: Khám
hiện tượng tự khi thiên nhiên nổi giận…
phá khoa học “Trò
nhiên:
cát, - Xem hình ảnh thiếu nước ngọt chuyện về nước biển và
nước
biển, trên các đảo.
sóng biển”.
sóng
biển, - Xem hình ảnh về ảnh hưởng - Trò chơi : Tạo sóng biển
nắng, gió, bão, của bão, gió mạnh, sóng thần bằng tay, tai ai tinh .
hạn hán…
gây ảnh hưởng đến môi trường - Hoạt đông trong thời
và đời sống con người.
gian đón, trả trẻ.
- Ý thức, hành - Trò chuyện về các bãi biển - Hoạt động trò chuyện
vi giữ gìn bãi đẹp của nước ta.
với trẻ.
biển,
nước - Trò chuyện về hành vi văn - Hoạt động chơi .
biển
sạch, minh khi đi tắm biển.
- Hoạt động chiều: kể
trong lành.
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng- sai chuyện, đọc thơ, ca dao
đối với môi trường biển, hải đảo.
về biển, đảo Việt Nam
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca

dao về biển, đảo Việt Nam

5


- Biết một số
phương
tiện
giao thông trên
biển:
tàu,
thuyền, ca nô.

Giao
thông
- Ý thức của
trẻ khi tham
gia giao thông
trên biển.

- Nhận biết về
biển, hải đảo
Việt Nam: Tên
gọi, vị trí địa lí
và một vài đặc
điểm nổi bật
của một số
vùng biển (khu
du lịch biển)
nổi tiếng ở

Việt Nam

- Ích lợi của
biển, hải đảo.

Quê
hương,
đất
nước,
Bác
Hồ
- Biết nguyên
nhân làm ô
nhiễm
môi
trường
biển
hải đảo.

- Một số phương tiện giao
thông đường thủy: tàu thủy,
thuyền, ca nô.
- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh
về giao thông trên biển đảo.
- Tạo hình thuyền buồm bằng các
nguyên liệu tự nhiên, phế thải.
- Xem hình ảnh 1 số tai nạn
khi tham gia giao thông trên
biển: Tàu chở dầu bị đắm gây
tràn dầu, trục vớt tàu thuyền

bị đắm, khắc phục tràn dầu.
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng
- sai khi tham gia giao thông
trên sông, biển.
- Nhận biết về biển, hải đảo
Việt Nam: Tên gọi, vị trí địa lí
và một vài đặc điểm nổi bật của
một số vùng biển (khu du lịch
biển) nổi tiếng ở Việt Nam
- Nhận biết về hải đảo Việt
Nam: Tên gọi, vị trí địa lí và
một vài đặc điểm nổi bật của
một số vùng biển (khu du lịch
biển) nổi tiếng ở Việt Nam

- Hoạt động học: Tạo hình.
+ Đề tài: Vẽ, tô màu, cắt
dán tranh ảnh về giao
thông trên biển đảo.
- Hoạt động góc: Tạo hình.
- Hoạt động ngoài trời.
- Xem hình ảnh về 1 số tai
nan khi tham gia giao
thông trên biển và trò
chuyện với trẻ.
- Hoạt động chơi ở mọi
lúc, mọi nơi.

- Hoạt động mọi lúc,
mọi nơi trẻ biết về biển

Sầm Sơn – Thanh hóa.
- Hoạt động học:
+ Khám phá khoa học “
Quần đảo Trường Sa” .
+ LQV văn học: Thơ “
Quê em vùng biển”.
- Xem phim, hình ảnh, mô
hình về biển đảo Việt Nam.
- Tô màu, làm sách tranh
du lịch biển Việt Nam.
- Nghe, hát, múa, vận
động theo nhạc các bài hát
về biển đảo quê hương.
+ Cung cấp thức ăn giàu chất - Trò chuyện với trẻ, cho
dinh dưỡng cho con người: cá, trẻ xem phim, hình ảnh về
tôm, cua, sò, ..
Ích lợi của biển, hải đảo.
+ Cung cấp nguyên liệu để làm
thuốc chữa bệnh cho con người:
rong, tảo, cá ngựa….
+ Khu du lịch nổi tiếng để tham
quan, nghỉ ngơi, tắm mát.
+ Phát triển các nghề.
+ Giao thông biển.
+ Cung cấp các mỏ dầu.
- Do rác thải của mọi người khi đi - Trò chuyện về môi
du lịch xả xuống biển, do rác thải trường biển bị ô nhiễm.
của các khu công nghiệp, rác thải - Trò chơi chọn hành vi
sinh hoạt của người dân không đúng - sai với môi
được xử lí đổ thẳng ra biển.

trường biển, hải đảo.

6


Kết quả: - Kế hoạch của tôi được BGH duyệt và tạo mọi điều kiện giúp đỡ.
- Nhà trường lên kế hoạch trồng thêm nhiều cây xanh và xây dựng
vườn cổ tích trong khuôn viên cho trẻ được trải nghiệm.
2. Xác định lựa chọn một số phương pháp giáo dục môi trường biển, hải đảo cho
trẻ .
Giáo dục về môi trường biển, đảo cho trẻ mầm non. Tuy nhiên vấn đề đặt ra làm thế
nào để trẻ dễ nhận biết và tiếp thu hiệu quả những bài học về môi trường biển, hải đảo?.
Băn khoăn trước câu hỏi đó tôi đã nghiên cứu thật kỹ các phương pháp để lựa
chọn sử dụng 1 cách hợp lý các phương pháp trong việc giáo dục về môi trường biển,
hải đảo cho trẻ để trẻ từ chỗ làm quen, nhận biết đến hình thành ý thức môi trường
biển, hải đảo. Sau đây là 1 vài ví dụ về cách sử dụng các phương pháp trong việc giáo
dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ.
* Phương pháp trò chuyện.
Tôi sử dụng phương pháp trò chuyện nhằm truyền đạt thông tin, thu thập thông tin
từ trẻ. Đồng thời khích lệ trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc.
Để thực hiện được phương pháp này, tôi đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ,
giải thích cho trẻ. Các câu hỏi đưa ra cần chính xác, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu với trẻ.
Nếu trẻ nêu câu hỏi, tôi kiên nhẫn trả lời, giải thích các thắc mắc của trẻ một cách nhẹ
nhàng, rõ ràng, dễ hiểu, đúng từ, đúng câu.
Ví dụ: Tôi trò chuyện và hỏi trẻ:
+ Con đã được đi du lịch ở những bãi biển, hòn đảo nào?
+ Biển đảo đó ở tỉnh / thành phố nào?
+ Ở biển có những gì ?
+ Con nhìn thấy những phương tiện giao thông nào đi lại trên biển?
+ Con có được tắm biển không?

+ Con thấy sóng biển như thế nào?
+ Mọi người đã làm gì khi ở biển?
Ngoài ra, để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, những việc làm không tốt, việc
nào nên và không nên làm, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, tôi kể những câu
chuyện như: Những công dân nhỏ tuổi, Chú bộ đội Trường Sa. Khi kể, tôi giải thích
chậm rãi cho trẻ và cần phải rõ ràng, chính xác; kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói, không tỏ
ra khó chịu khi trẻ nói không đúng hoặc hỏi nhiều. Không nhắc lại những câu, từ trẻ
nói sai và gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ của mình trước những điều trẻ đã nghe hoặc là
nhìn thấy. Mục đích là để thông qua những câu chuyện đó, trẻ hiểu thêm các đặc điểm
của các con vật, cây cối trên đảo và công việc của những chú bộ đội canh giữ biển, đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
Tôi đưa ra các tình huống có vấn đề giúp kích thích tính sáng tạo của trẻ, tạo
cơ hội để trẻ sử dụng những kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong cuộc sống của trẻ.
Ví dụ: Trong khi trò chuyện với trẻ, tôi đưa ra các tình huống giả định: Điều
gì sẽ xảy ra nếu môi trường biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng? Khi ra biển
chơi thấy có nhiều rác ở đó con sẽ làm gì? Nếu thấy một bạn nhỏ đang vứt rác ra
7


biển, con sẽ nói gì với bạn?.
Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện giải thích để trẻ hiểu tại sao cần
tham gia bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
* Phương pháp trò chơi.
Trò chơi được xem là kỹ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh hoạt
và hoạt động tập thể với trẻ mầm non hiện nay.
Trong quá trình dạy trẻ, tôi luôn chú ý sử dụng phương pháp trò chơi để kích
thích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo nhờ các tình huống chơi hấp dẫn.
Ví dụ: Trò chơi “Chọn hành vi đúng - sai”.

Mục đích là củng cố khả năng nhận biết và phân biệt hành động đúng – sai về
bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Có ý thức không vứt rác và bẻ cành trên bờ
biển khi đi du lịch biển, hải đảo, khi đi tham quan.
Kết quả: Các phương pháp tôi sử dụng đạt hiệu quả cao
- 31/31 trẻ (tỉ lệ 100%) trẻ hứng tham gia vào tất cả các hoạt động tích hợp giáo
dục môi trường biển, hải đảo.
3. Xây dựng góc tuyên truyền gây hứng thú cho trẻ.
Góc biển đảo của lớp không thể thiếu, đây là biện pháp rất hữu hiệu. Vì đặc
điểm của trẻ là dễ nhớ nhưng lại mau quên, song trẻ được trực quan bằng hình
ảnh thì sẽ khắc sâu hơn.

Hình ảnh: Góc tuyên truyền biển, hải đảo lớp 5-6 tuổi (Hoa Sen)
Góc tuyên truyền tôi xây dựng là bản đồ Việt Nam tôi gắn tên Tỉnh/ Thành
phố trên bản đồ từ Bắc vào Nam, giới thiệu với trẻ mỗi 1 Tỉnh/Thành phố có các
8


bãi biển và quần đảo nổi tiếng. Tôi đặc biệt nhấn mạnh vào 2 quần đảo Hoàng
Sa, thành phố Đà Nẵng; Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Ví dụ: Tỉnh Thanh Hóa có các bãi biển.
Hải Tiến Huyện Hoằng Hóa; Sầm Sơn; Hải hòa, Nghi Sơn huyện Tỉnh Gia
Từ đó, trẻ dễ dàng nhớ tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta.
Tôi còn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục môi trường biển, đảo
dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay, nội dung phù hợp với hình ảnh.
Tranh phong cảnh vùng biển đẹp, sạch, không có rác và bên trên treo bài thơ "
Quê em ở vùng biển". Thời gian rãnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện đàm
thoại với trẻ về hành vi văn minh.
Hàng tháng tôi thay tranh ảnh, bài thơ có nội dung và hình ảnh phù hợp với
chủ đề từng tháng ở góc tuyên truyền.
Đối với góc tuyên truyền tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáo dục về

môi trường biển, đảo cho phụ huynh nắm, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc
giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ lúc ở nhà.
Kết quả: - 30/31 trẻ (tỉ lệ 96.8%) nhận biết được 1 số vùng biển và hải đảo Việt Nam.
4. Tích hợp nội dung giáo dục về môi trường biển, hải đảo ở mọi lúc, mọi
nơi, mọi hoạt động trong ngày ở trường mầm non.
Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong 1 ngày tại trường mầm non được
bắt đầu từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ về với gia đình. Trong từng thời điểm diễn
ra hoạt động, tôi luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục
môi trường biển, hải đảo 1 cách hợp lý, tự nhiên.
4.1 Hoạt động trong thời gian đón, trả trẻ.
Tôi căn cứ vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể để lựa chọn
nội dung giáo dục về môi trường biển, hải đảo phù hợp để tích hợp.
– Trò chuyện với trẻ và cho trẻ xem phim tài liệu (tranh, ảnh, mô hình) về biển,
đảo Việt Nam.
– Cho trẻ xem tranh, ảnh về biển, hải đảo của Việt Nam.
Ví dụ: - Ở chủ đề “Thế giới thực vật” cho trẻ xem hình ảnh, trò chuyện về các
loài cây: rong, tảo, dừa, đước, phi lao.
Tôi cùng trẻ trò chuyện về chủ đề đang học, tích hợp nội dung giáo dục về
môi trường biển, hải đảo một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
Ví dụ: Ở chủ đề Thế giới động vật: Bạn nào giỏi kể tên những động vật sống ở
dưới biển nào?(các loài tôm, cua, cá, chim biển, san hô), ích lợi của động vật ở
biển như thế nào?(Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng: cá thu, tôm, cua, sò,
tổ yến. Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh: rong, tảo, cá ngựa).
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường biển, đảo?
Tổ chức cho trẻ đọc lại các bài thơ : về chú Hải quân, về biển.
4.2 Hoạt động học.
Để việc giáo dục nội dung về môi trường biển, hải đảo phù hợp và diễn ra
một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gây áp lực đối với trẻ tôi đã tiến hành tổ
chức hoạt động học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải
đảo vào hoạt động học không cứng nhắc, gây nhàm chán cho trẻ.

9


Ví dụ 1: Thông qua hoạt động học Tạo hình “Xé, cắt, vẽ, xếp dán theo đề tài”

Đề tài: Làm tranh môi trường biển, đảo
Thời gian : 30 – 35 phút.
Tôi đã tích hợp những nội dung sau :
- Trẻ biết được một số địa danh biển, đảo: Đảo Trường Sa, Biển Sầm Sơn.
- Trẻ biết được các tài nguyên biển như: nước, động vật, cát,..Các hoạt động của
con người và động vật trên biển ( Nhặt rác, tắm biển, canh gác biển...).
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của biển, đảo, biết được nguồn tài nguyên biển
phong phú, giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ môi trường biển, đảo.
Cụ thể hoạt động như sau:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Tiếng sóng vỗ”:
- Trẻ chơi trò chơi.
Hoạt động 2: Giíi thiÖu bµi míi
- Hay hôm nay cô sẽ đưa các con đi thăm biển qua màn
ảnh nhỏ(cho trẻ xem Vidieo Clip về động vật dưới biển,
biển Sầm Sơn).
+ Qua đoạn băng các con nhìn thấy những gì?
- Trẻ kể.
+ Các con vật dưới biển như thế nào?
+ Các con đã được đi tắm biển chưa?.
+ Biển làm con ấn tượng nhất là gì?
• Tranh 1:
Cho trẻ xem tranh: Các bạn đang nhặt rác trên biển,có

thuyền, mặt trời,cây dừa..). Đàm thoại tranh:
+ Trong bức tranh có hình ảnh gì?
-Trẻ kể nội dung
bức tranh.
+ Các con thấy bức tranh này như thế nào?
-Trẻ tự đưa ra nhận
xét.
+ Màu sắc của tranh ra sao?
- Nhiều mầu sắc..
+ Cô đã sử dụng những kĩ năng tạo hình nào để tạo
- Vẽ, cắt, xé dán.
thành bức tranh này?
+ Bức tranh này được làm từ những nguyên liệu gì?
Giáo dục: Từ những nguyên vật liệu đã dùng rồi chúng ta
không vứt bừa bãi, mà tận dụng để tạo thành bức tranh
- Vâng ạ.
đẹp, đây cũng là hình thức bảo vệ môi trường, đúng
không?.
• Tranh 2:
Cho trẻ xem tranh “ Đảo Trường Sa”: Chú bộ đội canh
gác biển, có núi, thuyền, chim hải âu... Đàm thoại theo
nội dung bức tranh:
-Trẻ kể
+ Các con nhìn thấy hình ảnh gì trong bức tranh?
-Trẻ đưa ra nhận xét
+ Các con có những nhận xét gì về bức tranh này?
+ Bố cục trong tranh ra sao?( Độ xa gần)
10



+ Bức tranh được làm như thế nào?
+ Nguyên liệu gì đã sử dụng trong bức tranh này?
Giáo dục: Ôi biển đảo của chúng ta thật giàu đẹp, có
nhiều nguồn tài nguyên phong phú, là điểm tham quan du
lịch,giải trí lý tưởng....và các chú bộ đội đã chịu rất nhiều
khó khăn vất vả, ngày đêm canh giữ biển đảo của đất
nước mình,còn các con, các con sẽ làm gĩ để bảo vệ biển
đảo của mình?
* Làm tranh về môi trường biển đảo
Hôm nay, cô sẽ cho lớp mình xé, xếp dán, vẽ tạo thành
bức tranh với chủ đề: Môi trường biển đảo
Bây giờ chúng mình sẽ chia làm 4 đội mỗi đội sẽ có 30
giây để suy nghĩ, hết 30 giây mỗi đội sẽ phải đưa ra đề tài
về bức tranh của đội mình.
* Hỏi ý tưởng của từng đội và gợi ý một số cách làm
tranh:
+ Nhóm của con sẽ làm tranh có đề tài gì?
+ Lựa chọn nội dung gì để thể hiện trong tranh?
+ Nhóm con sẽ làm như thế nào? Dùng kĩ năng gì để tạo
thành bức tranh? Và sử dụng những nguyên vật liệu gì?
(Cho trẻ nhắc lại một số kĩ năng ,ví dụ: xé dải, xé nhích
dần, bôi hồ, cắt , tô mầu..)
+ Đội 1: Tranh về động vật dưới biển
+ Đội 2: Tranh về đoàn thuyền đánh cá
+ Đội 3: Tranh về các chú bộ đội hải quân
+ Đội 4: Tranh về biển Sầm Sơn quê em
Cho từng nhóm trẻ đi lấy đồ dùng và nguyên vật liệu cô
đã chuẩn bị sẵn về nhóm phối hợp với nhau tạo thành bức
tranh chung.
* Trẻ thực hiện

Cô quan sát, động viên khích lệ các nhóm tích cực hoàn
thành bức tranh với thời gian 15 phút
* Triển lãm tranh Bé yêu biển đảo
- Cho trẻ đặt tên cho bức tranh của đội mình. Cô viết tên
dưới bức tranh trẻ vừa đặt
- Cho trẻ giới thiệu nội dung bức tranh của đội mình
- Cho trẻ trong lớp nhận xét về các bức tranh
Củng cố: Bức tranh nào của các con cô thấy cũng đẹp,
đều nêu lên ý nghĩa về môi trường biển đảo . Và ngay sau
buổi học này cô sẽ mang những bức tranh này treo lên
bảng tuyên truyền của lớp để bố mẹ các con sẽ xem được
tác phẩm của các con ngày hôm nay. Qua các bức tranh cô
cũng muốn gửi tới mọi người thông điệp: Hãy cùng nhau

-Trẻ nêu cách làm..
- Không vứt rác
bừa bãi.

Trẻ hội ý và đưa ra
ý tưởng của đội
mình

Trẻ treo tranh và
cùng nhận xét
tranh của các đội

Trẻ hát và vận
động.
11



giữ gìn và bảo vệ biển đảo của chúng ta để quê hương ta
ngày càng thêm giàu đẹp.
Ho¹t ®éng 3 : KÕt thóc.
Cho trÎ h¸t bµi h¸t: “ BÐ yªu biÓn l¾m”
Ví dụ 2: Hay hoạt đông học LQV Văn học
Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ.
Đề tài: Thơ “ Quê em ở vùng biển”
Thời gian : 30 – 35 phút.
Tôi đã tích hợp những nội dung sau :
- Trẻ biết bảo vệ môi trường.
- Khi đi du lịch cùng người thân biết giữ gìn môi trường biển, hải đảo luôn sạch
sẽ, không vứt rác bừa bãi, thu nhặt rác thải bỏ vào thùng.
- Trẻ tự hào về quê hương vùng biển của mình.
Ví dụ 3: Thông qua hoạt động KPKH
Chủ đề: Thế giới động vật.
Đề tài: Du lịch dưới đại dương.
Tôi đã tích hợp những nội dung sau :
- Trẻ biết tên, đặc điểm, ích lợi của 1 số động vật, thực vật sống dưới biển.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường biển để bảo vệ 1 số động vật, thực vật
sống dưới biển.
4.3. Chơi, hoạt động ngoài trời.
Tôi cho trẻ nhặt lá rụng và rác trên sân trường, phân loại rác khi tham gia
dọn vệ sinh ở sân trường.
Cho trẻ ghép hình con vật biển từ lá cây, vỏ sò, vỏ ốc, Tạo thảm cỏ, vườn
hoa trên bãi biển, Chơi với cát, nước, sỏi , gió, Chơi với vỏ ốc, vỏ sò biển.
Chơi trò chơi : “Tạo sóng biển bằng tay”.
4.4. Chơi, hoạt động góc.
Đối với trẻ ở lứa tuổi này, học mà chơi, chơi mà học trong giờ Hoạt động
góc trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống

của người lớn, nên tôi hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi tập thể qua đó tôi tích hợp
nội dung giáo dục về môi trường biển, hải đảo cho trẻ như:
- Xem tranh, ảnh, mô hình về biển, đảo.
- Trò chơi: Chọn hành động đúng về bảo vệ môi trường biển, Xếp tranh về quy
trình làm muối, Tai ai tinh, Phân biệt âm thanh của biển.
- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh, ảnh về các phương tiện giao thông trên biển.
- Làm sách tranh (cắt, dán trảnh ảnh) về biển, đảo Việt Nam.
- Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sò biển.
Cụ thể như sau:
a. Góc xây dựng: Trẻ xây dựng khu nuôi trồng thủy hải sản.
b.Góc phân vai:
Trẻ chế biến các món ăn hải sản từ biển.

12


Hình ảnh: Các món ăn đặc sản từ biển được các bé nội trợ chế biến
c. Góc tạo hình:
Trẻ làm những bức tranh về biển từ những chiếc lá rụng được trẻ thu lượm
ngoài sân trường

Hình ảnh: Trẻ làm tranh các phương tiện giao thông trên biển trong giờ hoạt động góc

d. Góc Khám phá khoa học
- Cho bé làm quen với chữ viết:
Tôi cho trẻ tìm hiểu, nhận biết tên gọi, vị trí địa lý của một số bãi biển,
đảo ở một số tình, thành bằng cách: Gắn tên một số tỉnh, thành phố trên bản đồ,
giới thiệu và chỉ vị trí địa lý trên bản đồ cho trẻ sau đó cho trẻ nhận biết tên tỉnh,
thành phố và gắn vào đúng vị trí địa lý trên bản đồ Việt Nam”
- Cho bé làm quen với sách, truyện

Trẻ xem những hành động đúng, sai đối với môi trường biển. Và cắt dán làm
tập san bảo vệ môi trường biển.
Từ những hình ảnh từ tạp chí, sách, báo ở “ Góc sách truyện” tôi hướng dẫn
trẻ chọn những hình ảnh đúng, sai để làm tập san bảo vệ môi trường biển, hải
đảo.
13


Hình ảnh: Các bé đang làm tập san bảo vệ môi trường biển, hải đảo
4.5 Thông qua hoạt động chiều:
- Cô và trẻ trang trí phòng nhóm (những vật liệu phế thải thu gom được: vỏ sò,
vỏ ốc, vỏ ngao….).
- Cùng cô làm đồ chơi từ vỏ ốc, vỏ sò biển.
- Làm sách tranh( cắt dán tranh ảnh) về biển, đảo Việt Nam.
- Hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển, hải đảo quê hương như bài:
Bé yêu biển lắm, Tàu chú lại ra khơi, Cháu thương chú bộ đội.
Kết quả: - 30/31 trẻ ( tỉ lệ 96,8%): Phân biệt được những hành động đúng - sai
đối với môi trường biển và hải đảo.
- 30/31 trẻ ( tỉ lệ 96,8%): Biết ích lợi của biển và hải đảo mang lại, Biết 1
số nguyên nhân gây ô nhiễm/ làm ảnh hưởng đến môi trường biển, hải đảo.
- 31/31 trẻ ( tỉ lệ 100%): Biết tham gia bảo vệ về môi trường biển, hải đảo.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục môi trường biển, đảo cho trẻ.
Đa số trẻ không có điều kiện để đi tham quan biển, đảo nên việc ứng dụng
CNTT để trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động về biển, đảo là vô cùng cần thiết.
Vì vậy khi tổ chức 1 hoạt động nào giáo dục về môi trường biển, đảo tôi lên
mạng khai thác các tư liệu hình ảnh, những đoạn video clip tải về máy và sử
dụng các phần mềm xử lí để thiết kế giáo án điện tử dạy trẻ.
Ví dụ 1: Ứng dụng thông tin ở hoạt động học LQV văn học.
Đề tài: Thơ “ Quê em ở vùng biển”.
Tôi đã lên mạng khai thác những hình ảnh phù hợp với nội dung của bài thơ như

sau:

Ví dụ 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian đón, trả trẻ.
Trong thời gian này tôi muốn cung cấp cho trẻ biết về tình trạng ô nhiễm và
suy thoái môi trường biển hiện nay gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng
kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Tôi đã khai thác các hình ảnh và
những đoạn video như: Tràn dầu trên biển, ô nhiễm rác thải trên biển, sinh vật
biển bị suy thoái, cá chết hàng loạt để trẻ xem.
14


Kết quả: - 100% trẻ hứng thú, tập trung tham gia vào các hoạt động.
- 100% trẻ tiếp thu nhanh, khắc sâu nội dung của các hoạt động.
6. Giáo dục về môi trường biển, đảo thông qua hoạt động cô và trẻ cùng
làm đồ dùng, đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi làm cho trẻ vui vẻ, sung sướng khêu gợi ở trẻ thái độ tích cực
với thế giới xung quanh, là phương tiện giúp trẻ thực hiện các hoạt động, đồng
thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình
hơn. Vì vậy tôi đã tận dụng các nguyên liệu sẵn có của địa phương, các nguyên
vật liệu phế thải như ( chai nhựa, những quả bóng nhựa củ..), xốp màu, giấy bìa
cứng, vỏ ngao, sò, ốc, hến … hướng dẫn trẻ và cùng với trẻ làm đồ dùng đồ chơi
có nội dung giáo dục về môi trường biển, đảo và cho trẻ tự tay mình trang trí
mô hình bằng những đồ dùng đồ chơi mình làm được. Cô và trò cùng làm được
nhiều đồ dùng, đồ chơi bổ xung vào các góc, đặc biệt là mô hình quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa để giúp trẻ biết được trên đảo có ai? Các chú làm gì ở trên
đảo? chúng ta được sống những ngày yên bình được đến lớp, đến trường cũng
nhờ có các chú ngày đêm canh giữ biển trời.

Hình ảnh:Bé làm đồ dùng đồ chơi từ vỏ ngao, sò.


Hình ảnh: Các bé làm mô hình đảo trường sa và tự tay trang trí.
15


Kết quả: - 31/31 trẻ(tỉ lệ 100%) có ý thức tận dụng các nguyên liệu phế thải để
làm đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
7. Giáo dục môi trường biển và hải đảo thông qua ngày hội, ngày lễ:
Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong
đời sống cộng đồng. Trẻ em, những thành viên nhỏ tuổi của xã hội hơn ai hết là
những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội.
Việc giáo dục trẻ về môi trường biển, hải đảo hiệu quả hơn. Tùy từng thời
điểm như: Vào các ngày lễ hội hay kết thúc sau mỗi chủ đề, tôi phối hợp với gia
đình, nhà trường tổ chức ngày lễ hội tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về
môi trường biển, đảo cho trẻ.
Ví dụ: Qua “Ngày hội tạo hình” tổ chức hàng năm ở trường, tôi đưa ra các
nội dung góp phần giáo dục về môi trường biển, đảo cho trẻ như: Làm bức tranh
về biển từ những nguyên liệu khác nhau hay cho trẻ thi vẽ tranh, cắt dán tranh
theo chủ đề “Chú bộ đội”, “Môi trường biển trong mắt em”, “Vẻ đẹp của
biển” .

Hình ảnh: Bức tranh các bé lớp 5 – 6 tuổi(Hoa Sen) làm trong “Ngày hội tạo hình”

Hay ví dụ như: Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt
Nam 22/12, tôi phối hợp với nhà trường tổ chức chương trình “Quà tặng chú bộ
đội”. Tham gia chương trình, trẻ được cùng nhau múa hát, đóng kịch, đọc thơ.
Những tiết mục văn nghệ có nội dung giáo dục về môi trường biển, hải đảo, về
chú bộ đội hải quân qua đó hình thành ở trẻ tình yêu biển, đảo yêu quê hương,
đất nước. Từ đó, hun đúc ở trẻ lòng tự hào, niềm tin, tình yêu với biển, khát
khao trở thành chú bội đội hải quân canh giữ biển trời Tổ quốc.

Kết quả: 100% trẻ có tình yêu với biển, đảo, yêu chú bộ đội, khát khao
muốn trở thành chú bộ đội canh giữ biển trời Tổ quốc.
8 . Sử dụng biện pháp nêu gương
Tâm lý của con người ai cũng thích được khen ngợi hơn là chê. Nhất là
đối với trẻ, lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ
nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình, về
bạn. Trong ngày có bạn nào đó có hành vi, việc làm tốt, khen ngợi những hành
vi, việc làm tốt của trẻ đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa. Tôi làm mỗi màu hoa
một nội dung yêu cầu.
16


Hoa màu đỏ: Người bạn thông thái của biển, hải đảo(trẻ nhớ được nhiều
vùng biển và hải đảo Việt Nam).
Hoa màu vàng: Người bạn của sách (bé làm sách tranh, làm tập san bảo
vệ môi trường biển đảo).
Hoa màu hồng: Người bạn đồ chơi (trẻ làm được nhiều đồ chơi đẹp từ vỏ
ốc, ngao, sò)
Hoa màu tím: Người bạn của môi trường (xem hình ảnh, video nói được
một số nguyên nhân gây ô nhiễm/ ảnh hưởng biển, đảo và có ý thức tham gia
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo).
Hoa màu xanh: Người bạn của biển (Biết ích lợi của biển, đảo mang lại)
Khi trẻ nhận được bông hoa màu gì, tôi hỏi cả lớp vì sao bạn nhận được
bông hoa màu đó?
Ngoài ra vào mỗi buổi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé
ngoan về môi trường biển, hải đảo để cho trẻ thực hiện.
Kết quả: 31/31 trẻ ( Tỉ lệ: 100%): Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào
tất cả các hoạt động để cuối ngày được cắm cờ hoa.
9. Cô phải là tấm gương chuẩn mực.

Đối với trẻ mầm non, trẻ còn quá nhỏ, cũng như sự lĩnh hội kiến thức của
trẻ còn hạn chế, nên để dạy cho trẻ ngày càng thấm nhuần tình yêu dành cho
biển đảo, tôi đã thường xuyên cập nhật các tin tức cũng như các thông tin, hình
ảnh trên mạng và qua sách báo để lấy những tư liệu đó dạy cho trẻ mỗi ngày một
ít, trẻ sẽ nắm được và hiểu được. Điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương
mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực
hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ về môi trường biển, hải đảo,
vì ở lứa tuổi này mọi hành vi của cô luôn được trẻ lưu tâm nhất.
Ví dụ: Trẻ biết 1 số nguyên nhân gây ô nhiễm/ làm ảnh hưởng đến biển, đảo
1 phần là do rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lí đổ thẳng ra biển.
Vậy chúng ta tham gia bảo vệ về môi trường biển, hải đảo như thế nào? Đó là ta
phải tham gia thu gom rác thải sinh hoạt. Cô giáo phải là tấm gương mẫu mực
trong việc sử dụng giấy cả 2 mặt, thu gom rác thải bỏ vào nơi quy định ở mọi
lúc, mọi nơi khi nhìn thấy rác.
Tóm lại, nói giáo dục về môi trường biển, hải đảo cho trẻ mầm non là cái gì
to tát lắm, nhưng không giáo dục về môi trường biển, hải đảo là bắt đâu bằng
những việc làm nhỏ nhặt nhất trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ.
10. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ.
Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì vai trò của phụ huynh là không
nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu nhiều hình thức tuyên
truyền và phối kết hợp với phụ huynh. Trong buổi họp đầu năm tôi đã mạnh dạn
trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường biển,
hải đảo, tình hình thời sự như: Trong lúc biển Hoàng Sa nổi sóng bởi Trung
Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng chúng ta cũng đã thấy,
cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên từng tấc biển quốc gia.Việc hạ đặt giàn khoan Hải
Dương 981 của Trung Quốc không chỉ để khoan thăm dò dầu khí mà chủ yếu
17


“khoan thăm dò” sức chịu đựng và lòng yêu nước của người Việt Nam. Từ đó

phụ huynh biết được giáo dục về môi trường biển, đảo là bước đầu giáo dục tình
yêu và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo ngay từ bậc học mầm non.
Góc tuyên truyền tôi dành ra 1 góc để viết bài tuyên truyền có nội dung về
môi trường biển, đảo dành cho phụ huynh.
Trao đổi với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ về các hoạt động giáo dục môi
trường biển, đảo trong ngày để về nhà phụ huynh củng cố thêm kiến thức cho trẻ.
Tôi phát động phong trào thu gom phế liệu sau dịp tết nguyên đán để làm
mô hình, đồ dùng, đồ chơi. Phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ mang các
nguyên vật liệu phế thải, sách báo cũ có liên quan đến nội dung giáo dục về môi
trường biển, đảo đến lớp cho cô.
Kết quả: - 31/31(tỉ lệ 100%) trẻ luôn nhắc bố mẹ mang nguyên vật liệu phế thải
đến lớp cho cô.
- 100% phụ huynh của lớp tôi ủng hộ nhiệt tình mọi phát động của trường, lớp.
IV. Kiểm nghiệm:
Qua các công việc thường xuyên hàng ngày, với những kinh nghiệm đúc
rút của mình tôi thấy lớp tôi đã chuyển biến rõ rệt cụ thể là kết quả như sau:
1. Đối với trẻ:
Khích lệ được trí tưởng tượng, sự tò mò của trẻ, trẻ có hứng thú học, tiếp
thu kiến thức nhanh về môi trường biển, hải đảo. Trẻ rất thích tham gia làm đồ
dùng đồ chơi từ các nguyên liệu, yêu lao động, thích tạo ra cái đẹp. Và trẻ bước
đầu có khái niệm về môi trường biển và hải đảo của nước ta.
Sau gần 1 năm nghiên cứu và thực hiện kết quả khảo sát trên lần 2 như sau:
Bảng 2: Kết quả cuối năm
Tổng
Kết quả trên trẻ
TT Nội dung khảo sát
số trẻ

Đạt
Tốt


1
2
3
4
5

Biết tên 1 số vùng
biển và hải đảo nổi
tiếng của Việt Nam.
Phân biệt được những
hành động đúng - sai
đối với môi trường
biển và hải đảo.
Biết ích lợi của biển
và hải đảo mang lại.
Biết 1 số nguyên
nhân gây ô nhiễm/
làm ảnh hưởng đến
biển, hải đảo.
Biết tham gia bảo vệ môi
trường biển, hải đảo.

Chưa đạt

Khá

Trung
bình
Số Tỉ lệ

trẻ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

31

18

58.1

12

38.7


1

3.2

0

0

31

17

54.8

13

41.9

1

3.2

0

0

31

18


58.1

13

41.9

0

0

0

0

31

16

54.8

14

45.2

1

3.2

0


0

31

18

58.1

13

41.9

0

0

0

0
18


Kết quả: Tỷ lệ tốt, khá đạt: 98.1%; Tỷ lệ trẻ TB: 1.9%; tỷ lệ trẻ chưa đạt: 0%.
Như vậy khi ứng dụng các phương pháp, hình thức mới vào bài học cụ
thể kết quả chung cho thấy: Kết quả của trẻ lần 2 tăng lên rất cao. Đặc biệt
không còn trẻ chưa đạt.
2. Đối với bản thân:
Được trao dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ trong các hoạt
động học, hoạt động vui chơi mọi lúc, mọi nơi.

Được phụ huynh tin yêu, tín nhiệm, trẻ gần gũi và yêu quý cô hơn.
3. Về phụ huynh:
Phụ huynh thấy được trách nhiệm của mình và cùng với cô giáo hun
đúc cho trẻ tình yêu với biển đảo. Qua góc tuyên truyền và các cuộc gặp gỡ
trao đổi phụ huynh đã chú ý rèn luyện và quan tâm đến trẻ nhiều hơn, từ đó
luôn ủng hộ các nguyên vật liệu để trang trí góc lớp, các cây xanh, cây cảnh,
sách báo có nội dung giáo dục môi trường biển, hải đảo có tác dụng với trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Qua lần khảo sát thứ hai cùng 1 nội dung tôi đã rút ra kết luận: Thật
không phải dễ để có 1 kết quả tốt, mà cô giáo có vai trò quan trọng trong quá
trình giáo dục về môi trường biển, đảo cho trẻ.
Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích: Bản thân cô
giáo phải kiên trì và chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu để không
ngừng nâng cao nghiệp vụ, luôn tìm tòi cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với
đối tượng, thường xuyên dự giờ giáo viên dạy giỏi để rút kinh nghiện cho bản thân.
Phải nắm vững nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục về môi trường
biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo những nguyên tắc như: Tính mục
tiêu, tính khoa học và tính phát triển. Nội dung phải góp phần giáo dục ở trẻ tình
yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê
hương Việt Nam.
Nên xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý trong các
chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải, nặng nề trong thực hiện chương trình
giáo dục mầm non.
Ngoài ra, nội dung giáo dục nên mở rộng theo hướng đồng tâm, phát triển
từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tiễn nơi trẻ sống.
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi từng trẻ để có những phương pháp
biện pháp giáo dục cụ thể. Xác định được nhiệm vụ của mình là đem tình thương,
lòng yêu trẻ bằng trách nhiệm của mình. Tình yêu thương ấy thể hiện ở lòng nhiệt
tình say mê công việc bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ, yêu trẻ như chính con mình.

Luôn sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc tuyên truyền biển,
đảo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng chủ đề
để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương hàng ngày

19


Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu
thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo
tâm lý thoả mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp,
nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó môi trường và
cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để
dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam.
II. ĐỀ XUẤT
- Đối với nhà trường: Hỗ trợ trang thiết bị để giáo viên thực hiện tốt hơn trong
việc tuyên truyền các nội dung về chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt hơn.
- Phòng giáo dục: Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp chuyên đề
về giáo dục về môi trường biển, hải đảo cho giáo viên nhằm nâng cao hiểu biết
về chuyên đề giáo dục về môi trường biển, hải đảo để áp dụng trong công việc
giảng dạy trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra trong quá trình công
tác. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài mới chỉ là những nghiên cứu
bước đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự góp ý của Hội
đồng khoa học các cấp để đề tài sau tôi viết được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Thị Hồng


Thanh Hóa, ngày 3 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tác giả

Mai Thị Sen

20



×