Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng đảng-công tác phát triển đảng viên ở huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.92 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện
Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và toàn
thể dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Người đã để lại cho chúng ta một kho tàng lý luận vô cùng
quý báu, tiêu biểu như: tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc; tư tưởng về
đạo đức nhân văn, văn hóa; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và tư tưởng
về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh.
Đối với Hồ Chí Minh công tác xây dựng Đảng luôn là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự
nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc trước đây, cũng
như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập kinh tế
quốc tế ngày nay. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải trong sạch vững mạnh,
có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo để đáp ứng
yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là một hệ thống lý
luận phong phú và sâu sắc nó bao gồm các vấn đề về vai trò lãnh đạo
của chính Đảng của giai cấp vô sản; về xây dựng Đảng trong điều
kiện Đảng cầm quyền; về nguyên tắc xây dựng Đảng và tư cách đạo
đức người cán bộ đảng viên...
Kế thừa di sản trên của Người, huyện Vĩnh Linh đã vận dụng
vào công tác phát triển đảng viên ở địa phương nhằm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới. Việc phát triển đảng viên phải được chú trọng cả
về chất lượng lẫn số lượng bởi huyện Vĩnh Linh là địa phương bao
gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống vì thế phát triển đảng viên, đặc


biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa sẽ là một yêu cầu quan trọng
nhằm cũng cố an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội của


huyện, mặt khác góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
của nhân dân về Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy mà tôi
quyết định chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng vào công tác phát triển đảng viên ở huyện Vĩnh Linh
tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là một
vấn đề mang tính cấp bách được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu
chủ yếu như sau:
- Phạm Văn Đức, “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trước
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước”, Triết học, Số 9(196),
2007.
- Nguyễn Trúc Ly, “ “Tư cách một người cách mệnh” và vấn
đề tư cách người đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Xây dựng
Đảng, Số 7, 2010.
- Vũ Oanh, Mấy vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1999.
- Đặng Hữu Toàn, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn kết xây
dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng”, Triết học, Số 5(192), 2007.
- Phạm Ngọc Quang, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng một vấn đề bức xúc của chúng ta hiện nay”, Triết học, Số
2(189), 2007.


Và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, cũng như đi sâu tìm hiểu các nội

dung cơ bản trong công tác xây dựng Đảng của Người.
Trong phạm vi là một khóa luận tốt nghiệp vì thế tôi chỉ kế
thừa những thành quả đã đạt được của các nhà nghiên cứu trước và
hệ thống hóa những kiến thức đã được học để vận dụng vào nghiên
cứu công tác phát triển Đảng ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị hiện
nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam
- Công tác phát triển đảng viên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh
tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài không đề cập đến toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ
giới hạn ở tư tưởng về xây dựng Đảng của Người và vấn đề phát
triển đảng viên ở huyện Vĩnh Linh nhằm thấy được thực trạng cũng
như tìm ra phương hướng, giải pháp để phát triển đảng viên trên địa
bàn huyện. Các số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu giới hạn
trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đứng trên lập trường của chủ
nghĩa Mác - Lênin lấy thế giới quan duy vật và phương pháp luận
biện chứng để xem xét những vấn đề liên quan đến đề tài.


Kết hợp giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử,
ngoài ra để đạt được kết quả tốt nhất tác giả còn sử dụng một hệ
thống các phương pháp khác như: phương pháp phân tích; phương
pháp tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội
học…

5. Đóng góp của khóa luận
Tổng hợp một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và công tác phát triển đảng viên ở huyện Vĩnh
Linh tỉnh Quảng Trị.
Tìm ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phát triển
đảng viên ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
Khóa luận là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho sinh viên các
ngành Triết học, Giáo dục chính trị, Lịch sử, Xã hội học… và những
người làm công tác Đảng ở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham khảo
phục vụ học tập và công tác.
6. Bố cục khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Khóa luận bao gồm 2 chương và 6 tiết.
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
1.1 Nhận thức của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng
sản đối với cách mạng Việt Nam
1.1.1 Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo


Khẳng định tính tất yếu phải có sự lãnh đạo của Đảng đối với
cách mạng Việt Nam, trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) Hồ
Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mạng trước hết cần phải có cái gì? Và
Người khẳng định trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị
áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”.
Chính vì lẽ đó mà trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng

của mình, cũng như trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh luôn giữ
vững quan điểm xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng
duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
1.1.2 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng được thể hiện trong việc xác
định đúng mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản trước mắt cũng như lâu dài
nhằm đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Đảng phải được nhân
dân tin cậy, thừa nhận là lực lượng dẫn dắt họ đi tới ấm no, hạnh
phúc.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng còn thể hiện thông qua vai trò
và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ đảng viên, khi có đường lối
đúng thì cán bộ quyết định tất cả, “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”. Vì vậy Đảng luôn chăm lo xây dựng về mặt tổ chức, rèn luyện
đảng viên về mọi mặt. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mọi công việc đều do
đảng viên làm, mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành,
mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng.


Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng
thực hiện”.
Bước vào thời kỳ đổi mới, cả nước đang trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng trở nên rộng
lớn hơn, với những nội dung mới mẽ, với những khó khăn phức tạp
nhiều hơn. Đảng là người lãnh đạo toàn bộ xã hội trên tất cả mọi lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… Đảng không chỉ lãnh đạo
tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà còn lãnh đạo việc tổ
chức quản lý toàn bộ đời sống xã hội.
Nhận thức được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với

thắng lợi của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã luôn giữ vững
quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, Người
thường xuyên quan tâm rèn luyện xây dựng Đảng về mọi mặt, và
luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân
tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
1.1.3 Đảng có vững cách mạng mới thành công
Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Tư tưởng đó của
Người được hiểu là Đảng vững là phải vững toàn diện về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao tầm trí tuệ năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu để có thể bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng
Việt Nam.
Cách mạng muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo và Đảng
phải trong sạch vững mạnh. Hồ Chí Minh viết: “Muốn làm cách
mạng, “trước hết phải có Đảng cách mệnh”, “Đảng muốn vững phải
có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải


theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Đảng ta lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin làm cốt, đó là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất”.
Đảng vững khi đội ngũ cán bộ đảng viên giám phụ trách, giám
chịu trách nhiệm trước dân, không tham quyền cố vị. Cán bộ đảng
viên phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực trí tuệ,
có bản lĩnh chính trị, văn hóa, có phương pháp và phong cách làm
việc khoa học gần dân, học dân, hiểu dân, không quan liêu, mệnh
lệnh. Bởi vì như Hồ Chí Minh đã dạy xa dân chẳng khác gì đứng lơ
lững giữa trời, nhất định thất bại.

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng Đảng
Kế thừa những tư tưởng quý báu của các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện
lịch sử cụ thể của Việt Nam để xây dựng một Đảng kiểu mới, Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân của nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh xem công tác xây
dựng Đảng là một yếu tố hết sức cần thiết “Công tác xây dựng Đảng
trước hết phải nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ
chính trị của Đảng. Nói một cách khác phải phục vụ việc hoàn thành
tốt đẹp nhất, xuất sắc nhất những nhiệm vụ chính trị của Đảng, coi
đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu phải đạt tới của công tác xây
dựng Đảng, và cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho sự củng cố, phát
triển lực lượng và sức chiến đấu của Đảng, sự gắn bó của Đảng với
quần chúng”.


Hồ Chí Minh quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng không phải
là khi trong Đảng có vấn đề mới cần có giải pháp, mà Người xem
xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu thường xuyên của Đảng
hoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân
dân.
Như vậy với Hồ Chí Minh xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất
yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình
bởi vì sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo luôn luôn phát triển.
Đây là một bộ phận hợp thành cơ cấu xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên
đều chịu tác động tích cực lẫn tiêu cực của mỗi môi trường xã hội.
Xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ đảng viên tự rèn
luyện tu dưỡng tốt hơn. Và khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, thì
mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người. Những yếu tố

đó đòi hỏi phải xây dựng Đảng thành một Đảng cách mạng trong
sạch vững mạnh.
1.2.2 Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng - lý luận
Theo Hồ Chí Minh bất cứ một Đảng cách mạng nào cũng phải
có một lý luận dẫn đường, phải có một “chủ nghĩa làm cốt”, một học
thuyết làm nền tảng tư tưởng và chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng - lý luận là làm cho hệ thống
lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở
thành nền tảng tư tưởng cho toàn Đảng, toàn dân, giữ vững bản chất
giai cấp công nhân.
Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.
Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn luôn
phù hợp với từng hoàn cảnh.


Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng phải chú ý học tập, kế
thừa những kinh nghiệm tốt của Đảng Cộng sản khác đồng thời
Đảng phải tổng kết kinh nghiệm để bổ sung cho chủ nghĩa Mác Lênin.
Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó chính là chống giáo điều, cơ
hội, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin; chống những luận điểm sai trái,
xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không phải để
giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó về tư tưởng hay lý luận mà trước
hết là đi tìm đường giải phóng dân tộc, tìm kim chỉ nam cho hành
động bản thân và của cả dân tộc, giải quyết cuộc khủng hoảng sâu
sắc về đường lối cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Và thực tế chủ
nghĩa Mác - Lênin đã đáp ứng yêu cầu đó vì vậy cả cuộc đời Người
luôn chiến đấu bảo vệ chủ nghĩa Mác và thành quả cách mạng của
Đảng.

1.2.3 Xây dựng Đảng về mặt tổ chức và công tác cán bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam là một đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng trên
cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, một đội ngũ
có tổ chức chặt chẽ, khoa học. Tính tổ chức của Đảng thể hiện trước
tiên ở chổ Đảng là một hệ thống các cấp tổ chức từ Trung ương đến
đến cơ sở được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có tính
kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức trong Đảng liên quan chặt chẽ với
nhau, mỗi cấp độ tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng.
Trong xây dựng Đảng một trong những vấn đề Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu là công tác xây dựng chi bộ. Theo Người, Đảng


muốn mạnh trước nhất phải có chi bộ vững mạnh. Bởi chi bộ là nền
tảng của tổ chức Đảng “Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở
trong quần chúng” và “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần
chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt,
mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại nếu chi bộ kém thì
công việc không trôi chảy”. Hồ Chí Minh coi trọng vai trò của chi
bộ trong tổ chức của Đảng, hệ thống chính trị và quan hệ trực tiếp
với nhân dân.
Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng
Thứ nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ
Thứ hai là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Thứ ba là nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Thứ tư là nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Thứ năm là nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian
nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Người cán bộ phải có

đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó, đức, phẩm chất là
gốc.
Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của
Đảng. Nội dung bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt
chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán
bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, cán bộ; thực
hiện các chính sách đối với cán bộ.
1.2.4 Xây dựng Đảng về đạo đức
Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc ra đi,
trước hết Người dặn dò về Đảng và vấn đề đạo đức đã được đặc biệt


nhấn mạnh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của
nhân dân. Có đạo đức cách mạng trong sáng Đảng ta mới lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc thực hiện công cuộc dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đó là mục tiêu và
lý tưởng của Đảng.
Công tác xây dựng Đảng về mặt đạo đức đòi hỏi chúng ta phải
đánh giá đúng bản chất cách mạng của cán bộ đảng viên, ra sức bồi
dưỡng nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy
những mặt tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực để đáp ứng với
yêu cầu cách mạng mới. Công việc giáo dục phẩm chất, đạo đức cho
cán bộ, đảng viên phải nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng
giai đoạn nhất định để thực hiện mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài
của Đảng.
Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm nâng cao đạo đức cách mạng
cho đảng viên nhằm đảm bảo việc hoàn thành đường lối, chính sách

và các mục tiêu mà Đảng đã đề ra, điều đó nói lên đạo đức cách
mạng có yêu cầu và nội dung cụ thể chứ không phải là thứ đạo đức
chung chung.
Xây dựng Đảng về đạo đức là phải đưa vấn đề tự phê bình và
phê bình thành chế độ thường xuyên. Tự phê bình và phê bình là
động lực thúc đẩy toàn bộ sự hoạt động của Đảng, là hình thức giáo
dục sâu sắc lập trường, quan điểm và đạo đức cách mạng cho cán bộ
đảng viên.


Như vậy xây dựng Đảng về mặt đạo đức là một yêu cầu to lớn
đòi hỏi chúng ta phải làm tốt hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ một
cách xuất sắc xứng đáng với niềm tin của nhân dân vào Đảng.
Chương 2
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
Ở HUYỆN VĨNH LINH
TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển Đảng bộ
huyện Vĩnh Linh
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Vĩnh Linh là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, giáp
với huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía Tây giáp huyện Hướng Hóa,
phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía đông giáp biển Đông. Với
diện tích tự nhiên là 620 km 2 và 91 nghìn người (2006), trong đó có
trên 1000 người Bru - Vân kiều. Nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A
và đường Hồ Chí Minh, hội tụ nhiều yếu tố về tự nhiên và kinh tế xã
hội phong phú: có vùng biển, có vùng núi, trung du, đồng bằng; với
3 thị trấn và 19 xã, Vĩnh Linh có vị trí trọng yếu cả về kinh tế xã hội
và an ninh quốc phòng, là cửa ngỏ thông thương của tỉnh Quảng Trị.
Nền kinh tế có bước phát triển khá cao và ổn định, cơ cấu

chuyển dịch đúng hướng, các ngành, vùng kinh tế phát triển khá toàn
diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 15,5%, thu nhập bình
quân đầu người năm 2010 đạt 15 triệu đồng. Về cơ cấu kinh tế, nông
nghiệp 41,5%, công nghiệp xây dựng 25,5%, thương mại dịch vụ
33%, tổng thu ngân sách tăng hàng năm là 15,3%.
2.1.2 Sự hình thành và phát triển Đảng bộ huyện Vĩnh Linh


Ngày 11/3/1977 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký quyết định chuẩn y thành lập huyện Bến Hải. Lúc này
huyện có 55 xã, 3 thị trấn và dân số là 17,5 vạn người. Toàn huyện
có 46 Đảng bộ, 73 chi bộ trực thuộc với 6408 đảng viên. Cũng trong
giai đoạn này Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra quyết định
thành lập ban chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện Bến Hải:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ I (1977)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ II (1980)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ III (1983)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ IV (1986)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ V (1989)
Ngày 23/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 91/QĐ HĐBT tách huyện Bến Hải thành hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.
Huyện Vĩnh Linh được tái lập với 20 xã, 1 thị trấn với dân số toàn
huyện là 77678 người. Ngày 4/4/1990 Thường vụ Tỉnh ủy Quảng
Trị ra quyết định 167 - QĐ/TV thành lập Đảng bộ huyện Vĩnh Linh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIII (1991)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIV (1996)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XV (2000)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XVI (2005)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XVII
(2010)
2.2 Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở huyện Vĩnh

Linh hiện nay
2.2.1 Tình hình đội ngũ đảng viên ở huyện Vĩnh Linh hiện nay
Hiện nay Đảng bộ huyện Vĩnh Linh có trên 7200 đảng viên
với 69 tổ chức cơ sở Đảng, số lượng đảng viên tập trung chủ yếu ở


các nghành giáo dục, y tế, quản lý hành chính nhà nước và lực lượng
vũ trang. Hầu hết các cơ quan đơn vị, làng xã đều có đảng viên và tổ
chức chi bộ Đảng, hàng năm số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở
Đảng được tăng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Năm 2006 có
6568 đảng viên với 63 tổ chức cơ sở Đảng, thì đến năm 2010 có
7259 đảng viên với 69 tổ chức cơ sở Đảng.
Quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa III Đảng bộ
huyện xác định công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền vì vậy Đảng bộ huyện Vĩnh Linh luôn quan
tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ
đảng viên, coi đó là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng và chỉnh đốn
Đảng. Nhiều năm qua các cấp ủy và tổ chức Đảng luôn chủ động
làm tốt công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng và quần chúng, xây
dựng ý thức trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong
sạch chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố tổ chức, trung tâm bồi dưỡng
chính trị nhằm bảo đảm bồi dưỡng lý luận cho cán bộ đảng viên.
2.2.2 Định hướng xây dựng đội ngũ đảng viên của Huyện ủy
Vĩnh Linh
Cũng cố nâng cao niềm tin, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách
mạng cho đội ngũ đảng viên, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai
trái, những khuynh hướng lệch lạc để tạo sự nhất trí cao, vững vàng
về tư tưởng trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận về nhận thức và hành
động trong nhân dân, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; thực hiện

việc nêu gương cán bộ đảng viên gương mẫu trước quần chúng, khắc
phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, hách dịch với nhân dân.


Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa X) “về đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị”, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X)
“về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên”, Nghị quyết số 04 của
Ban chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XVI) về xây dựng đội ngũ cán
bộ thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng đội ngũ đảng
viên phát triển về số lượng, vững mạnh về chất lượng, có phẩm chất
chính trị tốt, lập trường kiên định, vững tin vào mục tiêu lý tưởng
của Đảng. Chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ, các
nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đạo đức lối sống
tốt. Coi đây là cơ sở, nhân tố quyết định chất lượng, năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng hiện nay cũng như lâu dài.
Về xây dựng Đảng: hàng năm có trên 70% tổ chức cơ sở Đảng
đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.
Kết nạp mới đảng viên bình quân hàng năm trên 200 đảng viên.
2.2.3 Những thành tựu đạt được và hạn chế cần khắc phục
Thành tựu
Có thể nói rằng cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế
xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng… thì huyện Vĩnh Linh cũng đã
đạt được một số thành tựu lớn trong công tác phát triển đảng viên
nhằm xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh. Công tác phát triển đảng
viên luôn được các cấp ủy Đảng chú trọng quan tâm.
Năm 2005 huyện đã kết nạp được 198 đồng chí đảng viên, tỉ lệ
đảng viên nữ được kết nạp chiếm khá cao. Năm 2006 phụ nữ là 92
người, đoàn viên thanh niên là 94 người, dân tộc ít người là 2 người,

cán bộ công chức nhà nước 11 người, nông dân 89 người, thì đến


năm 2010 so với trước đó đã có những kết quả vượt bậc, số đảng
viên là dân tộc ít người được kết nạp là 6 người, đoàn viên thanh
niên là 107 người, cán bộ công chức nhà nước là 23 người…có thể
thấy rằng trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 số lượng đảng viên được kết
nạp tương đối lớn 1002 người.
Đến cuối năm 2010 toàn Đảng bộ đã có 7259 đảng viên, tham
gia phân loại 6329 đồng chí, số còn lại được miễn đánh giá và chưa
đánh giá:
Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 839 đồng
chí, chiếm 13,25%.
Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ: 4747 đồng chí,
chiếm 75,00%.
Đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ: 670 đồng chí,
chiếm 10,58%.
Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm tư cách: 73
đồng chí, chiếm 1,15%.
Cũng đến cuối năm 2010 toàn Đảng bộ huyện Vĩnh Linh có 69
tổ chức cơ sở Đảng, đã tham gia phân loại 69:
Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh: 56 đơn vị, chiếm
81,15%.
Tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ: 13 dơn vị,
chiếm 18,84%.
Không còn tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.
Qua những thành tựu to lớn đó có thể thấy rằng trong công tác
phát triển Đảng của Đảng bộ huyện Vĩnh Linh có những chuyển
biến tích cực, số lượng đảng viên đã tăng lên một cách vượt bậc,



chất lượng đảng viên ngày càng được đảm bảo. Các tổ chức cơ sở
Đảng ngày càng khẳng định được vai trò của mình.
Hạn chế cần khắc phục
Việc nắm bắt diễn biến tư tưởng đảng viên và định hướng dư
luận quần chúng nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Công tác
triển khai, quán triệt Nghị quyết ở một số tổ chức cơ sở Đảng không
đảm bảo theo thời gian quy định, mới chỉ dừng lại ở một số đối
tượng đảng viên và cán bộ, còn hạn chế trong việc triển khai sâu
rộng đến đội ngũ hội viên, đoàn viên, các đoàn thể và nhân dân lao
động.
Một số đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng chưa nhận thức đầy
đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nên triển khai việc thực hiện “làm
theo” chưa nhiều, hiệu quả còn thấp. Một số cấp ủy Đảng chưa quan
tâm đúng mức việc tổ chức quán triệt học tập các Chỉ thị, Nghị quyết
cho đảng viên, học viên, các tổ chức quần chúng. Một số đảng viên,
cán bộ các cấp còn non yếu về nhận thức, năng lực, thiếu tu dưỡng
rèn luyện, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, bảo thủ, trì trệ, nói
không đi đôi với làm, chưa chịu khó học tập nghiên cứu lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn vì
vậy ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân
thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa
bàn huyện.
Chất lượng sinh hoạt Đảng còn hạn chế, đảng viên đấu tranh
tự phê bình và phê bình chưa cao, nguyên tắc tập trung dân chủ
trong Đảng chưa được phát huy trên một số lĩnh vực. Một số chi bộ
cơ sở chưa phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, chất



lượng sinh hoạt, vai trò quản lý đảng viên còn yếu dẫn đến một số
đảng viên bị kỷ luật, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Một số tổ
chức cơ sở Đảng xã, thị trấn tỉ lệ đảng viên nữ còn hạn chế, một số
nơi vùng sâu, vùng xa công tác phát triển đảng viên còn yếu, tỉ lệ
đảng viên là người dân tộc ít người còn thấp.
Công tác kiểm tra giám sát đảng viên chưa thực sự chủ động
theo quy định trong Điều lệ Đảng vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu,
cấp ủy và Ủy ban kiểm tra cơ sở kiêm nhiệm nhiều công việc do đó
đầu tư hoạt động công tác kiểm tra, giám sát đảng viên ở cơ sở còn
ít, hiệu quả chưa cao.
2.3 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và số
lượng đảng viên để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội
2.3.1 Phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng
Các tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ huyện có vai trò rất
quan trọng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng nhân dân. Tổ
chức cơ sở Đảng cũng là nơi trực tiếp đưa đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước vào quần chúng, tổ chức cho
quần chúng thực hiện những đường lối, chính sách đó nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của quần chúng tại cơ sở. Thông qua các
hoạt động của quần chúng mà đội ngũ đảng viên ở cơ sở nắm vững
tâm tư nguyện vọng, tổng kết sáng kiến của quần chúng, từ đó tham
mưu cho cấp trên để bổ sung phát triển đường lối, chính sách cho
phù hợp.
Trong mối quan hệ giữa đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng thì
đảng viên có chất lượng tốt là nhân tố cơ bản đảm bảo cho tổ chức
cơ sở Đảng vững mạnh. Mặt khác tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh là


điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội . Tổ chức cơ sở
Đảng còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc củng cố, nâng
cao vai trò, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện. Với vai trò là nền
tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở vai trò của các tổ chức
cơ sở Đảng trong huyện là rất quan trọng vì vậy phải tập trung củng
cố làm sao cho tổ chức này luôn trong sạch vững mạnh, làm tốt công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý giám sát đảng viên về năng
lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức lối sống, đấu tranh
chống những biểu hiện tiêu cực trong Đảng. Xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch vững mạnh thực sự là cầu nối giữa Đảng và nhân
dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết
những vấn đề xảy ra ở cơ sở.
Hiện nay Đảng bộ huyện Vĩnh Linh có 69 tổ chức cơ sở Đảng,
tiêu biểu như tổ chức cơ sở Đảng thị trấn Hồ Xá, Đảng bộ xã Vĩnh
Chấp, Đảng bộ xã Vĩnh Long, Đảng bộ xã Vĩnh Tú… đã phát huy
được chức năng là hạt nhân chính trị, xây dựng và thực hiện tốt quy
chế dân chủ, thể hiện rõ vai trò và năng lực lãnh đạo toàn diện, nhất
là trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển
thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Các tổ chức cơ sở Đảng
trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã có nhận thức mới về
nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhất là trong
việc đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng được tăng cường là nhờ
thông qua vai trò của đảng viên, nhất là các đảng viên giữ vai trò chủ
chốt. Nhìn chung các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ huyện
đã cụ thể hóa được chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và thực hiện tốt


quy chế làm việc, xác định tốt các mối quan hệ của tổ chức, điều này
được chứng minh là số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững

mạnh ngày càng tăng lên. Trong những năm qua nhiều tổ chức cơ sở
Đảng trong huyện đã có kết nạp đảng viên, năm 2006 có 36 thì đến
năm 2010 đã có 45 tổ chức cơ sở Đảng có kết nạp đảng viên mới với
tổng số đảng viên được kết nạp là 173 đồng chí. Trong nhiệm kỳ vừa
qua một số tổ chức cơ sở Đảng có số lượng đảng viên được kết nạp
khá cao, tiêu biểu như Đảng bộ xã Vĩnh Chấp 20 đồng chí, Đảng bộ
thị trấn Hồ Xá 30 đồng chí, Đảng bộ xã Vĩnh Long 25 đồng chí…
2.3.2 Vai trò của Đoàn Thanh niên và các tổ chức chính trị xã
hội
Huyện Vĩnh Linh có 20364 người trong độ tuổi thanh niên (15
- 35), chiếm 22,09% dân số và 25% lực lượng lao động xã hội.
Trong đó lực lượng thanh niên thường xuyên sinh hoạt trong tổ chức
khoảng 62,2%. Hiện nay huyện có 36 tổ chức cơ sở Đoàn với 349
chi đoàn, có 22 tổ chức cơ sở Hội liên hiệp thanh niên với 201 chi
hội. (2006) Nhìn chung tuổi trẻ Vĩnh Linh luôn có lập trường tư
tưởng vững vàng, có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, tin
tưởng và tích cực ủng hộ đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo; có ý chí phấn đấu vươn lên, có khát
vọng và quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu. Từ trong phong
trào đã xuất hiện nhiều tấm gương, nhiều tài năng trẻ, sáng tạo trong
lao động sản xuất, say mê học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, tích cực đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng,
các hoạt động chính trị xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn
Thanh niên các cấp đã có nhiều cố gắng phát huy vai trò là hạt nhân
lãnh đạo của các tổ chức thanh - thiếu nhi. Tham mưu cho cấp ủy


Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị tìm ra nhiều giải pháp,
biện pháp nhằm cũng cố, xây dựng tổ chức và phương thức hoạt
động của tổ chức. Kết quả phân loại tổ chức cơ sở Đoàn những năm

qua cho thấy phần lớn các tổ chức cơ sở Đoàn đều giữ vững và phát
huy được phong trào, đơn vị trong sạch vững mạnh và khá hàng năm
đạt từ 90% trở lên.
Thực tế của huyện Vĩnh Linh cho thấy số lượng đảng viên
được kết nạp là đoàn viên chiếm một số lượng lớn, năm 2010 kết
nạp được 107 đoàn viên thanh niên vào Đảng, trong nhiệm kỳ 2006 2010 đã kết nạp được 567 đoàn viên. Điều này thấy rõ hơn vai trò
của Đoàn thanh niên trong công tác xây dựng Đảng của huyện.
Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội
Cùng với vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác cung cấp
nguồn nhân lực cho công tác phát triển đảng viên thì các tổ chức
chính trị xã hội của huyện như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,
Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ huyện… cũng là những tổ chức góp
phần to lớn vào trong công tác phát triển đảng viên của huyện.
2.3.3 Gắn việc phát triển kinh tế - xã hội với công tác tuyên
truyền, thi đua khen thưởng giữa các Đảng bộ
Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu
nước, yêu nước thì phải thi đua”, Đảng bộ huyện Vĩnh Linh luôn chú
trọng gắn công tác phát triển kinh tế - xã hội với công tác tuyên
truyền thi đua khen thưởng giữa các Đảng bộ trong huyện nhằm
quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ XVII đã xác định trong giai đoạn 2010 - 2015.
Trong những năm qua nhiều Đảng bộ trong huyện đã tích cực
chú trọng công tác phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác tuyên


truyền, thi đua khen thưởng và đã đạt được những thành tích góp
phần vào công tác xây dựng Đảng của huyện, tiêu biểu như: Đảng
bộ xã Vĩnh Tú, Hội nông dân huyện, Công ty trách nhiệm hữu hạn
MTV Trường Anh…
Trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 toàn Đảng bộ huyện Vĩnh Linh

có 26 tổ chức cơ sở Đảng và 13 Đảng bộ, chi bộ được khen thưởng,
với số lượng đảng viên được khen thưởng là 45 đồng chí trong tổng
số 7259 đảng viên. Trung bình mỗi năm huyện kết nạp khoảng 200
đồng chí chiếm 2,7%. Hàng năm cứ đến dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn,
các ngày truyền thống quê hương, đất nước, ngày thành lập huyện
thì Đảng bộ huyện Vĩnh Linh luôn đưa ra các chương trình thi đua
khen thưởng nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
huyện đồng thời xây dựng Đảng bộ vững mạnh.
2.4 Ý nghĩa của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với công tác phát triển Đảng ở
huyện Vĩnh Linh
Quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính
trị, thường vụ Huyện ủy Vĩnh Linh đã chủ động triển khai thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Cuộc vận động này đã và đang đi vào cuộc sống, vào lòng
người, được xã hội đón nhận và trở thành một đợt sinh hoạt chính trị
văn hóa sâu rộng, tạo được sự quan tâm, hưởng ứng học tập và rèn
luyện của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Cuộc vận
động đã tạo nên sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của
cán bộ đảng viên và nhân dân góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ
đảng viên, tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, xây
dựng đời sống văn hóa, lành mạnh các quan hệ xã hội, xuất hiện


ngày càng nhiều tấm gương “người tốt việc tốt”, “học hay, làm sáng
tạo, sống văn hóa”…Cuộc vận động đã trở thành động lực thúc đẩy
các phong trào thi đua yêu nước góp phần vào việc thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị cũng như toàn
huyện.
Qua việc triển khai học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tư

tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần đông cán bộ đảng
viên, công chức đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tư
tưởng, về ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống cũng
như hành động cụ thể theo tấm gương của Người, biểu hiện qua các
hành động tự giác hằng ngày trong các mối quan hệ với gia đình,
công việc, tập thể và cộng đồng.
Như vậy có thể thấy rằng ý nghĩa của cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là vô cùng to lớn đối
với toàn Đảng bộ huyện, nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giáo
dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nâng cao về năng lực, tổ chức chính
trị mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, thông qua cuộc vận động đã xuất hiện nhiều điển hình
tiên tiến được giới thiệu vào Đảng, để phấn đấu đứng ngoài hàng
ngũ đảng viên.
Việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” đưa lại những kết quả đáng phấn khởi, tạo ra
sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động, có tác động
tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp
phần khắc phục một bước tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên, các cấp ủy đã
quan tâm nhiều hơn đến việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý tiêu cực,


sai phạm; tinh thần tự phê bình và phê bình của cán bộ đảng viên có
tiến bộ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm với
công việc được giao của cán bộ đảng viên được nâng lên. Trong
cuộc vận động này (từ năm 2007 đến nay) Đảng bộ huyện Vĩnh Linh
đã kết nạp được 516 đồng chí đảng viên mới.
KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của

Việt Nam. Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Cả
cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng cho Đảng ta,
nhân dân ta và cả thế hệ mai sau noi theo. Dù đã đi xa nhưng Người
đã để lại cho chúng ta một trong những di sản tinh thần to lớn của
mình đó là xây dựng Đảng, và về công tác phát triển Đảng, về những
giá trị đạo đức, lối sống, tác phong của người cán bộ, đảng viên…
Vì vậy học tập và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đáp
lại công lao to lớn của Người là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên và
toàn thể dân tộc trong giai đoạn mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là một trong những
vấn đề quan trọng có ý nghĩa thiết thực đối với công tác xây dựng
Đảng hiện nay, tư tưởng đó của Người là kim chỉ nam cho sự phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí
Minh viết: “Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài.
Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc
giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đến nay vẫn còn
nguyên giá trị, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm đòi
hỏi Đảng phải thường xuyên chăm lo chỉnh đốn, đổi mới, đồng thời
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt
Nam vào xây dựng phát triển đảng viên ở mỗi địa phương nhằm xây
dựng Đảng ta trong sạch và vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
mới.
Khi Đảng đã có đường lối đúng để đưa cách mạng đến thắng
lợi thì vấn đề đặt ra là Đảng phải có một lực lượng để thực hiện. Đó

chính là đội ngũ đảng viên, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có
phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực, trình độ tổ chức, lãnh đạo
quần chúng thực hiện đường lối đề ra. Thấm nhuần tư tưởng đó của
Hồ Chí Minh về phát triển đảng viên cũng như trong công tác xây
dựng Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Đảng bộ huyện
Vĩnh Linh nói riêng phải thường xuyên chỉnh đốn Đảng đồng thời
tăng cường chăm lo công tác phát triển đảng viên nhằm đáp ứng quy
luật tồn tại của Đảng. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ
huyện phải tiến hành song song cùng với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của huyện nhà.


×