Bài tập môn học: Dư luận xã hội
Hãy giải thích luận điểm xã hội: “Dư luận xã hội là luật không thành
văn”
Trả lời
1. Định nghĩa về dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại, khái niệm về dư luận xã hội vẫn
đang trong quá trình hoàn thiện, và nhìn chung, hiện nay các nhà khoa học vẫn
chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về dư luận xã hội.
Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô (cũ) định nghĩa
dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng
xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ, theo B.K.Paderin: “Dư luận
xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán
xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa
của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã
hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ
đối với các vấn đề của xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”.
2 - Vai trò và chức năng của công tác dư luận xã hội
2.1 Vai trò công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội
1
2.1.1 Tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn
thảo, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền
định hướng dư luận xã hội:
- Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác
tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội
trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan
đến sự lãnh đạo, quản lý đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình
dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban
hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản
lý đất nước. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành được
các chủ trương, quyết sách sát thực, có sức sống, có tính khả thi nếu không
nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ
trương, quyết sách đó. Công tác nghiên cứu dư luận xã hội giúp các cơ quan
lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi
- Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin
cụ thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận
xã hội có khả năng đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng
dư luận xã hội có hiệu quả.
2.1.2 Góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong
xã hội.
- Tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham
gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước: việc tiếp xúc của các cộng tác viên
nghiên cứu dư luận xã hội với người dân để nắm bắt ý kiến của họ, nhất là các
cuộc điều tra, thăm dò dư luận xã hội là cơ hội để người dân bày tỏ chính kiến,
2
tham gia ý kiến đối với các công việc điều hành, quản lý đất nước của các cấp
ủy đảng và chính quyền, nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của
họ.
- Phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ,
đảng viên và nhân dân: khi người dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng
nghe, được coi trọng thì trách nhiệm phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của
họ cũng được nâng cao. Nhân dân có “trăm tai, nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ
mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ. Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội
của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những sơ
hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, trên cơ sở đó,
kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục.
2.1.3 Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt tâm
trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân của các cấp ủy đảng
- Cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân mang
tính truyền thống lâu nay của các cấp ủy đảng thường là: tổng hợp phản ánh
của cấp dưới, các tổ chức chính trị - xã hội; trao đổi, tọa đàm, đối thoại trực
tiếp với các đối tượng; hội thảo...). Cách thức này có ưu điểm là dễ làm, ít tốn
kém về thời gian, nhân lực và tài chính, nhưng cũng có những hạn chế như:
các thông tin thu được thường không rõ về mặt định lượng, dễ mang tính chủ
quan, nhất là trong bối cảnh bệnh thành tích phát triển như hiện nay (các báo
cáo dễ bị “vo tròn”, biểu hiện tâm trạng, tư tưởng tích cực dễ bị “thổi phồng”,
những vấn đề gai góc, phức tạp trong tâm trạng, tư tưởng xã hội dễ bị bỏ qua).
- Điều tra xã hội học về dư luận xã hội giúp khắc phục những hạn chế nêu
trên của việc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng theo các phương pháp truyền thống.
3
2.2 Chức năng của dư luận xã hội
2.2.1 Chức năng đánh giá
Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét, đánh giá của công chúng đối với
các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. Dư luận xã hội có vai trò
quyết định trong việc hình thành thang bậc giá trị xã hội.
2.2.2 Chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Dư luận xã hội chính là "luật bất thành văn", thực hiện chức năng điều
chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc tác động đến hành vi và các mối quan
hệ giữa các cá nhân với nhau; của cá nhân với nhóm xã hội; trong tập thể, hay
giữa các nhóm, các tập thể với nhau.
2.2.3 Chức năng giáo dục của dư luận xã hội
Dư luận xã hội góp phần chuyển giao các giá trị tinh thần, nhất là các giá
trị đạo đức, luân lý từ thế hệ này sang thế hệ khác, như ý thức về "phải- trái",
"đúng- sai", "thiện- ác", "đẹp- xấu". Dư luận xã hội có tác dụng giáo dục và
răn đe với mỗi cá nhân, góp phần vào việc giáo dục ý thức trách nhiệm của cá
nhân đối với nhiệm vụ chung. Dư luận xã hội giáo dục luân thường, đạo lý
trong xã hội thông qua việc đồng tình hay lên án một hành vi nào đó.
Tuy nhiên, cũng có nơi, có lúc dư luận xã hội có tác động tiêu cực, bảo
thủ, kìm hãm hành vi tích cực và sự sáng tạo. Thông thường con người rất
sợ những dư luận nói chung, nhất là dư luận tiêu cực, giống như câu tục
ngữ: "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ".
2.2.4- Chức năng giám sát
4
Thông qua sự phát xét, đánh giá, dư luận xã hội giám sát các hoạt động
của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước đòi hỏi các cơ quan này phải
làm việc phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Dư luận xã hội về tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí hiện nay có tác dụng giám sát và gây sức ép nên hoạt
động của nhà nước và các tổ chức xã hội.
2.2.5- Chức năng tư vấn, phản biện
Trước những vấn đề nan giải trong xã hội, dư luận xã hội có thể đưa ra
những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có
thể chưa nghĩ ra được. Dư luận xã hội cũng là người phản biện có uy tín đối
với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị- xã
hội.
2.2.6 Chức năng giải toả tâm lý- xã hội
Sự giãi bày, bày tỏ thành lời với cơ quan trách nhiệm, cơ quan thông tin
hay trong sinh hoạt ở địa phương có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con
người, nhóm xã hội, làm cho tâm lý của con người, nhóm xã hội trở lại vị trí
thăng bằng. Bị oan ức mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.
3. Dư luận xã hội là luật không thành văn
Dư luận xã hội là luật không thành văn bởi vì nó không được nghi trong
bất cứ văn bản nào của Đảng và của Nhà nước như : Nghị quyết, chỉ thị,
Hiến pháp, pháp luật....nhưng dư luận xã hội lại có một sức mạnh vô hình,
thậm chí trong nhiều hoàn cảnh, trong nhiều điều kiện cụ thể Dư luận xã hội
còn tác động, ảnh hưởng và có sức mạnh lớn hơn cả luật pháp. « trăm năm
5
bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn chơ chơ ». Đây chỉ là câu
ngạn ngữ nhưng nó thể hiện văn hóa sống, văn hóa ứng xử trong xã hội Việt
Nam và khẳng định sức mạng của dự luận trong xã hội tham gia vào điều
chỉnh hành vi con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội; điều chỉnh sự
lãnh đạo, chỉ đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước đối với các vấn đề xã
hội...
Mặt khác dư luận xã hội tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người,
được xem là có trước cả luật pháp, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định
hướng và điều chỉnh hành vi. Khi người ta nói đến dư luận xã hội, thường là
người ta nghĩ đến những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội
nhất định. Những đánh giá này dù có chủ định hay không chủ định nhắm tới
một ai, song ai cũng xem đó là một đánh giá mà mình cần phải xem xét đến
mỗi khi hành động. Vì vậy mà dư luận xã hội sẽ góp phần quan trọng và việc
tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của người dân.Thông qua dư luận
xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề
kinh tế, chính trị, đạo đức...Việc hiểu được vai trò của dư luận xã hội sẽ giúp
những người làm công tác lãnh đạo và quản lý có được cái nhìn đa chiều.
Lắng nghe dư luận cũng có nghĩa là lắng nghe lòng dân để từ đó có những
biện pháp xây dựng pháp luật phù hợp xác đáng với mọi công dân đồng thời
cũng có những chính sách khắc phục những quyết định, những ý chí biểu hiệu
quan liêu, xa rời quần chúng.Ở nước ta hiện nay pháp luật có ý nghĩa hết sức
to lớn đó là công cụ quản lý xã hội, mang lại những thành quả vô cùng to lớn
trên con đường hiện đại hóa đất nước. Dư luận cũng góp phần rất tích cực
nhằm hoàn thiện, thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay bởi “pháp luật
không phải là công cụ quản lý vạn năng” do vậy trong pháp luật sẽ có những
lỗ hổng thiếu sót nhất định, dư luận sẽ nêu ra biện pháp khắc phục mà pháp
6
luật mắc phải. Dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc điều chỉnh
hành vi của con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi
cộng đồng. Mặc dù là công cụ pháp luật nhưng dư luận tồn tại dưới dạng các
quan điểm, nhận xét nhiều hơn, do vậy dư luận ít nhiều mang tính chất nhất
thời, không bền vững. Thông thường dư luận nổi lên rồi “lắng xuống” vào một
thời gian nhất định.Trong xã hội dư luận tác động mạnh mẽ tới ý thức, tư
tưởng, riêng đối với pháp luật nó góp phần giáo dục nhận thức đúng đắn về
điều tốt xấu, điều nào đúng pháp luật, điều nào trái pháp luật... Ngoài ra dư
luận còn có tác dụng hình thành nhân cách con người.Dư luận xã hội có thể
chào đón, ủng hộ một văn bản pháp luật nào đó, ngược lại cũng có thể phản
đối việc ban hành một quy định pháp luật nào đó. Vì vậy các cơ quan nhà
nước khi ban hành bất kỳ một quy định pháp luật nào đó mang tính nhạy cảm
thì nên thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đó nắm bắt được phản ứng xã hội
ủng hộ hay phản đối hoặc cũng có thể nghe những ý kiến đóng góp của dư
luận xã hội về văn bản pháp luật đang có ý định ban hành. Từ đó cho thấy các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành cũng như khi bãi bỏ các vấn đề
xã hội nhạy cảm thì không thể không quan tâm đến dư luận xã hội. Đối với
việc thực hiên pháp luật thì dư luận xã hội có tác dụng như là cố vấn về mặt
tinh thần. Việc thực hiện pháp luật đương nhiên phải dựa trên cơ sở pháp luật,
nhưng nếu nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận thì hiệu quả sẽ rất cao.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng pháp luật không phải khi nào cũng lường
trước được mọi tình huống hay hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế, do vậy
khi tổ chức thực hiện pháp luật các cơ quan nhà nước có chức trách thẩm
quyền cần chú ý đến dư luận xã hội xem xã hội đồng tình hay phản đối hoạt
động đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. . Dư luận xã hội cũng có thể
tác động đòi hỏi các cơ quan tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật phải cân
nhắc, xem xét lại hành vi, quyết định áp dụng pháp luật hoặc có thể phải tạm
7
dừng các hoạt động đó.Tuỳ theo vấn đề quan trọng hay không, tuỳ theo phản
ứng của dư luận và kết quả nó mang lại hay hậu quả mà nó có thể gây ra, sẽ
làm thay đổi cách ứng xử trong việc thực hiện pháp luật khác nhau. Nếu dư
luận đi sai vấn đề, truyền bá tư tưởng, hoạt động sai trái thì việc thực hiện
pháp luật cũng không còn nữa. Thay vào đó là những vi phạm pháp luật, và
ngược lại. Chính lẽ đó mà việc thấy được, hiểu được dư luận trong tư tưởng
của mỗi người luôn phải được chú trọng, quan tâm một cách đầy đủ về cả
thông tin lẫn sự hiểu biết.Việc thực hiện pháp luật một cách công khai sẽ làm
cho nhân dân có niềm tin vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Dư luận xã
hội có vai trò như là một trong những công cụ thẩm định bản thân nội dung và
việc thực hiện pháp luật. Trong những trường hợp nhất định các cơ quan
thông tin tuyên truyền phải định hướng cho dư luận xã hội đối với việc thực
hiện pháp luậtphân tích một cách khách quan chính xác vấn đề, sự kiện để
tranh thủ như sự đồng tình của dư luận xã hội đối với các công việc hệ trọng
của pháp luật. Nhờ dư luận mà việc hiểu biết, về pháp luật ngày càng rõ nét
hơn, tăng thêm vai trò của pháp luật cũng góp phần làm suy giảm những vi
phạm không đáng có.Đối với đại đa số nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn
có tầm quan trọng hàng đầu. Mỗi khi quyền lợi về pháp luật hay giá trị pháp
luật bị xâm hại có thể do một tổ chức trong nước hay ngoài nước thì ngay lập
dư luận xuất hiện lên án, phản đối gay gắt những hành vi xâm phạm tới lợi ích
của quốc gia của dân tộc. Do vậy dư luận còn có chức năng tham gia bảo vệ
pháp luật, tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa dư luận và pháp luật trong tiến
trình phát triển đất nước. Qua dư luận xã hội các cơ quan thẩm quyền sẽ đánh
giá được mức độ hiểu biết, khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và
phản ứng của nhân dân đối với các vấn đề pháp luật đề từ đó tiến hành các
hoạt động thực hiện pháp luật như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận
thức và thực hiện pháp luật ở đại số quần chúng nhân dân. Qua các ý kiến trên
8
ta có thể thấy vai trò hết sức to lớn của dư luận xã hội đối với việc thực hiện
pháp luật từ đó Nhà nước cần có cái nhìn nghiêm túc bởi dư luận là phương
tiện quan trọng và mạnh mẽ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và phát huy
tính tích cực của công dân đối với đất nước. “Lấy dân làm gốc” lấy dư luận
làm công cụ để điều chỉnh pháp luật.Biết được tầm quan trọng của dư luận xã
hội Nhà nước cần tổ chức ra các viện nghiên cứu, các cơ quan đánh giá dư
luận, trên nghĩa tích cực từ trung ương tới địa phương nhằm đảm bảo việc
thực hiện pháp luật tốt hơn. Nhà nước cũng cần đưa ra những hoạch định
chính sách thực tiễn xây dựng thực hiện và áp dụng pháp luật đều đạt kết quả
cao, đáp ứng nhu cầu, mong muốn nguyện vọng của nhân dân.
Dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ,
gắn bó
với nhau, bổ sung cho nhau vì vậy cần có cái nhìn sắc nét về dư luận xã hội.
Cần phát huy vai trò tích cực của dư luận cũng như khắc phục những hạn chế
mà dư luận còn mắc phải. Nhằm tạo nên một nhà nước mà pháp luật là công
cụ hoàn chỉnh trong việc điều hành xã hội
4. Ví dụ các ý kiến dư luận tham gia vào quản lý các vấn đề xã hội
* Ví dụ vụ việc ở lĩnh vực Quản lý thị trường:
Dư luận đảng viên và nhân dân cho rằng cây xăng 36 thuộc phường An
Phú Đông có biểu hiện đong xăng thiếu, đề nghị các cơ quan chức năng kiểm
tra tránh thiệt hại cho người dân (phường An Phú Đông).
Trả lời
9
Trạm xăng dầu 36 thuộc phường An Phú Đông, quận 12 nằm trong diện
buộc ngưng kinh doanh theo Quyết định số 39 của Ủy ban nhân dân Thành
phố từ năm 2007. Sau thời gian ngưng kinh doanh Đội Quản lý thị trường 12B
có kiểm tra xử lý trạm xăng do tiếp tục kinh doanh khi không có giấy chứng
nhận đủ điều kiện vào năm 2008. Trong đợt xăng dầu đột biến vừa qua, trạm
xăng 36 không có kinh doanh xăng dầu, trạm xăng đang làm thủ tục xin tồn
tại, nếu phát hiện trạm xăng kinh doanh, nhân dân có thể liên hệ phòng Kinh
tế quận 12, Đội Quản lý thị trường 12B (ĐT: 08.38917621).
Riêng về lĩnh vực đo lường chất lượng Đội Quản lý thị trường 12B không
có dụng cụ, cũng như không có chức năng kiểm tra, Đội sẽ báo cáo lên cấp
trên để hướng xử lý, trách nhiệm xử lý về đo lường chất lượng thuộc Cục Đo
lường chất lượng Thành phố...
* Ví dụ về vụ việc ở Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng:
Đình Hanh Phú nằm trong dự án công trình thủy lợi bờ hữu sông Sài
Gòn đã được giải tỏa để thi công, nhưng hiện nay toàn bộ phần sân Đình
thường xuyên bị ngập nước do triều cường dâng cao. Trước đây Ban Quản lý
di tích thuộc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch thành phố khảo sát, trùng tu lại di
tích nhưng đến nay công trình chưa được triển khai thực hiện. Dư luận nhân
dân địa phương đề nghị sớm được trùng tu lại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng
của nhân dân đồng thời để bảo vệ di tích (phường An Phú Đông).
Trả lời
Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn trên
địa bàn phường An Phú Đông ảnh hưởng một phần đất và vật kiến trúc của
Đình Hanh Phú với diện tích 492,3m2.
10
Ngày 14/12/2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân nhân dân quận 12 nhằm đẩy
nhanh tiến độ di dời, trùng tu, tôn tạo di tích Đình Hanh Phú và đã thống nhất
các nội dung sau:
- Đề nghị Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử thành phố hoàn chỉnh thiết
kế và dự toán kinh phí di dời, tôn tạo, trùng tu được cấp thẩm quyền phê
duyệt.
- Về việc Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử thành phố cần tạm ứng kinh
phí thuê tư vấn thiết kế lập dự toán kinh phí di dời, Trung tâm cung cấp Hợp
đồng thuê đơn vị tư vấn thiết kế để Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng
quận 12 có cơ sở giải chi đợt 1 theo đúng quy định.
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử thành phố đang hoàn chỉnh
thiết kế di dời, tôn tạo, trùng tu Đình Hanh Phú để trình cấp thẩm quyền phê
duyệt.
Tóm lại, dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh
các hành vi giữa con người với nhau thông qua những thông tin của dư luận xã
hội được phản ánh trong chính đời sống sinh hoạt thực tiễn của người dân.
Chính vì vậy, mà dư luận xã hội được coi là “luật bất thành văn” trong cuộc
sống chúng ta.
11