Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tích hợp liên môn trong dạy học chương trình địa phương bài “ Dô tả dô tà” của Mạnh Lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.73 KB, 20 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới toàn diện về Giáo dục và Đào tạo,
nâng cao hiệu quả về chất lượng Giáo dục và Đào tạo gắn chặt với mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương”, yêu cầu đặt ra hiện nay là dạy học
chương trình địa phương phải gắn liền với mục tiêu trên. Nhiệm vụ của các thầy,
cô giáo dạy văn là phải giúp được các em học sinh biết yêu quê hương mình,
biết tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất cần cù thông minh, hiếu học,
sáng tạo của quê hương, từ đó có ý thức tìm hiểu, giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn
hóa của quê hương, sống có trách nhiệm với quê hương.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học chương trình địa phương là con
đường để học sinh trang bị cho mình những kiến thức về địa phương một cách
phong phú và đa dạng. Các em sẽ hiểu được truyền thống văn hóa của quê
hương ( những giá trị vật chất và tinh thần do con người địa phương sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử) luôn được các nhà văn, nhà thơ của quê hương chưng cất
và thể hiện một cách đầy đủ sâu sắc trong các sáng tác văn học.
Theo các tài liệu hướng dẫn giảng dạy thì chương trình địa phương hiện nay
mới chú trọng tới việc tích hợp kiến thức ở ba phân môn Văn học địa phương –
Tiếng Việt địa phương và Tập làm văn địa phương chứ chưa đặt ra vấn đề
nghiên cứu dạy học chương trình địa phương tích hợp với các lĩnh vực kiến thức
của các môn học khác. Vì vậy để có giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
chương trình Ngữ văn địa phương một cách toàn diện, đồng bộ nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trên cơ sở khảo sát nội dung chương trình,
sách giáo khoa địa phương Thanh Hóa và thực trạng dạy học, nhằm khắc phục
những khó khăn, lúng túng mà giáo viên và học sinh đang phải đối mặt trong
dạy học tích hợp liên môn phần chương trình địa phương, tôi mạnh dạn đưa ra
vấn đề: “ Tích hợp liên môn trong dạy học chương trình địa phương bài “ Dô
tả dô tà” của Mạnh Lê”. Với đối tượng là học sinh lớp 9 của trường THCS Nga
Thành, Nga Sơn, Thanh Hoá nhằm giúp các em có cái nhìn tổng quan về các
vấn đề nghiên cứu có liên quan tới việc giải quyết tình huống trong thực tiễn và
những kiến thức liên môn thông qua nội dung của bài học, cách tổ chức lớp học,
cách xây dựng chủ đề liên môn với hệ thống tri thức về văn hóa, lịch sử, địa lí,


âm nhạc, giáo dục công dân…

1


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
Thực hiện công văn số 5111/BGDĐT-GDTrH về việc Tổ chức cuộc thi
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc
thi Dạy học theo chủ đề tích hợp của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 23 tháng 7
năm 2013, việc dạy học tích hợp liên môn hiện nay nhằm mục tiêu phát triển
năng lực học sinh, đó là một trong những điểm quan trọng của đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
Trên cơ sở các văn bản đã ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như tham gia các lớp tập huấn
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy và học, bản
thân tôi nhận thấy: tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học chương trình địa
phương đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, rèn luyện cho học
sinh khả năng gắn kết kiến thức đã học được trong nhà trường với những hiểu
biết về quê hương và những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng. Quá trình học
sinh giải mã giá trị nội dung của tác phẩm là giải mã các vấn đề cuộc sống, con
người địa phương được phản ánh trong tác phẩm. Bằng cách phân tích, cắt
nghĩa, lí giải, đánh giá những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học địa phương,
liên hệ vận dụng vào thực tiễn đời sống ở địa phương sẽ rèn cho học sinh tư duy
năng động, sáng tạo và các kĩ năng sống quan trọng. Giúp học sinh có khả năng
hòa nhập với môi trường các em đang sống.
Dạy học tích hợp liên môn khi dạy học bài thơ “ Dô tả dô tà ” của nhà thơ
Mạnh Lê trong chương trình Ngữ văn địa phương lớp 9 là hình thức tìm tòi
những nội dung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo

dục công dân, Âm nhạc… với nhau, làm cho nội dung dạy và học có ý nghĩa
hơn, thực tế hơn và học sinh có thể hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức vận
dụng vào thực tiễn. Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn giảng dạy chương trình
địa phương của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa, trên cơ sở đề tài nghiên cứu
xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ
văn địa phương trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của trường
Đại học Hồng Đức, căn cứ vào mục tiêu của bài học từ đó có thể vận dụng tích
hợp liên môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc và rèn luyện kĩ năng

2


sống… cho học sinh thông qua các phương pháp nghiên cứu lí luận, phương
pháp nghiên cứu thực tiễn ( khảo sát, điều tra, đánh giá, so sánh, đối chiếu,
thống kê, phân loại, thực nghiệm sư phạm…. ) để áp dụng vào việc tổ chức hoạt
động dạy học bài thơ “ Dô tả dô tà ” của nhà thơ Mạnh Lê trong chương trình
Ngữ văn địa phương lớp 9 theo hướng tích hợp liên môn đạt được hiệu quả cao
hơn.
2.Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thực trạng chung
Dạy học theo chủ đề liên môn còn mới đối với nhiều nhà trường và với giáo
viên, trong khi đó chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan
đến dạy học tích hợp liên môn nên đa phần giáo viên mò mẫm, chưa thống nhất
với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức.
Tình trạng thiếu sách giáo khoa, thiếu sách hướng dẫn giảng dạy và tài liệu
tham khảo làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa
phương trong các trường THCS. Học sinh vốn ít hứng thú học môn văn, nay vì
không có sách, việc học chay, dạy chay khiến các em càng dễ lãng quên. Điều
nguy hại hơn nữa là tình trạng thiếu sách, thiếu tài liệu học tập sẽ tạo nên tính
thụ động, ỷ lại ở học sinh trong việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, không

phát huy tính chủ động tích cực tìm kiếm kiến thức liên quan tới nội dung bài
học.
Việc vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy
Ngữ văn địa phương nói riêng hiện nay chưa được áp dụng một cách phổ biến ở
các trường THCS. Thực trạng dạy học chương trình văn học địa phương trong
những năm qua gặp không ít khó khăn, hiệu quả đem lại còn rất hạn chế do giáo
viên và học sinh thiếu tài liệu tham khảo và tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
2.2. Thực trạng đối với giáo viên
Tích hợp liên môn trong dạy học chương trình Ngữ văn địa phương hiện
nay điều giáo viên lúng túng nhất vẫn là phương pháp. Qua khảo sát các giáo
viên trong tổ chuyên môn của nhà trường 90% giáo viên cho rằng dạy học Ngữ
văn địa phương không có gì khác so với tiết dạy chính khóa, nếu khác thì chủ
yếu là giáo viên thuyết trình áp đặt vì học sinh không có sách. Còn khi nói về
tích hợp liên môn trong dạy học chương trình địa phương thì 100% giáo viên

3


cho rằng chưa đủ điều kiện và khó để có thể triển khai thực hiện trong một tiết
dạy chương trình địa phương.
Khó khăn đối với giáo viên hiện nay, khi tích hợp liên môn trong giảng dạy
chương trình Ngữ văn địa phương nói chung và bài thơ “ Dô tả dô tà” trong
chương trình Ngữ văn địa phương 9 nói riêng đó là giáo viên phải tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức thuộc các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm
nhạc…. Trong khi đó, những tư liệu phục vụ cho giáo viên khi giảng dạy về các
lĩnh vực của bộ môn này còn thiếu. Mặt khác vấn đề tâm lí vẫn chủ yếu quen
dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn các giáo
viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét rà soát lại nội dung chương trình để loại bỏ
những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung cập nhật những thông tin mới phù
hợp. Nội dung tích hợp kiến thức liên môn trong bài học này cũng yêu cầu giáo

viên sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo phân phối
chương trình hướng dẫn giảng dạy chương trình địa phương.
Điều kiện cơ sở vật chất ( thiết bị thông tin, truyền thông ) phục vụ cho việc
tích hợp nội dung bài học còn nhiều hạn chế, nhất là đối với giáo viên và học
sinh ở Nga Thành – Nga Sơn nơi có vị trí địa lí giáp gianh với tỉnh Ninh Bình
nên ít có điều kiện tiếp cận dòng sông Mã anh hùng với những điệu hò trên sông
và những kiến thức về lịch sử, về các địa danh được nhà thơ Mạnh Lê nhắc tới
trong bài thơ.
2.3. Thực trạng đối với học sinh
Hiện nay, đa số các em học sinh chưa quen với cách tiếp cận kiến thức liên
môn trong một tiết học về chương trình địa phương nên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng
túng, khó bắt nhịp. Thiếu hụt kiến thức bộ môn nên khả năng tích hợp liên môn
còn nhiều hạn chế khi đọc hiểu bài thơ bởi đây là bài thơ đòi hỏi các em phải có
kiến thức về: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc…. thì mới có thể tích
hợp được. Trong khi đó thì tài liệu tham khảo phần lớn các em đều không có.
Để có thể áp dụng và đạt được hiệu quả cao trong việc tích hợp kiến thức
liên môn trong việc tổ chức hoạt động dạy học bài thơ “Dô tả dô tà” của nhà
thơ Mạnh Lê trong chương trình địa phương Ngữ Văn 9, tôi đã thực hiện điều
tra, khảo sát về khả năng tích hợp liên môn của học sinh lớp 9A Trường THCS
Nga Thành trước khi tiến hành giờ dạy thực nghiệm ở lớp 9B với những nội
dung kiến thức: Văn học (tác giả, tác phẩm...); Lịch sử (lịch sử về văn hóa,

4


truyền thống yêu nước, đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa anh hùng…); Địa lí
(vị trí địa lí, địa hình, địa danh, con người…); Giáo dục công dân ( bài học về
lòng yêu quê hương, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương…); Âm
Nhạc (các làn điệu dân ca và điệu hò sông Mã…).
Kết quả là qua khảo sát về tỉ lệ học sinh có khả năng tích hợp các đơn vị

kiến thức nói trên như sau:
Số lượng khảo
sát

Tích hợp môn
SL

%

32

Lịch sử

2

6,3

32

Địa lí

5

15,6

32

Giáo dục

7


21,9

32

Âm nhạc

3

9,4

Sau khi tiến hành khảo sát ở lớp 9A với thực trạng trên, để có thể đạt được
hiệu quả cao trong việc áp dụng tích hợp liên môn tôi đã đưa ra một số giải pháp
và tổ chức thực hiện giờ dạy thực nghiệm tích hợp liên môn trong dạy bài thơ “
Dô tả dô tà” trong chương trình địa phương Ngữ văn 9 với đối tượng là học sinh
lớp 9B trường THCS Nga Thành.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3.1. Giải pháp.
Với kết quả khảo sát trên, để nâng cao chất lượng dạy và học chương trình
Ngữ văn địa phương theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong bài thơ “Dô
tả dô tà” của tác giả Mạnh Lê, tôi đã tiến hành thực nghiệm tiết dạy tại lớp 9B
trường THCS Nga Thành với các giải pháp sau:
- Khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
- Xác định mục tiêu, phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
- Xây dựng giáo án dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
- Tổ chức, xây dựng lớp học theo không gian mở và không gian nghệ thuật trong
giờ dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu tác phẩm thông qua các buổi học tập ngoại
khóa.
3.2. Tổ chức thực hiện.


5


3.2.1. Xác định mục tiêu, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng
tích hợp liên môn.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng tạo cho học sinh thói quen
trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy
chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo, làm cho quá trình
học tập có ý nghĩa. Trên cơ sở đó khi đọc – hiểu bài thơ “ Dô tả dô tà” yêu cầu
cần đạt đối với học sinh là biết tư duy liên hệ, liên tưởng về các đơn vị kiến thức
của các môn học có liên quan tới nội dung bài học như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
công dân, Âm nhạc…. để có cái nhìn tổng quát về vấn đề đặt ra trong văn bản,
đem đến cho các em những hiểu biết về đặc điểm lời ăn, tiếng nói của quê
hương. Xứ Thanh không chỉ nổi tiếng bởi đất thiêng, người hùng, địa linh nhân
kiệt mà ngay cả trong những cuộc đời lao động cũng làm nên những khúc tráng
ca “Hò sông Mã”, “Múa đèn”. Mỗi đền, chùa, thắng tích, mỗi điệu hò, câu hát,
mỗi con người quê hương đều làm sống dậy truyền thống lịch sử văn hóa xứ
Thanh và bản tính cần cù, thông minh, mạnh mẽ, khoáng đạt, trọng nghĩa của
con người quê hương, từ đó giúp cho việc học của các em có ý nghĩa hơn.
Để nâng cao hiệu quả của bài dạy mang tính tích hợp liên môn, bản thân đã
sử dụng các phương pháp như sau:
- Dạy học theo hợp đồng.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề...
Trong các phương pháp trên thì phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn
đề được xác định là chủ yếu vì trong nội dung của bài học sẽ có nhiều tình
huống có vấn đề mà học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
như: cách đặt tên bài thơ, cách thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương,

cách đưa những kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc… vào trong sáng tác của
nhà thơ Mạnh Lê. Phương pháp dạy học theo hợp đồng được thể hiện trong việc
giao các hợp đồng cho các tổ nhóm tìm hiểu trước khi đọc – hiểu bài thơ thông
qua việc tham khảo tài liệu liên quan. Bên cạnh đó bản thân cũng chú trọng tới
việc xây dựng không gian mở, không gian nghệ thuật trong giờ dạy học chương
trình địa phương theo hướng tích hợp liên môn để học sinh có thể quan sát, cảm
nhận về chân dung nhà thơ, các địa danh, di tích lịch sử, các hình thức sinh hoạt

6


văn hóa của người dân địa phương…được nhắc đến trong bài thơ thông qua hệ
thống tranh, ảnh treo trong phòng học, từ đó giúp các em có hứng thú hơn khi
tiếp cận tác phẩm.
3.2.2. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn.
Trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học Ngữ văn
chương trình địa phương tích hợp liên môn, việc thiết kế giáo án giờ học vận
dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng
không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở
cho sự tìm tòi, sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh. Vì vậy khi
thiết kế giáo án thực nghiệm tích hợp liên môn trong dạy bài thơ “ Dô tả dô tà”
(Mạnh Lê) cần chú trọng tới xây dựng các chủ đề tích hợp, nội dung các câu hỏi
phải thực sự liên quan tới vấn đề tích hợp các môn học có liên quan. Tuy nhiên
cũng cần tránh biến giờ dạy văn thành các giờ dạy Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
công dân hay một giờ dạy Âm nhạc…
Giáo án thực nghiệm tích hợp liên môn tiết 42 lớp 9B trường THCS Nga
Thành:
DÔ TẢ DÔ TÀ
( Mạnh Lê )
A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm khái quát về tác giả Mạnh Lê.
- Hiểu và cảm nhận được những vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương Thanh Hóa qua
các hình ảnh cụ thể trong bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng tích hợp liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm
nhạc…) trong bài học.
3. Giáo dục: Lòng tự hào và tình yêu quê hương.
B. Chuẩn bị
- Tranh ảnh, video… về Thanh Hóa.
- Tham khảo kiến thức liên môn có liên quan theo sơ đồ tư duy với các đơn vị
kiến thức: Lịch sử về các đời vua chúa, các di tích lịch sử…. của Thanh Hóa
được nhắc tới trong bài thơ (Lịch sử); đặc điểm địa lí của các địa danh nổi tiếng
với đất và người xứ Thanh (Địa lí); các làn điệu dân ca Thanh Hóa, đặc biệt là

7


điệu hò sông Mã về nguồn gốc, cách thể hiện (Âm nhạc); bài học về lòng yêu
quê hương, ý thức xây dựng, bảo vệ môi trường và phát triển quê hương (Giáo
dục công dân).
- Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn: Những làn điệu dân ca và điệu hò
trên một dòng sông (Âm nhạc), Đất và người xứ Thanh (kiến thức Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục công dân), Vẻ đẹp xứ Thanh – tình cảm, trách nhiệm (Qua cảm nhận
văn học để rèn luyện kĩ năng sống )
C. Phương pháp.
- Dạy học theo hợp đồng (giao các hợp đồng về chủ đề tích hợp liên môn đến
các tổ, nhóm)
- Phương pháp trực quan (Quan sát tranh ảnh, video… về Thanh Hóa qua máy

chiếu và tranh ảnh treo trong lớp học).
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề...( Đọc – hiểu văn bản theo nội
dung hướng dẫn dạy học chương trình địa phương của Sở Giáo dục & Đào tạo
Thanh Hóa)
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
I.Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra việc chuẩn bị các hợp đồng ở nhà của các nhóm học sinh theo
yêu cầu.
Nhóm 1: Những làn điệu dân ca và điệu hò trên một dòng sông (Âm nhạc).
Nhóm 2: Đất và người xứ Thanh ( kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công
dân).
Nhóm 3: Vẻ đẹp xứ Thanh – tình cảm, trách nhiệm (Qua cảm nhận văn học để
rèn luyện kĩ năng sống )
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV tổ chức cho HS đọc phần chú I. Tìm hiểu chung
thích sách Chương trình địa phương. 1. Tác giả:
Quan sát về chân dung và hình ảnh về - Mạnh Lê (1953-2008), quê xã Thiệu
quê hương nhà thơ và cho biết:
Trung huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ?
Hóa.
- Quê hương đã ảnh hưởng như thế - Quê hương đã ảnh hưởng trực tiếp
nào trong sáng tác của nhà thơ?
tới những sáng tác của ông.
2. Tác phẩm

8



- Hoàn cảnh ra đời bài thơ?

a. Hoàn cảnh ra đời: sáng tác năm
1995 bên bờ sông Mã.
GV hướng dẫn HS đọc văn bản: chậm b. Đọc văn bản.
rãi, nhấn giọng theo trường độ, nhịp
độ.
- Xác định bố cục của bài thơ và cho c. Bố cục: 2 phần
biết nội dung của từng phần?
- Từ đầu đến “nhân gian”: truyền
thống lịch sử, văn hóa.
- Phần còn lại: Phẩm chất con ngừơi
xứ Thanh.
II. Phân tích
GV sử dụng phương pháp trực quan, 1. Truyền thống lịch sử văn hóa.
HS lắng nghe và quan sát các làn điệu
dân ca Thanh Hóa và điệu hò sông Mã
qua video trình chiếu và tổ chức cho
HS triển khai và thanh lí hợp đồng 1:
Từ những làn điệu dân ca đến điệu hò
trên một dòng sông Những làn điệu
dân ca và điệu hò trên một dòng sông
( Âm nhạc)
GV và HS nhận xét, đánh giá hợp
đồng1.
Sử dụng phương pháp dạy học đặt
và giải quyết vấn đề để tìm hiểu về
nội dung của bài thơ:
- Qua làn điệu dân ca Dô tả dô tà tác - Nét đặc trưng: Ngày nắng, ngày mưa

giả đã giới thiệu với chúng ta những xanh bờ rau má, múa đội đèn, hát như
đặc trưng gì của miền quê Thanh trống vỗ, chiều nhai rau má, tối học
Hóa?
chữ nôm.
- Qua những biểu hiện này giúp em -> Một cuộc sống yên bình, có những
hiểu gì về cuộc sống con người nơi nét sinh hoạt văn hóa, truyền thống
đây?
hiếu học.
- Truyền thống lịch sử của đất và - Người Thanh Hóa tự hào về lịch sử
người xứ Thanh được nhắc đến trong của quê hương với những trang sử hào

9


đoạn thơ là gì?

- Quê hương Thanh Hóa được giới
thiệu trong những khổ thơ tiếp theo
với những nét đặc trưng gì?
- Em hiểu gì về quê hương Thanh Hóa
qua những lời giới thiệu trên.
- Em cảm nhận được gì về tình cảm
của tác giả dành cho quê hương mình?
GV tổ chức cho HS triển khai và
thanh lí hợp đồng 2,3
- Đất và người xứ Thanh (kiến thức
Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Vẻ đẹp xứ Thanh – tình cảm, trách
nhiệm (Qua cảm nhận văn học để rèn
luyện kĩ năng sống )

GV và HS nhận xét, đánh giá hợp
đồng 2,3.

hùng và những con người kiệt xuất.
2. Phẩm chất của con người xứ
Thanh.
- Quê hương Thanh Hóa anh hùng,
kiên cường trong đấu tranh, lạc quan
chân chất trong cuộc sống đời thường,
cần cù trong lao động và chan chứa
tình yêu thương dù trải qua bao gian
khó.
- Niềm tự hào và tình yêu sâu nặng đối
với quê hương.

GV tổ chức cho HS khái quát về nội III. Tổng kết.
dung và nghệ thuật của bài thơ.
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
GV tổ chức cho HS tổng hợp những IV. Luyện tập.
đơn vị kiến thức liên môn có liên quan
trong bài học theo sơ đồ tư duy.
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu nói về quê hương Thanh Hóa.
- Hoàn thành các chủ đề được giao cho các tổ nhóm thực hiện trước, trong và
sau khi học.
+ Những làn điệu dân ca và điệu hò trên một dòng sông.
+ Đất và người xứ Thanh.
+ Vẻ đẹp xứ Thanh – tình cảm, trách nhiệm


10


3.2.3. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn
Bên cạnh việc thiết kế một giáo án giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn,
để dạy tích hợp liên môn đối với bài thơ “Dô tả dô tà” có hiệu quả cần chú ý tới
việc xây dựng không gian lớp học phù hợp với cách học của học sinh, cách dạy
của giáo viên trong quá trình tiếp cận và truyền thụ kiến thức. Trước hết cần xây
dựng mô hình lớp học theo không gian mở: mô hình này được xây dựng bằng
việc sắp đặt bàn nghế của lớp học theo hình chữ U hoặc chữ C, vị trí cách bố trí
bàn ghế giáo viên, bảng đen, máy chiếu… với cách bố trí này học sinh sẽ thuận
lợi hơn trong quá trình giải quyết các hợp đồng, thảo luận về các vấn đề tích hợp
liên môn

Hình ảnh minh họa: Mô hình lớp học hình chữ U
Với cách bố trí không gian lớp học trên sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tích
hợp liên môn, tạo được sự thân thiện giữa người dạy và người học.
Ngoài mô hình lớp học theo không gian mở, khi dạy bài này, tôi còn chú
trọng tới việc xây dựng một không gian nghệ thuật theo hướng tích hợp liên
môn cụ thể là: khi tổ chức dạy học bài thơ “Dô tả dô tà” có thể treo các bức
tranh nói về nhà thơ và tác phẩm, hình ảnh cầu Hàm Rồng, sông Mã, hình ảnh
của các làn điệu dân ca, các di tích lịch sử, các hình ảnh về quân và dân Thanh
Hóa trong chiến tranh, Thanh Hóa trong thời kì xây dựng đổi mới…… trên các
bức tường trong lớp học kèm theo những câu thơ được nhắc tới trong bài thơ.
Như vậy các em rất dễ thuộc và dễ nhớ, có ấn tượng sâu sắc về những điều các

11


em được quan sát. Khi ấy không gian xứ Thanh trong lớp học thấm sâu vào tâm

hồn các em, từ đó tự hào và thêm yêu về quê hương mình hơn.
Những bức tranh được treo trong lớp học khi dạy tiết 42 với bài thơ “ Dô
tả dô tà ” của Mạnh Lê:

Mạnh Lê (1953 – 2008)

Múa “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa
(Múa thì đội đèn, hát như trống vỗ
“Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”)

12


Hò sông Mã ( Dô tả dô tà, sông Mã quê ta)

Cầu Hàm Rồng trong chiến tranh
(Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững)

Đền thờ Trạng Quỳnh ( Hoằng Hóa) Đền thờ vua Lê Thái Tổ (Thọ Xuân)
(Rạng thời vua Lê, tối đời chúa Trịnh

13


Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian…)
Với cách tổ chức thực hiện trên, giúp các em hình dung được truyền thống
lịch sử văn hóa Thanh Hóa qua từng bức tranh, từng trang thơ từ đó yêu mến
môn học, có ý thức trách nhiệm gìn giữ phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Không chỉ các em được nghe mà còn được quan sát để khắc sâu kiến thức, tạo

điều kiện thuận lợi trong tích hợp liên môn.
3.2.4. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu tác phẩm thông qua các buổi học tập
ngoại khóa.
Để việc tích hợp liên môn cho bài dạy đạt hiệu quả hơn, bản thân đã tổ chức
cho học sinh học tập trải nghiệm trong các buổi học ngoại khóa như đi thăm các
di tích lịch sử, danh thắng ở địa phương. Đồng thời phối hợp với nhà trường,
đoàn, đội tổ chức cuộc thi tìm hiểu về nhà thơ, về các nhân vật lịch sử, các địa
danh lịch sử và những nét đẹp văn hóa… của đất và người xứ Thanh được nhà
thơ nhắc đến trong bài thơ.
Cách tổ chức này nhằm mục đích gây sự hứng thú cho các em trong việc
phát hiện, tìm tòi những giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương. Đồng thời thông
qua những hoạt động từ thực tế ở địa phương để biến những giá trị nhân văn
trừu tượng từ lời truyền dạy của thầy cô trên lớp thành những câu chuyện thực,
hình ảnh thực, cảm xúc thực sống động trong mỗi học sinh do chính các em
khám phá, thẩm thấu, thanh lọc để hoàn thiện nhân cách của mình, khơi gợi ước
mơ, thôi thúc khát vọng sống tốt đẹp để tiếp nối truyền thống quê hương.
Với cách tổ chức thực hiện trên bản thân nhận thấy những buổi học ngoại
khóa đã đem lại nhiều hiệu quả trong việc tích hợp liên môn như bổ sung cho
giáo viên và học sinh một nguồn hiểu biết phong phú về địa phương; khơi dậy
tình yêu đối với địa phương nơi các em đang sống; thấy rõ những đóng góp của
địa phương cho sự nghiệp phát triển quê hương Thanh Hóa và cho nền văn học
dân tộc…
4. Kiểm nghiệm.
Sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành phương pháp soạn giảng tích
hợp liên môn trong dạy chương trình địa phương với bài thơ “ Dô tả dô tà” của
nhà thơ Mạnh Lê tôi thấy việc dạy học đã phát huy tính tích cực, chủ động phát
triển được năng lực của học sinh. Học sinh nâng cao được khả năng tìm tòi sáng
tạo của mình. Kết quả thực nghiệm và dạy học đối chứng cho thấy hệ thống giải

14



pháp do đề tài nghiên cứu được áp dụng vào các công đoạn trong quy trình dạy
học là hoàn toàn có tính khả thi, có ý nghĩa thời sự và có ý nghĩa thực tiễn. Dưới
đây là kết quả đạt được sau khi thực nghiệm dạy học tích hợp liên môn ở lớp 9B
trường THCS Nga Thành (tiết 42 bài “Dô tả dô tà” của Mạnh Lê).
Số lượng khảo
sát

Tích hợp môn
SL

%

29

Lịch sử

22

75,9

29

Địa lí

21

72,4


29

Giáo dục

27

93,1

29
Âm nhạc
22
75,9
Đối chứng với kết quả khảo sát ở lớp 9A khi chưa thực hiện đề tài thì kết
quả đạt được sau khi tiến hành thực nghiệm ở lớp 9B cao hơn về khả năng tích
hợp kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc… của các
em học sinh. Điều đó cho thấy, đề tài thực hiện đã có tính hiệu quả cao.
Khả năng tích hợp liên môn còn được phản ánh cụ thể trong bài làm của học
sinh trong việc xây dựng một số chủ đề. Dưới đây là kết quả bài làm của các tổ
nhóm khi tham gia hợp đồng:
Hợp đồng 1: Những làn điệu dân ca và điệu hò trên một dòng sông. Với chủ
đề này các em đã tích hợp với kiến thức của bộ môn Âm nhạc để giải quyết vấn
đề đặt ra đó là những âm hưởng mượt mà của các làn điệu dân ca Thanh Hóa và
những điệu hò ngắn gọn, chắc nịch, khỏe khắn của những người dân vùng sông
Mã thong dong trôi theo dòng nước êm ả. Từ những làn điệu dân ca đến những
điệu hò trên sông thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời luôn gắn bó thường trực
trong đời sống sinh hoạt văn hóa , văn nghệ của con người xứ Thanh. Tất cả đều
dựa trên cơ sở gắn bó thân thiết với sinh hoạt của người dân nơi đây.
Hợp đồng 2: Đất và người xứ Thanh. Chủ đề này các em phải huy động kiến
thức của nhiều môn học như kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân… để
giải quyết vấn đề về vị trí địa lí của một vùng đất địa linh nhân kiệt, cùng với

những trang lịch sử hào hùng trong thời kì đấu tranh bảo vệ tổ quốc cũng như
trong thời kì đổi mới. Đồng thời thấy được truyền thống và những nét đẹp văn
hóa của con người quê hương vốn chân chất, mộc mạc, thủy chung gắn bó với
quê hương. Từ đó tự hào về quê hương, yêu quê hương mình hơn và sống có
trách nhiệm hơn.

15


Hợp đồng 3: Vẻ đẹp xứ Thanh – tình cảm, trách nhiệm. Với chủ đề này các
em cần vận dụng nhiều đơn vị kiến thức của các môn học nói trên để rèn kĩ năng
sống cho chính bản thân các em. Dưới đây là bài viết của nhóm học sinh tham
gia hợp đồng cho chủ đề Vẻ đẹp xứ Thanh – tình cảm, trách nhiệm. Sau khi giao
việc cho nhóm tham gia hợp đồng viết về chủ đề này trước khi tiến hành đọchiểu văn bản và sau khi đọc- hiểu văn bản các em đã hoàn thành bài viết của
mình như sau:

16


17


Qua những sản phẩm đó, tôi nhận thấy các em đã hiểu và có hứng thú trong
việc tích hợp liên môn khi học chương trình Ngữ văn địa phương. Bài thơ các
em khám phá đã khơi dậy ở các em lòng tự hào, tình yêu quê hương xứ sở. Mỗi
học sinh cũng đã có những suy nghĩ trăn trở về tình cảm trách nhiệm của mình
đối với quê hương. Đồng thời qua bài viết các em cũng đặt ra được vấn đề có
tính thời đại để mọi người cùng suy nghĩ đó chính là thái độ sống gắn bó với
nguồn cội, biết yêu quý trân trọng những điều bình dị, gần gũi quanh mình.
Việc học sinh cùng tham gia xây dựng chủ đề của bài học còn có ý nghĩa

khẳng định vai trò của vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong
một tác phẩm cụ thể và trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy việc học văn và dạy
văn trở nên có ý nghĩa hơn, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn
mới.

18


III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Sau khi thực hiện đề tài bản thân nhận thấy: các chủ đề liên môn, tích hợp
có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc
tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Vận dụng kiến thức liên môn
cũng có khả năng rèn luyện tư duy tổng hợp, phân tích trước mọi vấn đề. Từ
việc viết một bài luận, về một bài thơ thuộc chương trình Ngữ văn địa phương
Thanh Hóa, học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm thu thập thông tin, xử lí tình
huống, cảm thụ văn chương, liên tửơng và suy ngẫm để giải quyết những vấn đề
từ thực tiễn cuộc sống.
Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong
việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho bản thân nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới hiện nay và nhất là trong thời gian tới. Tích hợp liên môn trong dạy
học chương trình địa phương lại là vấn đề mới mà hiện nay nhiều tài liệu hướng
dẫn giảng dạy chương trình địa phương chưa đề cập tới. Vì vậy giáo viên cần
phải bồi dưỡng để giờ dạy chương trình địa phương thật có ý nghĩa.
2. Đề xuất
Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học tích hợp liên môn vào các
dịp thao giảng. Đưa hoạt động tích hợp liên môn vào hoạt động bắt buộc với các
tổ bộ môn và giáo viên hằng năm. Tăng cường thêm tài liệu, phương tiện dạy
học có liên quan đến việc giảng dạy chương trình địa phương. Tạo điều kiện

thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn thông qua các
cuộc hội thảo chuyên đề.
Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên
môn. Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp,
liên môn mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2015

ĐƠN VỊ.

CAM KẾT KHÔNG COPY

Người thực hiện

Phạm Anh Đức.

19


20



×