Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT học sđh 2014 moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.54 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TRIẾT HỌC
1. Tên học phần
Tiếng Việt: Triết học
Tiếng Anh: Philosophy
2. Mã số: MLN5501
3. Thời lượng: 03 tín chỉ
Lý thuyết
36

Thực hành
(Thảo luận)
12

Thí nghiệm
0

4. Các học phần học trước: Không có
5. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần Triết học dùng cho khối ngành không chuyên Triết học trình độ đào
tạo thạc sỹ, tiến sỹ các ngành tự nhiên và công nghệ là học phần nghiên cứu khái
lược về lịch sử triết học, nội dung cơ bản của các học thuyết ảnh hưởng đến đời sống
của dân tộc Việt Nam, nội dung nâng cao của Triết học Mác - Lênin và các chuyên
đề thuộc lĩnh vực tự nhiên, công nghệ.
6. Vị trí của học phần trong CTĐT
Học phần Triết học được bố trí giảng dạy – học tập trong giai đoạn đầu của
chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Học phần nhằm bồi dưỡng tư duy triết học;
củng cố, phát triển ở người học một thế giới quan, phương pháp luận khoa học; củng
cố cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược
phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Mục tiêu của học phần đối với người học
Kiến thức


1. Nắm được khái quát về đặc điểm, nội dung lịch sử triết phương Đông,
phương Tây và Triết học Mác – Lênin.
2. Hiểu được các nội dung nâng cao về Triết học Mác – Lênin trong giai
đoạn hiện nay và vai trò thế giới quan, phương pháp luận của nó.
3. Hiểu sâu hơn mối quan hệ tương hỗ giữa triết học với các ngành khoa học
khác, nhất là đối với các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và
công nghệ.
4. Hiểu được vai trò của triết học và các khoa học đối với đời sống xã hội.
5. Hiểu được cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc
biệt là chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Kỹ năng
1. Củng cố và tiếp tục rèn luyện khả năng tư duy logic, biện chứng.
2. Biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
1


3. Củng cố, tiếp tục xây dựng được thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng
và phương pháp làm việc khoa học.
4. Vận dụng thế giới quan, phương pháp luận khoa học triết học để góp
phần phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên ngành và cuộc sống đặt
ra, đặc biệt là trong nghiên cứu đối tượng thuộc ngành khoa học tự nhiên
và công nghệ.
8. Tài liệu học tập
Sách, giáo trình
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học (Dành cho học viên cao
học, nghiên cứu sinh các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ) - Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – 2014.
Tài liệu tham khảo

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học (Dành cho học viên cao
học, nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học) - Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia – 2012.
[3]. Maurice Cornforth: Triết học mở và xã hội mở (Người dịch – Đỗ Minh
Hợp) – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – 2002.
[4]. PGS.TS. Trần Thành: Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng
dạy Triết học - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2007.
[5]. Đỗ Anh Thơ: Những kiến giải về Triết học khoa học – Nhà xuất bản Hà
Nội – 2006.
[6]. TS. Phạm Thị Oanh: Mối quan hệ con người – tự nhiên và phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2013.
[7]. Đại học Quốc gia TP HCM: Sức sống của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong
thời đại ngày nay - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2014.
[8]. PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa – TS. Thái Thị Thu Hương: Những vấn đề
cơ bản và cấp bách của Triết học Mácxít - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2014.
[9]. Một số tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, toàn tập
[10]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ Đại hội VI đến Đại hội XI của Đảng
[11]. Một số tạp chí chuyên ngành và một số trang web:




9. Nội dung học phần:
Người biên soạn: ThS Nguyễn Thị Thu Thuỷ
2


Stt
1


Nội dung
Chương 1. Khái luận về Triết học

Ghi chú

1. Triết học là gì?
2

2. Triết học phương Đông và triết học phương Tây
Chương 2. Triết học Mác – Lênin
1. Sự ra đời của triết học Mác – Lênin
2. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

3

5. Triết học Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay
Chương 3. Mối quan hệ giữa Triết học và các khoa học
1. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học

4

2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với
sự phát triển của khoa học
Chương 4. Vai trò của Khoa học công nghệ trong sự phát triển xã hội
1. Ý thức khoa học
2. Khoa học công nghệ - động lực của sự phát triển xã hội
3. Khoa học công nghệ ở Việt Nam


10. Đánh giá người học
- Đánh giá quá trình học phần (40%, kể cả điểm chuyên cần)
Nội dung hoặc mục tiêu
Quiz
1.
2.
3.
4.

Khái luận về triết học
Triết học Mác - Lênin
Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự
phát triển xã hội
- Đánh giá kết thúc học phần (60%)
Hình thức
Thời lượng
Nội dung đánh giá

Hình thức đánh giá
Bài tập nộp Tiểu luận
Thảo luận
2%
3%
3%
2%

Tự luận
90 phút
- Đặc trưng của triết học phương Tây, phương Đông và triết học Mác.

- Nội dung nâng cao về triết học Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay và
vai trò thế giới quan, phương pháp luận của nó.
- Mối quan hệ tương hỗ giữa triết học với các khoa học và vai trò thế giới
quan, phương pháp luận triết học đối với sự phát triển khoa học và đối với
việc nhận thức, giảng dạy, nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa
học tự nhiên và công nghệ.
- Vai trò của các khoa học đối với đời sống xã hội

3


4



×