Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giáo án lớp 5 tuan 18+19 moi1 buổi chiều theo mô hình vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.31 KB, 22 trang )

Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

TUẦN 18
NS : 1 /1 /2016
NG: Thứ hai, ngày 4 / 1 /2016
TOÁN

ÔN TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
KN: Biết vận dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
TĐ: Có ý thức trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Gv chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
2. Học sinh:
- Vở THT5 tr 4-5
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng : 3-5’
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.

- Nhận xét.
3. Các hoạt động:
* Hoạt động thực hành( Sử dụng VTHT tr 4-5 )


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bài 1: 9’
Hoạt động cá nhân
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Học sinh đọc
đọc yc:
+ Bài yc gì ?
+ Viết tên đáy và chiều cao tương ứng đã có
trong mỗi hình tam giác vuông.
+ Các bạn quan sát 2 hình tam giác P
D
vuông trong sách.
M

N

E

G

- Nhóm trưởng yêu cầu HS đọc bài - Làm cá nhân
và tự làm bài.
- Nhóm trưởng chốt baì làm đúng.
- Tam giác PMN có: đường cao PM, cạnh
đáy MN; đường cao MN, cạnh đáy PM.
Tam giác EDG có: đường cao DE cạnh đáy
DG; đường cao DG cạnh dáy DE
* Gv chốt

- Đường cao và cạnh đáy trong tam - Tam giác vuông có đường cao nằm trong
giác vuông có đặc điểm gì?
hình tam giác, còn 2 đường cao và cạnh đáy
còn lại chính là 2 cạnh góc vuông.
Phạm Thanh Mai
Dương

13

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
Bài 2: 10’
Làm cá nhân
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc yc
đọc yc
- Bài tập cho biết gì ?
- Bài cho biết độ dài cạnh đáy và chiều cao
của mỗi hình tam giác.
- Bài yc gì ?
- Bài toán yêu cầu tính diện tích của mỗi
hình tam giác.
- Nhóm trưởng yêu cầu HS đọc bài
và tự làm bài.
- Nhóm trưởng chốt baì làm đúng.
Diện tích tam giác EDG là:
1,8 × 1,5 : 2 = 1,35 (dm2)
Đáp số: 1,35 dm2

Diện tích tam giác EDG là:
12 × 13 : 2= 78 (cm2)
Đáp số: 78 cm2
GV chốt
- Muốn tính diện tích hình tam giác - Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy
em làm như thế nào?
tích của cạnh đáy và chiều cao rồi chia cho
2.
Bài 3:
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn - Đọc yc
đọc yc:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán cho biết chiều dài và chiều rộng
của hình chữ nhật ABCD như hình vẽ:
A
E
B
5cm
D
- Bài toán hỏi gì ?

8cm

C

- Bài toán yêu cầu tính tổng diện tích của 2
tam giác AED và EBC

Gợi mở:

- Để tính được diện tích của 2 tam - Ta lấy diện tích hình chữ nhật ABCD trừ
giác AED và EBC ta cần làm như đi diện tích tam giác DEC.
thế nào?
- Chốt kết luận lời giải đúng
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
5 × 8 = 40 (cm2)
Diện tích tam giác DEC là:
8 × 5 : 2 = 20 (cm2)
Tổng diện tích 2 tam giác ADE và BCE là:
40 – 20 = 20 (cm2)
Phạm Thanh Mai
Dương

14

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
Đáp số: 20 cm2

* Chốt nhóm:
- Em vận dụng những kiến thức nào - Vận dụng cách tính diện tích hình chữ
để giải bài toán?
nhật và diện tích hình tam giác.
4. Củng cố kiến thức: 3’
- Muốn tính diện tích hình tam giác em làm như thế nào?

(Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy tích của cạnh đáy và chiều cao rồi chia
cho 2.)
5. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 1’:
- Chia sẻ với người thân cách tính diện tích hình tam giác
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

...
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
_______________________________
NS : 2 /1 /2016
NG: Thứ ba, ngày 5 / 1 /2016
TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU:

KT: Kiểm tra đánh giá đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản: Yêu cầu về kĩ năng đọc
thành tiếng là hs đọc trôi trẩy các bài tập đọc đã học trong từ tuần 11đến tuần 17
sách tiếng việt lớp 5 tập 1, phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ /phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội
dung văn bản nghệ thuật.
KN: Có kĩ năng đọc và làm bài.
TĐ: HS tự giác, có ý thức khi làm bài.
II. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng(5điểm) :50’
- HS chọn đọc một trong các đề sau đây bằng cách bốc thăm :
- Các bài đọc trong quyển hướng dẫn học tiếng việt tập 1A và tâp 1B

2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5đ ) (Thời gian làm bài 30 phút)
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết
lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng
tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo
dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng
học sinh dạy các bạn viết, vẽ… Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na
nhưng…
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm
đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa
15
Phạm Thanh Mai
Trường Tiểu học Mông
Dương


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên
khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học,
mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho
35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn
phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng
bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe
cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học
lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít
đẩy chiếc xe lăn.

(theo Tâm huyết nhà giáo)
II. Đánh dấu X vào ô  trước ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau”
1. Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt? (0,5đ )
 a) Đôi chân bị tật, không đi được.
 b) Bị tật bẩm sinh ở chân phải.
 c) Gia đình khó khăn, không được đi học.
 d) Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
2. Bé Na là một cô bé:(0,5đ )
 a) Chăm chỉ học hành
 b) Thương chị
 c) Yêu mến cô giáo
 d) Tất cả 3 ý trên đều đúng
3. Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết?(0,5đ )
 a) Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn
 b) Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em tới trường
 c) Dạy học và dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na
 d) Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp Hai
4. Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học?(0,5đ )
 a) Con người với thiên nhiên
 b) Con người với xã hội
 c) Vì hạnh phúc con người
5. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có ba động từ?(0,5đ )
 a) Bàn chân, tự hào, vẽ
 b) đọc, viết, thăm hỏi
 c) bò, di chuyển, đôi chân
 d) cô giáo, dạy, nhẹ nhàng
6. Dòng nào dưới đây có những từ chỉ người gần gũi với em trong trường học?
(0,5đ )
 a) cô giáo, thầy giáo, cha mẹ, công nhân
 b) cô giáo, bạn bè, thầy giáo, nông dân

 c) cô giáo, thầy giáo, bạn bè, bảo mẫu,…
7. Trong câu “ Nhờ Hoa quan tâm giúp đỡ mà kết quả học tập của Lan tiến bộ
rất nhiều” (1,0đ )
Cặp từ chỉ quan hệ là:………………………………………….
Biểu thị quan hệ:…………………………………………….
8. Câu văn nào dưới đây có dùng đại từ xưng hô:(1,0đ )
 a. Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi
Phạm Thanh Mai
Dương

16

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
 b. Cánh cửa mở ra, một thiếu nữ bước ra
 c. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô vui vẻ.
ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU
Câu 1-d
Câu 2- d
Câu 3 - d
Câu 4 - c
Câu 5 - b
Câu 6 - c
Câu 7 – Nhờ..mà.. biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả
Câu 8 - c
Thu bài –nhận xét
V. RÚ T KINH NGHI ỆM SAU GI Ờ D ẠY


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
_____________________________
NS : 3 /1 /2016
NG: Thứ tư, ngày 6 / 1 /2016
TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU:

KT: Kiểm tra đánh giá đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản: Yêu cầu về kĩ năng đọc
thành tiếng là hs đọc trôi trẩy các bài tập đọc đã học trong từ tuần 11đến tuần 17
sách tiếng việt lớp 5 tập 1, phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ /phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội
dung văn bản nghệ thuật.
KN: Có kĩ năng đọc và làm bài.
TĐ: HS tự giác, có ý thức khi làm bài.
II. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng(5điểm) :50’
- HS chọn đọc một trong các đề sau đây bằng cách bốc thăm :
- Các bài đọc trong quyển hướng dẫn học tiếng việt tập 1A và tâp 1B
2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5đ ) (Thời gian làm bài 30 phút)
HS đọc thầm bài: “ Trồng rừng ngập mặn” ( SGK TV 5, tập I - Trang 128, 129)
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
1/ Rừng ngập mặn trước đây có diện tích như thế nào?
a. Diện tích nhỏ hẹp.
b. Diện tích khá lớn.

c. Diện tích rất lớn.
2/ Những nguyên nhân dẫn đến việc rừng ngập mặn bị phá là do:
a. Do nước dâng cao, gió, bão nhiều.
Phạm Thanh Mai
Dương

17

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
b. Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Rừng ngập mặn bị phá sẽ dẫn đến những hậu quả như:
a. Mất đi lá chắn bảo vệ đê biển.
b. Đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4/ Mục đích của việc làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền là:
a. Cho người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê
điều.
b. Cho người dân thấy rõ những tác hại của việc trồng rừng ngập mặn.
c. Cho người dân thấy được ích lợi của việc khai thác rừng ngập mặn.
5/ Các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn là nhờ vào:
a. Các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm phát triển.
b. Ở các tỉnh này điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
c. Ở các tỉnh này đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về việc trồng rừng
ngập mặn.
6/ Các tỉnh ven biển trồng rừng ngập mặn được nêu trong bài gồm:

a. Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái
Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
b. Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái
Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, An Giang.
c. Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái
Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.
7/ Tác dụng của rừng ngập mặn được phục hồi:
a. Sinh vật trở nên phong phú và đa dạng hơn.
b. Người dân tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
8/ Câu “Vì rừng ngập mặn bị phá nên đê điều dễ bị xói lở ” có cặp quan hệ từ chỉ
biểu thị quan hệ.:
a. Nguyên nhân – kết quả.
b. Giả thiết – kết quả.
c. Quan hệ tương phản.
d. Quan hệ tăng tiến.
9/ Từ “đê điều” thuộc loại từ nào?
a. Danh từ.
b. Động từ.
c. Tính từ
10/ Đặt câu với từ “đê điều”.
………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
I Đọc thầm
1. b, 2. b, 3.c, 4.a, 5.c, 6.c, 7.c, 8.a, 9.a,
10. ví dụ: Hệ thống bảo vệ đê điều đã được sửa sang lại.
VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
__________________________
Phạm Thanh Mai
Dương

18

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
NS : 5 /1 /2016
NG: Thứ sáu, ngày 8/ 1 /2016

Năm học : 2015- 2016

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU:

KT: Kiểm tra đánh giá đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản: Yêu cầu về kĩ năng đọc
thành tiếng là hs đọc trôi trẩy các bài tập đọc đã học trong từ tuần 11đến tuần 17
sách tiếng việt lớp 5 tập 1, phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ /phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội
dung văn bản nghệ thuật.
KN: Có kĩ năng đọc và làm bài.
TĐ: HS tự giác, có ý thức khi làm bài.
II. KIỂM TRA ĐỌC


1. Đọc thành tiếng(5điểm) :50’
- HS chọn đọc một trong các đề sau đây bằng cách bốc thăm :
- Các bài đọc trong quyển hướng dẫn học tiếng việt tập 1A và tâp 1B
2. Đọc thầm đoạn văn sau: ( 5đ ) (Thời gian làm bài 30 phút)
Đã trưa rồi mà cao nguyên Mộc Châu mát lạnh như đầu một mùa xuân nào.
Dưới chân tôi và sau tôi một ngày đường là Hà Nội đang nhễ nhại trong tiếng ve
sầu và đường nhựa bốc hơi. Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát
rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường. Ngay chỗ đỗ xe là căng tin.
Những cái bóng linh lợi của người lính hòa bình kiến thiết Tây Bắc. Bát phở nóng
căng tin, năm sáu năm tới hẳn là ngậy lên cái mùi thịt chín, thịt tái của chính bò
nông trường đây. Tách cà phê nóng gợi lên cái hương vị cà phê tương lai của nông
trường Tây Bắc. Chẳng bù với quang cảnh năm nào, bộ đội ta vào Tây Bắc mở
rộng căn cứ, đất ở đây chỉ một màu trúc và cỏ cháy, nồng lên cái mùi hổ đói. Hàng
ngày đường không có tiếng nói của người đi. Toàn là cỏ dại và củ riềng, cái vị
gừng cay muối mặn nhớ đời của bữa cơm đơn vị chủ lực quân vào mở đất Sơn La.
Bây giờ thì khác quá đi rồi. Cuộc đời mới đang bén rễ đâm chồi mạnh và nơi đây
đang kết tinh nhiều giống hoa say nồng chưa nở một lần nào trên lũng đồi Thái
Mèo …
(Theo Nguyễn Tuân)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng( từ câu 1 đến câu 8)
1. Cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng nào của nước ta ?
A. Tây Bắc.
B. Việt Bắc.
C. Tây Nguyên.
2. Tác giả miêu tả cảnh cao nguyên Mộc Châu vào mùa nào ?
A. Mùa xuân.
B. Mùa hè
C. Mùa thu
3. Cảnh vật và cuộc sống được miêu tả trong bài thuộc vào thời gian nào ?
A. Thời thực dân Pháp thống trị.

B. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Sau hòa bình lập lại trên miền bắc.
4. Tác giả tả cảnh nghèo đói trước ngày giải phóng nhằm mục đích gì ?
Phạm Thanh Mai
Dương

19

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
A. Cho thấy đây là một vùng đất nghèo.
B. Ôn lại những ngày kháng chiến gian khổ.
C. Làm nổi bật sự thay đổi của cảnh vật và con người sau đây.
5. Thành ngữ bén rễ đâm chồi trong bài nghĩa là gì ?
A. Hạt gieo xuống đang mọc thành cây.
B. Cây trồng xuống đang bén rễ.
C. Cuộc sống đang hồi sinh trở lại sau những năm chiến tranh.
6. Câu sau thuộc kiểu câu nào ? “Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn
cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường.”
A. Ai làm gì ?
B. Ai thế nào ?
C. Ai là gì ?
7. Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy ?
A. là là, nhễ nhại, linh lợi.
B. năm nào, là là, nhễ nhại, linh lợi.
C. là là, nhễ nhại, linh lợi, căn cứ.
8. Câu : “Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ

cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường.” diễn tả mây như thế nào ?
A. Mây sà xuống thấp một cách nhẹ nhàng, sát với ngọn cỏ.
B. Mây đậu trên những ngọn cỏ
C. Mây bay cao phía trên ngọn cỏ..
9. Gạch chân dưới quan hệ từ có trong hai câu sau
Đã trưa rồi mà cao nguyên Mộc Châu mát lạnh như đầu một mùa xuân nào. Dưới
chân tôi và sau tôi một ngày đường là Hà Nội đang nhễ nhại trong tiếng ve sầu và
đường nhựa bốc hơi.
10. Tìm từ đồng âm và nhiều nghĩa với từ đường trong “Hà Nội đang nhễ nhại
trong tiếng ve sầu và đường nhựa bốc hơi”
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU
CÂU
1
2
3
4
5

ĐÁP ÁN
A
B
C
C
C

CÂU
6

7
8
9
10

ĐÁP ÁN
B
A
A
mà, như, và, trong, và
đồng âm: đường nhựa, đường kính
nhiều nghĩa: đường dây điện, đường nhựa,

- Thu bài –nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
_____________________________________

Phạm Thanh Mai
Dương

TOÁN
20

Trường Tiểu học Mông



Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

ÔN DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Ôn lại công thức tính diện tích của hình thang.
KN: Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập
có liên quan.
TĐ: Có ý thức ôn tập
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên
- Bảng phụ
2.Học sinh:
- Sách THT tr7
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 3-5 phút
- Ban học tập kiểm tra – báo cáo gv
3. Bài ôn: 30 phút
a. Giới thiệu: 1’
b. Hoạt động thực hành ( Thực hiện trong vở thực hành toán quyển 2 tr 7)
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Bài 1: 9’
- Nhóm trưởng điều hành
+ Bài yc gì ?
+ Mời các bạn làm bài
- Các bạn đọc bài
- Nhóm trưởng chốt kết quả

Hoạt động nhóm
- Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Làm cá nhân

Bài 2: 10’
- Nhóm trưởng điều hành
- Bài yc gì ?
- Các bạn làm bài
- Các bạn đọc bài
- Nhóm trưởng chốt kết quả

- Tính diện tích hình thang
- Làm cá nhân

- Kết quả đúng là :
Muốn tính diện tích hình thang ta lấy
tổng đáy lớn và đáy nhỏ nhân với chiều
cao rồi chia cho 2.
S = (a+b) × h :2
Hoạt động nhóm

Diện tích hình thang là:
a) (18+15) × 12 : 2 = 198 (cm2)

b) (2,7+1,8) × 1,4 : 2 = 3,15 (dm2)
Đáp số: a) 198 cm2
b) 3,15 dm2
- Hãy nêu lại cách thực hiện bài của - HS nêu
mình ?
Phạm Thanh Mai
Dương

21

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
*Chốt nhóm:
- Nêu công thức tính diện tích hình S = (a+b) × h : 2
thang?
Bài 3: 10’
Hoạt động nhóm
- Gọi HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc đề toán, HS cả lớp đọc thầm
đề bài trong vbt
- Nhóm trưởng điều hành
- Bài yc gì ?
- Tính diện tích thửa ruộng với đơn vi đo
là héc ta.
* Gợi mở:
- Muốn tính được diện tích thửa ruộng - Cần tìm được chiều cao của thửa
con cần tính được gì?

ruộng.
- Con tìm chiều cao của thửa ruộng như - Phải tìm được trung bình cộng của 2
thế nào?
đáy rồi lấy trung bình cộng của 2 đáy trừ
đi 25m
- Yêu cầu các bạn làm cá nhân.
- Làm cá nhân
Bài giải
Chiều cao của thửa ruộng là:
(120+90) : 2 – 25 =80 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
(120+90) × 80 : 2= 8400 (m2)
8400 m2 = 0,84 ha
Đáp số : 0,84 ha
* Chốt nhóm
- Em đã vận dụng những kiến thức nào - Vận dụng cách tính diện tích hình
để tính diện tích thửa ruộng?
thang.
4. Củng cố kiến thức: 3’
- Khi tính diện tích hình thang cần lưu ý điều gì?( Đáy lớn ,đáy nhỏ,chiều cao
cùng một đơn vị đo)
- Hãy nêu cách tính diện tích hình thang?( S = (a+b) × h:2)
- GV củng cố nội dung bài .
5. Bài ứng dụng :1’
- Về cùng người thân xem lại bài
IV. RÚT KINH NGHIÊM SAU GIỜ DẠY.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

_________________________________

Phạm Thanh Mai
Dương

22

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

TUẦN 19
NS: 8 /1 /2016
NG: Thứ hai, ngày 11 / 11 /2016
TOÁN

ÔN DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC VÀ
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Tính diện tích hình tam giác, hình thang.
KN: Giải toán có liện quan đến tỉ số phần trăm, đại lượng tỉ lệ.
TĐ: Thực hiện các phép tính trên các tập số đã học.
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Bảng phụ
2.Học sinh:
- Sách THT5 q2 tr9
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí: 1’
- Lớp hát 1 bài.
2. Kiểm tra hoạt động ứng dụng:0
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.
3. Giới thiệu bài: 1’
- HS ghi đầu bài.
4. Hoạt động thực hành: 29’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

*Bài 1.9’
- Nhóm trưởng điều khiển:
Phạm Thanh Mai
Dương

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động nhóm
- Đọc đề phân tích đề
- Làm bài cá nhân
- Chia sẻ trong nhóm.
23
Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

- Bài yc gì ?
- Muốn tính diện tích hình tam giác
vuông ta làm thế nào ?
- Chữa kết luận lời giải đúng.

Năm học : 2015- 2016
- Tính diện tích hình tam giác vuông
- Ta lấy nhân độ dài 2 cạnh góc
vuông rồi chia cho 2
a) Diện tích hình tam giác vuông có
độ dài 2 cạnh góc vuông là 2,7dm và
2,4dm là:
2,7 × 2,4 : 2 =3,24 (dm2)
b) Diện tích hình tam giác vuông có
độ dài 2 cạnh góc vuông là

2
3
m và
3
4

m là:
2 3
1
× : 2 = (m2)
3 4
4

Đáp số: a. 3,24dm2

1
4

b. m2
*Chốt nhóm:
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác
vuông?
* Bài 2: 10’
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Bài yc gì ?

- S = tích 2 cạnh góc vuông chia 2.
Hoạt động nhóm
- Đọc đề phân tích đề
- Làm bài cá nhân
- Chia sẻ trong nhóm.
- Tìm và tính diện tích các hình
thang có trong hình vẽ:
A
1,8m B
1,5m
D

* Gợi mở:
- Muốn tìm được hình thang và tính
diện tích hình thang ta dựa vào đâu?

Phạm Thanh Mai
Dương


2,4m

H1,2m C

- Dựa vào đặc điểm khái niệm của
hình thang và công thức tính diện
tích hình thang.
* Đáp án:
a) Có 3 hình thang, đó là hình thang
ABCD, ABHC và ABHD.
b) Diện tích hình thang ABCD là:
(1,8+2,4+1,2) × 1,5 :2 = 4,05 (m2)
Diện tích hình thang ABHC là:
(1,8+1,2) × 1,5 : 2 = 2,25 (m2)
Diện tích hình thang ABHD là:
(1,8 + 2,4) × 1,5 : 2 =3,15 (m2)
24

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
Đáp số: SABCD: 4,05m2
SABHC: 2,25m2
SABHD: 3,15m2

* Chốt nhóm:
- Nêu đặc điểm của hình thang?


- Hình thang là 1 hình có 2 cặp cạnh
đối diện song song với nhau và 2
cạnh bên.
- Hình thang ABHC có 1 góc vuông
nên được gọi là hình thang vuông.

- Hình thang ABHC có gì đặc biệt?
- Nêu công thức tính diện tích hình
thang?
* Bài 3: 10’

S=

( a + b) × h
2

Hoạt động nhóm
- Đọc đề phân tích đề
- Làm bài cá nhân
- Chia sẻ trong nhóm.
- Bài toán cho 1 mảnh đất hình thang
có:
a= 18m; b=12m; h=15m

- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Bài toán cho biết gì?

dùng
- Bài yc gì?

* Gợi mở:
- Muốn tính diện tích phần đất còn lại
em cần tính được gì?
- Dựa vào kiến thức nào để tính diện
tích mảnh đất?

2
S đất để làm nhà
5

- Tính diện tích đất còn lại.
- Cần tính được diện tích mảnh đất.
- Dựa vào công thức tính diện tích
hình thang
* Đáp án:
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(12+18) × 15 : 2 = 225 (m2)
Diện tích phần đất còn lại là:
2
5

225 – (225 × ) = 135 (m2)
Đáp số: 135m2
* Chốt nhóm:
( a + b) × h
- Nêu công thức tính diện tích hình
S=
2
thang?
5. Củng cố kiến thức: 3’

- Yêu cầu HS nhắc lại :
+ Cách tính diện tích của hình thang, và diện tích hình tam giác?
( a + b) × h
2
a×h
S hình tam giác=
)
2

(Shình thang =

- GV tổng kết tiết học.
Phạm Thanh Mai
Dương

25

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
6. Bài tập ứng dụng: 1’
- Về nhà làm các bài tập chia sẻ cho người thân nghe.

Năm học : 2015- 2016

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
NS: 9 /1 /2016
NG: Thứ ba, ngày 12 / 1 /2016
TIẾNG VIỆT

NGHE VIẾT: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. MỤC TIÊU

KT: Nghe viết chính xác, đẹp bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
KN: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc o/ô
TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức làm bài ,viết bài.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ.
- Bài tập 3a hoặc 3b viết sẵn vào bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở THTV5 q2tr3+4
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới: 30p
A. Giới thiệu bài : 1p
B. Hoạt động thực hành: 29’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

Bài 1: 20’
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn

Gọi 1 HS đọc đoạn văn, sau đó hỏi:

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động lớp

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, sau đó
trả lời câu hỏi của GV, các bạn khác theo
dõi bổ sung thêm ý kiến.
+ Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn + Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một
Trung Trực?
gia đình nghèo. Năm 23 tuổi, ông lãnh
đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An và lập
nhiều chiến công. Ông bị giặc bắt và hành
hình.
+ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực + “Bao giờ người Tây mhổ hết cây cỏ
đã có câu nói nào lưu danh muôn đời? nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
Phạm Thanh Mai
Dương

26

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ
lẫn khi viết chính tả.

- HS nêu trước lớp, ví dụ: Chài lưới,
nổi dậy, khởi nghĩa, khảng khái...
+ Trong đoạn văn em viết hoa những
chữ nào?
c. Nghe-viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
Bài 2:5’

Năm học : 2015- 2016
- HS nêu trước lớp, ví dụ: Chài lưới, nổi
dậy, khởi nghĩa, khảng khái...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết
vào vở nháp.
- Những chữ đầu câu và tên riêng :
Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tây An,
Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây,
Nam.
Hoạt động nhóm
- Đọc nội dung và yêu cầu bài
- Làm cá nhân vào vở

- NT điều hành các bạn chia sẻ:
+ Bài yêu cầu gì?
- Điền d/r/gi vào chỗ chấm
+ Để điền được đúng r/d/gi vào từng - Cần đọc kĩ nội dung đoạn thơ, xác định
chỗ chấm bạn cần làm gì?
từ ngữ cần điền có nghĩa là gì rồi chọn
r/gi/d cho thích hợp.
+ Chia sẻ kết quả- nhận xét- chốt kết
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

quả đúng.
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Chốt nhóm:
- Để phân biệt d/r/gi em cần dựa vào - Cần dựa vào nghĩa của từ.
đâu?
Bài 3:4’
Hoạt động nhóm
- Đọc nội dung và yêu cầu bài
- Làm cá nhân vào vở
- NT điều hành các bạn chia sẻ:
+ Bài yêu cầu gì?
- Điền o/ô vào chỗ chấm
+ Để điền được đúng o/ô vào từng - Cần đọc kĩ nội dung đoạn thơ, xác định
chỗ chấm bạn cần làm gì?
từ ngữ cần điền có nghĩa là gì rồi chọn
o/ô cho thích hợp.
+ Chia sẻ kết quả- nhận xét- chốt kết
Những con tằm ăn rỗi
quả đúng.
Chín đỏ như thắp đèn
Cái đầu như ngọ nguậy
Như muốn hỏi gì em.
Chốt nhóm:
- Để điền o/ô em cần dựa vào đâu?
- Cần dựa vào nghĩa của từ.
4. Củng cố kiến thức: 4p
- Nhắc nhở hs lưu ý các hiện tượng chính tả đã viết để không viết sai.
- G V nhận xét giờ

5. Bài ứng dụng :1p
Phạm Thanh Mai
Dương

27

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
- Về đọc lại bài cho người thân nghe.
IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
________________________________
NS: 15 /1 /2016
NG: Thứ tư, ngày 13 / 1 /2016
TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
- Lạy súng, non sông, La-lút-sơ Tơ-rê-vin, say sóng. A-lê-hấp, nô lệ...
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn
giọng ở ngững từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Đọc diễn cảm toàn bài : đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm,

phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.
2. Đọc - hiểu
* Hiểu nghĩa các từ ngữ : súng thần công, hùng tâm tráng khí, tàu La-lút-sơ Tơ-rêvin, biển đỏ, A-lê-hấp, ngon đèn hoa kì, ngọn đèn khác ...
* Hiểu nội dung của bài : Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm
ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước (Đó là một người công nhân số một
của đất nước Việt Nam).
* Hiểu nội dung toàn bộ đoạn kịch : Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết
tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên
- Tranh minh hoạ trang 10, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
2.Học sinh:
- Sách HDHTV, vở THTV tr5
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTUD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới (32’)
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn làm bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

A/ Luyện đọc: 15’
Phạm Thanh Mai
Dương

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Hoạt động lớp
28

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn kịch.
- Giáo viên chia đoạn đọc
* Đọc nối tiếp lần 1 :
- Yêu cầu HS luỵên đọc nối tiếp từng - HS đọc theo thứ tự :
đoạn. GV chú ý sửa phát âm, ngắt + HS 1 : Lê - phải, chúng ta ... lại còn
giọng cho từng HS.
say sóng nữa.- lạy súng, tráng khí ,latút-sơ Tơ-rê-vin,
+ HS 2 : (Có tiếng gõ cửa) ... (tắt đèn)
- Đoạn luyện đọc ( Làm thân nô lệ
....đầy tớ cho người ta )
B/ Đọc hiểu nội dung bài: 14’
Bài 1: 4’
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
yc bài
- Bài yc gì?
- Trả lời câu hỏi: Anh Mai giúp anh
Thành việc gì?
- Nhóm trưởng yc các bạn làm bài.
- Làm cá nhân.
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận
xét- chốt kết quả đúng.

Bài 2: 5’
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc
yc bài .
- Bài yc gì ?
- Nhóm trưởng yc các bạn làm bài
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận
xét- chốt kết quả đúng.
Bài 3: 5’
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc
yc bài .
- Bài yc gì ?
- Nhóm trưởng yc các bạn làm bài

Đáp án: - Tìm việc làm
Hoạt động nhóm
- Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
- Trả lời câu hỏi: Vì sao anh Lê không
đi với anh Thành?
- Làm cá nhân
Đáp án: - Vì không có tiền để đi.
Hoạt động nhóm
- Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
- Trả lời câu hỏi: Em hiểu câu nói “Sẽ
có một ngọn đèn khác anh ạ!” của anh
Thành theo nghĩa nào?
- Làm cá nhân

- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án: - Sang Phú Lãng Sa, anh
xét- chốt kết quả đúng.
Thành sẽ tìm ra con đường cứu nước.

* GV chốt nhóm
- Nội dung chính của phần hai là gì ?
- Người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường
cứu nước cứu dân.
Phạm Thanh Mai
Dương

29

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
4. Củng cố kiến thức ( 2’)
+ Trích đoạn kịch "Người công dân số Một" có ý nghĩa gì ?
(Ca ngợi lòng yêu nước tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của thanh niên yêu
nước Nguyễn Tất Thành.)
- Em hãy nêu ý nghĩa của toàn bộ đoạn kịch? (Người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cứu dân.)
5. Chuẩn bị cho bài sau: 1’
- Học bài làm thêm bài tập
IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
___________________________________


NS: 12 /1 /2015
NG: Thứ sáu, ngày 15 / 1 /2015
TIẾNG VIỆT

ÔN CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU

Giúp HS:
KT: Củng cố lại cách nối vế câu trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối và nối
trực tiếp.
KN: Phân tích được cấu tạo của câu ghép.
Đặt được câu ghép theo yêu cầu.
TĐ: Có ý thức ôn tập.
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên
- Bảng phụ
2.Học sinh:
- Vở THTV tr6
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTUD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới (32’)
* Giới thiệu bài
A/ Hoạt động thực hành: 29’
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Hoạt động nhóm
- Hoạt động cá nhân
Phạm Thanh Mai
Dương

30

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
- Cá nhân đọc thầm nội dung đoạn văn
và tự làm các bài tập 1,2,3
- Cá nhân chia sẻ cặp đôi kết quả với
bạn.
- Chia sẻ kết quả trong nhóm

- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia
sẻ:
- Đoạn văn có nội dung gì?
- Đoạn văn miêu tả cảnh cánh đồng
vào buổi sáng.
- Nhóm trưởng yc các bạn chia sẻ kết - Cá nhân chia sẻ- nhận xét- chốt kết
quả bài làm của mình
quả:
1) Đoạn văn trên có 1 câu ghép. Đó là:
“Nơi ấy vòm trời cao vời vợi, không

khí thoáng đãng, mùi lúa chin vẫn còn
thoang thoảng, những chú trâu đang
thong thả gặm cỏ, tất cả đều hấp dẫn
em đến kì lạ.”
2) Các vế trong câu ghép trên được nối
với nhau bằng cách dùng dấu phẩy.
3) a. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì
mưa.
b. Trăng quầng trời hạn, trăng tán
thì mưa.
c. Dày sao trời nắng, vắng sao trời
mưa.
* Chốt nhóm:
- Thế nào là câu ghép?
- Câu ghép là câu có từ 2 vế câu trở lên
( mỗi vế câu là 1 cặp chủ ngữ-vị ngữ)
- Các vế câu trong câu ghép được nối - Có 2 cách nối các vế câu trong câu
với nhau bằng những cách nào?
ghép:
+ Nối trực tiếp bằng dấu phẩy.
+ Nối gián tiếp bằng các từ nối hoặc
quan hệ từ.
4. Củng cố kiến thức ( 2’)
- Có mấy cách nối các vế trong câu ghép ? (Có 2 cách nối các vế câu trong câu
ghép. Nối bằng những từ có tác dụng nối như: thì, là, và, hay, hoặc,….; nối trực
tiếp tức là nối các vế câu trong câu ghép bằng các dấu câu: dấu hai chấm, dấu
chấm phẩy, dấu phẩy…)
5. Chuẩn bị cho bài sau: 1’
- Chia sẻ với người thân về cách nối các vế câu trong câu ghép.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Phạm Thanh Mai
Dương

31

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
___________________________________
TOÁN

ÔN CHU VI HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Nắm được quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
KN: Vận dụng được quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn để giải toán.
TĐ: Có ý thức ôn tập
II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên
- Bảng phụ
2.Học sinh:

- Vở THT tr11.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm
3.Bài ôn: 30’
* HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH ( Sử dụng VTHT5 q2 tr11 )
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bài 1: 9’

* Hoạt động nhóm
- Cá nhân đọc đề, phân tích đề,
làm bài.
- Chia sẻ kết quả với bạn bên
cạnh.
- Chia sẻ trong nhóm.

- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ:
+ Độ dài của 1 đường tròn được gọi là gì?
- Được gọi là chu vi của hình tròn.
+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta làm như - Muốn tính chu vi hình tròn ta
thế nào?
lấy đường kính nhân 3,14 hoặc
bán kính nhân 2 nhân 3,14.
* Chốt nhóm:
- Nêu công thức tính chu vi hình tròn?

C = d × 3,14
Hoặc: C = r × 2 × 3,14
Trong đó:
C: Chu vi hình tròn
d: Đường kính
r: Bán kính
Bài 2: 10’
Hoạt động nhóm
- Cá nhân đọc đề, phân tích đề,
làm bài.
- Chia sẻ kết quả với bạn bên
Phạm Thanh Mai
Dương

32

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ
kết quả.- nhận xét – chốt kết quả đúng.

cạnh.
- Chia sẻ trong nhóm.
- Lần lượt từng bạn chia sẻ kết quả
mỗi phần .

* Đáp án:
Chu vi của hình tròn có d=5cm là:
5 × 3,14= 15,7 (cm)
Chu vi hình tròn có d=1,5dm là:
1,5 × 3,14 = 4,71 (dm)
1
3

Chu vi hình tròn có d= dm là:
1
314
× 3,14 =
(dm)
3
300

* Chốt nhóm:
- Em đã vận dụng kiến thức nào để tính chu
vi các hình tròn trên?
*Bài 3: 7’

- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ
kết quả.- nhận xét – chốt kết quả đúng.

- Dựa vào công thức tính chu vi
hình tròn khi biết đường kính của
hình tròn:
C = d × 3,14
Hoạt động nhóm
- Cá nhân đọc đề, phân tích đề,

làm bài.
- Chia sẻ kết quả với bạn bên
cạnh.
- Chia sẻ trong nhóm.
- Lần lượt từng bạn chia sẻ kết quả
mỗi phần .
* Đáp án:
Chu vi của hình tròn có r=2,35cm
là:
2,35 × 2 × 3,14= 14,758 (cm)
Chu vi hình tròn có r=0,72dm là:
0,72 × 2 × 3,14 = 4,5216 (dm)
4
5

Chu vi hình tròn có r= dm là:
4
× 2 × 3,14 =5,024 (dm)
5

* Chốt nhóm:
- Em đã vận dụng kiến thức nào để tính chu
vi các hình tròn trên?

- Dựa vào công thức tính chu vi
hình tròn khi biết bán kính của
hình tròn:
C = r × 2 × 3,14

4. Củng cố: 3’

- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
Phạm Thanh Mai
Dương

33

Trường Tiểu học Mông


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
(C = d × 3,14
C = r × 2 × 3,14
Trong đó :
Trong đó :
C là chu vi hình tròn.
C là chu vi hình tròn.
d là đường kính của hình tròn
r là bán kính của hình tròn.)
5. Bài ứng dụng :1’
- Chia sẻ với người thân cách tính chu vi hình tròn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
___________________________

Phạm Thanh Mai
Dương


34

Trường Tiểu học Mông



×