Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

“VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NHÂN QUẢ VÀO THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.99 KB, 15 trang )

Mục lục

Nội dung
Mục lục
1.
Lý do chọn đề tài
2.
Tình hình nghiên cứu có liên quan
3.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.
Phương pháp nghiên cứu
6.
Bố cục
Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Phạm trù nguyên nhân – kết quả
1.1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả
1.1.2 Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.2
Ý nghĩa phương pháp luận khi ngiên cứu phạm trù nguyên nhân kết
quả
1.3 Sự cần thiết của quá trình nhìn nhận thực trạng tai nạn giao thông ở
thành phố Hà Nội hiện nay trên cơ sở phạm trù nguyên nhân – kết quả.
Chương 2: Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở thành phố Hà
Nội hiện nay
2.1 Thực trạng giao thông ở Hà Nội
2.2 Nguyên nhân của thực trạng tai nạn giao thông ở Hà Nội hiện nay
2.3 Hậu quả do giao thông gây ra là rất nghiêm trọng.
Chương 3 một số giải pháp, kiến nghị để giảm thiểu tai nạn giao thông


3.1
Giải pháp trước mắt
3.2
Giải pháp lâu dài
Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Trang
1
2
2
3
3
3
4
5
5
5
5
7
8
9
9
10
12
13
13
13

15
16


TIỂU LUẬN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NHÂN QUẢ VÀO THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO
THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hà Nội là một trung tâm văn hóa chính trị và kinh tế lớn và quan trọng
nhất của cả nước. trong thời gian vừa qua thành phố đã có những bước phát triển
nhanh chóng chứng tỏ vị thế của mình. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang ngày càng được
xây dựng hiện đại. mật độ dân số cũng ngày một đông hơn. Tuy nhiên hệ quả đi kèm
quá trình phát triển đó là nhiều vấn đề xã hội nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tai
nạn giao thông, giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội… Trong đó tai nạn giao thông luôn
là một trong những vấn đề nóng và bức xúc của nhân dân thành phố trong nhiều năm
qua.
Tai nạn giao thông đã lấy đi sinh mạng của hàng vạn người. Nó đã và đang trở
thành một vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh
tế, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển.
Hiện nay mặc dù Hà Nội đã đầu tư và đề ra nhiều hướng giải quyết song dường như
vẫn chưa có sự thay đổi gì nhiều. Chính vì thực trạng đó cho nên vấn đề giao thông
cần được nhìn nhận và giải quyết một cách triệt để để đem lại an toàn cho người tham
gia giao thông.
Dưới góc độ nhìn nhận của triết học về vấn đề này, tác giả xin lựa chọn đề tài
“VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NHÂN QUẢ VÀO THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO
THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY” để làm tiều luận kết thúc môn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn cô……đã giúp em thực hiện tiểu luận này.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Bàn về vấn đề giao thông ở thành phố Hà Nội đã có rất nhiều các bài viết các bài
phóng sự, phát biểu của nhiều cấp, ban ngành và nhiều cá nhân. Có thể lấy một vài ví

dụ như :
“6 giải pháp cho vấn đề giao thông đô thị ở Việt Nam” bài viết đăng trên báo người
lao động số ra ngày 14/9/2014.
Bài báo “Vấn đề ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay” Số 2 CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 2014 báo điện tử cảnh sát nhân dân.
Bài viết “Giải pháp nào hạn chế ùn tắc giao thông tại Hà Nội?” đăng trên cổng thông
tin chính phủ ngày 24/9/2015
2


Bài viết “Giao thông tại việt nam một vấn đề trong mọi vấn đề” đăng trên báo điện tử
VOV Thứ ba, 08/05/2007
Như vậy có thể thấy đây là một vấn đề không mới nhưng vẫn là một vấn đề
nóng được rất nhiều người quan tâm.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận tác giả chỉ xin nhìn nhận vấn đề giao thông ở Hà Nội
dưới góc độ phạm trù nguyên nhân – kết quả trên lăng kính chủ quan của mình để có
thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Thấy được thực trạng tai nạn giao thông ở thành phố Hà Nội từ đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị để làm giảm tai nạn giao thông.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: làm rõ cơ sở triết học của phạm trù nguyên nhân – kết quả.
Thứ hai: nhìn nhận đánh giá thực trạng tai nạn giao thông của thành phố Hà Nội.
Thứ ba : đưa ra một vài đề xuất để có thể giảm thiểu tai nạn giao thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quan điểm nguyên nhân kết quả trong vấn đề tai nạn
giao thông ở thành phố Hà Nội.
Đối tượng khảo sát: tình hình tai nạn giao thông của thành phố Hà Nội từ năm 2014–
2015.
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:
Sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để
phân tích và làm sáng tỏ cở sở lý luận của vấn đề.
Phương pháp cụ thể:
phương pháp phân tích số liệu,so sánh,tổng hợp, đánh giá ....
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu,kết luận,danh mục tham khảo thị nội dung cơ bản của tiểu luận
tập trung chủ yếu ở 3 chương 7tiết
Chương 1: cơ sở lý luận của phạm trù nguyên nhân kết quả.
Chương 2: khảo sát thực trạng tai nạn giao thông ở thành phố Hà Nội.
Chương 3: một số giải pháp góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.

3


Chương 1
Cơ sở lý luận
1.1Phạm trù nguyên nhân – kết quả
1.1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật.
Khái niệm
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi
nhất định.
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt các yếu tố trong một sự vật, giện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng . Qua đó
phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách
quan.
Ví dụ


4


Chiếc đèn sợi đốt có thể phát sáng là do có sự tương tác giữa dòng điện và dây tóc
bóng đèn. Như vậy sự tương tác giữa dòng điện và dây tóc bóng đèn là nguyên nhân,
còn chiếc đèn phát sáng là kết quả.
1.1.2 Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì giữa nguyên nhân và kết
quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu đồng thời chúng có mối quan hệ
qua lại với nhau. mối quan hệ đó được thể hiện ở các luận điểm chính sau:
thứ nhất : nguyên nhân sinh ra kết quả; xuất hiện trước kết quả
trong mối quan hệ nhân quả thì nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, là tiền đề
của kết quả. kết quả là do các nguyên nhân sản sinh ra
cơ chế nguyên nhân kết quả rất đa dạng.
- Một nguyên nhân có thể có một kết quả đồng thời một nguyên nhân cũng có thể tạo
ra nhiều kết quả.
- Nhiều nguyên nhân cũng có thể gây ra một kết quả,đồng thời nhiều nguyên nhân
cũng có thể tạo nên nhiều kết quả.
Đều này cho thấy tình chất phức tạp đa dạng của mối quan hệ nhân quả.
Phải phụ thuộc vào vào điều kiện cụ thể mà nguyên nhân mới tạo nên kết quả.
Ví dụ :nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán hoặc do lũ lụt, có thể do sâu bệnh
hoặc giống cây trồng không tốt…
Mặt khác một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau có thể tạo nên
những kết quả khác nhau
Ví dụ chặt phá rừng có thể gây ra lũ lụt hạn hán thay đổi khí hậu, mất cân bằng sinh
thái…
Ở đây cần chú ý nếu như có nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều trong cùng
một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho
kết quả xuất hiện nhanh hơn. ngược lại nếu những nguyên nhân tác động ngược chiều
và đồng thời thì sẽ cảm trở tác dụng của nhau thậm chí là triệt tiêu tác dụng của

nhau.do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên
nhân để có thể chủ động tạo ra cắc điều kiện để làm xuất hiện các nguyên nhân có lợi
với việc hình thành kết quả.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ:
Nguyên cớ là những sự vật những hoạt động xuất hiện đồng thời với nguyên nhân,
những chỉ có quan hệ bên ngoài ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả
5


Ví dụ để lấy cớ ném bon miền bắc của chúng ta tháng 8 năm 1964 Mỹ đã gây ra sự
kiện vịnh Bắc Bộ.
Như vậy sự kiện vịnh Bắc Bộ là nguyên cớ để dẫn đến việc Mỹ ném bom phá hoại
miền bắc chứ không phải là nguyên nhân chính.
Cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện:
Điều kiện là những yếu tố gắn liền với nguyên nhân, tác động đến nguyên nhân, là
nguyên nhân biến đổi tạo nên kết quả, nhưng điều kiện không phải là nguyên nhân.
Ví dụ
Trong các phản ứng hóa học cần có các điều kiện nhất định để ch phản ứng có thể tiến
hành thuận lợi như chất xúc tác, nhiệt độ… đó là điều kiện của quá trình biến đổi.
Thứ hai : nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng kết quả sau khi hình thành sẽ có
tác động trở lại với nguyên nhân
Sự ảnh hưởng này có thể theo hai hướng.
Hướng tích cực thì nó sẽ thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân.
Hướng tiêu cực thì nó cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.
Ví dụ thực tế nước ta: ở nhiều vùng trình độ thấp do nền kinh tế còn kém phát triển,
cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, ít đầu tư cho giáo dục, nhưng ngược lại dân trí
thấp kém lại là nhân tố cản trở việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy lại
kìm hãm sự phát triển.
Thứ ba : sự phân biệt giữa nguyên nhân và kết quả có ý nghĩa tương đối.
nguyên nhân và kết quả thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau tạo thành chuỗi nhân quả

vô cùng không có bắt đầu không có kết thúc
Điều này có ý nghĩa là một sự vật hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả.
Ăng ghen đã nhận xét rằng nguyên nhân và kết quả chỉ thực sự đúng ý nghĩa khi
chúng ta xem xét ở một trường hợp riêng biệt nhất định.
Còn nếu khi xem xét ở mối quan hệ chung với toàn bộ thế giới thì chúng lại gắng với
nhau trong một khái niệm về mối quan hệ phổ biến. trong đó chuối nhân quả là vô
cùng không có bắt đầu và không có kết thúc.
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận khi ngiên cứu phạm trù nguyên nhân kết
quả

6


Vì mối liên hệ nhân-quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của
con ngươì nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở chính trong thế giới của
hiện thực .
Vì nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của một
hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đã xảy
ra trước khi xuất hiện .
Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên
nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý
đến dấu hiệu đặc trưng ấy.
Vì một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân snh ra nên trong quá trình xác
định nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra
cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối quan hệ cũng như
các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó
có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng .
Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả trong mối quan hệ khác có
thể là nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong

những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như
Vì mối liên hệ nhân_ quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối
quan hệ nhân_quả để hành động. Trong quá trình hành động ấy cần lưu ý :
+Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó .
+Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần
thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng . Vì hiện tượng này có thể xuất
hiện do nhiều nguyên nhân tác động riên lẻ hoặc đồng thời . Trong hoạt động thực
tiễn cần tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứ không
hành động rập khuôn theo phương pháp cũ.
+Vì các nguyên nhân củ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định trong sự
xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thực tiễn cần
dựa trước hết vào các nguyên nhân củ yếu và nguyên nhân bên trong .
+Để đẩy nhanh (hay kìm hãm hoặc loại trừ ) sự phát triển của một hiện tượng xã hội
nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc
ngược chiều) với chiều vận động của mối quan hệ nhân-quả khách quan.
1.3
Sự cần thiết của quá trình nhìn nhận thực trạng tai nạn giao thông ở
thành phố Hà Nội hiện nay trên cơ sở phạm trù nguyên nhân – kết quả.
Trên cơ sở lý luận và ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả đã cho
chúng ta thấy được cơ sở lý luận trong nhận thức những hiện tượng thực tế để tìm ra
7


những mối liên hệ của các sự vật sự việc hiện tượng trong cả tự nhiên xã hội và tư
duy.
Vận dụng lý luận này của chủ nghĩa Mác để nhìn nhận thực trạng giao thông của
thành phố Hà Nội hiện nay là rất cần thiết. Bởi lẽ tình hình giao thông của thành phố
hiện nay đang tồn tại vô cùng nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách
triệt để. Để tìm ra cách giải quyết cho vấn đề giao thong ấy trước mắt cần phải đánh
giá được thực tại vấn đề này. Đây chính là những kết quả đã được bộc lộ rõ từ những

nguyên nhân khác nhau. Sau đó cần tìm ra được những nguyên nhân nào đã dẫn đến
những tiêu cực đó. Chỉ khi tìm được nguyên nhân chúng ta mới đánh giá được đâu là
nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là nguyên nhân chủ đạo,
đâu là nguyên nhân thứ yếu … để từ đó đưa ra được các cách tác động các giải pháp
để giải quyết các nguyên nhân đó.
Như vậy một lần nữa ta có thể khẳng định sự đúng đắn và cần thiết của việc áp
dụng lý luận của phạm trù nguyên nhân – kết quả vào trong quá trình nhìn nhận tình
hình giao thông của thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó bài tiểu luận đi vào
xem xét cụ thể thực trạng của tình hình giao thông và đưa ra các nguyên nhân của
thực trạng này.

Chương 2: Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở thành phố Hà Nội
hiện nay
2.1Thực trạng giao thông ở Hà Nội
Trên thực tế các tuyến đường nội thành hiện nay việc xảy ra các vụ tai nạn giao
thông có giảm song còn không phải là ít, nạn tắc đường thì xảy ra thường xuyên. Có
khi huy động lực lượng cảnh sát giao thông tại các ngã tư trong giờ cao điểm mà cũng
phải mất không ít thời gian để có thể lưu thông một lượng xe quá lớn như vậy. Có thể
nói an toàn giao thông được xem là vấn đề nhức nhối của xã hội. Giữa thủ đô- bộ mặt
của đất nước mà tình hình an toàn giao thông lại là vấn đề mà bấy lâu nay vẫn chưa
giải quyết được triệt để. Các nghành các cấp có liên quan xác định vấn đề này không
thể giải quyết một sớm một chiều được. Chỉ điều đó thôi cũng đủ thấy được tính chất
khó khăn và nan giải của nó.
Ở Hà Nội tình trạng ùm tắc giao thông vẫn thường xuyên xảy ra hàng ngày vào
các giờ cao điểm nhất là trên các “điểm đen” về ách tắc giao thông là nút thắt Trường
Chinh, ngã tư Vọng, ngã tư Đại Cồ Việt- Lê Duẩn và các trục đường nhỏ khác như
ngã tư chợ Mơ, đường Xuân Thủy, đường Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch...Tình trạng
8



ùm tắc giao thông còn nghiêm trọng hơn trong những ngày mưa to hoặc khi có tai nạn
giao thông. Thực trạng trên đã gây nhiều ảnh hưởng đến mọi người dân khi tham gia
giao thông.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 533 vụ tai nạn
giao thông đường bộ, đường sắt làm 531 người chết và 144 người bị thương .Năm
2012 Hà Nội xảy ra 777 vụ tai nạn giao thông, làm 619 chết, 397 người bị thương.
Theo số liệu từ phòng cảnh sát giao thông công an thành phố hà nội cho biết tính từ
tháng 11 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra
1.574 vụ tai nạn giao thông làm 552 người chết, 1.311 người bị thương. So với cùng
kỳ năm trước, giảm 12,7% số vụ, số người bị thương cũng giảm 22%.
Tuy số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng trên địa bàn thành phố số vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng và số người chết gia tăng. Ba tháng đã xảy ra 199 vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng làm 126 người chết, 105 người bị thương.
Cũng trong thời gian trên đã có trên 400.000 trường hợp vi phạm của xe khách,
taxi, xe ba bánh, xe tải… được xử lý, tước giấy phép lái xe của trên 22.000 trường
hợp.
Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân nhìn chung vẫn còn nhiều hạn
chế. Các vụ vi phạm luật an toàn giao thông vẫn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt các
trường hợp vi phạm về uống rượu bia khi tham gia giao thông vẫn còn nhiều. đây
chính là nguy cơ gây tai nạn giao thông cao. Trên các tuyến đường chính, ngõ…vẫn
diễn ra tình trạng họp chợ trái phép, lấn chiếm vỉa hè thậm chí là lòng đường để buôn
bán kinh doanh, gây cản trở và tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
Một đều đáng chú ý hiện nay là tình trạng vi phạm giao thông lại tập trung nhiều ở
giới trẻ, học sinh, sinh viên. Đây là một vấn đề cần xem xét ở nhiều góc độ khác để
tìm cách khắc phục.
2.2 Nguyên nhân của thực trạng tai nạn giao thông ở Hà Nội hiện nay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông song nhìn chung là do
những nguyên nhân chính sau đây:
a, Nguyên nhân khách quan:
Do cơ sở hạ tầng giao thông

+Quá lạc hậu một phần do kinh tế yếu kém và do không thật sự chú trọng đến
hạ tầng giao thông, chưa tính toán đến lâu dài. Hạ tầng xây dựng thiếu khoa học, bố
cục giao thông của thành phố lại được tổ chức theo mạng lưới xuyên tâm với nhiều
trục chính kết nối bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm, mật độ giao thông
trên các trục chính này rất dày đặc, quá tải vào các giờ cao điểm là điều khó tránh.
9


Hơn nữa hạ tầng giao thông lại không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu trong quá
trình thi công trước kia .
+Không đáp ứng đủ đường để đi lại ( mặc dù đã có cầu vượt và cầu trui )
nhưng mật độ phương tiện đi lại hiện nay ở Hà Nội đã vượt quá thiết kế của hạ tầng
giao thông. Chính vì vậy việc ùn tắc giao thông tại các giờ cao điểm là không tránh
khỏi và nguy cơ tai nạn giao thông càng tăng cao.
Hơn thế hiện nay trên địa bàn thủ đô lại đang tiến hành xây dựng các công trình giao
thông như đường vành đai 2, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, đường sắt
trên cao Nhổn- Ga Hà Nội, hầm chui Thanh Xuân, đại lộ Thăng Long…khiến đường
giao thông bị rào chắn càng làm cho tình trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm
trọng.
Do xe cơ giới
+Loại xe gây ra ùn tắc chủ yếu là xe máy với số lượng tập trung quá nhiều
trên đường phố. Ước tính hiện nay ở Hà Nội có 1,5 triệu xe, trung bình 1,5 người/ 1
xe đây là mật độ vượt quá thiết kế của hạ tầng giao thông Hà Nội.
Nhưng nguyên nhân bên trong của việc có quá nhiều xe là do trên thị trường xe
máy nhiều và giá rẻ hơn nhiều so với xe ô tô, nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng
cao. Chính vì vậy nhiều người đã chọn mu axe máy để phù hợp với kinh tế. còn với ô
tô thì ít người có khả năng mua được xe.
Xe máy gây ra chủ yếu các vụ tai nạn. Năm 2014 tai nạn do xe máy gây ra
chiếm tới 71,16% tổng số vụ , 67,92% số người chết, 7,45% số người bị thương, còn
đến giữa tháng 10/2015 con số tươngg ứng là 75,16%; 75,34% và 82,71%.

Xe bus cũng góp một phần vào nguyên nhân gây ùn tắc vì xe bus ở đô thị vẫn
chưa được tốt: xe cũ, xe không an toàn, không đủ tuyến, không đúng giờ, không cơ
động. Hiện nay, mặc dù nhà nước đã đầu tư khá nhiều xe buýt mới nhưng vì đôi khi
số người quá đông trên xe vào những giờ cao điểm dẫn tới việc gặp khó khăn khi lên,
xuống, làm chậm tiến độ đi lại của xe dẫn đến dễ ùn tắc.
Do con người
+Dân số quá đông, cả nước có đến trên 90 triệu người trong khi diện tích đất
đai thì chật hẹp. Đặc biệt là ở thành phố Hà Nội mật độ càng đông hơn do dân cư kéo
về đây làm ăn ngày càng nhiều.
+ý thức của con người đối với việc thực hiện nội quy giao thông còn kém.
Vẫn còn rất nhiều các trường hợp vi phạm, trong đó tập chung chủ yếu vào các lỗi
như phóng nhanh, lạng lách, vượt đèn đỏ, đi lấn phần đường quy định…Theo trung tá
Đào Vĩnh Thắng, phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông- Công an Thành phố thì
trung bình 1 ngày, mỗi cánh sảt giao thông làm việc ở các chốt giao thông phải xử lý
gần chục vụ vi phạm giao thông, tạm giữ từ 4 đến 5 phương tiện.
10


+Ngoài ra việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh ,buôn bán,
rồi việc đổ trộm phế thải…cũng là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
b,Nguyên nhân chủ quan
Việc tổ chức quản lý giao thông đô thị ở Việt Nam chưa chặt chẽ. Mặc dù trong
thời gian gần đây nghành giao thông đã có sự tăng cường về lực lượng nhưng ở nhiều
ngã ba, ngã tư vẫn không có cảnh sát giao thông, đèn tín hiệu giao thông không ổn
định, lực lượng Cảnh sát giao thông mỏng, trang bị kỹ thuật lạc hậu…
Vẫn còn nhiếu tuyến đường hai chiều, xe cộ đi đan xen, ít tuyến đường một
chiều.
Vẫn chưa xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm, vẫn để các loại
xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông…Một số Cảnh sát giao thông
biến chất, không thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình.

Do đào đường, đào hố, sửa chữa công trình chưa đồng bộ, chưa dứt khoát, thực
hiện chưa nhanh chóng thường kéo dài gây cản trở giao thông.
2.3 Hậu quả do giao thông gây ra là rất nghiêm trọng.
Trước hết là tới vấn đề sức khoẻ của con người. Như ta đã biết trong khói thải của xe
chứa rất nhiều chất độc hại như CO, PM, chì, diezel gây tác động đến hệ thống tim
mạch , hô hấp, tới hệ thần kinh, não bộ…
Một thiệt hại không thể không kể tới đó là thiệt hại về kinh tế. Riêng chỉ tiêu hao
nhiên liệu thôi do ùn tắc giao thông mỗi ngày vào các giờ cao điểm do xe máy gây ra
cũng phải tốn đến vài tỉ đồng. Thiệt hại hơn cả là làm chậm tiến độ công việc, lưu
thông, vận chuyển khó khăn hơn, đặc biệt đối với những nhà kinh doanh, buôn bán thì
thời gian còn quý hơn vàng…Nạn nhân của tai nạn giao thông chủ yếu là nam giới
tuổi từ 15 đến 45. Đây là lực lượng lao động chính làm ra của cải cho các gia đình và
cho đất nước. Thương tích giao thông đường bộ cũng đã và đang là gánh nặng đối với
nghành y tế nước ta.
Trước những thực trạng và hậu quả đáng buồn của tai nạn giao thông, thì việc đưa ra
những giải pháp hợp lý là rất cần thiết và cấp bách.

11


Chương 3 Một số giải pháp, kiến nghị để giảm thiểu tai nạn giao thông tại
thành phố Hà Nội hiện nay
Dựa vào mối quan hệ biện chứng nhân-quả, kết hợp với các nguyên tắc trong
phương pháp luận duy vật biện chứng ta có thể đưa ra các giải pháp tác động vào các
nguyên nhân để nó vận động theo quy luật chung làm giảm ùn tắc giao thông, kết hợp
với thực trạng cũng như điều kiện kinh tế của đất nước hiện nay và thời gian cần thiết
để thực hiện các giải pháp, em chia các giải pháp thành giải pháp trước mắt và giải
pháp lâu dài
3.1 Giải pháp trước mắt
Một là nâng cao ý thức chấp hành giao thông của người điều khiển phương tiện

giao thông, tăng cường giám sát quản lý của Nhà nước, Đây là giải pháp đỡ tốn kếm
mà có thể thực hiện được ngay với những giải pháp thực thi như sau:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tới người dân, thực hiện việc này một
cách bền bỉ và liên tục, thông qua việc giáo dục tại nhà trường hoặc qua các phương
tiện truyền thông
+Đưa ra các chế tài xử phạt người vi phạm giao thông nghiêm minh hơn. Đề ra các
chính sách cho phép nhiều bên tham gia giám sát giao thông, kể cả việc giám sát lực
lượng cảnh sát giao thông cũng như việc tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các cơ
quan chức năng liên quan.
+Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông tại các vị trí hay ùn tắc hoặc tại vị trí hay
xảy ra tai nạn giao thông, tăng cường lực lượng tuần tra giao thông. Việc làm này
cùng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
12


+ Triển khai nâng cấp một số nút giao thông, tuyến đường ùn tắc quá mức, đảy nhanh
và thực hiện đúng tiến độ các công trình giao thông đang được triển khai tỏng thành
phố
Hai là tăng cường thêm các xe buýt công cộng, có chính sách trợ giá nhằm
khuyến khích người dân tham gia hình thức giao thông này.
3.2 Giải pháp lâu dài
Một là phát triển đồng bộ các khu đô thị vệ tinh, kèm theo là các dịch vụ hạ
đồng bộ, nâng cao và hạn chế chênh lệch mức sống giữa các vùng miền nhằm làm
giảm việc di dân cơ học vào thủ đô Hà Nội, tránh việc tập trung dân số quá đông, kéo
theo vệc gia tang phương tiện giao thông và gia tăng nhu cầu đi lại.
Hai là đưa việc giáo dục giao thông vào làm một môn học bắt buộc đối với học sinh.
Nâng cao hơn nữa việc giám sát, sát hạch bằng cấp lái xe ô tô và xe máy.
Ba là phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại như tàu sắt trên cao
nhằm đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Bốn là nâng cao công tác dự báo, lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư

một cách thỏa đáng cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng được lưu lượng phương tiện giao
thông.
Tóm lại, ùn tắc giao thông là một hệ quả tất yếu của giao thông và đặc biệt là
trong thời kì tốc độ kinh tế phát triển. Vì vậy mà chúng ta phải thường xuyên bám sát
thực tế trong từng thời kỳ, điều kiện mỗi nơi mà có cái nhìn tổng thể để tìm ra nguyên
nhân và vận dụng các quy luật của phép duy vật biện chứng nhằm tìm ra các giải pháp
hữu hiệu đỡ tốn kém và tránh những tổn thất phải khắc phục từ những biện pháp
không hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay.

13


Kết luận
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người mọi nhà và toàn xã hội. bất kì
ai trong chúng ta đều mong muốn có được một môi trường tham gia giao thông an
toàn thuận tiện. tuy nhiên nhìn nhận thực trạng tai nạn giao thông ở thành phố Hà Nội
hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông vẫn
còn xảy ra thường xuyên gây nguy hiểm cho mọi người khi tham gia giao thông.
Trong khi chờ các công trình giao thông mới hiện đại hơn được đưa vào sử dụng thì
việc thực hiện gấp rút một số giải pháp để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông trên
địa bàn thành phố là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Có như vậy mới góp
phần làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận đã nhìn nhận vấn đề giao thông của thành phố
Hà Nội trên phương diện quy luật nguyên nhân kết quả. Thông qua bài tiểu luận tác
giả mong muốn hiểu sâu sắc hơn nội dung quy luật nhân quả trong triết học cũng như
áp dụng lý thuyết đó vào quá trình nhìn nhận thực tế. hy vọng rằng trong thời gian tới
vấn đề giao thông của thành phố Hà Nội sẽ được cải thiện hơn nữa để giúp mọi người
dân khi tham gia giao thông được an toàn và thuận tiện.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo Hà Nội mới

2.

Báo VOV

3.

Báo Quân đội nhân dân

4.

Báo An ninh nhân dân

5.

Cổng thông tin điện tử chính phỉ

6.

Tạp chí Giao thông

7.

Giáo trình triết học Mác-Lê nin NXB Chính trị quốc gia 2010


8.

Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin – NXB
Chính trị quốc gia

15



×