Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè tại thị trấn thuận an huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA THỦY SẢN

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển
nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Minh

Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 48A

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Tôn Thất Chất
Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản

NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


KHOA THỦY SẢN

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển
nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Minh

Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 48A

Thời gian thực hiện

: 07/2016 – 12/2016

Địa điểm thực hiện

: thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. Tôn Thất Chất


Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản

NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài báo cáo tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi
đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề
tài. Kết quả có được không chỉ là nổ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Huế, quý thầy cô
và các anh/ chị khóa trước đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý
báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Tôn Thất Chất, người đã
định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Xin cảm ơn các bác, các anh/ chị ở UBND thị trấn Thuận An, phòng
NN&PTNT huyện Phú Vang và các hộ tham gia nuôi cá lồng bè tại các thôn, tổ đã
sắp xếp thời gian, nhiệt tình cung cấp thông tin trong bài báo cáo này.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, một lần nữa xin gửi lời cám ơn đến thầy
cô, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt bài báo cáo
tốt nghiệp và chương trình học.
Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 12 năm 2016

Sinh Viên

Nguyễn Văn Minh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Số lồng bè và sản lượng nuôi cá lồng biển ở Việt Nam năm 1995.................2
Bảng 2.2: Số lồng nuôi thực tế tại các địa phương..........................................................2
Bảng 2.3: Phân bố các đối tượng nuôi phổ biến trên địa bàn tỉnh...................................2
Bảng 2.4: Năng suất trung bình một số đối tượng nuôi...................................................2
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của thị trấn qua 2 năm ( 2013 – 2014 )............2
Bảng 4.2: Tình hình sữ dụng đất của thị trấn qua 2 năm ( 2013 – 2014 ).......................2
Bảng 4.3: Diển biến phát triển nuôi cá lồng bè ở thị trấn giai đoạn 2010 - 2015...........2
Bảng 4.4: Số lao động tham gia NTTS.............................................................................2
Bảng 4.5: Trình độ lao động trong nuôi cá lồng..............................................................2
Bảng 4.6: Trình độ học vấn của lao động tham gia nuôi cá lồng....................................3
Bảng 4.7: Nguồn gốc con giống.......................................................................................3
Bảng 4.8: Tên bệnh và thời gian xuất hiện bệnh..............................................................3
Bảng 4.9: Hình thức thu hoạch cá....................................................................................3
Bảng 4.10: Dự định của ngư dân......................................................................................3
Bảng 4.11: Một số thông số kỹ thuật nuôi.......................................................................3
Bảng 4.12: Hoạch toán kinh tế của thị trấn Thuận An ( năm 2016 )...............................3

Biểu đồ 4.1: Các loài cá được nuôi ở thị trấn Thuận An.................................................3
Biểu đồ 4.2: Phân cở cá lồng thương phẩm......................................................................3
Biểu đồ 4.3: Mật độ và kích cỡ thả giống........................................................................3
Biểu đồ 4.4: Biện pháp quản lí dịch bệnh........................................................................3

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nhóm đối tượng cá biển và sản lượng nuôi năm 2010 trên thế giới...............1

Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lí các thôn thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang...................2
Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lí thị trấn Thuân An, huyện Phú Vang..................................2
Hình 4.2: Cấu trúc lồng nuôi cá thương phẩm.................................................................2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Diễn giải nghĩa

1

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

2

NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

3

ĐH, CĐ

Đại Học, Cao Đẳng


4

PGS.TS

Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ

5

DT

Diện tích

6

SXNN

Sản Xuất Nông Nghiệp

8

TU

Trung Ương

9

TTH

Thừa Thiên Huế


10

FAO

Tổ chức lương thực - Nông nghiệp của Liên hợp Quốc

12

KT- XH

Kinh tế - xã hội

13



Quyết Định

14

CP

Chính Phủ

15

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


16

TT

Thông Tin

17

BTS

Bộ Thủy Sản

18



Lao Động

19

KNLN

Khuyến Nông Lâm Ngư

20

BQ

Bình Quân


21

DS

Dân Số

22

TP

Thành phố

23

TS

Thủy sản

24

NN

Nông Nghiệp

25

KHHGĐ

Kế Hoạch Hóa Gia Đình


26

BQNK

Bình Quân Nhân Khẩu

27

TTg

Thủ Tướng

28

ĐNA

Đông Nam Á


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ..................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................1
2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển trên thế giới..................1
2.1.1. Vai trò của nuôi cá biển trên thế giới................................................................1
2.1.2. Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới…………………………………………..1

2.1.3. Tình hình khai thác cá biển trên thế giới…………………………………………..1
2.1.4. Một số công nghệ lồng nuôi cá biển trên thế giới…………………………………1
2.1.5. Một số loài cá biển được nuôi trên thế giới......................................................1
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển Việt Nam................................1
2.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển tỉnh Thừa Thiên Huế.............1
2.3.1. Tiền năng vùng nuôi...........................................................................................1
2.3.2. Tiềm năng đối tượng nuôi..................................................................................1
2.3.3. Về quy cở, chất liệu lồng nuôi...........................................................................1
2.3.4. Vấn đề sản xuất con giống.................................................................................1
2.3.5. Năng suất và sản lượng......................................................................................1
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................1
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................1
3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................1
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................1
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................1
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra.......................................................................1
3.3.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu.....................................................................1
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................1
4.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................................................................1
4.1.1. Vị trí địa lý của thị trấn Thuận An.....................................................................1
4.1.2. Điều kiện khí hậu và đất đai............................................................................1
4.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội thị trấn Thuân An, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................................................1
4.2.1. Tình hình dân số và lao động..........................................................................1
4.2.2. Tình hình sử dụng đất......................................................................................1
4.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.......................................................1
4.3. Hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An......................................2



4.3.1. Diễn biến phát triển nuôi cá lồng bè giai đoạn 2010-2015..............................2
4.3.2. Hiện trạng các đối tượng nuôi cá lồng biển tại thị trấn Thuận An..................2
4.3.3. Hiện trạng về nguồn nhân lực nuôi cá lồng bè.................................................2
4.3.4. Hiện trạng hệ thống lồng bè nuôi cá biển.........................................................2
4.3.5. Hiện trạng về kỹ thuật sử dụng giống, thức ăn và quả lý khi nuôi...................2
4.3.6. Tình hình dịch bệnh............................................................................................2
4.3.7. Thu hoạch...........................................................................................................2
4.3.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nuôi thương phẩm.........................................2
4.3.9. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế……………………………..…………………2
4.4. Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề nuôi cá lồng
bè tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang..................................................................3
4.4.1. Hiện trạng về tổ chức quản lý............................................................................3
4.4.2. Chính sách phát triển nuôi cá lồng biển............................................................3
4.5. Đánh giá những tác động của nghề nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An......3
4.5.1. Tác động tích cực...............................................................................................3
4.5.2. Tác động tiêu cực...............................................................................................3
4.6. Đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển nuôi cá
lồng tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.............................................................3
4.6.1. Những mặt thuận lợi..........................................................................................3
4.6.2. Những mặt khó khăn..........................................................................................3
4.7. Các giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè bè tại thị trấn Thuận An...................3
4.7.1. Giải pháp chính sách phát triển nuôi cá lồng bè..............................................3
4.7.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè........4
4.7.3. Giải pháp kỹ thuật trong nuôi cá biển theo hướng bền vững............................4
4.7.4. Giải phápphát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi biển.............................4
4.7.5. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng biển.................4
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................4
5.1. Kết luận.....................................................................................................................4
5.2. Kiến nghị...................................................................................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................4

PHỤ LỤC.


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
2
Với chiều dài bờ biển 3.260 km, 1 triệu km vùng đặc quyền kinh tế, hơn 4.000
hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo nên thuận lợi lớn cho Việt Nam phát triển nghề
nuôi biển. Diện tích mặt nước có thể đưa vào quy hoạch phát triển nuôi biển lên tới
460.000 ha ( Bộ Thủy sản 1994). Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển
nuôi cá biển là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Vũng Tàu,... Mặt khác với lợi thế nước ta gần các thị trường tiêu thụ cá tươi sống lớn như
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan..., nhu cầu của thị trường tiêu thụ các sản phẩm hải
sản nói chung, cá biển nói riêng ngày càng tăng.
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống hệ thồng đầm phá
Tam Giang, Cầu Hai rộng lớn chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế từ
Phong Điền đến Phú Lộc, là một vùng đầm phá nước lợ với hệ sinh thái sông biển phong
phú và đặc sắc là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nhiều loại thủy sinh phát triển, một
lợi thế cho nhiều ngành nghề nông lâm, ngư nghiệp, mà đặc biệt là nghề nuôi cá biển.
Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm dọc theo phá
Tam Giang. Nơi đây NTTS mà đặc biệt là nuôi cá lồng bè đã trở thành nghành kinh tế
chủ lực của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân đồng
thời cải tạo bộ mặt KT-XH trên địa bàn.
Vì vậy, để phát huy được tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi cá lồng bè; giải
quyết những tồn tại và khó khăn trên và đảm bảo việc phát triển nghề nuôi cá lồng bè
ở đây mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững, thì việc đánh giá hiện trạng
nghề nuôi cá lồng bè ở tại địa phương để xác định những thuận lợi và khó khăn trong
nghề cá lồng bè ở thị trấn Thuận An; từ đó có các giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè
tại địa phương theo hướng hiệu quả và bền vững trong tương lai là rất cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Trường Đại Học Nông
Lâm Huế, Khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn tôi xin chọn đề tài: “ Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.”


1.2. Mục tiêu của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu chung:
Sử dụng hiệu quả tiềm năng và lợi thế nghề nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận
An theo hướng hiệu quả và bền vững. Tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho
người lao động, góp phần tích cực vào đảm bảo an ninh thực phẩm, đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển của địa phương.
1.2.3. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện KT-XH tại thị trấn Thuận
An;
- Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè ở thị trấn Thuận An, huyện
Phú Vang;
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức đối với việc
phát triển nuôi cá lồng bè;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên thị trấn Thuận An theo
hướng hiệu quả và bền vững.


PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển trên thế giới.
2.1.1. Vai trò của nuôi cá biển trên thế giới.
Nuôi cá biển là một ngành mới, nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh chóng, tạo
ra hàng tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần
đảm bảo chất lượng thực phẩm cho nhân loại. Theo thống kê của FAO, sản lượng cá

biển nuôi năm 2002 của khu vực Châu Á Thái Bình dương khoảng 1 triệu tấn, giá trị
đạt 3,2 tỷ USD, tăng 240% so với năm 1990 và chiếm 95% sản lượng nuôi cá biển trên
thế giới. [23]
Từ những năm cuối thế kỷ trước, nhiều nước có biển đã khẳng định rõ vai trò
quan trọng của biển nói chung và nuôi cá biển nói riêng. Cá biển là loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu sử dụng cá biển ngày càng tăng, trong khi đó sản
lượng khai thác từ tự nhiên có hạn, do đó việc phát triển nuôi cá biển là biện phát tất
yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xác định được ý nghĩa chiến lược lâu dài của nuôi cá
biển, nhiều nước như Trung Quốc, Nauy, Nhật Bản.. coi nuôi cá biển là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2.1.2. Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới.
Tại Trung Quốc bắt đầu nuôi thử nghiệm một vài lồng các loài cá song và cá
hồng tại vùng biển Quảng Đông vào năm 1979. Sau đó nuôi cá biển tăng lên khoảng
960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông, Trung Quốc. Sản lượng cá biển ở Trung
Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng là 101.000 tấn đến năm 2005 sản
lượng là 660.000 tấn. Hệ thống lồng nuôi thông dụng (chiếm 98%) là lồng gỗ nổi lên
mặt nước có kích thước 3x3x3m. Sau đó những năm gần đây có các loại lồng bằng
phao kích thước 6x6x6m và kiểu lồng hình trụ có chu vi 60-100m, sâu 8-12m, kiểu
lồng đại dương chịu sóng dùng cho nuôi đại dương và nuôi vùng biển hở. [23]
Nauy là cường quốc về nuôi cá biển trong hai thập kỷ qua, là nước xuất khẩu cá
biển nuôi số 1 thế giới. Từ đầu thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá biển là mũi nhọn
kinh tế của đất nước, trong đó cá hồi là đối tượng nuôi chủ đạo. Sau hơn 20 năm nghiên
cứu và phát triển, Nauy đã đạt đến đỉnh cao của nuôi cá biển, sản lượng và giá trị liên
tục tăng. Năm 1985 sản lượng nuôi đạt 40.000 tấn, giá trị đạt 53 triệu USD; đến năm
2000 sản lượng nuôi đạt 420.000 tấn đạt giá trị 1.350 triệu USD. [23]. Sản phẩm cá hồi
của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến trên 7kg/ con, chu kỳ nuôi rất


khác nhau từ 2-6 tháng. Hệ số chuyển đổi thức ăn tinh giảm xuống còn 1,15. Cá hồi
được nuôi trong hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong hình chữ nhật. Điều đáng

chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung ở mật độ cao nhưng về cơ bản
không gây ô nhiễm môi trường biển và thành công của công nghệ Vacxin 20 năm nuôi
liên tục cá hồi Nauy vẫn chưa bị dịch bệnh gây tổn hại lớn. Thị trường tiêu thu cá hồi
Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và một số
nước Đông Nam Á. Việc cá hồi Đại Tây Dương của Nauy chiếm lĩnh thị trường Nhật
Bản và mới đây là thì trường Trung Quốc được coi là thành tích lớn trong lĩnh vực
thương mại cá biển. Công nghệ lồng nuôi cá Nauy rất phát triển, các loại lồng nổi được
trang thiết bị bằng hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dương chịu sóng mạnh và
dung tích lớn.
Nhật Bản là nước thứ 3 thế giới về mặt sản lượng cá biển nuôi, nhưng đứng đầu
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản xuất. Nhật Bản là
nước đưa ra mô hình về nuôi cá biển trong lồng ngay từ rất sớm (đầu thập kỷ 70), nuôi
cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín và lồng nuôi được đặt ngay tại dòng
hải lưu ấm của Thái Bình Dương. Sản lượng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn,
đến năm 2003 đạt 264.858 tấn. Nhìn chung sản lượng nuôi cá lồng không tăng nhiều
nhưng nuôi nhiều loại quý hiếm như cá cam, cá chình Nhật Bản. Tuy nhiên do nhu cầu
trong nước cao nên hàng năm Nhật Bản nhập rất nhiều các sản phẩm từ cá biển. [23]
Đài Loan có nghề phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp quan
trong cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển thế giới. Hiện nay tại Đài Loan đang nuôi
khoảng 20 loài cá biển và hầu hết được sinh sản nhân tạo thanh công. Đài Loan có
trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi cá biển đặc biệt là công nghệ sinh sản nhân
tạo. Từ đầu những năm 90, Đài Loan còn xuất khẩu cá giống đi hầu hết các nước Châu
Á. Vào năm 2001 nuôi hải sản bằng lồng bè ở Đài Loan xếp vào thứ 17 trên thế giới,
giá trị sản phẩm đạt 19,3 triêu USD.
Ở khu vực Châu Âu, năm 1970, nước Pháp đã thành công trong việc nghiên cứu
sản xuất cá tráp Châu Âu, cuối năm 1980 Italia thành công trong việc cho sinh sản
nhân tạo cá mú Địa Trung Hải. [23]
Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nước đứng đầu về công nghệ nuôi cá biển
phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản.
Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho sinh sản nhân tạo, sản

xuất được cá giống chất lượng cao, công nghệ nuôi được phát triển nhanh chóng. Sản


lượng cá biển nuôi năm 2000 của Hy Lạp đạt 79.000 tấn, giá trị 491 triệu USD. Nghề
nuôi cá biển của Hy Lạp phát triển ổn định và vững chắc do luôn cải tiến về công nghệ
nuôi, quản lý và tăng cường tiếp thị thị trường.
Các nước Đông Nam Á nghề nuôi cá biển chưa phát triển như các khu vực
khác. Thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực

nuôi cá biển nhờ

thành công sản xuất nhân tạo và sau đó phát triển nuôi cá vược. Những năm cuối thập
niên 90, sản lượng cá vược của Thái Lan đã đạt tới hàng trăm ngàn tấn. Thị trường tiêu
thụ cá vược của Thái Lan là Hồng Kông và một số nước Châu Âu. Từ sau năm 2000, do
cá tráp ở Châu Âu phát triển mạnh, sự thành công của Trung Quốc và các nước khác
trong sản xuất giống và nuôi cá vược, giá cá vược giảm nhanh làm cho nghề nuôi cá
vược của Thái Lan bị đình trệ. Philippin là nước đứng đầu thế giới về nuôi cá măng
biển và đang tiếp tục phát triển. Sản lượng cá măng biển năm 2005 của Philippin đạt
37.000 tấn, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế.
2.1.3. Tình hình khai thác cá biển trên thế giới.
Sản lượng khai thác biển toàn cầu đạt 82,6 triệu tấn năm 2011 và 79,7 triệu
tấn năm 2012 (nếu không tính cá cơm thì con số tương ứng là 74,3 triệu tấn và 75
triệu tấn). Trong hai năm 2011-2012, trên thế giới có 18 nước đạt sản lượng trung
bình từ 1 triệu tấn trở lên, trong đó có 11 nước đến từ châu Á. [20]
Trong 10 năm qua, sản lượng khai thác biển của hầu hết các nước châu Á tăng
đáng kể, ngoại trừ sản lượng khai thác của Nhật Bản (-22%) và Thái Lan (-39%).
Nguyên nhân của sự giảm sút này là: Từ năm 1980, số lượng tàu khai thác của
Nhật liên tục giảm cùng với thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 đã làm cho
sản lượng khai thác giảm 1/3. Tại Thái Lan, nguồn lợi thủy sản giảm mạnh do khai
thác quá mức, môi trường biển ở Vịnh Thái Lan bị ô nhiễm, cộng thêm việc các tàu

Thái Lan ngừng hoạt động ở vùng biển của Indonesia (từ năm 2008) là những
nguyên nhân khiến sản lượng khai thác của Thái giảm. Ngược lại, các nước như
Myanmar, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc có sản lượng tăng trưởng liên tục
(Myanmar tăng 121%, Việt Nam tăng 47%). [20]
2.1.4. Một số công nghệ lồng nuôi biển trên thế giới.
Công nghệ lồng bè nuôi cá biển trên thế giới trong thời gian qua đã có những
bước phát triển nhanh, công nghệ nuôi cá lồng từ kiểu lồng gỗ nuôi đơn giản, đến kiểu
lồng nổi được trang bị hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dượng chịu sóng. Các
mô hình lồng nuôi chịu sóng cũng rất đa dạng, có cấu trúc, hình dạng, hệ thống phao
neo chịu lực, thể tích lồng nuôi cũng khác nhau tùy thuộc vào quy mô nuôi, vùng nuôi


và loài nuôi. Ưu điểm của hệ thống lồng chịu sóng là có khả năng nuôi ở vùng biển hở,
ngoài khơi, chịu được sóng mạnh, có dung tích nuôi lớn, phù hợp với quy mô công
nghiệp và nuôi với sản lượng lớn.
Một số kiểu lồng nuôi vùng biển hở trên thế giới như: kiểu lồng chịu sóng của
Nhật Bản, kiểu lồng đại dương của Thụy Điển, kiểu lồng đại dương của Nga, kiểu lồng
đại dương của úc, kiểu lồng đại dương của Tây Ban Nha, kiểu lồng đại dương của
Nauy, kiểu lồng đại dương của Mỹ, kiểu lồng đại dương của Trung Quốc.
2.1.5. Một số loài cá biển được nuôi trên thế giới.
Hình 2.1. Nhóm đối tượng cá biển và sản lượng nuôi năm 2010 trên thế giới.
(x 1.000 tấn)

(Nguồn: Báo cáo sản lượng nuôi cá biển trên thế giới, FAO, 2012 )
Trên thế giới, có khoảng 12 nhóm cá biển đang được nuôi thương phẩm ở các quy
mô khác nhau trong môi trường nước mặn. Thống kê năm 2010 cho thấy, sau nhóm cá
chưa xác định (hoặc chưa xếp nhóm) thì sản lượng nuôi đối với nhóm cá cam, cá chim
và cá thu chiếm sản lượng lớn (gần 200 ngàn tấn), tiếp theo là nhóm cá đù, cá tráp, cá
song, cá giò, dao động từ khoảng 50 đến 170 ngàn tấn. (hình 1.1) [2]
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam.

Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam có từ khá lâu, từ năm 1990 đến nay nghề này có
xu thế tăng nhanh ở các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên. Khu vực Hải Phòng,
Quảng Ninh là nơi có số lượng lồng bè cá nhiều nhất. Tính đến giữa năm 1995 lượng
cá bè ở khu vực này có khoãng 300-400 ô lồng. Khu vực biển miền Trung từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận có khoãng 200 lồng và khu vực Đông Tây Nam Bộ trên 100 lồng. [3]
Bảng 2.1. Số lồng bè và sản lượng nuôi cá lồng biển ở Việt Nam năm 1995.
Khu vực

Số lượng lồng
(cái)

Sản lượng
(tấn)


125

Quãng Ninh
+ Vịnh Hạ Long

80

+ Vân Đồn

15

+ Các nơi khác
Hải Phòng
+ Cát Bà
+ Đồ Sơn

Thừa Thiên Huế
Đà Nẵng
+ Sơn Trà
+ Các nơi khác
Nha Trang
Bình Thuận- Kiêng Giang
Tổng Số

40

30
130
120
10
120
130
80
50
60
70
636 lồng

30
5
8
25
15

123 tấn


(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản)[3]
Theo đánh giá của FAO, nghề nuôi cá biển ở Việt Nam vẫn còn non trẻ so với các
nước trong khu vực ĐNA. Tuy nhiên chúng ta có đầy đủ tiềm năng để phát triển nghề
này với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho NTTS đặc biệt là khu vực vịnh Hạ
Long, vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết và vùng biển phía Tấy Nam Bộ là những
vùng biển có tiểm năng rất lớn cho việc nuôi cá biển. Vì vậy nếu được đầu tư đúng mức,
ngư dân và các cơ sở sản xuất tiếp nhận đươc kỹ thuật nuôi tiên tiến và khi đã chủ động
sản xuất nhân tạo giống cá biển thì nghề nuôi cá biển của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt,
tạo việc làm và tăng thu nhập cho đông đảo ngư dân ven biển, đem lại nguồn hàng xuất
khẩu lớn cho đất nước. [3]
2.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3.1. Tiền năng vùng nuôi.
Số lượng lồng nuôi đang gia tăng một cách đáng kể, một số vùng nuôi trọng
điểm như Vinh Hiền, thị Trấn Lăng Cô, thị Trấn Thuận An, xã Hải Dương người nuôi
đầu tư số lượng lồng khá nhiều, trung bình mỗi hộ có trên 10 lồng, có hộ đầu đến 30 –
40 lồng nuôi, ngoài ra các hộ đều có trung bình 1 - 2 lồng kích cở mắc lưới nhỏ phục vụ
ương giống. Quá trình rà soát thực trạng các hộ nuôi cá lồng của Chi cục Nuôi trồng
Thủy sản năm 2014 cho thấy số lồng thực tế rất cao so với số liệu báo cáo, cụ thể như
sau:
Bảng 2.2. Số lồng nuôi thực tế tại các địa phương.

STT

Địa phương

Số lồng
rà soát 2014
(cái)

So với cùng kỳ

báo cáo
(cái)

Tỷ lệ
(%)


I

Huyện Phú Lộc

2.600

1.040

250

1

Xã Vinh Hiền

1.200

340

352

2

Xã Lộc Bình


500

230

217

3

Thị Trấn Lăng Cô

600

450

133

4

Xã Vinh Hưng

300

20

1500

II
1
2

3
4
5
6
7
8
III

Huyện Phú Vang
Thị Trấn Thuận An
Xã Phú Thuận
Xã Phú Hải
Xã Phú Diên
Xã Vinh Thanh
Xã Vinh Phú
Xã Phú Đa
Xã Phú Xuân
Thị xã Hương Trà

995
600
120
20
120
10
50
25
50
920


659
400
60
6
75
9
44
22
43
585

227
275
200
333
160
111
114
114
116
157

1

Xã Hải Dương

900

565


159

2

Xã Hương Phong

20

20

100

IV
1

Huyện Quảng Điền
Xã Quảng Công
Tổng Cộng

50
50
5.065

30
30
2.314

166
166
218


(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản năm 2014 )
Do các đối tượng cá nước lợ có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ, với thực tế
không ngừng gia tăng về số lượng lồng nuôi, dự kiến trong thời gian đến, nếu không có
quy hoạch và quy định để quản lý tình trạng phát triển tự phát, các xã vùng đầm phá có
điều kiện thuận lợi về độ mặn, độ sâu và lưu tốc dòng chảy sẽ tiếp tục phát triển tự phát
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng. [17]
2.3.2. Tiềm năng đối tượng nuôi.
Bảng 2.3. Phân bố các đối tượng nuôi phổ biến trên địa bàn tỉnh.
STT

Địa phương

I
1

Huyện Phú Lộc
Xã Vinh Hiền

2

Xã Lộc Bình

3

Thị Trấn Lăng Cô

4

Xã Vinh Hưng


Đối tượng phổ
biến
Hồng mỹ, hồng,
chẽm, Vẩu

Đối tượng
chiếm 30 %
Mú, Hồng đỏ,
Hồng mỹ,
hanh

Hồng mỹ, hồng,
Mú, Hồng mỹ
Vẩu
Cá giò, cá Vẩu, Mú,
Chẽm, Hanh
Hồng đỏ
Hồng mỹ, chẽm

Đối tượng <
10 %
căn, dìa, nâu,
cá lạt


II
1

Huyện Phú Vang

Thị Trấn Thuận An

Chẽm, Hồng

2

Xã Phú Thuận

Chẽm, Hồng

3

Xã Phú Hải

Hồng, Hanh

4
5
6
7
8
III
1

Xã Phú Diên
Xã Vinh Thanh
Xã Vinh Phú
Xã Phú Đa
Xã Phú Xuân
Thị xã Hương Trà

Xã Hải Dương

Chẽm, Hồng
Chẽm, Hồng, Hanh
Chẽm, Hồng, Hanh
Chẽm, Hồng, Hanh
Chẽm, Hồng, Hanh

2

Xã Hương Phong

Chẽm, Hồng mỹ

IV
1

Huyện Quảng Điền
Xã Quảng Công

Cá Chẽm, Hồng mỹ

Cá Hồng Mỹ,
Chẽm, Hồng đỏ

Hồng Mỹ,
Hanh

Cá Hanh, dìa,
vẫu

Cá mú, căn,
hanh, dìa
Cá mú, căn,
hanh, dìa
Cá Mú, Cá Dìa
Cá Dìa
Cá Dìa
Cá Dìa
Cá Dìa

Hanh

Mú, Dìa

(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản năm 2014 )
Đối tượng nuôi cá lồng nước lợ khá phong phú, ngoài các đối tượng nuôi có
nguồn giống chủ động từ sinh sản nhân tạo như cá Hồng Mỹ, cá Chẽm, cá Đối mục, cá
Chim trắng vây vàng,... Người dân đã khai thác các đối tượng cá tự nhiên trong vùng
đưa vào nuôi rất phổ biến và có hiệu quả kinh tế như cá Hồng, cá Vẩu, cá Mú, cá Hanh,
cá Nâu, cá Dìa, cá Ong Căn, cá Ong Bầu, cá Ốc, cá Lạc,...vv.
Tùy theo đặc tính của từng vùng, đặc biệt yếu tố độ mặn và độ sâu, nguồn giống
tự nhiên phong phú, nguồn thức ăn dồi dào, người nuôi có thể cơ cấu lựa chọn đối tượng
nuôi phù hợp. Các vùng nuôi trong đầm phá độ mặn giao động từ 10 - 30‰ trong
khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9, thích hợp với nhiều đối tượng nuôi. [18]
Một số vùng nuôi trọng điểm như Hải Dương, Thị Trấn Thuận An, Vinh Hiền,
Lộc Bình hiện nay đối tượng cá Chẽm, Hồng Mỹ, cá Vẩu, cá Mú tùy thuộc vào độ mặn,
nguồn thức ăn tươi, thị trường, người nuôi quyết định chọn nuôi tập trung một trong các
đối tượng nhiều hơn. Cụ thể như:
Xã Hải Dương: nuôi cá Chẽm, Hồng Mỹ; Thị Trấn Thuận An: nuôi cá Mú, cá
Hồng Mỹ, cá Chẽm; xã Vinh Hiền: nuôi cá Vẩu, cá Mú; xã Lộc Bình nuôi cá Hồng Mỹ,

cá Mú, cá Vẩu; Thị Trấn Lăng Cô nuôi cá Hồng đỏ, cá Mú, cá Vẩu. [18]
2.3.3. Về quy cở, chất liệu lồng nuôi.
Kích cở trung bình của các lồng nuôi chủ yếu là 2m x 2m x 1m (chiếm 90%)


hoặc 3m x 2 m x 1m, còn lại một số hộ nuôi đầu tư lồng có kích thước nhỏ hơn (2m x
1m x 1m hoặc 1m x 1m x 1m) để ương cá giống hoặc nuôi các đối tượng như cá Nâu,
cá Dìa, cá Căn. [18]
Kết cấu lồng nuôi chủ yếu bằng lưới có kích cở mắc lưới 2a = 2 - 3cm, không có
khung lồng; lồng lưới được cột chặt bốn góc vào hệ thống cọc tre hoặc dàn tre. Một số
lượng lồng rất nhỏ (2 % tổng số lồng) có hệ thống khung lồng bằng sắt kích cở (1,5m x
1 m x 1m hoặc 1m x 1m x 1m). Các vùng nuôi trọng điểm như Vinh Hiền, Lộc Bình,
Thị Trấn Thuận An, Hải Dương có hệ thống dàn tre lắp đặt trên mặt nước để đi lại
chăm sóc, bảo quản. Riêng tại Thị Trấn Lăng Cô một số hộ nuôi quy mô lớn, có thiết
kế hệ thống phao nổi bằng nhựa lắp ghép thành bè, có khu nhà ở sinh hoạt và chế biến
thức ăn cho cá. [18]
Quy cở và chất liệu, thiết kế lồng nuôi khá đơn giản, có thể chịu được sóng gió tốt
và dể di chuyển, san cá và thu hoạch toàn lồng. Tuy nhiên, do không có hệ thống khung
lồng, vì vậy quá trình di chuyển cá bị ép, dễ xảy ra xây xát và cá hoảng sợ dẫn đến bỏ
ăn.
2.3.4. Vấn đề sản xuất con giống.
Tổng số giống sản xuất các đối tượng nuôi nước mặn 7 trại giống, chủ yếu sản
xuất và phối giống các đối tượng tôm sú, cua, tôm chân trắng phục vụ nuôi ao hồ chuyên
tôm và xen ghép vùng cao triều, hạ triều và vùng nuôi chắn sáo, hiện chưa có công trình,
dự án nào sản xuất giống cá biển trên địa bàn tỉnh. Nguồn giống người dân đang nuôi
chủ yếu:
Nhập từ các tỉnh bạn và một số nước xung quanh khu vực: Nguồn giống sinh ản
nhân tạo một số đối tượng như cá Chẽm, Hồng mỹ, cá Giò, cá Vẩu được mua từ các tỉnh
bạ như Quảng Ninh, Sài Gòn, Hải Phòng và các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan.

Các đối tượng cá bản địa thu vớt tại địa phương và các tỉnh lân cận: đây là nguồn
giống khá phong phú, quá trình khai thác đánh bắt tự nhiên người dân đã đưa vào nuôi
thương phẩm một số loài có giá trị kinh tế như cá Hồng đỏ, cá Hanh, cá Ong căn, cá
Nâu, cá Lạc, cá Dìa,...vv. Các đối tượng nuôi khá tích ứng tốt với điều kiện nuôi trong
lồng và ít bị bệnh, hiệu quả đáng kể do người dân ít đầu tư chi phí con giống và thức ăn,
tuy nhiên số lượng giống tùy thuộc vào tự nhiên, vì vậy lượng giống cung cấp không ổn
định.
Qua theo dõi kết quả nuôi của các hộ, chất lượng cá giống hiện nay một số đối


tượng còn chưa đảm bảo, đặc biệt là cá chẽm tốc độ phát triển chậm, dịch bệnh xảy ra
nhiều. Tuy nhiên, vấn đề quản lý giống cá của các nơi nhập về vẫn chưa được quản lý
chạt chẽ, người dân mua giống mang tính chất còn may rủi nên một số hộ nuôi đã bị thua
lỗ, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lớn.
Hiện nay trại giống của Khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông lâm Huế đã thử
nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Dìa, trong thời gian đến sẽ nghiên cứu cho sinh sản
nhân tạo cá Ong Bầu, cá Vẩu, tuy nhiên chỉ đang còn trong giai đoạn nghiên cứu và sinh
sản với số lượng ít, chưa đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi trong tỉnh.
[18]
2.3.5. Năng suất và sản lượng.
Sản lượng cá lồng nước lợ tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2014 tổng
sản lượng nuôi cá lồng nước lợ vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai - Lăng Cô là 685,2
tấn, năng suất trung bình 0,3 - 0,5 tấn/ lồng chủ yếu cá Chẽm, cá Hồng mỹ, cá Vẩu, cá
Mú, cở cá thu hoạch trung bình 1 - 2 kg/ con tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, thời gian
nuôi 8 tháng đến hơn một năm. Sản lượng cá lồng ước tính 9 tháng đầu năm 2015 đạt
827 tấn, đạt 120% so với năm 2014. Sản lượng và năng suất nuôi cá lồng tăng đáng kể
hàng năm. Hiện nay, một số hộ nuôi thu hoạch năng suất đạt trung bình 0,5 tấn/ lồng
nuôi cá chẽm hoặc hồng mỹ. [18]
Bảng 2.4. Năng suất trung bình một số đối tượng nuôi.
Stt


Đối tượng

Năng suất

Kích cở

Thời gian nuôi

(kg/ lồng)

(kg/ con)

(tháng)

1

Cá chẽm

700 - 1.000

1-2

6-8

2

Cá Hồng Mỹ

800 - 1.000


1,5 – 2

7-9

3

Cá Mú

200 – 300

2

16-20

4

Cá Hồng, Hanh

200 – 300

0,7 – 1

8

5

Cá Giò

1.000 - 1.500


4

12 – 16

6

Cá Vẩu

300 – 500

1,5 – 2

12

(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản năm 2014 )

PHẦN III


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu.
(1) Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi và tiềm
năng phát triển nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An.
(2) Đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang những năm qua.
(3) Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề nuôi cá lồng
bè tại thị trấn Thuận An.
(4) Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè bè tại thị trấn Thuận An
theo hướng hiệu quả và bền vững.

3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nuôi cá lồng bè trên vùng biển thị trấn Thuận An.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2016 đến tháng 12/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Cộng đồng ngư dân 5 thôn gồm: Hải Thành, Minh Hải,
An Hải, Hải Bình và Hải Tiến - thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý các thôn điều tra ở thị trấn Thuận An.

( Nguồn: Internet)


3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập và đánh giá các tài liệu khoa
học, số liệu điều tra cơ bản, báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản, báo cáo
kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung và phạm vi
nghiên cứu của đề tài đã thực hiện và công bố như:
- Các tài liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí
hậu thời tiết, môi trường đất, môi trường nước, kinh tế xã hội ở thị trấn của các ban
ngành.
- Báo cáo kết quả hàng năm về phát triển nuôi cá lồng bè của phòng NN &
PTNT, của UBND thị trấn Thuận An.
 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Trong quá trình điều tra thu thập số liệu
sơ cấp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): phân tích các vấn đề
về các mặt: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nuôi cá
lồng bè tại địa phương.. Bộ câu hỏi được lập và chuẩn hoá với các thông tin cần thu
thập liên quan đến mục đích đề tài như:
+ Thông tin chung về hộ nuôi cá lồng bè: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản
xuất, lao động tham gia nuôi cá lồng…

+ Thông tin chung về hoạt động nuôi cá lồng bè: Thông tin về đối tượng, thiết kế
và xây dựng lồng nuôi cá biển.
+ Một số thông tin về sử dụng con giống, thức ăn và hóa chất khi nuôi: Thông tin
về thức ăn và con gống (kích cỡ, mật độ giống thả, nguồn giống và chất lượng con
giống…).
+ Thông tin về quản lý chăm sóc: Quản lý chất lượng nước (kiểm tra về chế độ
thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh). Bệnh và quản lý bệnh.
+ Những thuận lợi, khó khăn thường gặp phải và cách giải quyết: Vấn đề quy
hoạch, vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn, thị trường, chính sách, môi trường....
- Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra:
+ Điều tra thí điểm: Dùng bộ câu hỏi để điều tra thí điểm ngẫu nhiên một số hộ
nuôi cá lồng trong danh sách được cung cấp lấy mẫu đối chiếu với mục tiêu và nội
dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó điều chỉnh bảng hỏi điều tra tiến hành điều tra chính
thức.
+ Điều tra chính thức: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng hộ bằng bảng hỏi điều
tra hoàn chỉnh.


3.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra.
- Chọn số hộ điều tra tương ứng với tổng số hộ nuôi cá lồng tại địa phương điều tra:
+ Thôn Hải Tiến: chọn 7.4 % hộ nuôi cá lồng, số phiếu là 8 phiếu.
+ Thôn Hải Bình: chọn 17.6 % hộ nuôi cá lồng, số phiếu là 6 phiếu
+ Thôn An Hải: Chọn 28 % hộ nuôi cá lồng, số phiếu là 7 phiếu.
+ Thôn Minh Hải: Chọn 60% hộ nuôi cá lồng, số phiếu là 3 phiếu.
+ Thôn Hải Thành: Chọn 27.2% hộ nuôi cá lồng, số phiếu là 6 phiếu.
Tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu phân bố ở 5 thôn trên địa bàn thị trấn Thuân An.
- Nguyên tắc chọn hộ điều tra:
+ Người có hộ khẩu tại địa phương.
+ Nghề nghiệp chính là nuôi cá lồng.
+ Có tham gia nuôi cá lồng thường xuyên.

+ Nhiệt tình, sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm.
3.3.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
- Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung
bình, độ lệch chuẩn, phần trăm tỷ lệ và các kiểm định mẫu.


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.1.1. Vị trí địa lý của thị trấn Thuận An.
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.

(Nguồn: Niên giám thị trấn Thuân
An)
Thuận An là thị trấn ven biển thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế,
được thành lập vào năm 1999 trên cơ sở sát nhập 2 xã là Thuận An và Phú Tân cũ. Thị
trấn nằm cách thành phố Huế 12 km về phía Đông Nam, dọc theo quốc lộ 49A. [16]
Vị trí địa lý của thị trấn: Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Phú Thanh
và xã Phú Dương, phía Nam giáp xã Phú Thuận và xã Phú An, phía Bắc giáp huyện
Hương Trà và xã Phú Thanh. [16]


Thị trấn gốm có 12 thôn bao gồm Hải Thành, Minh Hải, An Hải, Hải Bình, Hải
Tiến, Tân Cảng, Tân Lập, Tân Mỹ, Tân Bình, Tân An, Tân Dương và Diên Trường.
[14]
4.1.2. Điều kiện khí hậu và đất đai.
4.1.2.1. Địa hình đất đai.
Thuận An là một thị trấn đồng bằng ven biển và đầm phá nằm dọc theo quốc lộ

49A với cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược và có tiềm năng về kinh tế của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Với 902 ha mặt nước đầm phá và đường bờ biển dài, thị trấn có lợi
thế để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. [14]
Thị trấn là vùng đồng bằng thấp trũng, nơi cao nhất từ 1 – 2 m, với độ dốc
trung bình nhỏ hơn 5 m. Đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
[14]
4.1.2.2. Thời tiết khí hậu.
Thuận An cũng như các xã khác của huyện Phú Vang đều chịu sự chi phối của
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau với lượng mưa
3.000 mm/ năm. Lượng mưa cả năm tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 gây úng lụt toàn
bờ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng như
đời sống của người dân.
Mùa nắng gió Tây Nam khô nóng oi bức kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Lượng
bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4, lúc nước thủy triều xuống thấp, làm cho độ
mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng lên, gây trở ngại cho ngành NTTS. [14]
Thuận An có 2 chế độ thủy triều: bán nhật triều đều và bán nhật triều không
đều. Biên độ thủy triều từ 0,5 – 2 m. Độ cao triều trong các vùng đầm phá, vũng vịnh
thường nhỏ hơn các vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều ở đây thuận lợi cho nghề
NTTS.
Lượng bốc hơi bình quân 977 mm, nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 8, thấp nhất
là 36,6 mm vào tháng 2. Độ ẩm trung bình 88%, cao nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm
sau với trên 90%, thấp nhất tháng 7, 8 nhỏ hơn 70%. [9]
Chế độ gió: Gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8 khô nóng, gió
mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau khiến cho khí hậu lạnh ẩm, gây mưa,
dễ lũ lụt.


Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn có thể đạt từ 15
– 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và từ 30 – 40 m/s trong lốc bão. [9]

4.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2.1. Tình hình dân số và lao động.
Tình hình dân số và lao động của thị trấn qua 2 năm 2013 và 2014 biểu hiện
trong bảng 5 dưới đây.
Năm 2013, tổng dân số của thị trấn là 20.445 người với 3.916 hộ, trong đó số
hộ nuôi tôm là 344 hộ chiếm 8,78%
Tổng dân số năm 2014 của thị trấn là 20.567 người, tăng 122 người tương ứng
tăng 0,6% so với năm 2013, với 4.473 hộ và 448 hộ nuôi tôm. Trong 577 hộ tăng lên
của năm 2014 so với năm 2013 thì có đến 104 hộ nuôi tôm chiếm 18,02%, cho thấy
nuôi tôm hiện vẫn đang là ngành nghề hấp dẫn với người dân nơi đây. Điều đó còn thể
hiện ở chỗ năm 2014, toàn thị trấn chỉ có 153 LĐ tăng thêm nhưng lại có thêm đến 208
LĐ tham gia vào nuôi tôm. [13]
Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của thị trấn qua 2 năm (2008 – 2009).
2013
Chỉ tiêu

ĐVT

Số

2014
%

2014/2013

Số

%
+/%

lượng
lượng
1. Tổng số NK
Khẩu
20.445
100 20.567
100
122
0,6
2. Tổng số hộ
Hộ
3.916
100 4.473
100
577
14,22
Trong đó số hộ nuôi tôm Hộ
344
8,78
448 10,02
104
30,23
3.Tổng LĐ

9.284
100 9.437
100
153
1,65
- LĐ NN


7.621 82,09 7.733 91,94
112
1,47
Trong đó số LĐ nuôi tôm LĐ
688
9,03
896 11,59
208
30,23
- LĐ phi NN

1.663 17,91 1.704 18,06
41
2,47
4. BQ LĐ/hộ
LĐ/ hộ
2,37
2,12
- 0,25 - 10,55
5. BQ NK/hộ
Khẩu/ hộ
5,22
4,60
- 0,62 - 11,88
(Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của UBND thị trấn)
Do thị trấn nằm ven đầm phá nên phần lớn ruộng lúa ở đây đều bị ngập mặn
dẫn đến năng suất thấp. Trái lại nhờ thuận lợi về mặt địa thế, ngành ngư nghiệp phát
triển mạnh và trở thành ngành kinh tế chủ lực đầy tiềm năng của thị trấn. Từ những
năm 1990, UBND thị trấn đã xác định: Khai thác và NTTS cùng với dịch vụ du lịch là

các ngành kinh tế chủ lực của thị trấn, trong đó NTTS được xem là ngành kinh tế mũi
nhọn. Từ đó chính quyền nơi đây đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành mở nhiều
lớp tập huấn, xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng và đưa ra các thí dụ điển hình NTTS
giỏi nhằm kêu gọi, thu hút người dân tham gia vào lĩnh vực này. [16]


Số lượng lao động BQ hộ năm 2013 và 2014 không chênh lệch nhiều, trên dưới
2 LĐ/hộ. Trong khi đó BQNK hộ năm 2013 là 5,22 còn năm 2014 là 4,60. Năm vừa
qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác DS & KHHGĐ, duy
trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%. Số lượng nhân khẩu bình quân hộ giảm
sẽ giảm gánh nặng về kinh tế lên đơn vị hộ cũng như gánh nặng về kinh tế xã hội và
môi trường đối với toàn thể xã hội. [9]
4.2.2. Tình hình sử dụng đất của thị trấn.
Đặc điểm đất đai có ảnh hưởng lớn đến việc xác định quy mô, cơ cấu và phân
bố các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu sự biến động của tình hình sử dụng đất đai giúp
ta biết được tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự thay đổi trong cơ
cấu sử dụng đất đai của thị trấn Thuận An được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất của thị trấn qua 2 năm (2013 – 2014).
Chỉ tiêu

2013

2014

Ha
%
Ha
%
Tổng DT tự nhiên
1.703,00

100
1.703,00
100
1. Đất NN
429,35
25,21
429,35
25,21
- Đất trồng lúa
42,54
9,91
44,32
10,32
- Đất NTTS
312,00
72,67
300,00
69,87
Trong đó đất chuyên nuôi tôm
43,00
13,78
38,00
13,03
2. Đất lâm nghiệp
74,1
4,35
74,6
4,38
3. Đất phi nông nghiệp
1.125,21

66,07
1125,21
66,07
4. Đất chưa sử dụng
74,34
4,37
73,84
4,34
(Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của UBND Thị trấn, 2014)
Từ năm 2010, UBND thị trấn đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo
chủ trương chính sách của Đảng. Do đó diện tích sử dụng đất về cơ bản không có biến
động giữa 2 năm 2013 và 2014. Thị trấn có 1.703 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có
429,35 ha đất NN, chiếm 25,21% và đất phi NN là 1.125,21 ha, chiếm 66,07%. [14]
Trồng lúa nước vẫn là một trong những ngành nghề sản xuất nông nghiệp
truyền thống của địa phương. Chính quyền nơi đây vẫn chú ý hỗ trợ người dân phát
huy nghề trông lúa vốn có của mình nhằm đảm bảo cung cấp lương thực cho bản thân
họ và người dân trong vùng. Vụ đông xuân năm 2013 - 2014, cán bộ địa phương đã chỉ
đạo triển khai sản xuất 44,32 ha, tăng 1,78 ha so với năm 2013, năng suất ước đạt
55,06 tạ/ha. Điều này rất khả quan bởi các phòng ban chức năng đã chú trọng không để
các hộ dân chuyển hết diện tích sản xuất nông nghiệp của mình sang NTTS, một trong
những nghề nóng ở nơi đây, nhằm làm giàu một cách nhanh chóng, tránh gây ra hiện
tượng phát triển không theo quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường vùng đầm phá. [14]
Diện tích NTTS năm 2013 của thị trấn là 312 ha, đến năm 2014, nhờ sự quy


×