Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài tự học bdtx thcs module 22+23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.62 KB, 18 trang )

NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

TỰ HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
NỘI DUNG 3
MODULE 22: SỬ DỤNG MỘT SÔ PHẨN MỀM DẠY HỌC

* Nội dung 1: VAI TRÒ CỦA PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC
Phần mềm dạy học (hay phần mềm giáo dục): Phần mềm giáo dục là phần mềm máy
tính có nhiệm vụ chính là hỗ trợ dạy học hoặc tự học.
* Trình bày những tác động của phần mềm dạy học (PMDH) đến quá trình dạy học,
nội dung dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, kĩ năng của hs:
+ PMDH có tác động tích cực tới các thành tố của quá trình dạy học:
Tác động tôi nội dung dạy học: Khác với dạy học truyền thống nội dung dạy học bao
gồm toàn bộ những tri thức trong sách giáo khoa, trong dạy học có sự hỗ trợ của PMDH,
nội dung dạy học bao gồm toàn bộ những tri thức đã được tinh giản, cô đọng, chủ yếu
nhất của chương trình, đồng thời nó còn bao gồm những tri thức có tính chất mở rộng,
cung cấp thêm các tài liệu phong phú, đa dạng, gọn nhẹ,... tuỳ theo các mức độ nhận
thức khác nhau. Toàn bộ nội dung môn học được trực quan hoá dưới dạng văn bản, sơ
đồ, mô hình, hình ảnh, âm thanh... và được chia thành các đơn vị tri thức tương đối độc
lập với nhau.
Tác động tới PPDH: Các PPDH truyền thống (thuyết trình, vấn đáp...) khó thực hiện
được cá thể hoá quá trình dạy học, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá khó thực hiện được
thường xuyên, liên tực đổi với tất cả HS. PMDH tạo ra môi trường học tập mới - môi
trường học tập đa phương tiện có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS,
tăng cường sự tương tác giữa các thành tố của quá trình dạy học, đặc biệt là sự tương tác
giữa thầy- trò, giữa người học - máy. Đồng thời, PMDH có khả năng tạo ra sự phân hoá
cao trong dạy học. với PMDH, HS tự lựa chọn nội dung học tập, nhiệm vụ học tập theo
tiến độ riêng của mình, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng HS, qua đó hình
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH


TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

1


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

thành cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nhờ có sự hỗ trợ của PMDH, quá trình
học tập của từng HS được kiểm soát chặt chẽ.
Với các phần mềm mở, GV có thể tự xây dựng, tự thiết kế những bài giảng, bài tập cho
phù hợp đối tượng HS, cho phù hợp năng lực chuyên môn của mình. Nhờ đó có thể chủ
động cải tiến hoặc đổi mới PPDH một cách tích cực ờ bất kì tình huống nào, nơi nào có
máy tính điện tử. Một PMDH, với nhiều công cụ trình diễn, có thể giúp thiết kế một bài
giảng hoàn chỉnh theo đúng ý đồ riêng của mỗi GV một cách rõ ràng với những hình
ảnh sống động và màu sắc theo ý muổn cho từng bài dạy. Nhờ đó, GV có thể hạn chế tối
đa thời gian ghi bảng, thay vào đó là làm việc trực tiếp với HS. Với kĩ thuật đồ họa tiên
tiến, chúng ta có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng thực tế mà khó có thể đưa ra
cho HS thấy trong mỗi tiết học.
Tác động tới hình thức dạy học: Đối với quá trình dạy học truyền thống, GV sử dụng
hình thức dạy học đồng loạt là chủ yếu, đôi khi có kết hợp với các hình thức dạy học
khác như hình thức thảo luận nhóm, hình thức seminar, tham quan học tập... Việc sử
dụng PMDH trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS làm cho các hình thức tổ chức
dạy học như trên có những đổi mới và việc kết hợp giữa các hình thức dạy học này
nhuần nhuyễn hơn. với PMDH, hoạt động dạy và học không còn chỉ hạn chế ờ trườnglớp, ở bài- bảng nữa, mà cho phép GV có thể dạy học phân hoá theo đối tượng, HS học
theo nhu cầu và khả năng của mình. PMDH giúp HS tự học tại trường hoặc tại nhà bằng
hình thức trực tuyến để năng cao trình độ nhận thức phù hợp với khả năng cá nhân.
Tác động tới phương tiện dạy học: Việc sử dụng PMDH sẽ tạo điều kiện để việc học
tập của HS được diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu, giúp cho GV có điều kiện dạy
học phân hoá, cá thể hóa nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi HS.
Tác động tới kiểm tra, đánh giá: Việc làm bài thi trắc nghiệm khách quan bằng PMDH

sẽ giúp HS tăng cường kĩ năng tự kiểm tra, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong
thi cử, tránh được những ảnh hường khách quan (bị khiển trách, chê cười,...); GV có thể
dễ dàng thống kê các sai lầm, giúp HS tìm được những nguyên nhân và cách khắc phục.
Cung cẩp thông tin phân hồi kịp thời để GV điều chỉnh phương pháp dạy và học.
2

GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

Tác động tới kĩ năng của HS: với PMDH, HS được hoạt động trong môi trường dạy
học mới, giàu thông tin làm tăng kĩ năng giao tiếp, khả năng hợp tác và năng lực áp
dụng CNTT. Vì vậy, PMDH góp phần hình thành được kĩ năng học tập có hiệu quả cho
HS. Do HS chiếm lĩnh tri thức đã được cô đọng, tinh giản nên thời gian dành cho lĩnh
hội lí thuyết giảm đi nhiều, thời gian luyện tập được tăng lên. Như vậy HS được hoạt
động nhiều hơn, rèn luyện kĩnăng thực hành nhiều hơn và tư duy suy nghĩ nhiều hơn.
* Nội dung 2: MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI PHẦN MỀM DẠY HỌC
ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG 2
Câu 1: Bạn hãy cho biết thế nào là phần mềm công cụ hỗ trợ dạy học môn học?
Theo quan điểm sú dụng phần mềm như phương tiện dạy học, căn cứ vào chức năng
của phần mềm mà có thể phân loại PMDH thành hai dạng: phần mềm công cụ hỗ trợ
dạy học môn học và PMDH theo môn học. Trong đó Phần mềm công cụ hỗ trợ dạy học
môn học ]à những phần mềm tiện ích dùng để hỗ trợ GV thiết kế nội dung bài giảng
nhằm truyền tải kiến thức một cách thuận lợi đến HS, như MindMap, Lecture Maker,
Violet,...
Câu 2: Hãy kể tên một số PMDH theo môn học mà bạn giảng dạy:
PMDH theo môn học: Là những phần mềm chuyên dùng để dạy học những kiến thúc

môn học đó (ví dụ các PMDH môn Toán như Maple, Cabri, Graph, Geogebra,...; PMDH
môn Vật lí như Galileo, Crocodile Physics,...; PMDH môn Hoá học như PL table,
Crocodile Chemistry,...; PMDH môn Tiếng Anh như Home 4 English, Grammar,
English Study,...).
Phần mềm di tích quốc gia hỗ trợ dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công dân

* Nội dung 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

3


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

Câu 1: Trong các tiêu chí đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT&TT, tiêu chí đánh giá
hiệu quả cuối cùng được coi là quan trọng nhất, vì tiêu chí này yêu cầu phải xác định
hiệu quả của tiết dạy học. HS phải hứng thú học tập hơn, hoạt động tích cực hơn. Kiến
thức, kĩ năng đạt được qua tiết dạy học có ứng dụng CNTT&TT phải tốt hơn khi chỉ dạy
bằng các phương tiện dạy học truyền thống.
Câu 2: Trong toàn bộ chương trình, không phải bất cứ chủ đề nào cũng phải ứng dụng
CNTT. Trong trường hợp chủ đề dạy học chỉ cần tới các thiết bị truyền thống thì không
nên sử dụng CNTT.Việc sử dụng CNTTsẽ không chỉ tốn kém mà có khả năng làm giảm
chất lượng tiết dạy học. Tiết học được lựa chọn phải có tình huống dạy học trong đó việc
ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả hơn hẳn so với truyền thống.

* Nội dung 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHĂN MỀM DẠY HỌC CHUNG
Câu 1: Thực hành Thiết kế BGĐT

Câu 2: Bạn hãy cho biết ưu điểm của BĐTD và cách ghi chép trên BĐTD?:
BĐTD là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu mở rộng một ý tưởng, hệ thống hoá
một chú đề hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Ghi chép trên BĐTD nên viết ngắn gọn, viết có tổ chức, viết lại theo ý của mình, nên
chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý khi cần. Nên tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài
4

GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

dòng hay ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết và không nên dành quá nhiều
thời gian để ghi chép.
*Nội dung 5: SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC THEO MÔN HỌC
Câu 1. Nêu nhũng ưu điểm của việc sử dụng PMDH trong việc mô phòng thí nghiệm ở
trường THCS.
Việc sử dụng PMDH quá trình thí nghiệm các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học có những
ưu điểm: Giúp rút ngắn thời gian cho việc quan sát,
thu nhận và xử lí kết quả thi nghiệm. Cung cấp những thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô
phỏng thay thế cho các thí nghiệm nguy hiểm, các thí nghiệm phức tạp kéo dài. Giúp xử
lí sổ liệu nhanh và có thể tự động thực hiện một loạt thao tác tính toán, tìm mối liên hệ,
vẽ biểu đồ... Nhờ PMDH, có thể thực hiện các thí nghiệm ở kích thước phân tử giúp
người học nắm rõ tính chất của vật chất ở cấp độ vĩ mô hoặc các quá trình thực hiện ở
cấp độ vĩ mô, lâu dài.
Câu 2: Những lưu ý khi sử dụng PMDH trong giảng dạy ở trường THCS:
Việc sử dụng PMDH phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ giúp HS tổ chức hoạt

động nhận thức thuận lợi hơn.
GV tăng cường sự tương tác với HS, nắm bắt sự hiểu biết của HS thông qua quan sát các
minh hoạ thục nghiệm, phát huy trí tưởng tượng của HS khi sử dụng PMDH.
Phối hợp việc sử dụng PMDH và các công cụ truyền thống để HS tích cực học tập.
Phối hợp việc sử dụng PMDH với việc dìến đạt của người thầy' để tăng cường truyền
đạt cho Hs những kiến thức, kĩ năng cơ bản.
GV cần làm chủ PMDH, cùng lúc biết vận dụng khéo léo các phương pháp sư phạm của
minh, thay đổi vai trò của người thầy thành người điều khiển, cố vấn, thể chế hoá kiến
thức.
=========================================================================

NỘI DUNG TỰ HỌC BDTX
MODUL 23: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

5


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

Ngày 07 tháng 1 năm 2014
* NỘI DUNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG I: ( đã chép tay )
HOẠT ĐỘNG II: MỤC ĐÍCH CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

* Vai trò của kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của hs.

Kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt vì:
Thứ nhất: Kiểm tra là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khâu mở đầu cho một chu trình
tiếp theo của quá trình dạy học. Ở khâu cuối cùng, kiểm tra giúp gv đánh giá được chất
lượng học tập của hs đồng thời cũng giúp gv tự đánh giá việc giảng dạy của mình. Ở
khâu tiếp theo ( tức là trước khi vào bài mới), kiểm tra giúp hs liên kết mạch kiến thức,
dựa trên kiến thức cũ để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới.
Thứ hai: kiểm tra, đánh giá giúp gv hiểu rõ việc học tập của hs, phát hiện những thiếu
sót trong kiến thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa.
Thứ ba: kiểm tra, đánh giá sẽ hình thành cho hs ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong
học tập.
Thứ tư: Kiểm tra đánh giá giúp hs hình thành và rèn luyện những kĩ năng trong học tập
và cuộc sống như nói, viết, cách trình bày một vấn đề khúc triết, rõ ràng.
* Mục đích của việc kiểm tra- đánh giá
- Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi hs và tập thể lớp, tạo
cơ hội cho hs phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp hs nhận ra sự tiến bộ của mình,
khuyến khích động viên việc học tập.
- Giúp chho gv có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự
hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học.

6

GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều

chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều
chỉnh hoạt động dạy của thầy.
* Chức năng của việc kiểm tra- đánh giá: Kiểm tra đánh giá có 3 chức năng cơ bản:
1. Đánh giá: Xác nhận thành tích học tập của hs so với hs khác hoặc làm sáng tỏ mức độ
đạt hay chưa đạt được của hs về kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu bài học.
2. Phát hiện lệch lạc: Trên cơ sở đánh giá kết quả học tập, gv có thể phát hiện những mặt
tốt, những mặt chưa tốt, điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn cúng như tìm ra những
nguyên nhân của những sai sót trong quá trình dạy học.
3. Điều chỉnh: Từ việc phát hiện những sai sót trong quá trình dạy học, gv có thể tìm ra
phương pháp điều chỉnh quá trình học tập của hs, đồng thời bổ sung hoàn thiện hoạt
động dạy học của mình. 3 chức năng này liên kết đan xen, bổ sung và thống nhất với
nhau. Qua việc kiểm tra đánh giá này giúp hs tìm ra những điểm thành tích, sai sót của
mình từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.Chính nhờ những đánh giá này đã đem đến
những giải pháp cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và thông qua
đó điều chỉnh phương pháp dạy học của gv và hướng cho hs cách tự đánh giá để điều
chỉnh phương pháp học tập một cách hiệu quả nhât.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất cần thiết vì:
+ Giúp giaó viên nắm được tình hình học tập của hs, mức độ phân hóa về trình độ học
lực của hs trong lớp, có biện pháp giúp đỡ những hs yếu kếm, bồi dưỡng hs giỏi.
+ Giúp hs biết được khả năng học tập của hs so với mục tiêu bài học, xác định nguyên
nhân thành công cung như không thành công trong việc tiếp thu kiến thức căn bản.
+ Giúp cho đội ngũ cán bộ quản ly giáo dục đề ra những phương pháp đổi mới phù hợp
nhằm năng cao chất lượng giáo duc, cải thiện hs yếu, kém, giúp hs cách năm được kiến
thức căn bản nhất trong học tâp.
+ Tạo cơ hội cho hs phát triển kỹ năng, giúp hs nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến
khích, động viên trong học tập, tinh thần phấn khởi dễ dàng tiếp thu được kiến thức căn
bản nhất.
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


7


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

Việc kiểm tra, đánh giá có nghĩa vô cùng quan trong đối với hs, gv, cán bộ quản lý:
+ Việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thương xuyên cung cấp thông tin ngược giúp
người học điều chỉnh được hoạt động học hiệu quả.
+ Giúp hs thấy được mình đã tiếp thu được kiến thức đã học ở mức độ nào, chỗ nào cần
bổ sung, chỗ nào cần điều chỉnh sai sót.
+ Giúp hs tái hiện, ghi nhớ, khái quát hóa, hệ thông hóa nhăm phát triển tư duy sáng tao,
linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
+ Giúp hs có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên trong học tập, nâng cao ý
thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn trong học tâp.
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách trong đó phải đề cập đến quá
trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs. Điều này đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt
động dạy và học hiệu quả.
Nếu đánh giá sai, kiểm tra sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại
lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác,
khách quan giúp người học tự tin, hăng say nâng cao năng lực sáng tao trong học tập.
Giúp gv biết được mức độ điều chỉnh kịp thời phương pháp dạy cho phù hợp với hs.
==================================================================

Ngày 10 tháng 1 năm 2014
MODUL 23: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG III: THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.


Tùy thuộc và đối tượng đánh giá, cấp độ và phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh
giá sẽ được tiến hành theo những bước khác nhau, nhưng nhìn chung đánh giá thường
bao gồm các bước sau:
a. Bước 1: Quyết định đánh giá. Trả lời câu hỏi: có cần phải đánh giá vấn đề này không?
b. Bước 2: Xây dựng các tiêu chí đánh giá. Cần chỉ rõ mục tiêu đánh giá, các tình huống
được đánh giá và các biến số, các mức độ đạt được mục tiêu và mức độ dao động của
8

GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

các biến số. Đánh giá sẽ càng có giá trị khi các tiêu chuẩn càng rõ ràng và phù hợp.
Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá còn cần được thông báo cho các hs để tạo ra sự thống
nhất giữ người đánh giá và người được đánh giá.
c. Bước 3: Thu thập các thông tin thích đáng. Tùy theo những quyết định và những tiêu
chí đã được công nhận để xác định những thông tin cần thu nhập, những tình huống và
những công cụ cần thiết để đánh giá.
d. Bước 4: Đối chiếu các tiêu chí đã được thống nhất với các thông tin đã thu thập. Cần
lưu ý tỉ trọng giữa các tiêu chí và việc khái quát hóa các thông tin.
e. Bước 5: Kết luận phải thật chính xác trước khi công bố kết luận đó.
g.Bước 6: Đưa ra những nhận định về giá trị và đề xuất hướng phát triển hoặc biện pháp
để cải thiện tình hình.
====================================================
Ngày 14 tháng 1 năm 2014
MODUL 23: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG IV: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ XU

HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HIỆN NAY.

Yêu cầu của việc đánh giá.
+ Thứ nhất: Tính quy chuẩn: Phải đảm bảo mục tiêu hoạt động dạy và học, đảm bảo
lợi ích người được đánh giá và phát triển được. phải trả lời những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đánh giá?
- Nội dung đánh gía?
- Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá?
- Đánh giá bằng phương pháp, phương tiện nào?
- Ai đánh giá?
- Thời điểm đáng giá?
- Địa điểm đánh giá?
- Quyền lợi và trách nhiệm người được đánh giá?
- Tính pháp lý của việc đánh giá?
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

9


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

+ Thứ hai: Tính khách quan: Khách quan là yêu cầu đương nhiên của mọi cuộc đánh
giá. Nếu việc đánh giá khách quan sẽ có tác dụng kích thích động cơ và tính tích cực học
tập của người học. Đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ thân thiện, đoàn kết giữa
các hs. Ngược lại nếu đánh giá thiếu tính khách quan sẽ dễ nảy sinh các tác động xấu,
tiêu cực đến hoạt động của người học, làm giảm hiệu quả đích thực của học tập. tính
khách quan của việc đánh giá phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của người
đánh giá phụ thuộc vào tính quy chuẩn của việc đánh giá và phụ thuộc vào quan điểm,

phương pháp, phương tiện đánh giá.
+ Thứ ba: Tính xác nhận và phát triển: Tính xác nhận là việc đánh giá phải khẳng định
được nội dung được đánh giá so với mục tiêu đánh giá và nguyên nhân của hiện trạng
đó, dựa trên những tư liệu khoa học chính xác và các lập luận xác đáng.
+ Thư tư: Tính nhân đạo và phát triển: giúp cho người được đánh giá không chỉ nhận
ra hiện trạng cái mình đạt được mà còn có niềm tin vào khả năng trong việc tiếp tục phát
triển hoặc khắc phục những điểm không phù hợp.
* Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu khách quan, thiếu chính xác trong
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs thường thể hiện ở:
- Công cụ kiểm tra, đánh giá; tổ chức kiểm tra, đánh giá.
- Tâm trạng, sức khỏe của các đối tượng được kiểm tra, đánh giá.
- Chủ quan của các chủ thể tham gia vào kiểm tra, đánh giá.
* Các xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay là:
- Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình.
- Chuyển từ xem xét đánh giá như là một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang
là một bộ phận tích hợp của quá trình dạy học.
- Chuyển từ giữ kín các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá sang công khai các tiêu chuẩn,
tiêu chí.
- Chuyển từ đánh giá các kỹ năng riêng lẻ đánh giá sang các kỹ năng tổng hợp.
- Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang dựa trên nhiều thông tin, đa dạng; người học tự
đánh giá và đánh giá từ các chủ thể khác nhau.
10 GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

* Biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn.
Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn không những

chỉ nhằm mục đích đánh giá hs một cách toàn diện mà còn phải đạt yêu cầu để đánh giá
thẩm mĩ của hs như: diễn đạt trong sáng, rõ ràng, có sức thuyết phục với người nghe,
người đọc. Muốn vậy, đề kiểm tra môn ngữ văn cần phải đạt một số yêu cầu sau:
- Hình thức: câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, kích thích được khả năng trả lời của hs.
- Mức độ: kết hợp cả ba mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng của hs.
- Nội dung: Đảm bảo tính chính xác, đảm bảo mục tiêu dạy học, phù hợp với thời gian
kiểm tra, góp phần đánh giá đúng trình độ hs.
====================================================
Ngày 17 tháng 1 năm 2014
* NỘI DUNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH

* Thu hoạch 1. Kiểm tra vấn đáp
1.1 Khái niệm: Kiểm tra miệng là phương pháp đánh giá rất phổ biến trong dạy học.
Trong đó gv đưa ra các câu hỏi ngắn để hs trả lời. Hs có thể được chuẩn bị, hoặc không
được chuẩn bị trước câu hỏi. Căn cứ vào câu trả lời, gv có thể đo lường và đánh giá các
kết quả đạt được ở hs
a. Điểm mạnh
- Tính linh hoạt, cơ động
- Có thể kiểm tra trí nhớ, tư duy hay các phẩm chất tâm lý khác
- Có thể tiến hành trong và ngoài lớp học.
- Dùng để đánh giá hs trước, trong và kết thúc khóa học.
- Giá trị chẩn đóan các câu hỏi miệng khá cao, vì gv có điều kiện trao đổi với từng hs và
kích thích tư duy của họ
b. Hạn chế
- Phương pháp đánh giá mang đậm chất chủ quan của gv( cách đặt câu hỏi, nhận xét và
đánh giá tức thời)
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


11


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

- Khó so sánh giữa các hs
- Tốn nhiều thời gian trong quá trình kiểm tra
- Nhiều hs ngại tiếp xúc, ngại nói trước mặt gv, ảnh hưởng đến kết quả bài thi
1.2. Một số gợi ý khi sử dụng phương pháp đánh giá bằng vấn đáp.
- Xác định rõ ràng mục đích của bài kiểm tra vấn đáp
+ Nhằm mục đích gì
+ Đánh giá nhanh kiến thức của hs trong giờ học hay bài thi hết môn, cuối khóa
- Câu hỏi nên được soạn trước để hs có thời gian chuẩn bị, nhất là đối với bài thi cuối
khóa.
- Dung lượng câu hỏi không quá dài. Nội dung phải phù hợp với mục tiêu đánh giá.
Không đề cập nhiều nội dung trong một câu hỏi. Hạn chế câu hỏi có tính chất học thuộc.
Khuyến khích các câu hỏi suy luận và kích thích tư duy của hs
- Câu hỏi rõ rang, nhất quán, ngôn ngữ chính xác
- Thái độ hỏi thi của gv có ảnh hưởng rất lớn đến câu trả lời của hs. Không nên có thái
độ quan tòa trong lúc hỏi thi. Có những câu hỏi phụ để gợi mở. Tối kị nhìn người cho
điểm.
* Thu hoạch 2. Bài kiểm tra tự luận:
2.1 Khái niệm:- Bài kiểm tra (bài thi) dạng tự luận truyền thống là bài thi trong đó, hs tự
do viết câu trả lời ra giấy về một vấn đề cho trước. Dựa vào những câu trả lời được viết
ra , gv cần cho điểm hoặc xác định các mức độ kết quả bài thi.
- Phân biệt:
+ Bài thi tự luận: số lượng câu hỏi ít và có tính mở.
+ Trong bài trắc nghiệm tự luận ngắn: số lượng câu hỏi nhiều và có tính xác định cao.
- Một số ưu điểm và hạn chế của bài kiểm tra tự luận:

+ Ưu điểm
- Có khả năng đo lường được các mục tiêu đã xác định trước.
- Khả năng độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo trí tuệ và cảm xúc của hs.
- Đánh giá được kiến thức và thái độ của hs.
12 GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

+ Hạn chế
- Nội dung bài thi khó bao quát tòan bộ chương trình, chỉ tập trung vào một số ít phần
chính.
- Khó xác định các tiêu chí đánh giá. Bài thi khó chấm và chấm lâu.
- Khó đảm bảo tính khách quan trong khâu chấm bài , mang tính chủ quan của người
chấm.
2.2: Một số gợi ý khi sử dụng phương pháp
- Xác định rõ ràng mục tiêu đánh giá
- Câu hỏi phải phù hợp với nội dung và mục tiêu học tập.
- Sắp xếp các câu theo trình tự từ dễ đến khó.
- Quy định thời gian và điểm cho mỗi câu hỏi
- Chấm bài phải có và chấm theo đáp án.
* Thu hoạch 3. Bài kiểm tra trắc nghiệm
a. Khái niệm: Phương pháp đánh giá bằng bài thi trắc nghiệm là phương pháp sử dụng
bài trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá kết quả học tập của hs.
* Phân loại:
- Căn cứ vào giáo dục, ta chia thành hai loại
+ TN năng lực: đo về năng lực của cá nhân ( TN trí tuệ, TN năng khiếu…)
+ TN kết quả học tập: đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ của hs.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng kết quả TN:
+ TN đối chiếu: so sánh kết quả học tập giữa các hs
+ TN theo tiêu chí: xác định khả năng hay kết quả học tập của hs so với mục tiêu đề ra
ban đầu.
- Căn cứ vào nội dung môn học:
+ TN viết
+ TN phi ngôn ngữ
+ TN dùng lời
b. Ưu điểm – hạn chế của Trắc nghiệm
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

13


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

+ Ưu điểm:
- Bài TN có thể đo được dải khá rộng các mức độ kết quả học tập của hs - theo mục
tiêu: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Ngoài ra còn đo được các
mục tiêu cảm xúc và tâm vận của hs.
- Tính khách quan cao.
- Tính bao quát về nội dung lẫn đối tượng cao
- Tiết kiệm thời gian (làm nhanh, dễ chấm, chấm nhanh…)
+ Hạn chế:
- Khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của hs, đặc biệt là sức sáng tạo của hs.
- Việc soạn thảo bài trắc nghiệm khó, đòi hỏi người soạn phải có kĩ thuật, kinh nghiệm
- Việc soạn thảo hình thành bài TN tốn nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn phức tạp,
tốn kinh phí.

c. Các loại câu hỏi trắc nghiệm:
* Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi lựa chọn là loại câu hỏi, trong đó có phần gốc và phần trả lời. Phần gốc là một
câu dẫn, tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần trả lời là các phương án cho sẵn, trong đó có
một phương án đúng nhất theo nội dung của phần dẫn, còn các phương án khác có tác
dụng gây nhiễu. Trong một câu hỏi, tốt nhất là nên có từ 4 -5 phương án lựa chọn.
- Một số yêu cầu khi soạn thảo:
+ Phần gốc và phần lựa chọn phải trên cùng một nội dung đánh giá. Chủ ngữ phải phù
hợp với động từ
+Các phương án trả lời phải tương tự nhau về độ khó, độ dài của câu.
+Hạn chế những câu trả lời dạng : tất cả những ý đó, tất cả đều sai…(dễ làm hs hiểu
lầm xem đó là gợi ý )
+Chỉ nên có một lựa chọn đúng
+Vị trí các câu trả lời đúng cần được đảo ngược ngẫu nhiên.
* Câu hỏi đúng – sai
- Câu hỏi đúng – sai là loại câu khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nào đó. Hs
14 GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

phải đọc, suy nghĩ và nhận định lời khẳng định hoặc phủ định đó là đúng hay sai.
Ví dụ: Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
Đúng

Sai

- Câu hỏi đúng sai phù hợp để hỏi những sự kiện, thuật ngữ và các kiến thức có quan hệ

nhân quả. Dễ khuyến khích người trả lời phỏng đoán, không phù hợp khi dùng đo các
kiến thức có tính suy luận cao, vì vậy không nên dùng nhiều trong các bài trắc nghiệm.
- Một số yêu cầu khi soạn thảo
+ Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.
+ Tránh dùng câu phủ định như “không”, “không phải” hoặc các từ “đôi khi”, “luôn
luôn”, …vì chúng dễ gây hiểu lầm
+ Bố trí các câu đúng và câu sai có dụng ý, nhằm tránh sự trùng lặp các câu đúng hoặc
sai theo qui luật.
* Câu hỏi ghép đôi
- Câu ghép đôi là câu hỏi có hai phần: phần dẫn và phần trả lời. Phần dẫn thường ở bên
trái, là các câu, các mệnh đề nêu thuật ngữ, nội dung, định nghĩa…Phần trả lời là phần
bên phải, cũng bao gồm các câu, mệnh đề…mà nếu được ghép đúng vào mệnh đề dẫn ở
bên trái sẽ trở thành một phương án đúng, một ý hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của hs là ghép
mệnh đề có trong phần trả lời vào mệnh đề tương ứng ở phần dẫn.
- Các câu dạng ghép đôi có thể đánh giá được mức độ hiểu của các dữ kiện. tuy nhiên,
khó phản ánh tư duy cấp cao, khó soạn thảo
* Câu hỏi điền thế
Vd: Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện
tượng đang .... tác động vào các giác quan.
* Câu hỏi ngắn
Vd: Hãy nêu ngắn gọn cảm giác là gì?
d. Gợi ý các bước soạn thảo bài trắc nghiệm
e. Yêu cầu của bài trắc nghiệm
- Có giá trị
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

15



NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

- Có độ tin cậy về kết quả
- Độ khó của câu và bài trắc nghiệm
- Độ phân biệt
* Thu hoạch 4. Phương pháp quan sát
Vấn đề đặt ra trong quan sát:
Khi nào thì quan sát?
Ai quan sát?
Quan sát như thế nào?
Những suy luận nào được rút ra khi thu được những thông tin khi quan sát.
Phương pháp quan sát
Quan sát khi nào thì hiệu quả nhất:
Quan sát hs trong tình huống giả định: khi hs thảo luận nhóm về một vấn đề mà gv đưa
ra.
VD: Hs hay đánh bạn gái, gv gặp và đặt ra câu hỏi: Nếu có người nào đó đánh em gái
em thì em làm thế nào?
Quan sát hs trong tình huống tự nhiên: những mẩu chuyện tình cờ, tình huống diễn ra tự
nhiên
Ưu điểm đối với quan sát
Thuận lợi để đánh giá thái độ, cung cấp cho gv những thông tin bổ sung có giá trị mà
những thông tin này khó đo được bằng các phương pháp khác
Quan sát thường xuyên có thể cung cấp một sự kiểm tra liên tục về sự tiến bộ của hs
Gv có thể sửa lỗi kịp thời cho hs
Hạn chế
Kết quả quan sát phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của người quan sát.
Những yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sai sót khi quan sát: ấn tượng ban đầu của gv về
hs, gv không quan tâm tới ảnh hưởng của mình tới hs, gv không quan tâm tới việc lí
giải các hành vi của hs hoặc lí giái không đúng

Yêu cầu đối với phương pháp quan sát
16 GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

Xác định trước những sự kiện cần quan sát nhưng cũng cần chú ý đến những sự kiện bất
thường.
Quan sát và ghi chép đầy đủ về sự kiện đặt trong một tình huống cụ thể để sự kiện trở
nên có ý nghĩa hơn.
Sự kiện xảy ra cần phải được ghi chép lại càng sớm càng tốt.
Mỗi bản ghi chỉ nên tập trung vào 1 sự kiện.
Quan sát cần lựa chọn: nếu quan sát một tập thể thì cũng tập chung vào một vài cá
nhân: Hs cá biệt, hs chậm chạp, hs có những biệu hiện lạ
Yêu cầu đối với phương pháp quan sát
Tách riêng phần mô tả chân thực sự kiện và phần nhận xét của cá nhân gv.
Cần ghi chép cả những hành vi tích cực và hành vi tiêu cực
Cần thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra những nhận xét, đánh giá về hành vi,
thái độ của hs.
Việc ghi chép sự kiện cần phải được luyện tập và huấn luyện cho gv một cách bài bản
để việc ghi chép mang tính khoa học, hệ thống và giúp ích cho hoạt động dạy học và
giáo dục.
- Ghi chép các sự kiện thường nhật
Ghi chép những sự kiện thường nhật là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết
đáng chú ý mà gv nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với hs. Những sự kiện cần được
ghi chép lại ngay sau khi nó xảy ra.
ý nghĩa: giúp cho gv dự đoán khả năng và cách ứng xử của hs trong những tình huống
khác nhau hoặc giải thích cho kết quả thu được từ những bài kiểm tra viết của hs.

* Mẫu ghi chép sự kiện thường nhật
Lớp: ___________ Tên hs: _______________
Thời gian: _______ Địa điểm:___________ Người quan sát: ___________
Sự kiện: …
Nhận xét: …
- Lợi ích của sổ ghi chép sự kiện là nó mô tả lại những hành vi của hs trong tình huống
GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

17


NỘI DUNG THU HOẠCH TỰ HỌC BDTX CHU KÌ III

tự nhiên. Qua hoạt động và việc làm cụ thể, hs thể hiện mình rõ nét và chân thực nhất
- Việc ghi chép sự kiện có thể ghi lại được những tình huống rất hiếm hoi, không điển
hình nhưng rất quan trọng trong việc đánh giá hs mà không phương pháp nào thay thế
được.
+ Ưu: Phù hợp với hs nhỏ, lứa tuổi chưa có khả năng làm bài kiểm tra viết hay chưa có
khả năng tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.
Trẻ nhỏ lại thường có những hành vi bột phát và không kiềm chế vì vậy việc quan sát
và giải thích hành vi thường dễ dàng và chính xác hơn.
+ Hạn chế: Đòi hỏi gv nhiều thời gian và công sức để để ghi chép một cách liên tục và
có hệ thống, rất khó để đảm bảo việc ghi chép và nhận xét các sự kiện một cách hoàn
toàn khách quan.
+Yêu cầu: tổng hợp ý kiến của tất cả các gv tham gia ghi chép về một hs thì việc đánh
giá sẽ khách quan hơn.
- Vì hs thay đổi những biểu hiện bất thường trong những hoàn cảnh khác nhau nên gv
khó có thể thu thập đầy đủ thông tin để có một bức tranh đầy đủ toàn diện về hs.

Gv chỉ nên đưa ra đánh giá của mình khi đã có đầy đủ lượng thông tin cần thiết.
============================================================

18 GIÁO VIÊN: CAO MINH ANH

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN



×