Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Dạy học bài “Tập làm thơ 8 chữ” cho học sinh lớp 9 trường THCS Chu Văn An Nga Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.79 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.
(V.Biêlinxki)
Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động
chạm tới cuộc sống.
(Nguyễn Đình Thi)
Không ai có thể phủ nhận vai trò của thơ ca trong đời sống con người.
Thơ là người bạn tâm tình, thân thiết, gần gũi với tất cả chúng ta, thơ thấu
hiểu nỗi lòng chúng ta, giúp ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thơ giúp ta thổ lộ
những cảm xúc riêng tư thầm kín…
Thơ ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí, chịu sự chi phối của
cảm xúc con người. Khi nào còn rung động với cuộc sống nghĩa là tâm hồn
còn chất thi ca, còn thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Nhưng trong cuộc sống hiện đại, mọi người đều bận rộn với biết bao
công việc mưu sinh, những lo toan, suy nghĩ đời thường. Điều đó khiến người
ta không có thì giờ nghĩ đến thơ, nói đến thơ chưa kể là yêu thơ. Người lớn
như vậy thì việc dạy học làm thơ trong nhà trường đôi khi trở thành chuyện
“phù phiếm”. Và thậm chí ngay với một số giáo viên dạy văn cũng dễ coi
những tiết dạy học tập làm thơ như một trò chơi vô bổ (nhất là trong tình hình
dạy học hiện nay, khi học sinh không mấy hứng thú với môn Ngữ văn). Rất ít
người nhìn thấy vai trò của những tiết dạy học tập làm thơ trong chương trình
Ngữ văn THCS nói chung, dạy học tập làm thơ 8 chữ cho học sinh lớp 9 nói
riêng. Mặc dù chương trình Ngữ văn THCS đã dành một thời lượng phù hợp
cho những tiết dạy – học tập làm thơ nhưng với cả giáo viên và học sinh thì
đây vẫn là một kiểu bài học tuy không mới nhưng rất khó thực hiện một cách
hiệu quả.
Với đối tượng học sinh trường THCS Chu Văn An Nga Sơn (nơi có bộ
phận học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu được tuyển chọn từ các trường
THCS trong Huyện nhà) thì việc coi trọng những tiết dạy tập làm thơ để
hướng các em vào những hoạt động tập thể bổ ích lại vô cùng cần thiết. Chính
những hoạt động đó sẽ bồi dưỡng thêm cho các em tình yêu đối với văn


chương, giúp tâm hồn các em mềm mại hơn và quan trọng để phát hiện học sinh
có năng khiếu thơ văn.
Đó chính là lý do khiến tôi bắt tay vào việc nghiên cứu đề tài: Dạy học
bài “Tập làm thơ 8 chữ” cho học sinh lớp 9 trường THCS Chu Văn AnNga Sơn.
1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Nhận xét chung về thơ 8 chữ:
Thơ 8 chữ thuộc hệ thơ hiện đại xuất hiện ở nước ta từ những năm 30
của thế kỷ XX trong phong trào Thơ mới. Các nhà thơ nổi tiếng như: Xuân
Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Hàn Mặc Tử,…đã có nhiều
tác phẩm nổi tiếng viết theo thể thơ 8 chữ. Thơ 8 chữ được dùng rộng rãi cho
đến ngày nay. Về nguồn gốc, có người cho rằng thơ 8 chữ là sự mô phỏng
một thể thơ của Pháp (thơ 8 chân), có người cho rằng thể thơ 8 chữ bắt nguồn
từ hát nói (vì thơ 8 chữ có câu tám xen lẫn câu bảy gần như hát nói). Ta thấy
các tác giả làm thơ 8 chữ đầu tiên đều tiếp thu từ hai nguồn này. Vì thế có thể
sự kết hợp của dân tộc và thể thơ 8 chân của Pháp đã tạo thành thơ 8 chữ hiện đại.
2. Đặc điểm của thơ 8 chữ:
Thơ 8 chữ là thể thơ có mỗi dòng 8 chữ, thường tổ chức thành các khổ,
mỗi khổ thường có 4 câu, mỗi bài có nhiều khổ không hạn định.
Thơ 8 chữ có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Đây là thể thơ phóng khoáng,
tự do hơn so với các thể thơ 4, 5, 7 chữ đã học. Sự ngắt nhịp tuỳ thuộc vào nội
dung của mỗi câu, mỗi bài tuy nhiên câu thơ vẫn phải nhịp nhàng.
Về cách gieo vần, thơ 8 chữ có thể gieo cả vần chân và vần lưng. Có
thể gieo cả vần liền và vần cách. Tuy nhiên, trong thơ 8 chữ hiện đại, việc
gieo vần nhiều khi cũng không cần gò ép, chỉ tương đối hợp vần là được.
Với đặc trưng của câu thơ dài, thơ 8 chữ có thế mạnh trong việc diễn tả
những nội dung trầm lắng, suy tư, triết lý…

3. Dạy tập làm thơ 8 chữ cho học sinh lớp 9:
Mục đích là giúp các em nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu
hiện phong phú của thể thơ 8 chữ. Qua hoạt động tập làm thơ 8 chữ phát huy
tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm
thụ thơ ca cho các em.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Về việc dạy của giáo viên:
Chương trình Ngữ văn THCS đã dành một thời lượng thích hợp cho hoạt
động Ngữ văn tập làm thơ (riêng chương trình Ngữ văn 9 có 3 tiết cho tập làm
thơ 8 chữ: 54, 87, 88), nhằm góp phần làm tăng hứng thú cho học sinh với
môn Ngữ văn.
Song trong thực tế nhiều giáo viên đã coi nhẹ tiết day- hoc tập làm thơ,
chưa xác định đúng mục đích. Thậm chí không ít giáo viên còn cho rằng nó
2


khó lại không phải là nội dung liên quan nhiều đến thi cử, không “thiết thực”
nên dẫn đến việc dạy còn sơ sài.
Là một giáo viên dạy văn nhiều năm (nhất là môn Ngữ văn 9), thực tình
cũng đã có lúc bản thân tôi dạy những tiết tập làm thơ 8 chữ một cách chiếu lệ
bởi cho rằng chỉ có nhà thơ mới làm được thơ. Tôi vô tình đã để những tiết
dạy học tập làm thơ trôi qua không có tác dụng, không gây được hứng thú với
học trò. Và người dạy đã không phát huy được tác dụng vốn có của những tiết
dạy học tập làm thơ.
2. Về việc học của học sinh:
Trong những tiết học tập làm thơ, một bộ phận lớn học sinh nghĩ mình
không có năng khiếu thơ nên đứng ngoài cuộc. Các em cũng chẳng mấy quan
tâm tới những tiết học này. Kết quả sản phẩm thơ tạo ra thường do sưu tầm
hoặc copy trên mạng, may mắn lắm mới có những câu thơ vụng về, non nớt.
Như vậy cả người dạy và người học đều chưa hiểu được rằng: trước

hết hãy trở thành một người yêu thơ, biết đọc và biết thưởng thức thơ để rồi
biết đâu một lúc nào đấy chính các em sẽ là người đánh thức được năng khiếu
văn chương vốn dĩ đang tiềm ẩn trong bản thân mình.
3. Kết quả của thực trạng trên:
Qua phiếu thăm dò trước khi thực hiện đề tài tôi thu được kết quả như sau:
( Khảo sát lớp 9A với tổng số 42 học sinh )
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ
Hứng thú
9/42
21,4%
Bình thường
Không hứng thú

18/42
15/42

42,9%
35,7%

Từ kết quả trên chính bản thân tôi nhận thấy rằng cần phải cải tiến đổi
mới phương pháp giảng dạy tiết tập làm thơ 8 chữ, thấy rằng mục đích của
tiết tập làm thơ không phải chỉ nhằm dạy học sinh làm thơ mà vai trò của nó
gắn chặt với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ (kiểu bài quan trọng
trong chương trình, thiết thực với tất cả các kì thi- kể cả thi đại học sau này).
Tôi tin rằng việc đầu tư cho các tiết dạy học tập làm thơ nói chung, thơ 8 chữ
nói riêng chắc chắn sẽ mang lại những kết quả ngoài mong đợi và nó sẽ góp
phần đáng kể vào việc tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Ngữ văn.


III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3


Để dạy tốt tiết tập làm thơ 8 chữ cho học sinh lớp 9 THCS, tôi đã thực
hiện các bước sau:
1. Xác định rõ mục đích, yêu cầu:
Việc xác định rõ mục đích yêu cầu giúp giáo viên lựa chọn những
phương pháp phù hợp với kiểu bài, mang lại niềm yêu thích văn chương và
khơi dậy khả năng sáng tạo cho học sinh.
Hình thức hoạt động ngữ văn qua tập làm thơ đã được học sinh làm
quen từ các lớp trước (ở lớp 6: tập làm thơ 4 chữ, năm chữ; ở lớp 7: tập làm
thơ lục bát; ở lớp 8: tập làm thơ 7 chữ). Mục đích của bài này giúp học sinh
nắm được đặc điểm của thể thơ 8 chữ, hiểu về vần, nhịp, học sinh năng khiếu
có cơ hội để tập làm thơ 8 chữ. Vì vậy khi dạy, giáo viên cần tạo được không
khí vui tươi, kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh, qua đó tăng cường
luyện nói, luyện tập cách trình bày miệng và đọc diễn cảm.
Thông qua bài dạy, giáo viên củng cố cho học sinh các khái niệm về vần
thơ (vần chân, vần lưng, vần liên tiếp, vần gián cách…), chỉ cho các em thấy
cách ngắt đoạn, tách khổ, ngắt nhịp đa dạng của thể thơ 8 chữ.
Chúng ta không mong các em trở thành nhà thơ, chỉ mong thông qua
các bài học đó, tình yêu thơ ca của các em sẽ được tăng lên, tâm hồn các em
được bồi dưỡng, vốn sống và ý thức về các giá trị cuộc sống của các em được
xây đắp. Các em còn có thể hiểu biết và thực hành được những kỹ năng trong
công việc của một người làm thơ để từ đó nâng cao việc cảm thụ và phân tích thơ.
2. Thiết kế bài soạn:
Đây là công việc cần phải được đầu tư một cách công phu, nghiêm
túc. Chỉ khi nào giáo viên tìm được hướng đi đúng, hình dung những tình
huống nảy sinh trong quá trình lên lớp, chuẩn bị tiết dạy chu đáo thì mới gặt hái
được thành công.

Trong thiết kế bài dạy cần tách riêng 2 phần rõ rệt:
Hoạt động ở nhà: Tìm hiểu lý thuyết và tập sáng tác.
Phần này giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị thật tốt ở nhà, các em sẽ sưu
tầm các bài thơ theo yêu cầu, tìm hiểu lý thuyết trong SGK, bắt chước các bài
thơ theo thể loại để làm theo... Nói chung, việc giao nhiệm vụ cho học sinh
làm bài tại nhà là một khâu có ý nghĩa quyết đinh chất lượng của bài học tập
làm thơ. Đến lớp giáo viên chỉ dành thời gian vừa đủ để học sinh nắm chắc
thêm về thể thơ 8 chữ .
Hoạt động ở lớp: Thực hành làm thơ 8 chữ
4


Phần này giáo viên đặc biệt quan tâm đến hoạt động nhóm, sửa thơ, bình
thơ- đây là phần gây hứng thú và phát huy tính chủ động, sự sáng tạo của học
sinh mà trước đây tôi không mấy chú ý, thường dành rất ít thời gian còn lại.
Khi các em được tham gia đọc thơ, bình thơ do chính cá nhân hoặc nhóm
sáng tác nghĩa là các em đã bắt đầu hiểu công việc của người làm thơ, hiểu
được tại sao phải cân nhắc, lựa chọn từ ngữ khi làm thơ, tại sao phải có ý thức
tích luỹ và trau dồi vốn từ ?…
Để tiết học trên lớp có hiệu quả cao, phải biết phát hiện cái hay trong
sáng tạo của học sinh, nhất là khi nó còn ở dạng chưa thành hình. Bên cạnh đó
phải biết trân trọng và nghiêm khắc đúng mực để học sinh vừa được khích lệ
lại vừa phải cố gắng nhất là các em phải biết tiếp thu và phê bình kết quả sáng
tạo của bạn mình.
Những bài học về ngôn từ là bài học không có hồi kết và luôn luôn hấp
dẫn đối với người học thơ và học làm thơ (điều này rất bổ ích trong quá trình
cảm thụ phân tích thơ của các em sau này).
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
a.Thông qua một số bài tập giúp học sinh nhận diện đặc điểm thể thơ 8 chữ.
Nhận diện thể thơ là việc làm đơn giản đầu tiên. Quan trọng hơn là từ việc

nhận diện thể thơ giáo viên rèn cho học sinh khả năng phân tích, đánh giá
được giá trị biểu đạt của thể thơ trong việc biểu đạt cảm xúc. Việc lựa chọn
thể thơ là ý đồ của tác giả trong quá trình sáng tác góp phần đắc lực vào thể
hiện chủ đề tác phẩm. Sau đây là một số bài tập cụ thể:
Bài tập 1: Phân tích cách ngắt nhịp, cách gieo vần ở những đoạn thơ sau:
*Đoạn 1
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
( Thế Lữ- Nhớ rừng)
*Đoạn 2:
5


Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
( Bằng Việt- Bếp lửa)
(Gợi ý: * Đoạn 1: HS đọc kỹ đoạn thơ, dựa vào nội dung ý nghĩa của
từng câu thơ mà chỉ ra kiểu ngắt nhịp đa dạng trong từng câu thơ nhưng đặc

trưng cho thơ 8 chữ
Chẳng hạn: 2-3-3; 3-2-3, 3-2-3, 3-5, 4-4.
Vận dụng kiến thức về vần chân để chỉ ra chữ nào hiệp vần với chữ nào
trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách hiệp vần của thơ 8 chữ.
* Đoạn 2: Học sinh chỉ ra đoạn thơ được gieo vần chân liên tiếp,
chuyển đổi theo từng cặp: về- nghe, học- nhọc- bà- xa làm nổi bật sự hàm ơn
sâu nặng về bà. Bà và tình cảm của bà dành cho cháu đã thật sự trở thành một
chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần. Để bây giờ khi đã đi xa người
cháu càng thương bà hơn, luôn nhớ về bếp lửa của bà.
Bài tập 2:
Khổ thơ mở đầu sau đây rút trong bài thơ do một bạn học sinh lớp 8 viết.
Em hãy nhận xét về số tiếng, vần, nhịp, từ ngữ và diễn đạt. Sau đó hãy chữa
lại để khổ thơ hoàn chỉnh theo thể 8 chữ:
Một câu chuyện kể từ dĩ vẵng xa xưa
Khi em còn bé và bi bô tiếng mẹ
Khi thần ru ngủ mang giấc mơ cho đứa trẻ
Khi trang cổ tích mở cánh cửa đầu tiên
(Gợi ý: Mỗi câu có hơn 8 tiếng, trong đó có những tiếng thừa, lặp nghĩa.
Hãy lược bớt và sửa chữa sao cho mỗi câu còn lại 8 tiếng, gieo vần đúng và
có nghĩa.)
b. Hướng dẫn học sinh thực hành tập làm thơ 8 chữ:
Phần này yêu cầu cao hơn. Trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm của
thể thơ, học sinh cần phải điền thêm những từ thích hợp vào chỗ trống hoặc
viết tiếp câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ sao cho khổ thơ đảm bảo vần, luật
nhưng quan trọng hơn là có ý nghĩa về nội dung. Với dạng bài tập này học
sinh được phát huy sự sáng tạo của bản thân, có cơ hội để bộc lộ tư duy và cảm
xúc của mình.
6



Sau đây là một số bài tập cụ thể:
Bài tập 1: Hãy tìm các từ phù hợp: thân thiết, đất Việt, cao khiết, bao nhiêu,
cao siêu, tình yêu, thương yêu để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau đây
của Sóng Hồng:
Hoa thơm ngát trong vườn xuân…………..
Là thi sĩ phải là hồn……………….
Chí kiên cường và sứ mệnh……………..
Ca tự do, tiến bộ về…………………………
(Gợi ý: học sinh sắp xếp các từ sau đây cho đúng vần, đúng nội dung ý
nghĩa của bài thơ: cao siêu, cao khiết, đất Việt, tình yêu)
Bài tập 2: Hãy điền vào chỗ trống đoạn thơ sau cho đúng vần, đúng nhịp và
có nội dung ý nghĩa:
Hãy…………………những bước chân thần tốc
Cả…………………..như thác chảy khắp nơi
Cờ giải phóng…………….đã mọc
Mùa xuân…………………Tổ quốc ơi!
(Gợi ý: Bài tập này yêu cầu các em bước đầu làm quen với cách làm
thơ 8 chữ thông qua vần, nhịp điệu, thanh điệu. Căn cứ vào số chữ hiện có ở
các dòng thơ học sinh có thể xác định được nhịp thơ ở mỗi câu. Tiếp đó học
sinh hoàn chỉnh các câu thơ còn thiếu cho đúng, chú ý nhịp, luân phiên thanh
điệu và nội dung.
Mẫu:
Hãy xốc tới những bước chân thần tốc
Cả đoàn quân như thác chảy khắp nơi
Cờ giải phóng khắp miền Nam đã mọc
Mùa xuân này toàn thắng Tổ quốc ơi!
Bài tập 3:
Đoạn thơ sau trích trong bài Chiều xuân của Anh Thơ. Bài thơ được
làm theo thể loại thơ 8 chữ. Em hãy điền các từ ngữ sau: tràn biếc cỏ, nước
sông trôi, trong vắng lặng, rụng tơi bời, mổ vu vơ, trôi trước gió, cúi ăn mưa,

trên bến vắng vào chỗ tróng cuối mỗi dòng thơ sao cho hợp nghĩa, hợp vần.
Mưa đổ bụi êm êm…………………
Đò biếng lười nằm mặc……………
Quán tranh đứng im lìm……………
Bên chòm xoan hoa tím……………
Ngoài đường đê cỏ non……………
7


Đàn sáo đen sà xuống………………
Mấy cánh bướm rập rờn………………
Những trâu bò thong thả………………
( HS chú ý đến vần và nghĩa, điền lần lượt từ cuối mỗi dòng để hoàn
chỉnh khổ thơ như sau :
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Qua những dạng bài tập thế này học sinh được trang bị thêm vốn thơ và
những kiến thức về thơ rất bổ ích.
Bài tập 4:
Sử dụng cách ngắt nhịp 3-2-3 hoặc 3-3-2, hãy làm một đoạn thơ 8 chữ có
chủ đề ca ngợi Tổ quốc hoặc anh bộ đội.
(Gợi ý: Bài tập này yêu cầu học sinh phải hoàn toàn tự lập, sáng tạo để
làm một bài thơ hoặc đoạn thơ vừa có hình thức, vừa có nội dung. Về hình
thức, học sinh cần chú ý cách ngắt nhịp cho đúng. Trong mỗi dòng, chữ sau

cùng của nhịp phải có sự luân phiên thanh điệu (T-B-T hoặc B- T- B), chữ sau
cùng giữa các câu cần đảm bảo vần liền hoặc vần gián cách.)
4. Tổ chức hoạt động ngoại khoá: Thi sáng tác thơ 8 chữ
Đây là một hoạt động được học sinh rất yêu thích và hưởng ứng tích
cực. Hoạt động này được tôi tổ chức ở quy mô lớp theo chủ đề nhất định với
mục đích gợi mở, kích thích ở học sinh niềm đam mê sáng tạo, có thể qua đó
phát hiện năng khiếu thơ văn ở các em.
Cách thức tiến hành:
- Giáo viên gợi ý đề tài: Về quê hương, gia đình, mái trường, bè bạn…
(đôi khi chấp nhận các chủ đề ngẫu hứng)
- Có thể làm cá nhân hoặc chia lớp thành các nhóm (do chính các em
lựa chọn thành viên vì làm thơ phải tôn trọng cảm xúc) lúc này giáo viên chỉ
đóng vai là trọng tài.
- Sau thời gian làm bài, giáo viên cho học sinh trình bày tác phẩm của
cá nhân (hoặc nhóm). Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận xét bài
8


thơ của bạn trên các phương diện: thể thơ, vần, luật, cách ngắt nhịp, chủ đề
bài thơ, thông điệp người viết muốn gửi tới bạn đọc…
Đi kèm với sáng tác là việc các em tham gia bình chính tác phẩm của
mình, của bạn mình. Công việc sáng tác có thể được các em chuẩn bị trước
trong một khoảng thời gian (có qui định tối đa- tối thiểu) nhưng cũng không
ràng buộc lắm. Và tất nhiên sau hoạt động đó, giáo viên phải có sự động viên
kịp thời bằng những con điểm hoặc những phần quà có ý nghĩa.
Về nhà, giáo viên tiếp tục khuyến khích học sinh tập sáng tác, tập bộc lộ
cảm xúc, lựa chọn những đề tài quen thuộc, gần gũi bên mình. Hoặc các em
cũng có thể tập cảm nhận về những bài thơ 8 chữ trong và ngoài chương trình.
Giáo viên thu, chấm, góp ý và sửa chữa kịp thời cho các em. Tôi hy vọng từ
đề tài này có thể triển khai, tổ chức được những buổi ngoại khóa qui mô lớn

hơn hoặc những câu lạc bộ dành cho học sinh yêu thơ và có năng khiếu thơ văn.
Một nhà bác học đã khẳng định:“Phương án giáo dục trẻ tốt nhất là
giáo dục lòng ham mê của trẻ”. Hoạt động ngoại khoá đã giúp học sinh có
được lòng ham mê ấy, từ đó các em phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ
động, sáng tạo của mình. Các em sẽ thấy rằng, làm thơ là một công việc đầy
hấp dẫn, vừa bình thường nhưng cũng vừa rất cao siêu.
Dưới đây là giáo án thực nghiệm:
Ngữ văn 9
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ.
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể
thơ tám chữ.
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự
hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị của thầy trò:
- GV: Chuẩn bị các mẫu văn bản, bài tập, đọc tài liệu tham khảo.
- HS: chuẩn bị bài kỹ ở nhà theo yêu cầu của SGK, của GV.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động ở nhà: Tìm hiểu lý thuyết và tập sáng tác
9


Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận diện thể thơ tám
chữ.
Nhiệm vụ 1: Học sinh đọc các đoạn thơ
trích (SGK, tr.149).
Nhiệm vụ 2: Làm các bài tập trong mục

2 SGK.
Bài tập a: Nhận xét về số chữ trong
mỗi dòng ở các đoạn thơ ( SGK)

Yêu cầu cần đạt
1. Nhận diện thể thơ tám chữ.

a) Mỗi dòng thơ của các đoạn trên
đều có 8 chữ (tiếng)
b) Gieo vần:
- Đoạn a: Vần chân gieo liên tiếp:
tan-ngàn, mới-gội, bừng-rừng,
Bài tập b: Tìm các chữ gieo vần trong gắt-mật.
mỗi đoạn. Nhận xét về cách gieo vần - Đoạn b: Vần chân gieo liên tiếp:
của từng đoạn.
học- nhọc, bà, xa.
- Đoạn c: Gieo vần chân nhưng
gián cách:
ngát-hát, non-son, đứng-dựng,
tiên-nhiên.
Bài tập c: Nhận xét về cách ngắt nhịp ở c) Ngắt nhịp:
các đoạn thơ trên?
Rất phong phú, đa dạng, linh hoạt.
- HS đọc- hiểu.
Nhiệm vụ 3: Đọc mục ghi nhớ trong
SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập nhận diện thể 2. Luyện tập:
thơ 8 chữ
Nhiệm vụ 1: Làm bài tập 1 trong SGK Bài1:
Các từ cần điền lần lượt: ca hát,

ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập 2 trong SGK
Bài2: Các từ lần lượt điền vào
chỗ trống là:
Cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
Nhiệm vụ 3: Làm bài tập số 3 SGK
Bài 3:
Đáp án đúng là: Câu 3 từ rộn rã
sửa lại là vào trường
Chú ý: HS có thể đưa ra đáp án
khác với câu thơ gốc nhưng phải
đúng vần, hợp nghĩa.
10


Nhiệm vụ 4: Tập làm một đoạn hoặc - Yêu cầu HS không chép lại bài
một bài thơ trọn vẹn theo thể 8 chữ, đề của người khác.
tài, chủ đề tuỳ chọn (bài tập 4)
2. Hoạt động ở lớp: Thực hành làm thơ 8 chữ
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Làm các bài tập điền 1.
từ, thêm câu.
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thích hợp Bài tập 1: Yêu cầu từ ngữ được
để điền vào chỗ trống:
chọn phải đúng thanh, đúng vần. Có
Trời trong biếc không qua mây gợn thể không đúng nguyên gốc.
trắng
Nguyên gốc là:
Gió nồm nam thổi lộng cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

Hoa lựu nở đầy một /…/ đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay/…/
qua
Bài tập 2: Viết tiếp khổ thơ của Huy
Cận:
Bài tập 2: Câu thơ có thể viết là:
Yêu cầu: 8 chữ, vần ương
- Và lúa đồng theo gió
thoảng đưa hương
- Ánh mai hồng hớn hở chạy
Hoạt động 2: Trình bày kết quả làm
tung tăng…
thơ ở nhà.
2.
Nhiệm vụ 1: HS trao đổi, chọn trong a) HS đọc diễn cảm và bình bài thơ
nhóm một bài thơ khá nhất trình bày của nhóm mình trước tập thể.
trước lớp.
b) Cả lớp tham gia nhận xét dựa
vào hướng dẫn đã trình bày trong
Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn, sửa chữa SGK( số chữ, vần, nhịp, kết cấu,
và nhận xét.
chủ đề,…)
Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò.
3. Nhận xét khách quan, nghiêm túc
- GV nhận xét tiết học.
và nên khích lệ học sinh.
- GV khuyến khích HS tiếp tục - Động viên, khuyến khích những
tập sáng tác thơ 8 chữ.
HS năng khiếu và muốn phát triển

năng khiếu.

IV. KIỂM NGHIỆM

11


Sau thời gian áp dụng những giải pháp trên vào quá trình giảng dạy tại
2 lớp: 9A và 9B trường THCS Chu Văn An Nga Sơn năm học 2014-2015, tôi
đã thu được những kết quả rất khả quan:
Trước tiên, thông qua những hoạt động này các em đã có một sân chơi
bổ ích. Được làm việc chung với nhau, các em cảm thấy thoải mái, tự tin, phát
huy hết khả năng sáng tạo của mình.
Khi tập làm thơ, các em có cơ hội để phát triển vốn ngôn từ và khả
năng diễn đạt. Quá trình gọt giũa, trau chuốt ngôn từ chính là việc trau dồi
ngôn ngữ nói chung. Các em sẽ thấy tiếng Việt của ta không chỉ phong phú,
đa dạng về ngữ nghĩa mà còn phong phú đa dạng về cả ngữ âm.
Khi thưởng thức thơ, bình thơ các em có cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn
với thơ, biết nhận thấy cái hay của nội dung thông qua hình thức nghệ thuật,
biết khám phá những thông điệp mà người làm thơ gửi gắm. Khi tham gia vào
nhiều công đoạn như thế các em sẽ có cái nhìn sâu sắc về thơ, nâng cao năng
lực cảm thụ thơ. Điều này giúp ích rất nhiều cho quá trình phân tích thơ của các em.
Giáo viên cũng hiểu hơn các em, tâm huyết với nghề hơn khi được
thưởng thức những sản phẩm thơ của những nhà thơ không chuyên.
Dưới đây là bảng thống kê mức độ hứng thú, yêu thích của học sinh đối
với tiết học Tập làm thơ 8 chữ sau khi thực hiện đề tài: (Khảo sát lớp 9A với
tổng số 42 học sinh)
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ

Hứng thú
25/42
59,5%
Bình thường
15/42
35,7%
Không hứng thú
2/42
4,8%
Nhìn vào kết quả thống kê trên ta thấy các em đã hứng thú hơn với tiết
học tập làm thơ 8 chữ nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung. Chính từ tình
yêu với văn chương, tâm hồn các em được bồi đắp, kỹ năng sống được nâng
lên, niềm đam mê sáng tạo được khơi dậy ... Đó cũng là đích hướng đến của
người giáo viên dạy văn.
Và để khẳng định thêm hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp
trên, tôi đã cho học sinh hai lớp 9A, 9B làm một bài kiểm tra với yêu cầu:
Cảm nhận của em về bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. Đây là một
bài thơ 8 chữ nên thông qua bài làm của học sinh giáo viên sẽ đánh giá được
kết quả của việc cho các em tìm hiểu thể thơ, tập làm thơ. Đã có nhiều bài viết
lập luận tốt, hiểu được vai trò của thể thơ trong việc biểu hiện chủ đề của bài
thơ, bộc lộ cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm của tác giả.
12


Kết quả cụ thể như sau:
Lớp

TSHS

Giỏi


Khá

TB

Yếu

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
42
27
64,3
14
33,3
1
2,4
0
0
9B
38
11
29
26

68,4
1
2,6
0
0
Những kết quả trên là cơ sở để khẳng định vai trò, tác dụng của các tiết
dạy học tập làm thơ 8 chữ.
Tôi xin được trích một số sản phẩm sau những tiết dạy học tập làm
thơ của các em.

13


14


15


16


17


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận

18



Trước tình hình học sinh không ham thích học văn hiện nay thì việc gây
hứng thú trong giờ học Ngữ văn phải là vấn đề mà mỗi giáo viên thực sự quan
tâm.Trong tiết dạy- học làm thơ, bí quyết của sự thành công là giáo viên phải
gợi được cảm hứng sáng tạo ở học sinh. Không nhất thiết mỗi giáo viên văn
phải là một nhà thơ mà trên hết là thầy cô phải ý thức thật rõ ràng về tầm quan
trọng của cảm hứng nghệ thuật, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người
học. Người dạy càng không nên can thiệp quá sâu vào cảm xúc của các em.
Đặc biệt, đứng trước những câu thơ, ý thơ còn non nớt, giáo viên tuyệt đối
không được chê bai, hoặc tỏ thái độ coi nhẹ. Trái lại cần phát hiện, động viên
kịp thời giúp các em có cơ hội thể hiện cảm xúc của mình.
2. Đề xuất:
a. Đối với giáo viên: Tập làm thơ là một việc khó, không vội vàng yêu cầu
cao đối với học sinh, không bắt các em phải làm được thơ, tôn trọng cảm xúc
chân thật của các em, khích lệ và trân trọng những sáng tạo dù rất nhỏ của học
sinh nhưng phải tránh cho các em thái độ tự mãn, tự phụ. Có như vậy, cả
người dạy và người học mới không biến những giờ học này thành những tiết học
chơi đùa, không hữu ích.
b. Đối với nhà trường: Nhà trường cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các em
về phương tiện học tập, có nơi để tổ chức các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ…
Tóm lại, tạo hứng thú học tập cho học sinh không phải là không thể làm
được. Dạy- học tập làm thơ 8 chữ càng không phải là điều gì đó xa vời. Cái
chính là mỗi chúng ta cần phải có ý thức đưa các em trở về với những giờ học
sôi nổi, hào hứng nhưng cũng rất lắng đọng để bộ môn Ngữ văn ngày càng
được học sinh yêu thích hơn, chất lượng dạy học ngày một nâng cao hơn và
quan trọng là để tâm hồn các em khỏi bị dần khô theo năm tháng.
Với mong muốn đó người viết hi vọng góp một phần nhỏ bé để cải
thiện tình hình dạy - học văn hiện nay. Đề tài chắc chắn còn rất cần sự góp ý,
bổ sung của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Nguyễn Thị Bùi Huyền

19



×