DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM HÌNH HỌC 6
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA THANH, HUYỆN NGA SƠN
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, thực tiễn giáo dục học môn Toán ở nước ta đã phát triển khá
mạnh và đạt được một số thành tựu đáng kể, trên một số bình diện, tiếp cận
được với khoa học giáo dục thế giới. Một số xu hướng dạy học tích cực (không
truyền thống) đã được nghiên cứu và vận dụng trong dạy học môn toán ở Việt
Nam. Tuy nhiên, chương trình giáo dục môn Toán còn có những bất cập. Các
tầng lớp trong xã hội, các nhà giáo dục, thậm chí cả các bậc phụ huynh đã chỉ ra
những nhược điểm cơ bản trong việc giảng dạy hiện nay, đó là:
- Quá thiên về việc truyền đạt kiến thức lý thuyết, hàn lâm kinh viện mà ít chú ý
đến gắn kết hơn nữa việc học của học sinh với giải quyết vấn đề đặt ra trong học
tập, trong cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, học sinh chưa hiểu kiến thức
được học (thậm chí là chưa hiểu kiến thức học được) có ý nghĩa gì với mình.
- Nghiêng về hoạt động cá thể, còn thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng hợp tác,
quan hệ với người khác; chưa giúp học sinh tham gia hoạt động tốt trong các nhóm.
- Quá chú trọng tới dạy kiến thức mà chưa tiếp cận giáo dục toàn diện, tổng thể;
mục tiêu cần đạt chưa được thể hiện tốt qua kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ.
- Học sinh tiếp thu kiến thức còn mang tính thụ động, chưa phát huy hết năng
lực của mình, như: Năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực làm chủ bản thân, năng lực sử
dụng công nghệ thông tin,…
- Chưa nắm vững những khái niệm, những kiến thức cơ bản, việc vận dụng kiến
thức đã học để giải bài tập còn nhiều lúng túng và sai sót.
Vậy làm thế nào để các em học sinh học tốt môn Toán nói chung, môn hình
học 6 nói riêng? Làm thế nào để việc giảng dạy môn hình học 6 phát triển năng
lực của người học một cách toàn diện?
Xuất phát từ những lí do trên, trong những năm học qua, được nhà trường
phân công dạy Toán 6, tôi đã thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy học và đúc
rút thành kinh nghiệm:
“Dạy một số khái niệm hình học 6 theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh không chỉ chú
trọng phát triển các năng lực chung, cốt lõi mà còn chú trọng phát triển cả năng
lực chuyên biệt (môn học). Dạy học gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực
hành, ứng dụng trong thực tiễn, chú trọng việc học tập theo nhóm, cộng tác, chia
sẻ nhằm phát triển nhóm năng lực xã hội.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học có những đặc tính cơ bản sau:
1
- Dạy học lấy việc học của học sinh làm trung tâm.
- Dạy học đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn, hướng nghiệp và phát triển.
- Linh hoạt và năng động trong việc tiếp cận và hình thành năng lực.
- Những năng lực cần hình thành ở người học được xác định một cách rõ ràng.
Chúng được xem như là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả giáo dục.
Qua đó ta thấy, dạy học theo năng lực tăng cường các hoạt động: Tăng cường
tính thực tế, tính mục đích, gắn hơn nữa với đời sống hiện thực, hỗ trợ học tập
suốt đời, hỗ trợ việc phát huy thế mạnh cá nhân, quan tâm hơn đến những gì học
sinh được học và học được.
Trong phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, cần
tập trung chủ yếu vào các yếu tố sau:
- Giáo viên tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động
của học sinh.
- Tạo một môi trường hỗ trợ học tập (gắn với bối cảnh thực).
- Khuyến khích học sinh phản ánh tư tưởng và hành động, khuyến khích giao tiếp.
- Tăng cường trách nhiệm học tập.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, chia sẻ, trao đổi, tranh luận,…
- Kết nối để học tập. Giảng dạy như quá trình tìm tòi.
- Cung cấp đầy đủ cơ hội để học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Thực trạng của việc dạy các khái niệm hình học lớp 6 ở trường THCS Nga
Thanh – Nga Sơn – Thanh Hoá.
* Về phía giáo viên:
- Do thiết bị dạy học (máy chiếu) của nhà trường chỉ có một cái nên chưa đáp
ứng được yêu cầu sử dụng của giáo viên bộ môn, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học do không có máy chiếu nên phần nào cũng bị hạn chế.
- Đồ dùng dạy học trực quan chuẩn bị chưa tốt nên chưa thực sự gây được hứng
thú của học sinh trong việc học hình.
- Giáo viên tỏ ra hơi ngại khi dạy phân môn hình học so với phân môn đại số (số học).
- Trình độ, năng lực, phương pháp truyền thụ kiến thức trong phân môn hình
học của giáo viên có những hạn chế nhất định. Khả năng quan sát, liên hệ thực
tế, trí tưởng tượng của giáo viên chưa phong phú, nhiều khi khiến học sinh tiếp
thu các khái niệm hình học rất khó khăn.
- Đôi khi giáo viên hình thành các khái niệm cho học sinh một cách áp đặt, không
chú trọng đến việc giúp học sinh tìm ra được những dấu hiệu bản chất của khái niệm.
* Về phía học sinh
- Bước đầu làm quen với những kiến thức mới, có nhiều khái niệm khá trừu
tượng, chắc hẳn các em không tránh khỏi những bỡ ngỡ và ngộ nhận một cách
rất mơ hồ.
- Được trực tiếp giảng dạy môn toán lớp 6 nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy:
+ Các em học sinh rất ngại học hình, đôi khi nhớ không chính xác các khái niệm hình
học.
2
+ Khi được làm quen với những khái niệm mới, giáo viên luôn nhấn mạnh rằng:
Đây là khái niệm được định nghĩa hay không được định nghĩa nhưng một số em
vẫn không thể nhớ được.
+ Khi phát biểu một định nghĩa khái niệm nào đó nhiều em còn phụ thuộc vào sách giáo
khoa chứ chưa tự tìm ra các dấu hiệu bản chất của khái niệm để diễn đạt thành lời.
+ Việc gắn kết giữa các khái niệm hình học với thực tiễn còn hạn chế.
+ Còn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm hình học, chẳng hạn như lẫn lộn giữa
đoạn thẳng với đường thẳng, đường thẳng với tia,…
Để kiểm tra khả năng nhớ, hiểu và vận dụng khái niệm trong việc giải
quyết các bài tập của học sinh, cuối năm học 2013–2014 tôi đã tiến hành
khảo sát qua bài kiểm tra 15 phút với đề bài sau:
Đề bài:
Câu 1: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó
a) Viết tên các tia gốc A, gốc B, gốc C
b) Viết tên các tia trùng nhau
Câu 2: Cho 3 điểm M, N, P nằm trên một đường thẳng. Trên hình vẽ có tất cả bao
nhiêu đoạn thẳng?
Kết quả đạt được như sau:
Tổng Tổng
Điểm
số lớp số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
2
80
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
3,8
13
16,3
35
43,6
29 36,3
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phần 1: Cách dạy các khái niệm hình học 6
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Để học sinh dễ dàng tiếp cận, hình thành, nắm vững và vận dụng tốt các
khái niệm hình học 6 tôi đã tiến hành dạy các khái niệm theo các hoạt động sau:
1) Hoạt động trải nghiệm:
a) Mục tiêu cần đạt:
+ Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về khái niệm sẽ học, học
sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.
+ Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học khái niệm mới.
+ Tạo không khí lớp học vui, chờ đợi, thích thú.
+ Học sinh được quan sát, trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng
những nội dung kiến thức để làm nảy sinh khái niệm mới.
b) Cách dạy của giáo viên:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các đồ vật, mô hình, hình vẽ,…gần gũi quen
thuộc mà các em hay gặp trong đời sống hàng ngày.
- Hoặc xuất phát từ những khái niệm, những kiến thức đã được học trước đó để
các em tiếp cận đến khái niệm mới sẽ được hình thành.
3
2) Hoạt động hình thành khái niệm:
a) Mục tiêu cần đạt:
Học sinh rút ra được khái niệm mới.
b) Cách dạy của giáo viên:
* Đối với khái niệm không được định nghĩa:
- Giáo viên dùng hình ảnh, hình vẽ, các ví dụ cụ thể để học sinh bước đầu cảm
nhận được các đối tượng hoặc quan hệ giữa các đối tượng đó.
- Với những khái niệm không được định nghĩa giáo viên cần tránh những câu
hỏi yêu cầu học sinh phải trả lời một cách tường minh.
Chẳng hạn: Điểm là gì? Mặt phẳng là gì? Thế nào là điểm nằm giữa hai điểm?
Số đo góc là gi?...
- Đồng thời, giáo viên không nên yêu cầu học sinh phải hiểu một cách tường
minh các khái niệm mà chỉ yêu cầu học sinh hình dung được các khái niệm này
một cách trực quan dựa vào kinh nghiệm sống và cho được ví dụ minh hoạ.
* Đối với khái niệm được định nghĩa:
Giáo viên hình thành khái niệm cho học sinh thông qua các bước sau:
- Bước 1: Tìm các dấu hiệu bản chất của khái niệm:
Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát một số mô hình, hình vẽ, hoặc quan
sát quá trình hình thành khái niệm theo một quy trình vẽ nào đó, học sinh phải
nỗ lực tìm ra những dấu hiệu bản chất của khái niệm được định nghĩa.
- Bước 2: Phát biểu định nghĩa khái niệm (nếu là khái niệm được định nghĩa)
+ Sau khi học sinh tìm ra được dấu hiệu bản chất của khái niệm, giáo viên yêu
cầu học sinh thử phát biểu định nghĩa của khái niệm.
+ Đối với những khái niệm được định nghĩa một cách tường minh thì yêu cầu
đối với học sinh là phải phát biểu rõ ràng, chính xác định nghĩa khái niệm.
Lúc đầu các ý kiến phát biểu của các em có thể còn nhiều sai sót. Không sao!
Thầy và trò cùng sửa dần.
3) Hoạt động thực hành (củng cố khái niệm):
a) Mục tiêu cần đạt:
Hoạt động thực hành nhằm cho các em thấm các khái niệm đã học được
trước đó, đồng thời phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải để giáo viên
hỗ trợ, hoặc học sinh tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó hoặc trả lời một câu
hỏi nào đó. Tất cả những vấn đề đó học sinh phải thể hiện kỹ năng của mình.
- Học sinh nhớ khái niệm một cách vững chắc, làm được các bài tập áp dụng
dạng cơ bản theo đúng quy trình.
b) Cách dạy của giáo viên:
- Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận
dạng khái niệm.
- Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng học sinh,
giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại các thao
tác cơ bản đã rút ra ở trên.
- Có thể giao bài tập cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặp đôi,
theo bàn, theo tổ học sinh.
4
4) Hoạt động ứng dụng
Giai đoạn này giành cho học sinh đưa tất cả những gì đã học được vào thực tế,
đồng thời với hoàn cảnh cụ thể của từng em có thể các em tự đề xuất ra những
tồn tại cần giải quyết. Những vấn đề đó các em có thể đề xuất với bạn bè.
a) Mục tiêu cần đạt
- Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức, các khái niệm trong bài đã học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong
những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
- Từ những khái niệm đã được học các em minh họa được vào thực tiễn, phát
hiện, tìm thêm những hình ảnh mới mang bản chất các khái niệm đã học.
- Cảm nhận tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.
b) Cách dạy của giáo viên
- Cho học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của
nội dung bài đã học.
- Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các khái niệm hình học
từ đó khắc sâu các khái niệm mà các em đã học.
- Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em.
Khuyến khích học sinh phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.
5) Hoạt động bổ sung (mở rộng)
a) Mục tiêu cần đạt:
- Ngoài những khái niệm được nêu trong bài học còn có những khái niệm, kiến
thức mới cần phải tiếp tục học.
- Ngoài những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa các em còn phải làm các bài
tập bổ sung khác.
b) Cách dạy của giáo viên:
- Ngoài những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên có thể đưa ra các
bài tập bổ sung, mở rộng kiến thức.
- Nâng mức độ bài tập khó dần, đòi hỏi học sinh phải có tư duy, tìm tòi, sáng tạo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng khái
niệm, nâng cao tầm hiểu biết (thông qua nguồn tài liệu mở)
- Hình thành và kích thích sự say mê, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn
luyện cho các em tính kiên trì, không sợ khó.
Phần 2: Minh họa một số tiết dạy các khái niệm hình học 6
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Tiết 1: Điểm. Đường thẳng
1. Hoạt động trải nghiệm:
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình sau trên máy chiếu (dùng đèn soi
vào vị trí các hình ảnh của điểm):
.
5
- Giáo viên: Lỗ thủng nhỏ trên tường, nốt ruồi nhỏ trên da, một dấu chấm nhỏ
trên bảng hoặc trên trang giấy,.. cho ta hình ảnh của một hình - Điểm.
1.2 Hoạt động hình thành khái niệm:
- Giáo viên: Một dấu chấm nhỏ trên bảng (hoặc trên trang giấy) cho ta hình ảnh
của điểm.
Như vậy người ta không định nghĩa điểm là gì mà chỉ mô tả hình ảnh của điểm.
- Giáo viên: Vẽ một điểm lên bảng và giới thiệu cách đặt tên cho điểm (dùng
một chữ cái in hoa để đặt tên cho điểm)
.A
+ Điểm A
1.3 Hoạt động thực hành:
Trò chơi: Ai nhanh hơn
Trong 10 giây mỗi học sinh chấm nhiều điểm trên trang giấy và đặt tên cho
các điểm đó. Nếu bạn nào vẽ được nhiều điểm nhất và đặt tên đúng các điểm
sẽ giành phần thắng và ghi được điểm 10.
1.4 Hoạt động ứng dụng: Học sinh làm việc cá nhân
Hãy lấy thêm ví dụ về hình ảnh của điểm trong thực tế?
1.5 Hoạt động bổ sung (mở rộng): Hoạt động nhóm
Hình vẽ bên có bao nhiêu điểm?
Đặt tên cho các điểm đó?
Đáp án: 3 điểm
. ..
2. Đường thẳng
2.1 Hoạt động trải nghiệm:
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát một sợi chỉ căng thẳng (sợi dây nhỏ căng
thẳng), chỉ vào mép bàn, mép bảng,…
- Học sinh : Quan sát
- Giáo viên: Những hình ảnh đó cho ta hình ảnh của đường thẳng.
2.2 Hoạt động hình thành khái niệm:
- Giáo viên: Vẽ đường thẳng lên bảng và hướng dẫn học sinh vẽ.
(dùng bút vạch theo mép thước thẳng) a
- Học sinh: Vẽ đường thẳng vào vở
- Giáo viên: Hướng dẫn cách đặt tên cho đường thẳng
2.3 Hoạt động thực hành:
- Cho HS vẽ nhiều đường thẳng lên trang giấy để có nhu cầu đặt tên cho đường
thẳng.
- Cho HS tự nghiên cứu cách đặt tên cho đường thẳng, tự đặt tên cho các đường
thẳng vừa vẽ trên trang giấy của mình.
- Một học sinh lên bảng vẽ hai đường thẳng và đặt tên cho hai đường thẳng vừa vẽ.
- Cả lớp nhận xét.
2.4 Hoạt động ứng dụng
Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có
phải là hình ảnh một đường thẳng không?
6
.
2.5 Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Một bác nông dân muốn trồng 12 cây
ổi thành 6 hàng, mỗi hàng có 4 cây.
Vẽ sơ đồ vị trí của 12 cây đó.
. .
.
. .
.
. .
.
. .
Tiết 5. Tia
1.Hoạt động trải nghiệm:
Học sinh quan sát các hình ảnh sau:
Giáo viên: Hàng ngày ta thường nói tia nắng mặt trời buổi sớm, tia sáng phát
ra từ ngọn đèn, ngọn nến trong đêm,…Đó là hình ảnh của tia.
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
* Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình theo hướng dẫn sau:
+Bước 1:Vẽ đường thẳng xy
+ Bước 2: Lấy một điểm bất kỳ trên đường thẳng xy (chẳng hạn là điểm O)
- Giáo viên dùng phấn màu tô một phầnyđường thẳng (tia O
Ox)
x
.
- Giáo viên giới thiệu: Hình gồm điểm O và phần đường thẳng này là một tia gốc O.
(nghĩa là giáo viên dẫn dắt để học sinh nhận ra được các dấu hiệu bản chất của khái niệm).
Điểm O
Tia gốc O là hình gồm:
Một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O
* Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên hỏi:Thế nào là một tia gốc O?
- Học sinh phát biểu định nghĩa:
“Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi
là một tia gốc O”
* Bước 3: Vẽ hình và ghi tóm tắt định nghĩa O
x
.
Điểm O
Tóm tắt: Tia Ox là hình gồm:
Phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: (Hoạt động nhóm) Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O
được gọi là một ...
(Đáp án: tia gốc O)
7
b) Điểm R bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ... (Đáp án: hai tia
đối nhau)
c) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì:
- Hai tia ...đối nhau. (Đáp án: AB và AC)
- Hai tia CA và ... trùng nhau. (Đáp án: CB)
- Hai tia BA và BC ... (Đáp án: là hai tia trùng nhau)
Bài 2: Vẽ 3 điểm A, B, C không thẳng hàng
E
a) Vẽ ba tia AB, AC, BC.
A
B
b) Vẽ các tia đối nhau: AB và AD, AC
D
và AE
C
M
c) Lấy điểm M thuộc tia AC, vẽ tia BM.
4. Hoạt động ứng dụng
Giáo viên: Cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh về tia, chẳng hạn:
- Giúp các em liên tưởng đến các tia sáng trong các phòng thí nghiệm, trong
các ứng dụng khoa học, ...mà các em có thể quan sát, xem trên tivi.
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Cho 5 đường thẳng cắt nhau tại một điểm, có
bao nhiêu tia chung gốc trên hình vẽ?
Đáp án: 10 tia
.
Tiết 7: Đoạn thẳng
1. Hoạt động trải nghiệm:
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
+Vẽ hai điểm A, B
+ Đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A, B
+ Dùng phấn (bút) vạch theo mép thước từ A đến B.
- Giáo viên: Ta được một hình
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
A
*Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
- Sau khi giáo viên vẽ được hình vẽ như bên, giáo viên hỏi:
? Hình này gồm mấy điểm? Là những điểm như thế nào?
Hai điểm A, B
- Học sinh: Hình gồm
B
D
8
Các điểm nằm giữa A và B
- Giáo viên: Đó là một đoạn thẳng AB
(Lưu ý: Có thể học sinh chỉ nêu ra được hai điểm A và B, khi đó giáo viên phải
phân tích để các em hiểu rằng ngoài 2 điểm A và B, còn có các điểm nằm giữa
A và B)
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên: ? Đoạn thẳng AB là hình như thế nào?
- Học sinh phát biểu định nghĩa:
“Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B”
*Bước 3: Vẽ hình và tóm tắt định nghĩa
Tóm tắt:
A
B
Điểm A, điểm B
Đoạn thẳng AB là hình gồm:
Tất cả các điểm nằm giữa A và B
Ký hiệu: AB (hoặc BA)
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: (Hoạt động nhóm): Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai điểm ....và tất cả các điểm nằm giữa ...được gọi là đoạn thẳng
RS. Hai điểm ... được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS (Đáp án R và S)
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm...
(Đáp án: hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q)
Bài 2: (Thi trả lời nhanh)
Trong các hình sau, hình nào thể hiện đoạn thẳng MN?
.
.
M
N
.
M
.N
.
M
.
N
Hình 1
Hình 2
Hình 3
(Đáp án: Hình 3)
Bài 3: Trên đường thẳng a lấy 3 điểm A, B, C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả.
(Đáp án: 3 đoạn thẳng: AB, AC, BC
4. Hoạt động ứng dụng
Giáo viên kể cho học sinh nghe câu
chuyện: “Cây tre trăm đốt”. Để có
được một cây tre trăm đốt anh Khoai
đã phải ghép nhiều đoạn tre lại với
nhau. Mỗi đoạn tre coi như là hình
ảnh của một đoạn thẳng. Qua đó giúp
các em hiểu rằng: Sự thông minh và
sáng tạo luôn giúp chúng ta giải
quyết tốt mọi tình huống xảy ra trong
cuộc sống.
9
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng) Hoạt động nhóm:
Vẽ 6 đoạn thẳng sao cho mỗi đoạn thẳng cắt đúng 3 đoạn thẳng khác?
Cách 1
Cách 2
Cách 3
Tiết 12. Trung điểm của đoạn thẳng
1. Hoạt động trải nghiệm:
M
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài toán sau:
N.
O.
.
Bài toán: Cho hình vẽ bên:
Biết OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN
- Sau khi học sinh lập luận và tính được MN = 3 cm.
Giáo viên nói: Ở hình vẽ trên điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng ON
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
*Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
- Giáo viên: Dùng đồ dùng dạy học hoặc kỹ thuật vi tính cho điểm M di
chuyển từ A đến B (hoặc từ B đến A) và dừng lại ở một vị trí nào đó, chẳng
hạn vạch số 2 rồi hỏi:
A. . .M . .
. .B
? Điểm M có nằm giữa A và B không?
5 6
? So sánh khoảng cách từ M đến hai đầu A và B 0 1 2 3 4
- Giáo viên: Điểm M không phải là trung điểm của đoạn thẳng AB
- Giáo viên: Tiếp tục cho điểm M di chuyển đến vạch số 3 rồi dừng lại
? Điểm M có nằm giữa và cách đều A và B không?
A
Nằm giữa A và B
. . . M
. . . .B
0 1 2 3 4 5 6
- Học sinh: Điểm M
Cách đều A và B
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên: Điểm M gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng AB?
- Học sinh: Phát biểu định nghĩa:
“Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B”
*Bước 3: Vẽ hình và tóm tắt định nghĩa
Tóm tắt:
AM + MB = AB
A
M
B
⇔
M là trung điểm của AB
MA = MB
⇔
(Giáo viên giải thích dấu theo hai chiều xuôi và ngược, đồng thời làm sáng
tỏ hệ thức AM + MB = AB thay cho việc diễn đạt M nằm giữa A và B; MA =
MB thay cho việc diễn đạt M cách đều A, B)
3. Hoạt động thực hành: Hoạt động nhóm
Bài 1: Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em
.
10
hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
a) IA = IB
b) AI + IB = AB
c) AI + IB = AB và IA = IB
d) IA - IB = AB/2 (Đáp án: C)
Bài 2: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Nếu M nằm giữa A và B thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB. (Đáp án: S)
b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M nằm giữa A và B. (Đáp án: Đ)
c) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều A và B. (Đáp án: Đ)
d) Nếu M cách đều A và B thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB. (Đáp án: S)
Bài 3: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2 cm, OB = 4 cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Giải:
A
B
O
x
.
.
.
a) Vì A∈ Ox, B∈ Ox; OA < OB nên A nằm giữa O và B.
b) Ta có: OA +AB = OB ⇒ AB = OB – OA = 4 – 2 = 2 (cm)
c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB vì A nằm giữa hai điểm O, B
và OA = OB (vì cùng bằng 2 cm)
4. Hoạt động ứng dụng
Giáo viên chiếu trên máy chiếu các hình ảnh sau. Qua đó phân tích để học
sinh thấy được một số ứng dụng của trung điểm trong thực tế.
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Có một thanh gỗ thẳng. Dùng một sợi dây, làm thế nào để chia thanh gỗ thành
2 phần có độ dài bằng nhau:
Cách làm: Dùng sợi dây đo chiều dài thanh gỗ thẳng. Chia đôi đoạn dây có độ
dài bằng độ dài thanh gỗ, dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định trung điểm
của thanh gỗ.
Tiết 15. Nửa mặt phẳng
1. Hoạt động trải nghiệm:
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh gấp một tờ giấy theo một nếp gấp nào đó, sau
11
đó mở ra
- Học sinh: Gấp gấy theo hướng dẫn trên
- Giáo viên giới thiệu: Mỗi phần cùng với nếp gấp là hình ảnh của một nửa mặt
phẳng.
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
*Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
- Giáo viên: Vẽ lên bảng đường thẳng a, đánh số (I), (II) vào hình
? Đường thẳng a chia mặt phẳng bảng thành mấy phần?
(I)
a
? Đó là những phần nào?
Đường thẳng a
(II)
- Giáo viên: Hình gồm
Một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a
được gọi là nửa mặt phẳng bờ a
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên: Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
- Học sinh: Phát biểu định nghĩa:
“Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được
gọi là một nửa mặt phẳng bờ a”
a
*Bước 3: Vẽ hình và tóm tắt định nghĩa
Tóm tắt:
Đường thẳng a
Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm :
Một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai.....
b) Cho ba điểm không thẳng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia
Ox cắt ......
(Đáp án: Câu a: nửa mặt phẳng đối nhau; câu b: đoạn thẳng AB tại điểm nằm
giữa A, B)
Bài 2: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng a cắt các đoạn
thẳng AB, AC và không đi qua A, B, C.
a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a
b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a không?
Đáp án: Câu a: Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A
Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm B
Câu b: B và A nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau
4. Hoạt động ứng dụng
12
Hãy nêu một số hình ảnh thực tế về nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau?
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Cho tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy không đối nhau, gọi Ot là tia đối của tia Oz.
Điền vào chỗ trống:
a) Các tia ... và ... thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa tia Oz.
b) Các tia ... và ... thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox
c) Các tia ... và ... thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oy
(Đáp án: Câu a: Ox và Oy; câu b: Oy và Oz; câu c: Ox và Oz)
Tiết 16. Góc
1.Hoạt động trải nghiệm:
- Giáo viên: Ở tiểu học các em đã
biết về góc. Mỗi bạn hãy vẽ một
góc vào giấy nháp.
- Một học sinh lên bảng vẽ một góc
x
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
*Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
O
- Giáo viên vẽ hình lên bảng
y
? Trên hình vẽ có những tia nào? Các tia đó có đặc điểm gì?
- HS: Trên hình vẽ có 2 tia Ox và Oy. Hai tia này chung gốc.
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên: Hai tia chung gốc tạo thành một hình, hình đó gọi là góc.
Vậy góc là gì?
- Học sinh : Nêu định nghĩa “góc”:
x
“ Góc là hình gồm hai tia chung gốc”
*Bước 3: Vẽ hình và ký hiệu
O
- Ký hiệu: Góc xOy là: xOy hoặc ∠ xOy
y
Trong đó: Điểm O là đỉnh của góc
Hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc.
3. Hoạt động thực hành:
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh vẽ một góc và đặt tên cho
góc vừa vẽ.
- Sau đó giáo viên vẽ ba góc ở hình vẽ dưới lên bảng,
m yêu cầu học sinh đọc tên
z
A
góc và viết ký hiệu.
O
x
t
n
O
.
y
13
- Giáo viên giới thiệu: “góc bẹt”
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là …. Điểm O là... Hai tia Ox, Oy là …
b) Góc RST có đỉnh là …, có hai cạnh là ...
c) Góc bẹt là …
Giải:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là góc xOy. Điểm O là đỉnh. Hai tia Ox,
Oy là hai cạnh của góc xOy.
b) Góc RST có đỉnh là S, có hai cạnh là SR, ST.
c) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Bài 2: Đọc tên và viết ký hiệu các góc ở hình bên. Có tất cả bao nhiêu góc
Giải: Có ba góc tất cả:
C
BAC, CAD, BAD
. .
B
A
.
.
D
4. Hoạt động ứng dụng
Các em hãy tìm trong thực tế xung quanh chúng ta những đồ vật cho ta hình
ảnh của góc?
- Học sinh: Góc giữa hai kim đồng hồ, góc giữa hai lưỡi kéo, chiếc com pa,…
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh sau, chỉ cho các em thấy hình
ảnh của góc
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng):
Cho 4 tia chung gốc. Số góc được tạo thành là bao nhiêu?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
(Đáp án: C)
14
Tiết 21. Tia phân giác của góc
y
1. Hoạt động trải nghiệm:
z
- Giáo viên : Vẽ hình vẽ bên lên bảng
O
- Học sinh: Quan sát hình vẽ:
x
- Giáo viên hỏi:
+ Trong 3 tia Ox, Oy, Oz thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại ?
+ Dựa vào ký hiệu trên hình vẽ hãy so sánh góc xOz và góc zOy ?
- Giáo viên giới thiệu: Trong hình vẽ trên, tia Oz gọi là tia phân giác của góc xOy
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
Đồ dùng dạy học gồm 3 thanh Ox, Oy,
Ot gắn trên một bảng có chia độ. Thanh
Ot có thể quay quanh gốc O (nếu có
phần mềm đồ hoạ để thể hiện trên máy
vi tính thì càng tốt)
*Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
- Giáo viên cho thanh Oz quay quanh gốc O và dừng lại ở một vị trí nào đó
nằm giữa Ox và Oy chẳng hạn dừng ở vạch số 200 rồi hỏi:
+ Tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
+ So sánh xOz và zOy?
- Giáo viên: Tia Oz tạo với hai cạnh của góc xOy hai góc không bằng nhau. Ta
nói tia Oz không phải là tia phân giác của góc xOy
- Giáo viên: Tiếp tục cho thanh Oz quay và dừng lại ở vạch 50 0. Rồi hỏi: Bây
giờ tia Oz có vị trí như thế nào đối với hai cạnh Ox và Oy?
Nằm giữa hai cạnh Ox và Oy
Trả lời: Tia Oz
Tạo với hai cạnh Ox, Oy hai góc bằng nhau
- Giáo viên: Tia Oz là tia phân giác của góc xOy
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên hỏi: Thế nào là tia phân giác của một góc?
- Học sinh phát biểu định nghĩa:
“Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với
x hai
cạnh ấy hai góc bằng nhau”
z
O
*Bước 3: Vẽ hình và ghi tóm tắt định nghĩa
- Giáo viên vẽ hình
y
- Dẫn dắt học sinh tóm tắt định nghĩa bằng các câu hỏi sau:
+ Khi nào thì tia Oz là tia phân giác của góc xOy ? (hoặc là: Tia Oz là tia phân
giác của góc xOy thì phải thoả mãn được những điều kiện nào?)
Tia Oz nằm giữa Ox và Oy (1)
Tia Oz thoả mãn 2 điều kiện:
∠ xOz = ∠ zOy (2)
15
z
Điều kiện (1) có thể được biểu diễn bởi hệ thức nào?
- Sau khi học sinh nêu được hệ thức, giáo viên ghi tóm tắt định nghĩa lên bảng
∠ xOz + ∠ zOy = ∠ xOy (1)
Tóm tắt:
Tia Oz là tia phân giác của góc xOy ⇔
∠ xOz = ∠ zOy
(2)
⇔
(Giáo viên giải thích dấu theo hai chiều xuôi và ngược)
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Chọn câu đúng, sai?
Tia Ot là tia phân giác của xOy khi:
a) ∠xOt = ∠yOt
c) ∠xOt + ∠tOy = ∠xOy và ∠xOt = ∠yOt
1
2
b) ∠xOt + ∠tOy = ∠xOy
d) ∠xOt = ∠yOt = ∠xOy
Đáp án: a) S ; b) S; c) Đ; d) Đ
Bài 2: Hãy quan sát các hình vẽ, dựa vào định nghĩa, cho biết tia nào là tia
phân giác của góc trên mỗi hình?
x'
x
t'
t
a
O
b
O
45
0
y
O
c
y'
Đáp án: Tia Ot là tia phân giác của góc xOy, tia Ob là tia phân giác của góc aOc
4. Hoạt động ứng dụng
Bài 34 (SBT trang 91): Trong trò chơi bi-a, các đấu thủ thường áp dụng kinh
nghiệm sau: Muốn đẩy quả cầu A vào điểm O (trên cạnh bàn) để khi bắn ra
trúng quả cầu B (hình 1) thì cần xác định điểm O sao cho tia Ot (tia vuông góc
với mặt bàn tại O) phải là tia phân giác của góc AOB. Em hãy xem hình 2 rồi
dùng các dụng cụ đo (thước đo góc) kiểm tra xem quả cầu C sau khi đập vào
cạnh bàn có đập trúng vào quả cầu D không?
O
B
D
.
B
.
t
.A
.
C
(Hình 1)
(Hình 2)
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Giáo viên giới thiệu các cách khác để vẽ tia phân giác của một góc (ngoài
cách dùng thước đo góc)
16
Cách 1: Dùng com pa
Cách 2: Dùng êke
Cách 3: Dùng thước hai lề
Tiết 25. Đường tròn
1. Hoạt động trải nghiệm:
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau (chiếu trên máy):
- Học sinh : quan sát hình vẽ
- Giáo viên: Các hình ảnh trên có dạng hình gì?
- Học sinh: Hình tròn
- Giáo viên: Đường viền xung quanh có dạng hình gì?
- Học sinh: Đường tròn
- Giáo viên: Ở tiểu học các em đã được làm quen và biết vẽ đường tròn. Dùng
dụng cụ gì để vẽ đường tròn? Hãy vẽ một đường tròn vào vở?
(Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ, chú ý đánh dấu vào tâm của đường tròn)
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
*Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
.A
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh chỉ vào đường tròn
R
.B
? Vẽ một bán kính của đường tròn
.O
- Giả sử bán kính có độ lớn bằng R
- Giáo viên: Lấy một số điểm nằm trên đường tròn
.
.
? Các điểm này cách O một khoảng bằng bao nhiêu?
D
C
- Học sinh: Các điểm này cách O một khoảng bằng R
- Giáo viên: Hình gồm tất cả các các điểm cách điểm O một khoảng bằng R
gọi là đường tròn tâm O, bán kính R
O. R
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên: Đường tròn tâm O bán kính R là gì?
- Học sinh: Phát biểu định nghĩa:
“Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R”
*Bước 3: Vẽ hình và ký hiệu
Ký hiệu: (O; R)
17
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Cho đường tròn (O; R) như hình vẽ. Khẳng định nào
sau đây là đúng?
A. Điểm O cách mọi điểm trên đường tròn một khoảng bằng R.
B. Điểm O cách mọi điểm trên hình tròn một khoảng bằng R.
C. Điểm O nằm trên đường tròn.
D. Chỉ có câu C đúng.
Đáp án: A
.O
R
Bài 2: Cho hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C, D. Điểm A
nằm trên đường tròn tâm O.
a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2 cm
b) Vì sao đường tròn (C; 2cm) đi qua O, A?
(Học sinh lên bảng vẽ hình, trình bày lời giải)
4. Hoạt động ứng dụng
Một con bò được buộc vào một cái cọc cắm
trên bãi cỏ. Dây thừng giữ bò dài 3m. Hỏi con
bò ăn được cỏ trong phạm vi nào?
Đáp án: Con bò ăn được cỏ trong phạm vi
hình tròn bán kính 3m
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Vẽ hình hoa 4 cánh theo cách sau:
- Vẽ hình vuông
- Vẽ về trong hình vuông bốn nửa đường tròn có đường kính là cạnh của hình vuông
Tiết 26. Tam giác
1. Hoạt động trải nghiệm:
- Giáo viên: Các em hãy quan sát một số hình ảnh sau:
? Các hình ảnh đó có dạng hình gì?
- Học sinh: Hình tam giác
- Giáo viên: Ở tiểu học các em cũng đã được biết về tam giác.
A Hãy vẽ một tam
giác vào vở.
Trên bảng giáo viên vẽ tam giác ABC
B
C
2. Hoạt động hình thành khái niệm:
18
* Bước 1: Tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm
- Giáo viên: Hình vẽ trên gồm mấy đoạn thẳng?
- Học sinh: Hình vẽ bên gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CA
- Giáo viên: Quan hệ giữa 3 điểm A, B, C?
- Học sinh: Ba điểm A, B,C không thẳng hàng
*Bước 2: Phát biểu định nghĩa
- Giáo viên: Hình vẽ trên gọi là tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì?
- Học sinh phát biểu định nghĩa
“Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C
A
không thẳng hàng”
*Bước 3: Ký hiệu và vẽ hình
Ký hiệu: ∆ ABC
+ 3 góc: A, B, C
+ 3 đỉnh: A, B,C
B
C
+ 3 cạnh: AB, BC, CA
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Điền vào chố trống trong các phát
biểu sau:
a) Hình tạo thành bởi ...được gọi là tam giác MNP.
(Đáp án : ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi 3
A
điểm M, N, P không thẳng hàng)
b)Tam giác TUV là hình.....
(Đáp án : gồm 3 đoạn thẳng TU, UV, VT khi
3 điểm T, U, V không thẳng hàng)
Bài 2: Xem hình vẽ rồi điền vào bảng sau:
C
B
I
Tên tam giác
∆ABI
∆AIC
∆ABC
Tên 3 đỉnh
A, B, I
Tên 3 góc
Tên 3 cạnh
∠IAC , ∠ACI , ∠CIA
AB, BC, CA
4. Hoạt động ứng dụng
Hãy kể tên một số vật dụng trong thực tế có dạng hình tam giác?
5. Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Số tam giác trong hình vẽ là:
A. 7 B. 16
C. 15 D. 14
Đáp án: B
A
M
B
I
N
P
C
IV. KIỂM NGHIỆM
19
Với cách dạy các khái niệm hình học mà bản thân tôi đã tiến hành thực
nghiệm đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn trong
năm học 2014 – 2015, tôi thấy các em học sinh không còn ngại mà rất hứng thú
khi học hình. Các em đã nhớ, nắm vững và vận dụng thành thạo khái niệm vào
việc giải quyết các bài tập; không có sự lẫn lộn giữa các khái niệm mà phát biểu
rất chính xác từng khái niệm hình học đã được học trong chương trình.
Cũng với đề bài kiểm tra 15 phút như ở phần thực trạng, tôi đã tiến hành khảo
sát vào cuối năm học 2014 – 2015, kết quả thu được như sau:
Tổng Tổng
Điểm
số lớp số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2
80
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
17
21,3
31
38,8
29
36,1
3
3,8
Như vậy, qua bảng kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có điểm khá giỏi tăng lên rõ
rệt, số điểm yếu giảm đáng kể. Đặc biệt là không còn học sinh nào bị điểm kém.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Dạy các khái niệm hình học 6 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
phải được tiến hành qua 5 hoạt động cơ bản:
- Hoạt động trải nghiệm.
- Hoạt động hình thành khái niệm.
- Hoạt động thực hành (củng cố khái niệm).
- Hoạt động ứng dụng.
- Hoạt động bổ sung (mở rộng)
Với 5 hoạt động nêu trên, phương pháp dạy học của giáo viên đã phát huy được hết
năng lực của học sinh, giờ học trở nên hấp dẫn, sôi nổi, hứng thú. Các em không còn
cảm giác ngại học hình, ngại đối diện với những khái niệm mới.
2. Đề xuất
Dạy các khái niệm hình học 6 theo định hướng phát tiển năng lực của học sinh
thông qua các hoạt động như tôi đã trình bày ở trên cũng là một hình thức đổi mới
phương pháp dạy học. Song để việc thực hiện đạt hiệu quả, tôi kính mong nhà nước
tạo điều kiện hỗ trợ, cung cấp thêm các phương tiện dạy học hiện đại (như máy
chiếu đa năng) cho các nhà trường để phục vụ tốt cho các tiết dạy.
Với kinh nghiệm của bản thân, và thực tiễn đã áp dụng đề tài này trong quá trình
giảng dạy môn Toán 6, tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm:
“Dạy một số khái niệm hình học 6 theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn”.
Trong bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm
khuyết, kính mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
20
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Trần Thị Lan
21