Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài tự học: Trang trí nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.24 KB, 7 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA SINH HỌC
٭٭٭

BÀI TỰ HỌC
Môn: TRANG TRÍ NHÀ Ở










GVHD: LÊ THỊ MỸ TRÀ
SVTH: NGUYỄN THỊ MINH THƯ
LỚP: 31K8


Tháng 10 / 2008

1
Mục lục
٭٭٭
Mục lục và tài liệu tham khảo …………………………………………………….Trang 2
Câu 1: Khi lựa chọn nhà cửa thì chủ nhân cần căn cứ vào
các yếu tố gì? ………………………………………………………………Trang 3
Câu 2: Nêu tầm quan trọng trong mối quan hệ láng giềng?


Nêu ví dụ minh hoạ? ……………………………………………………… Trang 4
Câu 3: Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau
kiểu nhà hiện nay và kiểu nhà cổ truyền? Sưu tầm
hai hình minh họa kiểu nhà hiện đại và cổ truyền? …………………………Trang 5
Ý kiến đánh giá của giảng viên………………………………………………….....Trang 7







Tài liệu tham khảo
٭٭٭

1. Giáo trình trang trí nhà ở (Nguyễn Đình Hòa)
2. Tạp chí “ Nhà đẹp ”.
3. Webside “ Sucsongmoi.com.vn ”.
4. Việt Nam xưa và nay Nhà xuất bản Trẻ (1998)



Câu 1: Khi lựa chọn nhà cửa thì chủ nhân cần phải căn cứ vào các yếu tố gì?

2
Một số yếu tố quan trọng cần quan tâm khi lựa chọn nhà cửa:
 Địa hình:
Tuỳ theo từng loai địa hình mà ta có những cách xây dựng nhà cửa khác nhau cho
phù hợp với đặc điểm của loại địa hình đó.
Ví dụ: Ở vùng núi, ta thường gặp các ngôi nhà sàn cao, mục đích xây dựng như thế

là để tránh sự tấn công của thú dữ và tận dụng khoảng trống dưới sàn nhà để cất giữ nông
cụ, dự trữ thức ăn, cũi khô hoặc nuôi gia súc gia cầm, …
Ở vùng đồng bằng thường là nhà trệt vì nơi này có địa hình bằng phẳng.
 Khí hậu và điều kiện tự nhiên:
Kết cấu của từng ngôi nhà có khác nhau cũng do điều kiện khí hậu nơi sinh sống
của từng chủ nhân ngôi nhà.
Ví dụ: Ở vùng có khí hậu lạnh, nhà thường có tường dày cách nhiệt, có lò sưởi, …
Nhà ở vùng nhiệt đới ẩm như chúng ta thường phải đảm bảo được sự thoáng
mát, chống mưa gió và ngập úng. Do lượng mưa nhiều nên mái nhà nhất thiết phải có độ
nghiêng phù hợp, tạo điều kiện thoát nước dể dàng.
Nhà ở miền Trung, do thường xãy ra thiên tai nên nhà rất nhỏ gọn, mái
thấp,… còn ở miền Nam, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên kiểu dáng nhà rất phong phú và
đa dạng: nhà trệt, nhà lầu, vila, nhà kiến trúc sân vườn,…

Vật liệu địa phương:
Thông thường, để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà ở, người ta thường tận dụng các
vật liệu có sẳn ở địa phương để xây dựng nhà ở. Do đó, ở từng địa phương khác nhau sẽ
có những ngôi nhà được xây dựng với vật liệu khác nhau.
Ví dụ: nhà bằng gỗ đinh, lim, sến, tre của các dân tộc miền núi, nhà gỗ cổ truyền ở
đồng bằng; Nhà được dựng bằng gỗ vườn, gỗ địa phương như gỗ mít, nhãn, bạch đàn, cừ
tràm,…

Đặc điểm về dân tộc:
Mỗi dân tộc ang những đặc trưng riêng về văn hoá, lối sống của dân tộc mình. Do
vậy, nhà ở của từng dân tộc khác nhau cũng mang những đặc điểm rất khác nhau.
Ví dụ: Nhà ở của dân tộc Chăm, Khơ-me, thường có mái nhà vút cong, giữa là
đỉnh tháp nhọn nhô cao. Nhà ở của các dân tộc Tây Nguyên thường là kiểu nhà rong có
sàn và mái cao, …

Phong tục tập quán

Dựa vào phong tục tập quán của từng vùng miền, dân tộc khác nhau mà người ta sẽ
lựa chọn cách thức, phương hướng xây dựng nhà khác nhau. Quan niệm xưa cho rằng

3
chọn đất và hứơng nhà là rất quan trọng đối với số phận của các thành viên trong gia
đình. Việc chọn đất và hướng nhà thường theo thuyết “phong thuỷ”, thuyết này nêu lên
mối quan hệ của việc chọn đất, đặt hướng nhà, bố trí nội thất trong nhà có liên quan đến
tuổi tác, ngày sinh tháng đẻ của gia chủ, phù hợp với thuyết âm dương.
Hướng lí tưởng theo quan niệm trước đây là:
“Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam”
“Ngõ thước thợ, nhà hướng Nam
Dẫu không phải làm cũng có mà ăn”

Câu 2: Nêu tầm quan trọng trong mối quan hệ láng giềng? Ví dụ minh hoạ?
Mỗi gia đình, mỗi con người đều sống chung trong một cộng đồng, xã hội.Ngoài
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn có mối quan hệ giữa bà con hàng
xóm, láng giềng với nhau. Do con người luôn sống quây quần thành các làng xã, thôn
xóm gồm có nhiều gia đình cùng sống gần nhau nên đã tạo điều kiện để phát triển tình
cảm thân mật giữa láng giềng với nhau, “bà con hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.
Ông bà xưa có câu: “Bà con xa không bằng láng giềng gần” hay “Bán họ hàng xa
mua láng giềng gần”… đã phần nào nói lên tàm quan trọng của mối quan hệ láng giềng.
Vậy, thế nào là mối quan hệ láng giềng?Các kiến trúc nhà cửa có tầm quan trọng như thế
nào đối với mối quan hệ láng giềng?
Láng giềng là những gia đình sống cạnh nhau, gần gũi nhau, có mối quan hệ khăng
khít, thường xuyên quan tâm, giúp đỡ nhau. Những gia đình này có nhà ở được xây cất
cạnh nhau, có thể sát vách nhau như kiểu nhà tập thể, chung cư, khu phố,…hay cách nhau
một bờ rào, giậu mùng tơi,…Tình cảm láng giềng là thứ tình cảm được xây dựng theo
thời gian, ở lâu thành quen, thành thân thiết.Thứ tình cảm này còn quan trọng hơn tình
cảm của họ hàng với nhau nếu người họ hàng đó ở xa, ít gặp gở tiếp xúc.
Trong cùng một xóm, lối kiến trúc sẽ có nhiều điểm giống nhau, thể hiện đặc điểm

riêng của từng địa phương, từng dân tộc. Cách xây cất nhà sát nhau, có nhiều điểm tương
đồng như thế đã tạo điều kiện phát triển sự khăng khít, gần gũi giữa hàng xóm, láng
giềng, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn. Ngược lại, nếu lối kiến trúc xa
cách, không tương đồng sẽ tạo cảm giác xa lạ, khó gần gũi, khó có được sự thân tình của
xóm giềng với nhau.
Ví dụ: Bờ giậu, hàng rào thưa ở thôn quê chỉ có tác dụng phân vị: đây là nhà tôi,
kia là nhà anh, không hề chia ranh giới trong tình cảm: việc nhà ai nấy lo, không liên
quan gì tới nhau,chuyện nhà anh thì mặc anh, chuyện nhà tôi thì mặc tôi.Giữa hàng xóm
với nhau luôn có sự quan tâm, giúp đỡ. Trái lại, kiểu nhà xây kín cổng cao tường được
xây theo lối biệt thự ở các thành phố, ngoại ô thành phố, đã tạo cảm giác xa cách phân
lâp với những nhà xung quanh, không tạo được mối quan hệ gần gũi của hàng xóm, láng
giềng với nhau.

4
Thực tế như vậy đã cho thấy,lối kiến trúc cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ láng
giềng. Nó có thể tạo mối quan hệ láng giềng khăng khít với nhau, tạo cảm giác thân tình
gần gũi, cũng có thể tạo cảm giác xa cách, phân lập,giữa những nhà cạnh nhau mà không
ai biết tới ai thì khó có thể có được mối quan hệ láng giềng tốt đẹp.

Câu 3: Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau kiểu nhà hiện đại và
cổ truyền? Sưu tầm hai hình minh họa kiểu nhà hiện đại và cổ truyền?

Những điểm giống nhau của kiểu nhà hiện đại và kiểu nhà cổ truyền là:
- Là nơi để che mưa, nắng cho con người, là nơi chung sống của cả gia đình.
- Là nơi để trú ngụ, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một ngày học tập, làm việc
mệt mỏi ngoài xã hội.
- Là nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt trong một gia đình, là nơi nuôi dưỡng,
giáo dục con cái, là nơi phụng dưỡng người lớn tuổi.
- Là nơi kết hợp làm kinh tế, vui chơi, giải trí, buôn bán, kinh doanh, chăn nuôi,
trồng trọt, …


Khác nhau:
Kiểu nhà cổ truyền Kiểu nhà hiện đại
- Chủ nhân của các ngôi nhà kiểu này
thường giữ cho mình và gia đình cách sống
truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc.
Ngôi nhà là tài sản của ông bà, tổ tiên để lại
cho con cháu. Trong gia đình này gồm
nhiều thế hệ chung sống.

- Thường gặp kiểu nhà này ở nông thôn,
nơi đất rộng người thưa.
- Nhà thường có nhiều gian, phân thành
nhà chính, nhà phụ, có phân định chức
năng khác nhau.

- Cách xây dựng và sử dụng phù hợp với
kiểu sản xuất nông nghiệp của cư dân lúa
nước.

- Con người sống gần gũi với thiên nhiên,
không gian thoáng mát, trong lành, yên
- Chủ nhân của những kiểu nhà này
thường là người làm việc ngoài xã hội
nhiều, có cuộc sống tất bật, lối sống hiện
đại. Ngôi nhà do họ tự xây dựng hoặc mua
được. Người trong nhà sống theo gia đình
nhỏ, đôi khi trong gia đình có phụng
dưỡng cha mẹ già.
- Thường gặp kiểu nhà này ở thành thị,

nơi đất chật người đông.
- Nhà là một khối thống nhất, chỉ phân
vùng chuyên trách theo chức năng sinh
hoạt như: phòng khách, phòng ngủ, phòng
ăn, …
- Cách xây dựng phù hợp với cuộc sống
tất bật, năng động, kết hợp nhiều chức
năng sinh sống khác nhau: buôn bán, dịch
vụ, …
- Khó có cuộc sống gần gũi với tự nhiên,
chủ yếu điều kiện sinh hoạt nhờ các thiết

5

×