Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học địa lý lớp 7 – trường THCS Nga Yên, huyện Nga Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 17 trang )

TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÝ LỚP 7 – TRƯỜNG THCS NGA YÊN HUYỆN NGA SƠN

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) thường đề cập tới
với sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng
lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác
quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ
sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, đến năm
2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22 triệu người Việt Nam
bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hoàn
toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng cũng gia tăng.
Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức khỏe của
người dân bị ảnh hưởng.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão
lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Trước tình hình này, các lĩnh vực, các
ngành, các địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình
hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát
triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và
về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động thường
xuyên của mình.
Là cán bộ giáo viên môn địa lý cấp THCS, tôi thấy rằng việc lồng ghép,
tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào bộ môn Địa lý
THCS là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến
thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin
để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến
kinh nghiệm của mình là: “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
trong dạy học địa lý lớp 7 – trường THCS Nga Yên, huyện Nga Sơn ”



B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự
vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc
trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực
hoặc do hoạt động của con người.
BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động
của con người cùng với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí
quyển.
1.2. Nguyên nhân hình thành biến đổi khí hậu
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển
ở mức độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên.
Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện
nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng
BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.
1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải
BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế là
nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Đó là sự tăng nồng độ các khí
nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng
là khí điôxit cacbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nguyên
liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên ...
1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên
Hiện nay BĐKH tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu, băng, tuyết của các
vùng cực của Trái Đất và trên núi cao tan ra, nước của các đại dương ấm lên và
giãn nở ra, làm mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên. Các thiên tai như

mưa lớn, bão, lũ lụt, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, lốc xảy ra nhiều hơn, mạnh
hơn, dị thường hơn. Số ngày lạnh, đêm lạnh, băng giá ít hơn. Hiện tượng El
Nino xảy ra nhiều hơn, kéo dài và mạnh hơn. Ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm
nhập mặn, sạt lở đất xảy ra nhiều và mạnh mẽ hơn trước...
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu
Theo kết quả đánh giá của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH, Sự gia tăng
của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do
BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh
vực, các vùng, bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng … trong đó, những lĩnh
vực chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH có thể được tổng hợp qua sơ đồ sau:
2


Tác động của biến đổi khí hậu

Tác động của biến
đổi khí hậu

Đến hoạt động
kinh tế

Đến các yếu tố
xã hội

- Môi trường đất
- Môi trường nước
- Môi trường không

- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp

- Ngư nghiệp
- Năng lượng
- Công nghiệp
- Giao thông vận tải
- Xây dựng

- Vấn đề di dân
- An ninh xã hội
- Chất lượng cuộc

- Du lịch

hoá, lịch sử.
- Bảo tồn các phong

khí.
- Hệ sinh thái và đa
dạng sinh học ...

sống, y tế, sức khoẻ
cộng đồng
- Bảo tồn di tích văn

tục tâp quán...

1.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và an
ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến
sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền

dịch của gia súc, gia cầm.
1.3.2. Tác động của BĐKH đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư
BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh
học và sự nhiễu loạn hệ sinh thái sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới
cho con người. BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế.
1.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, tài nguyên biển
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả
sau: Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số
loài thuỷ sản nước ngọt. Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi
cư trú của một số loài thuỷ sản. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu
trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
1.3.4. Tác động của BDKH đến tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên
3


Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác
nhau: Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động
xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn
đến tăng cường quá trình đồng hoá của cây xanh. Nguy cơ tiệt chủng của động
vật và thực vật gia tăng, một số loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.
Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh…
Ngoài ra BĐKH còn tác động đến các lĩnh vực khác: năng lượng, giao
thông vận tải, công nghiệp- xây dựng, văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và
dịch vụ
Sơ đồ tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, KT-XH
Suy giảm
chất lượng

không khí

Suy giảm tài
nguyên đất

Suy giảm tài
nguyên nước

Suy giảm
ozon tầng
bình lưu

BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU

Suy giảm tài
nguyên rừng

Suy giảm sự
đa dạng sinh
học

Suy giảm trật
tự xã hội

Suy giảm
phát triển
kinh tế

II. THỰC TRẠNG

2.1 Thực trạng chung:
Nhà trường là nơi trang bị cho chủ nhân tương lai của đất nước kiến thức
địa lý nói chung hay về sự biến đổi khí hậu nói riêng, về khả năng của con
người trong cuộc chiến làm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu. Nhà trường không
chỉ là nơi hình thành kiến thức, thái độ mà còn làm cho các chủ nhân tương lai
có những hành vi cụ thể đối với những hành động gây tác hại cho môi trường,
cho sự biến đổi khí hậu.
Vì vậy, các thầy cô giảng dạy địa lý ở trường THCS sẽ làm cho mỗi học
sinh hiểu rằng chính họ chứ không phải ai khác có thể làm chậm đi sự biến đổi
khí hậu toàn cầu, giữ vững cuộc sống của nhân loại – chi phí cho cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giáo dục là chi phí hiệu quả nhất, kinh tế
nhất. Môn địa lý cấp THCS giúp học sinh nắm được:
4


- Bản chất nội dung và những biểu hiện của sự biến đổi khí hậu đang diễn
ra trên toàn cầu, ở Việt Nam và ở ngay địa phương nơi chúng ta đang sinh
sống.
- Những hậu quả đã xảy ra và có thể sẽ xảy ra trên toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái đất, nơi con
người đang trực tiếp sinh sống.
- Những tác động của con người trong quá khứ và hiện tại (khai thác tài
nguyên, hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt…) đang là nguy cơ chính làm
mất cân bằng sinh thái, làm biến đổi khí hậu.
- Xác định rõ trách nhiệm của mình, là cán bộ giáo viên môn địa lý cấp
THCS cần phải có các hành động tích cực nhằm làm giảm các nguy cơ có thể
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, ngoài việc bản
thân phải thực hiện tốt, còn có trách nhiệm vận động cộng đồng cùng thực hiện
tốt, đồng thời nhắc nhở, ngăn cản khi thấy những biểu hiện vi phạm.

- Chuẩn bị cho bản thân, gia đình cùng với cộng đồng tâm thế thích ứng
để sống chung với biến đổi khí hậu.
- Việc thực hiện nghiêm túc nhất và có hiệu quả nhất vấn đề giáo dục
BĐKH là lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH bộ môn
địa lý THCS.
2.2 Thực trạng tại trường THCS Nga Yên:
2.2.1 Thuận lợi:
- Về phía học sinh: Học sinh lớp 7 trường THCS Nga Yên năm học
2014 – 2015 có 53 em với 2 lớp, bình quân mỗi lớp có 26,5 học sinh/ lớp.
Điều đó có thuận lợi trong quá trình học tập, nhất là trong việc giáo viên
hướng dẫn học sinh học theo nhóm, hay tổ chức trò chơi. Trong các tiết thực
hiện theo nhóm, thông thường nếu là nhóm lớn, thì mỗi nhóm khoảng 5- 6
em, điều này rất thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình thực
hiện.
- Về phía đội ngũ cán bộ giáo viên: Giáo viên môn Địa lý có đủ về số
lượng, trình độ 100 % được đào tạo trên chuẩn, 100 % giáo viên được tham
gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, các chuyên đề về tích
hợp giáo dục, và có 1 cán bộ quản lý là cốt cán bộ môn địa lý của huyện.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Nhà trường đã được công nhận chuẩn năm 2009; Thiết bị, đồ dùng dạy
học đầy đủ. Đặc biệt trong năm 2014, theo quyết định số 817/QĐ-SGDĐT
ngày 04 tháng 12 năm 2014 về việc đầu tư trang thiết bị dạy học tối thiểu cho
các trường THCS tỉnh Thanh Hóa. Trường THCS Nga Yên là 1 trong số 11
trường THCS trong huyện Nga Sơn được trang cấp bộ trang thiết bị dạy học tối
5


thiểu. Vì vậy có đầy đủ tranh ảnh, bản đồ, mô hình… thuận lợi cho công tác
dạy –học môn địa lý trong nhà trường.
2.2.2 Khó khăn:

Nga Yên là xã sát trung tâm huyện Nga Sơn, vì thế có ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng đầu vào (do đa số học sinh có tố chất ở lớp cuối
cấp tiểu học đều tham gia đăng tuyển vào trường THCS Chu Văn An –
Trường trọng điểm của huyện Nga Sơn). Hàng năm số học sinh đăng tuyển
vào THCS Nga Yên đa phần có tố chất thấp. Điều đó gây khó khăn trong quá
trình học tập của học sinh và dạy học của giáo viên.
Nhiều em chưa thật sự tích cực trong học tập, chưa có kỹ năng hoạt
động hợp tác theo nhóm, chưa quen với việc tự mình tìm tòi khám phá để tìm
ra kiến thức mới, khắc sâu kiến thức đã học. Về thái độ đối với bộ môn, nhiều
em chưa có thái độ gì sau khi học kiến thức địa lý lớp 7.
Thực trạng trên thể hiện rõ qua kết quả khảo sát đầu năm mức độ hứng
thú với môn địa lý 7 đầu năm học 2014 - 2015 tại trường THCS Nga Yên, Nga
Sơn như sau:
- Về mức độ hứng thú:
Số HS
Lớp 6
53

Mức độ hứng thú
Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứng thú

5 em = 9,4 % 16em= 30,2 % 20em= 37,7 %

Không hứng thú
12 em = 22,7 %


Đây là vấn đề làm bản thân suy nghĩ rất nhiều: Vận dụng đổi mới
phương pháp dạy học như thế nào? Hình thức tổ chức ra sao? Yếu tố quyết
định đến thái độ của học sinh nói riêng hay thái độ của mọi người nói chung
đối với ứng phó với biên đổi khí hậu để từ đó có những hành động đúng đắn
làm suy giảm BĐKH?
Vì thế qua nghiên cứu, bản thân tôi đã đúc rút được kinh nghiệm nhỏ
đó là: “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học địa lý lớp
7 – trường THCS Nga Yên, huyện Nga Sơn ”
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÍCH HỢP GIÁO DỤC
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA
LÝ LỚP 7
1. Nội dung tích hợp biến đổi khí hậu trong chương trình địa lý lớp 7:
STT Địa chỉ tích hợp
1

Nội dung tích hợp

Mức độ
tích hợp

Bài 7. môi trường BĐKH là tăng tính thất thường của Liên hệ.
nhiệt đới gió mùa
khí hậu ở MT nhiệt đới gió mùa (liên
hệ với Việt Nam).
1. Khí hậu
6


STT Địa chỉ tích hợp


Nội dung tích hợp

Mức độ
tích hợp

2

Bài 9. Hoạt động sản − Sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Liên hệ.
xuất nông nghiệp ở ngày càng trở nên khó khăn khi thời
tiết và khí hậu ngày càng thất thường
đới nóng
(gia tăng lũ lụt, hạn hán).
1. Đặc điểm sản xuất
− Có biện pháp canh tác hợp lí và
nông nghiệp
ứng phó với những thiên tai để mang
lại hiệu quả trong sản xuất.

3

Bài 10. Dân số và sức
ép dân số tới tài
nguyên, MT ở đới
nóng

4

Bài 11. Di dân và sự Việc di dân tự phát, tốc độ đô thị hoá Liên hệ.
bùng nổ đô thị ở đới cao đã dẫn đến những hậu quả nặng
nóng

nề về MT.

Đới nóng là nơi sinh sống của gần Liên hệ.
một nửa dân số thế giới. Dân số
đông, tác động tới tài nguyên, MT
lớn. Diện tích rừng bị thu hẹp do phá
2. Sức ép của dân số rừng, khoáng sản khai thác nhiều…
góp phần làm BĐKH.
tới tài nguyên, MT

1. Sự di dân
2. Đô thị ho
5

Bài 15. Hoạt động Các nước ở đới ôn hoà đã phát thải Liên hệ.
công nghiệp ở đới ôn một lượng khí thải rất lớn vào bầu khí
hoà
quyển. Đây là một trong những
2. Cảnh quan công nguyên nhân quan trọng gây BĐKH.
nghiệp

6

Bài 16. Đô thị hoá ở Sự phát triển nhanh các đô thị lớn đã Liên hệ.
đới ôn hoà
làm nảy sinh nhiều vấn đề MT, như
2. Các vấn đề đô thị tăng lượng khí thải từ các phương
tiện giao thông, rác thải, khí thải
hoá
trong sinh hoạt và sản xuất.

Hiện tượng khói bụi tạo thành lớp
sương mù bao phủ bầu trời diễn ra
khá phổ biến ở các đô thị đới ôn hoà.

7


STT Địa chỉ tích hợp
7

Nội dung tích hợp

Mức độ
tích hợp

Bài 17. Ô nhiễm MT − Biết được nguyên nhân ô nhiễm Bộ phận.
ở đới ôn hoà
không khí ở đới ôn hoà.
1. Ô nhiễm không khí − Nguyên nhân và hậu quả (mưa axit,
hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn) ô
nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
− Quan sát tranh ảnh và nhận xét về
các hoạt động sản xuất, MT ở đới ôn
hoà.

8

Bài 18. Thực hành Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là Bộ phận.
Câu 3
nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.


9

Bài 20. Hoạt động
kinh tế của con người
ở hoang mạc
1. Hoạt động kinh tế
2. Hoang mạc ngày
càng mở rộng

− Hoạt động khai thác khoáng sản, Liên hệ.
nhất là dầu khí đang diễn ra ngày
càng nhiều ở các hoang mạc.

Bài 21. MT đới lạnh

− Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, Liên hệ.
băng ở hai cực tan chảy, diện tích
băng thu hẹp.

10

1. Đặc điểm của MT

− Các hoang mạc ngày càng mở rộng
một phần cũng là do BĐKH.

− Hậu quả của việc thu hẹp diện tích
băng (nước biển dâng…).
11


Bài 22. Hoạt động Đới lạnh có nguồn tài nguyên khoáng Liên hệ.
kinh tế của con người sản phong phú. Ngày nay, với sự tiến
ở đới lạnh
bộ của khoa học kĩ thuật, con người
2. Việc nghiên cứu và đang nghiên cứu để khai thác tài
nguyên ở đới lạnh. Việc khai thác tài
khai thác MT
nguyên (khoáng sản) ở đới lạnh cần
hợp lí, tránh ô nhiễm MT.

12

Bài 29. Dân cư, xã Bùng nổ dân số ở châu Phi gây sức Liên hệ.
hội châu Phi
ép lớn tới nhiều vấn đề, trong đó có
2. Bùng bổ dân số và MT.
xung đột tộc người ở
châu Phi
8


STT Địa chỉ tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức độ
tích hợp

13


Bài 30. Kinh tế châu − Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Liên hệ.
Phi
châu Phi còn lạc hậu, hình thức canh
tác nương rẫy khá phổ biến (đốt
1. Nông nghiệp
nương làm rẫy, phá rừng).
2. Công nghiệp
− Công nghiệp chủ yếu khai thác
khoáng sản.

14

Bài 31. Kinh tế châu Đô thị hoá nhanh nhưng tự phát, vì Liên hệ.
Phi (tiếp theo)
vậy ngoài gây sức ép tới các vấn đề
xã hội còn gây sức ép tới MT.
4. Đô thị hoá

15

Bài 32, 33. Các khu − Bắc Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào Liên hệ.
vực châu Phi
khai thác
1. Khu vực Bắc Phi

− Trung Phi : Kinh tế chủ yếu dựa
2. Khu vực Trung Phi vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối
cổ truyền. Hạn hán kéo dài, nạn đói
3. Khu vực Nam Phi thường xuyên xảy ra.

− Cộng hoà Nam Phi phát triển nhất
khu vực Nam Phi. Các ngành công
nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ
khí, hoá chất... rất phát triển ở quốc
gia này. Đây cũng là những ngành
gây ô nhiễm MT.
16

Bài 39. Kinh tế Bắc − Các nước Bắc Mĩ có nền công Liên hệ.
Mĩ (tiếp theo)
nghiệp rất phát triển.
2. Công nghiệp chiếm − Các nước Bắc Mĩ, nhất là Hoa Kì,
vị trí hàng đầu thế đã phát thải một lượng khí thải rất lớn
giới
vào MT.
− Việc cắt giảm khí thải sẽ góp phần
giảm BĐKH.

17

Bài 43. Dân cư, xã Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về Liên hệ.
hội Trung và Nam Mĩ tốc độ đô thị hoá. Tốc độ đô thị hoá
nhanh trong khi kinh tế còn chậm
3. Đô thị hoá
phát triển đã dẫn đến nhiều hậu quả
nghiêm trọng, trong đó có mt

9



STT Địa chỉ tích hợp
18

Nội dung tích hợp

Mức độ
tích hợp

Bài 45. Kinh tế Trung Việc khai thác rừng Amadôn đã làm Liên hệ.
và Nam Mĩ (tiếp ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và
theo)
toàn cầu. Bảo vệ rừng Amadôn góp
3.Vấn đề khai thác phần bảo vệ MT, hạn chế BĐKH.
rừng Amadôn

19

Bài 47. Châu Nam − Châu Nam Cực được gọi là “cực Liên hệ.
lạnh” của thế giới.
Cực
− Ngày nay, dưới tác động của hiệu
1. Khí hậu
ứng nhà kính, lớp băng ở Nam Cực
ngày càng tan chảy nhiều hơn.
− Hậu quả của băng tan

20

Bài 48. Thiên nhiên Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm Liên hệ.
biển và mực nước biển dâng cao do

châu Đại Dương
Trái Đất nóng lên đang đe dọa cuộc
2. Khí hậu, thực vật
sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc
và động vật
châu Đại Dương.

21

Bài 57. Khu vực Tây − Tây và Trung Âu là khu vực tập Liên hệ.
trung nhiều cường quốc công nghiệp
và Trung Âu
của thế giới.
2. Kinh tế
− Đây là một trong những khu vực
phát thải nhiều khí thải vào MT nhất.
− Việc cắt giảm khí thải vào MT ở
khu vực này sẽ góp phần giảm
BĐKH.

22

Bài 59.
Đông Âu
2. Kinh tế

Khu

vực − Công nghiệp khá phát triển, với Liên hệ.
nhiều trung tâm công nghiệp lớn.

− Phát triển công nghiệp khai thác,
luyện kim, cơ khí, hoá chất...

2 Tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong
môn địa lý 7.
2.1 Hình thức tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKH trong môn Địa lí
- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này
giáo viên thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên.

10


- Hình thức thứ hai: Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức
các nhóm ngoại khóa chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài.
2.2 Một số phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKH trong môn Địa lí
2.2.1. Phương pháp trực quan:
Phương tiện trực quan trong dạy học địa lí khá đa dạng. Loại phương tiện
trực quan có nhiều khả năng giáo dục BĐKH đó là bản đồ giáo khoa, Át lát Địa
lí, tranh ảnh, băng/ đĩa hình,...
a) Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí
Bản đồ giáo khoa là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của môn Địa lí và nó
cũng là một trong những phương tiện trực quan để HS khai thác tri thức. Tuy
nhiên, không phải bản đồ giáo khoa nào cũng có khả năng giáo dục BĐKH. Vì
vậy, khi giảng dạy bài học địa lí có nội dung liên quan đến giáo dục BĐKH,
người GV cần phải lựa chọn bản đồ sao cho hợp lí. Các bản đồ có thể được sử
dụng để giáo dục BĐKH là bản đồ khí hậu, bản đồ rừng, bản đồ khoáng sản,
bản đồ địa lí tự nhiên,...
Việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các bản đồ cũng rất có khả năng

để giáo dục BĐKH. Ngoài các bước như :
− Cho HS đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện
trên bản đồ ;
− Đọc bảng chú giải của bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được
thể hiện trên bản đồ như thế nào (loại kí hiệu nào) ;
− Xác định vị trí của đối tượng dựa vào các kí hiệu ;
− Tìm ra một số đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ dựa
vào kí hiệu bản đồ ;
− Dựa vào bản đồ để xác lập các mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện
tượng địa lí ; ...
Chúng ta cần chú ý tới việc: Vận dụng kiến thức địa lí để nhận xét, giải
thích, liên hệ các hiện tượng địa lí có liên quan tới vấn đề BĐKH.
b) Sử dụng tranh/ảnh địa lí
Việc sử dụng tranh/ ảnh có nội dung về BĐKH giúp HS có thể dễ dàng nhận
biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH. Cùng với tranh/ảnh
giáo khoa, GV nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung liên quan đến
BĐKH gắn với bài học.
Khi hướng dẫn HS quan sát, trước hết GV cần xác định mục đích, yêu cầu
khi quan sát tranh/ảnh. Sau đó, yêu cầu HS nêu tên của bức tranh/ảnh để xác
11


định xem bức tranh/ảnh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu ? Cuối
cùng, GV gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Như vậy, khi sử dụng tranh/ảnh, GV cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn
HS khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh/ảnh và những câu hỏi yêu
cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể
hiện trên bức tranh/ảnh có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề BĐKH.
Ví dụ 1 : Sử dụng ảnh 17.1 − SGK Địa lí 7 (Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở
đới ôn hoà)


− Mục đích quan sát : MT không khí ở đới ôn hoà.
− Tên bức tranh : Khí thải ở một khu liên hợp hoá dầu.
− Mô tả hiện tượng : Một khu công nghiệp hoá dầu đang phát thải khí độc
hại vào MT.
− Nguyên nhân : Do nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều trong công
nghiệp và giao thông vận tải.
− Hậu quả : Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề, tăng hiệu ứng nhà kính
khiến Trái Đất nóng lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi ...
Ví dụ 2 : Sử dụng ảnh 20.5 – SGK Địa lí 7 (Bài 20 : Hoạt động kinh tế của
con người ở hoang mạc)

12


Hay sử dụng bức ảnh: Nạn cát lấn ở các Hoang mạc

− Mục đích quan sát : Nguyên nhân dẫn đến các hoang mạc ngày càng mở
rộng.
− Tên bức tranh : Một vùng đất ở rìa hoang mạc Xa-ha-ra bị cát lấn.
− Mô tả hiện tượng : Bức ảnh cho thấy các khu dân cư đông đúc nhưng rất ít
cây xanh.
− Nguyên nhân : Thứ nhất, là do nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi và củi
đun nấu, nên người dân đã chặt hạ cây xanh ; Thứ hai, là do BĐKH.
− Hậu quả : Xu hướng các hoang mạc (đới nóng) ngày càng mở rộng.
c) Sử dụng băng/đĩa hình
− Băng/đĩa hình là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong
việc cung cấp những thông tin động về BĐKH, tạo điều kiện thuận lợi cho HS
khai thác kiến thức.
− Khi sử dụng băng/đĩa hình, GV có thể tiến hành theo các bước sau :

+ Bước 1 : Định hướng nhận thức. Bước này nhằm giúp HS biết được mục
đích, yêu cầu và những vấn đề chính cần tìm hiểu.
+ Bước 2 : GV mở băng/đĩa hình cho HS xem từng đoạn. Sau mỗi đoạn, GV
tắt băng/đĩa hình và đặt câu hỏi vừa nhằm kiểm tra nhận thức của HS, vừa gợi ý
cho HS nêu lên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng/đĩa hình vừa xem.

13


+ Bước 3 : Kết thúc, GV yêu cầu HS nêu những ý chính đã nhận thức được
qua băng/đĩa hình đã xem. Cuối cùng, GV tóm tắt, củng cố và khắc sâu những
nội dung chính.
d) Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê
− Phương pháp sử dụng biểu đồ giúp HS dễ dàng nắm bắt được đặc điểm
của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội.
Những biểu đồ có thể sử dụng để minh họa cho sự BĐKH hoặc là một trong
những nguyên nhân gây BĐKH là : Biểu đồ khí hậu (HS có thể so sánh sự thay
đổi nhiệt độ và lượng mưa giữa các năm với nhau), biểu đồ phát thải khí CO 2,
biểu đồ phát triển của các ngành công nghiệp nặng, biểu đồ biến động về diện
tích rừng... GV phân tích mối quan hệ nhân quả để liên hệ, dẫn dắt HS tìm ra
nguyên nhân, hậu quả của BĐKH.
Ví dụ : Khi dạy bài 21 : MT đới lạnh − Lớp 7, để lí giải cho HS biết tại sao
trong những năm gần đây băng ở hai cực tan chảy, diện tích băng thu hẹp lại ?
Nguyên nhân chính là do Trái Đất nóng lên. Nói như vậy là đúng, nhưng để
thuyết phục hơn, GV nên đưa ra số liệu để minh chứng. Theo số liệu do Ban
Liên Chính phủ về BĐKH ( IPCC) đưa ra năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn
cầu đã tăng khoảng 0,740C trong thời kì 1906-2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ
trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục
địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương.
Trong 50 năm qua ( 1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam

tăng lên khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt
độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng
khí hậu phía Nam.
2.3 Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả.
- Các mối quan hệ nhân quả là những mối quan hệ biểu hiện mối tương
quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng địa lí. Trong mối quan hệ
này, có hai thành phần: một bên là nhân, một bên là quả. Chỉ có nhân sinh ra
quả, chứ quả không sinh ra nhân.
- Ví dụ: Khi dạy bài 47: Châu Nam Cực – Lớp 7, nội dung “ Băng ở
Nam Cực ngày càng chảy nhiều hơn” chính là hệ quả của Trái Đất nóng lên. Ta
có thể sử dụng sơ đồ quan hệ nhân quả đơn giản như sau:
Nước biển dâng
Trái Đất
đang nóng
lên

Lớp băng cực ở
Nam Cực ngày
càng tan chảy
nhiều hơn

Diện tích các lục địa sẽ
thu hẹp lại
Nhiều đảo bị nhấn
chìm
14


IV/ KIỂM NGHIỆM:
Sau khi triển khai nội dung “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí

hậu trong dạy học địa lý lớp 7” tôi nhận thấy :
- Về kiến thức: Thông qua các phương pháp dạy học tích cực, gắn với
nội dung tích hợp biến đổi khí hậu, học sinh có hệ thống kiến thức hơn, sau mỗi
bài học học sinh hiểu bài hơn.
- Về kỹ năng: Biết thu thập, xử lý thông tin một cách chính xác, biết xác
định được mối quan hệ nhân quả các hiện tượng địa lý.
- Về thái độ, tình cảm: Học sinh nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của
việc ứng phó với biên đổi khí hậu
Qua tìm hiểu kết quả học sinh đối với môn địa lý 7 thu được như sau:
+ Về mức độ hứng thú cuối năm học 2014- 2015:
Số HS
Lớp 7
53

Mức độ hứng thú
Rất hứng thú

Hứng thú

Không hứng
thú

17em = 32,1 % 28 em= 52,8 % 8 em= 15,1 %

+ Về chất lượng bộ môn địa lý 7:
Thời điểm
Loại giỏi
Loại Khá
Cuối HKI
Cuối HKII


Ít hứng thú

SL
15
16

%
28,3
30,2

SL
23
25

%
43,4
47,2

Loại
bình
SL
14
12

trung Loại Yếu
%
26,4
22,6


SL
1

%
1,9

- Giáo viên có hệ thống kiến thức hơn, đó là điều kiện thuận lợi trong
việc ứng dụng trong các bài học môn địa lý lớp 7 nói riêng hay môn địa lý cấp
THCS nói chung.

15


C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nhận thức về phát triển bền vững, diễn biến của biến đổi khí hậu và
nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trong xã hội và nhà trường ngày nay còn
rất mờ nhạt. Việc giúp cho mọi người nói chung và học sinh trong nhà trường
nói riêng có nhận thức đầy đủ về phát triển bền vững, hậu quả của quá trình
khai thác tài nguyên làm biến đổi khí hậu, đồng thời có hành động bảo vệ môi
trường góp phần làm giảm thiểu biến đổi khí hậu, có kế hoạch ứng phó và sống
chung với biến đổi khí hậu. là hết sức cần thiết trong thời kỳ phát triển kinh tế
thị trường - hội nhập khu vục và quốc tế. Đặc biệt trong nhà trường, cần phải
coi việc tích hợp trong các bài giảng đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
làm giảm thiểu biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững là nhiệm vụ quan
trọng, nhưng không thể thiếu sự quan tâm, cộng đồng trách nhiệm phát huy sức
mạnh tổng hợp của tất cả các cơ quan, ban ngành đoàn thể xã hội cùng chung
tay thực hiện mới đem lại kết quả cao.
Thông điệp đã rõ, vấn đề còn lại là của Khoa học kĩ thuật (tìm kiếm
nguồn tài nguyên, năng lượng thay thế không làm phương hại tới khí hậu Trái

Đất, gián tiếp làm mực nước biển dâng cao). Bên cạnh những biện pháp trừng
phạt bằng luật định); sự hợp tác giữa các chính phủ trong cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu toàn cầu; sự tham gia của cộng đồng… Trong tất cả những
biện pháp vừa nêu, rẻ hơn cả, có hiệu quả hơn cả là thông qua giáo dục, làm
thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ, thay đổi thái độ và nhất là hành vi đúng đắn
đối với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
2. Kiến nghị:
a. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần có kế hoạch chủ động phối hợp thực hiện các
biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu biến đổi khi hậu vì
sự phát triển bền vững.
b. Đối với các nhà quản lí giáo dục: Lãnh đạo các trường cần chủ động thực
hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT trong việc đưa giáo dục môi trường,
giáo dục BĐKH vàò nhà trường với nhiều hình thức khác nhau, chú ý coi trọng
việc tích hợp, lồng ghép kiến thức vào các bài giảng trên lớp. Nhà trường cần
phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội tổ
chức các hoạt động như: vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, trồng cây xanh
khu cư trú.. và sẵn sàng sống chung với biến đổi khí hậu.
c. Đối với các thầy cô giáo: Các thầy cô giáo cần vận dụng tối đa điều kiện có
thể được, giúp học sinh hiểu sâu hơn về phát triển bền vững, những hiện tượng
môi trường làm biến đổi khí hậu và hậu quả của chúng với sự phát triển bền
vững. Trong đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu chủ
yếu là do con người (90%) gây ra từ các hoạt động sản xuất, đời sống, sinh hoạt
hàng ngày.

16


Tóm lại, BĐKH ngày càng biểu hiện rõ rệt và tác động của nó đang hiện
rõ hơn, dồn dập hơn và tác hại nhiều hơn. Nhận thức về nó, chấp nhận và thích
ứng, đồng thời có những biện pháp chủ động giảm thiểu tác hại và ngăn ngừa

rủi ro có lẽ là chủ trương phù hợp nhất ở hiện tại và cũng như trong tương lai.
Việc cập nhật thường xuyên và tích hợp các nội dung BĐKH vào giảng
dạy môn Địa Lý ở trường THCS là một yêu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội và đất nước.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người viết

Nguyễn Văn Tuyển

17



×