Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở việt nam hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.9 KB, 23 trang )

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của khóa luận.
Dù ở thời đại nào vấn đề con người cũng được xem là vấn đề
trung tâm của khoa học. Nếu như ngành khoa học xã hội tập trung
vào nghiên cứu đời sống tinh thần của con người thì khoa học tự
nhiên lại đi sâu nghiên cứu con người ở bản thể, cấu trúc sinh học.
Với Triết học lại có nhiệm vụ tổng hợp khái quát các thành tựu của
khoa học và rút ra một số vấn đề chung nhất về con người và là cơ sở
lý luận và phương pháp luận để chúng ta tìm hiểu thế giới con người
sâu hơn giúp chúng ta hiểu được chính mình .
Bất kỳ một trào lưu triết học nào khi nghiên cứu, tìm hiểu về
con người cũng đặt ra câu hỏi: Con người là gì, cái gì làm cho con
người khác với các loài sinh vật khác? Tại sao giữa các cá nhân lại
có sự phân biệt với nhau.
Ban đầu các trường phái triết học thường dùng: “cái tôi”, “tính
người” dùng để chỉ sự khác nhau nhưng về sau họ đã dùng “nhân
cách”. Nhân cách chính là xác định “bản chất” con người bởi vì hiểu
đúng bản chất con người thì mới xác định đúng con đường và
phương pháp rèn luyện nhân cách của con người.
Ở Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xây dựng
và phát triển kinh tế mà còn làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực, đạo
đức đời sống văn hóa xã hội. Lấy con người làm trung tâm của sự


phát triển đất nước. Phát triển con người vừa là sự phát triển của kinh
tế xã hội, trong đó phạm trù “nhân cách” là một nội dung cơ bản của
quá trình phát triển nguồn nhân lực để con người thật sự là chủ thể
của mọi hoàn cảnh. Bởi vì, muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa thành
công thì phải có con người: Có cả tài lẫn đức, có đủ năng lực và bản


chất chính trị, đó là yêu cầu cơ bản của giáo dục phát triển sự nghiệp
trồng người ở nước ta hiện nay.
Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động tích cực trong đời sống xã
hội đó là: góp phần sáng tạo giá trị tinh thần của con người, sàng lọc
và thẩm định để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nhân cách
một cách toàn diện, bên cạnh đó nó cũng có những mặt trái là: Nhân
cách của con người có sự xáo trộn làm cho tư tưởng con người chạy
theo đồng tiền lối sống thực dụng, đua đòi…làm mất nhân cách của
chính mình.
Vì vậy, việc giáo dục phát triển nhân cách con người phải được
tiến hành đồng bộ ở cả gia đình, nhà trường và cả xã hội để đào tạo
những con người có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức trong sáng để có con người “vừa hồng vừa chuyên”. Có nghĩa là
không chỉ đào tạo chuyên môn mà phải giáo dục nhân cách của con
người.
Thực tế cho thấy, việc giáo dục phát triển nhân cách cho con
người ở nước ta trong điều kiện hiện nay có nhiều thuận lợi.
Đó là: Xu hướng toàn cầu hóa đã cho người Việt Nam có điều
kiện giao lưu học hỏi những thành tựu các nền văn hóa khác nhau từ


đó hình thành bản sắc văn hóa của riêng mình. Nhưng những thuận
lợi đó cũng gặp không ít khó khăn, đó là: một bộ phận người Việt
Nam chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ có xu hướng sống thực dụng
trong học tập và đạo đức. Sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống bên
ngoài xã hội thông qua mạng internet, phim ảnh…đã ảnh hưởng rất
mạnh đến môi trường cuộc sống. Song điều đáng nói là sự quản lý
công tác giáo dục của hệ thống gia đình và nhà trường cũng như xã
hội chưa thật đồng bộ và quan tâm đúng mức và đạt chất lượng theo
hệ chuẩn.

Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải giáo dục nhân cách con
người để phát huy được tính tích cực đem lại lợi ích cho xã hội, đồng
thời làm cho nền kinh tế phát triển cũng như nâng cao trình độ nhận
thức cho mọi người. Đó là, tất cả mọi cá nhân trong xã hội có trình
độ tư tưởng văn hóa đạo đức cao nhằm chống lại thái độ bảo thủ xem
nhẹ vai trò đạo đức và trách nhiệm xây dựng xã hội phồn vinh.
Chính vì, những lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề
bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách
con người ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu khóa luận.
Trong lịch sử triết học vấn đề bản tính con người và sự hình
thành nhân cách con người là đề tài gây nhiều tranh luận gay gắt, mỗi
trường phái triết học đều có một quan điểm riêng, nhưng nhìn chung
tác giả đã có một đóng góp nhất định cho nhân loại, trong những thập


kỷ gần đây. Vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận. Ở Việt
Nam cũng có nhiều công trình viết về con người giáo dục đạo đức
nhân cách như:
-“Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” – Phạm Minh Hạc, Lê
Đức Phúc
-“Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”- Đoàn Đức Hiếu
- “Mấy vấn đề đặc điểm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay”, Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực.
Ngoài ra các văn kiện, Nghị quyết, Cương lĩnh của Đảng cũng
đề cập đến nhiều vấn đề về giáo dục đào tạo, vấn đề nguồn nhân lực
con người. Trên các tạp chí Triết học, cũng có nhiều bài viết về giáo
dục đạo đức, nhân cách con người:

Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Triết học; số 4;8/2004. ''Môi
trường và giáo dục gia đình với hình thành nhân cách ở trẻ em”.
Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Giáo dục; (127), 12/2005. “Vai trò
của điều kiện và môi trường giáo dục trong quá trình đào tạo”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.
Mục đích
Khóa luận có mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ bản tính con
người trong triết học trên cơ sở tiếp thu chọn lọc những yếu tố hợp lý
của các trường phái triết học và từ đó vận dụng vào việc giáo dục
nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ


Để thực hiện mục đích trên khóa luận giải quyết những vấn đề
sau:
- Nghiên cứu về bản tính con người trong triết học
- Làm rõ việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm về bản tính con người trong triết học.
- Vai trò giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận không đề cập đến vấn đề con người mà chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong vấn đề bản tính con người trong triết học
và công tác giáo dục, rèn luyện nhân cách con người ở Việt Nam
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về cơ sơ lý luận: khóa luận dựa trên thế giới quan và biện pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Về phương pháp nghiên cứu: khóa luận kết hợp các biện pháp:
Phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu và so sánh
6. Đóng góp của khóa luận
Thông qua khóa luận tác giả muốn làm rõ việc giáo dục nhân
cách con người mới ở Việt Nam hiện nay.
Đây là một vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm
trong việc giáo dục con người mới ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,


từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm giáo dục
nhân cách trong việc phát triển con người hiện nay.
Ngoài ra, khóa luận còn là đề tài tham khảo cho sinh viên quan
tâm đến những vấn đề này.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
Khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết.

B. NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

1.1 Quan niệm về bản tính con người trong lịch sử triết học
trước Mác
1.1.1 Quan niệm về bản tính con người trong triết học Phương
Đông
Triết học Phương Đông từ thời Cổ Đại đến Trung Đại, không có một
ranh giới rõ ràng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa
duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan.



Triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo. Nên khi
luận bàn về bản tính con người không thể thoát khỏi triết học của tôn
giáo. Các đạo giáo hay một vài học thuyết đều theo quan điểm “Nhất
thần” làm mục đích tín ngưỡng.
Để đi tìm đạo đức sống của con người và để tinh thần vượt qua
được sự mê hoặc của thế giới thì triết học Ấn Độ phải lý giải về vũ
trụ, để vạch ra sự tương ứng, tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới,
giữa cái “đại ngã” và cái “tiểu ngã” mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới đều là tinh thần vũ trụ tối cao - Brahman là cái bản tính của tự
ngã, nghĩa là cái bản chất vốn có của “cái ta” về tinh thần tâm linh
cũng với thực tại của vũ trụ, vì không thấy được cái niết bàn, thanh
tịnh nên con người đã bị tách khỏi cái bản tính đồng nhất đó để rồi
phải trăn trở trong bể khổ. Vòng sinh tử bị chìm đắm trong cái ta, ảo
tưởng và thế giới hiện tượng vụt mất, chỉ còn bến ảo phù du với
những dục vọng si mê lôi kéo hết tự do, tự tại.
Các nhà triết học triết học Ấn Độ luôn trung thành với kinh
Veda và khẳng định rằng linh hồn cá thể (Atman). Là sự biểu hiện
của cái thiện, cái bản tính thiện của con người. Còn thể xác là chổ trú
ngụ tạm thời của linh hồn, ý chí cảm giác và những dục vọng của con
người đã làm cho linh hồn bị giam hãm trong thể xác nên không trở
về với chính mình. Bản tính con người ở trần tục bị biến dạng tha
hóa, không trở về giá trị đạo đức của chính mình. Cho nên muốn giải
thoát sự ràng buộc khỏi đời sống vật chất tầm thường thì phải tu
luyện để siêu thoát.


Phật giáo khuyên con người phải biết diệt ái dục, khuyên con
người sống khoan dung độ lượng, và con người phải biết yêu thương
nhau, giúp đỡ đồng loại.

Để đi đến hoàn thiện bản tính trong con người, phật giáo
khuyến khích con người phải học các điều răn của phật.
Phật giáo phân chia bản tính con người theo cấp bậc đạo đức và
sự tu luyện. Phật là có bản tính tốt nhất, vì trong quá trình tu luyện đã
tiêu diệt hết mọi ham muốn, dục vọng, thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử
theo quy luật nhân quả và luân hồi nên đã đạt đến niết bàn. Còn “bồ
Tát” là có bản tính của con người tốt, tuy đã tu luyện đến trình độ
siêu thoát nhưng chưa muốn nhập niết bàn nên còn mang nặng trách
nhiệm cứu giúp giác ngộ chúng sinh.
Với trường phái Yoga thì cho rằng để linh hồn siêu thoát thì
cần phải có phương pháp tu luyện theo phương pháp “Bát đảo tu
pháp”. Một là, cấm chế; hai là, khuyến chế; ba là, Tạo pháp; bốn là,
điều tức; năm là, chế cảm; sáu là, chấp trì; bảy là, thiền định; tám là,
tuệ.
Theo triết học Yoga, nếu thực hiện đúng tám phương pháp này
thì linh hồn bất tử sẽ được giải thoát khỏi đời sống vật chất tầm
thường và trở thành linh hồn có sức mạnh toàn năng.
Nhìn chung, triết học Ấn Độ đều có mục đích chung là đi tìm ý
nghĩa đích thực trong đời sống con người. Họ đều nhất trí ngững nét
cơ bản về đạo đức. Tư tưởng triết học Ấn Độ không chỉ là tri thức


học vấn mà còn tìm ra chân lý, lý tưởng sống hay sống tốt cho nhân
loại.
Triết học Trung Quốc khi bàn đến bản tính con người lại có
triết lý sâu sắc hơn. Các Nho Gia thời này đã đưa ra đường lối trị
nước theo con đường “đức trị” và “nhân tri”.
Khổng Tử cho rằng: Bản tính con người là ngay thẳng, là trung
dung, trung thứ, là thành thật với chính mình và đem lòng ứng xử với
người rất tốt, ông cho rằng bản tính con người khi mới sinh ra là

giống nhau, nhưng do ảnh hưởng khác nhau mà xa nhau.
Mạnh Tử cho rằng “bản tính con người là thiện” cái thiện là cái
do trời phú, là cái tiên thiên chứ không phải do con người lựa chọn,
vì đã là con người thì ai cũng có tính thiện.
Tuân Tử cho rằng: “Con người vốn có tính ác” theo ông cái
tham lam, ích kỷ, gian ác, đố kỵ, dâm loạn là thuộc về bản năng vốn
có của con người.
Với Pháp Gia lại dung hình thức thưởng phạt nghiêm minh để
ổn định xã hội.
Hàn Phi Tử cho rằng bản tính con người là do trời sinh “Thiên
tính”, nó là bản tính vốn có trời phú cho con người, đặc trưng của
thiên tính là không học mà biết, không dạy mà có khả năng biết mọi
cái.
Còn với Cáo Tử, khi bàn đến bản tính con người ông cho rằng
bản tính con người là: Chẳng phải thiện, cũng chẳng phải bất thiện.


Đạo Gia cho rằng, bản tính con người là: “siêu thiện ác”.
Lão Tử cho rằng: Bản tính con người là siêu thiện ác, ông nêu
cao học thuyết “Vô vi” vì theo ông con người cũng như vạn vật trong
vũ trụ “Sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô” con người hình thành từ
đạo.
Trang Tử, có phần đi xa hơn và cho rằng bản tính tốt đẹp nhất
của con người là “đạt đạo”, “tề vật”, “tiêu giao du” với vạn vật để trở
thành chân nhân.
Tóm lại, quan điểm về bản tính con người trong triết học
Phương Đông, tuy có những hạn chế và mục đích lịch sử của mỗi
dân tộc trong thời đại đó. Nhưng đã để lại những dấu ấn sâu sắc
trong người Á Đông đặc biệt là con người Việt Nam.
1.1.2 Quan điểm về bản tính con người trong triết học Phương

Tây
Ở triết học Phương Tây, các nhà triết học duy tâm khách quan
thường hay thần thánh hóa về mặt tinh thần trong đời sống của con
người. Vì vậy, họ quan niệm bản tính con người có từ “ý niệm”
(Platon) hay là “ý niệm tuyệt đối” (Heghen). Các đại biểu duy tâm
chủ quan thì lại tuyệt đối hóa “cái tôi” của con người tức là yếu tố
chủ quan trong bản tính con người.
Ở vào thời cổ đại Hy Lạp, Xôcrat là một nhà duy tâm chủ quan
đã lấy con người làm trung tâm của nghiên cứu triết học đặc biệt là
trong lĩnh vực đạo đức ông quan niệm rằng: Triết học không phải là
cái gì khác hơn sự nhận thức của con người, về chính bản thân mình.


Triết học là học thuyết dạy con người sống. Con người chỉ có thể
nhận biết được những gì nằm trong quyền hạn của mình.
Platon là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan
thời cổ đại. Ông cho rằng “tinh thần”, “ý niệm” mới là “cái tồn tại
chân chính” còn sự vật cảm tính chỉ là “cái bóng của ý niệm”. Ông
đã đồng nhất bản tính của con người với linh hồn bất tử.
Ông khẳng định tri thức của con người bắt nguồn từ ý niệm
sinh ra, và do con người có sự kết hợp của ba yếu tố: lý tính - là cơ
sở của sự thông thái, ý chí - là cơ sở của lòng dũng cảm, nhục dục là cơ sở của sự hiểu biết. Vì vậy bản tính con người hoàn thiện được
và vượt lên ý niệm tối cao của cái thiện.
Arixtôt là một nhà triết học có nhiều cống hiến về đạo đức,
theo ông đạo đức là một phẩm chất linh hồn trong cuộc sống của con
người, nó không bằng con đường tự nhiên bẩm sinh mà bằng sự tự
rèn luyện và hoạt động của con người. Ông cho rằng, chỉ có việc phát
triển quyền lợi chính trị, khoa học mới tạo được con người có đạo
đức.
Bước sang thời kỳ Trung cổ, các nhà thần học Kitô giáo đứng

trên lập trường duy tâm khách quan đã cho rằng: Con người không
tồn tại độc lập, quá trình nhận thức của con người là do nhận thức
của thượng đế, thượng đế sáng tạo ra tất cả. Vì vậy, bản tính con
người cũng do thượng đế sáng tạo ra, cho nên mọi hạnh phúc, khổ
sở, gian xảo, thiện, ác cũng đều do thượng đế sắp đặt.


Ôguytanh đã quan niệm thế giới là do thượng đế định đoạt
được trước ý chí của con người.
Téctulieng đi đến khẳng định tự do của con người là tùy thuộc
vào ý chúa.
TômátĐcanh (1225 - 1274) cũng cho rằng chúa là người có
công lao sáng tạo, sắp đặt trật tự thế giới, thế giới được chúa sắp đặt
từ các sự vật không có linh hồn đến con người thần thánh và cao nhất
là chúa.
Bước sang thời kỳ Phục Hưng và Cận đại vấn đề con người
được quan tâm nhiều hơn, bởi vì thời kỳ này triết học và khoa học
luôn hướng đến mục tiêu vì con người và phát triển con người.
Với Bêkenit Spinoda lại quan niệm, con người chính là dạng
thức của thực thể là sản phẩm của giới tự nhiên và mọi hoạt động của
nó phải tuân theo qui luật của tự nhiên, con người được cấu tạo từ
linh hồn và thể xác có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Bêkenit spinoda
kết luận: “bản tính của con người là nhận thức”.
Điđơrô cũng xem con người được cấu thành từ linh hồn và thể
xác, linh hồn là tổng thể các hiện tượng tâm lý của người, không có
cơ thể người thì không có linh hồn bởi vậy quá trình tư duy của con
người gắn với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu
cơ đến sự sống của con người.
Còn với Phoiơbắc lại khẳng định rằng: con người là sản phẩm
của tự nhiên, là cái gương của vụ trụ, thông qua giới tự nhiên con

người nhận thức và ý thức được chính bản thân mình. Những điều


kiện môi trường, hoàn cảnh sống giúp con người khám phá ra giới tự
nhiên và sau đó tác động lớn đến tư duy và ý thức của con người.
Quan điểm duy tâm về con người và bản tính con người một
lần nữa lại được các đại biểu của triết học Cổ điển Đức đề cập đến
như:
Cantơ đã coi vai trò hoạt động thưc tiễn của đạo đức là quá
trình hình thành bản tính của con người. . Bởi vì theo ông các khát
vọng của giác tính chỉ đưa con người tới chổ hưởng thụ cá nhân, ích
kỷ phi đạo đức và đạo đức con người chỉ cần “lý tính” là đủ, “lý
tính” ở đây Cantơ gọi là “mệnh lệnh tuyệt đối”. Nên người có “lý
tính” thì được coi là người có đạo đức. Người có đạo đức là người
sống theo lẽ phải và tôn trọng sự thật.
Heghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan khi cho rằng
bản tính con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Bởi vậy, theo
ông mọi bất công tệ nạn xã hội là những tất yếu của sự phát triển của
xã hội đều bắt nguồn từ bản tính con người
1.2 Quan điểm về bản chất con người trong triết học Mác –
Lênin
1.2.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật
với mặt xã hội
Yếu tố sinh vật của con người, tức là người phụ thuộc bởi quy
luật của tự nhiên, bởi vì giới tự nhiên là tiền đề vật chất đầu tiên quy
định sự tồn tại của con người do đó bản tính tự nhiên của con người
bao hàm cả tính sinh học và tính loài của nó, yếu tố sinh học là điều


kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Ph.Ănghen cho rằng:

“giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người là một bộ phận của tự
nhiên”.
Về mặt xã hội C.Mác nhận thức về con người một cách toàn
diện và khoa học trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó mà trước
hết là phương diện lao động, lao động đã giúp con người sáng tạo và
vượt lên tất cả các động vật khác.
Chính trong lao động con người thường xuyên làm biến đổi
điều kiện tồn tại của mình nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh sống
của mình và tạo ra cho mình cả văn hóa, vật chất và văn hóa tinh
thần.
1.1.2 Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội
Với luận điểm nổi tiếng trong luận cương về Phoiơbắc, C.Mác
đã nói rằng “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”.
Con người ở đây là những con người bằng hoạt động thực tiễn
của mình tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.
1.2.3 Con người là chủ thể và sản phẩm của lịch sử
Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử. Triết học Mác - Lênin
đã khẳng định rằng: “không có giới tự nhiên, không có lịch sử tự
nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người” [7; 391].


Do đó con người là sản phẩm của lịch sử, con người sáng tạo ra lịch
sử của chính mình chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên nào.
Như vậy, với tư tưởng coi con người là chủ thể của lịch sử một
lần nữa triết học Mác - Lênin khẳng định tính cách mạng khoa học
của mình nhằm mục đích cao nhất để giải phóng con người khắc

phục sự cố “tha hóa” của con người là mục tiêu cao nhất của triết học
Mác - Lênin.
Chương 2
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO VIỆC
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Vai trò của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội đối
với việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
2.1.1 Vai trò của giáo dục gia đình đối với việc hình thành và
phát triển nhân cách con người
Trong sự tác động biện chứng thì gia đình là cơ sở, là nền tảng
nhân tố quan trọng có tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát
triển nhân cách. Bởi lẽ gia đình là nơi con người bắt đầu sinh ra, lớn
lên và hình thành phát triển nhân cách, phát huy truyền thống của gia
đình với những giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại đã được giáo
dục của gia đình truyền lại cho mỗi cá nhân và từ đó chuyển những
giá trị đó vào bản thân mình tạo nên bản sắc của mình.


Chính vì vậy, sự giáo dục của gia đình đối với sự hình thành
nhân cách con người là không xem nhẹ đây là trường học đầu tiên
cho sự hình thành nhân cách con người.
Ngày nay, chúng ta đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa
nhưng chúng ta bắt gặp nhiều thách thức to lớn phải vượt qua. Trong
đó thách thức về xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng những cuộc
đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước
2.1.2 Vai trò của giáo dục nhà trường đối với việc phát triển và
hoàn thiện nhân cách con người
Nhà trường là nơi các em bắt đầu tiếp xúc với sự đa dạng của
xã hội, nhà trường thu nhận con người từ bậc mầm non lên đại học

(lứa tuổi 2 - 25 tuổi). Ở lứa tuổi này, con người đã trải qua một quá
trình hình thành nhân cách nhất định thông qua sự giáo dục ở gia
đình. Nhưng nhân cách chưa được hình thành bởi vì giáo dục gia
đình các em chỉ mới tiếp thu những kiến thức đơn giản, mới chỉ bắt
chước những việc làm và hành động của người lớn trong gia đình
chứ chưa tiếp xúc được với môi trường xã hội, chưa có kiến thức
giúp các em nhận biết được giá trị cuộc sống.
Giáo dục nhân cách con người phải uốn từ nhỏ “uốn cây từ lúc
còn non, đừng để tâm hồn các em bị xao động và lây nhiễm chủ
nghĩa cá nhân”. Có uốn nắn từ nhỏ thì khi lớn lên các em mới có đủ
cả đức lẫn tài, có sự kiên nhẫn và đủ tự tin vững bước ra môi trường
xã hội.


Giáo dục nhân cách con người ở nhà trường là một chiến lược
lâu dài. Nó không dừng lại ở một thời điểm nào của lịch sử đất nước.
Bác Hồ đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”. Chiến lược trồng người là gian
khổ, phải bảo đảm làm sao đào tạo cho được con người có cả đức lẫn
tài, làm chủ tập thể xã hội,làm sao đào tạo cho được con người “vừa
hồng vừa chuyên”.
Tóm lại, sự phát triển nhân cách trong giáo dục nhà trường có
vai trò quan trọng, nó là ngọn nguồn đạo đức của con người. Bởi nơi
đây là nơi bắt đầu sự uốn nắn và trưởng thành của nhân cách con
người. Nhân cách con người có phát triển và hoàn thiện sau này hay
không là nhờ vào môi trường giáo dục nhà trường.
2.1.3 Vai trò của giáo dục xã hội đối với việc phát triển hoàn
thiện nhân cách con người
Yếu tố xã hội được xem là yếu tố tổng hợp của sự phát triển và
hoàn thiện nhân cách con người.

Đây thực sự là môi trường thuận lợi cho con người tự hoàn
thiện chính bản thân mình. Một điều khác với môi trường giáo dục
gia đình và nhà trường là: Môi trường xã hội thì bản thân mỗi cá
nhân phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sống, ở đây nhân cách
không phát triển theo sự giáo dục cha mẹ, thầy cô nữa mà bằng
nguyên tắc pháp luật và đạo đức của xã hội.
Môi trường xã hội, hoạt động trực tiếp của con người và những
mối quan hệ của nó là nhân tố trực tiếp tham gia vào việc phát triển


và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này của
nhân cách được biểu hiện của lẽ sống và nếp sống. Nó định hướng
cho giá trị sống của bản thân, chứa đựng bao gồm cả mục đích, nhu
cầu và lý tưởng xã hội mà mỗi cá nhân hướng tới. Nó như là sự đo
lường bậc thang giá trị về mặt nhận thức, lý trí, tình cảm… như một
triết lý về nhân cách con người.
Tóm lại, vai trò của giáo dục xã hội có ảnh hưởng quyết định
đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy, việc tạo
ra môi trường xã hội thuận lợi để đảm bảo sự hài hòa cho nhân cách
hoàn thiện là rất cần thiết và cấp bách. Để có con người đảm bảo xây
dựng đất nước ta theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
2.2 Phương hướng và giải pháp giáo dục nhân cách con
người Việt Nam hiện nay
2.2.1 Phương hướng giáo dục nhân cách con người Việt Nam
hiện nay
Thứ nhất: phương hướng chung.
Để phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn chú trọng lấy mục
tiêu con người làm trung tâm cho sự phát triển.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để nhân cách của mỗi cá

nhân phù hợp với điều kiện đất nước thì ta phải chuyển đổi nhân
cách truyền thống dân tộc sao cho phù hợp với điều kiện phát triển
của đất nước.
Thứ hai: Những phương hướng cụ thể :


Một là: Kiên định với tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là: Xây dựng lối sống văn hóa và nếp sống văn minh.
Đây là một nhiệm vụ trung tâm trong xây dựng con người mới.
Lối sống văn hóa và nếp sống văn minh làm cho mỗi cá nhân, gia
đình và các tổ chức đoàn thể ý thức được lối sống lành mạnh.
Thứ ba: Giá trị nhân văn, nhân bản, nhân ái.
Lòng nhân văn, nhân bản, nhân ái là một truyền thống quí báu
của dân tộc, thể hiện đạo lý làm người.
Thứ tư: Truyền thống hiếu học và trọng dụng tài năng
Truyền thống của dân tộc Việt Nam là sự tôn sư trọng đạo sự
giáo dục và ham học hỏi, sáng tạo xưa nay vẫn được đề cao.
Năm là: Giá trị về nghề nghiệp.
Để có trách nhiệm với gia đình và xã hội, con người trong xã
hội mới phải xác định mục đích rõ ràng trong tương lai nghề nghiệp,
không được mơ hồ về tương lai. Việc chọn đúng nghề phù hợp với
năng lực của mình không những nâng cao thu nhập cho bản thân mà
còn góp phần ổn định cuộc sống gia đình và ổn định xã hội.
Sáu là: Giáo dục đạo đức phải là nền đạo đức mới phù hợp với
nền đạo đức định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2 Một số giải pháp cơ bản để giáo dục nhân cách con
người Việt Nam hiện nay
Một là: Tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển con người mới.
Hai là: Củng cố và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.



Ba là: Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bốn là: Giải quyết việc làm cho người lao động.

C. KẾT LUẬN
Trong lịch sử nhân loại con người và bản chất con người, về
vai trò của chủ thể lịch sử con người vấn đề bản tính nhân cách luôn
là vấn đề nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học. Mỗi ngành khoa học
tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng
cũng là vì con người, vì sự nghiệp con người.
Nhưng con người không thể tồn tại với cái bản thể một chiều,
quan niệm của con người trong lịch sử triết học là cuối cùng dành
cho sự hoàn thiện con người trong xã hội tương lai hoàn thiện chính
bản thân mình.
Nói đến con người - chủ thể của lịch sử trước hết nói đến cá
nhân mang những phẩm chất do chủ thể sẽ thõa mãn nhu cầu của giai
đoạn lịch sử. Đó là sự hòa hợp giữa đạo đức và trí tuệ, bởi đức - trí là
cái gốc của cuộc sống con người nó qui định động cơ phương hướng
phát triển tài năng con người. Đức -trí chính là hai yếu tố cấu thành
bản tính người.
Lịch sử triết học có nhiều quan niệm khác nhau về bản tính con
người, với triết học Phương Đông luôn đặt vấn đề đạo đức lên hàng
đầu còn tài năng cũng được coi trọng nhưng là thứ yếu. Nho giáo


xem đạo đức là mục tiêu, tiêu chuẩn cho mọi hoạt động quá trình rèn
luyện của con người còn tài năng sẽ đạt được khi đạo đức hoàn thiện.
Xét về thực tiễn quan niệm đó được ít hiệu quả và sự quan tâm, lợi
nhuận cũng chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ, chính vì vậy mà nó cũng

làm chậm sự phát triển kinh tế của xã hội Phương Đông lúc bấy giờ.
Với triết học Phương Đông luôn đề cao năng lực hoạt động của
con người, coi trọng sự phát triển của khoa học: “tri thức chính là sức
mạnh” (Ph.Bêcon). Đến triết học Mác - Lênin trên quan niệm kế thừa
và phát triển của các trường phái lịch sử triết học của trước đó đã đưa
ra quan niệm mới về bản tính con người, họ cho rằng: bản tính không
phải là bẩm sinh của con người mà nó được hình thành bởi sự tác
động của ba yếu tố tiền đề sinh học môi trường xã hội và thế giới
quan cá nhân.
Như vậy chủ nghĩa Mác khẳng định bản chất của con người có
sự trùng hợp với bản tính, từ đó ta có thể kết luận rằng: bản tính con
người là thước đo của mọi mật xã hội trong sự phát triển của cá nhân
người.
Chính vì vậy trong vấn đề giáo dục phát triển nhân cách của
con người Việt Nam vai trò giáo dục rất quan trọng. đó là mục tiêu
cơ bản phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói vai trò giáo dục nhân cách để phát triển con người là
một nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển dân tộc Bác Hồ đã
từng dạy: “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây”, “vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người” trong bất kì giai đoạn nào của sự phát triển


đất nước phát triển nhân tố con người là một yếu tố không thể nào
thiếu được.
Chúng ta đang sống một thời đại mới sự phát triển kinh tế xã
hội là rất quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực để bước
vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo xu thế toàn cầu hóa
nên chúng ta phải nổ lực phát triển nguồn nhân lực con người Việt
Nam toàn diện có đủ tài lẫn đức, có đủ năng lực trí thức, trình độ và
bản lĩnh chính trị để bước vào nền văn minh trí tuệ và đưa đất nước

ta phát triển vững bền trong hoàn cảnh đó yếu tố khách quan sẽ tác
động lớn đến nhân cách lối sống con người. Mặt khác sự du nhập lối
sống về đạo đức với cái gọi là chuẩn giá trị từ bên ngoài xã hội là
điều không thể tránh khỏi.
Đây là một thách thức lớn đối với nước ta bởi vậy vai trò của
giáo dục nhân cách phát triển con người là một đòi hỏi rất lớn để có
con người “ vừa hồng vừa chuyên” làm giàu cho Tổ quốc, làm lợi
cho Đảng.
Sự nghiệp trồng người là một vấn đề gian khó và lâu dài, đòi
hỏi phải chung sức toàn xã hội chứ không của riêng cá nhân nào.
Thực tế cho thấy sự xuống cấp về đạo đức nhân cách của con người
Việt Nam nói chung và lớp trẻ nói riêng đã đến lúc cảnh báo, đang
đặt cho chúng ta sự cần thiết phải giáo dục và rèn luyện nhân cách
con người một cách toàn diện. Bởi vì, trong bối cảnh hiện nay, giá tri
của nhân cách con người cần được thẩm định, định hướng đúng theo
hệ chuẩn của đạo đức: Chân - Thiện - Mỹ, mang đậm tính nhân văn,


nhân đạo trên cơ sở kế thừa tư tương đạo đức nhân loại và phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc để xây dựng nhân cách con người trong
điều kiện kinh tế thi trường hội nhập.
Như vậy, sự phát triển nguồn nhân lực là vai trò của việc giáo
dục, đặc biệt giáo dục nhân cách là đặt lên trên hết nhằm chuẩn bị
cho thế hệ mai sau và sức khỏe tốt cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Đòi hỏi mỗi chúng ta phải bảo vệ và phát huy cái tốt, cái đúng, cái
đẹp trong quan hệ con người với con người, để tạo ra môt xã hội hài
hòa bình đẳng.




×