Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN THCS: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9, GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.81 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9,
GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA THỦY

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thủy
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2015


BIỆN PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9,
GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA THỦY
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có lẽ không phải bây giờ mà trong mọi thời đại, xã hội luôn cần đến những
con người có tri thức, năng động, sáng tạo,...và điều này càng cấp thiết hơn khi
chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỉ của hội nhập và phát triển, con người
được tiếp cận với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi trên cơ sở
hệ thống tri thức khoa học, cần phải nhạy bén, năng động trước hoàn cảnh với
những động cơ, nhu cầu và khát vọng lành mạnh…Để đáp ứng được yêu cầu
này thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cốt yếu. Tại Nghị quyết Hội


nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...”
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, thấm nhuần những chủ
trương đường lối chỉ đạo, tiếp thu nhiều lần đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH), song bản thân nhận thấy những phương pháp đổi mới ấy vẫn còn rất
khô cứng, áp dụng một cách sượng, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trăn trở về vấn đề này, tôi đã tích cực nghiên cứu nội dung SGK các môn học
khác, tài liệu đổi mới PPDH, tham gia các đợt học chuyên đề, sinh hoạt cụm
chuyên môn, tổ chuyên môn, đặc biệt tích cực dự giờ các đồng nghiệp, kể cả
cùng ban và trái ban. Tôi nhận thấy, trong mỗi môn học, ngoài những kiến thức
của môn học đó, còn có kiến thức liên quan đến môn học khác. Nếu không sử
dụng kiến thức tổng hợp liên môn của nhiều môn học thì khó có thể giải thích,
truyền thụ một cách đầy đủ cho học sinh.
Ví dụ: khi dự giờ, tiết 41 toán 7 “ Thu thập số liệu thống kê, tần số” của cô
giáo Trần Thị Thu Phương. Tôi thấy Toán học sẽ cung cấp cho các em kỹ năng
tính toán về tổ hợp xác suất, giúp các em có kiến thức vững chắc để vận dụng
giải bài tập phần di truyền học trong chương trình sinh học lớp 9.
Hoặc khi dự tiết 45 văn học 8- “ Ôn dịch thuốc lá” của cô giáo Bùi Thị
Hồng. Tôi thấy giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có
trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho
sức khỏe con người như thế nào? Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ
hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại đạo đức, nhân cách…
2



Hoặc khi giảng dạy các bài trong chương 3 “Con người, dân số và môi
trường” của môn Sinh học 9. Để làm rõ được kiến thức trong chương, giúp các
em tiếp thu một cách nhanh nhất, vận dụng tốt vào thực tiễn, tôi đã liên hệ các
khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như: hiệu suất, năng lượng, phân
loại năng lượng, năng lượng tái sinh và không tái sinh…Dùng kiến thức hóa học
để giải thích hiện tượng mưa axít, nguồn gốc các khí độc hại (CO 2, SO2, NO2…)
trong không khí. Hoặc dùng kiến thức địa lí liên quan đến các yếu tố tác động
đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường, đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu...
Có thể nói dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ
hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong
thực tiễn. Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập
độc lập. Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới
mẻ và gặp nhiều khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học
này ở nhiều nhà trường còn rất ít.
Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua chúng tôi đã thử nghiệm và
thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới PPDH
đúc rút thành kinh nghiệm "Biện pháp vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn trong giảng dạy môn sinh học 9, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THCS Nga Thủy”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
trong các nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm
tòi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa
giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung
từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ

đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều
hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn
Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như
giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc
tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái
độ học tập tích cực đối với học sinh”
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương
trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương
án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như

3


chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ
văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học … và lồng ghép các
vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống,… vào các môn học và
hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển. Một là Khoa học tự nhiên
được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình
hiện hành. Và môn Khoa học xã hội được xây dựng trên cơ sở các môn học Lịch
sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự
học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức
cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên trung học.

Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao
cho người học và người dạy.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
- SGK thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến
sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học, môn học.
- Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
- Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một
số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường
THCS Nga Thủy trong những năm học qua
2.1. Đối với nhà trường
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn còn thiếu
thốn: Tài liệu về tích hợp liên môn cho giáo viên chưa có; phòng học chức năng
không đủ, lại đã xuống cấp.
- Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan
đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên nhà trường còn lúng
túng trong khâu chỉ đạo chung.
- Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề
xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
2.2. Đối với GV:
- Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện nay.
Sự thay đổi này quá lớn, đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu
nhiều môn học. Trong khi đó GV lại chưa được chuyên sâu, bao quát toàn

4



chương trình. Nên khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này còn nhiều lúng
túng.
- Do thói quen còn ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức một
chiều, cùng với tính bảo thủ, độc tôn một PPDH theo phân môn, nên một bộ
phận nhỏ giáo viên khó thay đổi và bắt kịp.
- Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên môn
nên giáo viên khó thoát ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo khung
chương trình của Bộ GD-ĐT.
- Trình độ đào tạo GV không đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng tích
hợp liên môn của mỗi GV khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về kiến thức
trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
- GV chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên đề về tổ chức PPDH theo chủ
đề tích hợp liên môn do đó việc vận dụng giảng dạy theo hình thức này còn
nhiều lúng túng, chưa có hiệu quả.
2.3. Đối với HS :
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này.
Song bên cạnh đó một bộ phận HS có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức, học
đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ nại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham
khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV và HS.
Năm học 2012-2013, với PPDH cũ, khi dạy xong 2 tiết học 56,57 “ Ô nhiễm
môi trường”. Chúng tôi tiến hành khảo sát 76 HS khối 9 với nội dung câu hỏi
như sau:
Nội dung câu hỏi: Hiện nay Nga Thủy là một trong những xã có tình trạng ô
nhiễm môi trường nặng và thường xuyên xảy ra thiên tai. Bằng những hiểu biết
của mình, em hãy viết một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
Kết quả thu được:
Tổng số HS
76


Thông hiểu
SL
33

%
43,5

Biết sử dụng
kiến thức môn
học
SL
%
40
52,6

Vận dụng tổng hợp kiến
thức nhiều môn học
SL
3

%
3,9

Từ kết quả điều tra này, chúng tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra
biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn sinh học 9,
là điều rất cần thiết, hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung SGK hiện
nay.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn

1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

5


Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy
học, không phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các
nguyên tắc dạy học như sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo
mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ
năng cho từng môn học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nội dung
chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu
học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Sinh với các môn liên
quan phải tương đồng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải
gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều
kiện khách quan của từng trường.
1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Để xây dựng được một chủ đề, sử dụng kiến thức liên môn với môn
học khác một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan
trọng và cần thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng chủ đề.
Bước 1: Xác định chủ đề tích hợp: Rà soát và phân tích nội dung
chương trình của từng môn để tìm ra những nội dung chung có liên
quan, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở
mỗi bộ môn
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong
chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.

Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với
thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời
đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
Bước 4: Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng
bao nhiêu? Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng
lực của học sinh...
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự
giờ, rút kinh nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn sinh học 9
Để đảm bảo đúng nguyên tắc và các bước xây dựng chủ đề tích hợp
liên môn. Đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình
Sinh9 (thời lượng 2 tiết/tuần) và các môn học khác khi liên môn.

6


Chúng tôi mạnh dạn đề xuất dạy tích hợp liên môn theo một số chủ đề
trong chương trình sinh học 9 như sau:

7


Chủ đề

PPCT
Tổng
Trong
số tiết
Chủ đề


CHỦ ĐỀ I:
CÁC THÍ
NGHIỆM
CỦA MEN
ĐEN

Bài

Nội dung chủ đề

1

Men Đen và di truyền
học

Mục I: Di truyền
học

2,3

Lai một cặp tính trạng

4,5

4,5

Lai 2 cặp tính trạng

- Mục II: Men đen
giải thích kết quả

thí nghiệm
- Mục II: Men đen
giải thích kết quả
thí nghiệm

6

6

7
1

7
15

1

2,3

7

CHỦ ĐỀ II:
ADN và
GEN

6

Địa chỉ tích hợp

Liên

môn

Nội dung tích hợp liên môn

Ghi chú

Lịch sử Các cuộc cách mạng khoa học – kỹ
8
thuật: Sự ra đời và vai trò của ngành di
truyền học ở thế kỉ XX cho đến ngày
nay.
Toán 7 Thu thập số liệu thống kê.
Toán 7

Thu thập số liệu thống kê

Toán 7

Thu thập số liệu thống kê

Thực hành: Tính xác
suất xuất hiện các mặt
của đồng kim loại

- Cả bài

Bài tập chương I

Cả bài


Toán

ADN

Mục I: Cấu tạo hóa
học của phân tử
ADN

Hóa 9

Hóa 8

Toán 6

Tính toán các phép tính đơn giản:
cộng, trừ, nhân, chia…
- Hợp chất hữu cơ là gì.
- Thành phần cấu tạo nên axits hữu cơ.
- Đường pentose: C5 H10O4; gốc a xit
phốtphoric : H3PO4 là thành phần cấu
tạo ADN.
- Nguyên tố hóa học: Giới thiệu các
nguyên tố cấu tạo nên ADN (C, H,
O,N,P).
- Giới thiệu đơn vị khối lượng nguyên
tử (ĐVC).
- Giới thiệu một số các đơn vị đo chiều
dài trong hệ đo lường Quốc tế dùng để

8



đo chiều dài phân tử ADN: Micromet,
milimet, mét và sự chuyển đổi giữa các
đơn vị này.
16
2
3

17

ADN và bản chất của
gen
Mối quan hệ giữa Gen
và ARN

MụcI: ARN

Prôtêin
4

3

Hóa 9

Hóa 9

- Giới thiệu Protein là hợp chất cao
phân tử, là thành phần chính của hầu
hết các chất có nguồn gốc động vật.

- Công thức hóa học chung của Axit
amin :RCH(NH2)COOH( gồm gốc R,
nhóm amino – NH2, gốc cácboxyl
- COOH

Toán 9
Sinh 8

- Kiến thức hình học không gian để mô
tả các kiểu hình dạng không gan ba
chiều của Pr.
- Tế bào.

Vật lí 7

Kiến thức phần quang học

Mục I: Cấu trúc
của Prôtêin
Mục II: Chức năng
của Pr

18

5

19

Mối quan hệ giữa Gen
và Tính trạng


6

20

1

29

2

30

Thực hành: Quan sát và Mục b: Chiếu mô
lắp mô hình ADN
hình phân tử ADN
Phương pháp nghiên
cứu di truyền người
Bệnh và tật di truyền ở Mục III: Các biện

Giới thiệu hợp chất: Đường
pentose(C5 H10O5); gốc a xit
phốtphoric : H3PO4 là thành phần
cấu tạo nên axits
ribônuclêic(ARN)

- Vũ khí hạt nhân được sử dụng bắt đầu

Lồng


9


người

3

30

pháp hạn chế phát
sinh tật, bệnh di
truyền

Di truyền học với con
người

từ chiến tranh thế giới thứ II. Kể tên một
số nước sản xuất, thử và sử dụng vũ khí
hạt nhân.
- Mĩ sử dụng vũ khí hóa học đối với việt
Nam.
GDCD 9 - Hiến pháp và pháp luật nước
CHXHCN Việt Nam
Lịch sử
8,9

Địa lí 7
GDCD9
Hóa 8
Lịch sử

8,9

CHỦ ĐỀ
IV:
SINH VẬT
VÀ MÔI
TRƯỜNG

6

1

42

2

43

Ảnh hưởng của ánh sáng
lên đời sống sinh vật

MụcII: Ảnh hưởng
của ánh sáng lên
đời sống sinh vật

Địa lí 6

Ảnh hưởng của nhệt độ

Cả bài


Địa lí 6

ghép
kiến
thức,
biện
pháp
phòng
chống ô
nhiễm
môi
trường

- Dân số, sự phân bố dân cư
- Sự phân bố và phát triển của ngành công
nghiệp hóa chất.
- Hiến pháp và pháp luật nước
CHXHCN Việt Nam
- Khái niệm đồng vị
- Giới thiệu một số chất đồng vị phóng
xạ
- Vũ khí hạt nhân được sử dụng bắt đầu
từ chiến tranh thế giới thứ II. Kể tên một
số nước sản xuất, thử và sử dụng vũ khí
hạt nhân
- Mĩ sử dụng vũ khí hóa học đối với việt
Nam
-Hiện tượng ngày dài, đêm ngắn theo
mùa

- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không
khí
- Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái
Đất
-Hiện tượng ngày dài, đêm ngắn theo

10


và độ ẩm lên đời sống
sinh vật

3

44
45,
46

CHỦ ĐỀ V:
Ô NHIỄM
MÔI
TRƯỜNG

2

1

54


Ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các sinh vật
Thực hành: Tìm hiểu
môi trường và ảnh
hưởng của một số nhân
tố sinh thái lên đời sống
sinh vật

Ô nhiễm môi trường

Mục II: Quan hệ
khác loài
Cả bài

Mục I: Các tác
nhân chủ yếu gây ô
nhiễm môi trường

Sinh 6

mùa
- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không
khí.
- Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái
Đất.
- Vi khuẩn, Nấm, Địa y.

Địa lí 6


- Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phân bố thực vật, động
vật trên Trái Đất.

Địa lí 8

-Vị trí địa lí, địa hình.

Sinh 6

- Đặc điểm bên ngoài của lá

Sinh 7

- Các ngành giun, ngành thân mềm,
chân khớp….
- Hợp chất ô xít: CO, SO2, CO2, NO2…
là chất khí độc hại.
- Nguồn gốc phát sinh các loại khí độc
hại này do:
Nhiên liệu + Ôxi - > Các khí( CO, SO2,
CO2, NO2, …)+ H2O+ Bụi
- Giải thích hiện tượng mưa axits bằng
PTHH:
SO2 + H2O = H2SO4
- Các loại thuốc trừ sâu( Benzen) bảo vệ
thực vật, DDT…dùng trong nông nghiệp
-Tác động của nội lực và ngoại lực
trong việc hình thành địa hình bề mặt
Trái Đất


Hóa 8

Hóa 9
Địa lí 6

-Tham
quan
vườn
trường
-Viết
bài thu
hoạch

11


Đia lí 7
Địa 9
Mục: Hậu quả của
2

55

Ô nhiễm môi trường

Đia lí 7

- Địa hình bề mặt Trái Đất
- Ô nhiễm môi trường: Hiệu ứng nhà

kính, thủng tầng ôzôn
- Sự phát triển và phân bố các ngành
công nghiệp
- Ô nhiễm môi trường: Hiệu ứng nhà

ô nhiềm môi

kính, thủng tầng ôzôn

Lồng

trường

-> hậu quả làm BĐKH. Cung cấp thông

ghép

tin về BĐKH

kiến
thức, kĩ

Vật lí

- Khái niệm năng lượng sạch, chất phóng năng
xạ, năng lượng nguyên tử-> HS hiểu

phòng

đươc hậu quả của việc rò rỉ chất phóng


chống

Mục III: Hạn chế ô

xạ ở các nhà máy điện nguyên tử và

thiên tai

nhiễm môi trường

qua những vụ thử vũ khí hạt nhân



- Nguyên tắc hoạt động của tấm pin

BĐKH

mặt trời, hệ thống sử lí nước thải:
Công
nghệ 7,9

-Kỹ thuật trồng rau sạch.
- Biện pháp đấu tranh sinh học-> tiêu
diệt một số loại sâu hại rau, cây ăn
quả…-> không gây ô nhiễm môi
trường, an toàn cho sức khỏe con
người.


GDCD 6

- Tiết kiệm

12


13


3. Dạy thử nghiệm
Trong đề tài này chúng tôi xin được trình bày một giáo án dạy thử
nghiệm cụ thể (Dự án này đã được giải 3 cấp tỉnh năm học 2014-2015).
Tên dự án dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Hóa học,
Đia lí, đồng thời tích hợp giáo dục phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu
vào dạy chủ đề “Ô nhiễm môi trường” trong môn sinh học 9
A. Phân phối tiết dạy theo chủ đề:
Chủ đề được xây dựng 2 tiết theo đúng phân phối chương trình
Sinh học 9. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải
quyết chủ đề của học sinh thông qua 1 bài kiểm tra ( lấy điểm 15 phút)
B. Giáo án
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Qua môn Địa lí 6 bài 17 “ Lớp vỏ khí” để giúp học sinh ôn lại vị trí và vai
trò của lớp ôzôn trong tần bình lưu. Hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Giải
thích được hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tác hại của hiện tượng này. Qua
môn Địa lí 9, giúp học sinh nắm được số liệu về diện tích rừng ở Việt nam hiện
nay bị suy giảm đáng kể do tác động của con người. Sự phân bố của các nhà
máy, xí nghiệp, khu công nghiệp lớn ở nước ta.
- Qua môn Hóa học lớp 8, học sinh biết được nguyên nhân về mặt hóa

học gây ra hiện tượng mưa a xít là: SO 2 + H2O = H2SO4. Tác hại của mưa axít.
Vai trò của nước đối với sự sống con người.
- Qua môn sinh học 9 bài 54, 55 “ Ô nhiễm môi trường” và bài 56,57 “
Thực hành tìm hiểu môi trường ở địa phương” để giúp học sinh hiểu rõ được:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
+ Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững.
+ Tìm ra được các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường tại xã
Nga Thủy. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.
+ Giúp các em hiểu rõ được vai trò của bản thân trong việc bảo vệ và cải
tạo môi trường tự nhiên. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác
phòng chống ô nhiễm môi trường.
2. Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập
thông tin, phân tích kênh hình, liên hệ thực tế.
- Giúp các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải thích được tình
huống: Tại sao trong mấy năm gần đây thường xuyên xảy ra các hiện tượng
thiên tai gây thiệt hại lớn cho con người (Bão, lũ lụt, hạn hán, sạc lở đất, nắng
nóng hoặc rét đậm kéo dài…)
- Giúp các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề
về ô nhiễm môi trường, cũng như đề ra các biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ,
chống ô nhiễm môi trường tại địa phương nơi các em đang sinh sống.

14


- Qua môn học tích hợp kiến thức về thiên tai và BĐKH, giúp các em có
được những kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ chính mình, gia đình,
người thân khi có thiên tai xảy ra.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường,
phòng chống thiên tai và BĐKH tại xã Nga Thủy.

3. Về thái độ:
- Qua môn học nhằm lên án, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực,
hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ chính môi trường ở
địa phương nơi các em đang sinh sống
- Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai và BĐKH cho HS.
II. Chuẩn bị tài liệu - Thiết bị dạy học
a. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy vi tính; Tranh phóng to từ
H54.1-> H54.6 (SGK sinh 9-trang 161, 162, 163, 164, 165); Từ H55.1-> H55.4
(SGK sinh 9- trang 166, 167); Sơ đồ xử lí nước thải; Băng hình về các hoạt
động gây ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng lên; Phiếu học tập
b. Chuẩn bị của học sinh: GV phân công nhiệm vụ cho 5 nhóm học sinh
chuẩn bị trước: Sưu tầm tạo slide các nội dung sau:
+ Nhóm 1 : Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
+ Nhóm 2: Minh chứng cho hậu quả của ô nhiễm môi trường
+ Nhóm 3 : Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Nhóm 4: Tình hình ô nhiễm môi trường tại xã Nga Thủy. Biện pháp
phòng chống
+ Nhóm 5: Một số thiên tai thường xảy ra ở xã Nga Thủy. Một số biện
pháp phòng chống thiên tai và BĐKH tại xã Nga Thủy
- Bút dạ, giấy A4.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài học
Đặt vấn đề: GV chiếu hình ảnh: Sóng thần, núi lửa, ô nhiễm rác thải, lụt
lội. Những hình ảnh trên cho chúng ta biết điều gì? Nói lên chủ đề chung gì?
HS trả lời -> GV vào bài
Hoạt động của GV &HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì?

I. Ô nhiễm môi trường là gì ?
GV: Yêu cầu HS quan sát lại tranh
KN: Là hiện tượng môi trường
-Em có nhận xét gì về các môi trường trên ?
tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
HS : Môi trường bị nhiễm bẩn
tính chất vật lí, hóa học, sinh
- Môi trường bị nhiễm bẩn thì tính chất của nó học bị thay đổi, gây tác hại tới
có bị thay đổi không ? Cụ thể thay đổi như thế đời sống con người và các sinh
nào ? (GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức của vật khác.
môn hóa học về: Tính chất vật lí, hóa học là gì)
GV : Vậy ô nhiễm môi trường là gì ?
II. Nguyên nhân gây ô nhiễm

15


Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường
- Theo em có những nguyên nhân nào gây ô
nhiễm môi trường ?
GV : Yêu cầu HS quan sát tranh
- Chỉ ra đâu là hình ảnh nói lên nguyên nhân do
tự nhiên, nguyên nhân do con người ? Nguyên
nhân nào là chủ yếu ?
GV : Dùng kiến thức liên môn Địa lí :
- Hãy cho biết nơi nào trên trái đất có núi lửa
hoạt động mạnh nhất ?
GV cung cấp thêm : - Có khoảng 540 núi lửa
trên mặt đất đã phun trào, chưa kể đến núi lửa

phun trào ở dưới biển
- Vành đai động đất và phun trào núi lửa nhiều
nhất là vành đai Thái Bình Dương (trải dài từ
nhật bản đến Nam Mỹ)
- Hãy kể tên một số tác nhân chủ yếu là động cơ
chính tạo nên nguyên nhân ô nhiễm môi trường
do con người ?
HS : Liệt kê theo mục 1,2,3,4,5 tiết 57 (SGK
sinh học 9)
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành
phiếu học tập có nội dung sau :(hoàn thành 3 cột
đầu trước)
Tác
Hoạt
Môi
Biện pháp
nhân
động
trường
chủ yếu chính
bị ô
nhiễm
............
...........
............
GV : Chiếu hình ảnh, yêu cầu các nhóm cử đại
diện lên trình bày, chỉ trên tranh những hoạt
động chính.
* Với tác nhân a : Sau khi HS trình bày song,
GV cần Yêu cầu HS dùng kiến thức môn Địa lí

9 làm rõ các vấn đề:
- Hãy kể tên các khu vực tập trung nhiều nhà
máy, xí nghiệp ở nước ta ?
- Hãy cho biết diện tích rừng của nước ta hiện
nay ? Nguyên nhân làm suy giảm diện tích
rừng ?

môi trường
1.Nguyên nhân tự nhiên
Do tự thiên nhiên gây ra: Hiện
tượng núi lửa phun nham
thạch, elninô…

2. Nguyên nhân do hoạt động
của con người (Nguyên nhân
chủ yếu)

a. Ô nhiễm do các chất khí thải
ra từ hoạt động công nghiệp và
sinh hoạt: Sản xuất công
nghiệp, đốt rừng, phương tiện
giao thông, đun nấu trong gia
đình.

16


GV bổ sung : Diện tích rừng hiện nay bị suy
giảm đáng kể. Do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân do cháy rừng : tính đến năm

2010 nhiều rừng Quốc Gia (QG) bị cháy : Ba
Vì, Tam đảo, Hoàng Liên....
GV : - Sử dụng kiến thức địa lí để cung cấp số
liệu, hình ảnh các nhà máy xí nghiệp hoạt động.
Một số rừng QG hiện nay ở nước ta bị đốt
cháy.
- Vì sao các hoạt động trên lại gây ô nhiễm môi
trường không khí ?
HS Sử dụng kiến thức hóa học để giải thích:
to
Nhiên liệu + Ôxi - > Các khí( CO, SO2, CO2,
NO2, …)+ H2O+ Bụi
- Nồng độ các chất khí này trong không khí tăng
cao, dẫn đến hiện tượng gì?
HS: - Hiện tượng mưa axít.
- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và thủng
tần ôzôn.
GV: Yêu cầu HS sử dụng kiến thức địa lí,
hóa học để giải thích hiện tượng này.
- Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích sự hình
thành mưa axít?
HS: - Trong khói của xe cộ, nhà máy thải vào
không khí, có hàm lượng khí SO2 cao, khi gặp
nước mưa khí này hóa hợp với nước-> axít
Sunfuric.
SO2+ H2O-> H2SO4 (gọi là hiện tượng mưa
axít)
- Bằng kiến thức địa lí hãy cho biết hiện tượng
hiệu ứng nhà kính?
HS: - Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp

không khí ở gần mặt đất nóng lên do khí thải tạo
ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt bức xạ mặt đất
vào trong không khí.
GV: Kết hợp chiếu hình ảnh
- Tầng ôzôn có vai trò gì đối với sự sống trên
trái đất? Giải thích hiện tượng thủng tầng ôzôn?
GV : Nhận xét, cho HS liên hệ ở xã Nga Thủy
Hiện nay ở địa phương Nga Thủy có những hoạt
động nào gây ô nhiễm môi trường?
b. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ
*Đối với tác nhân b :
thực vật: Thuốc trừ sâu, thuốc

17


Sau khi đại diện nhóm khác lên trình bày (Chỉ
trên tranh con đường phát tán các hóa chất bảo
vệ thực vật, chất độc hóa học trong tự nhiên)
GV : Yêu cầu HS liên hệ xã Nga Thủy :
Ở địa phương Nga Thủy, em thường thấy người
nông dân sử dụng các loại hóa chất nào trong
trồng trọt?
* Đối với tác nhân c : Sau khi HS nhóm 3 trình
bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
->GV Yêu cầu HS dùng kiến thức địa lí :
? Kể tên một số công trường khai thác chất
phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam
mà em biết (khai thác kim loại Titan ở Bình
Định), nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận

(Khởi công 12/2014. Dự định hoàn thành 2022)
lớn nhất Châu Á.
GV : Cung cấp thêm hình ảnh về nhà máy
điện nguyên tử, vụ thử vũ khí hạt nhân trên
thế giới.
*Đối với tác nhân d:
GV : Sau khi Yêu cầuđại diện nhóm đứng tại
chỗ trình bày->GV kết hợp chiếu hình ảnh->
nhóm khác nhận xét bổ sung-> GV nhận xét->
Yêu cầu HS liên hệ với địa phương : ? Em hãy
kể tên một số rác thải rắn mà em thường gặp ở
địa phương? Cho biết các hoạt động chính gây
ra?
* Đối với tác nhân g:
Sau khi HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét bổ sung-> GV nhận xét, chốt kiến
thức.
-Với những nguyên nhân nêu trên, em hãy đánh
giá mức độ ô nhiễm môi trường ở xã Nga
Thủy ?
GV chuyển : Vậy theo em môi trường bị ô
nhiễm dẫn đến hậu quả gì?
Hoạt động 3: Hậu quả của ô nhiễm môi
trường
HS : - Gây thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu.
- Gây ra các bệnh tật di truyền, bệnh hiểm
nghèo.
- Tài nguyên, sinh vật bị cạn kiệt.
- Thiếu nước sinh họat.


diệt cỏ thuốc diệt nấm gây
bệnh…

c. Ô nhiễm do các chất phóng
xạ: Công trường khai thác chất
phóng xạ, nhà máy điện
nguyên thử, vụ thử vũ khí hạt
nhân.

d. Ô nhiễm do các chất thải
rắn: các dạng vật liệu thải ra
qua quá trình sản xuất, sinh
hoạt( cao su, đồ nhựa, túi ni
lông, thủy tinh, bông băng bẩn,
kim tiêm…).
g. Ô nhiễm do sinh vật gây
bệnh: Chất thải (phân, rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết
động thực vật..)-> môi trường
thuận lợi cho sinh vật gây bệnh
phát triển.

III. Hậu quả của ô nhiễm môi
trường
- Gây ra các bệnh tật di truyền,
bệnh hiểm nghèo.
- Tài nguyên, sinh vật bị cạn
kiệt.
- Thiếu nước sinh họat.
- Gây thiên tai, lũ lụt, biến đổi

khí hậu, mất cân bằng sinh thái.
- Tỷ lệ người chết vì ô nhiễm
môi trường đông.

18


- Tỷ lệ người chết vì ô nhiễm môi trường đông.
GV: Yêu cầu HS sử dụng kiến thức địa lí để
trả lời các câu hỏi sau:
- Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết tác hại
của hiệu ứng nhà kính đối với trái đất ?
HS : Biến đổi khí hậu.
GV: Cung cấp thông tin về BĐKH ở Việt
Nam: VN là một QG đứng thứ 13 trong 16 QG
hàng đầu sẽ chịu tác động của BĐKH toàn cầu.
Trong 30 năm tới nước biển dâng 22 triệu người
Việt Nam mất nhà ở, gia tăng các cơn bão nhiệt
đới nhiều hơn, cấp độ mạnh hơn, hạn hạn kéo
dài....
GV: Kết hợp chiếu hình ảnh giải thích hiện
tượng biến đổi khí hậu.
+ Chiếu hình ảnh về thiên tai, lũ lụt. Số liệu các
vụ thiên tai xảy ra trong những năm gần đây ở
việt Nam, ở xã Nga Thủy-> GV lồng ghép
phòng chống thiên tai và BĐKH ở xã Nga Thủy
- Hãy kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở xã
Nga Thủy mà em biết ?
HS : Bão, Lụt, hạn hán, xâm thực mặn...
- Bão gây ra những tác hại gì? Kể tên một số

cơn bão trong những năm gần đây đã đổ bộ về
xã Nga Thủy ?
-Hiện tượng xâm thực mặn ở xã Nga thủy gây
hậu quả gì ?
- Khi có thiên tai xảy ra (Bão, lụt, hạn hán, xâm
thực mặn…) em cần phải làm gì?
- Hiện tượng tầng ôzôn bị thủng gây nên tác hại
gì ?
HS : Khi tầng ôzôn bị thủng-> tăng các tia tử
ngoại đến trái đất-> gây hại đến sức khỏe con
người, gây các bệnh ung thư da, đục thủy tinh
thể, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
-Trước tình hình đó, hiện nay Việt Nam nói
riêng, các nước trên thế giới nói chung đã và
đang làm gì ?
HS : VN phê duyệt, kí nghị định thư Kiôtô
nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi
trường...
-Hãy kể tên một số bệnh thông thường và một
số bệnh tật di truyền con người mắc phải do ô

IV. Biện pháp hạn chế ô
nhiễm môi trường
1. Hạn chế ô nhiễm môi
trường không khí
- Trồng và bảo vệ rừng.
- Kế hoạch hóa dân số.
- Lập quy hoạch hợp lý khi

19



nhiễm môi trường ? -> GV kết hợp chiếu hình
GV chuyển : Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống con người. Vậy làm
cách nào để phòng chống ô nhiễm môi trường ?
Hoạt động 4: Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi
trường
-Theo em có những biện pháp nào để để hạn chế
ô nhiễm môi trường không khí ?
HS: Hoạt động độc lập, trả lời câu hỏi
GV: Lưu ý biện pháp trồng cây xanh, trồng
rừng bằng cách sử dụng kiến thức địa lí cung
cấp, hình ảnh, số liệu, một số địa phương trồng
rừng. (Tính đến năm năm 2010 cả nước đã phủ
xanh được 43% diện tích đất trống đồi trọc, góp
phần phục hồi lại sự cân bằng hệ sinh thái, bảo
tồn đa dạng sinh học, làm chậm quá trình nóng
lên toàn cầu).
GV : Yêu cầu HS liên hệ với địa phương: Hiện
nay tại xã Nga Thủy đã và đang có những biện
pháp gì để chống ô nhiễm môi trường ?
HS:
- Trồng rừng ngập mặn
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước hợp lí
- Làm đường nông thôn mới
- Liên hệ với công ty môi trường để vệ
sinh rác thải sinh hoạt
- Các trang trại chăn nuôi, xây dựng bể biôga
GV : Cung cấp thêm số liệu hình ảnh, thông tin

về trồng rừng ngập mặn ở xã Nga Thủy
- Xây dựng đê vững chắc để ngăn chặn lụt, sự
xâm thực mặn
-Vì sao cần phải thực hiện kế hoặch hóa dân
số ?
HS : Vì nếu dân số tăng nhanh-> gây áp lực về
tài nguyên, rác thải...-> ô nhiễm môi trường
nặng
GV : Dùng kiến thức hóa học 8, để trả lời các
câu hỏi sau :
? Nước bình thường có tính chất vật lí gì ?
HS : Là chất lỏng, không màu, không mùi,
không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC, D= 1g/ml,
hòa tan được nhiều chất rắn, chất lỏng, chất khí.
? Nhận biết nước bị ô nhiễm bằng cách nào

xây dựng các khu công nghiệp.
- Đẩy mạnh việc xây dựng
công viên, vành đai xanh để
hạn chế bụi.
- Hạn chế việc sử dụng
phương tiện giao thông gây ô
nhiễm.
- Áp dụng các thiết bị lọc bụi
và xử lý khí độc hại trước khi
thải ra không khí.
- Phát triển công nghệ xử dụng
các nhiên liệu không gây khói
bụi.
- Tiết kiệm tài nguyên, xử

dụng các năng lược sạch (năng
lượng gió, thủy triều, suối nước
nóng, năng lượng mặt trời…)

2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm
môi trường nước
- Trồng và bảo vệ rừng.
- Xây dựng hệ thống cấp và
thải nước ở đô thị và khu công
nghiệp.
- Xây dựng hệ thống xử lí
nước thải.
- Tiết kiệm nước.
- Không đổ nước chưa xử lí,
vất rác thải xuống sông, biển…

3. Biện pháp hạn chế ô nhiễm
do thuốc bảo vệ thực vật
- Hạn chế xử dụng thuốc hóa
học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ và phân hóa học.
- Tăng cường các biện pháp
sinh học.

20


HS : Màu đen, mùi hôi thối
GV : Kết hợp chiếu hình ảnh
- Con người và động vật có sử dụng được loại

nước này để sinh sống không ?
- Vậy cần có biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm
môi trường nước ?
GV : Chiếu sơ đồ xử lí nước thải-> Yêu cầu một
học sinh lên trình bày trên sơ đồ-> HS khác bổ
sung.
- Gia đình và bản thân em đã làm gì để hạn chế
ô nhiễm môi trường nước ?
- Hãy kể tên một số biện pháp sinh học hiện nay
được khuyến khích sử dụng trong trồng trọt ?
HS : - Phương pháp sử dụng thiên địch
- Bắt sâu bằng hình thức : Dùng tóc mây để
vụt sâu cuốn lá; Dùng đèn để bắt bươm bướm....
- Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm do các
chất thải rắn ?
GV : Chiếu sơ đồ xử lí rác thải
Yêu cầu một HS lên trình bày trên sơ đồ-> HS
khác nhận xét, bổ sung-> GV nhận xét, chốt
kiến thức
- Bản thân em đã làm gì để vệ sinh môi trường ở
trường học và khu dân cư đang sinh sống ?
3. Củng cố - Luyện tập:
- GV củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy:

4. Biện pháp hạn chế ô nhiễm
do chất thải rắn
- Phát triển công nghệ tái sử
dụng chất thải làm nguyên liệu
sản xuất.
- Xây dựng các nhà máy phân

loại và xử lí rác thải.
- Đẩy mạnh công nghệ chôn
lấp chất thải không sử dụng
được và không gây ô nhiễm

21


- GV yêu cầu học sinh viết bài tuyên truyền có nội dung như sau:
Đề bài: Hiện nay Nga Thủy là một trong những xã có tình trạng ô nhiễm môi
trường nặng và thường xuyên xảy ra thiên tai. Bằng những hiểu biết của mình,
em hãy viết một bài ( hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
4. Dặn dò:
- Tìm hiểu thêm trên mạng Internet, báo trí, đài…để biết thêm thông tin và cách
phòng tránh đối với một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta.
IV. KIỂM NGHIỆM
Sau khi thực hiện giảng dạy một số bài học trong chương trình Sinh học 9,
trong năm học 2013-2014 bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết, khả năng vận dụng
kiến thức tổng hợp các môn học của HS, và đã nhận thấy có sự chuyển biến tích
cực từ học sinh.
Để thấy rõ được kết quả này, sau khi học xong 2 tiết 56,57 “ Ô nhiễm môi
trường”, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra lại mức độ nhận thức và vận dụng
của HS thông qua việc làm bài kiểm tra.
Đề bài: Hiện nay Nga Thủy là một trong những xã có tình trạng ô nhiễm môi
trường nặng và thường xuyên xảy ra thiên tai. Bằng những hiểu biết của mình,
em hãy viết một bài ( hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Biết sử dụng
Tổng số

Vận dụng tổng hợp kiến thức
Thông hiểu
kiến thức môn
HS
nhiều môn học
học
SL
%
SL
%
SL
%
76
10
13,1
23
30,3
43
56,6
Như vậy rõ ràng so với PPDH cũ thì “ Dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn” đã góp phần phát triển tư duy liên hệ, năng lực nhận thức, năng lực hành
động và năng lực làm việc sáng tạo của học sinh. Đặc biệt kỹ năng vận dung
kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Từ kết quả của quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1.1. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đang là chủ trương chính
trong đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT năm 2015
1.2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp tích
hợp liên môn ở trường THCS Nga Thủy nói riêng, chúng tô đã thực hiện nhóm

giải pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên
môn

22


- Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn sinh học 9
- Dạy bài thử nghiệm một chủ đề
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp
phần đổi mới pp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần hướng tới
nhiều giải pháp khác: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong các giờ ngoại
khóa, dạy học theo dự án.....
2. Đề xuất
2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội
dung lý thuyết hàn lâm ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành.
- Cần đưa nội dung chủ đề tích hợp liên môn là chủ đề tự chọn bắt buộc
trong chương trình các môn khoa học tự nhiên.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp,
liên môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án
mẫu … đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong
việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
Đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia nhằm quán triệt quan điểm tích hợp và có
khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên môn.
2.3. Đối với nhà trường:
Cần tăng cường đào tạo GV cốt cán có khả năng xây dựng nội dung bài học
thành các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời mạnh dạn đề xuất lên cấp trên phân
phối chương trình riêng theo chủ đề đã xây dựng, phù hợp với thực trạng của nhà

trường trường, hoàn cảnh từng địa phương.
Chắc chắn kinh nghiệm chúng tôi trình bày trên đây còn có những thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và những người quan
tâm đến nội dung này.
.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
Nga Thủy, ngày 15 tháng 04 năm 2015
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam doan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Phương

23



×