Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ MT trong bài 8. Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX BUÔN HỒ


TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG BÀI 8. “QUANG HỢP Ở THỰC VẬT” – SINH
HỌC 11 ĐỐI VỚI HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN

NGƯỜI THỰC HIỆN: TẠ HỮU THÙY LINH

Buôn Hồ, tháng 2 năm 2014
1


MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
Phần II. NỘI DUNG ............................................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3
1.1. Việc GDBVMT cho HV trong các trung tâm GDTX ........................ 3
1.2. Vai trò của GDBVMT cho HV trong các trung tâm GDTX ........... 3
2. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ........................................................... 4
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4
2.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................... 4
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết..................................................... 4
3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia .................................................... 4


3.3. Phương pháp thiết kế, xây dựng giáo án tích hợp GDBVMT .......... 4
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................... 5
4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 5
4.1. Đặc điểm học tập của học viên trong các cơ sở GDTX ..................... 5
4.2.Phân tích mục tiêu bài học .................................................................... 7
4.3. Kết quả xây dựng giáo án tích hợp GVBVMT ở bài 8. “Quang hợp ở thực
vật” – Sinh học 11 ........................................................................................ 8
4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 20
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 21
1. Kết luận .................................................................................................. 21
2. Kiến nghị ................................................................................................ 21

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chữ viết tắt

Đọc là

BVMT

Bảo vệ môi trường

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trường

GDTX


Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

HV

Học viên

MT

Môi trường

SGK

Sách giáo khoa

TB

Tế bào

THPT

Trung học phổ thông

3


Phần I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
MT đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong
khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, MT Việt
Nam đang xuống cấp, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh
thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát
triển bền vững của đất nước. Hơn nữa kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh mẽ sang nền
kinh tế thị trường cùng với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp đã và
đang làm nảy sinh các vấn đề về MT như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm MT, an ninh lương
thực có nguy cơ bị đe doạ,…
Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức và thái độ của con người đối
với MT còn hạn chế. Từ đó m ột vấn đề cần đặt ra là: Cần phải tăng cường GDBVMT. Vấn
đề này tại điều 4 của Luật BVMT (1993) đã chỉ rõ: “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực
hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học
và pháp luật về BVMT ”. Chỉ thị 36 – CT/TW của Bộ chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước” đã coi GDMT
là giải pháp đầu tiên .
GDBVMT là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước
những vấn đề MT, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình
và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề MT trước mắt cũng như lâu dài.
GDBVMT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia.
GDBVMT không phải là việc học một lần trong đời mà là quá trình lâu dài, từ giai đoạn ấu
thơ đến tuổi trưởng thành và được tiếp tục đến hết cuộc đời .
Đối tượng GDBVMT rất đa dạng như: các nhà quản lý các cấp, các cán bộ, nông
dân, công nhân, học sinh, HV, sinh viên,… Mọi đối tượng đều có quyền được nâng cao sự
hiểu biết của mình về các vấn đề về MT thông qua GDBVMT và mọi đối tượng đều có thể
áp dụng các kiến thức đó vào thực tế để góp phần BVMT chung.
GDBVMT là nội dung giáo dục quan trọng về phát triển bền vững trong các cơ sở
GDTX. GDBVMT cần được áp dụng một cách khéo léo và phù hợp với đối tượng, mục tiêu
và điều kiện thực tế của các cơ sở GDTX . GDBVMT có nhiều hình thức tổ chức trong đó


4


hình thức tích hợp vào các môn học liên quan (Địa lý, Sinh học, Hoá học, Vật lý,…) thường
được áp dụng nhất.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn đưa nội dung
GDBVMT vào chương trình Sinh học lớp 11 dành cho HV trung tâm GDTX tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ MT trong bài 8. Quang hợp ở thực
vật – Sinh học 11 đối với HV trung tâm giáo dục thường xuyên ”
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11.
- Nội dung GDBVMT liên quan đến kiến thức bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh
học 11.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: HV lớp 11 trong các trung tâm GDTX.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm học tập của HV trong các cơ sở GDTX.
- Phân tích được nội dung bài học và nội dung tích hợp GDBCMT trong bài 8.
“Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11 (chương trình dành cho GDTX).
- Xây dựng được 01 giáo án có sự tích hợp GDBVMT trong bài 8. “Quang hợp ở
thực vật” – Sinh học 11 phù hợp với HV trung tâm GDTX.
- Thực nghiệm sư phạm, kiểm tra tính phù hợp và hiệu quả của đề tài.
- Cung cấp tài liệu cho việc dạy học và l àm tài liệu cho việc nghiên cứu .
- Nâng cao thêm hiểu biết về phần quang hợp.
- Củng cố và nâng cao ý thức BVMT cho HV trung tâm GDTX .
- Tập làm quen với công tác xây dựng ý tưởng và viết sáng kiến kinh nghiệm .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về ph ương pháp tích hợp GDBVMT
- Nghiên cứu về đặc điểm học tập của HV trong các trung tâm GDTX
- Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc và nội dung dạy học trong bài 8. “Quang hợp ở thực
vật” – Sinh học 11

- Xây dựng giáo án có sự tích hợp giáo dục bảo vệ MT trong bài 8. “Quang hợp ở
thực vật” – Sinh học 11.

5


Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Việc GDBVMT cho HV trong các trung tâm GDTX
Việc GDBVMT cho HV trong các trung tâm GDTX mới được quan tâm trong những
năm gần đây đã được Đảng và nhà nước quan tâm.
Bộ GD&ĐT đã m ở nhiều lớp tập huấn GDBVMT cho GV từ đó áp dụng GDBVMT
cho HV dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Dạy ngoại khóa: tổ chức lớp học các chuyên đề về GD BVMT cho HV các trung
tâm GDTX, tổ chức trò chơi, sâ n khấu hóa, thuyết trình, thi tìm hiểu kiến thức, tổ chức các
hoạt động lao động vệ sinh MT trong và ngoài nhà trường, tổ chức các chương trình thu
gom giấy loại, quyên góp sách vở cũ, …
- Tích hợp trong các môn học như: Sinh học, Địa lý, Hóa học, Vật lý,…
Trong các hình thức đó thì hình thức tích hợp trong các các môn học là phương pháp
phổ biến hơn cả.
1.2. Vai trò của GDBVMT cho HV trong các trung tâm GDTX
GDBVMT cho HV trong các trung tâm GDTX giúp cho HV
- Hiểu được tầm quan trọng của MT và bảo vệ MT đối với cuộc sống và sức khỏe
của con người và đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng
- Thấy được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm và suy thoái MT (Đất,
nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học,…) đối với gia đình, địa phương, đấ t nước và toàn
cầu.
- Chủ động tổ chức các hoạt động có ý nghĩa BVMT.
- Biết đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm và suy thoái MT nói chung và ô
nhiễm, suy thoái MT ở địa phương nói riêng.

- Biết được một số chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ; các quy định pháp
luật về phòng, chống ô nhiễm và suy thoái MT.
- Nhận biết các vấn đề về MT; xác định các vấn đề về MT; thu thập và tổ chức các
thông tin MT; phân tích thông tin MT.
- Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ MT; thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ
MT; đánh giá kết quả hành động .

6


- Giao tiếp với người khác vì mục đích BVMT .
- Ra quyết định, kiên định hay từ chối, hợp tác nhằm BVMT .
- Có thái độ thân thiện với MT; quan tâm và trách nhiệm với việc bảo vệ và cải thiện
MT.
- Không đồng tình; phản đ ối những hành vi làm ô nhiễm và suy thoái MT .
- Ủng hộ phong cách sống lành mạnh, thân thiện với MT .
- Hưởng ứng và tích cực tham gia vào việc tuyên truyền GDBVMT .
2. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các kiến thức cơ bản và chuyên sâu phần Sinh học cơ thể thực vật ở
chương trình Sinh học 1 1 (cụ thể: bài bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11 ); giáo
trình ở các bậc (trung cấp, cao đẳng, đại họccó liên quan; nguồn tài nguyên thông tin được
đăng tải ở một số tạp chí và trang web (đặc biệt là các trang web về MT).
- Các tài liệu về tích hợp GDBVMT.
- Các tài liệu về các vấn đề MT liên quan đến bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh
học 11 .
2.2. Khách thể nghiên cứu
- HV lớp 11 hiện đang theo học ở các trung tâm GDTX .
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học, các ph ương pháp GDBVMT.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức ở bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức bài 8. “Quang hợp ở thực
vật” – Sinh học 11.
- Nghiên cứu nội dung tích hợp GDBVMT lien quan đến nội dung bài 8. “Quang hợp
ở thực vật” – Sinh học 11.
3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Xin ý kiến tham khảo của một số giảng viên đại học, các thầy cô giáo có kinh
nghiệm ở trường THPT về các hình thức thường được sử dụng trong GDBVMT và sự phù
hợp của một số ý tưởng mới trong GDBVMT .

7


- Sau khi hoàn thành mẫu giáo án có sự tích hợp GDBVMT ở bài 8. “Quang hợp ở
thực vật” – Sinh học 11, tôi sẽ gửi cho một số giảng viên đại học, các thầy cô giáo có kinh
nghiệm ở trường THPT xem, nhận xét và góp ý cho việc chỉnh sửa để hoàn thiện giáo án.
3.3. Phương pháp thiết kế, xây dựng giáo án tích hợp GDBVMT
- Sau khi tìm hiểu nội dung kiến thức ở bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11,
tôi xác định rõ mục tiêu của việc dạy học và những nội dung GDBVMT cần tích hợp vào
bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11 để có thể xây dựng giáo án phù hợp với yêu
cầu tích hợp GDBVMT.
- Sưu tập, xử lý, thiết kế hình ảnh và các tài liệu liên quan đến việc dạy kiến thức cơ
bản và nội dung tich hợp GDBVMT trong bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11.
- Thiết kế giáo án bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11 có tích hợp nội dung
GDBVMT.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả GDBVMT trong việc sử dụng giáo án chứa nội dung tich hợp
GDBVMT trong bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11 .

3.4.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- HV lớp 11A Trung tâm GDTX Buôn Hồ (năm học 2013 – 2014).
3.4.3. Nội dung thực nghiệm
- Sử dụng giáo án đã soạn thảo chứa nội dung tich hợp GDBVMT trong bài 8.
“Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11 (giáo án sử dụng các phương pháp, hình ảnh, nội
dung tích hợp GDBVMT ở bài 8).
- Đánh giá mặt định tính (xét thái độ và tinh thần tham gia học tập của HV) trong
buổi học và đánh giá định lượng qua bài kiểm tra 15 phút .
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm học tập của HV trong các cơ sở GDTX
HV trong các cơ sở GDTX đa dạng về độ tuổi, về hoàn cảnh gia đình và điều kiện
học tập, về trình độ, về hiểu biết xã hội và vốn kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, phần lớn HV
trong các cơ sở GDTX có một số đặc điểm chung sau đây:

8


- Thường lớn tuổi, HV trong các trung tâm GDTX có lòng tự trọng cao, dễ tự ái . Cần
phải tôn trọng, tránh xúc phạm, chê bai.
- Nhiều HV tham gia nhiều vào quá trình lao động, kiếm sống .
- Có nhiều HV đi học vì áp lực từ gia đình .
- Có vốn kinh nghiệm sống và hiểu biết xã hội phong phú .
- Đã từng gặp phải nhiều thất bại nhiều khó kh ăn trong học tập và cuộc sống.
- Tâm lý phức tạp. Thường hay tự ti, mặc cảm. Cần phải thường xuyên động viên,
khen thưởng kịp thời.
- Không có nhiều thời gian học ở trên lớp cũng như ở nhà. Nội dung học phải thiết
thực.
- HV trong các cơ sở GDTX thường mệt mỏi và tư tưởng dễ bị phân tán do vừa học,
vừa làm, vừa lo công việc gia đình, con cái, các vấn đề về tâm lý, áp lực từ gia đình, bạn
bè,… cần chú ý tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái: Học – vui, vui – học.

- HV trong các cơ sở GDTX thường có những hạn chế nhất định về nhận thức do tuổi
cao hoặc do học yếu trước đây. Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi
nhớ máy móc của người lớn nhìn chung bị giảm sút. Kiến thức không hệ thống , nhiều lỗ
hổng, kĩ năng học tập hạn chế do bỏ học lâu ngày hoặc học kém. Tư duy khái quát, tư duy
bằng khái niệm hạn chế. Quen tư duy bằng hành động trực quan, cụ thể.
Bên cạnh những khó khăn trên, HV trong các cơ sở GDTX cũng có một số thuận lợi.
Đó là có lòng tự trọng, tính độc lập và chủ động ca o; có vốn kinh nghiệm sống và hiểu biết
xã hội phong phú giúp quá trình nhận thức nhanh hơn, dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn; ghi nhớ
ý nghĩa tốt hơn; khả năng tập trung tốt hơn nếu nội dung học thiết thực, có ý nghĩa,…
Vì vậy, HV các cơ sở GDTX chỉ học tốt nhấ t khi và chỉ khi:
- Cảm thấy được tôn trọng, được đối xử bình đẳng .
- Thấy kinh nghiệm và ý kiến của mình được đề cao, chú ý lắng nghe .
- Được tham gia, được phát biểu, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm .
- Tự mình phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tự rút r a kết luận, không bị áp đặt.
- Tự mình thấy được cái chưa đúng, chưa chính xác, chưa đầy đủ trong nhận thức,
kinh nghiệm trước đây của mình.
- Cảm thấy tự tin, không còn cảm giác sợ sệt, ngại ngùng, xấu hổ .

9


- Được động viên, khen thưởng kịp thời.
- Được học trong không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái .
- Nội dung học thiết thực, phù hợp và có thể vận dụng được ngay .
- Giáo viên nhiệt tình, thông cảm, gần gũi .

4.2.Phân tích mục tiêu bài học
a. Kiến thức
Phân tích nội dung kiến thức và phân loại mục tiêu kiến thức dựa theo các mức độ
nhận biết, thông hiểu và vận dụng trong nội dung bài 8. “Quang hợp ở thực vật” – Sinh học

11– THPT.
Bảng 3.1. Phân loại nội dung và mục tiêu kiến thức bài 8. “Quang hợp ở thực vật”
– Sinh học 11– THPT theo mức độ (Xây dựng theo chương trình giảm tải)
Mục tiêu
Nhận biết
- Nêu được khái niệm quang hợp .

Vận dụng

Thông hiểu

- Trình bày được đặc điểm - Giải thích được ý

- Nêu được vai trò của quang hợp hình thái của lá thích nghi nghĩa của việc bảo vệ
ở thực vật.

với chức năng quang hợp.

cây xanh cho sinh giới

- Liệt kê được các sắc tố quang

- Trình bày được những hậu nói chung và trong đời

hợp, nơi phân bố trong lá và nêu quả có thể xảy ra nếu tài sống của con người,
chức năng chủ yếu của các sắc tố nguyên rừng tiếp tục bị khai cho sự phát triển bền
quang hợp.

thác bừa bãi như hiện nay .


vững nói riêng.

b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh; phân tích và phát hiện kiến thức từ hình ảnh .
- Phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức SGK và các nguồn tài nguyên thông tin khác.
- Liên hệ thực tế.
- Hợp tác trong nhóm. Lắng nghe và tổng hợp ý kiến của bạn học .
c. Thái độ
- Củng cố quan điểm duy vật biện chứng về sự sống.
- Củng cố niềm tin vào khoa học .

10


- Nhận thấy được vai trò của thực vật đối với đời sống con người nói riêng; đối với
sinh giới nói chung từ đó có nhận thức đúng đắn về việc trồng và bảo vệ cây xanh .
- Có ý thức trách nhiệm đối với tập thể thông qua việc chuẩn bị các nội dung thảo
luận nhóm ở nhà và tại lớp .
- Có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình tham g ia cùng cộng đồng vào các hoạt động
bảo vệ MT.
4.3. Kết quả xây dựng giáo án tích hợp GVBVMT ở bài 8. “Quang hợp ở thực vật” –
Sinh học 11
Qua quá trình nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng để xây dựng mẫu giáo án tích
hợp GDBVMT như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu của
bài học và nội dung GDBVMT

Bước 3A. Xác định mục tiêu bài học
và mục tiêu GDBVMT


cần tích hợp cho từng phần

Bước 3B. Xác định kiến thức trọng

Bước 2. Lập kế hoạch cho việc

tâm và kiến thức GDBVMT

xây dựng giáo án

Bước 3C. Xác định các phương pháp

Bước 3. Xây dựng giáo án tích

sử dụng trong bài phù hợp với nội

hợp GDBVMT

dung bài học và nội dung GDBVMT
Bước 4. Áp dụng giáo án
vào giảng dạy và đánh giá

Bước 3D. Xác định phần chuẩn bị

hiệu quả của giáo án

của giáo viên và học sinh

Bước 5. Đóng gói giáo án và


Bước 3E. Xây dựng tiến trình lên lớp

tài liệu tham khảo, đư a vào

gồm 5 bước

ngân hàng tài liệu
Sơ đồ 3.1. Các bước xây dựng mẫu giáo án tích hợp GDBVMT trong dạy học

11


Kết quả thực hiện các bước xây dựng mẫu giáo án tích hợp GDBVMT trong bài 8.
“Quang hợp ở thực vật” – Sinh học 11
4.3.1. Bước 3A. Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu GD BVMT
a. Kiến thức
Sau khi học xong bài này HV phải:
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Xác định được đối tượng chủ yếu tham gia vào quá trình quang hợp trong sinh giới .
- Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật đối với toàn bộ sự sống trên hành tinh của
chúng ta.
- Xác định được bào quan quang hợp và sự phân bố của nó trong lá.
- Xác định được cơ quan quang hợp ở thực vật.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp và nêu được chức năng chủ yếu của các sắc tố
quang hợp .
- Trình bày được đặc điểm hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Trình bày được những hậu quả có thể xảy ra nếu tài nguyên rừng tiếp tục bị khai thác
bừa bãi như hiện nay .
- Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ cây xanh cho sinh giới nói chung và trong
đời sống của con người, ch o sự phát triển bền vững nói riêng .

b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh; phân tích và phát hiện kiến thức từ hình ảnh,
trong đó có kiến thức về tài nguyên rừng .
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức SGK và kiến thức từ đời
sống thực tiễn.
- Độc lập trong việc tư duy và hoạt động nhóm hiệu quả .
- Phát hiện các vấn đề về MT tại địa phương; đất nước và thế giới .
- Khai thác thông tin từ các nguồn thông tin: SGK, thực tế, báo mạng, tạp chí, truyền
hình,…
- Kĩ năng thông tin để những người xung quanh cùng biết và nâng cao ý thức bảo vệ
rừng.
c. Thái độ

12


- Củng cố được ý nghĩa của việc hợp tác với nhau trong học tập và hoạt động thực
tiễn.
- Biêt được ý nghĩa của thực vật đối với sinh giới từ đó có ý thức trồng và bảo vệ cây
xanh.
- Có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình tham gia cùng cộng đồng vào các hoạt động
bảo vệ MT do nhà trường; địa phương;… tổ chức .
- Chủ động tổ chức các hoạt động mang tính chất BVMT .
- Có ý thức tuyên truyền để những người xung quanh cùng hưởng ứng BVMT.
4.3.2. Bước 3B. Xác định kiến thức trọng tâm và kiến thức GDBVMT
- Kiến thức trọng tâm:
+ Vai trò của quang hợp.
+ Đặc điểm hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp .
- Kiến thức GDBVMT:
+ Tầm quan trọng của tài nguyên rừng.

+ Thực trạng của tài nguyên rừng trong những năm gần đây.
+ Nguyên nhân, hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng .
+ Biện pháp khắc phục sự suy giảm t ài nguyên rừng .
Trong bài này nội dung GDBVMT chủ yếu được tích hợp ở phần I.2 dó đó cần có
những phương pháp và sự chuẩn bị phù hợp .
4.3.3. Bước 3C. Xác định các phương pháp sử dụng trong bài phù hợp với nội dung bài
học và nội dung GDBVMT
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, tìm tòi, giảng giải .
- Trực quan, quan sát.
- Hoạt động nhóm và độc lập .
- Tranh luận.
4.3.4. Bước 3D. Xác định phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên

13


- Hình ảnh sơ đồ quá trình quang hợp ở thực vật , phương trình tổng quát của quá
trình quang hợp , vai trò của quang hợp , cấu tạo của lá, cấu tạo lục lạp . Hình 8.1; 8.2; 8.3
SGK sinh học 11 cơ bản) .
- Hình ảnh về thực trạng việc khai thác không hợp lý nguồn tài nguyên rừng; hậu quả
của suy thoái tài nguyên rừng; bảo vệ và trồng cây gây rừng.
- GV chia HV trong lớp thành 2 nhóm để tranh luận nội dung: Nên khai thác hết
nguồn tài nguyên rừng để phục vụ nhu cầu của con người trước rồi trồng lại rừng sau
không?
1 nhóm sẽ đưa ra lí lẽ bảo vệ quan điểm “Có”; 1 nhóm sẽ đưa ra lí lẽ bảo vệ quan
điểm “Không”.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ .

- Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc trước bài 8. “Quang hợp ở thực vật”
+ Trả lời câu hỏi: Nếu cây xanh (bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp,
cây dược liệu, cây thân cỏ, cây bụi, cây thân gỗ,…) trên trái đất bị tuyệt diệt thì chuyện gì sẽ
xảy ra đối với đời sống con người và sinh giớ i?
+ Chuẩn bị nội dung để tranh luận: Nên khai thác hết nguồn tài nguyên rừng
để phục vụ nhu cầu của con người trước rồi trồng lại rừng sau không?
1 nhóm sẽ đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm “Có”.
1 nhóm sẽ đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm “Không” .
4.3.5. Bước 3E. Xây dựng tiến trình lên lớp gồm 5 bước
a. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
b. Kiểm tra bài cũ
Mô tả thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá? Trình bày kết quả và
giải thích?
c. Tiến trình dạy bài mới
* Đặt vấn đề
Những năm gần đây các vấn đề về MT đang được cả thế giới quan tâm. Một trong
các vấn đề ấy là hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính . Hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà

14


kính đã, đang và sẽ còn là mối đe doạ đối với sự sống trên trái đất vì hiện tượng này góp
phần làm thiên tai g ia tăng tần số và tần suất; gia tăng mực nước biển;… Nguyên nhân gây
nên hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng khí nhà kính trong bầu khí quyển,
trong đó khí chủ yếu là khí CO 2. Một trong những biện pháp góp phần ngăn chặn hiện tượng
gia tăng hiệu ứng nhà kính là phát triển thảm thực vật trên trái đất (trồng cây gây rừng). Vậy
cơ sở khoa học của biện pháp này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 8. “Quang hợp ở thực
vật” để hiểu rõ cơ sở khoa học của biện pháp này .
* Dạy bài mới

Hoạt động của GV và HV

Nội dung

- GV cho học sinh quan sát hình 8.1 SGK
sinh học 11 cơ bản, yêu cầu HV quan sát
hình, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Quá
trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào?
- HV thảo luận, quan sát hình, nghiên cứu
SGK trả lời: Quang hợp diễn ra khi có ánh
sáng với sự tham gia của diệp lục .
- GV: Năng lượng ánh sáng mặt trời được
diệp lục hấp thụ để tổng hợp nên sản phẩm
nào? Từ những nguyên liệu nào?
- HV nghiên cứu SGK; thảo luận và trả lời:
Năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục
hấp thụ để tạo ra cacbohidrat và khí Ôxi (O2)
từ khí cacbonic (CO2) và nước ( H2O)
- GV: Quá trình này gọi là quá trình quang I. Khái niệm quang hợp ở thực vật
hợp. Quang hợp là gì?

1. Quang hợp là gì?

- HV trả lời: Quang hợp là quá trình sử dụng
năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp
lục hấp thụ để tổng hợp cacbohid rat và giải
phóng Ôxi từ khí cacbonic và nước .
- HV khác nhận xét .

15



- GV tổng kết và cho HV ghi bài

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng
lượng ánh sáng mặt trời đã đư ợc diệp lục

- HV ghi bài

hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat
phóng Ôxi từ khí cacbonic và nước
- GV khái quát lại một số vấn đề HV đã xác
định được:
+ Quang hợp sử dụng năng lượng ánh
sáng mặt trời, có sự tham gia của diệp lục.
+ Nguyên liệu của quá trình quang hợp
là CO2 và H2O.
+ Sản phẩm của quá trình quang hợp là
cacbohidrat (có nhiều loại cacbohidrat:
đường glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột,…) và
O2 .
- GV: Dựa vào những thông tin trên (nguyên
liệu, sản phẩm và điều kiện diễn ra của
quang hợp) hãy thảo luận và viết phương
trình tổng quát của quá trình quang hợp .
- HV thảo luận và viết phương trình tổng
quát của quá trình quang hợp:

- Phương trình tổng quát:


- HV khác nhận xét.
- GV hoàn thiện và cho HV ghi bài .
- HV ghi bài.
- GV yêu cầu HV nghiên cứu mục I.2, thảo
luận: dựa vào các kiến thức đã được học, các
kiến thức tự học và kiến thức thực tế hãy
thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề: Nếu
cây xanh (bao gồm cây lương t hực, cây công

16

và giải


nghiệp, cây dược liệu, cây thân cỏ, cây bụi,
cây thân gỗ,…) trên trái đất bị tuyệt diệt thì
chuyện gì sẽ xảy ra đối với đời sống con
người và sinh giới?
- HV nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, liên
hệ với đời sống thực tiễn và trả lời:
+ Không có cây xanh đồng nghĩa với
việc không có quá trình quang hợp diễn ra
để tổng hợp các chất hữu cơ và tạo ra khí O2
từ nguyên liệu CO2 và H2O thì động vật và
con người sẽ không có thức ăn, không có
nguyên liệu phục vụ cho các ngành công
nghiệp, năng lượng từ MT sẽ không được
đưa vào dòng năng lượng trong sinh giới,…
+ O2 cạn kiệt dần trong khi khí CO 2 ngày
càng tích lũy làm cho động vật và người

không có khí O2 để hô hấp; hiện tượng hiệu
ứng nhà kính ngày càng gia tăng, các hệ quả
của hiệu ứng nhà kính sẽ ảnh hưởng ngày
càng mạnh mẽ đến đời sống của sinh vật,
đặc biệt là con người.
+ Các hậu quả về mặt xã hội phát sinh
như tệ nạn xã hội, chiến tranh diễn ra mạnh
mẽ hơn,…
Kết quả là các sinh vật không thể tồn tại,
không phát triển đư ợc và chết dần chết mòn
đi khiến cho trái đất trở thành hành tinh chết .
- GV tổng kết lại các ý kiến của HV; yêu cầu 2. Vai trò của quang hợp
HV sử dụng những thông tin vừa tổng kết để
thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Quang

17


hợp có vai trò như thế nào đối với sự sống
trên trái đất?
- HV dựa vào kết quả thảo luận của nhóm
mình và của nhóm khác để tiếp tục thảo luận
và tổng kết vai trò của quá trình quang hợp:
+ Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật,
nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho
y học.
+ Cung cấp năng lượng duy trì mọi hoạt
động sống của sinh giới .
+ Điều hòa không khí.
Toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta



- GV tổng kết lại và cho HV ghi bài.

phụ thuộc vào quang hợp vì quang hợp :
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật,

- HV ghi bài.

nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho
y học.
- Cung cấp năng lượng duy trì mọi hoạt
động sống của sinh giới.
- Điều hòa không khí .

- GV chia HV thành 2 nhóm để tranh luận
nội dung: Nên khai thác hết nguồn tài
nguyên rừng để phục vụ nhu cầu của con
người trước rồi trồng lại sau không?
1 nhóm sẽ đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan
điểm “Có”
1 nhóm sẽ đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan
điểm “Không”
- HV của mỗi nhóm đưa ra từng lí lẽ để
tranh luận nhằm bảo vệ ý kiến của nhóm

18


mình từ đó thấy được việc khai thác rừng

mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng
nếu chúng ta không biết trận trọng, bảo vệ
và phát triển rừng thì sẽ không đảm bảo sự
phát triển bền vững.
- GV cho HV quan sát các hình ảnh về hậu
quả của suy thoái tài nguyên rừng kết hợp
giảng giải thêm về ảnh hưởng nhiều mặt của
suy thoái tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng
suy thoái làm mất nơi ở, mất nguồn thức ăn
của các động vật hoang dã, mất đi nhiều
nguồn gen quí, mất cân bằng sinh thái, gây
gia tăng hiệu ứng nhà kính,…
Khi hiện tượng hiệu ứng nhà k ính gia tăng
sẽ gây ra nhiều hậu quả (trái đất nóng lên,
băng tan, gia tăng mực nước biển, biến đổi
khí hậu toàn cầu,…)
- GV yêu cầu HV thảo luận và nhận xét tình
hình khai thác tài nguyên rừng ở địa phương
- HV thảo luận trả lời
- GV cho HV quan sát hình thực trạng khai
thác tài nguyên rừng; hình hạn hán, lũ lụt ở
Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng
- GV: Quang hợp chủ yếu diễn ra ở cơ quan
nào của cây? Tại sao?
- HV thảo luận và vận dụng những kiến thức
đã học ở lớp 10 để trả lời: Quan g hợp chủ
yếu diễn ra ở lá cây vì lá chứa rất nhiều diệp
lục. Vì vậy lá cây được gọi là cơ quan quang

II. Lá là cơ quan quang hợp


hợp của cây.

19


Quang hợp không chỉ xảy ra ở lá cây mà
còn xảy ra ở các phần có mà u xanh khác của
cây như vỏ thân, đài hoa, quả xanh ,…
- GV hình thái và giải phẫu của lá mang
nhiều đặc điểm thích nghi với chức năng 1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi
với chức năng quang hợp

quang hợp.
- GV cho HV quan sát hình 8.2 và yêu cầu
HV thảo luận nhóm, nghiên cứu mục II.1
SGK để trả lời: Hình thái của lá thích nghi
với chức năng quang hợp như thế nào?

a. Hình thái

- HV quan sát hình 8.2, nghiên cứu mục II.1
SGK, thảo luận nhóm và trả lời: Diện tích bề
mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng
mặt trời; Phiến lá mỏng tạo điều kiện thuận
lợi cho không khí khuếch tán vào và ra được
dễ dàng; Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí
khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên
trong lá đến lục lạp.
- GV giảng giải cho HV hiểu rõ hơn .

- HV ghi bài.

- Diện tích bề mặt lớn: hấp thụ được nhiều
ánh sáng mặt trời.
- Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khí khuếch
tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí
khổng giúp cho khí CO 2 khuếch tán vào bên

- GV: Bên trong lá có mô giậu, mô xốp, gân trong lá đến lục lạp.
lá. Bên trong TB mô giậu và mô xốp có b. Giải phẫu (không dạy)
nhiều hạt màu lục có thể dễ dàng thấy được
dưới kính hiển vi quang học. Các hạt màu
lục này được gọi là lục lạp. Lục lạp là bào

20


quan quang hợp.
- GV cho HV quan sát hình 8.3 ; yêu cầu H V 2. Lục lạp là bào quan quang hợp
quan sát hình, thảo luận nhóm, liên hệ kiến
thức lớp 10 để trả lời câu hỏi: N êu những
đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với
chức nă ng quang hợp?
- HV quan sát hình, nghiên cứu SGK, liên hệ
kiến thức lớp 10 và thảo luận nhóm để trả lời
câu hỏi:
+ Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố
quang hợp (diệp lục, carôtenôit), nơi xảy ra
các phản ứng sáng


- Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố

+ Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
ứng quang phân li nước và quá tr ình tổng
hợp ATP trong quang hợp

- Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng

+ Chất nền lục lạp là nơi xảy ra các phản quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ứng tối

ATP trong quang hợp.

- GV tổng kết và giảng giải

- Chất nền lục lạp là nơi xảy ra các phản
ứng tối

- GV: Thành phần nào trong lục lạp đóng vai
trò hấp thụ năng lượng ánh sáng?
- HV trả lời: Là hệ sắc tố quang hợp gồm 3. Hệ sắc tố quang hợp
diệp lục và sắc tố carôtenôit

a. Hệ sắc tố quang hợp

- GV yêu cầu HV nghiên cứu SGK, thảo
luận nhóm để trả lời: Kể tên những thành
phần của hệ sắc tố quang hợp và vai trò của
mỗi thành phần?

- HV nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả
lời :
+ Diệp lục (sắc tố xanh)

21


Diệp lục a: hấp thụ năng lượng ánh
sáng chuyển thành năng lượng hoá học trong

- Diệp lục (sắc tố xanh)
+ Diệp lục a: hấp th ụ năng lượng ánh

ATP và NADPH

Diệp lục b: hấp thụ và truyền năng sáng chuyển thành năng lượng hoá học trong
lượng ánh sáng cho diệp lục a

ATP và NADPH
+ Diệp lục b: hấp thu và truyền năng

+ Các sắc tố phụ (Carôtenôit): gồm

carôten và xantôphyl; hấp thụ và truyền lượng ánh sang cho diệp lục a
năng lượng cho các phân tử diệp lục

- Các sắc tố phụ (Carôtenôit): gồm carôten

- HV nhóm khác bổ sung


và xantôphyl; hấp thụ và truyền năng lượn g

- GV bổ sung hoàn thiện

cho các phân tử diệp lục

- HV ghi bài
- GV yêu cầu HV trình bày quá trình hấp thụ b. Sơ đồ quá trình hấp th ụ và truyền năng
và truyền năng lượng ánh sáng mặt trời lượng ánh sáng mặt trời trong hệ sắc tố
trong hệ sắc tố quang hợp đến diệp lục a quang hợp
trung tâm
- HV nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời
- HV khác bổ sung
- GV bổ sung hoàn thiện
- HV ghi bài

d. Củng cố
- GV yêu cầu HV điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“Rừng được xem là ______________ của trái đất”
Đáp án: lá phổi xanh
- GV Yêu cầu HV trả lời các câu hỏi cuối bài sau: câu 2, câu 5 và câu 6
Gợi ý trả lời:
Câu 2: Dựa vào phần vai trò của quang hợp để trả lời
Câu 5: Phương án A
Câu 6: Phương án B
e. Giao bài về nhà

22



- Đọc phần tóm tắt cuối bài và phần “Em có biết?”
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài 9. “Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM”
+ Đọc trước bài 9 . “Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM”
+ Trả lời câu hỏi: Nêu điểm khác nhau về quang hợp ở thực vật C3, C4 và
CAM về các chỉ tiêu: Điều kiện sống, có TB bao bó mạch hay không, hiệu suất
quang hợp cao hay thấp.
4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
HV có sự quan tâm tích cực đến vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng , có hứng thú học,
tham gia học tập thoải mái hơn, thực tế hơn. Đặc biệt là khả năng liên hệ thực tế với các vấn
đề liên quan đến tài nguyê n rừng trên thế giới, ở trong nước, tại địa phương. Khả năng tư
duy giải quyết các tình huống có vấn đề mà GV đặt ra được phát huy qua hoạt động nhóm.
Đồng thời, việc vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học vào việc giải quyết các vấn đề MT khác
diễn ra nhanh và chính xác, khoa học hơn.
Mặt khác, qua trò chuyện, thảo luận với HV cho thấy các em rất thích thú, quan tâm
nhiều đến vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng, BVMT nói chung. HV đã trình bày
những quan điểm, biện pháp để BVMT của mình, đồng thời biến suy nghĩ đó thành hiện
thực qua những việc nhỏ: Thu gom giấy vụn, quyên góp sách giáo khoa cũ (để cho các khóa
sau mượn), trồng cây xanh trong khuôn viên trường, chăm sóc các cây xanh trong và ngoài
nhà trường, thu lượm rác thải,.... Tham gia vào CLB hoạt động vì môi trường của Đoàn
trường.
Như vậy, qua việc xử lí định tính các kết quả thu được trong thực nghiệm, chúng ta
có thể khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài.

23


Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài , qua quá trình nghiên cứu tôi thu được

một số kết quả sau
1.1. Tìm hiểu được đ ặc điểm học tập của HV trong các cơ sở GDTX.
1.2. Phân tích được mục tiêu của bài 8. “Quang hợp ở thực vật ” - Sinh học 11 – THPT
về kiến thức ở các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng ; mục tiêu kĩ năng; mục tiêu
thái độ làm cơ sở để xây dựng giáo án.
1.3. Xây dựng được sơ đồ chung về c ác bước xây dựng mẫu giáo án tích hợp
GDBVMT trong dạy học.
1.4. Soạn thảo được 01 giáo án mẫu bài 8. “Quang hợp ở thực vật ” có nội dung tích
hợp GDBVMT dành cho HV trung tâm GDTX.
1.5. Củng cố và góp phần nâng cao ý thức của HV trong việc BVMT .
1.6. Giúp HV chủ động hơn trong việc khai thác kiến thức từ các nguồn tài nguyên
thông tin.
1.7. Củng cố sự hợp tác của HV với bạn học và nâng cao tinh thần đồng đội của HV để
giải quyết các vấn đề chung một cách tích cực hơn .
1.8. Sưu tầm và phân loại các hình ảnh hỗ trợ việc tích hợp GDBVMT .
1.9. Thực nghiệm sư phạm, kiểm tra tính phù hợp và hiệu quả của đề tài.
2. Kiến nghị
2.1. Cầ n tiếp tục nghiên cứu , sưu tầm và soạn thảo giáo án có tích hợp GDBVMT cho
HV trung tâm GDTX trong môn Sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung .
2.2. Sử dụng nhiều phương pháp tích hợp GDBVMT mới , phù hợp nhằm thu hút sự
học tập của HV trung tâm GDTX.
2.3. Tiếp tục sưu tập hình ảnh, các đoạn phim vừa mang nội dung dạy học vừa mang
nội dung GDBVMT.
2.4. Không ngừng khai thác thông tin về MT và GDBVMT tại các nguồn tài nguyên
thông tin để kịp thời phục vụ cho việc sử dụng chúng vào tích hợp GDBVMT .
2.5. Soạn thảo giáo án bằng công nghệ thông tin, bằng chương trình soạn thảo giáo án
điện tử (elearning, movie maker, open office,…) để dễ dàng sử dụng và chia sẻ thông tin.

24



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Hồng (2001), Giáo dục môi trường , NXB Giáo dục, Hồ Chí Minh.
2. Vũ Văn Vụ (2008), Tư liệu sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Ngô Văn Hưng (2007), Giới thiệu giáo án Sinh học 11 , NXB Hà Nội , Hà Nội.
4. Trịnh Nguyên Giao (2009), Dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông , NXB
Giáo dục Việt Nam , Hà Nội.
5. Hoàng Minh Tấn (2004), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Vũ Văn Vụ (2005), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Lê Văn Khoa (2003), Khoa học môi trường , NXB Giáo dục, Hà Nội .
Các tài liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo
- Sách giáo khoa Sinh học cơ bản 11 (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Sách giáo khoa Sinh học nâng cao 11 (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Sách giáo viên Sinh học 11 (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Chương trình giáo dục phổ thông (2006), NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn
Sinh học (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường trong các trung tâ m giáo dục thường
xuyên (2009)
Hình ảnh sưu tập được khai thác từ nhiều nguồn trên kênh thông tin điện tử
-

/>
-

/>
-

/>
-


/>
-

/>
-

/>25


×