Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

luận văn thạc sĩ báo chí học Chương trình truyền hình chuyên biệt của truyền hình an viên (AVG) thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 133 trang )

1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. ABU: Hiệp hội Phát thanh truyền hình Châu Á- Thái Bình Dương
2. AVG: Truyền hình An Viên
3. BTV: Đài truyền hình Bình Dương
4. DTH : Truyền hình số vệ tinh
5. DTT : Truyền hình số mặt đất
6. FPT: Công ty cổ phần FPT
7. GHPG: Giáo hội Phật giáo
8. SCTV: Truyền hình Cáp Sài Gòn
9. SFN: Single Frequency Network
10.TDPS : Truyền dẫn phát sóng
11.THVN: Truyền hình Việt Nam
12.THTT: Truyền hình trả tiền


2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Gói thuê bao cơ bản của Truyền hình An Viên

48

Bảng 2.2. Gói thuê bao như ý của truyền hình An Viên (DTH)

49

Bảng 2.3. Gói thuê bao như ý của truyền hình An Viên (DTT)


49

Bảng 2.4. Gói thuê bao cao cấp của truyền hình An Viên (DTH)

50

Bảng 2.5. Gói thuê bao cao cấp của truyền hình An Viên (DTT)

51

Hình 2.6. TH An Viên nhận giải của Hiệp hội PTTH Châu Á

52

Hình 2.7. Hình ảnh kênh An Viên

54

Bảng 2.8. So sánh phí dịch vụ An Viên với các đơn vị khác

64

Hình 2.9. Hình các đơn vị VTV,VTC, AVG tác nghiệp

77

Hình 2.10. Biên bản chuyển nhượng bản quyền bóng đá V-League

85


Bảng 2.11. Bảng so sánh chi phí đầu tư sản xuất truyền hình An Viên từ
2011-2013
86
Bảng 2.12. Dự toán nguồn thu quảng cáo các chương trình nhóm chuyên biệt
(2013)
88
Bảng 2.13. Biểu đồ nhân sự truyền hình An Viên từ 2011-2013

90


3

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................3


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của truyền hình tại Việt Nam trong những
năm gần đây đã mang đến cho khán giả nhiều sự lựa chọn hơn. Theo số liệu
của Hội thảo xây dựng "Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình
Việt Nam đến năm 2020" diễn ra tháng 6.2012 ở Hà Nội, trong những năm
qua dịch vụ truyền hình ở Việt Nam phát triển nhanh “như nấm sau mưa” với
đủ các loại hình. Truyền hình quảng bá có 3 đài mặt đất toàn quốc, 8 đài của
các bộ ngành và tỉnh thành nào cũng có đài địa phương. Bên cạnh đó, còn
quảng bá số mặt đất của VTC, quảng bá di động mặt đất của VTV. Truyền
hình trả tiền cũng đủ các loại hình, số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ

tinh, truyền hình IPTV (qua giao thức Internet), truyền hình qua di động với
40 đơn vị cung cấp, nổi trội là VTC, VCTV, FPT, AVG... Việc ứng dụng
những công nghệ truyền hình mới đã đóng góp rất nhiều vào việc nâng cao
chất lượng các chương trình trên sóng truyền hình ở Việt Nam. Sự ra đời và
phát triển của hệ thống truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, và gần đây
nhất là truyền hình vệ tinh giúp cho các Đài truyền hình đạt được hiệu quả
cao hơn về độ phủ sóng, khả năng tác động đến công chúng rộng hơn; kết nối
thông tin toàn cầu. Khán giả có thể được tiếp cận với thông tin ở nhiều khu
vực trên toàn thế giới.
Truyền hình trả tiền là xu thế phát triển tất yếu tại Việt Nam và trên thế
giới. Đã qua thời kỳ khán giả chỉ được lựa chọn theo dõi các chương trình do
các Đài truyền hình trung ương và địa phương phát sóng “miễn phí”, nhưng
chưa thực sự hấp dẫn vì họ không có nhiều sự lựa chọn. Cách tiếp cận của
khán giả với truyền hình “bao cấp” cũng là khá thụ động. Khi các dịch vụ
truyền hình trả tiền ra đời, người dân sẽ phải bỏ tiền ra để được phục vụ về


2

mặt nội dung. Bù lại họ được xem những chương trình truyền hình có chất
lượng về nội dung, hình ảnh và đa dạng về các kênh để lựa chọn.
Trong dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát
thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 được Bộ Thông tin và Truyền
thông công bố lấy ý kiến tháng 10.2012, nhiều chỉ tiêu quan trọng được đặt ra
đối với sự phát triển lĩnh vực truyền hình Việt Nam. Cụ thể, trong giai đoạn
2012 – 2015, tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền đạt khoảng 25 –
30%; giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng này đạt khoảng 10 – 15%.
Đến năm 2020, doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền đạt khoảng 800 triệu –
1 tỷ USD. Có thể thấy, giai đoạn hiện nay và tương lai vẫn sẽ là thời thế để
truyền hình trả tiền phát triển.

Ngày nay, công chúng báo chí nói chung và công chúng truyền hình
nói riêng ngày càng khắt khe hơn trong việc thưởng thức các chương trình
truyền hình. Đó là điều tất yếu buộc các cơ quan báo chí, các Đài truyền hình
trong cả nước phải không ngừng cải tiến về nội dung, hình thức thể hiện để
đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khán giả… Thế nhưng, nhiều kết quả khảo sát
mức độ theo dõi các chương trình truyền hình trên sóng, hay đo rating của
những công ty nghiên cứu thị trường lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam cho
thấy những vấn đề cần nghiêm túc suy nghĩ. Rất nhiều hộ gia đình, từ gia đình
sở hữu rất nhiều loại đầu thu của nhiều hãng khác nhau, cho đến gia đình chỉ
sử dụng một dịch vụ truyền hình trả tiền nào đó, có thể theo dõi được hàng
chục kênh sóng… thì họ chỉ dành thời gian và sự quan tâm của mình cho một
vài kênh yêu thích nhất. Đây được coi là xu thế tất yếu của truyền hình hiện
đại. Cuộc sống của con người ngày càng đòi hỏi sự nhanh nhạy theo thời gian
và nhịp sống cũng ngày càng hối hả. Một bộ phận lớn của xã hội vận hành
theo nhịp sống đó và vì thế thời gian dành cho thư giãn, giải trí, tìm kiếm
thông tin cũng không hề dư dả. Họ phải chọn lựa những gì cần thiết, phù hợp


3

với sở thích của mình nhất. Và đối tượng công chúng hướng tới là chương
trình trên các kênh truyền hình chuyên biệt.
Truyền hình chuyên biệt ra đời như là một nhu cầu tất yếu của sự phát
triển loại hình báo chí này. Năm 1996, với việc xuất hiện 5 kênh truyền hình
chuyên biệt đầu tiên do Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp triển khai
sản xuất (tiền thân trước đây là Trung tâm truyền hình cáp- MMDS) đã mở
đầu cho giai đoạn phát triển nhanh chóng của truyền hình chuyên biệt tại Việt
Nam. Nó ra đời hội đủ các điều kiện như áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, ra
đời và phát triển trong môi trường truyền hình trả tiền nên có tính cạnh
tranh… Sự xuất hiện của hàng chục kênh truyền hình chuyên biệt tại Việt

Nam đã đem đến cho khán giả những lựa chọn nhiều hơn, đa dạng về mặt nội
dung và phạm vi, lĩnh vực phản ánh là khá rộng rãi.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng cũng đặt ra nhiều sự lo ngại về
chất lượng các chương trình, việc kiểm soát quản lý nội dung đặc biệt là trong
sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút công chúng sử dụng dịch vụ truyền hình của
mình như hiện nay. Trên thực tế, nhiều kênh truyền hình chuyên biệt lên sóng
hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về cả nội dung và hình thức, qua
đó chưa hấp dẫn được công chúng quan tâm. Vì thế, rõ ràng là hiệu quả cả về
nội dung và kinh tế thu lại được từ các chương trình, các kênh chuyên biệt
này là không cao. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các đơn vị truyền hình trả tiềnnhững đơn vị chuyên sản xuất các kênh chuyên biệt - khá lớn dẫn đến tác
động xấu tới thị trường truyền hình trong nước nói chung, đẩy các chi phí giá
ảo liên quan nói riêng. Điều quan trọng để thu hút công chúng chỉ có thể là
nâng cao chất lượng hơn nữa các chương trình chuyên biệt.
Truyền hình An Viên khi ra đời đặt ra những hướng đi quan trọng là
đảm bảo “lấy nội dung làm nòng cốt, lấy chất lượng làm tiêu chí sản phẩm”
để tạo niềm tin cho khách hàng; xứng đáng là “Nguồn lợi ích của đồng bào-


4

Niềm tự hào của người Việt”. Tuy nhiên, cũng giống như hoạt động của nhiều
kênh truyền hình chuyên biệt khác trên cả nước, bên cạnh những ưu điểm thì
chất lượng chương trình của truyền hình An Viên (AVG) bộc lộ nhiều hạn
chế. Sự hạn chế về chất lượng chương trình chuyên biệt này đã khiến hiệu quả
đầu tư của AVG chưa tương xứng với đầu tư, và đặt ra nhiều bài toán về chất
lượng chương trình khi có liên kết tư nhân- nhà nước.
Mô hình xây dựng và phát triển các chương trình Truyền hình chuyên
biệt của truyền hình An Viên (hay AVG) thực sự là một bài học kinh nghiệm
quý báu cho các đơn vị làm truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay. Và
điều đặc biệt ở mô hình này chính là sự liên kết sản xuất giữa tư nhân (Công

ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu AVG) và truyền hình Bình Dương. Đó là một
mô hình mới nhưng đặt ra nhiều dấu hỏi, bài toán về tính pháp lý trong liên
kết sản xuất, về những hạn chế trong sự phối hợp…dẫn tới hạn chế trong chất
lượng chương trình, định hướng đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân
tích thực trạng, đánh giá tác dụng hiệu quả của truyền hình chuyên biệt An
Viên là vô cùng cần thiết. Kết quả nghiên cứu vừa là bài học kinh nghiệm,
vừa mở ra những xu hướng liên kết sản xuất, đầu tư sản xuất các chương trình
truyền hình chuyên biệt trong tương lai. Tìm ra những nguyên nhân, thành
công và lý do hạn chế của chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt
An Viên để từ đó tìm giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng các kênh truyền
hình chuyên biệt. Việc khảo sát hoạt động của Truyền hình An Viên (AVG)
cũng sẽ đóng góp một thước đo, một cái nhìn mới cho truyền hình chuyên biệt
ở Việt Nam nói chung nhằm nâng cao chất lượng chương trình trong bối cảnh
cạnh tranh công chúng như hiện nay.
Xuất phát từ tính nhu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề
tài: Chương trình truyền hình chuyên biệt của truyền hình An Viên (AVG)
- Thực trạng và giải pháp phát triển”. Hy vọng với kết quả nghiên cứu, luận


5

văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của truyền hình nước
nhà, trong đó có truyền hình An Viên.
2.Tình hình nghiên cứu
Tới nay, các công trình nghiên cứu về truyền hình, chất lượng chương
trình truyền hình khá phong phú và có giá trị tham khảo. Tuy nhiên nghiên
cứu về chương trình truyền hình chuyên biệt thì còn rất hạn chế, nếu không
muốn nói là thiếu vắng. Song, cũng có thể nêu ra những công trình nghiên
cứu tiêu biểu có liên quan về lĩnh vực này
2.1 Những công trình nghiên cứu về truyền hình, chất lượng chương

trình truyền hình
-“Báo chí truyền hình”- Tập 1 (Tác giả: X.L. Xvích. Cudơnhetxốp.
G.V. - Dịch giả: Đào Tấn Anh), Nxb Thông Tấn, 2004. “Báo chí truyền
hình” của nhóm tác giả G.V, Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.Ia. Iurốpxki là
cuốn sách mang tính hệ thống hoá về lĩnh vực báo chí truyền hình. Nội dung
sách vừa đề cập tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương
tiện thông tin đại chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình. Tập
1 này gồm 6 chương, trong đó các tác giả tập trung trình bày vị trí, chức năng
của truyền hình trong xã hội; vị trí của truyền hình trong hệ thống các phương
tiện thông tin đại chúng; bản chất của truyền hình hiện đại; các phương tiện
xây dựng kịch bản truyền hình và những định hướng, triển vọng của truyền
hình trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ truyền thông phát triển vô
cùng mạnh mẽ.
- Ngày 24 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
số 20/2011/QĐ-TTg ban hành “Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả
tiền”. Quy chế gồm 6 chương, 32 điều và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm
2011 (Quyết định này thay thế Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg ngày
18/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý việc thu các chương trình


6

truyền hình của nước ngoài). Trong quyết định này, những yêu cầu về chất
lượng các chương trình truyền hình trả tiền được quy định rất cụ thể. Đó là
nội dung cần thiết để xác định tiêu chí chất lượng các chương trình truyền
hình chuyên biệt tại Việt Nam nằm trong hệ thống truyền hình trả tiền
- Các hội thảo về "Đánh giá và quản lý chất lượng chương trình
truyền hình", "Phát huy sức mạnh tin tức địa phương" và "Công nghệ
truyền hình và sự đổi mới" trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn
quốc lần thứ 31 (từ ngày 18 đến 21-12-2012 tại Đà Nẵng). Nội dung chính

của Hội thảo là tìm giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.
Trao đổi về công tác đánh giá chất lượng chương trình truyền hình, các đại
biểu nêu rõ những khó khăn về tiêu chí đánh giá cũng như quản lý chương
trình một cách chuyên nghiệp. Một số tiêu chí thông thường như rating (tỷ lệ
người xem), Focused group (nhóm khán giả mục tiêu)… thì lại không thể
thực hiện hằng ngày.
- Hội nghị “Tổng kết phong trào thi đua trong lĩnh vực phát thanh truyền hình năm 2011 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2012” do Bộ thông
tin và truyền thông tổ chức tháng 2.2012 tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông Nguyễn Bắc Son yêu cầu các đài phát thanh - truyền hình
tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ để đổi mới và nâng cao chất lượng các
chương trình phát thanh - truyền hình. Đài truyền hình các tỉnh, thành phố là
diễn đàn thực sự tin cậy và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của
nhân dân; tạo sự đồng thuận chính trị, bảo đảm giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an
ninh quốc phòng trên địa bàn; góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung
của đất nước. Bộ trưởng yêu cầu các đài phát thanh - truyền hình tiếp tục tập
trung nguồn lực, trí tuệ để đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát
thanh - truyền hình. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện


7

có, tranh thủ mọi nguồn đầu tư để mở rộng điều kiện tác nghiệp, năng lực sản
xuất chương trình, trang thiết bị kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ, đúng quy
hoạch. Các đài cũng cần quan tâm làm tốt công tác tổ chức cán bộ; bồi dưỡng
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật theo
hướng chuyên nghiệp; thực hiện nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà
nước trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
- Hội thảo “Triển khai chính sách quản lý nhà nước về truyền hình
trả tiền” do Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử tổ chức

tại Đà Nẵng ngày 20.5.2011. Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã nhấn mạnh: quá
trình phát triển nhanh của hoạt động truyền hình trả tiền cũng đã bộc lộ nhiều
bất cập. Do đó, việc ban hành các văn bản về chính sách quản lý nhà nước về
truyền hình trả tiền đã tạo hành lang pháp lý nhằm bảo hộ cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực THTT phát triền, tạo thuận lợi cho công tác
quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận,
hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ THTT chất lượng cao. Tại hội thảo, 4
văn bản liên quan đến lĩnh vực truyền hình trả tiền được đề cập, bao gồm: quy
chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban hành kèm theo quyết định số
20/2011/QĐ-TTg, Thông tư 07 của Bộ Thông tin và truyền thông; Nghị định
25 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (phần liên quan đến
hạ tầng truyền dẫn truyền hình trả tiền); Nghị định 02/2011/NĐ-CP qui định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (phần liên quan
đến truyền hình trả tiền). Đây là những nội dung có ảnh hưởng tới sự phát
triển, hoạt động sản xuất của các chương trình truyền hình chuyên biệt trên
nhiều hệ thống truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay.
- “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế
học truyền thông”, Bùi Chí Trung, 2007, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án
đã hệ thống hóa các học thuyết về kinh tế học truyền thông, kinh tế học truyền


8

hình đang phổ cập trên thế giới, phân tích so sánh và đưa ra nhận thức mới
trong môi trường truyền thông Việt Nam. Luận án khẳng định khả năng vận
dụng lý luận kinh tế truyền thông trong hoạt động thực tiễn. Phân tích thực
trạng hoạt động kinh tế truyền hình tại Việt Nam trong những năm qua, đưa
xu hướng phát triển chính yếu, những kinh nghiệm và giải pháp phát triển
hoạt động kinh tế truyền hình Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Luận án
góp phần xây dựng cơ sở nền tảng cho một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới

tại Việt Nam: Kinh tế học truyền thông.
- “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển” - Tác giả Đinh Thúy
Hằng, NXB thông tấn, 2008. Theo tác giả, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra trên
thế giới đã và đang tác động to lớn vào sự phát triển của ngành truyền thông
nói chung và báo chí nói riêng. Các nguồn thông tin đa dạng, phong phú thỏa
mãn các nhu cầu thông tin trong xã hội, đòi hỏi phải có một cách tiếp cận hợp
lý để hình thành dư luận xã hội tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và phát
triển của mỗi quốc gia. Cuốn sách giới thiệu những lý luận, khái niệm, phạm
trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phổ biến tại các trường đại học
trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí. Đây là một vấn đề hết sức cần
thiết trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đối với các cơ sở nghiên cứu lý
luận báo chí ở Việt Nam.
- “Truyền thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cáo”- Jacques
Locquin, NXB Thông tấn, 2004. Nhu cầu tìm hiểu nghiệp vụ báo chí ở Việt
Nam rất lớn, bởi báo chí ngày càng có vai trò rộng lớn trong xã hội. Hiện ở
nước ta đã có trên 600 tờ báo, tạp chí, trên 60 đài truyền thanh, truyền hình
của Trung ương và địa phương, hơn 12.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề,
nhiều trường đại học và trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí,
nhiều khóa đào tạo các ngành, các địa phương… Cuốn sách “Truyền thông
đại chúng từ thông tin đến quảng cáo” giới thiệu cho bạn đọc thế nào là thông


9

tin báo chí, lộ trình của nó từ lúc tìm kiếm những sự kiện cho đến khi xử lý
chúng trên các báo.
- “Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình Cáp ở Việt Nam
hiện nay” (Nguyễn Văn Phú- Luận Văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học,
H, 2005). Luận văn giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển truyền hình cáp
trên thế giới và Việt Nam, làm rõ các khái niệm, quy trình và mô hình hoạt

động sản xuất chương trình truyền hình cáp hiện nay; khảo sát thực trạng hoạt
động sản xuất chương trình truyền hình cáp ở Việt Nam hiện nay, tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn, chỉ ra xu hướng phát triển truyền hình cáp trên
thế giới và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất chương trình, xu
thế phát triển của truyền hình cáp ở Việt Nam. Trên thực tế, truyền hình Cáp
Việt Nam hiện tại có số lượng các kênh chuyên biệt khá lớn và tạo được
thương hiệu tại Việt Nam.
2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến chương trình truyền
hình chuyên biệt và chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt, chất
lượng truyền hình chuyên biệt An Viên
- “Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay”
(Trần Bảo Khánh - Luận án tiến sĩ, H,2008). Luận án nghiên cứu những vấn
đề lý luận chung về công chúng truyền hình. Trong đó tác giả cung cấp những
khái niệm về công chúng, các loại hình công chúng; các yếu tố tác động, quy
định đặc điểm công chúng truyền hình. Phân tích công chúng truyền hình từ
góc độ xã hội học như: đặc điểm dân số, các nhân tố xã hội học; Phân tích đặc
điểm, tâm lý tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của công chúng truyền
hình Việt Nam hiện nay; Xu hướng thay đổi của công chúng hiện nay do nền
kinh tế thị trường đem lại và những đề xuất hướng phát triển của truyền hình
trong tương lai. Đồng thời, luận án cũng đề cập đến sự phát triển các kênh
truyền hình chuyên biệt đối với truyền hình Việt Nam.


10

- “Nghiên cứu khán giả xem truyền hình Việt Nam” được tiến hành
bởi Trung tâm Đào tạo Phát thanh - Truyền hình thuộc đài truyền hình Việt
Nam, 2001. Đề tài nghiên cứu chỉ ra mức độ xem truyền hình của các nhóm
công chúng phân theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp…ngày càng cao. Đó
cũng là một dẫn chứng cụ thể để thấy được sự chuyên biệt về đối tượng công

chúng hiện nay của truyền hình.
- “Sự biến đổi của ngôn ngữ truyền thông ở Việt Nam” ():
Trong bài viết này, tác giả Minh Huyền cho rằng diện mạo của báo chí thế giới
nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng cũng đang nằm trong xu thế biến đổi về
ngôn ngữ truyền thông, nhằm mục đích đưa đến thông tin cho công chúng một
cách tốt nhất và lấy đi thời gian của họ là ít nhất. Có ba xu thế biến đổi của ngôn
ngữ truyền thông gồm: Thứ nhất là xu thế biến đổi của truyền thông đại chúng
dẫn đến sự biến đổi của ngôn ngữ truyền thông (gồm truyền thông in ấn, truyền
thông phát sóng). Thứ hai là xu thế của truyền thông hiện đại ngày càng cân bằng
giữa thông tin giải trí và chỉ dẫn. Thứ ba là xu thế càng ngày truyền thông càng
đưa nhiều hình ảnh con người lên các phương tiện truyền thông. Riêng đối với
Truyền hình, các kênh đã có sự chuyên biệt hóa nhóm đối tượng công chúng một
cách rõ rệt hơn và đang được đẩy mạnh. Đặc biệt, ở Việt Nam có kênh truyền
hình chuyên biệt về thời sự chính luận của Thông tấn xã. Ngoài Đài THVN có 13
kênh truyền hình chuyên biệt do VCTV biên tập còn có các đài truyền hình khác
như VTC cũng là tập đoàn truyền thông theo xu hướng chuyên biệt hóa các lĩnh
vực theo từng kênh: VTC 14 chuyên biệt về môi trường, VTC 14 chuyên biệt về
Nông nghiệp – nông thôn... Điều đó chứng tỏ rằng truyền hình tại Việt Nam cũng
đã và đang theo kịp xu hướng phát triển của truyền hình thế giới.
- Các bài báo, tạp chí viết về sự ra đời hoạt động của các kênh truyền hình
chuyên biệt tại Việt Nam trên mạng Internet, chẳng hạn như: Ra mắt kênh
truyền hình chuyên biệt đầu tiên về nông nghiệp-nông thôn (QĐND - Thứ Năm,


11

22/04/2010); InvestTV (VCTV15) - Kênh truyền hình chuyên biệt về lĩnh vực đầu
tư (vctv.vn); Ra mắt VTC14 - kênh truyền hình chuyên biệt về môi trường (Thể
thao văn hóa online, Thứ Năm, 24/12/2009); Sự khác biệt của kênh truyền hình
sức


khỏe

chuyên

biệt

(vtv.vn),

Truyền

Hình

Cáp

Chuyên Biệt

(). INFOTV - Kênh truyền hình chuyên biệt về kinh tế, tài
chính và chứng khoán (www.tapchibcvt.gov.vn,31/12/2007)….. Khẳng định
thương hiệu của kênh truyền hình chuyên biệt và độc đáo. (Thứ Tư,
26/12/2012, ) ...
- Các bài viết giới thiệu về truyền hình An Viên- AVG, về hoạt động
của truyền hình An Viên -AVG chủ yếu được đăng tải trên mạng Internet. Có
thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về “Truyền hình An Viên AVG” thông qua
công cụ tìm kiếm google.com.vn. Có 1.380.000 kết quả được tìm thấy, trong
đó có một số bài viết như sau:
+ AVG - Truyền hình An Viên mở rộng dịch vụ trên toàn quốc: Bài
viết nói về mở rộng thị trường của truyền hình An Viên tới nhiều địa bàn trên
cả nước, nói về sự phát triển bước đầu của hệ thống truyền hình này tại Việt
Nam ( Báo Dân Việt điện tử, ngày 2.3.2012).

+ Truyền hình An Viên - Thương hiệu truyền hình giá rẻ: Bài viết có
nội dung: Với mức cước sử dụng dịch vụ chỉ từ 1.000 - 3.000 đồng/ngày,
AVG - Truyền hình An Viên đang áp dụng mức cước phải chăng nhất trên thị
trường truyền hình trả tiền hiện nay. Thị trường truyền hình trả tiền ngày càng
mở rộng, với nhiều nhà cung cấp mới đang tạo ra sự cạnh tranh đáng kể để
đem đến cho người dùng dịch vụ ngày càng hoàn thiện. Một trong những
vướng mắc khiến nhiều người chưa đăng ký là giá cước còn cao. Tuy nhiên,
với những gói cước mà AVG - Truyền hình An Viên đang cung cấp thì người
dân ở các tỉnh/thành trên toàn quốc đều có khả năng sử dụng dịch vụ này.


12

( Vietnamnet điện tử, 25.10.2012).
Bên cạnh đó còn rất nhiều những bài viết khác liên quan tới hoạt động
sản xuất, quảng bá của truyền hình An Viên AVG. Tuy nhiên, thực tế thì chưa
có một bài viết nào, hay một tài liệu nào đề cập tới chất lượng các chương
trình truyền hình chuyên biệt của Truyền hình An Viên (AVG).
Vì thế, đề tài “Chương trình truyền hình chuyên biệt của Truyền
hình An Viên (AVG): Thực trạng và giải pháp phát triển” là một đề tài hoàn
toàn mới, không trùng với bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào trước đó.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và khảo sát, đánh giá
thực trạng chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt của Truyền hình
An Viên (AVG), luận văn đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt của Truyền hình nước
nhà và Truyền hình AVG.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định và thực

hiện các nhiệm vụ như sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chương trình, chất lượng chương trình truyền
hình chuyên biệt
- Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng chương trình truyền hình
chuyên biệt của Truyền hình An Viên (AVG)
- Dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt của Truyền hình AVG ...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1 Đối tượng nghiên cứu


13

Luận văn xác định chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt của
Truyền hình An Viên (AVG) là đối tượng nghiên cứu; có tính tới chất lượng
chương trình truyền hình chuyên biệt của một số đài truyền hình trong cả nước.
5.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, xu thế phát triển của truyền hình chuyên biệt có
thể thấy khá rõ. Rất nhiều Đài truyền hình đã, đang và sẽ tiến tới sản xuất các
kênh truyền hình chuyên biệt để phát sóng. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất
các kênh truyền hình chuyên biệt lại nằm ở hệ thống truyền hình trả tiền như
Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, Truyền hình Cáp Việt Nam, Truyền hình
Cáp Hà Nội, Truyền hình Cáp SCTV- TPHCM. Luận văn xác định chỉ khảo
sát ở Truyền hình An Viên, chủ yếu trên 2 kênh NCM (Kênh thể thao giải trí)
và kênh An Viên (Kênh Văn hóa phương Đông) và thực hiện khảo sát trong
thời gian từ tháng 11.2011 đến tháng 6.2013
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
6.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê
Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng

và Nhà nước ta về phát triển các loại hình báo chí, trong đó có truyền hình
trong giai đoạn hiện nay
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả
nghiên cứu khoa học của một số tác giả trước đó đã nghiên cứu về truyền hình
chuyên biệt nói chung.
Bên cạnh đó, luận văn cũng dựa vào hệ thống lý luận chung về báo chí
nói chung và báo chí truyền hình nói riêng; những văn bản, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các Bộ ngành liên quan như Bộ Thông Tin
truyền thông… đến vấn đề phát triển truyền hình tại Việt Nam hiện nay.
6.2 Phương pháp nghiên cứu.


14

Để việc nghiên cứu đem lại kết quả và có ý nghĩa đối với thực tiễn,
luận văn này đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng. Trước hết,
tác giả luận văn sử dụng các phương pháp thông dụng như khảo sát và phân
tích. Khảo sát xem khán giả quan tâm như thế nào về các kênh truyền hình
chuyên biệt, khảo sát xem nhu cầu của họ muốn xem gì ở các kênh này; khảo
sát phương pháp quảng bá các kênh truyền hình chuyên biệt; khảo sát biện
pháp triển khai về nội dung các chương trình…. Qua các số liệu thống kê, tác
giả luận văn phân tích làm rõ xu thế của công chúng truyền hình chuyên biệt,
phân tích những mặt được và chưa được về chất lượng các chương trình
truyền hình chuyên biệt hiện nay.
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để đem lại cái nhìn nhiều
chiều về sản xuất chương trình chuyên biệt của các Đài truyền hình khác trong
cả nước, làm rõ sự giống và khác nhau trong cách thức hoạt động sản xuất các
chương trình truyền hình chuyên biệt của Truyền hình An Viên (AVG).
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học…
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Luận văn góp phần đánh giá khách quan nhất, hiểu đúng nhất bản chất
của sự phát triển truyền hình chuyên biệt AVG nói riêng và chương trình
truyền hình chuyên biệt trên các kênh sóng tại Việt Nam nói chung, nhất là
trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay và trong tương lai.
Trong thời kỳ hiện nay, truyền hình chuyên biệt đang có sự phát triển
rất nhanh chóng, cả về quy mô và chất lượng khi nhu cầu của công chúng
ngày càng khắt khe hơn. Và trong tương lai, xu thế này hứa hẹn sẽ còn tiếp
tục bùng nổ hơn nữa. Chính vì thế, những số liệu, những luận chứng, luận
điểm mà luận văn này đưa ra sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai
quan tâm.


15

Bên cạnh đó, thực chất ở nước ta những công trình nghiên cứu cụ thể
về “truyền hình chuyên biệt” là không nhiều, vì thế để hiểu rõ được bản chất
của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam cũng không phải đơn giản. Các bài
báo, các cuộc điều tra khảo sát mới dừng lại ở những việc đưa tin là chủ yếu,
chứ chưa có nhiều phân tích, đánh giá, tổng quát lại những vấn đề hiện tại của
truyền hình chuyên biệt. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Chương trình
truyền hình chuyên biệt của truyền hình An Viên (AVG) - Thực trạng và
giải pháp phát triển” có ý nghĩa tích cực trong vấn đề nghiên cứu thực tiễn
hoạt động của một Đài truyền hình chuyên biệt, về những ưu điểm hạn chế
trong chất lượng chương trình, từ đó kiến nghị một số giải pháp thực tiễn tới
chính AVG, lãnh đạo cơ quan, đội ngũ cán bộ nhân viên, biên tập viên….để
nâng cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt của cơ quan này.
Đồng thời, công trình nghiên cứu này do có tính kế thừa một số nghiên
cứu chung trước đó, cũng là một trong những tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm, tiếp tục nghiên cứu tới các vấn đề lớn hơn, sâu hơn của truyền hình
chuyên biệt tại Việt Nam.

8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia thành 3 chương, 8 tiết. Cụ thể:
Chương 1: Chất lượng của chương trình truyền hình chuyên biệt - Cơ
sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng và vấn đề đặt ra đối với chất lượng kênh truyền
hình chuyên biệt của truyền hình An Viên (AVG) (Khảo sát từ tháng 11.2011tháng 6.2013).
Chương 3: Xu thế phát triển của truyền hình chuyên biệt và giải
pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt của
truyền hình AVG.


16

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN HÌNH
CHUYÊN BIỆT
1.1 . Khái niệm về truyền hình chuyên biệt
1.1.1.Khái niệm truyền hình
Theo Từ điển Tiếng Việt, động từ “truyền hình” được định nghĩa là:
“truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bằng radio hoặc
bằng đường dây”. Danh từ của “truyền hình” thực chất là viết tắt của “vô
tuyến truyền hình”
Trong cuốn Truyền thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, NXB
Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2001, khái niệm về truyền hình được chỉ rất rõ:
“Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển
tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ
vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là: “ở xa”
và vision là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa””. [tr.127].
Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh. Chính điện

ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một
phương thức truyền thông, cũng như một kho tàng những phương tiện biểu
hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có
thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kỹ thuật riêng của mình.
Cũng trong cuốn Truyền thông đại chúng, tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng
định: “Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của
con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang
lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật, đang hiện diện trước
mắt. Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cô đọng lại, làm giàu thêm về ý
nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về những khía
cạnh, bình diện, đường nét sinh động” [tr.128-tr.129].


17

Được đánh giá là một trong những phát minh vĩ đại của loài người
trong thế kỷ 20, chiếc tivi đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia
đình, được cải tiến dần dần từ tivi đen trắng khổng lồ trong những năm 1940
đến các màn hình phẳng HDTV ngày nay. Cùng với nó là những bước đột phá
trong phát triển công nghệ truyền hình đã đem lại nhiều lợi ích mới cho người
tiêu dùng.
Truyền hình kỹ thuật số (DTV) là một hình thức công nghệ phát sóng
mới, tiên tiến, giúp truyền hình ảnh dưới dạng dữ liệu qua sóng không khí như
máy tính. DTV cung cấp hình ảnh và âm thanh trong trẻo, nhiều kênh hơn và
thậm chí cả truyền hình chất lượng cao (HDTV) cho khách hàng dùng vô
tuyến chất lượng cao. DTV cho phép nhiều dịch vụ hơn hẳn so với truyền
hình phát sóng miễn phí.
Ngoài ra, còn có Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là truyền hình chất
lượng cao nhờ công nghệ chuyển đổi từ tín hiệu analog sang digital. Truyền
hình kỹ thuật số mặt đất có khả năng thu cố định hoặc xách tay, thu di động

trên các phương tiện giao thông công cộng như ôtô, tàu hoả, máy bay. Để sử
dụng được dịch vụ này, người dùng phải bỏ một khoản tiền mua đầu thu kỹ
thuật số và không mất tiền thuê bao hàng tháng.
Truyền hình ngay từ khi ra đời đã thể hiện được vị trí quan trọng của
mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. So với các loại hình
khác, truyền hình có nhiều ưu điểm vượt trội. Truyền hình có khả năng đến
với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng rãi nhất, thậm chí đến tận các tầng lớp
nằm bên ngoài ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Truyền hình có khả năng đó là do những đặc điểm cơ bản về bản chất vật lý
của nó. Những đặc điểm ấy quyết định tính chất đặc thù của truyền hình với
tư cách là phương tiện tạo ra và chuyển tải thông tin:


18

Thứ nhất, đó là khả năng của những dao động điện từ- mang tín hiệu
truyền hình được máy thu hình tiếp nhận- xâm nhập vào mọi điểm không gian
(trong khu vực của đài phát sóng). Đó được gọi là khả năng hiện diện khắp nơi
Thứ hai, đó là khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình
ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh. Thuộc tính này còn được gọi là tính
chất hiện hình trên màn ảnh của truyền hình. Nhờ khả năng hiện hình trên
màn ảnh, hình ảnh truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy
tiếp cận được số công chúng rộng rãi nhất.
Thứ ba, đó là khả năng thông tin dưới hình thức âm thanh- hiển thị về
hành động, về sự việc
Truyền hình ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội.
Công chúng vừa là nguồn nuôi dưỡng báo chí phát triển (về vật chất và đề
tài), vừa là người đánh giá, thẩm định và loại trừ truyền hình. Truyền hình có
khả năng tạo dựng dư luận xã hội nhanh hơn cả vì nó tác động tới công chúng
vào thông tin mà họ nhìn thấy; nó sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động

của họ trong đời sống. Các nhóm công chúng luôn muốn nhận được nhiều
thông tin hơn nữa, song mỗi nhóm lại có điểm khác biệt về nhu cầu cho nên
cách tốt nhất là xây dựng các kênh truyền hình chuyên đối tượng. Đáp ứng
nhu cầu của công chúng là động lực để truyền hình phát triển trong tương lai.
1.1.2. Khái niệm truyền hình chuyên biệt
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “chuyên biệt”: Chuyên biệt có nghĩa là
“chỉ riêng cho một loại, một thứ hoặc một yêu cầu nhất định”
Để hiểu rõ về truyền hình chuyên biệt, trước hết ta tìm hiểu khái niệm
truyền thông chuyên biệt. Truyền thông chuyên biệt là xu hướng phi đại
chúng hóa của truyền thông đại chúng hay xu hướng khu biệt phạm vi nội
dung thông tin… Truyền thông chuyên biệt là kênh truyền hình/ kênh phát
thanh dành riêng cho một nhóm công chúng nào đó (phân chia theo đặc điểm


19

của khán giả với tiêu chí về lứa tuổi, giới tính, khu vực…) hoặc chuyên sâu về
một lĩnh vực nào đó.
Truyền hình chuyên biệt là một loại hình của truyền thông chuyên biệt;
là một hình thức truyền hình dịch vụ được xây dựng chuyên nghiệp phát sóng
hàng ngày có nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định (âm nhạc, thể
thao, tài chính…) hoặc có nội dung chỉ dành cho một nhóm đối tượng khán
giả mục tiêu (có những đặc điểm chung về lứa tuổi, giới tính, địa lý...) nhằm
mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng xem truyền hình.
Khái niệm truyền hình chuyên biệt có thể được khái quát như sau: “Kênh
truyền hình chuyên biệt là sự hội tụ công nghệ truyền hình số, nó mang lại sự
thỏa mãn cho người xem bằng việc phát sóng những chương trình truyền hình đi
sâu vào từng lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Người xem không còn bị phụ thuộc
vào lịch phát sóng của nhà Đài nữa mà họ được chủ động thời gian xem truyền
hình, được lựa chọn những chương trình mình yêu thích. Kênh truyền hình

chuyên biệt sản xuất nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng
xem truyền hình”.
Khái niệm chất lượng chương trình truyền hình chuyên biệt:
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được
thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc
tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là:
“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”.
Vì vậy, có có thể hiểu một cách khái quát: “chất lượng các chương trình
truyền hình chuyên biệt chính là các yếu tố, khả năng thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng của sản phẩm truyền hình”
*Xu hướng phát triển của truyền hình chuyên biệt trên thế giới: Truyền
hình chuyên biệt trên thế giới được biết đến với sự mở đầu của HBO (viết tắt


20

của Home Box Office) thuộc tập đoàn truyền thông Time Warner, ra đời
ngày 8 tháng 11 năm 1972. Hiện HBO có hơn 57 triệu thuê bao phủ sóng
trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. HBO thu hút khán giả bằng chiêu
thức bằng những bộ phim ăn khách nhất nhờ có những hợp đồng phân phối
độc quyền phim của các hãng sản xuất nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1979,
kênh truyền hình chuyên biệt về thể thao ESPN ra đời với thời lượng phát
sóng 24 giờ mỗi ngày. Đến thập niên 90, kênh MTV (Music Television hay
Kênh truyền hình âm nhạc) đã trở nên nổi tiếng nhờ tập trung vào những đối
tượng trẻ yêu âm nhạc. Sau đó kênh truyền hình chuyên biệt dành cho nhóm
công chúng từ 13 - 24 tuổi, Disney Channel ra đời.
Một số xu hướng phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới: máy
ghi hình cá nhân PVR (Personal video recorder); truyền hình di động; xem
video theo yêu cầu (on demand); truyền hình Internet (IPTV – Internet

Protocol Television).
*Sự phát triển của truyền hình chuyên biệt ở Việt Nam: Tại Việt Nam,
dấu mốc của kênh truyền hình chuyên biệt bắt đầu từ năm 2000 với việc phát
triển các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện với sự ra đời của
Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp. Năm 2001: Truyền hình cáp Việt
Nam (VCTV) triển khai mạng truyền hình cáp hữu tuyến và truyền hình số vệ
tinh DTH trên toàn quốc. Tháng 3 năm 2007, khán giả thuộc giới doanh
nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tài chính ngân hàng và chứng khoán Việt Nam
có một kênh truyền hình riêng, kênh InfoTV – VCTV9. Tháng 4/2007 kênh
dành cho thanh thiếu niên VTV6 ra mắt, sau đó là kênh VTV9 mang đậm chất
Nam bộ phục vụ khán giả vùng Đông Nam bộ và bắc sông Hậu....
1.2 Đặc điểm chất lượng truyền hình chuyên biệt
Sự ra đời và phát triển của truyền hình chuyên biệt gắn liền với quá trình
đại chúng hóa và phi đại chúng hóa


21

1.2.1.Xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại góp phần hình
thành truyền hình chuyên biệt
Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ
internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng được yêu
cầu của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình. Bên cạnh
việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng… thì một yêu cầu đặt
ra cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán
giả. Ta có thể thấy một vài thay đổi điển hình của truyền hình trong tương lai:
+Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder),
người xem có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC để xem lại sau
đó. Trong quá trình ghi lại các chương trình, chúng ta cũng có thể tạm dừng
(pause), xem lại (replay), tua hình (fast forward)… Hầu hết PVR đều được kết

hợp với các dịch vụ TV kĩ thuật số như: Sky, Freeview
+Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là điều
khá phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch vụ để
xem trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết. Các công nghệ cạnh
tranh như: DAB-IP và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại đưa vào
để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng. Cũng như điện thoại, việc xem show
trên iPod và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn.
+Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là người
xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình muốn xem
và không bị bó buộc về thời gian xem. Với dịch vụ theo yêu cầu, đài truyền hình
sẽ gửi tới khách hàng những show diễn hay những bộ phim được yêu thích
thông qua việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi cho TV.
+Truyền hình Internet (IPTV) đã xuất hiện ở Việt Nam. Công nghệ
truyền hình mới này giúp khán giả có thể xem trực tiếp chương trình của
VTV, VTC… được ngay trực tiếp trên trang chủ cũng như download những


22

chương trình truyền hình số thông qua những mạng ngang hàng mà VNN-TV
là một trong những ví dụ đầu tiên của những nhà cung cấp dịch vụ Video theo
yêu cầu (VOD - Video On Demand). Với các tính năng nổi trội, IPTV sẽ
chiếm thị phần ngày càng lớn, nhất là khi nước ta có hạ tầng ADSL phát triển.
Theo các chuyên gia, trong 5 năm tới IPTV sẽ đẩy lùi các loại dịch vụ truyền
hình truyền thống, truyền hình cáp và dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông
truyền hình. Sự chiếm lĩnh này sẽ tạo ra một xu hướng xem truyền hình mới
cho khán giả truyền hình hiện nay: Sự chuyên biệt
Ngày nay, không còn những chương trình truyền hình nhàm chán, tẻ
nhạt nội dung chung chung nữa mà tính chuyên biệt đã được chú trọng. Có
thể thấy hầu hết các Đài truyền hình hiện nay đều xây dựng chương trình theo

nhu cầu của công chúng truyền hình, vì vậy mà có rất nhiều các chương trình
chuyên sâu về một lĩnh vực của cuộc sống đã ra đời. Khi bạn bật tivi lên có
thể thoải mái lựa chọn những chương trình mình yêu thích với thời gian phát
sóng linh hoạt. Hàng lọat các chương trình hay kênh truyền hình chuyên biệt
ra đời như: Kênh VTC14 chuyên sâu về Môi trường và Tài nguyên, kênh
VTC16 chuyên về lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn; O2TV kênh truyền
hình sức khỏe; TVShopping kênh mua sắm… thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Sự phát triển này là một tất yếu của truyền hình hiện nay. Nó kéo theo
sự ra đời và phát triển của các dịch vụ truyền hình mới làm thay đổi vị thế của
khán giả truyền hình. Tính chuyên biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết
kiệm thời gian của khán giả. Sự bận rộn trong đời sống hiện đại khiến thời
gian bị phân tán, đôi khi thời lượng dành cho giải trí trở thành hiếm hỏi và có
thể bị cản trở nếu thời gian biểu của họ không phù hợp với lịch gian phát sóng
của một kênh tổng hợp. Chuyên biệt đảm bảo sự linh hoạt của lựa chọn khán
giả, đồng thời do đi sâu về một vấn đề nên người làm truyền hình sẽ có điều


×