A- ĐẶT VẤN ĐỀ
“Làm quen với toán” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với
việc phát triển trí tuệ. Bởi nó giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và trực
tiếp giúp trẻ giải quyết các bài toán trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, nếu không
có các biểu tượng toán trẻ rất khó khăn để hiểu hết câu hỏi của người khác, để biểu
đạt những suy nghĩ của mình vì hằng ngày trẻ gặp rất nhiều tình huống muốn giải
quyết. Vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán là rất cần thiết. Đồng thời góp
phần vào việc phát triển tư duy cho trẻ và các quá trình tâm lí khác.Ngoài ra“Làm
quen với toán”còn góp phần hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán
như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian,
thời gian. Hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về
toán, các thao tác tư duy như: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,
khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hiểu và vận dụng số từ ngữ về toán như: To nhỏ, cao - thấp, phải – trái, nhiều hơn – ít hơn, cung cấp những kinh nghiệm, những
vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực của trẻ, giúp trẻ
có những phản ứng nhanh nhạy xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng toán là trang bị cho trẻ những
kiến thức toán học sơ đẳng dưới dạng những biểu tượng toán chứ không phải là
những khái niệm toán học, đó là những biểu tượng về tập hợp, số lượng, hình dạng
kích thước, định hướng không gian và thời gian. Từ những kiến thức đó nó sẽ là
hành trang, là nền tảng vững chắc để trẻ có thể tự tin khi bước chân vào lớp 1.
Nhận thức được tầm quan trọng nói trên. Bản thân tôi đã thường xuyên cập
nhật mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động làm quen với toán để triển khai kịp thời
và có kế hoạch sát sao cho bản thân, làm thế nào để hoạt động “ Làm quen với
toán” ngày càng mở rộng và nâng cao hơn nữa, phù hợp với xu thế đổi mới của
ngành giáo dục. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu
tượng toán sơ đẳng tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số
biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán”. Nhằm
góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới của trường nói riêng và
ngành học nói chung.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
I- Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng
ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ
bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu
tượng...Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu
và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt
động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần phát triển toàn
diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt
tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu, học hỏi để có những
sáng tạo riêng cho bộ môn Toán. Tôi thấy việc đổi mới giáo dục làm quen với Toán
cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo
tính đặc thù của hoạt động Toán sơ đẳng. Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành
giúp trẻ cảm nhận Toán một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến
thức - phương pháp về Toán.
Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với Toán, tôi nhận thấy trẻ thích được
hoạt động với Toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với Toán
chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng nhận thức về Toán của mình.
Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề “ Đổi mới hình
thức giáo dục làm quen với Toán”, ở lứa tuổi 5-6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành
biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với Toán,trường Mầm
non Nga Liên nói chung và lớp mẫu giáo A1(5-6 tuổi) nói riêng đã và đang thực
hiện chương trình hình thành các biểu tượng Toán cho trẻ theo hình thức mới. Qua
quá trình dạy, tôi thấy khả năng và hứng thú học Toán của trẻ so với chương trình
đổi mới và cải cách đã cao hơn.
II-Thực trạng cña vÊn ®Ò :
* Thuận lợi:
- Hiện nay Nga Liên là một trong những xã có nền kinh tế, văn hoá phát triển
khá ổn định và bền vững nổi bật nhất là nghề sản xuất kinh doanh và nghề tiểu thủ
công nghiệp. Chính vì vậy mà vấn đề an sinh xã hội được nâng cao, các bậc phụ
huynh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình.
2
- Về phía nhà Trường: Trường Mầm non Nga liên là một ngôi trường đạt
chuẩn quốc gia, trường có một cơ sở khang trang đầy đủ, phòng học rộng rãi,
thoáng mát, an toàn cho trẻ hoạt động. Nhà trường đã trang bị cho các nhóm lớp đồ
dùng và các trang thiết bị dạy học tương đối đầy, đặc biệt với môn học : làm quen
với Toán như: các khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác,...bằng nhựa hay lô tô
phục vụ cho môn học.... Nhà trường có ban giám hiệu nhiệt tình, trình độ chuyên
môn vững vàng. Thêm vào đó lại được sự quan tâm, nhiệt tình, sâu sát của UBND
xã và Phòng giáo dục.
- Về phía giáo viên: trường có tổng số giáo viên là 24 cô trong đó: có 18 cô đã
có bằng trên chuẩn đó là bằng Đại học và bản thân tôi cũng rất là vinh dự được nằm
trong tốp 18 cô đó, còn lại 6 cô có bằng đạt chuẩn. Chính vì vậy mà kiến thức của
giáo viên được nắm rất chắc, chuyên môn nghiệp vụ rất dầy dặn và tạo được sự tin
tưởng tuyệt đối từ các bậc phụ huynh. Bản thân tôi, qua những lần được học các
lớp chuyên đề làm đồ dùng- đồ chơi và qua tìm hiểu trên mạng tôi cũng đã làm
được nhiều đồ dùng- đồ chơi phục vụ cho môn học phù hợp, nhất là môn làm quen
với Toán.
- Về phía học sinh : Các em cũng được quan tâm nhiều hơn, mức sống của các
bé cũng khá đầy đủ, các bé đã được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện
đại ngay từ khi còn rất nhỏ và có khoảng 85% các bé đã được đi học từ lớp nhà trẻ
bé(18 – 24 tháng tuổi). Cho nên các bé rất là mạnh dạn, tự tin, năng động và thông
minh.
Trường tôi trong những năm gần đây đang vươn lên từng bước trưởng thành
khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Với đội ngũ
cán bộ quản lí cũng như giáo viên trẻ khoẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách
nhiệm có trình độ chuyên môn cao, cơ sở trường lớp tương đối đây đủ.
Trong năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi với tổng
số cháu là 32 cháu. Trong đó có 18 cháu trai và 14 cháu gái, các cháu đều cùng một
độ tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều, thích tham gia các hoạt động. Bản thân
về bộ môn làm quen với toán cũng nắm được phương pháp giảng dạy, hơn thế nữa
tôi rất yêu nghề, mến trẻ, và đặc biệt là được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà
trường đã giúp tôi vững tin hơn trong mọi hoạt động.
* Khó khăn:
3
Trước những mặt tích cực như vậy vẫn còn một số những hạn chế nho nhỏ
về trang thiết bị, đồ dùng phục phụ cho môn học còn ít, chưa phong phú, nhận thức
kĩ năng của trẻ đã tập trung nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Vì một số cháu chưa qua
lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ mà học luôn chương trình mẫu giáo lớn. Trẻ gặp
nhiều khó khăn khi gặp phải một số vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị dần
từ những vấn đề đơn giản. Cho nên phần lớn trẻ không biết xếp tương ứng, đặt số
lượng tương ứng bị nhầm, đếm hay bị nhảy cóc khi thực hiện một số phép biến đổi,
còn lúng túng nói sai kết quả. Hay nhầm lẫn các chữ số với nhau như số 9 với 6. số
2 với số 5 số 3 và số 7 còn đặt ngược. gọi tên các hình, các khối còn nhầm lẫn chưa
phân biệt được định hướng trong không gian hoặc hay bị nhầm lẫn.
Mặt khác sự nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều, Một số phụ
huynh còn xem nhẹ môn học này đối với trẻ mầm non. Chúng tôi vẫn còn hay được
nghe những câu cửa miệng của phụ huynh rằng “ Ôi dời cái trò Mầm non thì học
hành cái nỗi gì với lại trẻ nó biết cái gì mà các cô cứ làm quan trọng hoá vấn
đề ...,”. Còn nhiều bé chưa được bố mẹ cho đi học từ lớp bé mà chỉ chờ đến 5 tuổi
mới cho các bé ra lớp .
Trước những thực trạng đó, bản thân tôi đã nhận thức được nhiệm vụ của
người giáo viên là không được nản lòng trước mọi thử thách khó khăn mà cần phải
biết tìm ra các phương pháp, biện pháp sáng suốt nhất để các giờ học thêm sinh
động mang tính chất của độ tuổi: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Làm cách nào để
đưa trẻ đến các hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen với toán một cách nhẹ
nhàng khéo léo mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.
Vào đầu năm học tôi bắt đầu khảo sát kết quả đầu vào của trẻ lớp mình và
thấy kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học:
Nội dung khảo sát
Tổng
Kết quả khảo sát
Số
Trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ CĐ Tỷ lệ %
trẻ
Trẻ biết về biểu tượng Tập
32
14
43,8
18
56,2
hợp - Số lượng - Phép đếm
Trẻ nhận biết, phân biệt
32
16
50
16
50
hình dạng, kích thước.
Trẻ biết định hướng trong
32
12
37,5
20
62,5
không gian,thời gian
Từ những vấn đề trên việc tìm ra giải pháp tốt nhất để hình thành những biểu
tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc phục được
4
những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là
cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.Chính vì vậy mà tôi đã
đi vào nghiên cứu đặc thù của hoạt động Làm quen với Toán. Để tìm ra giải pháp
hữu hiệu nhất giúp trẻ hứng thú với môn học này.
III- Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1. Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình thành các biểu
tượng toán học cho trẻ.
Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các
quy tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực.
Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian
nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một
số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn
điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. do vậy ta cần có sự linh hoạt thay
đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán.
a. Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài
Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn
tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái
khi học.
*Ví dụ1 : Khi dạy đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật,
khối cầu, khối trụ. Phần giới thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa
đi thi đấu về, sau đây là lễ trao giải.” Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy.
Giải quả bóng vàng được trao cho cầu thủ A, các cháu thấy bạn A nhận được quả
bóng như thế nào? vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao, cho trẻ xếp gôn bằng
các khối và tập đá bóng bằng các khối cầu. Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết
là mình đang học một tiết toán về các khối.
Hoặc dạy bài khối vuông, khối chữ nhật trong chủ đề ngành nghề, giới thiệu cho trẻ
về nghề xây dựng dẫn trẻ đi thăm một số công trình xây dựng bằng các khối . v . v.
*Ví dụ 2 : Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 ở chủ
đề “bản thân”.Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê tròn
6 tuổi”. Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “chúc mừng sinh nhật” các cháu được lên
đốt nến và thổi nến, nói những lời chúc mừng sinh nhật có ý nghĩa trẻ được đếm số
5
nến, tặng quà cho búp bê. Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ sinh nhật búp bê. Như vậy trẻ
rất thích thú.
Việc đặt ra các tình huống có vấn đề ,để cô và trẻ cùng giải quyết sẽ gây cho
trẻ được trí tò mò và thích thú.
b. Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề
Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ đề một cách xuyên suốt từ
phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp,
lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, phù hợp hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi
cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên.
*Ví dụ 1 : Dạy trẻ đề tài: xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau
của đối tượng khác. Tôi chọn đối tượng xác định là con Voi, bằng câu chuyện kể về
chú voi , cho trẻ đi thăm Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ của đất nước nơi có rất
nhiều các chú voi sinh sống. Trên đường đi phải đi qua nhiều nơi khác nhau, mỗi
vùng quê có những phong cảnh những trò chơi khác nhau. Đến mỗi nơi đều có đối
tượng để trẻ xác định các hướng cơ bản của đối tượng đó. Ngoài ra còn có nhiều
trò chơi dân gian ví dụ như trò chơi “mõ làng mõ xóm”. Cô hoặc một trẻ làm người
đi rao mõ. Vừa gõ mõ vừa đọc:
“Chiềng làng chiềng chạ
“ấy là mõ xóm
Thượng hạ tây đông
Mõ làng là tôi
Nếu là đàn ông
Thấy tôi đứng này
Đứng ra phía trước
Con trai bên trái
Nếu là con gái
Con gái bên phải
Đứng ra phía sau.’’
Nhanh mải lên nào.”
Sau khi người giao mõ đọc xong từng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng đúng vào
vị trí người giao mõ yêu cầu.Tiếp theo là cô phải đặt các câu hỏi để trẻ trả lời xem
trẻ đang đứng ở vị trí nào của người giao mõ.
Trẻ được đi chơi nhiều nơi, được ngắm phong cảnh quê hương đất nước, vừa
được chơi trò chơi. Như vậy trẻ rất thích, rất tích cực tham gia vào các hoạt động
giúp cho tiết học đạt kết quả.
6
Việc lồng nội dung chủ đề và các môn học khác làm cho tiết học phong phú,
hấp dẫn, và củng cố những kiến thức của trẻ. Việc chọn hình thức gây ấn tượng cho
trẻ bằng lời nói dẫn dắt vào bài bằng những cách khác nhau, tôi còn lồng ghép văn
học, âm nhạc, khám phá khoa hoc vào bài.
*Ví dụ 2 : Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia
đình” , tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối dẹt tôi đã
thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hoa (Cháu ông bà già) là Tuấn, Lan, và Mai. Vừa
kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn “Ông nhổ củ cải
không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” cô dừng lại đặt câu hỏi “vừa rồi chỉ có một
mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bé Hoa là thêm mấy người? (2 người). Thế
là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu chuyện cứ tiếp diễn thêm 1, 2,
3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải đã lên được, trẻ vừa được nghe
chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất thích thú say sưa đắm mình
vào câu chuyện kể và nắm được kiến thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm
trí trẻ.
Trong một tiết học ta có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác như thế
ta tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ trong quá
trình cung cấp kiến thức cho trẻ ta nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi
nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ theo một khuôn mẫu nhất
định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học.
2. Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động
làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 5 -6 tuổi.
Với trẻ 5 -6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần
thiết, không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹ, thông minh, hoạt bát, sáng
tạo trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác
mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó còn
giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1, Muốn trẻ hào hứng tham
gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho
trẻ như: Cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ lời câu hỏi của cô, cách giơ thẻ số và
cách sử dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách thực hiện
7
các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả
năng nhận biết nhanh, chăm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để
bỗi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ. Trong
quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn giản nhưng
hợp lý và phù hợp như sau:
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng cảm
tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu tiên,
nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khởi gợi tính tò mò ham hiểu biết
của trẻ .
* Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện.
- Tôi sử dụng mô hình ,sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi đẻ dẫn dắt
trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
+ Đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ
đưa trực quan ra bằng cách.
VD: Tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện sáng tạo về những chị Gà mái Hoa
Mơ , sau đó tôi đưa ra tình huống: Hôm nay là ngày hội của những chị Gà mái Hoa
Mơ, các chị cùng nhau dẫn con đi trẩy hội, không may con của các chị mải chơi
nên bị lạc mẹ. Bây giờ các con hãy giúp các chị Gà mái Hoa Mơ tìm những chú Gà
con bị lạc nhé. Sau khi trẻ tìm được cô cho trẻ láy và xếp tương ứng một Gà mẹ và
một Gà con để tạo nhóm mới.
Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo
được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ
dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học
VD: Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn chủ
8
đề “Quê Hương – Thủ đô - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác được
xếp theo hình thức sau.
- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật.
- Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông
- Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ
- Bóng đèn trên cột trụ dược xếp bằng khối cầu.
Khi gợi mở cho trẻ vào chủ đề vào bài giáo viên nói hôm nay cô cùng các con sẽ đi
thăm một nơi rất đẹp ở thu đô Hà Nội, Khi đi đến trước mô hình cô hỏi trẻ: Chúng
mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ? Mô hình lăng Bác có gì đặc biệt
không? trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào xếp
băng khối vuông,.... đó là những khối đã học rồi ạ”. Cô nhắc lại và nhấn mạnh yêu
cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ
cùng khám phá tìm hiểu nhé! ( Cô và trẻ vào bài)
* Việc lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi là tư duy trực quan hình
tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Nên
trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình với
nhau. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ
đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với
cô nhịp nhàng.
Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm
theo cô.
Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc.
Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần.
Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. nếu trẻ còn lúng túng
chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót.
Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để đưa
trực quan ra.
VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.
Câu đố về khối vuông:
9
Khối gì xinh xắn
Sáu mặt hình vuông
Bé hãy đoán xem
Khối gì thế nhỉ?
Câu đố về khối cầu:
Khối gì tròn lăn
Không xếp chồng được đâu
Không đứng yên được lâu
Động vào lăn long lóc.
Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang
nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động
tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các câu truyện
sáng tạo.
VD: Có một bạn Gấu con rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn Gấu gặp cô, và
bạn Gấu đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn Gấu nói gì
không nào? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Gấu nói với cô
giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn Gấu nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 19/5
là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn Gấu cảm ơn các bạn lớp
mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/ 5 nên đã tặng lớp mình một món
quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện đã chuẩn bị trước)
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các hoạt động học khác, vào hoạt
động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát
huy được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
VD: Để trẻ nhận biết, phân biệt được về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ
nhật tôi đặt câu hỏi?
Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ?
Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?
Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhắm nặn khối cầu, khối trụ.
10
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy màu
tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau
tham gia vào các hoạt động.
Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ Làm
quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc
và bền vững.
* Sưu tầm một số trò chơi mới.
.Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động
làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là một đặc
điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ
học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. trẻ hào hứng
chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ. Hãy tạo cho
trẻ nhiều cơ hội để “chơi” với các biểu tượng toán. Trò chơi giúp trẻ học tốt hơn
là làm bài tập toán. Các trò chơi thú vị thường dễ dàng tạo ra cho trẻ động cơ để
rèn luyện các kỹ năng toán học cơ bản.
. Những trò chơi mà trẻ rất thích chơi là: Chơi kéo co, chơi lò cò, cáo và gà
mái, trốn tìm… (nhằm củng cố các kỹ năng đếm số bạn cùng chơi và định hướng
trong không gian), hoặc những trò chơi như cờ ca rô, lô tô… (nhằm dạy trẻ biết lập
kế hoạch và chọn biện pháp học đếm phù hợp), những trò chơi sử dụng con xúc xắc
như: con rắn và thang… (nhằm củng cố các kỹ năng đếm, đọc bằng mắt các con số
và phép tính cộng)
. Việc kết hợp vận động và âm nhạc với việc lĩnh hội các biểu tượng toán sẽ
làm trẻ thích thú và nhớ lâu hơn các khái niệm cần thiết:
Ví dụ: Trò chơi : “ Kết bạn” Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa
hát một bài hát trong chủ đề, khi hát hết bài hát cô hô kết đôi thì hai trẻ tìm lại với
nhau, cô hô kết ba thì ba trẻ tìm lại với nhau…...Cứ như thế cô hát thay đổi các bài
hat trong chủ đề và tăng dần số lượng kết bạn.
11
Cô và cháu cùng chơi trò chơi kết bạn
. Ngoài ra, trò chơi vẽ bằng các ngón tay cũng cho trẻ cơ hội học về số lượng
một cách dễ dàng.
- Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học
tập,và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp
Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến
trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của trò chơi phải
được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực
của trẻ,chính vì vậy tôi đã nghiên cứu,xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi
cho phù hợp,tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và
tập thể. Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán ,tiết
học trở nên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái
nên cỏ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng
say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
*-Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp.
12
Môi trường giáo dục là đồ dùng trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ.
Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt
quan tâm.
-Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ
hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo nội dung từng
bài.
-Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ
chơi,tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ: Chủ đề: “ Gia đình” :
+Treo tranh về gia đình đông con,ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo
dục trẻ.
Gia đình đông con
Gia đình ít con
+ Cho trẻ đếm số lượng đồ dùng gia đình trên giá, kệ.
•
13
•
Kệ để máy tính
3. Dạy trẻ định hướng trong không gian:
Khi dạy trẻ định hướng không gian thì cần phải chính xác, rõ ràng cho nên
giáo viên càng nắm vững trình độ làm quen với toán của trẻ sẽ giúp cho việc dạy
trẻ học toán đạt kết quả cao.
Trong giờ học, tôi cho trẻ ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ học yếu để
những trẻ học khá có thể giúp những bạn học yếu nắm bắt kiến thức tốt hơn và
chính xác hơn.
Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới
của bản thân.
Trước tiên tôi tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát và
phát hiện những biểu tượng mới. Cụ thể để trẻ xác định được phía trên – phía dưới,
tôi treo một đồ vật ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi
trẻ: Đồ vật đó ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên? Trẻ phải nói
được rằng vì con phải ngẩng đầu nên con mới nhìn thấy nó.
Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định phía dưới tôi dấu đồ vật ở dưới gầm
ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy vật dấu đó con phải làm như thế nào? Trẻ phải dựa
vào vốn kinh nghiệm của mình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó của cô là cần phải
cúi xuống mới nhìn thấy vật đó vì nó để ở phía dưới.
Ví dụ: Dạy trẻ xác định phía trước thì tôi phải tạo tình huống và tổ chức cho trẻ
học qua các trò chơi, và sử dụng các đồ chơi để trẻ hứng thú học. Qua đó giúp trẻ
14
hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là ở phía trước còn những gì
không nhìn thấy được là ở phía sau. Không những dạy trẻ định hướng phía trên –
phía dưới, phía phải – phía trái trong không gian mà tôi còn dạy trẻ xác định tay
phải, tay trái của bản thân rất khó.
Ví dụ: Tôi dạy lần 1
Dạy trẻ xác định tay phải – tay trái bằng đồ dùng như : Hoa, cờ…
Tay phải cầm hoa đỏ, tay trái cầm hoa xanh thì tôi thấy trẻ vẫn còn bị nhầm
nhiều.
Qua giờ dạy đó, tôi suy nghĩ rất nhiều mình cần phải làm thế nào để trẻ xác
định tay phải – tay trái nhanh hơn và chính xác hơn.
Tôi dạy lần 2 kết hợp với trò chơi
Cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô phỏng các hành động như : đánh răng,
vẽ bài, ăn cơm…
Khi cho trẻ chơi làm động tác mô phỏng hành động đang vẽ bài.
Cô hỏi khi con vẽ bài con cầm bút bằng tay nào? Cô yêu cầu trẻ nói và giơ tay
đó lên cho cô kiểm tra.Trẻ giơ tay phải của mình lên cho cô xem ( Cô bao quát nếu
có cháu nào sai cô đến tận nơi để sửa cho trẻ)
Cô hỏi thế con dùng tay nào giữ vở?
Tay trái giữ vở còn tay phải cầm bút thì các con mới vẽ đẹp được. Ngoài việc
giữ vở tay trái của các con còn có thể dùng để làm gì nữa nào?( Cầm ca, cầm bát..)
Còn tay phải ngoài để cầm bút trong giờ vẽ, tay phải còn định làm việc gì?
( Cầm bát, cầm bàn chải..)
Qua cách dạy này tôi thấy trẻ có nhận định chính xác hơn lần trước rất nhiều,
số trẻ còn nhầm lẫn giữa tay phải và tay trái không đáng kể.
Không chỉ dạy trên tiết học chính mà tôi còn dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong
các giờ hoạt động khác như: Thể dục, âm nhạc…
Ví dụ: Trong giờ thể dục cô cho trẻ chuyền bóng theo phía phải và phía trái của
bản thân, trẻ không chỉ được vận động thể lực mà còn được ôn lại những kiến thức
đã được học . Trong khi chơi chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía phải, phía
trái của bản thân để nhận và chuyền cho đúng.
15
Ví dụ: Khi cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập, bài yêu cầu bé hãy tô màu
xanh cho quần áo của bạn đứng trước ngôi nhà và tô màu đỏ cho ở phía sau ngôi
nhà. Với yêu cầu của bài trẻ không chỉ chọn màu tô đúng mà trẻ còn phải xác định
phía trước phía sau là bạn nào.
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm” Các
cháu rất thích chơi trò chơi này vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là
ưa hoạt động Hơn thế nữa tôi muốn dùng trò chơi này để ôn lại cho trẻ kiến thức
về định hướng không gian, cụ thể là trẻ cần phải nhìn xem bướm đang bay ở đâu?
Bướm bay ở phía trên thì trẻ muốn bắt được nó thì trẻ phải ngẩng đầu lên và nhảy
lên để bắt con bướm đó.Vậy là lại thêm một lần nữa những kiến thức toán đã học
và ôn luyện củng cố lại, như vậy trẻ sẽ nhớ kiến đó lâu hơn.
Với những kinh nghiệm dạy trẻ định hướng trong không gian tôi còn tạo tình
huống để trẻ phản ứng nhanh khi trẻ làm quen với biểu tượng này.
Ví dụ : Khi tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, bỗng có một đàn chim bay
ngang qua. Tôi hỏi trẻ đàn chim bay ở phía nào của các con?
4. Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh :
Không chỉ có trong trường học mới cung cấp môi trường học toán cho trẻ, có rất
nhiều cách học toán tự nhiên có thể thực hiệnh bên trong và bên ngoài gia đình, và
cha mẹ chính là những người thầy đầu tên tốt nhất của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ
lĩnh hội những khái niệm toán học cơ bản một cách nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả,
thông qua các hoạt động hằng ng ày ở tại gia đình cha mẹ có thể thu hút trẻ vào
các tình huống thực tế như : khi làm công việc nhà, đi mua sắm, thăm quan, cha
mẹ cũng có thể giúp trẻ cảm nhận Toán học đang hiện diện quanh mình.
* Hướng dẫn trẻ bảo quản đồ chơi: Nhiệm vụ đầu tiên rất phù hợp với trẻ là
cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thường thì trẻ không tự nguyện làm điều này
nếu không có sự khuyến khích, nhắc nhở và kỉ luật từ phía người lớn. Cần tập cho
trẻ thói quen dọn dẹp sau khi chơi.Cha mẹ có thể mua những cái hộp bằng nhựa
trong suốt và dán nhãn trên nắp hộp (được diễn đạt bằng các hình ảnh tượng trưng).
Chú ý hướng dẫn cho trẻ cất đồ chơi theo từng loại riêng biệt vào trong các hộp
16
nhựa đó. Qua đó, trẻ học cách đối chiếu đồ chơi thật với hình ảnh trên nắp hộp
cũng như học phân loại đồ chơi.
* Nấu ăn: Nấu ăn là thời điểm tạo ra rất nhiều cơ hội để trẻ học toán và là một
hoạt động khá thích thú đối với trẻ. Có thể dạy trẻ đo lường (đo lượng nước, lượng
gạo, lượng đưoờng, lượng muối,… cần thiết cho mỗi món ăn…). Làm một món rau
trộn đơn giản trẻ sẽ hiểu được khái niệm về một phần và toàn thể ,trẻ nhận thức
được kích thước và hình dạng khi chúng xé rau diếp và thái mỏng dưa chuột.
Chúng luyện tập đo lường dầu ăn theo giới hạn của muỗng. Trẻ học xếp thứ tự khi
chúng thực hiện lần lượt công thức làm món ăn. Ví dụ, thành phần nào cần xếp vào
trước nhất, thứ hai, thứ ba… Các bậc cha mẹ khi sửa soạn bữa ăn cùng trẻ, nên
củng cố nhận thức của trẻ bằng cách dùng ngôn ngữ toán học như: thêm vào hay
bớt ra…
* Xếp dọn bàn ăn: Khi trẻ lên 5 tuổi, chúng ta có thể đề nghị trẻ phụ dọn bàn
ăn, yêu cầu trẻ đếm số người trong nhà để lấy đúng số lượng chén, đũa, muỗng
dùng cho cả nhà. Thay vì phải nói với trẻ số lượng đồ dùng cần lấy ra, chúng ta nên
đề nghị: “Con hãy xếp bát, đũa, muỗng, ly… dùng cho cả nhà”. Trẻ cần biết giải
quyết một số tình huống phát sinh khi nhà có thêm một người ăn. Trẻ sẽ phải sử
dụng những hiểu biết ban đầu để giải quyết vấn đề xem chừng rất khó khăn đối với
trẻ
*Gấp quần áo:Gấp và xếp đặt quần áo là cơ hội để đề nghị trẻ đếm số quần áo
của mỗi thành viên trong gia đình, đếm số khăn trong buồng tắm, số bàn chải đánh
răng trên kệ,… Việc gấp khăn tắm làm phân nửa hoặc một phần tư dạy trẻ vể phân
số, việc xếp quần áo thành đồ của ba, của mẹ, của anh giúp trẻ học cách phân loại.
Khi trẻ nhìn thấy sự khác nhau về kích thước quần áo của ba và anh, trẻ học được
sự so sánh. Ngoài ra, trẻ còn sử dụng cảm giác để cảm nhận sự khác nhau trong
cách dệt quần áo và ngửi thấy mùi thơm của quần áo mới giặt.
* Học toán khi đi mua sắm: Ngày nay, có rất nhiều trÎ thường phải theo cha
mẹ đến các cửa hàng để mua sắm. Trong thời gian đi mua sắm cùng cha mẹ ở các
17
nơi đó, trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm nếu có cơ hội đếm số hàng hóa mua được, so
sánh giá của hai loại hàng hóa, trả tiền mua hàng, hay đơn giản là trả tiền mua một
vé uống nước và nhìn thấy số tiền trả lại là bao nhiêu. Như vậy trẻ sẽ biết thêm về
cách chi trả tiền trong thực tế.
Trẻ cùng bố mẹ đi siêu thị
*Học toán khi chơi cùng đồ chơi ở nhà:
Ngày nay trẻ không chỉ chơi đơn thuần những trò chơi dân gian như: chơi đồ
hàng, chơi đánh chuyền, đánh chắt... mà ở nhà trẻ thường được cha mẹ mua cho rất
nhiều đồ chơi có sẵn và rất hiện đại như: siêu nhân, búp bê, ô tô, xe máy, xe tăng...
Những đồ chơi này giúp phát triển khả năng tư duy cũng như sự tò mò, óc sáng tạo
ở trẻ. Ví dụ: Khi trẻ chơi đồ chơi là các phương tiện giao thông như: ô tô, máy
bay... trẻ thường hay mày mò, khám phá và tự hỏi: Làm sao ô tô có thể tự chạy
được? Máy bay sao có thể bay mà không cần người ngồi trong điều khiển... Chính
vì vậy mà ngay lúc này đây cha mẹ là người gần gũi bên trẻ nhất, có thể giúp trẻ lý
giải những câu hỏi như: Vì sao? Tại sao? Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cung cấp
thêm kiến thức cho trẻ như hình dạng, màu sắc, kích thước: to - nhỏ, dài - ngắn,
18
vuông hay tròn... Qua những lần chơi này, trẻ sẽ nhớ rất lâu. Không chỉ vậy mà nhờ
vào những đồ chơi này cha mẹ có thể cung cấp thêm cho trẻ biết và các loại
phương tiện giao thông và giúp trẻ biết được các phương tiện giao thông này là
phương tiện giao thông đường gì, đi ở đâu và tham gia giao thông phải luôn chấp
hành đúng luật giao thông như thế nào? Như vậy, mỗi lần chơi là một lần trẻ khắc
sâu hơn về luật giao thông cũng như phương tiện giao thông.
IV- Kiểm nghiệm:
* Kết quả trên trẻ: Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ
thuật sử dụng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với
biểu tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau.
Nội dung khảo sát
Trẻ biết về biểu tượng Tập
hợp - Số lượng - Phép đếm
Trẻ nhận biết, phân biệt
hình dạng, kích thước.
Trẻ biết định hướng trong
không gian,thời gian
Tổng
Số
trẻ
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ % Trẻ CĐ
Trẻ đạt
32
30
93,7
2
6,3
32
29
90,6
3
9,4
32
29
90,6
3
9,4
Tỷ lệ %
* Kết quả của giáo viên:
- Tôi đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp rất
sinh động, hấp dẫn, thoáng đãng và khoa học.
- Bổ xung được nhiều đồ chơi cho tiết dạy.
- Giờ dạy “ Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán” Tôi đã được Ban giám hiệu
nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại giỏi.
- Đã được phòng Giáo dục cử dạy mẫu cho hơn 100 sinh viên của Trường ĐH
Hồng Đức về dự thực tập rút kinh nghiệm và được các giảng viên đánh giá rất cao
và đựơc xếp loại suất sắc qua 2 tiết dạy vừa qua.
- Trong 4 năm liên tục được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 –
6 tuổi bản thân tôi đã gặt hái được rất nhiều thành công cho cả cô và trò, được các
19
bậc phụ huynh tin tưởng và tín nhiệm đó là một thành công và là một niềm vui rất
lớn đối với tôi.
C- KẾT LUẬN
.* Kết luận:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Muốn
tồn tại và phát triển xã hội văn minh , phồn vinh thì phải chăm sóc giáo dục trẻ. Đó
là nhiệm vụ không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà là của toàn xã hội.
Đối với chương trình giáo dục trẻ mầm non, bộ môn "Làm quen với toán" là
một trong những nội dung quan trọng, cần thiết không thể thiếu được.
Thông qua môn "Làm quen với toán" cô giáo giúp trẻ hình thành và lĩnh hội
những kiến thức cũng như những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, là hành trang
cho trẻ bước tiếp trên những chặng đường mới.
Với những ý nghĩ như vậy và với yêu cầu giáo dục ngày càng cao đòi hỏi người
giáo viên mầm non phải có nhận thức đúng đắn về việc dạy trẻ "Làm quen với
toán" để có kỹ năng, kỹ xảo trong từng tiết dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy
cao hơn.
Qua nghiên cứu thực hành và giảng dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán
bản thân tôi đã rút ra một số bài học sau:
Muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen với toán. Trước khi lên
lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án, phương pháp lên lớp theo đúng trình tự
loại tiết để giảng dạy và đan xen với mọi hoạt động để trẻ nắm chắc các nội dung
bài học .
Và tôi luôn phải tìm tòi học hỏi, nội dung, mọi hoàn cảnh địa phương để phát
triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, nhất là đồ dùng, đồ
chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi.
Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xin ý
kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về cơ sở vật chất.
Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho
trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo môi
20
trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho
trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đồ chơi mà trẻ được làm quen thường xuyên
đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi, tình huống mới
gây sự bất ngờ chú ý của trẻ.
Điều cần thiết nhất là cần phải biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh làm
tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng tình, từ đó
đứa con em mình ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích học, không
những môn “ Làm quen với toán” mà còn có ích cho các bộ môn học khác nữa. Tôi
luôn luôn không ngừng ở đây mà còn luôn luôn quan tâm tìm tòi học hỏi và sáng
kiến ra nhiều nghiệm cho mình hơn nữa.
* Ý kiến đề xuất:
II. Đề xuất:
.1 Đối với ngành giáo dục.
- Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề toán
để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề của chương trình mầm non mới.
- Tổ chức các hình thức thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút
kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù
hợp.
- Thường xuyên liên kết với các trường Đại học, cao đẳng để được dạy mẫu cho
các em sinh viên và đựơc rút kinh nghiệm từ các giảng viên có chuyên môn.
- Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới.
.2 Đối với nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên thăm quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy
giỏi để nâng cao trình độ.
- Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn toán, viết sáng kiến kinh
nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.
- Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
.3 Đối với giáo viên.
- Bản thân tôi luôn luôn tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
- Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện
pháp dạy học phù hợp nhất với mỗi tiết dạy.
- Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình
và nhà trường.
21
Trờn õy l mt s kinh nghim ca tụi a ra cũn nhiu hn ch mong c
cỏc cp lónh o b sung v cụng nhn ti: Mt s bin phỏp giỳp tr 5 6
tui hng thỳ vi hot ng lm quen vi toỏn.
ngh nh trng u t thờm v c s vt cht, trang thit b tụi cú th xõy
dng mụi trng cho tr hot ng vi toỏn cng nh cỏc hot ng hc khỏc
c tt hn. Tụi xin chõn thnh cm n!
Tụi xin chõn thnh cm n.
xác nhận của thủ trởng
đơn vị
Nga Liờn, ngy 10 thỏng 04 nm 2015
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh
vit khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
Ngi thc hin
Mai Th Thu
22