Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập HKI môn GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN GDCD 12
I.Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Cá nhân tổ chức sử dụng PL tức là làm những gì mà PL:
A. Cho phép làm

B. Không cho phép làm

C. Quy định

D. Quy định phải làm

Câu 2: Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ
động làm những gì mà PL:
A. Quy định

B. Cho phép làm

C. Quy định làm

D. Quy định phải làm.

Câu 3: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp
luật
Câu 4: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm)
là
A. Sử dụng pháp luật.


B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải
làm) là:
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.


Câu 7: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp
này chị C đã:
A. Không sử dụng pháp luật.


B. Không thi hành pháp luật.

C. Không tuân thủ pháp luật.

D. Không áp dụng pháp luật.

Câu 8: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy,
trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện.
Câu 10: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:
A. quy tắc quàn lí của nhà nước
C. quy tắc quản lí XH


B. quy tắc kỉ luật lao động
D. nguyên tắc quản lí hành chính

Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên.


Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có
độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 14. Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra?
A. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
B. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài
C. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Tổ chức hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
Câu 15: Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm là:
A. Đủ 14 tuổi trở lên
C. Đủ 16 tuổi trở lên


B. Đủ 15 tuổi trở lên
D. Đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 16. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi
D. Người dưới 18 tuổi
Câu 17: Vi phạm kỉ luật là hành vi:
A. Xâm phạm các quan hệ lao động.
B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.
C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động.
D. Câu a và b.
Câu 18: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ
nhà nước…, do pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ
được gọi là vi phạm:


A. Hành chính

B. Pháp luật hành chính

C. Kỉ luật

D. Pháp luật lao động

Câu 19: Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong
trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm:

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 20: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí
do, trong trường hợp này N vi phạm:
A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 21: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
D. Người từ dưới 16 tuổi
Câu 22: …………………là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức
thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy
định phải làm:
A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật


C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực
hiện đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm:
A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 24: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức
không làm những điều nhà nước cấm:
A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật


Câu 25: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cơ quan, công chức
nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào PL để ra quyết định nhằm phát sinh,
chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá
nhân tổ chức:
A. Sử dụng pháp luật


B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 26: Vi phạm pháp luật là hành vi............., có lỗi do người có..............thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
A. Trái PL - trách nhiệm pháp lí

B. Bất hợp pháp - hiểu biết

C. Trái đạo đức - nghĩa vụ pháp lí

D. Sai trái - trách nhiệm

Câu 28: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự,
thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 29: Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật
nào ?
A. Vi phạm luật hành chính


B. Vi phạm luật dân sự

C. Vi phạm kỉ luật

D. Vi phạm luật hình sự

Câu 30: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp
luật nào?
A. Vi phạm hành chính

B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hình sự

D. Vi phạm kỉ luật

Câu 31: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Say rượu

B. Bị ép buộc

C. Bị bệnh tâm thần

D. Bị dụ dỗ

Câu 32: Lỗi thể hiện điều gì của người biết hành vi của mình là sai, là trái
pháp luật



A. Trạng thái

B. Tinh thần

C. Thái độ

D. Cảm xúc

Câu 33: Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do:
A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
B. Do cơ quan, công chức thực hiện
C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện
D. Do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện
Câu 34: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho
những………của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành
vi…………của các cá nhân, tổ chức.
A. ý thức/quy phạm/hợp pháp

B. ý thức/ quy định/ chuẩn mực

C. mục đích/ quy định/ chuẩn mực

D. mục đích/ quy định/ hợp pháp

Câu 35: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:
A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm
C. Trạng thái và thái độ của chủ thể
D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng.
Câu 36: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ 18 đến 27 tuổi.

B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 37: Cá nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa
vụ chủ động làm những gì mà pháp luật:
A. Quy định làm

B. Quy định phải làm

C. Cho phép làm

D. Không cấm

Câu 38: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan
thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.


Câu 39: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:
A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C.Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 40: ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến
ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn
kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi:
A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

II.Phần tự luận:
Câu 1:Pháp luật và đời sống
1.Pháp luật là gì?
- Là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo
đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.
-PL không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy
định về:
+ Những việc được làm.
+ Những việc phải làm.
+ Những việc không được làm.

-Mục đích của Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật : để quản lý đất
nước, bảo đảm cho XH ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và
lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Các đặc trưng của pháp luật?
-Tính quy phạm phổ biến:
+ PL là hệ thống các quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu được áp dụng ở mọi nơi,
đối với mọi tổ chức cá nhân và trong mọi mối quan hệ.
+ Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật ( giải thích vàcho VD).
+ Là ranh giới để phân biệt PL và các loại quy phạm xã hội khác ( Giải thích và
cho ví dụ chứng minh).
-Tính quyền lực, bắt buộc chung:
+ PL do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền
lực Nhà nước.
+ Là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa PL với quy phạm đạo đức( Giải thích).


-Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Hình thức thể hiện của PL là các văn bản QPPL ....
+ Văn bản diễn đạt chính xác, dễ hiểu.
+ Văn bản đều được quy định chặt chẽ trong HP, luật.
3. Bản chất của pháp luật?
-Bản chất giai cấp:
+ PL do Nhà nước, đai
diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
+ Các QPPL do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà
nhà nước là đại diện.
+ Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu PL nào, nhưng mỗi kiểu PL
lại có biểu hiện riêng của nó......Cho ví dụ.
-Bản chất xã hội :

+ PL bắt nguồn từ thực tiễn đời sống XH...Cho ví dụ.
+ PL phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai tầng khác nhau trong XH....
+ Các QPPL được thực hiện trong thực tiễn đời sống XH vì sự phát triển của
XH.....Cho ví dụ.
4. Mối quan hệ giữa PL đạo đức?
-Giống nhau:
-Khác nhau:
Với đạo đức: PL là phương tiện đặc thù để thể
hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức......
5.Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội?
-PL là phương tiện để nhà nước quản lý XH:
+ PL là một phương tiện quản lý XH không thể thay thế được....
+ Quản lý bằng PL là phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất.(Vì sao?.....)
+ Quản lý XH bằng PL nghĩa là như thế nào?......
-Một hệ thống PL được coi là tốt nếu đáp ứng được 3 tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Tính toàn diện.
+ Tính đồng bộ, thống nhất.
+ Tính phù hợp.
* Để phát huy vai trò là công cụ chủ yếu để nhà nướcquản lý XH, Nhà nước phải
tổ chức có hiệu quả cả 3 khâu: xây dựng PL, thực hiện PL và bảo vệ PL.
-PL là phương tiện để CD thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình......
Câu 2: Thực hiện pháp luật
1.Thực hiện pháp luật?
-Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của PL đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
-Các hình thức thực hiện PL:


+ Sử dụng PL...Cho VD...

+ Thi hành PL......Cho VD...
+ Tuân thủ PL...
..Cho VD....
+ Ap dụng PL.....Cho VD.....
2. Vi phạm pháp luật?
-Dấu hiệu cơ bản của hành vi VPPL:
+ Hành vi trái PL, xâm hại tới các quan hệ XH được PL bảo vệ.
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
+ Người VPPL phải có lỗi.
*Nếu thiếu 1 trong 3 dấu hiệu cơ bản này thì sẽ không phải là VPPL.
-Khái niệm VPPL: hành vi trái PL, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ Xh được PL bảo vệ.
-Các loại VPPL: Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất
nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho XH, VPPL được chia thành 4 loại:
+ Vi phạm hình
sự.......Cho VD....
+ Vi phạm hành chính........Cho VD.....
+ Vi phạm dân sự.......Cho VD....
+ Vi phạm kỉ luật......Cho VD...
3. Trách nhiệm pháp lý?
-Khái niệm: nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả
bất lợi từ hành vi VPPL của mình.
-Ý nghĩa:
+ Buộc cácchủ thể VPPL chấm dứt hành vi trái PL.
+ GD, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm
trái PL.
-Các loại trách nhiệm pháp lý: được chia thành 4 loại tương ứng với 4 loại
VPPL
+ Trách nhiệm hình sự.........Cho VD...
+ Trách nhiệm hành chính......Cho VD...

+ Trách nhiệm dân sự..... Cho VD....
+ Trách nhiệm kỉ luật.....Cho VD...
Trong 4 loại trách nhiệm trên, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm
khắc nhất.
Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
* Bình đẳng trước PL là gì?
Mọi CD, nam, nữ......đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền ,
thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của PL.
1. CD bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?


-Quyền là khả năng của CD tự do lựa chọn hành động của mình nà nhà nước
bảo đảm khả năng ấy.
-Nghĩa vụ là trách nhiệm của CD phải thực hiện hành động cụ thể. Nhà
nước trong những trường hợp cần thiết buộc CD phải làm việc vì lợi ích chung.
-CD bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền
và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và XH theo quy định của PL. Quyền và nghĩa vụ
của CD không tách rời nhau.
2.CD bình dẳng về trách nhiệm pháp lý?
-Bình dẳng về trách nhiệm pháp lý là: Bất kì CD nào VPPL đều phải chịu
trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của PL.
-Trách nhiệm pháp lý là do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng với
các chủ thể VPPL. Bất kì CD nào VPPL đều bị xử lí bằng chế tài theo quy định
PL.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của CD
trước PL
Câu 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã
hội
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
-Khái niệm: là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng và giữa các

thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc: dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn
nhau, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở phạm vi gia đình và XH.
-Nội dung:
+ Bình đẳng giữa vợ và chồng: được thể hiện trong quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản......
+ Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái....
+ Bình đẳng giữa ông bà và cháu....
+ Bình đẳng giữa anh, chị, em.....
-Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau, đối xử với nhau công bằng, các thành viên trong gia đình có quyền
được hưởng sự chăm sóc giúp đỡ nhau và có nghĩa vụ quan tâm cho đời sống
chung của gia đình. Cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình VN.
-Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn
nhân và gia đình.....
2. Bình đẳng trong lao động?
-Khái niệm: là bình đẳng giữa :
+ mọi CD trong việc thực hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm.
+ người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.
+ lao động nam và lao động nữ........
-Nội dung cơ bản:


+ CD bình đẳng trong thực hiện quyền lao động......
+ CD bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động:
* Thế nào là hợp đồng lao động?......
* Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động......
+ Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ......
-Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong lao
động.....

3. Bình đẳng trong kinh doanh?
-Khái niệm: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ kinh tế :
+ lựa chọn ngành nghề
+ địa điểm kinh doanh
+ lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
+ thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh
+ bình đẳng theo quy định của PL.
-Nội dung:
+ Mọi CD có quyền lựa chọn hình thúc, tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả
năng, nếu có đủ điều kiện.
+ Tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm.
+ Bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh.
+ Chủ động mở rrộng quy mô ngành nghề kinh doanh....
+ Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh
doanh.....
Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các dântộc, tôn giáo
1. Bình đẳng giữa các dân tộc?
-Khái niệm: là các dân tộc trong một quốc gia được Nhà nước và PL tôn
trọng bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
+ không phân biệt đa số hay thiểu số.
+ không phân biệt trình độ văn hóa cao, thấp.
+ không phân biệt chủng tộc, màu da.
-Nội dung:
+ Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về chính trị......Cho VD....
+ Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về kinh tế.....Cho VD....
+ Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.....Cho VD....
-Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
+ Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc.

+ Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp
phần xây dựng đất nước.


-Chính sách của Đảng và PL của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân
tộc:
+ Ghi nhận trong HP và các văn bản PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Thực hiện chiến lược phát triển KT
+ Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo?
-Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng .....
-Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là: Các tôn giáo ở VN có quyền hoạt
động tôn giáo trong khuôn khổ của PL, bình đẳng trước PL. Những nơi thờ tự tín
ngưỡng tôn giáo đều được PL bảo vệ.
-Nội dung:
+ Các tôn giáođược Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt
động tôn giáo theo quy định của PL.
+ Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được Nhà nước đảm bảo,
các cơ sở tôn giáo được PL bảo hộ.
-Ý nghĩa:
+ Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại
đoàn kết dân tộc.
+ Thúc đẩy tinh thần đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân VN.
+ Tạo thành sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta, trong cộng đồng xây dựng đất
nước.
-Chính sách của Đảng và PL của Nhà nước về quyền bình
đẳng giữa các tôn giáo:
+ Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động của các tôn giáo theo quy định của PL.
+ Công dân có hoặc không có tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ công dân.
+ Xây dựng khối đoàn kết giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau, đồng bào có hoặc

không có tôn giáo.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi, vi phạm về quyền tự do tôn giáo.
Câu 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
-Quyền tự do cơ bản của CD là chế định PL cơ bản của Luật HP, xác định
địa vị pháp lý của CD trong mối quan hệ với Nhà nước và XH, là cơ sở để xác định
các quyền và nghĩa vụ khác của CD ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời
sống XH.
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
-Khái niệm: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
-Nội dung: Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân,
chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của PL và chỉ trong một số
trương hợp thật cần thiết mà PL quy định mới được tiến hành bắt người
.Pl quy định 3 trường hợp được phép bắt người:


+ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó
khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội=>Chỉ tiến hành khi
có quyết định của VKS, cơ quan điều tra, Tòa án.
+ Bắt người trong trường hợp khẩn cấp: chỉ được tiến hành khi có 1 trong 3 căn cứ
sau:
_Có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
_Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy
và xá nhậnđúng là đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người đó trốn.
_Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người bị nghi thực
hiện tội
phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
=>Cần phải có phê chuẩn của VKS sau khi tiến hành bắt.

+ Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: Bất kì ai cũng có quyền bắt và
giải ngay đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này
phải lập biên bản và giải ngay đến Cơ quan điều tracó thẩm quyền.
-Ý nghĩa:
+ Là quyền quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống, liên quan hoạt động
cơ quan Nhà nước, mối quan hệ Nhà nước và CD.
+ Ngăn chặn hành vi bắt, giam giữ người trái PL.
+ Bảo vệ quyền con người, người CD trong một XH công bằng, văn minh.
2. Quyền đƣợc PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
CD?
-Khái niệm:
+ CD có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh
dự và nhân phẩm.
+ Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dựvà nhân phẩm của
người khác.
-Nội dung:
+ Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. PL quy định:
_Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn
đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ củangười khác.
_Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác.
+ Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác như: bịa
đặt tin xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt
hại về danh dự....
-Ý nghĩa:
+ Là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người.
+ Bước tiến bộ mới của PLVN.


+ Xác định địa vị pháp lý của CD trong mối quan hệ Nhà nước và XH.
+ Tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của CD.




×