Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tích hợp liên môn trong dạy học phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại Ngữ văn 9 ở trường THCS Nga Vịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 28 trang )

TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
PHẦN TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI - NGỮ VĂN 9
Ở TRƯỜNG THCS NGA VỊNH
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một
cách tối ưu các quá trình hoạt động riêng rẽ các môn học, phần học khác nhau
theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu
cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần “nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo”, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình sách
giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục
tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp
ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích
hợpliên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là một môn học có mối quan hệ với
các môn học khác (Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật….) có vai trò
cung cấp kiến thức khoa học cơ bản cho học sinh đồng thời giáo dục tư tưởng,
tình cảm cho học sinh. Đồng thời để thực hiện mục tiêu giáo dục xã hội đang dặt
ra những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết đối với môn Ngữ văn: không chỉ cung
cấp những kiến thức về bộ môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang
bị cho học sinh những kĩ năng sống để giải quyết những tình huống trong thực
tiễn . Cho nên, vận dụng “tích hợp liên môn” trong học Ngữ văn sẽ giúp cho
giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích
cực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Mặt khác còn tránh được những biểu
hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức - tăng cường khả năng thông
hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh.
Tuy nhiên, hiện nay “tích hợp liên môn” trong day học nói chung và
trong chương trình Ngữ Văn nói riêng chưa được giáo viên nhận thức đúng đắn


và sử dụng nhiều trong giờ dạy học. Đồng thời cũng chưa có tài liệu nào hướng
dẫn chi tiết, cụ thể về mặt phương pháp và cách tổ chức dạy học liên môn.
Vì thế, từ thực tiễn giảng dạy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã
mạnh dạn thực hiện đề tài “Tích hợp liên môn trong dạy học phần truyện ngắn
Việt Nam hiện đại - Ngữ văn 9 ở trường THCS Nga Vịnh”.
- Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tế việc dạy - học Ngữ Văn 9 ở THCS, tôi nghiên cứu đề
tài này nhằm mục đích:
1


Cùng đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng, tích cực, và hiểu được ý
nghĩa của dạy học tích hợp liên môn cũng như tích hợp chủ đề trong dạy học
Ngữ Văn nói chung và dạy phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng
Giáo viên giúp học sinh có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong khả
năng tổng hợp kiến thức của của các môn học một cách có hệ thống để giải
quyết các tình huống đặt ra. Đồng thời rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo và
năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh.
-

Đối tượng nghiên cứu:

Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của tôi là: vận dụng dạy học
tích hợp liên môn khi dạy phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong ch¬ng trình
Ngữ Văn 9 và ứng dụng thực nghiệm cho một văn bản cụ thể trong ch¬ng trình
Ngữ Văn 9.
Đồng thời đối tượng học sinh đều được thể nghiệm trong 2 năm hoc: 2
lớp 9A, 9B (2014-2015) và lớp 9 (2015-2016) ở trường THCS Nga Vịnh.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này,

tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng
hợp lí thuyết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản
hướng dẫn chỉ đạo phương pháp dạy học “tích hợp liên môn” làm cơ sở lí luận,
mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu nhập thông tin: khảo sát thực
trạng trước và sau khi áp dụng cách thức “tích hợp liên môn” trong dạy học và
rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quả trước và sau khi áp dụng phương pháp.
Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của HS, phổ
biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh,
phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Đối với quan điểm dạy học “ Tích hợp liên môn” thì Phó Vụ trưởng Vụ
giáo dục Trung học (Bộ GD - ĐT) Nguyễn Xuân Thành đã cho rằng“Dạy học tích
hợp” là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một
môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ
quyền quốc gia về biên giới hải đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Còn “Dạy học liên môn” là phải xác định những chủ
đề có nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn để dạy học thể hiện sự ứng
2


dng ca chỳng trong gii quyt cỏc tỡnh hung thc tin, trỏnh vic hc sinh
phi hc li nhiu ln cựng mt ni dung kin thc cỏc mụn hc khỏc nhau.
i vi nhng kin thc liờn mụn nhng cú mt mụn hc chim u th thỡ cú
th b trớ dy trong chng trỡnh ca mụn ú v khụng dy li cỏc mụn khỏc.
Nh vy, Tớch hp liờn mụn khụng phi l hai khỏi nim tỏch ri nhau
m ch mt khỏi nim duy nht. ú l dy hc nhng ni dung kin thc liờn

quan n hai hay nhiu mụn hc.Tớch hp thỡ chc chn phi dy liờn mụn
v ngc li m bo hiu qu dy hc liờn mụn thỡ phi bng cỏch v hng
ti mc tiờu tớch hp.
2.2. THC TRNG CA DY HC THEO HNG TCH HP LIấN MễN
TRONG MễN NG VN 9
2.2.1.Kho sát cht cht lng u nm mụn Ng Vn của học sinh lớp 9 tại
trờng THCS Nga Vịnh, kt qu ca hai nm hc nh sau:
Nm nm hc 2014 2015:
Lp

Gii

S s

Khỏ

TB

Yu

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

9A

27

2

7,4

6

22,2

13

48,2

6

22,2

9B

29


2

6,9

7

24,1

13

44,8

7

14,2

Nm hc 2015 2016:
Lp

9

Gii

S s

41

Khỏ

TB


Yu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

2

5

10,3

22

61,2


13

26,5

2.2.2. Thực trạng dạy dạy học hiện nay trong nhà trờng
Cu trỳc ni dung chng trỡnh Ng Vn núi chung v phn truyn ngn
Vit Nam hin i núi riờng c biờn son i mi t nm hc 2004 2005,
núi l gim ti song vn cũn nng n s tit, nhiu vn bn cú t tng cha phự
hp vi mc nhn thc ca hc sinh. Sách giáo khoa mới vẫn còn khá nặng,
dung lợng kiến thức lớn, nhiều kiến thức khó, sự phân bố kiến thức và lợng thời
gian ở nhiều bài còn cha hợp lí.
Mt khỏc do xu th hin nay cỏc em thớch hc cỏc mụn khoa hc t
nhiờn nhiu hn, nờn nim say mờ vi b mụn Ng Vn khụng cũn nhiu nh
trc õy, cỏc em tip thu mt cỏch th ng, i phú. Do ú, mt tỏc phm
n gn vi hc sinh, to nim say mờ yờu vn hc v giỳp cỏc em tip cn ỳng tỏc
3


phẩm văn chương thì giáo viên phải cung cấp, rèn luyện cho các em có thói quen học
đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Hơn nữa, khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp liên môn trong môn
Ngữ văn 9 và phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại không phải nằm ở phần nội
dung kiến thức mà ở vấn đề phương pháp dạy học. Cho đến nay vẫn chưa có văn
bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết về phương pháp dạy học tích hợp liên
môn cho giáo viên.
Mặt khác, phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, ý thức thi đua về
môn học chưa cao. Tài liệu phục vụ việc học của các em còn ít, không phong
phú. Đại đa số học sinh trong khối 9 có sức học trung bình chiếm tỉ lệ cao.
Xuất phát từ thực tế trên, khi dạy phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại,

giáo viên cần tìm cho mình một hướng đi, một phương pháp tổ chức dạy học
theo hướng “tích hợp liên môn” sao cho có hiệu quả nhất không chỉ nâng cao
chất lượng dạy học mà còn mở rộng kiến kiến cho các em ở nhiều môn học một
cách có hệ thống.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung của Văn học Việt Nam hiện đại nói chung và truyện ngắn Việt
Nam nói riêng phản ánh cuộc sống, đất nước và con người Việt Nam trong giai
đoạn lịch sử (1945 - 1975) với những biến động dữ dội qua đó thể hiện phẩm chất,
vẻ đẹp của một dân tộc anh hùng trong một “thời đại anh hùng”. Chính vì thế vận
dụng kiến thức Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Hội hoạ... cũng rất phong phú
với nhiều khía cạnh khác nhau phù hợp với từng thể loại, phù hợp với từng bài
giảng.
Sau khi nghiên cứu nội dung chương trình và những nội dung kiến thức
các môn học liên quan, để tiến hành một giờ dạy học tích hợp liên môn thành
công thì giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa những kiến thức liên môn
với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Từ những kiến thức đó tôi đã
định hướng được các giải pháp khi ứng dụng “tích hợp liên môn” để sắp xếp, tổ
chức các hoạt động dạy học theo một trình tự hợp lí như sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn.
Mỗi một tác phẩm văn học đều phản ánh hiện thực xã hội; thể hiện những
quan hệ xã hội. Và ý thức hệ tư tưởng của thời đại đó. Cho nên giáo viên xác
định được chủ đề đặt ra trong mỗi tác phẩm có kiến thức liên quan đến các môn:
Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD… là rất cần thiết. Và ứng dụng những kiến
thức bộ môn khác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong từng tác phẩm. Chủ
đề tích hợp liên môn trong phần tuyện ngắn:
Chủ đề tích hợp

Văn bản

1. Giáo dục lòng yêu “Làng”, “Lặng lẽ Sa


Kiến thức liên môn
Lịch sử: Tinh hình lịch sử
4


quê hương đất nước:

Pa”, “Chiếc lược ngà”

- Hoàn cảnh ra đời

“Những ngôi sao xa - Địa lí: Vị trí, đăc điểm
xôi”
thiên nhiên địa hình Sa
Pa, dãy Trường Sơn.

- Nội dung tác phẩm

Việt Nam (1945 – 1975)

- Âm nhạc : bài hát về
Trường Sơn trong kháng
chiến.
- Phim ảnh: Tư liệu liên
quan đến giai đoạn lịch
sử, hoàn cảnh tác phẩm
2. Giáo dục ý thức xây
dựng, bảo vệ tổ quốc,
sống có lí tưởng


“Lặng lẽ Sa Pa”

-Lịch sử: Tình hình lịch
sử Việt Nam (1945 –
1975)
- GDCD

3. Tình cảm gia đình – “Chiếc lược ngà”
Tình phụ tử thiêng
liêng

- GDCD
Lịch sử: Tình hình lịch sử
Việt Nam (1945 – 1975)
- Phim ảnh: Tư liệu liêụ
về cuộc sống và con
người Nam Bộ trong
kháng chiến.

4. Vẻ đẹp nhân cách “ Bến quê”
con người; làm chủ
bản thân, thoát mọi
cám dỗ của hoàn cảnh.

- GDCD
-Địa lí: Vị trí Sông Hồng.
- Mĩ thuật: Vẽ tranh

Để xây dựng được nội dung chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên phải xác

định rõ mục tiêu chủ chủ đề đó. Cụ thể:
a. Về kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác
phẩm truyện Việt Nam sau cách mạng tháng Tám…..
- Biết đặc điểm và những đóng góp của truyện Việt Nam sau cách mạng
tháng tám 1945 và nền văn học dân tộc.
- Nhớ một số chi tiết đặc sắc trong truyện.
b. Kỹ năng: Rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ, viết bài nghị luận

5


c. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp: Tình yêu nước, yêu làng, yêu
gia đình, yêu lao động, tinh thần hi sinh vì tổ quốc… Xác định mục đích học tập
và lao động.
Trên cơ sở xác định được mục tiêu bài học giúp giáo viên bám sát vào các
chủ đề liên môn.
2.3.2. Giải pháp 2: Khai thác kiến thức các môn học liên quan đến tác phẩm
văn học trong từng nội dung của bài học.
Không phải bài nào giáo viên cũng thuận lợi để tích hợp liên môn, cũng
không phải một bài học mà tích hợp nhiều môn, hay nội dung nào cũng tích hợp
được. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn, xác định các chủ đề tích hợp để tích
hợp những khía cạnh - những đơn vị kiến thức có liên quan phục vụ cho mục
tiêu bài học.
Khi dạy tiết 66, 67: “Lặng lẽ SaPa” tích hợp với môn GDCD 7: bài 1
“Sống giản dị”, Bài 12: “Sống và làm việc có kế hoạch”. GDCD 8 - Bài 11:
“Lao động tự giác và sáng tạo” để giáo dục tư tưởng sống cho lớp trẻ hiện nay.
Đối với tiết 71,72: “Chiếc lược ngà” giáo viên tích hợp với môn Lịch Sử
9 (Hoàn cảnh miền Nam - Việt Nam trong những năm 1965-1972). Tích hợp với
chủ đề: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước (GDCD 6).

Với văn bản “Những ngôi sao xa xôi” tích hợp: Đặc điểm vị trí địa lí và
địa hình của dãy Trường Sơn - tuyến đường Trường Sơn (Địa Lí 9). Tầm quan
trọng, vị trí chiến lược của tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ (Lịch Sử 9.) GDCD 9 bài 13+14: “Về lí tưởng sống của thanh niên,
trách nhiệm của thanh niên trong thời kì CNH, HĐH đất nước”.
2.3.3. Giải pháp 3: Xác định cách thức và mức độ tích hợp liên môn có hiệu
quả trong tiết dạy:
2.3.3.1. Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới.
Dạy học, đặc biệt là dạy Văn việc dẫn dắt vào bài rất quan trọng giúp các
em bị cuốn hút vào bài, tạo tâm thế tinh thần phấn khởi, say mê để tiếp thu kiến
thức mới. Giáo viên có thể vận dụng kiến thức Âm nhạc: Cho học sinh nghe một
bài hát có nội dung liên quan đến giờ học. Hoặc giáo viên có thể vận dụng kiến
thức Hội hoạ bằng cách cho học sinh xem tranh ảnh về phong cảnh hoặc con
người... Tất cả thể hiện trong lời dẫn vào bài của giáo viên sẽ làm cho học sinh
chú ý, bị lôi cuốn và mở rộng thêm kiến thức cho các em.
Khi dạy tiết 71, 72: “Lặng lẽ Sa Pa” giáo viên cho học sinh xem những
phóng sự, tư liệu, tranh ảnh du lịch về vẻ đẹp thơ mộng của mảnh đất SaPa
(những rặng đào, đàn bò lang cổ, dinh thự cũ kĩ lâu đời của người Pháp xây
dựng…) thì học sinh sẽ bị cuốn hút vào bài học đồng thời có thêm những kiến
thức về Địa lí - du lịch SaPa).

6


Khi dạy tiết 141- 142: “Những ngôi sao xa xôi” giáo viên cho HS nghe bài
hát “Cô gái mở đường”, thơ của Phạm Tiến Duật phổ nhạc thành bài hát; chiếu
những hình ảnh bom đạn chiến tranh ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn - từ đó
gợi dẫn vào bài học. Qua lời giới thiệu, minh họa bằng các video học sinh đã một
phần hiểu được nội dung chủ đề của bài học, đồng thời bằng những hình ảnh chân
thực học sinh có thể hình dung được sự ác liệt của chiến tranh chống Mĩ gian khổ

của dân tộc - điều mà các em khó hình dung trong cuộc sống hoà bình hiện nay.
Có được những tác dụng như thế là do giáo viên đã khéo léo tích hợp với môn:
“Hội hoạ” hay “Âm nhạc” đã mang lại hiệu quả cao cho giờ học.
2.3.3.2. Tích hợp kiến thức liên môn trong các hoạt động văn học theo các chủ
đề.
Sau mỗi học kì, hay sau mỗi phần thơ hoặc truyện thường có các giờ hoạt
động Ngữ Văn. Trong giờ dạy học này chủ yếu rèn luyện kĩ năng vận dụng thực
hành cho học sinh từ những nội dung đã học. Giúp các em vừa mở rộng vừa
nâng cao kiến thức. Đặc biệt trong các hoạt động ngoại khoá, giáo viên khéo léo
tích hợp nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau sẽ là một điều kiện rất tốt
để phát huy tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh cũng như rèn luyện ở các em
những kĩ năng sống cần thiết để giải quyết những tình huống thực tế trong cuộc
sống.
Ví dụ: Ngoại khoá về đề tài người lính và chiến tranh trong văn học kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ. Để thực hiện tốt cho giờ học ngoại khoá này
giáo viên cần thực hiện:
Giao nhiệm vụ cho học sinh: Sưu tầm thơ ca, truyện kháng chiến ngoài
những bài đã học. Tìm hiểu Lich sử Việt Nam trong giai đoạn lịch sử (1945 1975). Những bài học rút ra từ những tác phẩm văn chương (GDCD). Tìm hiểu
các địa danh, các vùng đất cách mạng trong hai cuộc kháng chiến (Địa lí,…).
Hay những bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát (Âm nhạc). Hoặc các em vẽ
tranh về đề tài người lính (Mĩ thuật).
Như vậy, để giải quyết được những yêu cầu giáo viên đặt ra trong giờ
ngoại khóa thì học sinh – giáo viên cần huy động tất cả kiến thức liên môn có
liên quan. Và chỉ có những kiến thức liên môn ấy mới làm cho nội dung bài học
sâu sắc hơn, bao quát hơn, và những vấn đề đặt ra giải quyết dễ dàng hơn.
Thông qua đó giúp học sinh bổ sung thêm kiến thức liên môn còn thiếu.
2.3.3. Khai thác các kiến thức liên môn để giáo dục tư tưởng, tình cảm, lòng
yêu thương quê hương đất nước, cộng đồng cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy truyện: “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, giáo
viên vận dụng môn GDCD lớp 8 bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân

trong gia đình” để tích hợp:

7


Qua truyện ngắn này em hiểu gì về cuộc sống của các gia đình Việt Nam
trong chiến tranh chống Mĩ? Từ đó em rút ra bài học gì về trách nhiệm của đối
với gia đình của mình?
Khi dạy bài “Những ngôi sao xa xôi”, vận dụng kiến thức trong bài “Biết
ơn” (GDCD lớp 7) giúp cho việc giáo dục tư tưởng - tình cảm cho học sinh sống
theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
2.3.4. Giải pháp 4: Xác định các năng lực cho học sinh kết hợp xây dựng
biên soạn hệ thống câu hỏi tích hợp liên môn.
2.3.4.1. Xác định các năng lực cho học sinh:
- Về năng lực chung: Học sinh tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, trao đổi đàm
thoại…
- Về năng lực riêng: Đọc hiểu văn bản, phân tích tình huống, tư duy sáng tạo,
thưởng thức văn học, giao tiếp Tiếng Việt.
Ví dụ: Dạy học tiết 48: Văn bản Làng (Kim Lân), giáo viên cần xác định năng
lực học sinh cụ thể cần thực hiện:
+ Năng lực chung: Học sinh tự tóm tắt văn bản, thảo luận trong nhóm: diễn biến
tâm lí của nhân vật ông Hai trong các tình huống của truyện ( học sinh hợp tác,
trao đổi để phát hiện ra vấn đề).
+ Năng lực riêng: Học sinh trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản;
phân tích được tình huống truyện; Tích hợp ở: Sự chuyển biến trong tư tưởng
của người nông dân (Lão Hạc, Chị Dậu: trước cách mạng) để thấy được những
nét mới trong nhân vật ông Hai ( Làng - Kim Lân). Để học sinh phát triển các
năng lực này giáo viên vận dụng tích hợp liên môn: Lấy một đọan phim tư liệu
về đời sống của người nông dân Việt nam trước cách mạng (phim“Chị Dậu”
hoặc “Làng Vũ Đại ngày ấy”) cho học sinh xem để cung cấp những hình ảnh

trực quan, tư liệu “sống”, học sinh sẽ có cái nhìn cụ thể về lịch sử dân tộc mà
thấu hiểu hơn nội dung trong văn bản Làng:“sự chuyển biến tư tưởng” của
người nông dân.
Sau khi xác định các năng lực của học sinh, giáo viên lập bảng mô tả các
mức độ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực:
Mức độ đánh giá

Nội dung

1.Tác giả, tác
phẩm và hoàn
cảnh ra đời
(THLM: Lịch
Sử)

Nhận biết

Thông
hiểu

Nêu đúng
chính xác về
tác giả và hoàn
cảnh ra đời
của từng tác

Xác định
được nội
dung khái
quát của

tác phẩm

Vận dụng
Thấp

Cao

8


phẩm truyện.
2. Giá trị nghệ Nhận biết thể
thuật truyện
loại, điểm nhìn
Việt nam hiện trần thuật
đại trong
trong văn bản
chương trình
3. Giá trị nội
dung của
truyện Việt
Nam hiện đại

Nhận biết về
tác phẩm viết
về vùng đất
miềm lãnh thổ
(THLM: Địa
Lí)


Hiểu được
những
thành công
nghệ thuật
đặc sắc
của truyện.
Hiểu tính
cách,
phẩm chất
nhân vật
trong tác
phẩm
(THLM:
GDCD)

Phân tích diễn
biến tâm lí
nhân vật

- Giải thích
nhan đề.
- Phân tích chi
tiết đặc sắc
của truyện.
- Cảm nhận về
nhân vật.

4. Ý nghĩa
chủ đề
(THLM:

GDCD)

- Phân tích hình
ảnh tuổi trẻ
Việt Nam trong
thời chống Mĩ
(THLM: Lịch
Sử)
- Giáo dục học
sinh tình cảm
yêu quê hương
đất nước; yêu
gia đình; yêu
lao động;
- Giáo dục lối
sống đẹp, sống
cống hiến cho
tổ quốc.
- Giáo dục
trách nhiệm
bản thân.

Như vậy, khi dạy vào từng bài cụ thể, giáo viên nhận thức được các mức độ
đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực chính là giáo viên đã thực hiện
được chủ đề: “Tích hợp liên môn” một cách hệ thống mà không trùng lặp.
2.3.4.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo chủ đề tích hợp liên môn:
Từ việc mô tả các mức độ năng lực của học sinh, giáo viên sẽ có cơ sở biên
soạn hệ thống câu hỏi theo các mức độ thích hợp.
Ví dụ: Khi dạy văn bản: “Chiếc lược ngà” giáo viên có thể soạn hệ thống câu
hỏi như sau:

- Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn? Hoàn cảnh trong truyện
ngắn chính là hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta lúc bấy giờ. Em hãy cho biết
hoàn cảnh đất nước trong năm (1965 – 1969) như thế nào?
Với câu hỏi này học sinh vận dụng kiến thức lịch sử để trả lời.
9


- “Chiếc lược ngà” viết về vùng đất nào trên lãnh thổ nước ta? Thiên nhiên và
con người vùng đất Nam Bộ có đặc điểm gì? (học sinh vận dụng kiến thức Địa lí
để trả lời).
- Em hãy khái quát chủ đề truyện ngắn “Chiếc lược ngà”? Sau khi học truyện
ngắn này em rút ra bài học gì, trách nhiệm của bản thân mình với quê hương đất
nước như thế nào? (Học sinh vận dụng kiến thức GDCD trả lời về trách nhiệm
của bản thân).
Từ việc biên soạn hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức liên môn vừa có tác
dụng khắc sâu nội dung kiến thức bài học đồng thời vừa củng cố, bổ sung, hoàn
thiện kiến thức ở các môn học Lịch Sử, Địa lí, GDCD…
2.3. 5. Giải pháp 5: Thiết kế tiến trình dạy học các hoạt động của học sinh
2.3.5.1. Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích hợp liên
môn:
* Bước 1: Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương trình.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: Chuẩn bị, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên
môn có liên quan.
* Bước 2: Triển khai các hoạt động dạy học trên lớp:
- Theo tiến trình, cấu trúc bài học đặc trưng bộ môn.
- Lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan các môn khác
- Khuyến khích HS tìm tòi, sáng tạo thể hiện nội dung bài học (vẽ tranh, sáng
tác thơ, kịch...)
* Bước 3: Tổng kết, rút kinh nghiệm, củng cố nội dung-kiến thức-kĩ năng.
* Bước 4: Giao nhiệm vụ cho bài học tiếp theo.

2.3.5.2. Thiết kế giáo án minh họa dạy học tích hợp liên môn
Ngữ Văn 9: Tiết 66 + 67:

Văn bản : LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
- Nguyễn Thành Long -

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về
những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc
trong tác phẩm.
10


- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lí,
GDCD để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
- Học sinh học tốt môn GDCD để thể hiện lòng biết ơn với những người có công
với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản
văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vươn lên trong cuộc sống, lấy công việc
làm niềm vui, làm mục tiêu sống.

B. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức giáo dục kĩ năng sống và tài liệu
có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh về vẻ đẹp Sa Pa, máy chiếu.
HS: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. Tập vẽ
bản đồ tư duy bài học. Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học. Nắm
chắc kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, GDCD để giải quyết các tình huống mà
giáo viên đặt ra trong bài học.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
(?) Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Làng” ?
(?) Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” gợi cho em những suy nghĩ gì về
người nông dân Việt Nam trong kháng chiến?
* Giới thiệu bài mới: Sa Pa- mảnh đất đẹp nên thơ, là nơi thiên nhiên kì thú mà
tạo hoá ban tặng cho con người. Không những thế, Sa Pa còn đẹp bởi nơi đây
có những con người ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nguyễn Thành Long
trong một chuyến đi đã ghi lại vẻ đẹp đó….
Hoạt động của thầy và trò
(?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả
Nguyễn Thành Long?
- HS: trình bày theo sự hiểu biết
- GV: chiếu chân dung nhà văn
(?) Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?

Yêu cầu cần đạt
I/ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
1/Tác giả: (1925 – 1991) .
- Quê: Duy Xuyên- Quảng Nam.
-Nhà văn chuyên viết truyện ngắn
và kí (hướng vào cuộc sống đời

thường).
2/Tác phẩm:
11


GV: tích hợp với môn Lịch Sử Việt Nam
(1954-1975): nhấn hoàn cảnh ra đời tác
phẩm - thời kì xây dựng CNXH ở Niềm
Bắc.
-GV: Nêu cách đọc.
-HS: Đọc kết hợp khi phân tích.
-HS - GV: Tóm tắt.
(?) Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình
huống cơ bản của truyện ngắn?
+ Đơn giản: tập trung vào cuộc gặp gỡ tình
cờ của 4 nhân vật (bác lái xe, ông hoạ sĩ
già, cô kỹ sư trẻ, anh thanh niên trên một
trạm nghỉ chân tại Lào Cai).
(?) Tình huống này có ý nghĩa gì?
+Tạo cho sự xuất hiện của nhân vật chính
(qua các nhân vật) .
+Khắc hoạ nhân vật khách quan, góp phần
thể hiện sâu sắc và chủ đề nội dung của tác
phẩm
(?) Truyện ngắn này là “một bức chân
dung tự hoạ” . Đó là chân dung ai? Hiện ra
trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân
vật nào?
-HS: Trả lời.
-HS: Đọc phần đầu truyện.


- Hoàn cảnh ra đời: 1970 - một
chuyến đi chơi Lào Cai.
- Cốt truyện và tình huống:
+ Đơn giản

+Tác dụng

=>Truyện ngắn là “Một bức chân
dung tự họa” .

GV : Dựa vào kiến thức Địa Lí em hãy giới
thiệu về Sa Pa?
(tích hợp – Địa Lí Việt Nam về “Địa hình –
thiên nhiên - khí hậu vùng Tây Bắc”)
HS: SaPa thuộc tỉnh Lào Cai, nằm trong
khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, có thị
trấn Sa Pa nghỉ mát nổi tiếng. Dãy núi
Hoàng Liên Sơn có đỉnh Pan-xi-păng cao
nhất nước ta 3142m - “nóc nhà Đông
Dương”
? Vị trí địa cầu Sa Pa có ý nghĩa gì?
(GV: tích hợp với Địa Lí Việt Nam)

II/PHÂN TÍCH:

HS: Khoa học nghiên cứu những tính chất
1 Thiên nhiên Sa Pa
vật lí xảy ra trong trái đất và khí quyển.
- Cảnh đẹp một cách kì lạ

? Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa được hiện
12


lên qua những chi tiết nào?
HS: suy nghĩ độc lập, phát hiện và trả lời:
+ Nắng: đốt cháy rừng cây
+Thông: cao quá đầu, rung trong nắng bàng
bạc
+ Cây kinh tử: nhô đầu màu hoa cà trên
màu xanh
+ Mây cuộn tròn từng cục, lăn trên vòm lá,
rơi xuống đường, luồn và gầm xe
+ Nắng mạ bạc…..

- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, so
? T¸c gi¶ sö dông biÖn ph¸p nghÖ thuËt khi sánh miêu tả, lời văn giàu chất trữ
tình, hình ảnh mềm mại, ngôn ngữ
miªu t¶ vÒ Sa Pa?
giàu chất thơ.
HS: khái quát
? Qua đó em có cảm nhận gì về thiên nhiên => Thiên nhiên thơ mộng, hữu
Sa Pa?
tình
HS: trình bày cảm nhận
HS: Sa Pa - bức tranh đẹp và nên thơ
GV: chiếu tranh ảnh về vẻ đẹp của Sa Pa.
(Tích hợp với Mĩ thuật)

2 Con người Sa Pa

(?) Tìm những chi tiết giới thiệu nhân vật
anh thanh niên?
-HS: 27 tuổi, làm công tác khí tượng thuỷ
văn, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ…
(?) Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong
truyện?
(?) Nhân vật này xuất hiện trong tình huống
nào?
(?) Nhận xét cách miêu tả của tác giả về
nhân vật này? Dụng ý nghệ thuật của cách
miêu tả này?
HS: Nhân vật hiện lên rõ nét, đáng mến và

a/Nhân vật anh thanh niên:
*/Vị trí của nhân vật:
-Nhân vật chính.
-Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc
lát giữa các nhân vật (chỉ 30’ đủ
để các nhân vật kịp ghi nhận một
ấn tượng, một “kí hoạ chân dung”
Sau đó khuất vào mây mù SaPa.)
=>Miêu tả nhân vật: qua sự nhìn
nhận, suy nghĩ đánh giá của các
nhân vật khác.
13


khách quan hơn.
GV: Qua câu chuyện 3 người, em hiểu gì
về hoàn cảnh sống và làm việc của anh

thanh niên ?
-HS: trả lời.
GV: Chiếu những hình ảnh về công tác khí
tượng thủy văn:
- Máy đogió:

*/Những nét đẹp của nhân vật:
- Hoàn cảnh sống và làm việc:
+ Sống: Một mình trên đỉnh Yên
Sơn (cao 2600m) “bốn bề cây cỏ
và mây mù lạnh lẽo”
+ Công việc: đo gió, đo mưa, đo
nắng, đo mây, đo chấn động…
 đòi sự tỉ mỉ, chính xác, có tinh
thần trách nhiệm cao

- Dự báo bão:

(?) Công việc gian khổ như thế nào?
-HS: trả lời.
GV: tích hợp ở môn Địa Lí Việt Nam: “
Đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu và
đặc điểm sự phân bố dân cư vùng Tây Bắc
(Sa Pa): để thấy được hoàn cảnh sống và
lam việc của anh thanh niên vô cùng“cô
đơn” và “hoang vắng”ở vùng đất này.
(?) Điều gì đã giúp anh vượt qua được

=>Hoàn cảnh sống cô đơn, gian
khổ, khắc nghiệt.


- Anh đã vượt qua hoàn cảnh vì:
+ Ý thức về công việc và lòng yêu
14


hoàn cảnh này?
-HS: trả lời, lấy dẫn chứng.
+ Phát hiện đám mây khô  góp phần vào
chiến thắng của không quân.
GV: tích hợp ở môn Lịch Sử Việt Nam
“Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”không quân Việt Nam đã tiêu diệt máy bay
phản lực B52 của Mỹ.
+ “Khi làm việc, ta với công việc là đôi,
sao gọi là một mình được”
+Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách.
“Cuộc đời riêng của anh thu gọn lại một
góc trái gian…”
GV: Em cảm nhận được tính cách và phẩm
chất gì của người thanh niên qua cuộc trò
chuyện giữa các nhân vật?
(?) Cách tiếp khách của anh như thế nào?
Điều đó thể hiện tính cách gì?
-HS: phát hiện, lấy dẫn chứng.

nghề, thấy được ý nghĩa của công
việc thầm lặng của mình  góp
phần xây dựng đất nước.
+ Tìm thấy niềm vui trong công
việc.

+ Anh sắp xếp cuộc sống ngăn
nắp và tạo nguồn vui cho đời sống
tinh thần của mình (như đọc sách)
-> Suy nghĩ rất đẹp, giản dị, sâu
sắc.
*/Tính cách và phẩm chất:
- Cởi mở, chân thành , khát khao
được gặp gỡ, trò chuyện với người
khác:
+ Với bác lái xe: đào củ tam
thất…
+ Vui mừng, hấp tấp, ân cần chu
đáo khi tiếp khách  hiếu khách.
- Khiêm tốn thành thực, coi những
đóng góp của mình là nhỏ bé.
=> Anh thanh niên là hình ảnh lớp
trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống Mĩ.

(?) Biểu hiện tính khiên tốn của anh?
-HS: Từ chối vẽ tranh giới thiệu người
khác.
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc
hoạ tính cách nhân vật?
HS:Tình tiết diễn biến ngắn ngủi : nhân vật
tự bộc lộ tự nhiên những nét đẹp tính cách,
tâm hồn tình cảm.
GV: Tác giả khắc hoạ khá chân thực sinh
động bức chân dung đẹp đẽ về anh thanh
niên, sống có lý tưởng vui vẻ, thích giao

tiếp, chu đáo với mọi người. Giữa cái lặng
lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những âm thanh
trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu
lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự
sống của những con người lao động như
anh thanh niên. Đó là những vẻ đẹp thật
b/Các nhân vật khác:
giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng với
*/Nhân vật ông hoạ sĩ:
những khát vọng háo hức của con người
- Là nghệ sĩ có tâm hồn nhạy
lao động mới.
cảm:
(?) Những nhân vật phụ bao gồm những
+ Xúc động.
ai? Nhân vật nào góp phần thể hiện rõ nhất + Ngạc nhiên, cảm động và bị

15


hình ảnh anh thanh niên?
GV: Ông hoạ sĩ có vai trò quan trọng: qua
nhân vật này tác giả muốn gửi gắm những
suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về
nghệ thuật.
(?) Nhân vật hoạ sĩ đã bộc lộ quan điểm về
con người và nghệ thuật như thế nào? Thể
hiện ở những chi tiết nào?
-HS: trả lời, tìm chi tiết.
(?) Vì sao ông cảm thấy “nhọc quá” khi kí

hoạ và suy nghĩ về những điều anh thanh
niên nói?
-HS: Vì những điều anh thanh niên nói thổi
bùng ngọn lửa đam mê công việc như thời
trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác 
cần nhọc công rất nhiều.
- GV: Cách sống của anh thanh niên  là
sức mạnh khơi dậy cảm hứng sáng tạo nghệ
thuật; là nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ
thuật mà không cần tưởng tượng.
(?) Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô gái vào
câu chuyện?
HS: thảo luận
- Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung
phong lên miền núi heo hút công tác.
- Hồn nhiên, ý tứ kín đáo
- Tìm thấy lẽ sống hướng đi cho mình.
- Những thu lượm bổ ích phong phú tươi
non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường
cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào
quyết định mà cô đã lựa chọn.
- Sức toả sáng của nhân vật chính (anh
thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin
hơn bước tiếp con đường mình đã chọn
-GV: Khoảnh khắc“bàng hoàng” là sự
bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao
đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng
đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn
người khác.
GV: em có cảm nhận gì về nhân vật bác lái

xe?
- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác,

cuốn hút.
+ “bối rối” khi nghe kể về công
việc.
 Khơi gợi một ý sáng tác, một
nét mới.
- Muốn ghi lại hình ảnh anh thanh
niên bằng nét bút kí hoạ  “Ông
cảm thấy “nhọc quá””
=>Anh thanh niên là mẫu người
lao động trí thức, lí tưởng, là niềm
tin tự hào cổ vũ các thế hệ Việt
Nam sống và cống hiến.

*Nhân vật cô kỹ sư:
- “Bàng hoàng” : hiểu về cuộc
sống một mình dũng cảm; nhận ra
mối tình nhạt nhẽo…
- Hàm ơn với người thanh niên đã
cho cô những háo hức mơ mộng.
 Sức ảnh hưởng của nhân vật
anh thanh niên.

* Nhân vật bác lái xe:
- Qua lời kể -> biết được sơ lược
về nhân vật chính.
- Qua cảm xúc, suy nghĩ cùng thái
độ cảm mến của nhân vật phụ

16


có nhiều kinh nghiệm.
- Góp phần làm nổi bật nhân vật chính
- 32 năm chạy trên tuyến đường, hiểu tường
tận SaPa.
(?) Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong
truyện?
GV: Tích hợp với Địa Lí Việt Nam “Địa
hình miền núi Tây Bắc” để thấy được sự
gian nan, nguy hiểm của con đường mà bác
lái xe đi qua, bác không ngại khó khăn
nguy hiểm chở khách an toàn vượt qua một
chặng đường dài.
(?) Vai trò của các nhân vật phụ vắng mặt?
GV: Trong truyện, chi tiết từ chối làm mẫu
vẽ của anh thanh niên gợi cho người đọc
suy nghĩ gì?
HS thảo luận
Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên
còn mở ra trước mắt người đọc cả đội ngũ
những người tri thức cống hiến thầm lặng.
- Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này sang
ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su
hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho
từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét “Mười một
năm không một ngày xa cơ quan, không đi
đến đâu mà tìm vợ”.

GV: Tại sao tất cả các nhân vật trong văn
bản đều không được gọi tên cụ thể
- HS:Gọi chung chung như vậy nhằm khắc
hoạ rõ chủ đề truyện: họ là những con
người bình thường, giản dị không tên tuổi,
họ ngày đêm lao động làm việc, hi sinh tuổi
trẻ, gia đình, hạnh phúc (cống hiến thầm
lặng).
GV: tích hợp với môn GDCD 7: bài 1
“Sống giản dị”, Bài 12: “Sống và làm
việc có kế hoạch”. GDCD 8 - Bài 11:
“Lao động tự giác và sáng tạo” để giáo
dục tư tưởng sống cho lớp trẻ hiện nay.
GV: liên hệ thực trạng lối sống hưởng thụ,
buông thả của một bộ phận thanh thiếu
niên nay để học sinh rút ra bài học cho bản

 Góp phần làm nổi bật nhân vật
anh thanh niên thêm sinh động.

* Nhân vật vắng mặt:
- Ông kỹ sư vườn rau.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét.
- Thể hiện chất con người SaPa
say mê lao động thầm lặng cống
hiến.

=> Họ là những con người đang
ngày đêm lao động miệt mài, cống
hiến thầm lặng, hy sinh cả tuổi trẻ

hạnh phúc cá nhân, góp phần xây
dựng đất nước.

* Chất trữ tình:
17


thân.
(?) Những chi tiết tạo nên chất trữ tình của
tác phẩm? Tác dụng?
(?) Ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ SaPa” ?
-HS: + Thi vị, trữ tình, lặng lẽ đất SaPa.
+ Sự hy sinh thầm lặng của con người.

- Phong cảnh đẹp, thơ mộng
- Con người sống và làm việc
trong cái lặng lẽ mà không cô độc.
- Cuộc gặp gỡ để lại nhiều suy
nghĩ.
- Tạo sức hấp dẫn như một bài
thơ.
Chủ đề: Thông qua nhân vật tiêu
biểu là anh thanh niên trên đỉnh
Yên Sơn cao hơn 2000m, tác giả
ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của lớp
thanh niên mới trong công cuộc
hàn gắn và xây dựng đất nước sau
hòa bình lập lại trên miền Bắc.
III/TỔNG KẾT:
1/Nghệ thuật: Xây dựng tình

huống độc đáo, hệ thống nhân
vật.
2/Nội dung:
- Ca ngợi giá trị lao động và niềm
say mê lao động của lớp trí thức
trẻ trên đất SaPa.
IV. LUYỆN TẬP

(?) Chủ đề của truyện?
GV: tích hợp với môn GDCD 9 bài 13+14
“Về lí tưởng sống của thanh niên, trách
nhiệm của thanh niên trong thời kì CNH,
HĐH đất nước”.
HS: suy nghĩ rút ra bài học cá nhân.
HS: vẽ sư đồ tư duy nội dung bài học.
(Tích hợp với môn Mĩ Thuật)
GV: Kết hợp dán sơ đồ tư duy của học sinh
và chiếu sơ đồ tư duy do GV đã chuẩn bị.
GV: Cho một vài HS tự hát những bài hát
về Tây Bắc.
(Tích hợp với môn Âm nhạc)
GV: cho HS làm bài kiểm tra khảo sát15’

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN
THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Khi so sánh, đối chiếu giữa lớp dạy thực nghiệm bằng phương pháp tích
hợp liên môn (9B) với dạy học bằng phương pháp truyền thống (9A) thu được
những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợpliên môn
(9B) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét. Học sinh hứng thú hơn với môn học,
tích cực trong học tập, tìm hiểu. Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em

đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức. Đặc biệt, qua bài bài
kiểm tra khảo sát chất lượng học tập đã được nâng lên:
- Năm học (2014-2015):
Lớp

Giỏi

Sĩ số

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%




27

2

7,4

6

22,2

14

51,8

5

18,6

9B

29

4

13,8

10


34,5

14

48,3

1

3,4
18


- Năm 2015-2016 tỉ lệ yếu kém đã giảm, tỉ lệ khá giỏi đã tăng:
Lớp

9

Giỏi

Sĩ số

41

Khá

TB

Yếu


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

10,2

14

30,6

20

55,1

2


4,1

Với kết quả như trên, một lần nữa khẳng định dạy học “ Tích hợp liên
môn” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp đồng thời nâng
cao hiệu quả chất lượng dạy học trong nhà trường. Mặt khác, góp phần làm
phong phú kiến thức và liên kết hơn nữa giữa môn Ngữ Văn với các môn học
khác. Từ đó , các môn học khác cũng có thể vận dụng những cách thức tích hợp
liên môn như môn Ngữ Văn vào dạy học.
Đối với học sinh, dạy học tích hợp liên môn giúp cho giờ học có tính thực
tiễn nên sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được
tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn
ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Đặc biệt giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung ở các môn học khác nhau vừa gây quá
tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát kiến thức.
Đối với giáo viên, dạy học liên môn giúp cho giáo viên có hệ thống kiến thức
sâu rộng các môn học khác nhau có liên quan và chủ động hơn trong sự phối hợp hỗ
trợ nhau trong dạy học giữa các bộ môn có liên quan.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho
giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà
còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học tích hợp liên môn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Dạy học bằng phương pháp “tích hợp liên môn” không phải là mới, nhưng
để vận dụng phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học, bài học
đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn không ngừng
trau dồi kiến thức các môn học khác, phải giành nhiều thời gian nghiên cứu bài
dạy để lựa chọn nội dung cần tích hợp.
Trong thực tế, soạn bài có kết thức liên môn giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn,
hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn HS sẽ linh

hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều
kiến thức hơn; tạo cho HS tích cực, sáng tạo và có thói quen học tập chủ động. Do
đó, việc vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học sẽ làm cho HS thêm yêu thích
môn Ngữ văn hơn, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân
tộc, có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
19


Qua thực nghiệm của bản thân tôi, tôi thấy vận dụng phương pháp liên
môn trong dạy học phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo hướng tích hợp đã
mang lại hiệu quả cao trong dạy học, tạo chuyển biến về đổi mới phương pháp
dạy học, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh. Mặt khác đã góp phần đổi
mới trong sinh hoạt tổ chuyên môn, góp phần bồi dưỡng thêm về nội dung,
chương trình các môn học và phương pháp giảng dạy cho mỗi giáo viên.
- Kiến nghị:
- Với phòng giáo dục: Tham mưu, cung cấp thêm nhiều tư liệu văn học, Lịch Sử,
Văn hóa, tư tưởng liên quan đến phần “truyện ngắn Việt Nam hiện đại”. Có các
văn bản chỉ đạo chung, với những cách thức cụ thể hướng dẫn giáo viên sử
dụng, tổ chức dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả.
- Với nhà trường: Coi việc dạy tích hợp liên môn là nhu cầu, động lực của mỗi
giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá thường xuyên
Sáng kiến “Tích hợp liên môn trong dạy học phần truyện ngắn Việt Nam hiện
đại - Ngữ văn 9 nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga Vịnh”
được đúc rút từ thực tiễn tổ chức các hoạt động dạy học của bản thân. Tôi hy vọng
kinh nghiệm thực tiễn đó có thể nhân rộng, áp dụng ở nhiều trường trong huyện.
Chắc chắn rằng sáng kiến kinh nghiệm này còn có những hạn chế. Rất mong được
sự góp ý, nhận xét và bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Nga Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2016

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Huyên

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu tập huấn : “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn: Ngữ Văn cấp THCS” của Bộ giáo
dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học”
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS (Bộ giáo dục và Đào
tạo , Vụ giáo dục Trung học - NXB Giáo dục.)
3. Sách giáo khoa – sách giáo viên Ngữ Văn 9 (NXB Giáo dục.)
4. Bình giảng văn 9 (Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo)
5. Bồi dưỡng học sinh giỏi THCS môn Ngữ Văn 9 (Trần Thị Thành, Lê Phạm
Hùng-Nguyễn Thị Thanh Vân)
6.
7. Trang wed: Du lich SaPa.
8. Sách giáo khoa các môn: GDCD,Lịch Sử, Địa Lí, Âm nhạc, Mĩ thuật …trong
chương trình THCS.
PHỤ LỤC: NHỮNG TƯ LIỆU TRANH ẢNH MINH HỌA CHO
TIẾT 66,67: “LẶNG LẼ SAPA” – NGỮ VĂN 9
1. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI SAPA

21



22


2. NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA CÔNG VIỆC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

23


24


25


×