LI CAM OAN
Tôi
cam
đoan
đây
là
công
trình
nghiên cứu của riêng
tôi.
Các
số
liệu,
kết
quả
nêu
trong
luận
án
là
trung
thực và có xuất xứ
rõ ràng!
TC GI LUN N
Phm Thnh Trung
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA HỌC
VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
1.1.
Những khái niệm cơ bản
1.2.
Những vấn đề chung về quản lý đánh giá kết quả học tập khoa
học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
1.3.
Các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá kết quả học tập
khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học
quân sự
Chƣơng 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA
HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
2.1.
Xu hướng trong đánh giá kết quả học tập khoa học xã
2.2.
2.3.
2.4.
Chƣơng 3
3.1.
3.2.
hội nhân văn của học viên ở đại học quân sự
Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng
Thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập
khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại
học quân sự
Nguyên nhân của những hạn chế
YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA
HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
Yêu cầu trong quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học
xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
Các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập khoa
học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học
quân sự hiện nay
KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tổ chức thử nghiệm
Chƣơng 4
4.1.
4.2.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
12
28
28
38
57
63
63
66
68
84
88
88
91
124
124
134
152
155
156
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Đại học quân sự
ĐHQS
Khoa học xã hội nhân văn
KHXHNV
Nhà xuất bản
Nxb
Quân đội nhân dân
QĐND
Thử nghiệm
TN
Đối chứng
ĐC
QLGD
QLGD
Giảng viên
GV
Học viên
HV
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đánh giá
01
2.1
kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học
viên ở đại học quân sự
68
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện các
02
2.2
nội dung công tác kế hoạch hoá quản lý đánh giá kết
quả học tập của học viên
72
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện các
03
2.3
nội dung công tác tác tổ chức (triển khai) đánh giá
kết quả học tập của học viên
74
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện các
04
2.4
nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đánh giá
kết quả học tập của học viên
76
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện các
05
2.5
nội dung công tác kiểm tra trong quản lý đánh giá kết
quả học tập của học viên
78
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố tác động,
06
2.6
ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập của
học viên
07
4.1
08
4.2
09
4.3
10
4.4
11
4.5
82
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của các
biện pháp quản lý
125
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các
biện pháp quản lý
126
Bảng tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp quản lý đề xuất
126
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và
tính khả thi biện pháp quản lý 1
128
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và
tính khả thi biện pháp quản lý 2
129
TT Tên bảng
12
4.6
13
4.7
14
4.8
15
4.9
16
4.10
17
4.11
Nội dung
Trang
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và
tính khả thi biện pháp quản lý 3
130
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và
tính khả thi biện pháp quản lý 4
131
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và
tính khả thi biện pháp quản lý 5
132
Bảng tổng hợp những nội dung chính trong Kế hoạch
tổ chức thử nghiệm
137
Bảng các tiêu chí đánh giá và các chỉ báo đánh giá
thử nghiệm
139
Bảng tổng hợp điểm số đánh giá môn Giáo dục học
quân sự sau tác động thử nghiệm
143
Bảng tổng hợp kết quả về tính hiệu quả, hiệu lực của
18
4.12
các quyết định quản lý đến nhận thức của các lực
lượng tham gia vào quá trình đánh giá
145
Bảng tổng hợp kết quả về tính hiệu quả, hiệu lực
19
4.13
của các tác động quản lý đến khâu coi, chấm thi,
đánh giá kết quả học tập của học viên
146
Bảng tổng hợp kết quả về tính hiệu quả của các tác
20
4.14
động quản lý trong kiểm soát, kiểm tra quá trình tổ
chức đánh giá kết quả học tập của học viên
147
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ
Nội dung
Trang
Sơ đồ quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã
01
1.1
02
1.2
03
3.1
hội nhân văn của học viên theo tiếp cận chức năng
quản lý
40
Sơ đồ tiếp cận văn hoá trong quản lý
43
Sơ đồ quản lý quy trình đánh giá kết quả học tập của
học viên
109
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
Tên biểu
đồ
01
4.1
02
Nội dung
Trang
Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý
127
4.2
Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 1
128
03
4.3
Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 2
129
04
4.4
Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 3
130
05
4.5
Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 4
131
06
4.6
Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 5
132
07
4.7
08
4.8
Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp
133
Biểu đồ kết quả thử nghiệm và đối chứng trong kiểm
tra kết thúc môn học tại hai cơ sở thử nghiệm
143
5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đánh giá kết quả học tập của HV nói chung, đánh giá kết quả học tập
trong dạy học các môn KHXH&NV (sau đây được gọi chung là đánh giá kết quả
học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS) nói riêng là một nhiệm vụ quan
trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Là GV
được tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HV, tác giả luận án
nhận thấy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đánh giá
kết quả học tập, đặc biệt với các môn KHXHNV đang còn những bất cập. Sự bất
cập đó do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là công tác
quản lý và năng lực của các nhà quản lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của
HV ở các trường ĐHQS... đây là câu hỏi được sự quan tâm nghiên cứu của các
cấp quản lý, các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ GV... trong đó có tác giả luận án.
Với sự tâm huyết đó, luận văn thạc sĩ tác giả đã chọn vấn đề “Xây dựng tiêu chí
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị” để
nghiên cứu; để phát triển ý tưởng khoa học này, luận án tiến sĩ tác giả tiếp tục
chọn vấn đề “Quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của
học viên ở các trường đại học quân sự” để nghiên cứu. Với trải nghiệm hơn
20 năm công tác ở ĐHQS, tác giả luận án mong muốn được đóng góp những
kết quả nghiên cứu khoa học để các nhà quản lý có thể tham khảo, vận dụng
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập KHXHNV của
HV ở các trường ĐHQS.
Quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề lí luận, thực tiễn, trong đó phương
pháp điều tra, khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm, tổng kết thực tiễn được
sử dụng chủ yếu. Luận án được kết cấu gồm phần tổng quan; cơ sở lí luận
và thực tiễn, các biện pháp quản lý và phần khảo nghiệm, thử nghiệm, phần
kết luận và những kiến nghị. Ngoài ra còn có hệ thống danh mục tài liệu
tham khảo, các phụ lục.
6
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Các môn KHXHNV được giảng dạy ở các trường ĐHQS nhằm trang bị
hệ thống tri thức về xã hội và con người trong lĩnh vực hoạt động quân sự,
bao gồm những quy luật, tính quy luật, bản chất, thuộc tính, các hiện tượng xã
hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự... trên nền tảng lí luận chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư
tưởng quân sự truyền thống dân tộc Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ
của cách mạng trong từng thời kì lịch sử.
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI Đảng ta đã xác định chủ trương: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo
yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý là khâu then chốt... Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp
dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại ...”[14, tr.130, 216].
Tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương đó Nghị quyết số 29-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo… đã cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục và đào tạo, trong đó nội dung thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục, đào tạo được xác định: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh
giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của
người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh
giá của gia đình và của xã hội.
7
Đối với dạy học các môn KHXHNV, do đặc điểm và tính chất trừu tượng;
tính chất lí luận của chúng, nên việc đánh giá chất lượng hiệu quả của việc dạy và
học cũng như quản lý đánh giá kết quả học tập đang cần một quy trình, phương
thức, biện pháp quản lý thống nhất, có tính khoa học và thực tiễn cao. Do đó cần
có những nghiên cứu độc lập về vấn đề này để chỉ đạo thực tiễn quản lý đánh giá
kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS.
Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, hoạt động
giáo dục, đào tạo trong các trường ĐHQS được đổi mới toàn diện theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bàn về hoạt động kiểm tra đánh giá, Nghị quyết số
86/NQ-ĐUQSTW (nay là Quân ủy Trung ương) đã nêu: Chú trọng đổi mới
phương pháp giáo dục các môn KHXHNV. Đổi mới phương pháp đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện, bảo đảm tính khách quan, phản ánh đúng thực chất trình
độ của người học, thúc đẩy việc dạy thực chất, học thực chất... Xuất phát từ thực
trạng quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS thời
gian qua: Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại những hạn chế đó là, trong
quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV, các lực lượng tham gia vào
quá trình đánh giá chưa thấy hết được vị trí vai trò của hoạt động này; quá trình tiến
hành một số khâu chưa đảm bảo tính khách quan; việc ứng dụng các phương tiện kĩ
thuật, công nghệ thông tin trong đánh giá còn ít; việc quản lý nội dung, quy trình,
qui chế đánh giá còn những bất cập...
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Hiện nay,
đã có những công trình khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu về
đánh giá kết quả học tập dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Những công
trình đó rất đáng trân trọng và là kết quả nghiên cứu để chúng tôi tham
khảo, nhưng chưa có công trình hay tác giả đi sâu nghiên cứu một cách cơ
bản, hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ quản lý đánh giá kết quả học tập
trong dạy học các môn KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Từ các lý
8
do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý đánh giá kết quả học tập
khoa học xã hội nhân văn của HV ở các trường ĐHQS” để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở khoa học của việc quản lý đánh giá kết quả học tập
KHXHNV của HV, nhằm bảo đảm cho các hoạt động đánh giá được tiến hành
khoa học, chặt chẽ, tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng
và hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo ở các trường ĐHQS hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của
HV ở các trường ĐHQS;
- Khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý đánh giá kết quả học
tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS;
- Đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV
của HV ở các trường ĐHQS;
- Tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp đã được đề
xuất trong thực tiễn đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các
trường ĐHQS.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở ĐHQS
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các
trường ĐHQS.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý đánh giá
kết quả học tập trong dạy học các môn KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS.
Phạm vi về khách thể khảo sát, do số lượng nhà trường quân đội lớn,
đa dạng về đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu đào tạo, địa điểm đóng
9
quân. Vì vậy, luận án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu quản lý đánh giá kết
quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, tập trung vào các nhà
trường quân sự đào tạo bậc đại học khu vực Hà Nội gồm: Học Viện Chính
trị, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ
thuật Quân sự. Với số lượng tham gia khảo sát là: 200 cán bộ, 300 GV và
600 HV, thành phần gồm: cán bộ quản lý HV, GV trực tiếp giảng dạy và
tham gia vào các hình thức đánh giá; các đối tượng HV; cơ quan khảo thí,
kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo.
Phạm vi về thời gian, các số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của luận án
được khảo sát, điều tra, tổng hợp được giới hạn từ năm 2007 đến nay.
* Giả thuyết khoa học
Chất lượng của hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV tùy
thuộc trước hết vào trình độ tổ chức và thái độ nghiêm túc của các chủ thể
giáo dục trong thi, kiểm tra, cũng như nội dung, phương pháp và chuẩn mực
đánh giá kết quả học tập của HV. Nếu các trường ĐHQS thực hiện có hiệu lực
các biện pháp như: xây dựng kế hoạch thi, kiểm tra chặt chẽ, duy trì nghiêm túc
quy chế giáo dục - đào tạo, thống nhất được các tiêu chí, chuẩn mực đánh giá
kết quả học tập phù hợp với đặc điểm các môn học KHXHNV, tăng cường hoạt
động thanh tra, kiểm tra thì sẽ quản lý một cách khoa học, có hiệu quả hoạt
động đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo và QLGD của Đảng, đặc biệt là đổi mới
hoạt động đánh giá trong giáo dục và đào tạo đồng thời vận dụng các quan điểm tiếp
cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử - lôgíc của Khoa học
giáo dục trong triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
10
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận: Luận án đã hệ thống, khái quát hóa
các nguồn tài liệu nhằm khai thác có hiệu quả các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận
của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm
kinh điển Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam, các văn bản giáo dục, đào tạo của Nhà nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu khoa học QLGD, luận án, báo cáo khoa học,
các bài báo khoa học và tác phẩm chuyên khảo về QLGD, trên cơ sở đó xây dựng cơ
sở lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quy trình kiểm tra đánh giá một số
môn KHXHNV của các lực lượng sư phạm ở Học viện Chính trị; Trường Sĩ quan
Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nội dung quan sát
tập trung vào, phương pháp quản lý chỉ đạo, thái độ trách nhiệm của các lực lượng có
liên quan; cách thức ra đề, chấm thi, sử dụng phương pháp, phương tiện trong kiểm tra
đánh giá kết quả học tập. Nghiên cứu báo cáo tổng kết giáo dục đào tạo nói chung, các
nội dung về đánh giá kết quả học tập KHXHNV của các trường ĐHQS có thời lượng
giảng dạy các môn KHXHNV lớn.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến
với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài (cán bộ quản lý HV, GV trực tiếp
giảng dạy và tham gia vào các hoạt động đánh giá, các đối tượng HV, cán bộ cơ quan
chức năng) với số lượng 200 cán bộ GV và 300 HV ở Học viện Chính trị; Trường Sĩ
quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Phương pháp chuyên gia - phỏng vấn sâu: Tổ chức trao đổi với cán bộ, GV có
kinh nghiệm trong hoạt động QLGD, giảng dạy ở các trường ĐHQS. Xin ý kiến,
phỏng vấn sâu một số nhà khoa học và chuyên gia về lĩnh vực quản lý, đánh giá kết
quả học tập. Qua đó hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp TN: Luận án tiến hành TN có đối chứng một số nội dung mà đề
tài đã đề xuất tại Khoa Sư phạm Quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị và Khoa Công tác
11
Đảng, Công tác chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1; Khoa Khoa học Xã hội của Học
Viện Kỹ thuật Quân sự; Hệ Sư phạm, Học viện Chính trị.
Phương pháp thống kê: Luận án đã sử dụng các phương pháp thống kê, lập
biểu bảng để xử lý số liệu thu nhận được, kiểm chứng các kết quả nghiên cứu của
đề tài luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được khung lí thuyết về đánh giá và quản lý đánh giá
kết quả học tập KHXHNV của HV ở ĐHQS.
- Phân tích đúng thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập
KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, góp phần cung cấp những luận cứ
thực tiễn cho các trường thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt
động giáo dục và đào tạo có cơ sở hơn.
- Đề xuất được một hệ thống biện pháp chủ yếu và khẳng định tính hiệu
quả của các biện pháp trong quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của
HV ở các trường ĐHQS hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào sự phát
triển chung trong nghiên cứu khoa học QLGD; bổ sung, phát triển lý luận
quản lý đào tạo nói chung, quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của
HV ở các trường ĐHQS nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Các kết quả khảo sát, điều tra có tính tập trung theo các
vấn đề quản lý gắn với mục tiêu yêu cầu đào tạo ở các trường. Kết quả khảo sát,
điều tra cung cấp những số liệu trung thực giúp các trường nhận rõ, đánh giá đúng
tình hình hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV hiện nay. Những
biện pháp được đề xuất trong luận án là những gợi ý, giúp các nhà lãnh đạo, các
cấp quản lý tham khảo áp dụng trong thực tiễn đào tạo ở trường mình.
8. Kết cấu của luận án
Đề tài luận án được kết cấu gồm phần mở đầu; phần nội dung với 4
chương; phần kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
12
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN
VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
1. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội
nhân văn
Ralph Tyler được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra khái
niệm đánh giá, ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá
sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được và theo ông trong đánh
giá người học thì đánh giá kết quả học tập của họ là quan trọng nhất vì nó là
sự thể hiện rõ ràng con đường để đi đến mục tiêu. Năm 1966, mô hình CIPP
của L.D.Stufflebean được hình thành dựa trên sự kết hợp của đánh giá bối cảnh
(Context), đánh giá đầu vào (Input), đánh giá quá trình (Process), đánh giá kết quả
(Product). Năm 1967, M.Scriven đã đưa ra mô hình đánh giá không theo mục tiêu
(Goal Free). Tiếp theo là sự ra đời của mô hình ứng đáp câu hỏi (Responsive) do
R.E.Stake khởi xướng...
Có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực đo lường đánh giá trong
giáo dục rất công phu, như công trình “Educational Measurement and
Evaluation” (Đo lường và đánh giá trong giáo dục) của Jum C. Nunnally,
công trình “Measuring Educational Achievement” - “Đo lường thành tích
giáo dục” của Robert L. Ebel mô tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh
giá định lượng kết quả học tập của học sinh.
Công trình “Measurement and Evaluation in teaching” (Đo lường và
đánh giá trong dạy học) của Norman E. Gronlund giới thiệu cho giáo viên và
những người đang theo học nghiệp vụ sư phạm về những nguyên tắc và quy
trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả. Các chuyên gia, các nhà
quản lý, giám sát và tham vấn cũng cho rằng công trình khoa học này có ích
cho họ [95]. Có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về hướng dẫn đánh
giá trong lớp học dành cho giáo viên như “A Teacher’s Guide to Assessment”
(Hướng dẫn giáo viên đánh giá) của D.S. Frith và H.G.Macintosh trình bày rất
13
cụ thể về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch
đánh giá, cách đánh giá, cho điểm [92]...
Hiện nay, trên thế giới, khoa học đánh giá giáo dục đang phát triển
mạnh, đặc biệt ở Mỹ cũng như các nước thuộc khối OECD. Xu hướng đánh
giá hiện đại đang được coi trọng triển khai nghiên cứu ứng dụng, trong đó
phải kể đến là công trình nghiên cứu của giáo sư Anthony J. Nitko thuộc Đại
học Arizôna của Mỹ mang tên: “Educational Assessment of Students” (Đánh
giá học sinh). Cuốn sách đề cập đến tất cả nội dung của đánh giá kết quả học
tập, bao gồm phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh
giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh... các bài kiểm tra thành tích đã
được chuẩn hóa [91].
Công trình nghiên cứu “Classroom Assessment - Techniques” của
Thomas A. Agelo đã giới thiệu cho giáo viên biết họ cần sử dụng các phương
pháp cụ thể nào trong đánh giá trên lớp học và việc ra các quyết định khi sử
dụng các kết quả đánh giá [102]. Tiếp theo, cần phải kể đến là tác giả Rick
Stiggin và các đồng nghiệp đã dày công nghiên cứu về đánh giá trên lớp học
với các phương pháp, kỹ thuật cụ thể, các Ông đã cho xuất bản 3 cuốn sách
nghiên cứu về lĩnh vực này mang tên: “Student Centered Classroom
Assessment” - 1994; “Classroom Assessment for Student Learning” - 2004;
“Student Involved Assessment for Learning ” - 2008 [97,98,99].
Vấn đề đánh giá kết quả học tập của người học đã thu hút được đông
đảo các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước đầu tư nghiên cứu. Tiêu
biểu về hướng nghiên cứu này có thể kể đến các tác giả cùng những công
trình như: Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, với công trình - “Đánh giá và đo
lường kết quả học tập”[62]; tác giả Lâm Quang Thiệp - “Đổi mới phương
pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta”[71]; tác giả
Nguyễn Thành Nhân - “Thực trạng và hướng đổi mới hoạt động đánh giá kết
quả học tập của sinh viên đại học theo học chế tín chỉ”[46]; tác giả Trần Thanh
14
Phương với công trình nghiên cứu “Phương pháp kiểm tra, đánh giá”[66]; tác giả
Đặng Thành Hưng với công trình “Đánh giá kĩ năng”[39]; tác giả Trần Xuân
Bách trong công trình nghiên cứu “Đánh giá giảng viên theo hướng chuẩn hóa
trong giai đoạn hiện nay”[1]...Ngoài những tác giả kể trên còn có một số tác
giả khác cũng có những nghiên cứu gần với lĩnh vực này bao gồm tác giả, Lê
Thanh Sơn và Trần Tú Anh với “Mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp với
nhu cầu xã hội về kiến thức và kĩ năng - một tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo đại học” [68]; Nguyễn Đức Minh với “Đánh giá và vấn đề nâng cao chất
lượng giáo dục” [56]; Nguyễn Quang Việt với “Đánh giá kết quả học tập theo
năng lực hành nghề của học sinh trong các cơ sở dạy nghề” [88]; Phạm Ngọc
Long với “Đánh giá sinh viên trong quá trình dạy học” [50].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong công trình “Đánh giá và đo lường kết
quả học tập” của mình đã lý giải và đưa ra những vấn đề chung về lý luận đánh
giá và đánh giá kết quả học tập. Tác giả đã khẳng định, đánh giá kết quả học
tập có vai trò quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học; nó không chỉ là
hoạt động chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó có quan hệ hợp thành với
hoạt động của các lực lượng tham gia vào quá trình đào tạo như nhà quản lý,
giáo viên, học sinh [62]. Tác giả cũng đưa ra ba hình thức đánh giá cơ bản
thường được sử dụng trong quá trình dạy học ở nhà trường hiện nay là: Đánh
giá thường xuyên; Đánh giá định kỳ; Đánh giá tổng kết. Cùng với đó là các
phương pháp đánh giá kết quả học tập bao gồm: Phương pháp kiểm tra viết tự
luận; Phương pháp trắc nghiệm khách quan; Phương pháp kiểm tra vấn đáp;
Phương pháp kiểm tra thực hành... Ở từng phương pháp tác giả đã chỉ ra ưu
điểm, hạn chế và đề ra yêu cầu khi sử dụng. Điểm mới trong công trình nghiên
cứu của tác giả là đã xây dựng được “Phương pháp đánh giá thái độ” của học
sinh, với các phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát; Phương pháp lấy ý
kiến trả lời từ học sinh; Phương pháp đánh giá bạn [62, tr.138 - 155].
Tác giả Lâm Quang Thiệp trong công trình nghiên cứu “Đổi mới phương
pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta” cho rằng: Giữa dạy
15
và học có nhiều mối quan hệ tương tác quan trọng nhất là công tác đánh giá. Như
vậy, phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá là vấn đề hàng
đầu mà hệ thống giáo dục phải quan tâm. Theo tác giả, phương pháp đánh giá kết
quả học tập tốt nhất đó là thông qua thi, kiểm tra mà trong thi, kiểm tra sử dụng
phương pháp trắc nghiệm khách quan là tối ưu nhất [71].
Tác giả Trần Thanh Phương nghiên cứu về phương pháp kiểm tra, đánh
giá đã đưa ra 11 phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bao gồm:
1. Quan sát trên lớp
7. sinh viên tự kiểm tra, đánh giá đồng đẳng
2. Bài làm tự luận
8. Điểm sách
3. Câu hỏi ngắn
9. Báo cáo
4. Vấn đáp
10. Sổ tay công tác
5. Trắc nghiệm khách quan
11. Bài tập lớn, đồ án, luận văn [66].
6. Thi thực hành
Tác giả Đặng Thành Hưng ở cách tiếp cận khác đã đưa ra mô hình
“Đánh giá kĩ năng”. Theo tác giả kĩ năng là một trong những sự vật quan
trọng trong dạy học, cần phải được đánh giá. Nó là một dạng hành động được
thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những
điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân như, nhu cầu tình cảm, ý chí,
tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định,
hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định [39].
Tác giả Trần Xuân Bách trong công trình nghiên cứu “Đánh giá giảng
viên theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay” đã đưa ra mô hình đánh
giá khá mới lạ, đó là mô hình kiểu đánh giá “Ngồi bên nhau”. Theo tác giả,
đánh giá ngồi bên nhau là cách đánh giá mà chủ thể đánh giá (người đánh giá)
cùng thảo luận với người được đánh giá một cách bình đẳng và chân thành,
thông qua các bằng chứng thu thập được qua các phương pháp khác nhau để
cùng đưa ra các kết luận mà cả hai bên có thể chấp nhận được [1].
16
Hệ thống nhà trường ĐHQS là cơ sở trực tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ
quan - nguồn nhân lực bậc cao các chuyên ngành khoa học đáp ứng yêu cầu
xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 86NQ/ĐUQSTU của Đảng ủy Quân sự trung ương (nay là Quân ủy trung ương)
năm 2007 về “Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới” đã tạo ra sự
chuyển biến toàn diện trong mọi hoạt động giáo dục đào tạo trong đó có hoạt
động đánh giá kết quả học tập của HV ở ĐHQS.
Các công trình khoa học về đánh giá kết quả học tập của HV được triển
khai tương đối đa dạng, gắn với đặc điểm đối tượng, mục tiêu yêu cầu đào tạo
của từng lĩnh vực ngành nghề, chuyên môn kĩ thuật (chính trị, quân sự, hậu
cần, kĩ thuật...), tiêu biểu phải kể đến đó là: Nhóm tác giả của Học viện Kĩ
thuật Quân sự với đề tài “Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập các
môn KHXH&NV theo hướng kích thích tính tích cực của HV ở Học viện Kỹ
thuật Quân sự” [34]; tác giả Nguyễn Văn Phán với công trình “Đánh giá chất
lượng học tập của HV đào tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” [64];
tác giả Nguyễn Minh Thức với công trình “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng thi, kiểm tra trong dạy học các môn KHXHNV ở các trường ĐHQS”
[74]; Tác giả Bùi Quang Đạt với công trình nghiên cứu “Đổi mới phương pháp
thi, kiểm tra các môn lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường
đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội hiện nay” [18].
Trong công trình “Đánh giá chất lượng học tập của HV đào tạo ở Học
viện Chính trị quân sự hiện nay” tác giả Nguyễn Văn Phán đã phân tích làm rõ
một số vấn đề lý luận về kiểm tra đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
và nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá, tiến hành khảo sát đưa ra những nhận
định về thực tiễn chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn
KHXHNV ở Học viện Chính trị quân sự và đề xuất các giải pháp gồm: Bảo đảm
tính khoa học trong xây dựng đề thi, kiểm tra, khâu chấm bài của GV, phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HV trong học tập; tăng cường sử
dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến đảm bảo đánh giá khách
17
quan, toàn diện và chính xác kết quả học tập của HV; bồi dưỡng năng lực
kiểm tra, đánh giá và thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của
các lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá.
Tác giả Nguyễn Minh Thức trong luận án “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng thi, kiểm tra trong dạy học các môn KHXHNV ở các trường
ĐHQS”, tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng
và nâng cao chất lượng thi, kiểm tra trong dạy học KHXHNV ở các trường
ĐHQS. Trên cơ sở đó Tác giả đã đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao
chất lượng của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở ĐHQS.
Tác giả Bùi Quang Đạt trong công trình nghiên cứu của mình, ngoài
việc luận giải một số vấn đề lí luận, thực tiễn đổi mới phương pháp thi,
kiểm tra các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
trường đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội; tác giả đã đề xuất
các giải pháp cơ bản đổi mới phương pháp thi, kiểm tra với các môn học
này bao gồm: Nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể trong đổi mới
phương pháp thi, kiểm tra; Đổi mới nâng cao chất lượng dạy học các môn
lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đổi mới đồng bộ quy trình,
phương pháp thi, kiểm tra các môn lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; Xây dựng môi trường sư phạm tích cực tạo động lực cho đổi mới
phương pháp thi, kiểm tra...
Ngoài các tác giả và các công trình trên còn có một số tác giả Đặng
Đức Thắng, Trịnh Quang Từ, Phạm Duy Khiêm, Đào Quốc Trị, Nguyễn Văn
Chung, Phạm Minh Thụ, Phạm Văn Sơn... trong các công trình nghiên cứu
của mình đã quan tâm đến hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học và nâng
cao chất lượng dạy học KHXHNV ở các trường ĐHQS.
2. Những nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học
xã hội nhân văn
Năm 2004 UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp
quốc) đã có công trình nghiên cứu về đánh giá giáo dục mang tên: “Monitoring
18
Educational Achievement”, tiếng Việt dịch là, “Giám sát thành tích giáo dục”. Mục
tiêu của công trình này là nhằm xây dựng hệ thống công cụ để giám sát thành tích
giáo dục của các quốc gia, các thành tích này đã được các quốc gia tổng hợp, mô tả
như thế nào, các nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và những vấn đề đặt ra đối
với các nhà QLGD ở các quốc gia dân tộc [101].
PISA (Programe for International Student Assessment) một chương
trình đánh giá học sinh quốc tế, sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm PISA
đã đưa ra một quy trình đánh giá các kiến thức, kĩ năng được coi là “năng lực
phổ thông”... mà người học (học sinh) ở bất kì một quốc gia, vùng lãnh thổ
nào cũng cần phải có để trở thành những công dân toàn cầu bao gồm các năng
lực như, năng lực làm toán, năng lực đọc hiểu khoa học, năng lực giải quyết
vấn đề. Tất cả những năng lực này được đánh giá ở đối tượng có cùng một độ
tuổi, đang theo học trong các nhà trường trung học (từ 15 tuổi 3 tháng đến 16
tuổi 2 tháng). Chương trình đánh giá học sinh quốc tế đã đưa ra một quy trình
quản lý các hoạt động đánh giá rất chặt chẽ từ việc xác định hệ thống câu hỏi,
thời lượng làm bài, cấu tạo các đơn vị kiến thức trong câu hỏi... đến việc quản
lý trộn đề thi, việc tổ chức, quản lý các hình thức thi, kiểm tra, đặc biệt là
quản lý việc chấm bài, tổng hợp kết quả đánh giá được gửi tới các nhà quản lý
một cách nhanh nhất, trung thực, khách quan không bị tác động bởi các yếu tố
chủ quan của các lực lượng tham gia vào đánh giá [96].
Theo QAA (Quality Assurance Agency for Higher Education) - Cơ
quan kiểm định chất lượng giáo dục của Anh khi nghiên cứu về quản lý đánh
giá kết quả học tập của người học đã xây dựng bộ chỉ số gồm 15 quy tắc
nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo thông qua đánh giá kết quả học tập, liên
quan đến các khía cạnh như, quy định quy trình, quyền hạn trách nhiệm của
các bộ phận và cá nhân liên quan; phương pháp đánh giá kết quả học tập; cơ
chế chấm điểm, xử lí điểm, công bố điểm, lưu giữ thông tin, dữ liệu... Bộ chỉ
số này giúp cho các cấp quản lý và nhà quản lý tổ chức các hoạt động đánh
giá kết quả học tập của người học được chính xác, công bằng, minh bạch,
19
khuyến khích được người học nâng cao thành tích của mình; đảm bảo cho
việc đánh giá kết quả học tập đúng các nguyên tắc đã đặt ra [94].
Theo CHEA (Uỷ ban kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường đại
học Mỹ), khi nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập ở Mỹ cho rằng, do
đặc điểm đa dạng, phức tạp của nền giáo dục hợp chủng quốc do đó hệ thống
đánh giá được coi trọng; công tác quản lý và nhà QLGD có nhiệm vụ là làm thế
nào để công nhận chất lượng cho các chương trình đào tạo và các nhà trường
một cách chính xác để tạo điều kiện tốt nhất cho người học chuyển tiếp từ
trường này sang trường khác; từ chương trình học tập này sang chương trình
học tập khác và cũng là căn cứ quan trọng để chính phủ liên bang cung cấp
nguồn tài chính, tài trợ cho các hoạt động giáo dục đào tạo. Quản lý đánh giá
kết quả học tập của người học ở Mỹ được tiến hành công khai, dân chủ. Các
nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn được công bố rộng rãi trên hệ thống Website của
Uỷ ban kiểm định chất lượng giáo dục (với người học là Website của các nhà
trường), người học được đánh giá bởi nhiều lực lượng trong đó việc tự đánh giá
của người học rất được coi trọng; đặc biệt việc đánh giá kết quả học tập của
người học được thực hiện thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ trong các
xưởng trường, vườn trường, công xưởng, nhà máy hay các công việc đảm
nhiệm theo các chuyên ngành đào tạo... Đây là những đánh giá chứng nhận kết
quả cho từng cá nhân và chất lượng, danh tiếng của các nhà trường [100].
Hội đồng giảng dạy các trường đại học Australian, tên tiếng Anh là
Australian Universities Teaching Commitee, đã xây dựng những nguyên tắc
cơ bản liên quan đến quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên như sau:
- Xác định hoạt động đánh giá kết quả học tập là nhiệm vụ trung tâm
trong toàn bộ quá trình dạy học, chứ không phải là khâu cuối cùng trong quá
trình dạy học.
- Hoạt động đánh giá kết quả học tập phải bám theo mục tiêu học tập
(nội dung dạy học và kiến thức kĩ năng nào sẽ được đánh giá) nhằm tránh việc
tạo nên sức ép đối với người học; phải đánh giá được khả năng phân tích,
20
tổng hợp thông tin của sinh viên, chứ không chỉ đơn giản là khả năng ghi nhớ
thông tin đã học và những kĩ năng đơn giản.
- Có sự cân bằng giữa đánh giá trong quá trình và đánh giá tổng kết
để có được những thông tin phản hồi có hiệu quả, giúp người học tiến bộ
trong học tập; có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ hoạt động
đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan, phản
ánh đúng chất lượng đào tạo.
- Đơn vị quản lý phải có văn bản hướng dẫn hoạt động đánh giá kết quả
học tập, phải làm cho người học nhận thức được tác động tích cực của việc đánh
giá kết quả học tập và việc thúc đẩy chất lượng và thành tích của mỗi người.
Như vậy, quản lý đánh giá kết quả học tập của người học đang được sự
quan tâm chỉ đạo, tổ chức, nghiên cứu ứng dụng của nhiều quốc gia, dân tộc
có nền giáo dục phát triển. Những hiệu ứng tích cực của hoạt động quản lý
đánh giá đã giúp cho nền giáo dục của các quốc gia, dân tộc không ngừng
phát triển, tạo nên danh tiếng, thương hiệu góp phần đưa con người và xã hội
loài người bước vào kỉ nguyên mới; tạo ra những bài học kinh nghiệm cho
các nước đang phát triển nghiên cứu học tập trong đó có nước ta.
Hiện nay, ở nước ta các công trình nghiên cứu về quản lý đánh giá kết
quả học tập của học sinh, sinh viên chưa nhiều. Qua nghiên cứu chúng tôi tiếp
cận được một số công trình khoa học (chủ yếu là các luận án của nghiên cứu
sinh) có đề cập tới quản lý trong những chừng mực nhất định như: Tác giả Ngô
Quang Sơn với luận án “Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập
của HV trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay” [67];
tác giả: Đặng Bá Lãm với công trình “Kiểm tra - Đánh giá trong dạy học đại
học” [45]; tác giả Lê Thị Mỹ Hà với luận án “Xây dựng quy trình đánh giá kết
quả học tập của học sinh trung học cơ sở” [23]; tác giả Trịnh Khắc Thẩm với
công trình “Đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá, giải pháp
hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo” [57]; tác giả Cấn Thị Thanh Hương
21
với luận án “Nghiên cứu quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo
dục đại học ở Việt Nam” [40]; tác giả Mai Danh Huấn với luận án “Xây dựng
và quản lý quy trình kiểm tra đánh giá thành tích học tập của sinh viên hệ chính
quy, phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ” [38]… Những nghiên cứu
trên của các tác giả mặc dù đã tiếp cận dưới góc độ của khoa học QLGD, song
chưa có công trình nào khái quát một cách toàn diện, sâu sắc về quản lý đánh
giá kết quả học tập của người học.
Tác giả Ngô Quang Sơn với cách tiếp cận nghiên cứu “Đánh giá kết
quả học tập của HV trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng”
đi từ các chức năng của QLGD, tập trung nhiều vào tính kế hoạch của nhà
quản lý và công tác quản lý để khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập
của HV ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ đó tìm ra nguyên nhân và khó
khăn gặp phải của đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trực tuyến, từ đó
Tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập
của HV trong đào tạo trực tuyến bao gồm:
1. Xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến
2. Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị trong đào tạo trực tuyến
3. Xây dựng quy trình quản lý và quản lý quy trình đánh giá kết quả
học tập của HV trong đào tạo trực tuyến
4. Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HV trong đào tạo
trực tuyến cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên...
Trong công trình nghiên cứu “Kiểm tra - Đánh giá trong dạy học đại
học” tác giả Đặng Bá Lãm đã chỉ ra cơ sở lí luận và thực tiễn của kiểm tra
đánh giá trong giáo dục đại học nước ta. Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực
tiễn và những trải nghiệm trong lĩnh vực đánh giá kết quả học tập, đứng ở
góc độ công tác quản lý tác giả đã đề xuất những giải pháp để cải tiến việc
kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều nội dung, với các khâu bước cụ thể, trong
đó đáng chú ý là những giải pháp thuộc về công tác lãnh đạo quản lý đánh
22
giá như: Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, hướng dẫn quy trình,
trang bị phương pháp và phương tiện đánh giá [45, tr.69].
Tác giả Lê Thị Mỹ Hà trong công trình nghiên cứu “Xây dựng quy
trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở” theo tác giả, công
tác quản lý không chỉ bao gồm quản lý các nguồn lực, đội ngũ giáo viên, vấn
đề tài chính, tuyển sinh... mà thông qua đó còn giúp cho hoạt động lãnh đạo
nắm chắc được chất lượng học tập của học sinh để chỉ đạo đổi mới chương
trình và kế hoạch hành động, các quyết định về chính sách nhằm đạt tới các
mục tiêu giáo dục [23, tr.24].
Tác giả Trịnh Khắc Thẩm trong nghiên cứu “Đổi mới phương pháp dạy
- học và kiểm tra đánh giá, giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng đào
tạo”, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp trong đó có giải pháp: Đổi mới nâng cao
năng lực người lãnh đạo quản lý và phương pháp quản lý trong nhà trường”
bởi vì, theo lí giải của tác giả thì nhà lãnh đạo và nội dung lãnh đạo là hai
thành tố quan trọng tạo ra chất lượng hiệu quả hoạt động lãnh đạo; họ đóng
vai trò như chiếc đầu tầu kéo toàn bộ những con người và toàn bộ hoạt động
của tổ chức. Vì vậy muốn chất lượng hiệu quả lãnh đạo tốt trước hết phải
nâng cao năng lực người lãnh đạo. Theo tác giả, nội dung đổi mới, nâng cao
năng lực người lãnh đạo phải được tiến hành toàn diện, cả về tư duy, nhận
thức, phương pháp quản lý; Xây dựng tổ chức; triển khai các kế hoạch, đề
án... [57, tr.160].
Trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu quản lý kiểm tra đánh giá kết
quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam” tác giả Cấn Thị Thanh Hương
đã luận giải khá sâu sắc các vấn đề về kiểm tra đánh giá, đặc biệt là vấn đề đo
đạc việc thực hiện trong đánh giá và tác giả đã xác định 3 nhóm giải pháp
quản lý đánh giá kết quả học tập bao gồm: Hoàn thiện chính sách về kiểm tra
đánh giá kết quả học tập; thay đổi môi trường kiểm tra đánh giá trong trường
đại học (nâng cao nhận thức, đầu tư kinh phí, đào tạo cán bộ, tăng cường
thanh tra); đổi mới mô hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo dục
23
đại học (phân cấp quản lý, hình thành mạng lưới các trung tâm khảo thí) [40,
tr.136]. Theo chúng tôi những nghiên cứu trên của các tác giả đã góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh,
sinh viên hiện nay.
Do tính chất và và đặc thù đào tạo trong quân đội, cho đến nay chúng tôi
vẫn chưa tiếp cận, sưu tập, nghiên cứu được công trình khoa học hay luận án nào
bàn về quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS.
Những nghiên cứu của các cơ quan chức năng QLGD đào tạo trong hệ thống các
trường ĐHQS cơ bản được thể hiện dưới dạng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn
thực hiện, cùng với đó là hệ thống điều lệ, quy chế, quy định trong đánh giá và
quản lý đánh giá kết quả học tập của HV.
Tuy nhiên, nếu tiếp cận ở góc độ quản lý đánh giá kết quả học tập
KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS là hoạt động có mục đích của chủ thể
quản lý, thông qua những tác động công cụ quản lý đến toàn bộ quá trình học
tập các môn KHXHNV của HV nhằm thực hiện tốt quy trình, hình thức,
phương pháp đánh giá việc dạy học theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của mỗi
đối tượng... một số nghiên cứu của các tác giả đã đề cập và khai thác ở những
góc độ khác nhau đã đề cập tới vấn đề này. Tiêu biểu là, công trình nghiên cứu
cấp ngành của nhóm tác giả Lê Anh Tuấn năm 2005, “Xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trong hệ
thống trường quân đội” [10]; tác giả Mai Văn Hóa với đề tài “Đánh giá chất
lượng học tập của HV đào tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” [27]; tác
giả Trần Đình Tuấn với công trình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây
dựng, lựa chọn đề thi và đánh giá kết quả học tập ở Học viện Chính trị” [86]; tác
giả Phùng Văn Thiết với công trình “Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục đào tạo bậc đại học ở Học viện Chính trị hiện nay”...
Năm 2005, Cục nhà trường - Bộ tổng tham mưu đã nghiên cứu đề tài cấp
ngành “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng
đào tạo đại học trong hệ thống trường quân đội”, do tác giả Lê Anh Tuấn làm chủ